Công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động tín đồ các tôn giáo nói riêng là công tác thường xuyên và tưởng chừng như quá quen thuộc trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thế nhưng khi Đảng ta thực hiện bước chuyển đổi cách mạng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và từng bước đưa nước ta bước vào quỹ đạo của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tác vận động tín đồ các tôn giáo một công tác vận động quần chúng đặc biệt lại càng phải hết sức coi trọng
Trang 1Luận văn được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của: Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Ban dân vận Tỉnh ủy; Ban Giám hiệu Trường Chính Trị Quảng Ngãi, Ban Tôn giáo tỉnh; Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các đoàn thể của tỉnh: Hội LHPN, Hội nông dân Việt Nam, Liên đoàn lao động, Hội LHTN, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh; cùng các Ban Tôn giáo thị xã Quảng Ngãi; huyện Bình Sơn; huyện Sơn Tây Đã tạo điều kiện vật chất, động viên tinh thần, cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quan trọng Bản thân xin được tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ tận tình và quí báu ấy.
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động tín đồcác tôn giáo nói riêng là công tác thường xuyên và tưởng chừng như quáquen thuộc trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kiacũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo, thế nhưng khi Đảng ta thực hiện bước chuyển đổi cáchmạng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và từng bước đưa nước ta bước vàoquỹ đạo của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tácvận động tín đồ các tôn giáo - một công tác vận động quần chúng "đặc biệt"lại càng phải hết sức coi trọng
Hơn thế nữa, những chuyển biến tích cực và tiêu cực của đời sốngquốc tế cũng tác động khá phức tạp đối với tình hình trong nước một khiĐảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế với phương châm "Việt Nam
sẽ là bạn của các nước!" Trên phương diện của đời sống tôn giáo - một vấn
đề vừa tế nhị, vừa phức tạp, lại mang tính quốc tế hóa cao, tất nhiên cũngđặt ra cho Đảng, Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối, chínhsách thích ứng, phù hợp với tình hình quốc tế và điều kiện lịch sử cụ thểcủa đất nước
Từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, tạo điều kiện cho đấtnước ta hội nhập trong xu thế quốc tế hóa thì hoạt động tôn giáo ở nước tanói chung, ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng bên cạnh những mặt tốt cũng tồntại không ít những hoạt động tôn giáo vi phạm những qui định của Nhànước: Truyền đạo trái phép; vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng củanhân dân như đe dọa, ép buộc đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo, thậm chí
có nơi hoạt động tôn giáo còn có biểu hiện né tránh sự quản lý của bộ máy
Trang 3nhà nước ở cơ sở, tập hợp một số người quá khích gây rối, tạo nên những
"điểm nóng" gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân đối với
sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, qua đó tạo ra sự chia rẽ giữa đồngbào có đạo và đồng bào không có đạo, chia rẽ giữa đồng bào theo đạo vớicán bộ, đảng viên của ta
Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác vận động tín
đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi để có những giải pháp thích ứng trongviệc bóc tách những phần tử phản động đội lốt trong các tôn giáo phá hoạichủ trương, đường lối, chính sách về Tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta,gây tổn thất đến uy tín trong đời sống đạo của tín đồ các tôn giáo là mộtviệc làm bức bách và cần thiết hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Ở địa bàn tỉnhQuảng Ngãi có đề tài khoa học do đồng chí Từ Tân Vũ (chủ nhiệm đề tài)
"Vấn đề tôn giáo và đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay ở
tỉnh Quảng Ngãi"; Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi có đề tài khoa
học "Đổi mới công tác vận động quần chúng có đạo của Bộ đội Biên phòng
ở khu vực biển - đảo Quảng Ngãi" (D7- 97) do đồng chí Phan Thanh Long
(chủ nhiệm đề tài) Luận án Thạc sĩ có đề tài "Công tác vận động quần
chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (5.03.14) Ngoài
ra, còn có một số công trình được đăng tải trên các tạp chí "Mấy suy nghĩ
về bộ đội làm công tác dân vận ở vùng đồng bào có đạo" của thượng tá
Nguyễn Ngọc Kim (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 8/2000); "Đoàn
B15 với công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo" của đại tá Võ Quang Hải (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng
11/1999); "Vận động giáo phái Cao đài, nét độc đáo, sáng tạo của Đảng
