1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển chương trình đào tạo theo hướng cdio cho ngành điện, điện tử trong trường đại học tây đô

268 639 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHLUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THANH PHONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG CDIO CHO NGÀNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THANH PHONG

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG CDIO CHO NGÀNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2014

S K C0 0 4 4 0 3

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THANH PHONG

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THANH PHONG

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG CDIO CHO NGÀNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG ĐẠI

HỌC TÂY ĐÔ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ THỊ XUÂN

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

Trang 4

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:

Họ & tên: NGUYỄN THANH PHONG Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 1976 Nơi sinh: Tiền Giang

Quê quán: Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang Dân tộc: Kinh

Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa Kỹ thuật Công Nghệ trường Đại học Tây Đô Chỗ ở riêng: 150/6, KV Bình Chánh, Phường Long Hòa, Q Bình Thủy, TP Cần Thơ Điện thoại cơ quan: 07102.480 475 Điện thoại nhà riêng: 07103.798.870 Fax: 07103 782 633 E-mail:

thanhphonghgtv@yahoo.com.vn

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

1 Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: Từ 09/1994 đến 09/1999

Nơi học: Khoa công nghệ thông tin trường Đại học Cần Thơ

Ngành học: Điện tử

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Truyền- nhận số liệu

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Khoa công nghệ thông tin trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn: Thầy Nguyễn Minh Luân

2 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): B1 Tiếng Anh

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

1999 đến 2004 Đài PTTH TP Cần Thơ Kỹ thuật viên

2004 đến 2009 Đài PTTH Hậu Giang Đạo diễn, Biên tập viên

Trang 5

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng biệt của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2014

Người nghiên cứu

Nguyễn Thanh Phong

Trang 6

Trong suốt quá trình học tập , nghiên cứu và hoàn thành luận văn này , người nghiên cứu đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ, đóng góp hết sức quý báu của Quý Thầy, Cô ở một số trường Đại học; các anh chi ̣, bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là Quý Thầy, Cô đang giảng dạy, nghiên cứu ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất người nghiên cứu xin được bày tỏ lời cảm ơn

chân thành tới PGS- TS Võ Thị Xuân, người cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ , dạy bảo,

định hướng, luôn động viên và tạo mọi điều kiê ̣n thuận lợi cho người nghiên cứu trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Kỹ thuật công nghệ, Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báo cho luận văn

Trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa kỹ thuật công nghệ Trường Đại học Tây Đô đã đóng góp nhiều ý kiến tích cực và phản hồi khách quan về các phiếu khảo sát

Trân trọng cảm ơn quý cơ quan, doanh nghiệp, các kỹ sư trên địa bàn TP Cần Thơ đã cung cấp nhiều số liệu khảo sát thực tế đáng tin cậy

Trân trọng cảm ơn các kỹ sư Điện- Điện tử đang công tác trên địa bàn TP Cần Thơ đã nhiệt tình tham gia trả lời và đóng góp ý kiến cho các phiếu khảo sát

Trân trọng cảm ơn các em sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường Đại học Tây Đô đã nhiệt tình tham gia trả lời và đóng góp ý kiến cho các phiếu khảo sát Trân trọng cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 09 năm 2014

Người nghiên cứu

Nguyễn Thanh Phong

Trang 7

TÓM TẮT

Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” Bước đột phá của chiến lược tập trung chủ yếu ở vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới Tuy nhiên, ở nhiều địa phương đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư cho giáo dục vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Mục tiêu và động lực chính của sự phát

triển là con người chưa được nhận thức một cách đầy đủ…

Những năm 80 của thế kỷ trước, giới kỹ sư trong ngành công nghiệp và Chính phủ, cùng lãnh đạo một số trường đại học trên thế giới bắt đầu luận bàn về việc cải tiến tình trạng giáo dục kỹ thuật Họ đã chỉ ra rằng giáo dục kỹ thuật đương thời coi trọng giảng dạy lý thuyết, trong khi đó nền tảng thực hành như kỹ năng thiết kế, làm việc theo nhóm và giao tiếp không được đề cao Điều này mâu thuẫn giữa hai mục tiêu

cơ bản của giáo dục kỹ thuật đương đại, đó là: Yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ- mỗi lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên nghiệp ngày càng cao; đồng thời yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành người đa năng có các kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống

Đề xướng CDIO đáp ứng thách thức này thông qua việc đào tạo sinh viên trở thành người kỹ sư toàn diện, hiểu được cách thức “Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Triển khai- Vận hành” những sản phẩm, quy trình và hệ thống kỹ thuật phức hợp, có giá trị gia tăng, trong môi trường hiện đại, làm việc theo nhóm Điều này đã được minh chứng ở nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, một số trường đại học lớn của Việt Nam ta cũng đã bắt đầu áp dụng

Thật nhiều trăn trở với nền giáo dục nước nhà, thiết tha mong sao một ngày những khẩu hiệu kia trở thành hiện thực Với luận văn này, người nghiên cứu không chỉ mong đợi ở việc hoàn tất khóa học Thạc sĩ mà còn kỳ vọng góp chút công sức cho

việc đào tạo kỹ sư Điện- Điện tử Trường Đại học Tây Đô qua đề tài: “PHÁT TRIỂN

Trang 8

ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ”

Trong thời gian 06 tháng, người nghiên cứu đã tập trung vào những vấn đề trọng tâm như sau:

- Cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO

- Thực trạng về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Đại học Tây Đô đáp ứng nhu cầu xã hội TP Cần Thơ

- Phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Điện, Điện tử trong Trường Đại học Tây Đô

Với đề xướng CDIO giúp đào tạo ra người kỹ sư có khả năng:

 Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về qui tắc cơ bản của kỹ thuật

 Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, qui trình và hệ thống mới

  Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội

Như vậy, nếu luôn có sự quan tâm và gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, người sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của cá nhân trong thời đại nền kinh tế tri thức thì việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử Trường Đại học Tây Đô hy vọng sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp, cho ra trường một đội ngũ kỹ

sư Điện- Điện tử có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghệp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Trang 9

ABSTRACT

Educational development strategies of Vietnam period 2011- 2020 which was approved by the Prime Minister stated "Education and training have a mission to enhance the intellectual, human resource development, talent fostering and contributing important part of nation building, and building culture and people of Vietnam" Breakthrough strategy focuses primarily on development issues and improving the quality of human resources, particularly human quality It's a very realistic assertion steming from the interests of our people, and in accordance with the common truth of world history However, in many localities, especially in the Mekong Delta, educational investment has not yet commensurated with the requirements setting out for the increase of knowledge, manpower training, fostering talents for the country The aim and motivation of development is that human beings have not yet fully awared

In 1980s of last century, world engineers in industry and government, and leaders of

a number of universities all over the world begin discussion about improving the state of engineering education They pointed out that the contemporarily technical education appreciates teaching theory , while practical platforms such as practical design skills, teamwork and communication that are not This causes a conflict between two fundamental objectives of modern education techniques, firstly, there is a request to train students to become experts in many technological fields and each field requires more and more increasingly professional knowledge; secondly, there must train students to become versatile personal skills, communication skills, product tectonic skills, processes and systems

