Nên họ đã khai thác không hợp lý, làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kệt và suy giảm nghiêm trọng, các chính sách quản lý rừng chưa tốt nếu không nói đến sai lầm trong việc coi tài ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
LÊ TRỌNG TOÁN
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ CHIỀNG CỌ, THÀNH PHỐ SƠN LA,
TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI - NĂM 2014
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS.Nghiêm Thị Phương Tuyến
Phản biện 1: TS Võ Thanh Sơn
Phản biện 2: PGS.TS Lê Thu Hoa
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Phòng họp 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vào hồi: 9 giờ 30 ngày 01 tháng 02 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trung tâm NC TN&MT
- Thư viện Trung tâm Thông tin Thư viện, ĐHQGHN
Trang 31
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người trong việc duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ mà còn có các lợi ích trong việc duy trì
và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt
Thế những hệ sinh thái đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng, do ý thức của cộng đồng chưa được nâng cao, họ vẫn luôn coi tài sản rừng là nguồn thu nhập sinh sống của họ Họ coi rừng là của chung Nên họ đã khai thác không hợp lý, làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kệt và suy giảm nghiêm trọng, các chính sách quản lý rừng chưa tốt nếu không nói đến sai lầm trong việc coi tài nguyên rừng như những sản phẩm sinh lợi cho nền kinh tế, do vậy nhiều chương trình, chính sách ra đời nhằm cải thiện môi trường rừng như chương trình 661,327, giao đất giao rừng và nay là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) PFES là một trong những chính sách đáp ứng được cơ chế kinh tế nhằm bù đắp cho bên bảo
vệ và duy trì dịch vụ hệ sinh thái Từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý thức của người dân đã được nâng cao trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể về những tác động của chính sách mang
lại cho sinh kế của cộng đồng như thế nào? vì vậy, nghiên cứu “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La” sẽ được thực hiện tại tỉnh Sơn La nhằm mục đích tìm hiểu những
vấn đề sau:
2 Mục tiêu của nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện trạng thực hiện PFES và các tác động của PFES đến sinh kế cộng đồng
Mục tiêu cụ thể
1 Tìm hiểu hiện trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La;
2 Tìm hiểu tác động của PFES tới 5 nguồn lực sinh kế cộng đồng tại xã Chiềng Cọ thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La;
3 Trên cơ sở tìm hiểu tác động của chính sách PFES đến sinh kế của cộng đồng địa phương, đề xuất một số giải pháp cải thiện việc thực thi PFES hiệu quả hơn nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chính sách
Trang 42
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La được thực hiện như thế nào?
o PFES khác các chính sách quản lý rừng đã thực hiện ở Sơn La như thế nào?
o Hệ thống quản lý PFES có cơ cấu và chức năng như thế nào
Quỹ Bảo vệ rừng
Ban ban quản lý và bảo vệ rừng các cấp
o Phương thức thu và chi PFES tại Sơn La
- Việc chi trả dịch vụ môi trường đã tác động như thế nào đến 5 nguồn lực sinh kế cộng đồng xã Chiềng Cọ?
o PFES có tác động đến nguồn nhân lực không? thông qua các hoạt động nào?
o PFES có giúp các hộ nghèo trong cộng đồng cải thiện hoạt động kinh tế?
o PFES có giúp cộng đồng tăng thêm nguồn thu nhập không?
o PFES có hỗ trợ tăng cường hoạt động bảo vệ rừng trong cộng đồng?
o PFES có giúp cải thiện cơ sở vật chất của cộng đồng?
- Những tác động tới năm nguồn lực sinh kế có ý nghĩa đóng góp cho việc hoàn thiện chính sách PFES như thế nào?
