1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

21 824 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 265,29 KB

Nội dung

Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu Bài 1: Hình như đã là thi sĩ, không ai có thể vô tình không nói đến cảnh thu.. Bởi thế, dù thu tới với những nét u hoài, nhà thơ vẫn bị hút v

Trang 1

Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Bài 1:

Hình như đã là thi sĩ, không ai có thể vô tình không nói đến cảnh thu Thế

kỷ trước, nhà thơ làng Yên Đổ đã

vang danh trong văn học với ba bài thơ thu trác tuyệt Sang đầu thế kỷ

XX, tản đàn cũng bùi ngùi mượn tiếng

tơ sầu “cảm thu, tiễn thu” Rồi đến lớp thi nhân cùng thời Xuân Diệu cũng

tả cảnh thu, nghe “tiếng thu”, thương

nhớ bồi hồi với thu Nhưng trong âm hưởng của tiếng đàn thu muôn điệu

ấy, bài thơ của Xuân Diệu vẫn có một

nét riêng Cái tài tình của thi nhân là nói đến một đề tài muôn thuở rất quen thuộc của thi ca chẳng những không

trùng lặp sáo mòn, mà còn hé mở những nét tươi mới

Xuân Diệu, tự ví mình là cây kim bé nhỏ còn vạn vật là muôn đá nam châm Bởi thế, dù thu tới với những nét u

hoài, nhà thơ vẫn bị hút vào với nhiều sắc điệu rực rỡ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hang ;

Đây mùa thu tới –mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

“Rặng liễu” xuất hiện ngay đầu bài thơ trong dáng “đứng chịu tang” với tóc buồn buông xuống và lệ ngàn hàng

đã gợi lên một cảm giác tang tóc buồn thảm Hãy chú ý sự tưởng phong phú của thi nhân: dáng liễu mém buông

xuống như những mái tóc thiếu nữ và đồng thời cũng là lệ tuôn, tạo thành một dáng vẻ u buồn Câu thơ chưa

nhắc đến thu mà người đọc là chớm nhận ra thấp thoáng bóng thu sang Khi ấy, hồn thơ thi nhân như reo lên:

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Lời thơ chợt biến đổi, với điệp khúc “Mùa thu tới” âm vang như tiếng chào thân quen, nhưng ít nhiều đợm chút

bâng khuâng, xao xuyến, bởi nhà thơ thấy “mùa thu tới” rực rỡ trong sắc

áo dệt bằng lá vàng mơ nhạt

Hai câu thơ thật đẹp và sáng với sự lan tỏa của các âm tiết vang tạo thành tiếng nhạc du dương của buổi đầu

Trang 2

mùa thu tàn tạ Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh, nhưng liền đó đã ngân lên nhịp bước của thời gian Vẻ tàn

tạ của mùa thu rõ dần Các loài hoa lần lượt lìa cành và màu vàng mơ đã chuyển thành màu đỏ đang rũa mòn

màu xanh:

Hơn một loài hoa đã rụng cạnh

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Là lẽ tự nhiên của trời đất, sang thu, cảnh vật trở nên phai tàn, lạnh lẽo Trời buồn, lá rụng, giơ hiu hiu Thơ tả

mùa thu không bao giờ thiếu vắng hình ảnh đó Bài thơ này cũng thế, cũng những cảnh vật khách quan quen

thuộc của mùa thu, như dáng vẻ tàn tạ của “hoa đã rùng cành” chỉ còn trơ trọi, “đôi nhánh khô gầyg xương

mỏng manh”…, nhưng Xuân Diệu đã biết cách cảm nhận chúng theo cách riêng của mình, dường như nhà thơ

huy động mọi giác quan để cảm nhận cảnh vật của đất trời lúc sang thu Có

lẽ chỉ Xuân Diệu mới nắm bắt được

bước đi của thời gian qua các chi tiết “hơn một loài hoa”, “sắc đỏ rũa màu xanh”, và sự rũa mòn của thời gian

như tạo thành những luồng cảm giác run rẩy, rung rinh trong lá Thế Lữ đọc các dòng thơ tả cảnh của Xuân