bộ Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của Võ Thị Hoa (Tạp
chí Lịch sử Đảng, tháng 2/2000)
Trang 4Các công trình nêu trên chỉ đề cập đến những khía cạnh, những vấn
đề có liên quan đến công tác vận động tín đồ các tôn giáo, chưa đi sâunghiên cứu một cách có hệ thống về công tác vận động tín đồ tôn giáo ởmột địa phương cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp khả thi cho việc thựchiện thắng lợi công tác vận động tín đồ các tôn giáo trong tình hình mới
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng tình hình côngtác vận động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay; qua đó đềxuất phương hướng và giải pháp đúng đắn góp phần đưa công tác vận độngtín đồ tôn giáo ở địa phương phù hợp với yêu cầu của tình hình Với mụcđích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Nêu lên bức tranh tổng quan về tình hình tín đồ các tôn giáo ởQuảng Ngãi
- Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của công tác vận động tín đồ các tôngiáo trong những năm qua (nhất là từ khi có Nghị quyết 24/BCT (1990)đến nay)
- Luận giải và kiến nghị về công tác vận động tín đồ các tôn giáo ởđịa phương trong thời gian tới
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận chủ đạo của luận văn là các quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác vận động tín đồ tôn giáo
- Phương pháp luận chung cho luận văn là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng cácphương pháp cụ thể có liên quan để nghiên cứu: điều tra, khảo sát, thống
kê, lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp nhằm luận giải các nội dung đượcnêu ra trong luận văn
Trang 55 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
-Làm rõ về đặc điểm tâm lý, tình cảm, tư tưởng của các tín đồ tôngiáo trong từng địa bàn dân cư khác nhau để áp dụng biện pháp tuyêntruyền, vận động tín đồ các tôn giáo một cách thích hợp nhất
- Đề cập những bài học kinh nghiệm mang tính khả thi đối với côngtác vận động tín đồ ở địa phương đúng đường lối, chủ trương của Đảng vàNhà nước ta hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việchoạch định chính sách vận động quần chúng tín đồ của các cấp ủy, chínhquyền và các đoàn thể ở địa phương; hy vọng luận văn sẽ góp phần bé nhỏtrong việc xây dựng cơ sở đoàn kết dân tộc, đoàn kết và bình đẳng tôn giáo
- Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng là một tài liệu thamkhảo có giá trị trong việc giảng dạy (thuộc hệ thống Trường Chính trị) cũngnhư nghiên cứu về tình hình công tác vận động tín đồ tôn giáo ở địa phương
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văngồm 2 chương, 4 tiết
Trang 6Chương 1
TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
-TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT - TINH THẦN CỦA TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO
Nằm trong địa phận của các tỉnh miền Trung Trung Bộ, tỉnh QuảngNgãi gần như ở khoảng giữa hai đầu của đất nước Theo quốc lộ 1A vềphía bắc cách Thủ đô Hà Nội 883km; về phía nam cách thành phố Hồ ChíMinh 838 km Từ 14032'40'' - 15025' độ vĩ bắc và từ 108006' - 109004'35'' độkinh đông [24, tr 2], tỉnh Quảng Ngãi giáp với tỉnh Quảng Nam ở phía bắc;giáp với tỉnh Bình Định ở phía Nam; về phía Tây, tỉnh Quảng Ngãi bị ngăncách với tỉnh Kontum bởi các chi nhánh của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ;
về phía Đông giáp mặt với biển Đông
Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130km, bờ biển quanh co và khúckhuỷu tạo ra nhiều cửa lạch, vũng Vịnh Đó là nơi cư trú thuận lợi củanhiều tàu, thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Ngãi Đặc biệt, có vũngnước sâu Dung Quất được Nhà nước Trung ương chọn làm nơi xây dựngnhà máy lọc dầu và xây dựng Cảng biển nước sâu
Diện tích tự nhiên 5.135,51 km2, tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài theohướng Bắc - Nam gần 100km, có chiều rộng theo hướng Đông - Tây là60km [24, tr 3] Địa hình của tỉnh nghiêng từ Tây sang Đông và hội đủ bốnkhu vực: Đồng bằng, trung du, miền núi và hải đảo - chính vì sự phức hợp
và đa dạng này đã tạo cho tỉnh Quảng Ngãi mang những đặc điểm có tínhchất đặc thù cho từng vùng, từng khu vực Do vậy, khó có thể có chungmột chiến lược mang tính đồng bộ trong lãnh đạo, quản lý địa phương Từ
Trang 7đó dẫn đến tác động dây chuyền gây ảnh hưởng đến tình hình đời sống kinh
tế - chính trị - xã hội của nhân dân địa phương
Tỉnh Quảng Ngãi có 4 con sông lớn, nhưng nhìn chung sông ngòicủa tỉnh có độ đốc cao(từ 100,5 đến 330) và ngắn, lưu lượng thấp nên nướcthường dâng cao vào mùa mưa, khô cạn vào mùa khô Để khắc phục tìnhtrạng này, sau ngày đất nước thống nhất, được sự giúp đỡ của Trung ươngnăm 1976 tỉnh Quảng Ngãi khởi công xây dựng công trình thủy lợi ThạchNham trên thượng nguồn sông Trà Khúc để đưa nước phục vụ sản xuất vàđời sống nhân dân ở các huyện đồng bằng trong mùa khô cạn
