đề tài “ đánh giá hiệu quả của phương pháp nhĩ châm trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư. đề tài “ đánh giá hiệu quả của phương pháp nhĩ châm trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1Sơ lược lịch sử và dịch tể học: 3
1.2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 3
1.2.1 Y học hiện đại 3
1.2.2 Y học cổ truyền 4
1.3 Các thể lâm sàng và nguyên tắc điều trị 4
1.3.1.Y học hiện đại 4
1.3.2.Y học cổ truyền 5
2.5.3 Cơ chế tác dụng của pháp điều trị trong nghiên cứu: 9
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.3 Phương tiện nghiên cứu 13
2.3.1 Kim châm: 13
2.3.2 Máy điện châm Nhật 13
2.3.3 Thuốc Đông dược 13
2.4 Phương pháp tiến hành 13
2.4.1 Chọn mẫu 13
2.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán 14
2.5 Kỷ thuật tiến hành 14
2.5.1 Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có so sánh trước và sau can thiệp 14 2.5.2 Phát đồ điều trị trong nghiên cứu: 14
2.5.4 Kỷ thuật châm 15
2.6 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 16
2.6.1 Các chỉ số biến số cần theo dõi 16
2.6.2 Đánh giá hiệu quả giảm nhức đầu: 16
2.6.3 Đánh hiệu quả giấc ngủ 16
2.6.4 Đánh giá các triệu chứng cơ năng: 17
2.6.5 Tiêu chuẩn phân loại kết quả điều trị 17
2 6.6 So sánh kết quả điều trị bằng nhĩ châm với điện châm 17
Trang 22.7 Phương tiện nghiên cứu 18
2.7.1 Nhân lực 18
2.7.2 Địa điểm thực hiện Trung Tâm Châm Cứu bệnh viện Y học Cổ Truyền 18 2.7.3 Trang thiết bị : Khoa Dược cung cấp 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Sự phân bố theo độ tuổi 19
3.2 Sự phân bố theo giới 20
3.3 Sự phân bố theo nghề nghiệp 20
3.5 Sự phân bố theo vùng cư trú 21
3.6 Đánh giá mức độ giảm nhức đầu theo chỉ số Riche 22
3.7 Đánh giá thời gian ngủ 23
Bảng 7 Đánh giá thời gian ngủ 23
3.8 Đánh giá chất lượng giấc ngủ 24
3.9 Đánh giá tình trạng lo âu giảm trí nhớ: 25
3.8 Kết quả điều trị của 2 lô 26
3.9 Đánh giá những yếy tố thuận lợi có liên quan đến điều kiện xuất hiện bệnh 27
CHƯƠNG IV NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN 28
4.1 Về độ tuổi 28
4.2 Về giới 28
4.3 Về những yếu tố thuận lợi và yếu tố nghề nghiệp: 28
4.4 Về yếu tố nghề nghiệp 28
4.5 Về yếu tố địa lý 28
4.6 Nhận xét về mức độ giảm nhức đầu 29
4.7 Nhận xét về thời gian ngủ trong đêm 29
4.8 Nhận xét về độ nông sâu của giấc ngủ 29
4.9 Về tình trạng lo âu,giảm trí nhớ 29
4.10 Tỷ lệ đáp ứng điều trị của hai lô 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy nhược thần kinh theo Y Học cổ truyền còn gọi là bệnh tâm căn suynhược, là một trong những loại bệnh loạn thần kinh có đặc điểm cơ bản là sựphát sinh bệnh do căn nguyên tâm lý Bệnh được miêu tả trong phạm vi nhiềuchứng bệnh: kinh quí, chinh xung, kiện vong (quên), đầu thống ( nhức đầu),
di tinh, thất miên (mất ngủ) của y học cổ truyền Đây là tình trạng rối loạnchức năng của võ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra thái quá
và suy nhược, ảnh hưởng quá trình hồi phục và nghỉ ngơi của cơ thể Tuỳ theo