CDIO initiative meets this challenge by training students to become engineers comprehensively understand how the "Conceive- Design- Implement- Operate" products, processes and systems complex systems engineering, value-added, in the modern environment, teamwork This has been proven in many prestigious universities in the world,

a large number of universities in Vietnam have also started to apply

So much concern for the education of the country, eager to star the other day slogans become reality With this thesis, the researcher not only expect the completion of Masters courses, but also expect little contribution to the training effort of Electrical Engineers

University Tay Do-mail via the theme: "DEVELOPMENT TRAINING PROGRAMS FOR POWER SECTOR TOWARDS CDIO, UNIVERSITY OF ELECTRONIC TAY

DO "

Trang 10

- Rationale for curriculum development in the direction of CDIO

- Current status of construction and development programs of Electrical Engineering

at the University of Tay Do-mail meet social needs in Can Tho City

- Develop training programs for industry oriented CDIO Electrical, Electronics for Tay Do University

With the CDIO initiative to help train engineers who have the ability to:

• Understand more in- depth knowledge of the basic rules of engineering

• Leading the creation and operation of products, processes and new systems

• Understand the importance and impact of research and strategy development for social engineering

Thus, if there is always the concern and closely linked between schools and enterprises in training high-quality human resources, the students understand the importance

of the individual in an era of knowledge economy knowledge, the development of training programs for the CDIO direction of Electrical Engineering University of electronic Tay Do hopefully will bring good results, for the case a team of Electrical engineers have fully electronic sufficient knowledge, skills and attitudes to meet the needs nghep specialized human resources for social quality

Trang 11

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

Lý lịch khoa học i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt iv

Mục lục viii

Danh sách các chữ viết tắt x

Danh sách các bảng, hình, sơ đồ, biểu đồ xi

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứ u 4

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5

4 Giả thuyết nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Giới hạn đề tài 6

7 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Đóng góp mới của đề tài 7

9 Cấu trúc luận văn 7

10 Kế hoạch nghiên cứu 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO 10

1.1 Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài 10

1.2 Tổng quan về phương pháp đào tạo theo CDIO 13

1.3 Tổng quan về phát triển chương trình đào tạo ĐH theo hướng tiếp cận CDIO 24

Kết luận chương 1 32

Chương 2: Thực trạng về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Đại học Tây Đô đáp ứng nhu cầu xã hội TPCT 34

2.1 Thực trạng tình hình đào tạo, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại TP Cần Thơ 34

Trang 12

2.4 Sự cần thiết phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử theo

phương pháp tiếp cận CDIO tại trường ĐH Tây Đô 45

Kết luận chương 2 49

Chương 3: Phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Điện, Điện tử trong trường Đại học Tây Đô 51

3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại trường ĐH Tây Đô 51

3.2 Xây dựng chuẩn đầu ra cấp độ 3 theo CDIO cho ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử tại trường ĐH Tây Đô 56

3.3 Phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường Đại học Tây Đô 61

Kết luận chương 3 93

PHẦN KẾT LUẬN Kết luận 95

Đóng góp mới của đề tài 97

Hướng phát triển của đề tài 98

Kiến nghị 99

Tài liệu tham khảo 102 PHỤ LỤC

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG KÊ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Bảng 1.1: Tương quan giữa đề cương CDIO và tiêu chuẩn ABET EC2010 20

Bảng 1.2: Tương quan giữa đề cương CDIO và tiêu chuẩn CEAB 21

Bảng 1.3: So sánh đánh giá lấy giảng dạy làm trọng tâm và lấy học tập làm trọng tâm… 23

Bảng 2.1: Chỉ số cầu nhân lực theo ngành nghề trên địa bàn TP.CT tháng 8/2013 25

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát I, T, U 66

Bảng 3.2: Mức độ liên hệ giữa các môn học 70

Bảng 3.3: KQ đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ nên đạt được của các bên liên quan74 Bảng 3.4: So sánh chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường ĐH Tây Đô với các trường tham gia hiệp hội CDIO 78

Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia 91

2 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1.1: Quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO 29

Sơ đồ 3.1: Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo CDIO 62

Sơ đồ 3.2: Liên hệ và phối hợp giữa các môn học trong chương trình đào tạo 68

Sơ đồ 3.3: Sự liên hệ giữa các môn học trong CTĐT KS Điện- Điện tử trường ĐH TĐ 72

Sơ đồ 3.4: Phân bố khối kiến thức theo HK trong CTĐT kỹ sư Điện- Điện tử theo CDIO 79

3 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng của sinh viên năm cuối 36

Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng của kỹ sư 37

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp 38

Biểu đồ 3.1a,b: Sự tương quan giữa chuẩn đầu ra theo CDIO với chương trình đào tạo 67

Biểu đồ 3.2: Mức độ cần thiết của các tiêu chí 74

Biểu đồ 3.3: Mức độ nên đạt được của các tiêu chí 75

Biểu đồ 3.4: Đánh giá của các chuyên gia 91

3 Danh mục các hình Hình 1.1: Thực hiện theo cách tiếp cận CDIO 15

Hình 1.2: Quy trình đánh giá học tập của sinh viên theo CDIO 24

Hình 2.1: Trường Đại học Tây Đô 40

Hình 3.1: Mô hình tổ chức chương trình đào tạo tích hợp 76

Hình 3.2: Các kế hoạc tổng thể về cấu trúc chương trình đào tạo 76

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 1 Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết

định số 711/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011- 2020, nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,

xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” ; “Giáo dục và đào tạo có

sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” Bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 cũng đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”

Có thể nói Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020 của đất nước Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá đó là: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục

Thật vậy, một lần nữa chúng ta hãy lắng nghe những vĩ nhân của nhân loại nói về tầm quan trọng của giáo dục:

- “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”- Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh toàn tập)

- Lời dạy của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi”

(“Học nhi bất yếm, giáo nhân bất quyện”)

- Lời dạy của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”

Trang 17

- “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong phát triển kinh tế”- Phát biểu của ông

Lý Quang Diệu- nguyên Thủ tướng Singapore trong chuyến thăm Việt Nam

- “Education is the most powerful weapon which you can use to change the world”- câu nói của ông Nelson Mandela- cựu tổng thống Nam Phi

Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đối với sự phồn thịnh của một quốc gia, vì giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” (feeder system) của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: Một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động Giáo dục đại học còn tạo ra các cơ hội cho con người tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc tế về giáo dục trong thế kỷ 21 của UNESCO, có tiêu đề

là “Học tập: Kho báu bên trong” đã nhấn mạnh đến bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người Giáo dục đại học cần có “sứ mệnh” truyển tải bốn “thông điệp” này tới mỗi cá nhân và xã hội Bản báo cáo cũng nhấn mạnh những chức năng cụ thể của giáo dục đại học, đó là:

- Chuẩn bị cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy

- Cung cấp các khoá đào tạo chuyên sâu để đáp ứng các nhu cầu kinh tế xã hội

- Mở rộng cơ hội giáo dục cho tất cả mọi người, đáp ứng các khía cạnh khác nhau của việc giáo dục suốt đời trong ý nghĩa bao quát nhất của nó

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu, công nghệ, tạo mạng lưới liên kết, và tạo điều kiện cho sự luân chuyển tự do của những ý tưởng khoa học cũng như của chính các nhà nghiên cứu