Do địa hình nghiêng nên mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ ởmiền núi khiến cho đất đai canh tác vốn đã bạc màu lại càng bị xói mònnghiêm trọng Theo bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Ngãi thì hiện naytrong toàn tỉnh có 68 loại đất khác nhau, nhưng nhìn chung chất lượng đấttrồng trọt thuộc loại trung hình so với cả nước
Về khí hậu, thời tiết chủ yếu là khắc nghiệt, một năm có hai mùa rõrệt: Mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa thì gây ra lũ, lụt lớn, mùa nắng dễgây ra hạn hán kéo dài
Như vậy, điều kiện tự nhiên ở Quảng Ngãi là bất lợi cho đời sốngcủa nhân dân, vốn là một địa phương có cư dân nông nghiệp chiếm tỷ trọngcao Chúng ta đều biết rằng, khó khăn về đời sống kinh tế chính là mảnhđất tốt để cho tín ngưỡng, tôn giáo sinh sôi, nẩy nở Song tùy theo biên độnhiệt của tình hình chính trị mà đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có nhữngbiểu hiện (sôi nổi hoặc thầm lặng) khác nhau, mang những mục đích khácnhau Vì lẽ đó mà cũng có thể nói rằng: tác động xấu của điều kiện địa lý tựnhiên là tiền đề cho sự phát sinh tín ngưỡng tôn giáo Nhưng điều có tínhquyết định cho sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo chính là
do tác động của yếu tố xã hội
Trang 8Theo "Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam" thì tỉnh QuảngNgãi nguyên là đất Cổ Lũy của Chiêm Thành Năm 1402 Hồ Quý Ly cấtbinh đánh Chiêm Thành, chiếm phần đất Cổ Lũy và chia Cổ Lũy thành haichâu: Châu Tư và Châu Nghĩa trực thuộc lộ Thăng Hoa của nước Đại Ngu-Bên cạnh binh sĩ và quan lại trấn giữ, nhà Hồ đưa dân Việt ở Nghệ An vàThuận Hóa vào định cư, sinh sống lâu dài [65, tr 62-63] Từ đó, trên đất
Cổ Lũy ngoài các tộc người bản xứ còn có thêm người Việt cùng sinh sống.Đến đời Hồng Đức, hai Châu Tư và Nghĩa được đổi thành phủ Tư Nghĩatrực thuộc thừa tuyên Quảng Nam Đời Tây Sơn, phủ Tư nghĩa được đổithành trấn hòa Nghĩa Năm 1808, Gia Long đổi trấn Hòa Nghĩa thành trấnQuảng Nghĩa Vì kỵ tên húy của Nguyễn Phúc Toản nên trấn Quảng Nghĩađược đổi thành trấn Quảng Ngãi Năm 1832 trấn Quảng Ngãi được đổithành tỉnh Quảng Ngãi
Căn cứ vào hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long"
Cũng minh chứng được rằng con người đất Quảng ngày nay chính
là hậu duệ của các đấng hào kiệt ở đất kinh kỳ ngày xưa "Cầm gươm đi mởcõi" Do kế thừa truyền thống bất khuất, ngoan cường của cha ông, nên quêhương Quảng Ngãi được mệnh danh là tỉnh nổi tiếng với phong trào chốngthuế (1901); phong trào cộng sản và cách mạng Đặc biệt, trong 9 nămkháng chiến chống Pháp, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành vùng chiến khukiên cường của Liên khu V Tiếp nối truyền thống ấy, trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước vừa qua quân dân tỉnh Quảng Ngãi cũng ghiđược những chiến công rực rỡ rất đáng tự hào: Chiến thắng Ba Gia; chiếnthắng Vạn Tường góp phần tô thêm những trang sử chống ngoại xâm kỳdiệu của dân tộc!
Trang 9Đi liền với truyền thống và lịch sử ấy, quê hương Quảng Ngãi cũngsản sinh ra những nhân vật lừng danh một thời như: Trương Quyền,Trương Định, Trương Quang Trọng, Nguyễn Bá Loan, Phạm Văn Đồng,Phạm Kiệt, Trần Quí Hai, Trần Văn Trà đó là niềm tự hào tiêu biểu củaquê hương và đất nước.
Năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được mang tên tỉnh Lê Trung Đình tên của một chiến sĩ cách mạng sinh ra trên đất Quảng Ngãi Nhưng sau đóđổi tên tỉnh thành tỉnh Quảng Ngãi để thống nhất về mặt tổ chức hànhchính của cả nước
-Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh Bình Định thànhtỉnh Nghĩa Bình Đến tháng 7/1989, tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnhđộc lập là Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định
Dựa vào kết quả sơ bộ của cuộc "Tổng điều tra dân số và nhà ở năm1999" dân số tỉnh Quảng Ngãi có 1.193.000 người, chiếm 1,6% dân số của
cả nước Với 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm sốđông 87,8%; dân tộc H're có 8,58%; dân tộc Cor có 1,8%; dân tộc Xêđăng
có 0,7% các dân tộc khác có tỷ lệ 0,12% [24, tr 12] Trong 13 huyện (thị)của tỉnh Quảng Ngãi thì có 6 huyện (thị) ở khu vực đồng bằng; 1 huyệntrung du, 1 huyện hải đảo và 5 huyện miền núi Dân cư phân bố không đều,tập trung chủ yếu ở đồng bằng chiếm 83,8% còn ở miền núi, hải đảo dân cưthưa thớt chiếm 16,3% dân số của tỉnh ở các vùng đồng bằng, trung du vàhải đảo đại đa số là dân tộc kinh., có đời sống kinh tế - văn hóa - xã hộithuận lợi và tiến bộ hơn so với các dân tộc ít người ở miền núi Dù ở khuvực lãnh thổ nào đi nữa, nhìn chung cư dân Quảng Ngãi chủ yếu vẫn là cưdân nông nghiệp Do vậy, yếu tố cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họcũng ít nhiều chi phối đến đời sống mọi mặt của con người Tuy nhiên sovới bản quán tổ tiên thì tính cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họ không