cơ địa và sinh hoạt của mỗi người, tâm căn suy nhược có thể biểu hiện bằngnhiều triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, dễ cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, mỏigáy, trí nhớ giảm, tinh thần không tập trung, đầu óc căng thẳng, hay hồi hộp
lo sợ, rối loạn tiêu hoá v.v Nếu kéo dài sẽ dẫn đến hư tổn cả khí lẫn huyết vàlàm giảm sức đề kháng của cơ thể, là nguồn gốc của nhiều chứng bệnhnghiêm trọng khác Về phía lâm sàng và xét ngiệm không thấy tổn thươngtổn thương thực thể nào
Chúng tôi nhận thấy : Trong thời đại ngày nay cuộc sống kinh tế xã hộibiến đổi một cách nhanh chóng, nhất là ở những thành phố đang phát triểncông nghiệp hoá; với nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp và gánh nặng sức épcủa công việc làm cho con người dễ bị những san chấn tinh thần dẫn đến suynhược thần kinh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ một số lượng lớn lao độngtrong xã hội Để khắc phục tình trạng trên các nhà khoa học trên thế giới đãnghiên cứu nhiều chế phẩm,nhiều Phương pháp điều trị hiện đại có tác dụngxoa dịu giấc ngủ, ức chế thần kinh có giá trị Bên cạnh đó, Y học cổ truyềnViệt Nam từ lâu đời cũng có rất nhiều phương pháp điều trị suy nhược thầnkinh(Tâm căn suy nhược) có hiệu quả như: dùng thuốc,điện châm,nhĩchâm vv
Trang 4Để gìn giữ và phát huy giá trị quý báu của di sản Y học cổ truyền
chúng tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp nhĩ châm
trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư tại bệnh viện y học
cổ truyền Tỉnh Thừa thiên Huế”với mục tiêu:
-So sánh kết quả điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng phương phápnhĩ châm và phương pháp điện châm
-Nhận xét những đặc điểm của bệnh nhân suy nhược thần kinh đến điềutrị tại bệnh viện YHCT tỉnh TT-Huế
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1Sơ lược lịch sử và dịch tể học:
Bệnh tâm căn suy nhược lần đầu tiên được nhà thần kinh học Hoa kỳGeorge Beard mô tả vào năm 1869 Beard coi tâm căn suy nhược là một bệnhriêng biệt.Theo ông nguyên nhân chính của bệnh là sự căng thẳng cảm xúckéo dài dẫn đến suy nhược hệ thần kinh Về sau nhiều tác giả mở rộng phạm
vi và gọi là suy nhược thần kinh Bệnh nầy thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi
20-45 Về tỷ lệ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ Lao động trí óc nhiều hơn lao độngchân tay Ở Việt Nam bệnh nầy chiếm tỷ lệ 3-4% dân số, còn ở các nước Tây
Âu chiếm 5-10% dân số
1.2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
1.2.1 Y học hiện đại