Diệu đã cảm thấy thi sĩ như đang nói: “tất cả chúng tôi run rẩy tựa dây đàn” Nhà thơ đã cảm thấy mùa thu bằng

tất cả cảm giác của cơ thể

Thi nhân đã cảm nhận sự náo động rất nhẹ nhàng của thiên nhiên “khi mùa thu tới” và đã sử dụng tài tình những

từ láy “run rẩy rung rinh” để vẽ nên những cảm giác của lá cây khi sắp lìa cành

Đây là câu thơ nổi tiếng mà Hoài thanh nhận xét là rất tiêu biểu cho cách cảm thụ của Xuân Diệu

Trang 3

sương gió làm nhạt nhòa cảnh vật:

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngo

Non xa khởi sự nhạt sương mờ

Đã nghe tiếng rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò?

Mùa thu không chỉ xâm chiếm cảnh vườn mà tràn ngập khắp vũ trụ Như cũng cảm cảnh thu, nàng trăng có lúc

“tự ngẩn ngơ” Tả ánh trăng bang bạc lung linh khi tỏ khi mờ trong lối nhân hóa này thật tuyệt Phải có trăng

như thế mới có được hình ảnh “non xa khởi sự trăng mờ”, để rồi khắp cả không gian như tỏa ra một không khí

lạnh lẽo, gợi hứng để nhà thơ viết hai câu rung động đến tột cùng cảm giác:

Đã nghe tiếng rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò?

Đây là hai câu hay trong toàn bài, về cả ý tình và âm điệu Nhịp thơ biến chuyển dồn dập với điệp từ đã đầu

câu, làm tăng thêm cái lạnh lẽo, vẳng vẻ thê lương Hãy để ý cái rét ở đây Không phải cái rét se se, “luồn” dùi

dụi của gió heo may mà cái “rét mướt” có vẻ ẩm ướt, lầy lội như thời tiết ít nhiều đã ngả sang đông, luồn vào

trong gió Chữ “luồn” gợi được cảm giác lạnh len lỏi vào cơ thể Nhịp sống con người cũng như ngưng đọng

lại: “đã vắng người sang những chuyến đò” Câu thơ có nhắc đến con người nhưng là bối cảnh nhạt nhòa, ẩn

hiện xa xa Toàn cảnh bức tranh mùa thu, tạo không khí lạnh lẽo hoang vắng, u buồn

Bài thơ kết lại trong cảm giác về sự chia li Với cuộc ra đi của màu sắc của

lá cây, sự phai mờ của trăng, của

núi, là từng bầy chim bay đi tìm tổ ấm:

Mây vẩn từng không, chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Ít nhiều hiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi nhiều

Lạ lùng sao, cứ mỗi độ thu về là người ta bàng hoàng liên tưởng đến phút chia li Có lẽ cảnh trời thu “mây vẩn

Trang 4

từng không” ảm đạm ít nhiều phù hợp với tâm trạng con người khi cách biệt Ngày trước, Nguyễn Du cho Thúy

Kiều tiễn Thúc Sinh vào một buổi thu “Người kên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Lưu Trọng Lư nhìn thấy nổi khắc khoải của lòng người khi tiếng thu “thổn thức” làm rạo rực “Hình ảnh người

chinh phu, trong lòng người cô phụ” Phải chăng tự nó, mùa thu đã hình thành cuộc chia li, đã khơi dậy bao nỗi

niềm u uất để cho những nàng thiếu nữ đương xuân chợt thoáng buồn vẩn

vơ và tựa mở màng xa xăm? Cái

dáng vẻ Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói” đã điểm thêm vào bức tranh thu một nét diễm lệ yêu kiều của sự hòa

