Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, thì phương pháp dạy học đ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ÁP DỤNG PP DẠY HỌC THEO GÓC VÀO PHÂN MÔN ĐỊA LÝ TRONG DẠNG BÀI THÀNH PHỐ NHẰM PHÂN HÓA ĐỐI
TƯỢNG CHO HS LỚP 4”
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, thì phương pháp dạy học được xem như
là một cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tậpnhằm giúp HS chủ động trong học tập và đạt các mục tiêu dạy học ở tất cả các môn họcnói chung và phân môn địa lí trong chương trình lớp 4 nói riêng
Phân môn địa lí là một môn học mới trong chương trình tiểu học lớp 4, có phạm trùrộng lớn và có tính thực nghiệm Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật hiệntượng địa lí trên bề mặt Trái đất mà còn giải thích, phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tốđịa lý cũng như giúp HS thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau Đồng thời nó còngiáo dục các em việc phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiênnhiên, môi trường một cách hợp lí nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xãhội, quốc phòng an ninh của Tổ quốc
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, trong đó có phân môn địa lí.Tôi nhận thấy nhiều giáo viên và HS còn cho rằng phân môn địa lí là môn phụ , môn họcthuộc lòng, chỉ cần cho các em tìm hiểu kiến thức thông qua các câu hỏi trong SGK vàcho HS đọc nhiều lần để rút ra kết luận của bài học Với phương pháp dạy học như vậydẫn đến các em có thói quen ghi nhớ kiến thức máy móc.Chính vì thế việc ghi nhớ cáckiến thức của các em không lâu bền, các em dễ nhằm lẫn các kiến thức và quan trọng hơn
là không biết phát huy tính tích cực học tập của từng học sinh Giáo viên không phân hóađối tượng trong quá trình dạy học
Để giúp giáo viên khắc phục tình trạng này, và vận dụng những
phương pháp dạy học mới vào dạy học tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào phân môn địa lí trong dạng bài thành phố nhằm phân hóa đối tượng cho HS lớp 4” để rút ra những kinh nghiệm trong quá trình phân hóa đối
tượng cho HS, giúp HS tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong việc học phân mônđịa lí ở lớp 4
Trang 32 Ý nghĩa của giải pháp:
- Nghiên cứu lí luận để nhận thức đúng khái niệm áp dụng Phương pháp học tập
theo góc thông qua dạy phân môn Địa lý cho học sinh lớp 4 qua các bài như: thành phố
Đà Lạt, thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Huế,thành phố Đà Nẵng
- Để dạy học phù hợp với đặt trưng phân môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổimới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS Nhằmphân hóa đối tượng trong quá trình dạy học Việc dạy học phân hóa đối tượng trong phânmôn địa lí ở trường Tiểu học muốn đạt hiệu quả cao thì không chỉ đơn thuần là việc vậndụng những phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học mà đòi hỏi đội ngũ giáoviên phải biết sử dụng những phương pháp đó sao cho phù hợp với mọi đối tượng họcsinh là một yếu tố cần thiết, bắt buộc và có tác dụng phân hóa đối tượng, phát huy tínhtích cực chủ động của HS trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng: quan sát, nhậnxét, phân tích, giải thích, so sánh, đánh giá, tổng hợp
- Việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào phân môn địa lí trong dạng bàithành phố nhằm phân hóa đối tượng cho HS lớp 4 Qua đó các em sẽ thấy hứng thú vớicác môn học, đặc biệt là phân môn địa lí
3 Phạm vi nghiên cứu:
- Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ
gói gọn ở đối tượng HS lớp 4 trường Tiểu học Thị trấn
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4, GV dạy lớp 4 trường Tiểu học Thị trấn
- Lĩnh vực khoa học nghiên cứu: chuyên môn
- Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng Phương pháp học tập theo góc thông qua dạy
phân môn Địa lý nhằm phân hóa đối tượng cho học sinh lớp 4
Đề xuất giải pháp Áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào phân môn địa lítrong dạng bài thành phố nhằm phân hóa đối tượng cho HS lớp 4
II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Trang 4Với đặc trưng tâm sinh lý của học sinh Tiểu học và phong cách học tập khác nhaucủa các em kể trên, do đó trong quá trình dạy học phải phân hóa đối tượng trong học tậpcho phù hợp với sở thích và năng lực đa dạng để học sinh có thể tự tìm ra cách để thích
và thể hiện năng lực của mình Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn đề đa dạngtrong hoạt động học tập của học sinh theo các góc
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện cácnhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học
- Học sinh được lựa chọn hoạt động phù hợp với lực học của mình
- Các góc khác nhau - cơ hội khác nhau: khám phá; thực hành; hành động
+ HS được mở rộng, phát triển sáng tạo( thí nghiệm, bài viết mới )
+ Đọc hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn bằng văn bản của GV
+ Cá nhân áp dụng
+ Đáp ứng được nhiều phong cách học khác nhau,có nhiều khả năng lựa chọn hơn,nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn, tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng họctập, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.