Bệnh liên quan đến những chấn thương tinh thần(stress) lâu ngày khiếncho quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh bị rối loạn (quá căngthẳng quá trình hưng phấn, quá căng thẳng quá trình ức chế và đảo ngược củaquá trình hưng phấn và ức chế) làm phát sinh một số triệu chứng thần kinh cơnăng mà về mặt lâm sàng và cận lâm sàng không có dấu chứng tổn thươngthực thể Về mặt cơ chế là khi đối mặt với những chấn thương tinh thần, cơthể phải có sự tổ chức lại môi trường bên trongthông qua hệ thống thần kinhthể dịch, thần kinh nội tiết mà chủ yếu liên quan đến chức năng hệ lưới- vỏnão, hệ lưới- tuyến yên- tuyến thượng thận Khi những xung động do sangchấn thần kinh kéo dài không sàng lọc qua hệ lưới thì quá trình sắp xếp lạicủa nội môi trường sẽ dồn các xung động đó lên vỏ não; vì thế vỏ não khôngchịu đựng nổi, dẫn đến sự suy yếu quá trình ức chế và quá trình hưng phấn vàcuối cùng đi đến sự ức chế giới hạn của vỏ não làm xuất hiện triệu chứng thầnkinh cơ năng
Trang 6Ngoài nguyên nhân chính do chấn thương tinh thần, còn có những yếu
tố nguy cơ như người có loại thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức hoặc làmviệc quá sức, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và làm việc có nhiều yếu tốkích thích và các bệnh mạn tính như suy dinh dưỡng kéo dài, nhiễm độc rượu,nhiễm độc mạn tính, suy nhược cơ thể, mất ngủ lâu ngày đều có thể thúc đẫy
sự phát sinh bệnh
Giai đoạn đầu của bệnh do suy yếu quá trình ức chế của vỏ não làmphát sinh ra các triệu chứng hưng phấn thần kinh( giai đoạn hưng phấn tăng),đến giai đoạn hai do quá trình hưng phấn của vỏ não thể hiện trên lâm sàngcác triệu chứng ức chế thần kinh( giai đoạn ức chế giảm) giai đoạn ba do ứcchế giới hạn để bảo vệ tế bào não tránh những kích thích quá mức dẫn đến sựsuy yếy quá trình ức chế và quá trình hưng phấn ( giai đoạn quá trình ức chế
và hưng phấn giảm)
1.2.2 Y học cổ truyền
Do những sang chấn tinh thần mạnh và đột ngột hoặc tích lũy lâu ngàykhiến cho quá trình điều chỉnh âm dương khí huyết của các tạng phủ can tâm tỳthận bị rối loạn Sự thái quá của các biểu hiện tình chí làm tổn thương âm dươngkhí huyết của các tạng phủ trên: giận quá hại can, làm can âm can huyết hư, cankhí uất kết, can dương vượng, vui mừng quá hại tâm, làm tâm âm tâm huyết hư,tâm hoả vượng; lo lắng quá hại tỳ, làm tỳ âm hư, sợ hãi quá hại thận, làm thận
âm hư, mệnh môn hỏa vượng, lâu ngày thận dương cũng bị hư
Tuỳ theo sự tổn thương của một hoặc phối hợp nhiều tạng phủ nói trên mà
có các thể lâm sàng tương ứng với các giai đoạn hưng phấn tăng( can khí uất kết);
ức chế giảm và hưng phấn tăng( âm hư hoả vượng); ức chế giảm (tâm tỳ hư, canthận âm hư); và ức chế hưng phấn đều giảm (thận âm, thận dương hư)
1.3 Các thể lâm sàng và nguyên tắc điều trị
1.3.1.Y học hiện đại
1.3.1.1Các thể lâm sàng
Trang 7- Thể cường (hưng phấn): Bệnh nhân dễ kích thích, dễ xúc động hồihộp, lo lắng cảm xúc không ổn định, hưng phấn vận động, khó ngủ, dễ thứcgiấc, tăng tính dục, nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
- Thể nhược (ức chế): Bệnh nhân chóng mệt mỏi, suy yếu, khả năng lao độnggiảm, khó ngủ và cảm thấy mệt sau khi thức dậy, hay buồn ngủ vào ban ngày
- Thể trung gian (ức chế lẫn hưng phấn): Bệnh nhân có trạng thái bàngquan, đôi lúc trầm cảm, ám ảnh sợ hãi, khả năng lao động lúc tăng giảm, cónhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