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tới năm nguồn lực sinh kế cộng đồng
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này tìm hiểu những thay đổi do tác động của chính sách PFES đến năm nguồn lực tại địa phương trong khoảng thời gian từ 2008 (năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La) cho đến nay
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường và sinh kế cộng đồng
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp
Trang 53
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường hay dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và sức khỏe cho cộng động trên thế giới
Chi trả dịch vụ môi trường
Khái niệm đưa ra năm 2005: Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này
Ở Việt Nam chi trả dịch vụ môi trường (PES) được đưa ra trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy định chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt động trồng rừng Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường là quan hệ kinh
tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được quy định trong quyết định này
1.1.2 Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng
Trang 64
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3; khoản 2, Điều 4 - Nghị định số 99/2010/NĐ- CP thì dịch
vụ môi trường rừng (DVMTR) là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) “là một giao dịch tự nguyện đối với một loại dịch
vụ môi trường cụ thể giữa ít nhất một bên sử dụng dịch vụ môi trường và một bên cung ứng dịch vụ môi trường khi và chỉ khi bên cung ứng dịch vụ môi trường có khả năng cung cấp dịch vụ (trong những điều kiện cụ thể)
Theo nghị định 99/2010/NĐ-CP, PFES là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định
1.1.3 Cộng đồng và lâm nghiệp cộng đồng
Cộng đồng
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng
Ngoài ra cũng có một số tác giả khác có nêu ra một số định nghĩa ngoài đinh nghĩa trên nhưng trong nghiên cứu này tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tài nguyên rừng, các đối tượng tham gia cũng là các đối tượng có ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, do vậy tác giả sử dụng khái niệm “cộng đồng thôn” được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường rừng năm
2004 của Việt Nam
Lâm nghiệp cộng đồng
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) năm 1978 định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng là một phạm vi rộng các hoạt động gắn người dân địa phương với rừng, các sản phẩm và lợi ích từ rừng
Theo Arnold (1992), lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như quản lý bảo vệ các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên
Trong các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng đề cập ở trên khái niệm của FAO năm 2000 thường được sử dụng rộng rãi nhất Do vậy, nghiên cứu sẽ áp dụng khái niệm này trong phân tích đánh giá tích chất liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng
Trang 7Trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả sẽ vận dụng khái niệm sinh kế của DFID để phân tích những thay đổi các nguồn lực sinh kế dưới tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại cộng đồng xã Chiềng Cọ tỉnh Sơn La
Khung sinh kế bền vững
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990 Năm 1992 sinh kế bền vững được định nghĩa như: sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của
họ Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội Theo định nghĩa này, sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà sinh kế phụ thuộc vào, và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác Sinh kế bền vững
về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai
1.2 Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng
Nguyên tắc của chi trả dịch vụ môi trường là tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trường; chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật
Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp, chi trả trực tiếp là chi trả tận tay người cung cấp dịch vụ, chi trả gián tiếp là chi trả thông qua ủy thác trung gian
Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả, trước đây quan điểm người gây ô nhiễm phải trả nhưng theo quan điểm của chính sách chi trả dịch vụ môi trường thì người được hưởng lợi
sẽ phải trả tiền cho việc thụ hưởng lợi đó
Sự sẵn lòng chi trả là thước đo sự thỏa mãn nhưng lợi ích được hưởng Mức chi trả sẽ được xác định dựa trên cơ sở: Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng < Mức lợi ích nhà máy thuỷ điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng
Trang 86
1.3 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Các mô hình sử dụng PES trên thế giới, mô hình sử dụng PES vào bảo tồn đa dạng sinh học, hình thành thể chế và cơ chế cho việc hỗ trợ cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á, cơ chế để bảo vệ lưu vực của một số các khách sạn tham gia, các mô hình phát triển thị trường các bon
Các nghiên cứu trên thế giới về PES cũng đã bước đầu nghiên cứu những tác động về cơ chế để giảm nghèo, luôn mang lại kết quả về giảm nghèo của PES quyền sở hữu đất không đảm bảo, hoặc khoảng đất rừng của họ quá nhỏ, hoặc thiếu tiếp cận tín dụng để đầu tư vào các hoạt động như trồng rừng.v.v nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về tác động của PES đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng tại địa phương thực hiện dự án Các nghiên cứu về PES ở Việt Nam, như thực hiện Quyết định 380/TTg ngày 10/4/2008 về thí điểm thực hiện PFES tại hai tỉnh Sơn La và Lam Đồng,