bị ràng buộc chặt chẽ mà chỉ là cái nghĩa, cái tình trong quan hệ giữa con
Trang 10người với con người trong một cộng đồng Những truyền thống quí báu của
tổ tiên cũng được lưu truyền và ứng dụng vào đời sống ở vùng đất mới, tấtnhiên phải qua sự chọn lọc và phát triển phù hợp với đời sống văn hóa bảnđịa Đối với đời sống tín ngưỡng và tôn giáo, người dân Quảng Ngãi cũngmang đầy đủ những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của một cư dân nôngnghiệp đa thần: ở vùng biển, người dân coi trọng việc xây dựng Lăng, Miếuthờ cá voi (cá Ông) với những nghi thức long trọng và trang nghiêm Cưdân ở đồng bằng và trung du vẫn dựng đình, miếu để thờ Thành Hoàng củalàng, xã; còn cư dân miền núi vẫn bảo lưu đậm nét những tín ngưỡng đathần nguyên thủy của họ
Có thể nói rằng, Quảng Ngãi là một tỉnh bị tàn phá ác liệt bởi nhiềucuộc chiến tranh liên tiếp, kéo dài; lại thêm điều kiện thiên nhiên, thời tiếtkhắc nghiệt, nên tỉnh Quảng Ngãi rất khó khăn trong việc phục hồi và pháttriển kinh tế - văn hóa - xã hội
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa
XV tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần XVI (9/2000) có nêu:
Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp - nông nghiệp pháttriển chưa toàn diện, tỉ suất hàng hóa thấp, các ngành côngnghiệp, dịch vụ còn nhiều mặt yếu, năng lực cạnh tranh kém- vănhóa, xã hội tuy có chuyển biến nhưng có mặt còn chậm, chấtlượng thấp, đời sống của một bộ phận dân cư nhất là đồng bàomiền núi còn nhiều khó khăn [1, tr 19]
Phản ánh bức tranh kinh tế - văn hóa- xã hội như trên quả là vấn đềcòn nan giải, cần phải không ngừng phấn đấu cật lực hơn nữa mới mongđem lại ấm no và hạnh phúc cho mọi người
Sống trên mảnh đất không mấy thuận lợi, thường xuyên chống chọivới thiên nhiên, chống và khắc phục hậu quả của chiến tranh khiến cho conngười Quảng Ngãi đã quen chịu đựng gian lao, vất vả Song, không phải vì
Trang 11vốn có đức tính chịu đựng gian khổ mà con người không cần cầu viện đếnmột sức mạnh bên ngoài làm trợ thủ, cứu giúp họ Với 17 tộc người khácnhau cùng chung sống trên một lãnh thổ ắt phải có cách nghĩ, cách nhìn vềđời sống tâm linh của mình bên cạnh đời sống tâm linh của người khác.Chính vì vậy mà sự giao lưu, đan xen về tín ngưỡng, tôn giáo trong đờisống tinh thần của các cư dân ở tỉnh Quảng Ngãi là điều dễ hiểu Ở tỉnhQuảng Ngãi có nhiều tín ngưỡng tôn giáo hiện diện, cộng cư xen lẫn vớinhau- không có khu vực toàn tòng của bất kỳ tôn giáo nào cho dù tôn giáo
đó được xem là lớn nhất hoặc nhỏ nhất; ngay trong một gia đình truyềnthống tồn tại hai thế hệ thì có cùng một lúc hai tôn giáo cùng song song tồntại, đó là trường hợp ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (bố và mẹ theo Phậtgiáo, các con theo đạo Tin lành) Tuy đan xen, cộng cư trong cùng một địabàn, song tín đồ các tôn giáo vẫn tôn trọng lẫn nhau trong các quan hệ xãhội Đây là đặc điểm có tính chất nền móng của đoàn kết tôn giáo, đoàn kếtdân tộc từ xưa đến nay
Theo số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 42.049 tín
đồ nhưng con số này chỉ tập trung ở các tôn giáo lớn của tỉnh: Đạo Phật,đạo Cao Đài, đạo Công giáo và đạo Tin lành Ngoài ra, còn một số tín đồđạo Phật của người Hoa (có hai cơ sở thờ tự tại thị xã Quảng Ngãi); tín đồđạo Hồi, tín đồ đạo Hòa Hảo; tín đồ của các tà đạo đang lén lút hoạt độngtrong các địa bàn dân cư của tỉnh (Thanh Hải vô Thượng sư, đạo Tâm linh,đạo Bhai ) Bên cạnh những tôn giáo và tà đạo kể trên, còn có hoạt độngcủa tín ngưỡng dân gian như: Thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng (ở dântộc Kinh); tín ngưỡng đa thần nguyên thủy (của dân tộc ít người) đã phảnánh một bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống nhân dân địaphương hiện nay là rất phong phú và phức tạp Theo đạo rầm rộ, rồi nhạtđạo, khô đạo, bỏ đạo và tái theo đạo là cái vòng luẩn quẩn trong đời sốngtín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phương, nó phản ánh một sự bế tắctrong cuộc sống của con người; nó phản ánh một tư tưởng tự do trong tôn
Trang 12giáo và đồng thời cũng chứng tỏ sự cởi mở, không cực đoan, cuồng tíntrong đời sống đạo của nhân dân, và một phần nào đó nó cũng nói lên tínhthực dụng trong tôn giáo Xu hướng này hiện nay có tình trạng "mượn đạotạo đời", "theo đạo kiếm gạo mà ăn ", đây là những bả vật chất quen thuộccủa các thế lực phản động hoặc số người lợi dụng đội lốt tôn giáo dùng đểlừa bịp, tập hợp quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin vào tổ chức tôn giáonày, tôn giáo nọ nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị, kinh tế, xã hội khácnhau.