1.3.1.2.Nguyên tắc điều trị theo y học hiện đại
- Tâm lý liệu pháp
- Thuốc an thần nhẹ như Meprobamate, librrium, seduxen
- Thuốc giảm đau, chống trầm cảm và lo lắng
- Phương pháp gây ngủ bằng máy điện
* Thuốc: Quy tỳ thang gia giảm
Nhân sâm 6-8g (đại bổ khí) Phục thần 10-12g( an thần)Hoàng kỳ 12-16g(bổ khí) Long nhãn nhục 10-12g(an thần)Bạch truật 12-16g(bổ khí kiện tỳ) Hắc táo nhân 10-12g(an thần)Đương quy12-16g(dưỡng huyết) Viễn chí 6-8g(an thần)
Trang 8Đại táo 3 quả(bổ khí kiện tỳ) Cam thảo4-6g(bổ tỳ khí)
* Châm cứu:
Châm bổ Tỳ du, Túc tam lý, Tâm du, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn
* Xoa bóp:
Xoa bóp vùng đầu và vùng lưng (bổ pháp) Day thêm các huyệt Tâm
du, Tỳ du, Thần môn, Tam âm giao, Khí hải
b/ Can thận âm hư
c/.Thận âm thận dương hư
d/ Can khí uất kết
1.3.2.2 Nguyên tắc điều trị theo Y Học cổ truyền:
Chúng ta biết rằng quan niệm “Chỉnh thể thống nhất” là nhận thức củaĐông y về mối quan hệ qua lại của sự vật và con người Người xưa cho rằngtrong quá trình tồn tại và phát triển trời, đất, người không tách rời nhau, cóquan hệ biện chứng với nhau Lý luận của Đông y trong chẩn đoán và điều trịđều xây dựng trên quan hệ chỉnh thể này hay còn gọi là học thuyết thiên nhânhợp nhất
Bên cạnh đó, mọi sự vật và hiện tượng luôn mâu thuẫn và thống nhấtvới nhau, luôn tồn tại bởi hai mặt đối lập, không ngừng phát sinh, phát triển
và tiêu vong, đó gọi là học thuyết âm dương Do âm dương mất cân bằng sẽgây bệnh Vậy dùng châm cứu hoặc dùng thuốc sẽ điều hoà âm dương, sẽkhỏi bệnh Ngoài ra trong Đông y quan niệm rằng các vật chất trong thiênnhiên có liên quan mật thiết đến các hoạt động của tạng phủ của cơ thể theonhững quy luật riêng, như hành nọ khắc hoặc sinh hành kia Tạng nọ khắchoặc sinh tạng kia Hoặc chúng chế ước lẫn nhau để giữ thế quân bình âmdương bằng cách tương khắc Do sự quân bình trong sự tương khắc bị phá sẽgây bệnh Nên nguyên tắc điều trị theo ngũ hành là hư thì bổ mẹ, thực thì tảcon Giúp ta áp dụng trong châm cứu cũng như dùng thuốc
Trang 9Tóm lại, 3 học thuyết nói trên là nền tảng giúp chúng ta có một phươngpháp điều trị toàn diện, thống nhất, chỉnh thể Đồng thời nó chỉ đạo nội dungđiều trị theo một nguyên tắc sau:
- Phải nâng cao chính khí của người bệnh bằng phương pháp tổng hợp
- Dùng thuốc, châm cứu hoặc xoa bóp vận động
- Dùng thuốc bao giờ cũng chú trọng bổ hư sau đó mới dùng thuốc tấncông vào các tác nhân gây bệnh
2.5.3 Cơ chế tác dụng của pháp điều trị trong nghiên cứu:
2.5.3.1 Cơ chế tác dụng của nhĩ châm:
a.Theo thuyết sinh lý thần kinh của Paplov
Năm 1959, các nhà nghiên cứu Thượng Hải đã vận dụng thuyết sinh lý
TK của Paplov để giải thích cơ chế hoạt động của Nhĩ châm Như trên đãtrình bầy, tai có liên hệ với rất nhiều dây TK và theo Paplov, khi một vùng ở