điệu giữa con người và thiên nhiên Câu thơ cuối lửng lơ không một dấu chấm hỏi, mà như một dáng tư lự Tác

giả không cần đi sâu vào tâm tư những cô thiếu nữ, và ta cũng không muốn tìm hiểu thêm, chỉ biết đó là một

dáng vẻ mùa thu hòa điệu với sự ngẩn ngơ của nàng trăng ở trên và khí trời

Năm 1938, Thế Lữ đã trang trọng nói về thi sĩ Xuân Diệu như sau:

Trang 5

“… Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón một con người ân ái đa tình…” Và “Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu, vì ông thấy chỉ tình yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa” (Lời tựa tập Thơ thơ – 1938)

- “Đây mùa thu tới” rút trong tập “Thơ thơ” xuất bản năm 1938 - tập thơ đầu của Xuân Diệu

- Bài thơ nói lên tâm trạng buồn man mác, bâng khuâng khi mùa thu đẹp đang tới

Phân tích:

1 Mùa thu tới với rặng liễu:

- Trong thơ cổ: “liễu yếu đào tơ” gợi tả vẻ đẹp thanh tao của giai nhân Xuân Diệu nhân hóa liễu, một dáng liễu tang tóc buồn “đứng chịu tang”,

“lệ ngàn hàng”, liễu “đìu hiu” - Liễu mang nỗi buồn cô đơn của nàng cô phụ

Thi sĩ khẽ reo lên đón chào mùa thu sang Điệp ngữ vồn vã: “Đây mùa thu tới/ mùa thu tới” Đất trời như tắm trong một màu “mơ phai”, đó đây trong cành cây xanh đã điểm, đã “dệt” một hai chiếc lá vàng Tất cả gợi lên một thoáng thu mênh mang buổi đầu thu, thấm một nỗi buồn man mác Chữ

“dệt” rất thơ, rất mới

2 Mùa thu tới với vườn hoa

- Hoa đã bắt đầu rụng Một tín hiệu báo thu sang Không phải là tiếng nhạn kêu sương Một cách dùng số từ rất mới: “Hơn một loại hoa đã rụng cành”

- Mầu vàng là mầu điển hình của mùa thu quê ta Nắng vàng nhạt Trăng vàng nhạt Gió vàng… và lá vàng Mầu vàng cũng là hồn thu:

“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Trang 6

(Truyện Kiều)

“Sắc đâu nhuốm ố quan hà,

Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương”

(“Cảm thu, tiễn thu” - Tản Đà)

“Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”

(Bích Khê)

Với Xuân Diệu thì sắc thu đang tiệm tiến: “Trong vườn sắc đỏ rũa mầu xanh” Từng chấm đỏ cứ lần dần, loang ra trên mầu xanh của lá Một cách nhìn, một cách tả rất tinh tế và mới “Sắc đỏ” tương phản với “màu xanh” cũng là một nét thu, buổi đầu thu Cây đã bắt đầu rụng lá Gió thu se lạnh nhè nhẹ thổi Sử dụng phụ âm “r” và “m” để đặc tả cái khô gầy, run rẩy của cành hoa:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá,

Đôi nhành khô gầy xương mỏng manh”

Chất cảm giác, chất xúc giác biểu hiện rất thoáng và nhẹ qua 2 câu thơ tuyệt bút này

3 Mùa thu tới trên bến đò

Không có cảnh lỡ bước sang ngang Cũng không có cảnh “Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt” (Tỳ bà hành) Chỉ “đã nghe” và chỉ có “đã vắng”… Một không gian lạnh, rét mướt và vắng lặng Cô đơn buồn bao trùm cảnh vật, trăng mờ ẩn hiện Non xa thấp thoáng sau màn sương mờ nhạt nhòa Các dấu chấm lửng liên tiếp xuất hiện như mùa thu đang nhẹ trôi trong không gian và thời gian Những nét vẽ làm hiện lên cái hồn thu xứ sở: Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Trang 7

Đã nghe rét mướt luồn trong gió…

Chữ “luồn” độc đáo, thần tình đã cụ thể “gió”, chỉ cảm nhận được chứ không hình dung được