Mặt khác, toàn cầu hóa giáo dục đại học Việt Nam vừa là cơ hội vàng, đồng thời cũng là một thách thức to lớn trên con đường phát triển đất nước Nếu hệ thống giáo dục đại học Việt Nam thực hiện thành công quá trình toàn cầu hóa này thì tương lai về một nước Việt Nam phát triển có thể thành hiện thực Ngược lại, nếu quá trình toàn cầu hóa giáo dục đại học thất bại thì chúng ta khó có thể theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực Lịch sử cũng đã chứng minh rằng sự tiến bộ trong nền giáo dục đại học của một nước thường mang đến những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội của nước đó Các nước Châu

Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và những nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan đã chọn cùng một phương pháp để phát triển đất nước, đó là xem

Trang 18

việc xây dựng một hệ thống giáo dục đại học đạt chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu Vì vậy, thiết nghĩ Việt Nam cũng nên đi theo xu hướng chung này

Giáo dục đại học được xem là trung tâm của sự tồn tại và phát triển của một quốc gia Xem nhẹ việc giáo dục đại học là đồng nghĩa với việc kiềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Ngày nay, giáo dục đại học càng đóng vai trò quan trọng hơn bởi nó giúp con người hiểu được bản chất cũng như cách thức thức đẩy quá trình toàn cầu hóa

Hiện tại, các nước trong khu vực đều có chiến lược, cách thức riêng để thay đổi, điều chỉnh và phát triển hệ thống giáo dục đại học cho dù họ đang áp dụng mô hình giáo dục nào Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta vẫn còn đang trong giai đoạn thảo luận và tranh luận để tìm ra một mô hình và giải pháp thích hợp trong thời kỳ đổi mới giáo dục này

1 2 Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng

bằng sông Cửu Long Vốn được mệnh danh là Tây Đô- Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, Cần Thơ giờ đây đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau) và là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

1.3 Chúng ta biết rằng ngành kỹ thuật Điện- Điện tử là ngành rất quan trọng và không

thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại Đây là ngành có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam Để công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam với độ gia tăng lớn và rút ngắn nhanh được khoảng cách trình độ công nghiệp của sản xuất với các nước công nghiệp phát triển, cần phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ cán bộ

kỹ thuật mới, có kiến thức cơ bản rộng, trình độ chuyên môn giỏi và hiện đại để có thể làm chủ khai thác các công nghệ và dây chuyền thiết bị được chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam với trình độ tự động hóa linh hoạt, đồng thời đủ sức kế thừa và sáng tạo, đáp ứng tốt nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong nước và xuất khẩu

Xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay là tin học hóa từ khâu quản lý vật tư đến quá trình chuẩn bị sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tiến hành sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm với tính tự động hóa và tính linh hoạt ngày càng cao Đó là các hệ thống sản xuất tự động linh hoạt điều khiển bằng máy tính… Các thiết bị công nghệ này được tổ hợp và tích hợp giữa các lĩnh vực cơ khí phát triển, điện tử với các bộ vi xử lý, cảm biến thông minh và giao diện tiện ích với người sử dụng Chúng ta cần phải nhanh chóng đào tạo và cung cấp cho thị trường các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật tích hợp đủ các khối kiến thức chuyên ngành để có thể tham gia vào các công việc như thiết kế, chế tạo, bảo trì, khai thác và vận hành cũng như cải tiến, nâng cấp các hệ thống tự động này Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia ngành kỹ

Trang 19

thuật Điện- Điện tử, nhu cầu nhân lực cho ngành này đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong những năm tiếp theo

Có thể nói rằng, mục đích cần đạt được của chương trình đào tạo Kỹ sư Điện- Điện tử là khá cao, nó được tích hợp từ nhiều khối kiến thức của các ngành Điện, Điện tử, Tin học, Tự động hóa … Điều quan trọng nhất ở đây là mối liên kết hữu cơ của các mảng kiến thức phải được trở thành một khối kiến thức thống nhất

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật Điện- Điện tử

để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và xã hội vẫn ít so với yêu cầu

1.4 Trường Đại học Tây Đô chính thức được thành lập vào ngày 09/03/2006 theo Quyết

định số 54/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Trường hoạt động theo Quy chế tổ chức của trường đại học tư thục Đây cũng là trường đại học tư thục đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trường Đại học Tây Đô được Bộ Giáo dục và đào tạo giao đào tạo những ngành trọng điểm của vùng theo yêu cầu chuyển dịch kinh tế nói trên và những ngành xã hội có nhu cầu, những ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên như: Du lịch, xây dựng công trình, tin học, kỹ thuật Điện- Điện tử, nuôi trồng thủy sản, ngoại ngữ, Việt Nam học, tài chính- ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh- marketing… phần nào đã đáp ứng được mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng và đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà nhà trường đã và đang nỗ lực để đạt được những kết quả ngày càng cao hơn

Trước nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chuyên ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Tây Đô đã thành lập Bộ môn Điện- Điện tử thuộc Khoa Kỹ thuật công nghệ ngay từ khi mới thành lập, tuyển giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành, tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả giảng viên trẻ học tập nâng cao trình độ sau đại học, thỉnh giảng một số giảng viên ở Khoa Công nghệ Trường Đại học Cần Thơ Bên cạnh đó, nhà trường đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, thực tập hiện đại phù hợp thực tế, đúng quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc lập hồ

sơ mở ngành này

Xuất phát từ những từ những vấn đề nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài “PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG CDIO CHO NGÀNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ” với mong muốn đồng hành cùng nhà trường nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội; đồng thời, định hướng sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành những kỹ sư giỏi, những “chuyên gia” trong nhiều lĩnh vực công nghệ- mỗi lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên nghiệp ngày càng cao; đồng thời yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành

Trang 20

“người đa năng” hội đủ các kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường Đại học Tây Đô ở dạng đề cương chi tiết

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Trường Đại học Tây Đô

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Chương trình khung hệ đại học ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử của Bộ GD&ĐT

- Chương trình khung hệ đại học ngành kỹ thuật Điện- Điện tử của Trường Đại học Tây Đô

và các trường đại học khác

- Các doanh nghiệp sử dụng lao động ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trên địa bàn TPCT

- Các giảng viên có kinh nghiệm thuộc chuyên ngành Điện- Điện tử ở Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật- công nghệ Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Cao đẳng Nghề Cần Thơ…

- Những kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường Đại học Tây Đô đang công tác

- Những sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường Đại học Tây Đô

4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nếu nghiên cứu và ứng dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận CDIO vào việc phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Trường Đại học Tây Đô sẽ góp phần cho sinh viên khi tốt nghiệp có được các năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mang tính phức hợp phù hợp với môi trường làm việc hiện đại

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Thực hiện đề tài “PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG CDIO CHO NGÀNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ” là công việc tốn nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi người nghiên cứu phải có quá trình lao động bền bỉ, nghiêm túc và có tính hệ thống Trong phạm vi đề tài, người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO

5.2 Khảo sát thực trạng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Trường Đại học Tây Đô

Trang 21

5.3 Nghiên cứu cách thức ứng dụng mô hình đào tạo CDIO, phát triển chương trình đào tạo bậc Đại học ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử Trường Đại học Tây Đô