* Qua nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, trong đó có môn địa lí Tôi nhậnthấy kĩ năng trong môn địa lí của các em còn hạn chế ( Các em phần lớn ghi nhớ máymóc nội dung SGK) Trong thực tiễn giảng dạy và học tập môn địa lí của GV và HStrường tiểu học, việc phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc sử dụng các
Trang 5phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả chưa cao Đặc biệt là việc phát huy, khai thácnhững năng lực sở trường, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Do đó việcphân hoá đối tượng học sinh trong quá trình dạy học của giáo viên còn hạn chế.
Khi phát phiếu điều tra HS khối 4 trường tiểu học với 2 lớp: 66 HS thì có 52 % số
HS không thể tự nhận xét, phân tích, tổng hợp kiến thức từ những nội dung, khai thácnhững kiến thức từ những hình ảnh trong SGK Chính vì vậy, tôi khẳng định rằng tronggiảng dạy phân môn địa lí việc rèn luyện cho HS khả năng tư duy lô- gic, tích tích cực,chủ động lĩnh hội kiến thức cho HS của GV hiện nay còn gặp khó khăn Một số em khótiếp thu, thậm chí không thể tương tác cùng các bạn trong nhóm để khai thác kiến thứcmới
Do đó, việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập môn địa lí tronggiai đoạn hiện nay không chỉ là mục đích, nhiệm vụ của GV mà còn là điều kiện cầnthiết để HS có thể phát huy năng lực sở trường, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọiđối tượng học sinh trong học tập Có như vậy mới phân hoá được mọi đối tượng học sinhtrong lớp
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều, song theo tôi là do một số nguyênnhân chủ yếu sau:
- Đối với người dạy :
Đa số GV điều tận tâm trong công tác giảng dạy, chăm lo đến việc học tập của HSnhưng vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Còn một bộ phận giáo viên còn coi nhẹ tầm quan trọng của phân môn Địa lý, vẫncòn coi phân môn này là môn phụ trong chương trình tiểu học Việc đầu tư nghiên cứuphương pháp dạy học cho phân môn này chưa được chú trọng
+ Một bộ phận giáo viên trong các trường chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạyhọc, còn sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với phân môn làm chomột số HS nhàm chán không tích cực trong giờ học
+ GV chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực vànhững kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học, chưa chú ý đến việc thể hiện
sự kết nối tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trò, chưa tạo điều kiện cho HS cóthể hợp tác học tập với nhau
Trang 6+ Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là các thiết bịdạy học hiện đại như: máy chiếu, video, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế; ảnhhưởng đến chất lượng tiếp thu bài của HS
- Đối với học sinh
+ Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều, một bộ phận không nhỏ HS chưa tự giáctrong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến chất lượng chưa cao
+ Một số HS lười học, chán học không tập trung trong giờ học Sự tương tác trong họctập giữa trò với thầy, giữa trò với trò còn yếu
+ Phần lớn HS là con em gia đình lao động nghèo Ngoài giờ học, các em phải phụgiúp gia đình làm việc nên ít có thời gian chuẩn bị bài ở nhà
+ Các em có thói quen quan sát kênh hình như là xem tranh thường thức mĩ thuật ,Chưa nhận rõ chức năng của kênh hình là nguồn tri thức được chú trọng hơn chức năngminh họa cho kênh chữ
3 Các biện pháp tiến hành:
Giúp GV và HS hiểu:
+ Học tập theo góc gì?