cơ thể bị đau, bị bệnh, các tín hiệu đau, bệnh phát ra thông qua các dây TKtrung ương Hệï TK trung ương sau khi nhận được tín hiệu sẽ sinh ra mộtphản xạ điều chỉnh chạy về phái TK ngoại biên có liên hệ Gần đây, các nhànghiên cứu sinh lý học ở California cho biết: Thí nghiệm trên thỏ cho thấy,khi thỏ bị thương, tổ chức TK liền phát sinh cảm giác đau nhức và co bópgấp, do vâỵ mà phát sinh ra xung điện mạch Trung ương TK căn cứ vàomạch xung mạnh hoặc yếu mà báo cho tổ chức tế bào liên hệ tiết gấp ra mộtchất gọi là ‘chất sinh trưởng mạch’ Chất này có khả năng làm cho mạch máuchỗ bị thương mau lành Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi bịthương, chung quanh vết thương liền sinh ra một dòng điện, dòng điện nàylúc đầu khá mạnh, vết thương lành dần thì dòng điện cũng yếu đi và khi vếtthương khỏi thì dòng điện cũng biến mất
Tuy nhiên phản xạ điều chỉnh cũng có thể tác động trên các khu vựckhác do cùng dây TK chi phối Điều này giải thích được tại sao còn xuất hiệnnhững vùng phản ứng khác nữa trên loa tai hoặc trên cơ thể Thí dụ: Khi Ruột
Trang 10dư viêm cấp, trên loa tai xuất hiện điểm nhậy cảm ở vùng Đại trường, và Lan
vĩ (ở cẳng chân) Khi điều trị, không cần điều chỉnh ở cả hai điểm đau mà chỉcần điều chỉnh một trong số các điểm đau đều mang lại hiệu quả Tuy nhiêndấu hiệu báo bệnh sẽ xuất hiện rõ nét ở loa tai hay ở các vùng phản chiếukhác là điều cần được nghiên cứu kỹ hơn Thực tế lâm sàng cho thấy mộtngười bệnh khi bị đau, vùng đau có thể xuất hiện trên mặt (Diện châm), trênloa tai (Nhĩ châm), trên lòng bàn tay, lòng bàn chân… Có khi dấu hiệu báobệnh xuất hiện ở mặt hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân mà không xuất hiện ở loatai Hoặc có khi dấu hiệu báo bệnh vừa xuất hiện ở Mặt vừa ở Loa tai, và khikích thích điểm tương ứng ở mặt thì dấu báo bệnh ở Loa tai (dù không đượckích thích) cũng tự biến mất…
b.Thuyết thần kinh
Chỉ định độc đáo nhất của Nhĩ châm là ‘trấn thống’ (giảm đau), do đó,Melzak và Wall đã đề ra thuyết ‘Cửa Kiểm Soát’ (Gate Control), theo đó, vaitrò chủ yếu là Tuỷ và các trung tâm sơ cấp nằm trong chất đông của sừng sau.Các trung tâm này thiết lập một hàng rào chấn mà ngưỡng vượt qua chịu sựquy định của các hoạt động đối kháng giữa hệ thống kích thích và Ức chế,hoạt động theo chiều ngược nhau lên các trung tâm này Khi châm ở loa tai,thấy đau buốt ở huyệt châm nhưng chỉ thoáng qua rồi thấy tê Như thế, có thểmũi kim đã kích thích nhất thời hệ kích thích nhưng sau đó lại chuyển sang hệ
ức chế làm cho cơn đau tại vùng tương ứng giảm bớt đi Tuy nhiên lý thuyếtnày vẫn chưa đủ giải thích tại sao kích thích ở loa tai lại tạo nên một phản ứngđiều chỉnh vừa nhanh chóng vừa kỳ diệu như các nhà châm cứu đã nhận thấy
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng có thể ảnh hưởng của vỏ nãotác động đến cấu trúc bên dưới, chủ yếu là vùng Đồi thị, từ đó tạo ra sự ứcchếđôí với cơn đau và làm giảm đau Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng
do ảnh hưởng của chất giảm đau nội sinh tương tự như Morphin (Endorphin,Enkephaline…)