Là một tỉnh có truyền thống hiếu học nhưng nhân dân nông nghiệp,nông thôn lại không có điều kiện đi học nên dân trí thấp Do vậy ở một bộphận nhân dân nông thôn (kể cả tín đồ các tôn giáo) dễ bị lợi dụng, lôi kéovào những hoạt động xấu của bọn đội lốt trong các tôn giáo là đương nhiên
Nêu bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên - xã hội tác động đếnđời sống muôn mặt của tín đồ các tôn giáo ở địa phương là điều cần thiết.Nhưng vấn đề quan trọng hơn là cần phải đi sâu tìm hiểu về đặc điểm tâm
lý của tín đồ ở từng tôn giáo để có giải pháp phù hợp cho việc vận dụngcông tác quần chúng của Đảng vào từng tôn giáo cụ thể
1.2 TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY
Trong tác phẩm "Từ điển tiếng Việt" có viết: "Tín đồ là người tintheo một tôn giáo: Tín đồ Phật giáo, tín đồ Công giáo" [65, tr.7 88] Nóinhư vậy sẽ chưa chặt chẽ, bởi lẽ có người tin theo một tôn giáo, sùng kínhmột tôn giáo nào đó nhưng hoàn toàn không phải là tín đồ của tôn giáo đó.Trường hợp này vẫn thường thấy ở Phật giáo, có người đến chùa thắphương, lễ Phật do trong cuộc sống hằng ngày của người ta gặp phải chuyện
éo le hoặc gặp điều may mắn họ đều đến cửa Phật để sẻ chia Nhưng họ
Trang 13không có quy y tam bảo, họ không bị ràng buộc bởi chế định nào của đạoPhật thì không thể xem người đó là tín đồ được.
Do vậy, để có được một khái niệm hoàn hảo thế nào là tín đồ củamột tôn giáo, hiện nay các nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văncòn đang tiếp tục nghiên cứu Trong khi chờ đợi có sự thống nhất kháiniệm về tín đồ của một tôn giáo, chúng ta cũng cần phải tạm thời quán triệtmột vài định ước thế nào là tín đồ của một tôn giáo trong điều kiện hiệnnay
Đồng chí Nguyễn Chính - nguyên trưởng tiểu ban công tác tôn giáocủa Ban Dân vận Trung ương Đảng, trong bài viết: "Vấn đề tín đồ của mộttôn giáo" có ghi nhận những yếu tố cơ bản về tín đồ của một tôn giáo như sau:
Trước hết là tự nguyện tiếp nhận tín ngưỡng và giáo lý tốithiểu của tôn giáo bằng một hành vi (nghi thức) nhập đạo cănbản Ví dụ: Việc chịu phép rửa tội của đạo Công giáo, quy y tambảo (phật, pháp, tăng) của đạo Phật Thứ đến phải tuân thủnhững giới luật tối thiểu đối với một tín đồ Ví dụ: Việc thọ ngũgiới của đạo Phật, giữ 10 điều răn và các phép bí tích của đạoCông giáo Cuối cùng là thành viên tự giác của một giáo hội haymột cộng đồng tôn giáo [25, tr 4]
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn - Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu tôngiáo cho rằng:
Tín đồ của một tôn giáo là người chịu theo một qui địnhcủa tôn giáo đó (qui định về tổ chức, qui định về giáo lý, qui định
về hành vi) Ví dụ: Đạo Công giáo khi sinh ra đã chịu lễ bắp temnghĩa là sống cả đời trong đạo; đạo Tin lành thì con người trưởngthành từ 16 - 18 tuổi trở lên chịu lễ bắp tem; còn đối với tín đồđạo Phật khi họ quy y, ăn chay và theo quy định của đạo Phật
Trang 14Như vậy, tín đồ là dấu hiệu để phân biệt người theo tôn giáo vàngười không theo tôn giáo, dấu hiệu đó do từng tôn giáo quy định (Trích theo đề cương bài giảng của GS Đặng Nghiêm Vạn: Mốiquan hệ giữa tôn giáo và cộng đồng xã hội (ngày 28/8/2000)).
Thiết nghĩ, những nhận định nêu trên có thể khái quát hóa thànhkhái niệm về tín đồ của một tôn giáo Đây cũng là vấn đề cần phải thốngnhất trước khi nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của từng tín đồ tôn giáo
cụ thể ở địa phương Mặt khác, cũng cần nên lưu ý đến đặc điểm, tình hìnhchung của tín đồ các tôn giáo để có cái nhìn nhận nhất quán trong nghiêncứu, tìm hiểu đó là:
- "Bất kỳ tín đồ một tôn giáo nào cũng coi niềm tin tôn giáo của mình
là thiêng liêng ý thức và niềm tin đó chủ yếu là tự bản thân họ" [78, tr 9]
- Ở tất cả các tôn giáo dù truyền thống hay hiện đại đều mang tính
mơ hồ, vừa quyến rũ, lôi kéo, vừa hù dọa, răn đe tín đồ bằng những tội lỗi
"nghiệp chướng", tội lỗi "tổ tông" khiến tín đồ phải quy phục trước uyquyền mầu nhiệm của đấng tối cao Do đó, trong tư tưởng của một tín đồluôn thể hiện hai động thái song song là tin kính và sợ hãi