+ Ưu điểm của dạy học theo góc
+ Tiêu chí dạy học theo góc
+ Cơ hội của học sinh khi được học theo phương pháp này
+ Các bước( quy trình) dạy học theo góc
- Từ đó GV áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào phân môn địa lý trong dạy một số bài dạng bài Thành phố cho học sinh lớp 4.
4 Thời gian tạo ra giải pháp.
Từ năm học 2009-2010 tôi được đi tập huấn tại SGD Hưng Yên về một số phươngpháp, kỹ thuật tổ chức dạy và học tích cực; trong đó có phương pháp "Học theo góc" tôirất tâm đắc và từ năm đó đến nay tôi đã nghiên cứu, áp dụng và thử nghiệm tại trường
Trang 7Tiểu học Thị trấn năm học 2011-2012; 2012-2013 đạt kết quả cao, học sinh rất hứng thúhọc tập.
Trang 8B NỘI DUNG
I MỤC TIÊU.
Để giúp giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học mới vào dạy học cụ thể:
“ Áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào phân môn địa lí trong dạng bài thành phố nhằm phân hóa đối tượng cho HS lớp 4” để rút ra những kinh nghiệm trong quá
trình phân hóa đối tượng cho HS , giúp HS tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trongviệc học phân môn địa lí ở lớp 4
II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1 Mô tả giải pháp của đề tài.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đánh giá lứa tuổi HS trong nhà
trường như sau “ Lứa tuổi HS từ 7 đến 17 tuổi rất nhạy cảm , thông minh” Từ thực tế
giảng dạy , tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Áp dụng phương pháp dạy học theo góc vào phân môn địa lí trong dạng bài thành phố nhằm phân hóa đối tượng cho HS lớp 4” để
rút ra những kinh nghiệm trong quá trình phân hóa đối tượng cho HS , giúp HS tích cực, ,chủ động lĩnh hội kiến thức trong việc học phân môn địa lí ở lớp 4 (Đặc biệt ở dạng bài
địa lý : Thành phố )
Ngoài một số giải pháp đặc trưng của bộ môn địa lí: phương pháp quan sát, phươngpháp vấn đáp, thảo luận nhóm,phương pháp hình thành biểu tượng địa lí …GV cần chú ývận dụng tốt một số phương pháp dạy học mới như: phương pháp dạy học hợp tác,phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học vi mô Đặc biệt là phương phápdạy học theo góc Để áp dụng phương pháp dạy học theo góc thì trước hết GV cần phảihiểu rõ những vấn đề sau:
a Khái niệm dạy học theo góc.
Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một
số phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học khác Ưu điểm của học theo góc trong dạyhọc nói chung và phân môn Địa lý nói riêng là người dạy có thể giao nhiều nhiệm vụ vớicác mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập, mỗi cá nhân tự hoànthành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm Mỗi góc phải
Trang 9chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc cùnghướng tới mục tiêu bài học Dạy học theo góc có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học
và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học
Phương pháp dạy học theo góc là một trong nhiều nội dung về dạy & học tích cực trong
khuôn khổ của Dự án giáo dục Việt – Bỉ, đang triển khai có hiệu quả ở 14 tỉnh miền núiphía Bắc Việt Nam trong tất cả các môn học, nội dung của các phương pháp dạy học sẽtriển khai tiếp trên phạm vi toàn quốc tới các đối tượng dạy – học Bởi vậy, tiếp cận cácphương pháp dạy học này trong dạy học, sẽ khẳng định hơn vai trò và tầm quan trọngcủa đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng Vậy dạy học theo góc: Là một
hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhautại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau
+ Học theo góc là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể
+ Kích thích học sinh tích cực chủ động thông qua hoạt động
+ Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động
+ Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạtđộng
b Cơ hội của học sinh khi được học theo góc.