5.4 Đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành

Kỹ thuật Điện- Điện tử Trường Đại học Tây Đô bằng phương pháp chuyên gia

6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Trong phạm vi thời gian nghiên cứu cho phép, tài liệu nghiên cứu có giới hạn, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, người nghiên cứu tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

- Xây dựng chuẩn đầu ra cấp độ 3 theo CDIO

- Thiết kế chương trình đào tạo theo CDIO ở dạng chương trình khung

- Thiết kế đề cương chi tiết cho 1môn học chuyên ngành

- Việc đánh giá chương trình đào tạo sau khi thiết kế chỉ dừng lại ở phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, chưa thực nghiệm để đánh giá chương trình

- Đề tài chỉ khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Điện- Điện tử, Kỹ sư Điện- Điện tử, sinh viên năm cuối ngành ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trên địa bàn TP Cần Thơ; giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử ở các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật- công nghệ Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Cao đẳng Nghề Cần Thơ

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như:

- Các văn bản quy định của Bộ Giáo Dục và đào t ạo về khung chương trình đào tạo đại học ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử

- Các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức đào tạo theo chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử ở một số trường trong nước

- Các tài liệu, sách, báo, chuyên đề có nghiên cứu về cải tiến và xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO tại Việt Nam

- Các trang web, tài liệu tham khảo khác có liên quan đến đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát: Quan sát các sinh viên thực tập tay nghề trong các phòng thực hành tại Trường Đại học Tây Đô và một số trường đại học trong khu vực TP Cần Thơ

- Phương pháp điều tra: Dùng phiếu khảo sát nhu cầu học tập của sinh viên, nhu

cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ liên quan đến ngành

Kỹ thuật Điện- Điện tử trên địa bàn TP Cần Thơ

Trang 22

- Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn (có ghi âm, ghi hình) một số

cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn, một số phóng viên báo, đài chuyên viết cho mảng giáo dục và đào tạo; các giảng viên giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá tính khả thi

của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trình độ đại học tại Đại học Tây Đô

7.3 Phương pháp thống kê:

Bao gồm thu thập dữ liệu, xử lý và thống kê để làm luâ ̣n cứ cho đề tài

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

CDIO (Conceive- hình thành ý tưởng; Design- thiết kế ý tưởng; Implement- thực hiện;

Operate- vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ

sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học

Trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực C- D- I- O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội Giới hạn của đề tài là chỉ nghiên cứu xoay quanh việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử Trường Đại học Tây Đô, cho nên người nghiên cứu mong muốn sau khi đề tài được nghiệm thu

sẽ có được những đóng góp thiết thực và hiệu quả nhất qua một số mặt cụ thể sau:

- Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đại học của ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử của Trường Đại

học Tây Đô lên một tầm cao mới

- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của Trường Đại học Tây Đô và yêu cầu của nhà sử dụng lao động

- Tạo chất xúc tác, kích thích sự khám phá, giải quyết tình huống của sinh viên; tăng tính tương tác giữa thầy trò trong quá trình dạy học…

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO

Chương 2: Thực trạng về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật

Điện- Điện tử tại Đại học Tây Đô đáp ứng nhu cầu xã hội tại TP Cần Thơ

Trang 23

Chương 3: Phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Điện, Điện tử

trong trường Đại học Tây Đô

Tháng thứ Nội dung công việc

Trang 24

PHẦN NỘI DUNG

Trang 25

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO THEO HƯỚNG CDIO 1.1 MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

CDIO là một giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trên

cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

và xã hội

- Hình thành ý tưởng (Conceive): Là việc xác định yêu cầu ban đầu, lựa chọn công nghệ

sử dụng, các chiến lược, các quy tắc, thiết lập các kế hoạch sơ bộ, kế hoạch kỹ thuật và các kế hoạch liên quan khác [10, 8]

- Thiết kế (Design): Tập trung vào hình thành các bản thiết kế, gồm các kế hoạch, bản vẽ

và thuật toán mô tả sản phẩm, quá trình hệ thống gì sẽ được triển khai [10, 9]

- Triển khai (Implement): Là giai đoạn chuyển thiết kế thành sản phẩm, bao gồm việc chế

tạo thiết bị phần cứng, lập trình phần mềm, kiểm tra và phê chuẩn [10, 9]

- Vận hành (Operate): Sử dụng sản phẩm, quy trình hoặc hệ thống được triển khai để

đem lại những giá trị mong muốn đã dự định bao gồm: Bảo trì, phát triển, tái sử dụng và đào thải hệ thống [10, 9]

1.1.2 Chuẩn đầu ra

Có nhiều khái niệm về chuẩn đầu ra, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản chuẩn đầu ra là những quy định, tiêu chí về năng lực hay khả năng mà người học có được sau khi kết thúc

Trang 26

môn học hay chương trình học

Ý nghĩa của chuẩn đầu ra đối với giảng viên:

1 Làm cơ sở để thiết kế nội dung dạy học,

2 Thiết kế chiến lược dạy học và thực hiện,

3 Chọn lựa phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp, hiệu quả

4 Phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên……

Ý nghĩa của chuẩn đầu ra đối với sinh viên:

1 Biết được điều gì mình cần đạt được một cách khá chi tiết (làm được gì?)

2 Sinh viên biết để lựa chọn ngành nghề đào tạo (tuyển sinh)

3 Học tập và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra

4 Hướng dẫn sinh viên và giúp sinh viên chuẩn bị thi kiểm tra

5 Cơ hội việc làm của sinh viên

Ý nghĩa của chuẩn đầu ra đối với doanh nghiệp:

1 Biết nguồn tuyển dụng theo nhu cầu

2 Tuyển dụng hiệu quả theo chuẩn đầu ra

3 Đánh giá khả năng cung ứng nhân lực để có quyết định đầu tư

4 Xây dựng đối tác với cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực…

Ý nghĩa của chuẩn đầu ra đối với cơ sở đào tạo:

1 Quảng bá ngành học

2 Theo dõi đánh giá giảng viên, hiệu suất của các khoa và của trường

3 Tăng cường khả năng hợp tác với doanh nghiệp, đổi mới chương trình đào tạo

4 Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, đào tại theo tín chỉ, liên thông, kiểm định…

1.1.3 Chuẩn đầu ra theo phương pháp tiếp cận CDIO

Là năng lực hoặc khả năng mà sinh viên có được sau khi kết thúc môn học hay chương trình học Trong giáo dục theo hướng CDIO, chuẩn đầu ra trả lời cho câu hỏi: “Sinh viên đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ toàn diện nào khi rời khỏi trường đại học và đạt được ở trình

độ năng lực nào?”