Chương trình môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010
Các nghiên cứu đến PES tại Viện Nam nhằm tìm hiểu vai trò, tiến trình tác động của chính phủ và hành chính trong việc thiết kế và thực hiện chính sách PES, còn gặp khó khăn do sự chồng chéo về cơ cấu và chức năng
Trọng tâm của PFES không thể là các vấn đề “vì người nghèo”, vì điều này có thể hạn chế hiệu quả của chương trình PFES “trọng tâm hàng đầu” vẫn là vấn đề môi trường chứ không phải vấn đề đói nghèo, các khoản chi trả của PFES chưa thực sự giúp người nghèo để cải thiện sinh kế của người nghèo Nhà nước vẫn đóng vai trò điều tiết chủ yếu trong việc quản
lý và thực hiện PFES
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La đã có những hiệu quả đáng kể Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi trả các dịch vụ môi trường, mà PES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường và hiệu quả trong giảm bớt các gánh nặng xã hội Như tác động của chính sách lên môi trường, kinh tế, xã hội tại địa phương
Các nghiên cứu kể trên chỉ ra rằng tại Sơn La đã thực hiện chính sách PFES và đã thu được một số thành công nhất định Các nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định ban đầu về tác động tích cực và tiêu cực của chính sách PFES đến đời sống kinh tế, môi trường xã hội ở địa phương Nhưng chưa có nghiên cứu nào chi tiết hóa về sự tác động của chính sách PFES đến nguồn lực sinh kế cụ thể tại cộng đồng địa phương ở tỉnh Sơn La
Trang 97
Qua tổng quan cho thấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường nói chung và chi trả dịch vụ môi trường rừng Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào sự tham gia của chính sách vào công cuộc quản lý và phát triển rừng Các mô hình thực hiện liên quan đến PES hay PFES chỉ được nhắc đến một cách chung chung, tác động của chính sách PES và PFES lên sinh kế của cộng đồng chưa được tìm hiểu kỹ Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tác động của chính sách PES và PFES đến đời sống kinh tế, môi trường, xã hội, cụ thể là tác động của PES và PFES đến sinh kế của cộng đồng địa phương để từ đó rút ra được kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm giúp PES và PFES góp phần sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương
Trang 108
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Chiềng Cọ là xã vùng II của Thành phố Sơn La, có toạ độ địa lý: 21o19’30’’ vĩ độ Bắc
và 103o51’26’’kinh độ Đông Phía Bắc giáp xã Chiềng Đen; phía Ðông giáp phường Chiềng Cơi; phía Nam giáp Bản Lâm và Mường Chanh (huyện Mai Sơn) và phía Tây giáp Muôi Nọi (Thuận Châu); cách trung tâm Thành phố 10km về phía Tây Xã Chiềng Cọ gồm 8 bản: bản Hôm, bản Chiềng Yên, bản Dầu, bản Ngoại, bản Hùn, bản Muông, bản Ót Nọi và bản
Trang 11- Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 ước đạt 78,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,9 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006-2010) ước đạt 15,1%/năm (kế hoạch
đề ra là 14,7-15%); GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 12,69 triệu đồng/người/năm, tương đương, 66USD/người/năm, vượt kế hoạch đề ra (0,5-0,6 USD)
- Hiện trạng giao đất giao rừng
Công tác giao đất, giao rừng tại xã Chiềng Cọ cơ bản đã hoàn thành, được giao và khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng và hộ dân theo nghị định 02/CP và Nghị định 163/NĐ-CP năm
2001 và được rà soát lại vào năm 2008 do chi cục Kiểm Lâm thực hiện nhằm chuẩn bị cho thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ Môi trường rừng theo quyết định 380/QĐ-TTg của thủ tưởng chính phủ Kết quả giao đất giao rừng được chi cục kiểm lâm công bố vào năm 2008 là, toàn tỉnh đã giao được 262 hộ gia đình nhóm hộ, cồng đồng, tổ chức cho thuê rừng, với tổng số 2.351,2 ha trong đó diện tích có rừng là 1.241,7 ha và 1.109,5 ha đất không có rừng
2.1.3 Đặc điểm chung của bản Dầu và bản Ót Nọi
Bản Dầu và bản Ót Nọi là hai trong 8 bản của xã Chiềng Cọ Bản Dầu nằm cách trung tâm
xã khoảng 7 km và là nơi sinh sống của 87 hộ gia đình với 444 khẩu chiếm 8,7 %, (trung bình một gia đình có 6 khẩu) Bản Ót Nọi cách trung tâm xã 5 km có 110 hộ với 517 khẩu chiếm 11% dân số toàn xã Dân cư của bản Dầu 100% là người Thái, không có người thuộc dân tộc khác Trong khi đó bản Ót Nọi có 3 dân tộc Thái, Kinh, Mường cùng sinh sống Các
hộ gia đình tại cả hai bản đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp và khai thác sản phẩm rừng là chủ yếu Theo báo cáo thống kê xã Chiềng Cọ và phỏng vấn thực địa 2014, tỷ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tại bản Dầu là 97% tại bản Ót Nọi là 99% Chăn nuôi chủ
Trang 12Số hộ giàu ở bản Ót Nọi chiếm 26,24% trong khi đó ở bản Dầu chiếm 15,18%, số hộ khá,
hộ nghèo tương đối đồng đều
2.2 Thời gian nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích các môi quan hệ liên quan đến chính sách PFES
Trang 1311
Hình 2.3 Sơ đồ mỗi quan hệ liên quan đến chính sách PFES
Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích các tác động của chính sách chi trả dich vụ
môi trường rừng đến sinh kế cộng đồng
Hình 2.4 Khung sinh kế bề vững của DFID
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh
kế đó
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người
có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên (hình.2.4)
2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp hồi cứu các thông tin thứ cấp
Tác giả đã tham khảo các bài báo, báo cáo khoa học, các luận văn, luận án, chuyên đề trong
và ngoài nước liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm những thông