4 Mùa thu tới với thiếu nữ

Thơ cổ hay nói mùa thu về với cô phụ lạnh lùng đơn chiếc Với Xuân Diệu, thu tới “trăng tự ngẩn ngơ” trên trời xanh, và thiếu nữ thì đăn chiêu,

tư lự, bâng khuâng “buồn không nói…” đang “Tựa cửa chờ mong…” Thu

đã tới rồi, mà thiếu nữ vẫn tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”… Cùng với áng mây, cánh chim…, hình bóng thiếu nữ “tựa cửa nhìn xa…” gợi tả một nỗi buồn cô đơn, chia li vô cùng thấm thía Cách dùng số từ trong câu thơ này cũng rất mới: “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”

Kết luận

Mùa thu muôn đời trong thơ Thu trong Đường thi Thu trong Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập Thu trong thơ Nguyễn Khuyến, với Thu

ẩm, Thu điếu, Thu vịnh Tất cả đều đẹp và buồn

Mùa thu trong thơ Xuân Diệu vẫn đẹp và buồn Buồn lên nhiều lần từ dáng liễu, trăng thu đến thiếu nữ Xa vắng, cô đơn, mênh mông buồn Có lẽ cảnh sắc trong “Đây mùa thu tới” là cảnh sắc thu Hà Nội? Cách dùng từ, cách diễn đạt cảnh thu, tình thu của Xuân Diệu rất mới Cảm xúc và hình tượng trong “Đây mùa thu tới” đầm đà sắc điệu cảm giác và xúc giác “Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu sáng giá của Thơ mới 1932-1941

Bài 3:

Mùa thu xưa nay đã làm xao động biết bao trái tim thi sĩ và đã hiển hiện thành vô vàn lời thơ trong văn chương nhân loại Những người yêu văn chương không thể không biết đến Thu Hứng , Đăng cao cảu Đỗ Phủ , Thu tầm dương của Bạch Cư Dị , Bài ca mùa thu của Veclen ,Thu của Bodole và quen thuộc hơn là những bài thơ về mùa thu của Nguyễn Du ,

Nguyễn Khuyến , Lưu Trọng Lư , Huy Cận Thật là đủ tình đủ điệu Có điều thu trời đất thì đều như vậy nhưng thu trong lòng người thì không ai giống ai và chẳng ai nói giùm cho ai được

Xuân Diệu cũng có một số bài thơ viết về đề tài mùa thu Tiêu biểu hơn cả

là bài Đây mùa thu tới trích trong tập Thơ thơ ( xuất bản năm 1938 ) , tập

Trang 8

thơ đầu tiên và cũng là tập thơ hay nhất , tiêu biểu nhất cho phong cách Xuân Diệu Có lẽ do thi sĩ luôn có một tình yêu nồng nàn , say đắm với mùa xuân và tuổi trẻ - những thứ mà thi sĩ cho rằng là " ngon " nhất , đẹp nhất của Đời - cho nên ông không chấp nhận sự trôi chảy và tàn phá cảu thời gian Xuân Diệu muốn khu vườn trần thế mãi mãi tràn đầy sắc màu , hương thơm cùng ánh sáng chính vì thế mà tâm hồn phong phú , nhạy cảm của nhà thơ thường bâng khuâng man mác một nỗi sầu thương trươc cảnh tàn phan và héo úa của mùa thu

Ở bài thơ này , Xuân Diệu có cách rung động và diễn đạt khác hẳn người xưa Sau khi miêu tả những cảm nhận của mình trước cảnh thu từ gần đến

xa , từ hiện đến ẩn , tác giả đi sâu vào miêu tả con người , từ con người ngoại giới đến con người nội tâm Qua đó thể hiện một nỗi buồn vừa man mác vừa thấm sâu , vừa mênh mông vừa tinh tế ; trong cái thế chung của

sự sống nhưng đàn nhạt phai , tàn úa nhưng bên trong lại châgts chứa mọi

sự vươn tới , một ước mong mơ hồ mà tha thiết

Bài thơ gồm bốn đoạn Đoạn đầu tả dáng liễu vào thu , hai đoạn giữa , một đoạn tả hoa , lá , cành ; một đoạn tả trăng , sương , gió Tất cả đều nói lên những nét đặc trưng của mùa thu