- Phần lớn tín đồ các tôn giáo là nông dân cần cù, chất phác Do đó,tính hướng thiện, tính yêu thương con người và đất nước là một trongnhững đặc tính bao trùm của người tín đồ chân chính, họ muốn có cuộcsống êm đẹp ở trần gian, nên tín đồ các tôn giáo thường hay đứng ở vị tríyếm thế hơn là linh hoạt, sôi nổi trong môi trường xã hội, nếu như cuộcsống đạo và đời của họ được ổn định, bình yên Tỉnh Quảng Ngãi có 4 tôngiáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành Những năm đầu sau ngàygiải phóng hoạt động của các tôn giáo bị thu hẹp, tín đồ các tôn giáo đềugiảm, phần lớn các cơ sở thờ tự bị tàn phá trong chiến tranh Từ khi có
Trang 15chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt sau khi có Nghị quyết24/TW và Nghị định 69/HĐBT thì hoạt động của tôn giáo phục hồi và sốlượng tín đồ các tôn giáo phát triển nhanh Nhìn chung hoạt động của tín đồcác tôn giáo đều xoay quanh đường hướng hành đạo của tôn giáo mình,hoạt động trong khuôn khổ chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên vẫn có một số tín đồ cực đoan, còn luyến tiếc với những gì
mà chế độ ngụy quyền ưu ái, mặc dù đó chỉ là sách lược mua chuộc, lừa bịp
dã hiệu Số này thường được bọn đội lốt trong các tôn giáo triệt để khai thác vàlôi kéo Chúng lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về tôngiáo để đưa ra những yêu sách, kiến nghị không đúng với quy định của luậtpháp, làm ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong cộng đồng
xã hội
1.2.1 Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Phật
Trong bản báo cáo tại Đại hội lần thứ II của Ban trị sự Phật giáotỉnh Quảng Ngãi ghi rõ: đến năm 2000, trong toàn tỉnh có 3.215 tín đồđược nhận quy y Nhưng theo đồng chí chuyên viên đảm nhận công tácPhật giáo của Ban Tôn giáo tỉnh cho biết: Tín đồ đạo Phật trong toàn tỉnhhiện nay có khoảng 24.577 tín đồ gồm cả hai loại (thuần thành và khôngthuần thành) (xem biểu 2, trang 44)
Tín đồ thuần thành là tín đồ có quy y và thực hiện năm giới của nhà phật
Tín đồ không thuần thành, không tham gia quy y nhưng tin và theođạo Phật, đi lễ chùa, ăn chay vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) và ngàymồng một (01 âm lịch) hằng tháng, và thờ Phật trong nhà Số lượng tín đồkhông thuần thành có số lượng lớn hơn số lượng tín đồ thuần thành nhiềulần Do vậy, đứng về mặt số lượng tín đồ Phật giáo hiện nay thì không thể
Trang 16có con số chính xác mà chỉ nêu lên một cách tương đối để có cơ sở đánhgiá.
Phật giáo xuất hiện ở tỉnh Quảng Ngãi rất sớm, nhưng chỉ ở dạng
"tiềm tàng" trong từng con người, trong từng gia đình của các cư dân phíaBắc vào lập nghiệp "Khi nhà sư Minh Hải (Pháp Bảo) - Nhà sư thuộc thiềnphái Lâm Tế - Một tông phái chủ yếu của Phật giáo miền Trung và miềnNam hiện nay, thành lập chùa Thiên Ấn vào năm 1677 thì ở tỉnh QuảngNgãi mới chính thức có tổ chức Phật giáo ra đời" [85, tr 8] Song vào thờiđiểm của năm 1677 chùa Thiên Ấn mới chỉ là một thảo am, đến năm 1695chùa được khởi công xây dựng lại Năm 1727 Vua Lê Dụ Tông phong sắc tứ
"Thiên ấn tự" Nhà sư Pháp hóa hòa thượng trở thành vị tổ sư đầu tiên củachùa Thiên ấn và được coi là người đầu tiên truyền phái Thiền Lâm Tế vàoQuảng Ngãi Đồng thời chùa Thiên Ấn được xem là tổ đình Thiền phái Lâm
Tế tại Quảng Ngãi Bên cạnh chùa Thiên Ấn được phong sắc Tứ còn có chùaPhổ Tế thuộc huyện Tư Nghĩa được chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765)
đề tặng: "Quốc chủ Tứ - Tế đạo nhơn ngự để" Và lần lượt các ngôi chùakhác được xây dựng khắp các địa bàn trong tỉnh như chùa: Bảo Lâm, ViênGiác, Khánh Vân, Thình Thình, Quang Lộc, Long sơn, An Long, Hội phước Căn cứ vào sự hiện diện của hàng loạt ngôi chùa ở địa phương cũng chứng
tỏ về sự phát triển của đạo pháp trong buổi đầu xây dựng quê hương mới
Sau hơn hai trăm năm hưng thịnh dưới thời Lê Trung Hưng và cácchúa Nguyễn, Phật giáo ở Quảng Ngãi bắt đầu đi vào sự suy thoái giốngnhư số phận chung của đạo Phật cả nước- nguyên nhân chủ yếu là do cácVua thời Nguyễn (Từ Gia Long đến Tự Đức) cần có một học thuyết để trịnước có lợi cho chính quyền phong kiến chuyên chế mới hình thành NhàNguyễn chọn Nho giáo làm tư tưởng độc tôn, còn Phật giáo chẳng nhữngkhông được trọng vọng như trước mà ngược lại bị triều đình phong kiến
Trang 17nhà Nguyễn bài xích và hạn chế Tuy nhiên, trong dân gian các tín đồ đạoPhật vốn đã sẵn có tư tưởng đồng nguyên tam giáo: Nho - Đạo - Phật Do
đó, sự tranh chấp, kỳ thị giữa các tín đồ khác nhau không diễn ra Khi thựcdân Pháp từng bước xâm lược Việt Nam thì sự tranh chấp giữa Phật giáo vàCông giáo cũng bắt đầu nảy sinh Song, đối với tín đồ Phật giáo, việc đạoPhật giữ vai trò tham chính hay không tham chính là vấn đề không quantrọng mà điều cốt yếu là tín đồ đạo Phật có hòa quyện vào cộng đồng dântộc như một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chung lưng đấu cậtcùng với dân tộc hay không