Học theo góc người học được lựa chọn hoạt động và phong cách học: Cơ hội
“Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu cácnhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trảinghiệm Do vậy, học theo góc kích thích người học
tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoảimái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và
trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi Ví dụ: Với dạng bài Thành phố có thể tổ
chức các góc: Đọc; quan sát tranh: Xem băng hình; Thảo luận về nội dung chủ đề.
Trang 10
PHONG CÁCH HỌC THEO GÓC
PHONG CÁCH DẠY THEO GÓC
Kích thích tính Kích thích
chủ động làm khả năng chủ quan sát
Kích thích năng Kích thích
lực áp dụng nhạy cảm
phân
tích và suy ngẫm
HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
Trải nghiệm Suy ngẫm
về
Các hoạt
động
Đã thực hiện
Trang 11c Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo góc
* Ưu điểm
- Kích thích HS tích cực học tập thông qua hoạt động
- Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở HS
- Giúp học sinh học sâu & hiệu quả bền vững ( Đặc biệt là những đối tượng học sinhkhá giỏi) Mọi đối tượng học sinh được tìm hiểu nội dung theo những cách khác nhau:Nghiên cứu lý thuyết, thí nghiệm, quan sátvà áp dụng do đó học sinh hiểu sâu , nhớ lâuhơn so với phương pháp thuyết trình
- Tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trò (Giúp GV quan tâm hơn đếnnhững đối tượng học sinh trung bình , yếu trong lớp) Cho phép điều chỉnh sao cho phùhợp với trình độ và nhịp độ học tập của HS (thuận lợi đối với HS)
- Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực Nhiềukhả năng lựa chọn hơn ( Với những đối tượng học sinh khá giỏi)
- Đối với GVcó nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân, hướng dẫn nhóm nhỏ hơn
- Tạo điều kiện cho HS có thể hợp tác học tập với nhau (Bổ sung kiến thức chonhau giữa các đối tượng học sinh trong lớp)
* Hạn chế.
- Nội dung lựa chọn là hữu hạn
- Phải có không gian và thiết bị dạy học phù hợp
- GV cần có trình độ sâu về chuyên môn và PPDH
- Thiết kế KHBH và điều khiển hoạt động có hiệu quả là rất khó khăn
Trang 12d Tiêu chí học theo góc.
- Học theo góc mang tính phù hợp:
+ Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt mụctiêu, tạo ra giá trị mới chứ không chỉ là hình thức
+ Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với HS
- Học theo góc mang tính tham gia:
+ Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao Họcsinh tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực
+ Biết áp dụng vào thực tế
- Học theo góc đảm bảo sự tương tác và sự đa dạng
+ Tương tác giữa GV và HS, HS với HS được thúc đẩy đúng mức
+ Tạo cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có
e Quy trình dạy học theo góc như sau :
Bước 1 : Lựa chọn nội dung, không gian lớp học.
Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp theo cácphong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau
- HS có thể học theo nhiều cách học khác nhau như : Hoạt động (trải nghiệm), quansát, phân tích, áp dụng
- HS có thể học nội dung trên theo thứ tự bất kỳ
Bước 2 : Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc
- Xác định số góc và tên góc phù hợp với nội dung hoặc phong cách học
- Thiết kế nhiệm vụ cụ thể cho mỗi góc:
+ Tên góc