1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

CHỨNG TƯ DUY LỆCH LẠC

3 217 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 202,04 KB

Nội dung

Người mắc chứng này liên tục cảm thấy chưa đủ tốt, đủ đẹp, đủ ưng ý… Họ rơi vào vòng xoáy không ngừng mong muốn cải thiện từ những thứ nhỏ nhặt, vụn vặt nhất sao cho thật đúng theo ý mìn

Trang 1

CHỨNG TƯ DUY LỆCH LẠC

rubi | January 17, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Tính cầu toàn là chính là một cách tự làm khổ mình ở mức độ cao nhất – Anne Wilson Schaef

Nhiều người có tính này hoàn toàn ý thức được điều mà Anne Wilson Schaef nói, nhưng họ vẫn không thay đổi được là vì sao?

Là bởi họ vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân tại sao họ lại mắc chứng cầu toàn Người mắc chứng này liên tục cảm thấy chưa đủ tốt, đủ đẹp, đủ ưng ý… Họ rơi vào vòng xoáy không ngừng mong muốn cải thiện từ những thứ nhỏ nhặt, vụn vặt nhất sao cho thật đúng theo ý mình Theo phân tâm học, hành vi đó chính là cách để họ “đánh lạc hướng” sự chú ý của mình, để tránh không phải đối diện với nỗi “khối khổ đau sâu dày” vốn có trong tâm hồn mình

Chừng nào họ chưa chuyển hóa được khối đau khổ đó, chừng đó họ còn bị tính cầu toàn và những rối loạn cảm xúc, hành vi khác chi phối

Jean Piaget, nhà tâm lý học phát triển vĩ đại gọi trẻ em là “những người ngoài hành tinh về mặt nhận thức.” Chúng không tư duy giống như người trưởng thành Trẻ con là những kẻ cực đoan Tính chất cực đoan trong lối tư duy của trẻ con được biểu hiện ra qua lối tư duy lưỡng cực: được

Trang 2

hoặc mất, có hoặc không, trắng hoặc đen Nếu bạn không yêu tôi, thì bạn ghét tôi Không có gì trung dung, ở giữa Nếu cha bỏ rơi tôi, thì tất cả đàn ông cũng sẽ bỏ rơi tôi

Lối tư duy của trẻ con mang tính phi luận lý Điều này được thể hiện ra trong cái được gọi là “lý luận cảm tính.” Tôi cảm thấy như này, do đó nó phải như vậy Nếu tôi cảm thấy tội lỗi, thì tôi hẳn là con người tệ hại, vô giá trị

Trẻ em cần có những hình mẫu lành mạnh để biết cách tách biệt suy nghĩ ra khỏi cảm xúc – để

“nghĩ” về tình cảm và để “cảm” về suy nghĩ

Trẻ em tư duy theo hướng vị kỷ (egocentrically) Điều này được thể hiện ra trong lối tư duy liên hệ mọi sự đến cá nhân chúng Nếu người cha không có thời gian cho đứa con, điều đó nghĩa là đứa con không được tốt, không được ngoan Trẻ em diễn giải phần lớn những sự lạm dụng, bạo hành theo cách này Tính vị kỷ là tình trạng tự nhiên của thời thơ ấu, chứ không có nghĩa là tính ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa xét trên phương diện đạo đức Trẻ em không thực sự có khả năng xem xét vấn đề dưới quan điểm của người khác

Khi những nhu cầu tình cảm của trẻ em trong giai đoạn đầu đời không được đáp ứng đầy đủ, thì khi lớn lên, lối tư duy trẻ con sẽ gây hại cho chúng Tôi thường thấy những người [được gọi là] trưởng thành tư duy theo lối như vậy “Nước Mỹ phải hay trái” là một ví dụ điển hình cho lối tư duy cực đoan này

Tôi biết vài người gặp rắc rối nghiêm trọng về tài chính bởi vì lối tư duy theo cảm tính Họ nghĩ rằng việc thích/ muốn cái gì là đủ lý do để mua nó Khi trẻ em không được học cách tách biệt giữa tư duy

và cảm xúc, thì khi trưởng thành, chúng thường dùng suy nghĩ như là một cách để né tránh những cảm xúc đau khổ Chúng sẽ tách biệt đầu óc với trái tim, lý trí với tình cảm, như vậy đấy Hai dạng thường gặp của chứng tư duy lệch lạc là thói “hay khái quát” (universalizing, đại ngôn) và thói “hay

để ý đến tiểu tiết” (detailing, vụn vặt)

Tư duy “khái quát” tự nó không phải là một dạng tư duy lệnh lạc Tất cả các ngành khoa học trừu tượng đều đòi hỏi chúng ta phải biết cách khái quát và tư duy trừu tượng Tư duy ”khái quát” chỉ trở nên méo mó, lệch lạc khi chúng ta sử dụng nó để đánh lạc hướng sự chú ý của mình, để không phải đối diện với những nỗi buồn phiền vốn có trong mình Có nhiều người có tài năng học thuật nhưng lại không thể xoay xở nổi trong đời sống hằng ngày

Tư duy tiêu cực (awfulizing, chuyện bé xé ra to) là một dạng tư duy khái quát đích thực Chúng ta tư duy tiêu cực khi chúng ta đưa ra những giả thiết không thực tế về tương lai “Điều gì sẽ xảy ra nếu

hệ thống an sinh xã hội không còn tiền khi tôi về hưu?” là một suy nghĩ tiêu cực Chính việc nghĩ về điều đó sẽ kích động nỗi sợ hãi Bởi suy nghĩ này không phải là thực tế mà thuần túy chỉ là giả thuyết Những người có tuổi thơ bị tổn thương thường xuyên nghĩ theo lối này

Trang 3

Cũng như với lối tư duy khái quát, lối tư duy chi tiết có thể là một năng lực trí tuệ quan trọng Chẳng

có gì sai khi người ta tư duy chi tiết và thấu đáo cả Nhưng khi đi vào tiểu tiết được dùng để đánh lạc hướng người ta khỏi những cảm xúc đau khổ, thì nó bóp méo thực tế đời sống Tính cầu toàn là một ví dụ điển hình của lối tư duy này – chúng ta trở nên ám ảnh bởi các thứ tủn mủn, vụn vặt như

là một cách để lảng tránh những cảm giác bất toại nguyện trong mình Bạn sẽ thấy những ví dụ minh họa cho lối tư duy “lấy mình làm trung tâm” ở khắp mọi nơi một khi bạn để ý đến chúng Gần đây tôi nghe lỏm được cuộc đối thoại của một cặp nam nữ trên máy bay Người phụ nữ đang đưa mắt nhìn vào tạp chí du lịch Cô ta vô tư bình phẩm rằng cô vẫn luôn muốn đi Úc Nghe thấy vậy, người đàn ông nổi cáu lên đáp, “Cô còn mong đợi cái quái gì ở tôi nữa? Tôi đang phải vắt kiệt sức

vì công việc đây!” Đứa trẻ tổn thương bên trong anh ta tin rằng người kia đang phê phán anh ta là

kẻ không chu cấp đủ tài chính chỉ bởi vì cô ta thích đi Úc

Ngày đăng: 28/10/2016, 02:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w