1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích bài thơ đây mùa thu tới của xuân diệu văn 11

3 523 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 32,02 KB

Nội dung

Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu văn 11Tháng Ba 18, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin Phan tich bai tho Day mua thu toi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích

Trang 1

Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu văn 11

Tháng Ba 18, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich bai tho Day mua thu toi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11.

Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ Thơ (1938) là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng Cái lạ ở bài thơ không phải ở đề tài thu đã quá quen thuộc trong thơ

ca truyền thống mà đặc sắc của nó nằm ở sự mới mẻ trước thiên nhiên và sự nỗi niềm xôn xao bắt nguồn từ những nỗi cô đơn cùng sự khát khao giao cảm với đời Nó chỉ thật sự xuất hiện trong ý thức cá nhân của nhà thơ mới

Bài thơ có bốn khổ mới khổ là một bước đi của thời gian, tất cả đều nhằm xoáy vào ý đồ nghệ thuật của nhà thơ Đó là xây dựng một hình tượng mùa thu như một mĩ nhân Mùa thu hóa thành một mĩ

nữ mĩ miều cao sang tha thiết buồn nhưng mang một vẻ đẹp lang mạn Nàng thu ấy như đang nhón gót trên đường biên của phút giao mùa

Ở khổ thơ thứ nhất Xuân Diệu miêu tả mua thu tới ở ven hồ:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Tín hiệu của mùa thu sang được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh liễu đứng chịu tang, đìu hiu và lệ ngàn hàng Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa rặng liễu đứng ven hồ được ví von như một mĩ nữ với vẻ đẹp mĩ miều tha thướt Đúng là một vẻ đẹp liễu yếu đào tơ Tuy nhiên mĩ nữ ấy cao sang là vậy nhưng mang một nét buồn lãng mạn Những cành liễu buông xuống hồ giống như là làn tóc dài mềm mượt của người con gái, rồi nó lại giống như những giọt nước mắt buồn của người con gái ấy Vậy nên cao sang mà buồn, buồn nhưng lại đẹp Rõ ràng liễu không giống như những giọt nước

Trang 2

mắt mà ta cảm nhận được liễu đang khóc, để tang cho một mùa hè rực rỡ đi qua Điệp ngữ ‘ đây mùa thu tới” như thể hiện được một tiếng reo vui trước bước đi của mùa thu Phong cảnh khởi sắc với màu áo mới đó là màu áo mơ phai chỉ có mùa thu mới có

Như vậy qua khổ thơ đầu ta thấy rõ được những tín hiệu mùa thu đang tới tác giả thì han hoan vui mừng trước sự thay đổi của đất trời Mùa thu đến cây lá đương xanh bỗng nhiên thay áo mới, nó khoác lên mình một chiếc áo với muôn nghìn lá vàng Bằng con mắt quan sát tinh tế Xuân Diệu đã miêu tả những bước chân đầu tiên của mùa thu đến đẹp nhưng đượm buồn

Sang khổ thơ thứ hai chúng ta nhận thấy rằng khi tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng Xuân Diệu đã cảm nhận được mùa thu đến đã in lên sắc hoa màu lá:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

ở đây nhà thơ không dùng những từ như “ dăm ba”, “năm bảy” mà lại dùng cụm từ “hơn một loài hoa’ để chỉ cho sự tàn phai của hoa lá Cụm từ ấy có nghĩa là một vài, đã mấy nhưng cũng phải là nhiều Đây là cách nói rất Tây của Xuân Diệu tuy nhiên dù nhiều hay ít thì ta cũng thấy được những bước chảy trôi của thời gian của thiên nhiên đất trời Có thể nói câu thơ mang đến mọt nỗi buồn lớn, gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp thế mà mùa thu tới cái đẹp lại tàn phai rơi rụng gây cảm giác tiếc nuối mất mát trong lòng người những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá Động từ “rủa” thể hiện sự ngấm dân , gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá, thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu Ta thấy nhà thơ miêu tả thật chính xác tinh vi quá trình chuyển hóa màu sắc Qua đây người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt trong khi