Phật giáo là một tôn giáo đại diện cho sự từ bi, độ lượng, đại xátrong quan hệ đời thường giữa người với người Vì vậy, trải qua bao thăngtrầm, tín đồ đạo Phật ở Quảng Ngãi vẫn tồn tại với số lượng, đông đúc,mặc dù tổ chức giáo hội và giáo lý của Phật giáo rất lỏng lẻo
Trong những năm 20 của thế kỷ 20, thực dân Pháp cũng đã thấyđược sự hiện hữu của Phật giáo trong lòng dân tộc là không thể chối bỏđược, mặc dù có sự suy vong trầm trọng về đạo pháp Do đó, trong xuhướng "Tương kế tựu kế" thực dân pháp cho phép Phật giáo thực hiện côngcuộc "chấn hưng" đạo pháp để qua đó nắm lấy đạo Phật làm cơ sở xã hội,thực hiện mưu đồ chính trị của chúng Thế nhưng "phong trào chấn hưngPhật giáo" không đi theo xu hướng của chính quyền thực dân mong muốn.Các Hội Phật học lần lượt ra đời ở khắp nơi trên đất nước để tuyên truyềnquan điểm mới về giáo lý nhà Phật, cải tổ tổ chức, củng cố lại giáo hộinhằm khắc phục những tồn tại, vì rằng nguyên nhân làm cho đạo Phật suyvong cũng phát xuất từ những tồn tại của nó Ngày 20/8/1938 tại tổ đìnhThiên Ấn, Chi hội An Nam phật học hội tỉnh Quảng Ngãi được thành lập,thành phần của Chi hội bao gồm cả nhân sĩ, trí thức, thương gia Trụ sở củaChi hội đặt tại chùa Hội Phước - thị xã Quảng Ngãi Tiếp theo sự ra đời củaChi hội An Nam phật học hội tỉnh thì ở các huyện Ban Tịnh độ của Hội
Trang 18cũng thành lập, trở thành phong trào sôi nổi vừa phát triển hội viên, vừatuyên truyền phật pháp Sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ antâm hành đạo, phần nào đó cũng động viên họ gắn bó với truyền thống yêunước của dân tộc.
Bên cạnh tổ chức Phật giáo yêu nước, xuất hiện các tổ chức phậtgiáo thân pháp, cụ thể như: Nguyễn Tăng - đạo danh Thích Trí Hưng, conthứ 13 của Nguyễn Thân, tu ở chùa Từ Lâm được thực dân pháp nâng đỡ
và dựa vào thế Tuần Vũ Quảng Ngãi là Võ Chuần, lập ra Phật giáo Thuyền
Lữ và cho ra đời tập san Thuyền Lữ Tổ chức này sống không quá 4 năm
và chỉ hoạt động ở các tỉnh miền Trung Sau đó, Nguyễn Tăng chạy vào SàiGòn cùng với Thích Trung Nghĩa lập ra Phật giáo Cổ sơn môn, trụ sở đặttại chùa Giác Lâm (Phú Thọ - Sài Gòn), ít lâu rời về chùa Phụng Sơn.Nhưng tổ chức này cũng bị các tổ chức Phật giáo yêu nước tẩy chay.Xuyên suốt những giai đoạn lịch sự tiếp theo, tín đồ Phật giáo tỉnh QuảngNgãi đã đóng góp một vị trí xứng đáng trong phong trào chống giặc, cứunước ở địa phương
Trước 1945, được sự hướng dẫn của Mặt trận Việt Minh, Phật giáoQuảng Ngãi thành lập Chi hội phật giáo cứu quốc, do hòa Thượng ThíchGiải Hậu làm Hội trưởng Từ đó, tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãi có hướng
đi đúng đắn trong lòng dân tộc
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lượcViệt Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, vào năm 1951, giớiPhật tử yêu nước trong tỉnh mở Đại hội bầu Ban trị sự Chi hội Phật giáoliên lạc Quảng Ngãi Đại hội bầu hòa thượng Thích Giải Hậu làm Chi hộitrưởng, trụ sở của Ban trị sự Chi hội đặt tại chùa Hội Phước - thị xã QuảngNgãi
Trang 19Tháng 8/1954, Chi hội Phật giáo liên lạc Quảng Ngãi được xácnhập vào Tổng giáo hội tăng già Trung Việt Cũng trong thời gian này, các
cư sĩ phật giáo ở Quảng Ngãi vận động thành lập Hội Phật giáo và Hội Phậtgiáo ra đời do ông Tạ Dinh làm hội trưởng- Giai đoạn này đã chứng kiếnmột thời kỳ đen tối nhất trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ phậtgiáo ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và ở miền Nam Việt Nam nói chung Vớimưu đồ "Công giáo hóa" miền Nam Việt Nam, gia đình họ Ngô dùng tất cảmọi thủ đoạn đàn áp, khống chế, bách hại nhân dân miền Nam mà đốitượng gánh chịu chính sách ngụy tạo này không ai khác ngoài tín đồ Phậtgiáo Mỹ - Diệm đánh đồng tín đồ Phật giáo với người cộng sản ở miềnNam Việt Nam là một Do vậy, cuộc sống ảm đạm bao quanh tín đồ Phậtgiáo miền Nam Việt Nam lúc này đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận quavài nét phát họa sau đây:
Trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng "tại Quảng Ngãi, bằng việc tổchức các lớp học chủ nghĩa nhân vị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt épdân, chủ yếu là tín đồ Phật giáo bỏ đạo của mình để theo Thiên chúa giáo,