1.1.4 Chương trình đào tạo

Có nhiều khái niệm khác nhau về chương trình đào tạo (CTĐT), tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản thì chương trình đào tạo là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở

Trang 27

giáo dục đào tạo” Hay nói một cách khác thì CTĐT là một tập hợp các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường

1.1.5 Chương trình khung

Chương trình khung là khung chương trình cộng với phần nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn cơ bản và chuyên môn; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập

- Chương trình khung bao gồm khung chương trình cùng với những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong CTĐT của tất cả các trường Đại học và Cao đẳng

- Chương trình khung = Khung chương trình + Nội dung cứng

+ Khung chương trình (Curriculum Framework): Là văn bản Nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các CTĐT Khung chương trình xác định sự khác biệt

về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau

+ Nội dung cứng: Là nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong CTĐT của tất cả các trường Đại học và Cao đẳng

1.1.6 Phát triển chương trình đào tạo

Phát triển chương trình đào tạo là xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động được liệt

kê để khẳng định sự đạt được mục tiêu và mong muốn của hệ thống giáo dục dựa trên một thiết kế hoặc một mô hình hiện hành

Nói một cách khác, phát triển chương trình đào tạo là một quá trình ra các quyết định theo một trình tự và điều chỉnh, sửa đổi dựa trên việc đánh giá thường xuyên liên tục Có nghĩa

là đòi hỏi phải có tư duy logic để kiểm tra trật tự ra quyết định và cách thức ra quyết định để đảm bảo đã cân nhắc hết các yếu tố liên quan trước khi ra quyết định

Phát triển là một từ mang nghĩa thay đổi, thay đổi trong chương trình đào tạo có nghĩa là những lựa chọn hoặc điều chỉnh hoặc thay thế những trật tự đã có sẵn Tuy nhiên, thay đổi chưa chắc đã mang lại sự phát triển Chỉ có những thay đổi tích cực mới mang lại sự phát triển

Để có sự thay đổi tích cực mang lại sự phát triển cần phải:

- Thay đổi có mục đích: Phải xác định rõ ràng cụ thể trong mục đích hoặc mục tiêu

- Thay đổi phải lập được kế hoạch: Đây là một loạt các bước theo trình tự và hệ thống để dẫn tới trạng thái đạt được mục tiêu Điều này cần được thực hiện trong một khoảng thời gian và yêu cầu cần phải đạt được sự tiến bộ trong các hoạt động và nhiệm vụ đã được lập trình sẵn

- Thay đổi phải là thay đổi tiến bộ: Thay đổi tiến bộ mang lại cải thiện

Trang 28

1.2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THEO CDIO

1.2.1 Lịch sử hình thành

Vào những năm 1980 và 1990, giới kỹ sư trong ngành công nghiệp và chính phủ cùng lãnh đạo các trường đại học bắt đầu bàn luận về việc cải cách tiến trình giáo dục kỹ thuật Trong quá trình này, họ đã xem xét các tố chất mong muốn của kỹ sư tốt nghiệp trong những năm gần đây và lập ra danh sách các tố chất mong muốn của kỹ sư trong tương lai Trong danh sách này, phổ biến nhất là sự phê phán gián tiếp về giáo dục kỹ thuật đương thời, trong đó coi trọng giảng dạy lý thuyết bao gồm: Toán, khoa học và các môn kỹ thuật Trong khi đó, nền tảng thực hành như: Kỹ năng thiết kế, làm việc theo nhóm và giao tiếp không được đề cao

Sự phê phán này biểu lộ sự mâu thuẫn giữa hai mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ thuật đương đại, đó là: Yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ, đồng thời cũng yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành người đa năng có các kỹ năng cá nhân,

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống

Những chương trình giáo dục kỹ thuật ở phần lớn các quốc gia trên thế giới chứa đựng mâu thuẫn này- là sản phẩm của sự phát triển giáo dục kỹ thuật trong nửa thế kỷ trước Trong những năm đó, các chương trình này đã chuyển đổi từ chương trình giáo dục dựa trên thực hành sang mô hình đào tạo dựa trên khoa học kỹ thuật Hệ quả chủ ý của sự thay đổi này là nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng khoa học vững chắc để đối ứng với những thách thức kỹ thuật có thể gặp phải trong tương lai Hệ quả không chủ ý của sự thay đổi này là sự chuyển đổi trong văn hóa giáo dục kỹ thuật, mà sự chuyển đổi đó làm giảm giá trị của những kỹ năng và thái độ được xem là tiêu chuẩn của giáo dục kỹ thuật cho đến thời kỳ ấy Từ đó đã hình thành sự mâu thuẫn giữa chương trình giảng dạy thiên về lý thuyết và chương trình giảng dạy thiên về thực hành

Thách thức hiện nay là cần có sự thay đổi nhằm giải tỏa mâu thuẫn này để đáp ứng yêu cầu của những bên liên quan ngoài trường đại học để cải cách chương trình và phương pháp giáo dục, và thực chất là để biến đổi văn hóa giáo dục

Đề xướng CDIO đáp ứng thách thức này thông qua việc đào tạo sinh viên trở thành người

kỹ sư toàn diện, hiểu được cách thức Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Triển khai- Vận hành những sản phẩm, quy trình, và hệ thống kỹ thuật phức hợp, có giá trị gia tăng, trong môi trường hiện đại, làm việc theo nhóm

1.2.2 Đề xướng CDIO

Đề xướng CDIO có ba mục tiêu tổng quát nhằm đào tạo những sinh viên có khả năng:

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật

- Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới

Trang 29

- Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội [10, 312]

1.2.3 Tầm nhìn của đề xướng CDIO

Đề xướng CDIO đề xuất một nền giáo dục nhấn mạnh nền tảng cơ bản trong bối cảnh Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Triển khai- Vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống Những điểm nổi bật của tầm nhìn này là:

- Giáo dục dựa trên các mục tiêu của chương trình học và chuẩn đầu ra của sinh viên được nêu rõ ràng nhờ vào sự góp ý của các bên liên quan

- Chuẩn đầu ra của sinh viên được đáp ứng bằng việc xây dựng một chuỗi kinh nghiệm học tập tích hợp, trong đó có một số kinh nghiệm mang tính trải nghiệm, nghĩa là, tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm những tình huống mà người kỹ sư sẽ gặp phải trong nghề nghiệp của họ

- Việc xây dựng một chuỗi kinh nghiệm học tập thích hợp sẽ tạo ratác dụng kép, vừa đào tạo các kỹ năng vừa hỗ trợ việc lĩnh hội sâu hơn các nền tảng cơ bản

1.2.4 Bản chất CDIO

CDIO là một hệ thống phương pháp phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, nhưng về bản chất, đây là quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ đầu ra (outcome- based) để thiết kế đầu vào Quy trình này được xây dựng đảm bảo tính khoa học và thực tiễn chặt chẽ Về tổng thể, CDIO có thể

áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành đào tạo

kỹ sư, bởi lẽ nó đảm bảo khung kiến thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng cho khối ngành kinh

tế, quản trị kinh doanh Cho nên, có thể nói, CDIO thực chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả

Đào tạo theo mô hình CDIO, sinh viên cần phải đạt những khối kỹ năng, kiến thức và khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được phát triển kỹ năng, kiến thức đó Mục tiêu đào tạo CDIO là hướng tới việc giúp sinh viên có được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn xã hội Những sinh viên giỏi có thể làm chủ, dẫn dắt sự thay đổi cần thiết theo hướng tích cực Hình 1.1 sau đây cho ta cách nhìn tổng quan về việc triển khai phương pháp tiếp cận CDIO:

Trang 30

Điều tra, khảo sát

CÁC TIÊU CHUẨN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HIỆN TẠI Xác định chuẩn đầu ra

Thiết kế lại các môn học

và chương trình

So sánh chuẩn với các phương pháp dạy

và học

So sánh chuẩn các

kỹ năng

Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Dạy như thế nào? Dạy cái gì?