ấy những cái lạnh của thời tiết cũng được nhà thơ nhắc đến Với biện pháp nghệ thuật điệp phụ âm đầu “run rẩy rung rinh” đã mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống thay vào đó sự khô gầy, héo úa tàn tạ Nó gợi lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng mong manh của mùa thu Nó giống như những bộ xương khô gầy yếu ớt và đơn độc Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng thị giác , cảm giác, xúc giác Dường như thi sĩ còn mang đến cho cảnh thu cái xôn xao run rẩy của lòng mình

Nếu như khổ thơ một thời gian đến đầu tiên, khổ hai thời gian đến mãnh liệt hơn thì sang khổ ba thời gian đến thật quyết liệt:

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ

Trang 3

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vằng người sang những chuyến đò”

“nàng trăng tự ngẩn ngơ” tác giả nhân hóa trăng thu như nàng thiếu nữ tự ngẩn ngơ, không hiểu nỗi lòng mình Đó là cái ngẩn ngơ rất thu, nhỏ nhoi, mờ nhạt Trong tiết trời thu ấy những ngọn núi trong sương sớm “khởi sự” trước sự mờ nhạt của sương mờ Có thể cảm nhân được những gì của mùa thu đều mang đên sự bàng bạc mơ hồ, phai tàn Tiếp đến câu thơ thứ ba nhà thơ sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác Cái rét mướt kia được cảm nhận qua cảm giác chứ không phải là thính giác thế nhưng tác giả đã rất lạ ở chỗ đó Chính nghệ thuật ấy làm cho chúng ta cảm nhận được cái rét mướt gợi lên thật trực tiếp, thật gần gũi Đồng thời nó giúp cho người đọc cảm nhận được cái rét vốn vô hình giờ đây lại trở nên hữu hình, cụ thể có thể nghe và nắm bắt được Hình ảnh con người được xuất hiện trong câu thơ thứ tư nhưng đó không phải là cảnh đông đúc mà chúng ta vẫn hay nghĩ đến con người mà đó là những hình ảnh thưa thớt Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy được sự quạnh quẽ, vắng vẻ hoang vu trên mỗi chuyến đò bến đò Thu đang đến mà như đã sắp qua để nhường cho mùa xuân cạn kề cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả từ trên cao xuống dưới trong trạng thái lạnh lẽo tàn phai Nó khắc họa bước đi nghiệt ngã của thời gian

Trong bức tranh thu ấy không chỉ là ngoại cảnh mà còn là tâm cảnh nỗi buồn Thu buồn dương liễu thu hoa lá, buồn trăng mờ tụ thành một trời thu uất hận và kết tụ trong lòng người:

“ Mây vẩn tầng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia ly

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

ở hai câu đầu sự chia ly diễn ra trong lòng cảnh vật Chim bay đi tránh rét, nỗi buồn chia ly ngập tràn không gian tạo thành một nỗi sầu hận u uất Nêu như nhà thơ bắt đầu bằng hình ảnh cây liễu giống như cô gái thì kết thúc bài thơ tác giả cũng nhắc đến hình ảnh cô gái Cô gái ấy đang làm gi?,

cô ngồi tựa cửa mà nhìn xa, đó là cái nhìn vào cõi vô vọng, cái nhìn xa xăm những thứ hiện ra trước mắt thì không thấy mà chỉ thấy những gì trong tâm trí đang hiện ra Cô thiếu nữ ấy đang buồn không nói tựa cửa trông xa để nghĩ ngợi

bài thơ có kết cấu mở, người thiếu nữ buồn không nói, phải chăng đó là cái buồn vô cớ Nhưng vô

cớ mà lại thành có cớ khi cảm nhận được bước đi nghiệt ngã của thời gian Hóa ra thu vừa mới đến

mà đã vội vã ra đi để nhường chỗ cho mùa đông rầm rập kéo về

Đây mùa thu tới là một bức tranh thu đẹp mà buồn của một hồn thơ gắn bó hết mình với cuộc sống

để có thể lắng nghe được những biến thái tinh vi của thời gian cũng như nội tâm con người với thi phẩm này Xuân Diệu đã để lại một ấn tượng khó phai trong kho tàng thu của thi ca

Ngày đăng: 17/02/2016, 03:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w