Xuân Diệu là người có năng lực cảm nhận vô cùng tinh nhạy trước những thay đỗi của thiên nhiên , nhất là mùa thu trở về xứ sở Cảnh vật đầu tiên nhuôm sắc thu là rặng liễu và nó lập tức biến thành liễu thu Từ đó , mùa thu cứ lan tỏa dần ra những khu vườn ,dãy núi , dòng sông , tầng trời và cuối cùng xâm chiếm lòng người Khi đã tràn ngập trong tâm hồn thiếu nữ , ấy là mùa thu đã đi trọn con đường và nó đã chuyển toàn bộ xử sở thành thu Hành trinh của mùa thu cũng chính là cấu tứ của bài Đây mùa thu tới Xưa nay , các nhà thơ tả mùa thu đến thường dùng những hình ảnh ước lệ như lá ngô đồng , sắc đỏ lá phong , nhánh khô gầy , làn hương cốm mới , hoa cau rụng , những thoáng heo mây Xuân Diệu cũng lặp lại , không có

gì mới mẻ Mới chăng là ở cách diễn đạt Nhà thơ tư duy bằng liên tưởng , bằng ấn tượng , cảm giác , âm thanh , nhịp điệu Biến cái trừu tượng thành cụ thể , nối dài cái cụ thể bằng cái trừu tượng , nội tâm hóa ngoại giới , ngoại giới hóa nội tâm Thi pháp lãng mạn đó đã giúp nhà thơ làm mới những thi hiệu cũ

Nhà thơ báo thu sang bằng dáng thu buồn nơi rặng liễu Liễu là hình ảnh quá quen thuộc Trong văn chương Việt NAM hình ảnh cây liễu không quá nhiều nhưng nó lại xuất hiện rất nhiều trong văn thơ cổ Trung Quốc , nhất là thơ Đường , Tống , Xuân Diệu đã sáng tạo nên một hình ảnh đẹp và buồn Cây liễu buổi đầu thu mang dáng vẻ u sầu của người góa phụ , tâm trạng đang trĩu nặng đau thương Cánh liễu dưới mưa rủ xuống như làn tóc

Trang 9

xõa , như trăm nghìn dòng lệ đang tuôn liễu cũng giống người , đang chất chứa trong mỗi sầu thiên cổ Trước Xuân Diệu , trong văn chương có một dáng liêu nào buồn đến não lòng như vậy

Tiếp đến là tiếng reo vui ngỡ ngàng Nhà thơ như chợt tỉnh nhận ra mùa thu đã về với lòng thu như ngóng đợi Mùa thu tới lập lại hai lần trong một câu thơ như một sự kiện bất ngờ và quan trọng cần thông báo Nàng thu diễm kiều của Tạo hóa đến với thi nhân trong bộ xiêm y dệp bằng những chiếc lá vàng nhuốm màu mơ phai huyền ảo Tưởng chừng như nhà thơ đang dang rộng vòng tay , đón nhận mùa thu như đón nhận người bạn tri

âm tri kỉ xa cách đã lâu , nay gặp lại

Mùa thu ấy đã thành con người và tất cả những gì của mùa thu đều sống kiếp người - thu Con người - thu ấy có chỗ nào trùng hợp với con người - tác giả không ? Lòng tác giả và lòng thu có chỗ nào gần gũi hay không thì chưa rõ , nhưng dùng cách nói như vậy về mùa thu là kiểu riêng của Xuân Diệu , rất mới lạ Nếu ví Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là một bức tranh thu thì bốn khố thơ có thể coi là bộ tử hình làm nên kiệt tác ấy Trong đó, khổ thơ thứ hai tuy chỉ là một màn nhỏ nhưng là màn màu đậm nhất, sống động nhất, đã thâu tóm bước đi của mùa thu trong một góc vườn:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Những luồng run ray rung rinh lả