Thực tiễn tốt nhất

Hình 1.1: Thực hiện theo cách tiếp cận CDIO

Theo đánh giá của các chuyên gia, những lợi ích mà đào tạo theo mô hình CDIO mang lại là: Gắn kết được cơ sở đào tạo với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó; giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn; các công đoạn quá trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ; gắn phát triển chương trình đào tạo với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học

1.2.5 Các tiêu chuẩn CDIO

Tháng 01 năm 2004, “Đề xướng CDIO” đã tiếp nhận 12 tiêu chuẩn mô tả về các

chương trình CDIO Những nguyên tắc hướng dẫn này được phát triển để đáp ứng mong muốn của các nhà lãnh đạo chương trình, cựu sinh viên và các đối tác doanh nghiệp Vậy thì làm thế nào để nhận biết được các chương trình CDIO và sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình này? Kết quả là các tiêu chuẩn CDIO này định nghĩa những đặc điểm riêng biệt của một chương trình CDIO, đóng vai trò như những hướng dẫn cho việc cải cách và kiểm định chương trình đào tạo, xác lập những đối sánh và mục tiêu mang lại sự ứng dụng trên toàn cầu

và cung cấp một khuôn khổ cho sự cải tiến liên tục [10, 313]

Mười hai tiêu chuẩn CDIO nhằm vào triết lý của chương trình (tiêu chuẩn 1), sự phát triển chương trình đào tạo (các tiêu chuẩn 2, 3 và 4), các trải nghiệm thiết kế - triển khai và các không gian làm việc (các tiêu chuẩn 5 và 6), các phương pháp giảng dạy và học tập mới (các tiêu chuẩn 7 và 8), phát triển giảng viên (các tiêu chuẩn 9 và 10), và đánh giá và kiểm định (các

Trang 31

tiêu chuẩn 11 và 12) Trong 12 tiêu chuẩn này, có bảy tiêu chuẩn được xem là thiết yếu vì chúng phân biệt các chương trình CDIO với các đề xướng cải cách giáo dục khác, năm tiêu

chuẩn phụ hỗ trợ cho chương trình CDIO một cách đáng kể và phản ánh những thông lệ thực

hành tốt nhất trong giáo dục kỹ thuật [10, 313]

Nội dung 12 tiêu chuẩn này được thể hiện như sau:

TIÊU CHUẤN 1- BỐI CẢNH (Context)

Tiếp nhận nguyên lý rằng việc phát triển và triển khai vòng đời của sản phẩm, quy

trình và hệ thống- Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, và Vận hành- là bối

cảnh của giáo dục kỹ thuật

TIÊU CHUẨN 2- CHUẨN ĐẦU RA (Learning outcomes)

Những chuẩn đầu ra chi tiết, cụ thể đối với những kỹ năng cá nhân và giao tiếp và

những kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, cũng như các kiến thức

chuyên môn, phải nhất quán với các mục tiêu của chương trình và được phê chuẩn

bởi các bên liên quan của chương trình.

TIÊU CHUẨN 3- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÍCH HỢP (Intergrated

Curriculum)

Một chương trình đào tạo được thiết kế có các khóa học kiến thức chuyên ngành hỗ

trợ lẫn nhau, có một kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các kỹ năng cá nhân và

giao tiếp, và kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống

TIÊU CHUẨN 4- GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT (Introduction Engineering)

Một môn giới thiệu mang lại khung chương trình cho thực hành kỹ thuật trong việc

kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, và giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao

tiếp thiết yếu.

TIÊU CHUẨN 5- CÁC TRẢI NGHIỆM THIẾT KẾ- TRIỂN KHAI (Design

Implement Experiences)

Một chương trình đào tạo gồm ít nhất hai trải nghiệm thiết kế - triển khai, bao gồm

một ở trình độ cơ bản và một ở trình độ nâng cao.

TIÊU CHUẨN 6- KHÔNG GIAN LÀM VIỆC KỸ THUẬT (Engineering

Workspaces)

Không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ và khuyến khích học tập

thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống; kiến thức

chuyên ngành; và học tập xã hội

Trang 32

Đề cương CDIO cấp độ 1 chia CĐR thành 4 năng lực cốt lõi:

a Rèn luyện tri thức và lý luận

b Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp và các tố chất

c Kỹ năng giao tiếp: Làm việc theo nhóm và giao tiếp

d Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường

1.2.6.2 Đề cương CDIO cấp độ 2:

TIÊU CHUẨN 7- CÁC TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP TÍCH HỢP (Integrated

Learning Experiences)

Các trải nghiệm học tập tích hợp đưa đến sự tiếp thu các kiến thức chuyên ngành,

cũng như các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy

trình, và hệ thống

TIÊU CHUẨN 8- HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG (Active Learning)

Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động

TIÊU CHUẨN 9- NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ KỸ NĂNG CỦA GIẢNG VIÊN

(Enhancement of Faculty Competence)

Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong các kỹ năng cá nhân và giao

tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống

TIÊU CHUẨN 10- NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

(Enhancement of Faculty TeachingCompetence)

Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong việc cung cấp các trải

nghiệm học tập tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm

chủ động, và trong việc đánh giá học tập của sinh viên.

TIÊU CHUẨN 11- ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP (Learning Assessment)

Đánh giá học tập của sinh viên về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng

kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, cũng như kiến thức chuyên ngành

TIÊU CHUẨN 12- KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH (Program Evalution)

Một hệ thống kiểm định các chương trình theo 12 tiêu chuẩn này cung cấp phản hồi

đến sinh viên, giảng viên và các bên liên quan khác cho mục đích cải tiến liên tục

Trang 33

Đề cương CDIO cấp độ 2 chia CĐR thành 19 năng lực cụ thể:

a Rèn luyện tri thức và lý luận

+ Kiến thức cơ bản về toán học và khoa học

+ Kiến thức nền tảng về kỹ thuật cốt lõi

+ Kiến thức nền tảng về kỹ thuật nâng cao, các hệ thống và thiết bị

b Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp và các tố chất

+ Vận dụng lý luận và giải quyết vấn đề

+ Thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức

+ Suy nghĩ tầm hệ thống

+ Quan điểm, suy nghĩ và học hỏi

+ Đạo đức, công bằng và trách nhiệm

c Kỹ năng giao tiếp: Làm việc theo nhóm và giao tiếp

+ Làm việc theo nhóm

+ Giao tiếp

+ Giao tiếp bằng ngoại ngữ

d Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường

+ Bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường

+ Bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh

+ Hình thành ý tưởng, xây dựng và quản lý hệ thống kỹ thuật

Trên cơ sở 19 năng lực cụ thể của đề cương CDIO cấp độ 2, đề cương CDIO cấp độ 3

chia chi tiết CĐR thành 97 tiêu chí Xin xem đính kèm phụ lục 1

1.2.7 Đối sánh đề cương CDIO với các chuẩn đào tạo kỹ sư khác trên thế giới như ABET, CEAB

Để chương trình CDIO triển khai tại các trường đại học khác nhau trên toàn thế giới cần phải đáp ứng như những tiêu chuẩn quốc gia và được công nhận như tiêu chuẩn ABET

(Accreditation Board for Engineering Technology) tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn CEAB (Canadian