Trang 11Các nhà phản xạ học cho rằng Nhĩ châm chủ yếu tạo nên một cungphản xạ mới và theo nguyên lý của Utomski thì kích thích nào mạnh hơn sẽlấn kích thích kia Đau tạo nên một cung phản xạ lên não, châm kích thíchcũng tạo nên một cung phản xạ mới và nếu kích thích của châm mạnh hơn sẽlấn át được cảm giác đau và người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau ngay Đó là lý dotại sao có những người bệnh, khi vừa được châm kim, đã có cảm giác khỏi vàhết đau ngay Trong cung phản xạ này, đường dẫn truyền hướng tâ là các dây
TK giao cảm của loa tai, trung tâm phản xạ là hành tuỷ và đường dẫn truyền
ly tâm là dây T
c.Theo quan niệm Y học cổ truyền:
Loa tai thể hiện hình ảnh con người và chức năng tạng phủ trong cơthể: “ Thập nhị kinh mạch giả thượng lạc vu nhĩ”
- Kinh Linh Khu chương mạch đồ có câu: “Thận khí thông với tai, thậnhoà thì tai nghe được” hoặc “ Thận khí hoà nhĩ mục thông minh”
- Linh Khu chương Hải Luận “ Tuỳ Hải không đủ thì tai ù”
- Tố Vấn Ngọc cổ chân tạng luận “ Tỳ không thì chín khiếu không thông”
- Nạn Kinh điều 40 “ Bệnh ở Can, can khí hư thì tai không nghe được,can khí nghịch thì đau đầu điếc tai”
Những ghi chép đó cho thấy giữa tai và tạng phủ có mối quan hệ biểu
lý với nhau và cấu thành một thể thống nhất Bởi vậy một số điểm nhất định ởvành tai đã phản ánh bệnh của toàn thân và tạng phủ nên có thể chọn làmđiểm kích thích để chửa bệnh toàn thân.Đó là cơ sở lý luận của YHCT vềphương pháp châm loa tai
Trang 12CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Y Học cổtruyền không phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệp,nơi ở.Được chẩn đoán suynhược thần kinh thể tâm tỳ hư
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thực nghiệm có so sánh kếtquả sau can thiệp
2.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.3.1 Kim châm:
- Kim hào châm: Đường kính 0,02-o,03 mm, dài 3-4 cm
- Kim nhĩ châm: Đường kính 0,05-0,15mm có đốc kim, dài 1-2cm.Hoặc nhĩ hoàn
2.3.2 Máy điện châm Nhật
2.3.3 Thuốc Đông dược
2.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.4.1 Chọn mẫu
* Những bệnh nhân được chẩn đoán suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư
* Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân:
- Có tổn thương thực thể vùng thần kinh trung ương
- Phụ nữ có thai
- Có tiền sử sử dụng thuốc an thần kéo dài
* Cở mẫu: 51 bệnh nhân được chia thành 2 lô
Trang 132.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán
Số bệnh nhân nghiên cứu được chia thành 2 lô:
* Lô nghiên cứu (lô1): Được can thiệp bằng phương pháp nhĩ châm kếthợp với bài thuốc Quy tỳ thang
* Lô chứng (lô 2): Được can thiệp bằng phương pháp điện châm kếthợp với bài thuốc Quy tỳ thang
* So sánh kết quả trước và sau can thiệp
2.5.2 Phát đồ điều trị trong nghiên cứu:
2.5.2.1 Châm cứu
* LÔ 1: nhĩ châm các huyệt : Thần Môn, Giao cảm Huyệt Tâm
Châm bổ lưu kim 20 phút/lần/ngày Liệu trình châm 30 ngày
Trang 14* LÔ 2: Dùng điện châm các huyệt: Nội Quan, Thần Môn, Tam âmGiao, Túc tam lý.