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Mùa thu đã đến thật rồi Từ phút giao mùa đầy ngỡ ngàng "đây mùa thu tới, mùa thu tới", sang khổ hai, mùa thu dà bĩu đầu hành trình xâm chiếm của nó ở cấp độ vi mô, từ những tế bào của sự sống:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Câu thơ mang đậm phong cách Xuân Diệu Tại sao lại là "hơn một loài hoa" chứ không phải "đã mấy loài hoa rụng dưới cành" như Thế Lữ đã từng sửa cho Xuân Diệu? "Một" là duy nhất nhưng "hơn một" thì cái thế độc tôn ấy đã bị phá vỡ "Hơn một" chứ không phái "nhiều" vì mùa thu chì mới vừa chạm ngõ đất trời, chỉ mới dệt những đường chỉ đầu tiên của chiếc

"áo mơ phai" tuyệt đẹp Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo và tinh tế và chính xác vô cùng Nhưng không chỉ lạ ỏ sự tàn phai, rơi rụng của "bông hoa rứt cánh rơi xuồng giếng" (Ý thu), mùa thu còn tràn sang những cảnh vật khác

Trang 10

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Thu đến thì lá chuyên màu, điều này Xuân Diệu không phải là người đầu tiên nhắc tới, nhưng khác một chữ "rủa" với âm vựng thấp, nặng để miêu tả những biển chuyện tinh vi ấy, chàng thi sĩ say mê Rimbaud và Verlain đã mượn cách điền đạt của Pháp đế tạo nên thế xung đột gay gắt và sự thắng thế từ từ của mùa thu Thế đòn bẩy ở đây đã làm cho sự tương phản giữa sức sống và tàn phai, giữa hạ và thu càng thêm mãnh liệt Bức tranh dịu dàng với Sắc "mơ phai" ở khổ một đã được châm phá thêm hai mảng màu đậm, làm noi bật lên hình hài, dấu vết của mùa thu Chính vì vậy mà tuy không có một chữ "thu", bước đi của mùa thu trong câu thơ vẫn hiện lên rõ nét

Và không chỉ cảm nhận mùa thu bằng thị giác, Xuân Diệu còn mở rộng hồn mình để đón nhận "những luồng run rẩy" của cảm xúc, của mùa thu: Những luông run rẩy rung rinh lá

Biện pháp điệp phụ âm ở khổ đầu lại một lân nữa tỏ ra vô cùng đắc địa Bốn âm rung "r" liên tiếp không chi khắc họa tinh tế chuyển động run rầy của lá cây mà khiến câu thơ đọc lên cũng nghe rung rinh một điệu nhạc Có người võ đoán rằng "luồng run rẩy" ở đây là luông gió nhưng nếu vậy thì câu thơ chỉ dừng lại ở việc tả gió chứ không gợi rét, đâu thể chuyển tải được những cảm nhận tinh vi, bén nhạy của nhà thơ "Luồng “rung rẩy” ở đây chính là cái rùng mình của cây lá, là luồng run rẩy của cảm xúc “khắp mình tôi rung rẫy tựa dây đàn" Tâm hồn nhà thơ mỏng manh quá, đa cảm quá, tưởng như chỉ cần chạm khẽ, đụng hờ cùng rung lên những tiếng tơ lòng Lấy chuyển động của cây để tả gió, gợi rét, làm cái rét tuy không hiện ra mà như thâm sâu, ngâm vào từng dòng nhựa sống cái tài, cái độc đáo của Xuân Diệu chính ở chỗ đó

Khổ thơ kết thúc ở hình ảnh những nhánh cây khô gầy, gân guốc như chạm khấc lên nền trời Mùa thu đã hoàn tất giai đoạn của một hành trình đi tới

Nó không chỉ tước hết lá trên cành mà còn tước đi cả sự sống, cả dáng vẻ mạnh mẽ của những thân cây Cây cối dường như cũng trở nên yếu đuối hơn, như thu mình lại trong nỗi cô đơn, buồn bã:

Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần

Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái

Ngày đăng: 29/10/2016, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w