Trang 34

Engineering Accreditation Board) hoặc Cơ quan quốc gia về giáo dục đại học ở Thụy Điển

Yêu cầu này nhằm đem lại xác nhận về mối tương quan giữa đề cương CDIO với chuẩn đầu

ra về giáo dục đại học mà quốc gia đòi hỏi

1.2.7.1 Đối sánh với tiêu chuẩn ABET EC2010

Chương trình đào tạo kỹ sư phải đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp có được:

a) Khả năng ứng dụng kiến thức của toán học, khoa học và kỹ thuật

b) Khả năng thiết kế, tiến hành các thí nghiệm, phân tích và diễn giải dữ liệu

c) Khả năng thiết kế một hệ thống, các thành phần, hoặc quá trình để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thực tế; chẳng hạn như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, sức khỏe, đạo đức và an toàn, tính sản xuất và tính bền vững

d) Khả năng hoạt động nhóm đa ngành

e) Khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật

f) Hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức

g) Khả năng giao tiếp hiệu quả

h) Kiến thức giáo dục rộng cần thiết để hiểu được tác động của giải pháp kỹ thuật trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu, xã hội và môi trường

i) Nhận biết được sự cần thiết và khả năng học tập suốt đời

j) Kiến thức về các vấn đề đương đại

k) Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và các thiết bị kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật

Bảng 1.1 cho ta thấy được sự tương quan giữa đề cương CDIO và tiêu chuẩn ABET EC2010

Trang 35

Đề cương CDIO a b c d e f ABET EC2010 g h i j k

1.1 Kiến thức cơ bản về toán học và khoa học

1.2 Kiến thức nền tảng về kỹ thuật cốt lõi

1.3 Kiến thức nền tảng về kỹ thuật nâng cao, các hệ

thống và thiết bị

2.1 Vận dụng lý luận và giải quyết vấn đề

2.2 Thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức

2.3 Suy nghĩ tầm hệ thống

2.4 Quan điểm, suy nghĩ và học hỏi

2.5 Đạo đức, công bằng và trách nhiệm

3.1 Làm việc theo nhóm

3.2 Giao tiếp

3.3 Giao tiếp bằng ngoại ngữ

4.1 Bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường

4.2 Bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh

Tương quan mạnh Tương quan tốt

Bảng 1.1: Tương quan giữa đề cương CDIO và tiêu chuẩn ABET EC2010

1.2.7.2 Tiêu chuẩn CEAB và các tài liệu kiểm định quốc gia

Tháng 9 năm 2008, các kỹ sư Canada thông qua CEAB hình thành nên bảng tổng hợp các tiêu chí mới về công nhận và thủ tục Tiêu chuẩn CEAB bao gồm 12 thuộc tính tương quan với đề cương CDIO đó là:

1 Kiến thức cơ bản về kỹ thuật

Trang 36

9 Tác động của kỹ thuật về xã hội và môi trường

10 Đạo đức và công lý

11 Kinh tế và quản lý dự án

12 Học tập suốt đời

Bảng 1.2 cho thấy được sự tương quan giữa đề cương CDIO và tiêu chuẩn CEAB

Đề cương CDIO Tiêu chuẩn CEAB 3.1

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1.1 Kiến thức cơ bản về toán học và khoa học

1.2 Kiến thức nền tảng về kỹ thuật cốt lõi

1.3 Kiến thức nền tảng về kỹ thuật nâng cao, các hệ

thống và thiết bị

2.1 Vận dụng lý luận và giải quyết vấn đề

2.2 Thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức

2.3 Suy nghĩ tầm hệ thống

2.4 Quan điểm, suy nghĩ và học hỏi

2.5 Đạo đức, công bằng và trách nhiệm

3.1 Làm việc theo nhóm

3.2 Giao tiếp

3.3 Giao tiếp bằng ngoại ngữ

4.1 Bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường

4.2 Bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh

Tương quan mạnh Tương quan tốt

Bảng 1.2: Tương quan giữa đề cương CDIO và tiêu chuẩn CEAB

1.2.7.3 Đối sánh với tiêu chí đào tạo của UNESCO

Một xác nhận độc lập của sự lựa chọn phương pháp CDIO là phân loại giáo dục phổ thông được phát triển bởi UNESCO

UNESCO đề xuất bốn trụ cột của giáo dục bao gồm: học để biết (Learning to know), học để làm (Learning to do), học để cùng chung sống (Learning to live together) và học để làm người (Learning to be)

 Học để biết: Nắm được công cụ để hiểu

 Học để làm: Có khả năng sáng tạo tác động vào môi trường của mình

 Học để cùng chung sống: Có khả năng tham gia và hợp tác với người khác

Trang 37

 Học để làm người: Sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ 3 trụ cột trên

Cách xây dựng của đề cương CDIO thích ứng khuôn khổ của UNESCO với bối cảnh của giáo dục kỹ thuật Ở cấp độ đầu tiên, đề cương CDIO được chia thành bốn loại:

1 Rèn luyện tri thức và lý luận (UNESCO: Học để biết- Learning to know)

Phần 1 của đề cương CDIO xác định kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật mà một

kỹ sư tốt nghiệp phải đạt được

2 Kỹ năng và tố chất cá nhân và chuyên nghiệp (UNESCO: Học để làm người- Learning to be)

Phần 2 của đề cương CDIO là các kỹ năng cá nhân bao gồm: Giao tiếp, giải quyết vấn

đề, khả năng suy nghĩ sáng tạo, phê bình, tính hệ thống và đạo đức nghề nghiệp

3 Kỹ n ăng giao tiếp: làm việc theo nhóm và giao tiếp (UNESCO: Học để cùng chung sống- Learning to live together)

Phần 3 của đề cương CDIO liệt kê những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả

4 Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp,

xã hội và môi trường (UNESCO: Học để làm- Learning to do)

Mặc dù bốn trụ cột về giáo dục của UNESCO được hình thành từ rất lâu trước khi bảng dự thảo đầu tiên của đề cương CDIO ra đời và các nhà xây dựng dự thảo của đề cương chưa biết về sự tồn tại của nó nhưng đề cương CDIO vẫn đảm bảo được bốn trụ cột về giáo dục của UNESCO Như vậy, có thể nói UNESCO và CDIO độc lập với cùng một cấu trúc cơ bản của bốn trụ cột của giáo dục

1.2.8 Kiểm tra và đánh giá theo CDIO

Việc học tập được đánh giá trước, trong, và sau các hoạt động giảng dạy Đánh giá quá trình (formative) thu thập chứng cứ về thành quà của sinh viên khi sinh viên đang ở trong quá trình học tập Kết quả của đánh giá quá trình cho sinh viên biết về tiến bộ của họ, giúp theo dõi tiến độ của công tác giảng dạy, và chỉ ra các lĩnh vực giảng dạy cần được thay đổi Đánh giá tổng kết (summative) thu thập chứng cứ lúc kết thúc một hoạt động giảng dạy, chẳng hạn như một đồ án lớn, một môn học, hay toàn bộ chương trình Các kết quả của việc đánh giá tổng kết nói lên mức độ của các chuẩn đầu ra dự định mà các sinh viên đạt được trong đồ án, môn học, hay chương trình Nếu hoạt động giảng dạy được lặp lại với các sinh viên khác, việc đánh giá tổng kết, cũng như đánh giá quá trình, được dùng để cải tiến chương trình đào tạo, các phương pháp giảng dạy- học tập, và sự thiết kế và sử dụng các không gian học tập [10, 176]