Điện châm bổ 20 phút/lần/ngày liệu trình châm 30 ngày
2.5.2.2 Dùng thuốc:
Cả hai lô đều dùng bài thuốc Quy Tỳ thang:
Nhân sâm 6-8g (đại bổ khí) Phục thần 10-12g( an thần)Hoàng kỳ 12-16g(bổ khí) Long nhãn nhục 10-12g(an thần)Bạch truật 12-16g(bổ khí kiện tỳ) Hắc táo nhân 10-12g(an thần)Đương quy12-16g(dưỡng huyết) Viễn chí 6-8g(an thần)
Đại táo 3 quả(bổ khí kiện tỳ) Cam thảo4-6g(bổ tỳ khí)
Sắc uống ngày một thang chia hai lần Liệu trình 30 ngày
2.5.4 KỶ THUẬT CHÂM
* Đảm bảo quy trình vô khuẩn trong châm cứu
* Kim dùng để châm ở loa tai có kích thước nhỏ, đường kính khoảng0,1-0,15mm, cỡ số 28- 30, chiều dài 1,5-2,5cm Cũng có loại có dạng hìnhtròn (gọi là Nhĩ Hoàn), dùng để lưu kim lâu ở huyệt loa tai Kim có thể đượclàm bằng thép không rỉ, hoặc bằng vàng (2/3 vàng nguyên chất + 1/3 đồngđỏ) hoặc bằng bạc (2/3 bạc nguyên chất + 1/3 kẽm) Kim vàng dùng để bổ,kim bạc dùng để tả sẽ tăng tác dụng bổ tả thêm 10-15% so với kim bìnhthường làm bằng thép
* Dùng đầu cán kim hoặc que, ấn nhẹ vào vị trí huyệt đã chọn (theophương cách qui định phản chiếu), tìm chỗ nào phản ứng mạnh nhất (đau nhất),
đó là huyệt Dùng cồn sát trùng kim và chỗ định châm rồi châm kim vào
Trang 15Đâm thẳng kim vừa đủ mạnh cho xuyên qua da, rồi xoay nhẹ choxuóng sâu hơn dưới da đến độ sâu cần thiết.
Góc châm kim: có thể thẳng góc 90
Châm kim vào rồi, có thể xoay kim theo chiều đồng hồ ( bổ ) (TheoNogier, xoay kim như trên khá tốt vì nó giống như tác động thay đổi của một
từ trường ở vùng châm kim, dù từ trường đó có hướng nào đi nữa).
Khi châm đúng, nhất là các điểm ấn đau ( thị huyệt), người bệnhthường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ửng bên tai châm Đó là dấuhiệu ‘đắc khí’ Nogier nhấn mạnh đến cảm giác đau buốt còn các tác giả Liên
Xô lại coi cảm giác nóng bừng là dấu hiệu tốt nhất
2.6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
2.6.1 Các chỉ số biến số cần theo dõi
Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, tiền sử bệnh tật có yếu tốgây san chấn
2.6.2 Đánh giá hiệu quả giảm nhức đầu:
Được đánh giá bằng chỉ số RITCHE theo thang điểm 4 bậc (0 điểm, 1điểm, 2 điểm, 3 điểm, 4 điểm Đánh giá 3ngày 1 lần ) như sau:
- Không đau chút nào: 0 điểm
- Đau ít: 1 điểm
- Đau nhẹ : 2 điểm
- Đau nhiều : 3 điểm
2.6.3 Đánh hiệu quả giấc ngủ
*Đánh giá theo số giờ ngủ trong đêm trước và sau điều trị (>5 giờ,4-5giờ, 3-4 giờ và <3giờ Đánh giá 3ngày 1 lần)theo thang điểm 4 bậc
* Đánh giá chất lượng giấc ngủ: Nông , sâu
* Đánh giá thời gian đáp ứng điều trị ngủ được