Trang 38

Đánh giá việc học tập của sinh viên về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, về các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, và về kiến thức chuyên ngành có bốn giai đoạn chính:

+ Xác định các chuẩn đầu ra

+ Tương ứng các phương pháp đánh giá với chương trình đào tạo, các chuẩn đầu ra, và các phương pháp giảng dạy

+ Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để thu thập chứng cứ về thành quả của sinh viên

+ Sử dụng các kết quả đánh giá để cải tiến việc giảng dạy và học tập [10, 177]

Theo quan điểm truyền thống, đánh giá được quan niệm tách rời giảng dạy Giảng viên tin rằng thời gian dành cho đánh giá sẽ phải lấy đi từ thời gian “giảng dạy”; sinh viên thường xem đánh giá thật đáng sợ và có tính đe dọa Trái lại, quan điểm CDIO lấy việc đánh giá làm trọng tâm của học tập, nghĩa là phần không tách rời trong quá trình giảng dạy, nhằm khuyến khích học tập tốt hơn trong nền văn hóa thầy trò cùng học Bảng 1.3 là một so sánh của đánh giá lấy giảng dạy làm trọng tâm và đánh giá lấy học tập làm trọng tâm, dựa trên nghiên cứu của Huba và Freed

Đánh giá lấy giảng dạy làm trọng tâm Đánh giá lấy học tập làm trọng tâm

Dạy và đánh giá tách rời Dạy và đánh giá đan xen với nhau

Đánh giá dùng để theo dõi học tập Đánh giá dùng để thúc đẩy và phán đoán việc

học tập Trọng tâm là vào các câu trả lời đúng Trọng tâm là việc đưa ra các câu hỏi hay hơn

và việc học hỏi rút ra từ những sai sót Việc học tập mong muốn được đánh giá gián

tiêp thông qua việc sử dụng các bài kiểm tra

được chẩm điểm khách quan

Việc học tập mong muốn được đánh giá trực tiếp thông qua các bài viết, đồ án, công việc,

hồ sơ thành tích sinh viên, v.v

Văn hóa là cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân Văn hóa là phối hợp, hợp tác, và hỗ trợ

Chỉ có sinh viên được xem là người học Giảng viên và sinh viên cùng học hỏi

Bảng 1.3: So sánh của đánh giá lấy giảng dạy làm trọng tâm và lấy học tập làm trọng tâm

Việc đánh giá lấy học tập làm trọng tâm nghĩa là nó tương ứng với các chuẩn đầu ra, sử dụng nhiều phương pháp nhằm thu thập chứng cứ của thành quả, và thúc đẩy việc học tập trong môi trường hỗ trợ, hợp tác Đánh giá tập trung vào việc thu thập chứng cứ để thấy rằng sinh viên

đã phát triên năng lực vê kiến thức chiyên ngành, các kỹ năng cá nhân và giao tiêp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống Việc đánh giá học tập sinh viên chính là trọng tâm của Tiêu chuẩn 11 [10, 178]

Quy trình đánh giá học tập của sinh viên có 4 giai đoạn chính: Xác định chuẩn đầu ra; tương ứng các phương pháp đánh giá với chuẩn đầu ra và các phương pháp giảng dạy; sử dụng nhiều phương pháp đánh giá nhằm thu thập chứng cứ về việc học của sinh viên; và sử dụng các kết

Trang 39

quả đánh giá để cải tiến việc giảng dạy và học tập Hình 1.2 minh họa quy trình đánh giá học tập

có thể triển khai trong bất kỳ chương trình giáo dục nào Các đặc tính riêng biệt của việc đánh giá học tập của sinh viên trong các chương trình CDIO liên quan với bản chất của các chuẩn đầu

ra, và sự tích hợp cùa chúng vào trong chương trình đào tạo

Hình 1.2: Quy trình đánh giá học tập của sinh viên theo CDIO

Một số phương pháp thu thập dữ liệu và đánh giá học tập của sinh viên theo cách tiếp cận CDIO như sau:

+ Các câu hỏi viết và vấn đáp

+ Xếp hạng năng lực

+ Xét duyệt sản phẩm

+ Nhật ký kỹ thuật và hồ sơ thành tích cá nhân

+ Các công cụ tự báo cáo khác

Một chương trình triển khai tốt công tác đánh giá học tập khi có một kế hoạch đánh giá học tập của sinh viên một cách rõ ràng, với sự tham gia của đa số các giảng viên và các thành viên giáo dục khác, và có nhiều phương pháp đánh giá phù hợp với các chuẩn đầu ra Việc triển khai được coi là thành công nếu đa số giảng viên sử dụng nhiều phương pháp đánh giá phù hợp khác nhau,

và các kết quả đánh giá được sử dụng để xác định thành quả của sinh viên nhằm cải tiến các trải nghiệm giảng dạy - học tập trong các môn học của họ Nói ngắn gọn, một chương trình triển khai thành công việc đánh giá học tập của sinh viên khi có các chứng cứ rằng tất cả 4 giai đoạn của quy trình đánh giá học tập như đã mô tả ở hình 1.2 được thực hiện [10, 179]

ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

Xác định chuẩn đầu ra

Nhất quán với các phương pháp đánh giá với CĐR

Dùng kết quả để

cải tiến giảng dạy

và học tập

Dùng nhiều phương pháp để thu thập, phân tích

dữ liệu

Trang 40

1.3 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG CDIO

1.3.1 Xây dựng chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo

Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ- BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo xác định rõ:

- Chương trình giáo dục đại học thể hiện r õ mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học

- Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Mỗi chương trình khung tương ứng với một ngành đào tạo ở một trình độ đào tạo cụ thể Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành đào tạo

- Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: Giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp

Như vậy, việc xây dựng chương trình đại học đòi hỏi phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, thể hiện rõ mục tiêu, kiến thức, kỹ năng…

và chia thành hai khối kiến thức: Giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp

1.3.2 Ứng dụng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO

1.3.2.1 Yêu cầu đào tạo người kỹ sư trong thời đại mới

Vấn đề đặt ra cho những người đang làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cho các doanh nghiệp là làm sao phải đào tạo được nguồn lực kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, khả năng ngoại ngữ tốt, quản lý giỏi Hay nói cách khác, cần xác định rõ vai trò và chức năng của người kỹ sư đối với doanh nghiệp:

+ Người kỹ sư hiện đại tham gia vào toàn bộ chu trình vòng đời sản phẩm, quy trình, và

hệ thống từ đơn giản tới cực kỳ phức tạp nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung đó là đáp ứng nhu cầu xã hội

+ Người kỹ sư giỏi biết quan sát và lắng nghe cẩn thận để nhận định được những nhu cầu của đối tượng mà họ phục vụ Họ tham gia vào việc hình thành ý tưởng cho thiết bị hoặc hệ thống đó

+ Người kỹ sư hiện đại phải biết thiết kế sản phẩm, quy trình, và hệ thống kết hợp với công nghệ Đôi khi đó là công nghệ hiện đại, có thể mở ra những chân trời mới và tạo ra những

Ngày đăng: 29/10/2016, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w