có nơi Phật giáo bị đã kích mạnh Nếu những ai phản đối thì đủ mọi thứ taiương ập đến" [20, tr 15]
Hàng loạt những trò mưu ma, xảo quyệt được chính quyền NgôĐình Diệm tung ra để nhằm áp chế, cải đạo đối với tín đồ Phật giáo thật làkinh khủng Thư đề ngày 23/9/1961 của Khuôn hội Phật giáo xã Sơn Mỹgởi tỉnh Quảng Ngãi cho biết:
Trong thời gian gần đây, cứ theo các báo cáo có Ông thầy
Dư người Công giáo ở Phú Hòa về giảng đạo và dạy thuyết Duy linhtại xã Sơn Mỹ, đi đến thôn, Ông ấy dùng lời lẽ ép hội viên chínhthức của Phật giáo, buộc họ ký đơn tình nguyện vào Thiên chúagiáo, nếu không thì dùng biện pháp chính quyền khủng bố Nhưghép vào tội tình nghi, lướng hướng bắt học tập, thu giấy căn cước
Trang 20và thẻ chứng minh của Phật giáo, làm cho sinh hoạt trở ngại [20,
tr 20]
Kết quả của mưu đồ trên là hầu hết các "cán bộ" từ thôn, xã trở lên(trong bộ máy chính quyền của Ngô Đình Diệm) đã được cải giáo, lựclượng này được xem như là cơ sở chính trị của chính quyền Ngô ĐìnhDiệm Nhưng không bao lâu khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ thì
"cán bộ" thôn, xã trong bộ máy chính quyền ấy hầu hết cũng bỏ đạo mớitheo mà quay trở lại làm tín đồ đạo Phật
Trong lĩnh vực kinh tế- xã hội - văn hóa - giáo dục, sự kỳ thị đối vớitín đồ phật giáo còn gian manh, xảo quyệt hơn, "Nổi bật nhất là từ năm
1957, Ngô Đình Cẩn và tay chân của hắn đã tạo ra "Vụ án gián điệp miềnTrung" giả tạo, khiến cho hầu hết các tỉnh miền Trung từ (Quảng Trị đếnKhánh Hòa) nhiều người bị ghép vào tội làm gián điệp cho Pháp mà nạnnhân chủ yếu là những tín đồ Phật giáo có thế lực kinh tế" [21, tr 13]
Hoặc một dẫn chứng khác: "Tại Quảng Ngãi, cũng vịn vào lý do anninh (1961), chính quyền Ngô Đình Diệm đã cấm không cho tổ chức lễPhật đản mà trước đó chính quyền đã cho phép, trong khi cũng tại đây, mộthội chợ của các linh mục đang tổ chức và được tiếp tục" [21, tr 16]
Phải chăng tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãi nói riêng, ở miền NamViệt Nam nói chung đã có một truyền thống yêu nước gắn liền với lịch sửbất khuất của dân tộc, khiến cho bọn tay sai của ngoại bang phải thẳng taytrừng trị không thương tiếc! Chính quyền Ngô Đình Diệm dùng biện phápqui chụp tín đồ Phật giáo là cộng sản để đàn áp, ly gián khỏi quê hương bảnquán dưới chiêu bài "di dân" Nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn",trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm thì sự kiện ngày7/5/1963 của phong trào Phật giáo miền Nam đã ghi dấu ấn trong lịch sử làgóp phần làm sụp đổ chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm (1/11/1963) Sau
Trang 21sự kiện này, chính quyền ngụy Sài gòn có nới tay cho tín đồ Phật giáo đượchưởng "tự do dân chủ" nhưng chỉ là cái bánh vẽ mang tính khẩu hiệu khônghơn không kém Vì vậy, "phong trào đấu tranh của các bậc cao tăng, tín đồphật từ diễn ra liên tục suốt thập kỷ 60- 70 mà người đứng đầu phong trào
là hòa thượng Thích Giải Hậu" [85, tr 15]
Ngày 31/10/1967, đại đức Thích Hạnh Đức tự thiêu tại chùa Tỉnh hội
đã gây ra một chấn động lớn trong đời sống tinh thần của tín đồ Phật giáoQuảng Ngãi Được sự chỉ đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đám tangcủa đại đức Thích Hạnh Đức đã trở thành cuộc biểu tình của hơn 20.000nghìn người xuống đường thị uy lực lượng, đối mặt với kẻ thù của dân tộc
Dưới sự hướng dẫn và lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóngtỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước nhiều tổ chức Phậtgiáo yêu nước ra đời trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: "Giáo hội Phật giáoViệt Nam thống nhất" (1954) Tổ chức "gia đình phật tử" (1963); cácphong trào đấu tranh cho hòa bình, chống bắt lính trong phật tử đi vàohoạt động đạt được kết quả thiết thực, góp phần cùng cả nước làm nên cuộcchiến thắng mùa xuân lịch sử 1975
Sau ngày giải phóng đất nước đến năm 1989, tình hình địa phương
và đất nước có sự đổi thay lớn, tác động đến đời sống của tín đồ Phật giáo.Song đa phần tín đồ Phật giáo hành động theo hiến chương của giáo hộiPhật giáo Việt Nam "đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội" Từ khi cóNghị quyết 24/BCT (16-10-1990) tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãi hoạt độngsôi nổi với nhiều hình thức phong phú Bên cạnh việc cúng dường, niệmphật, lo toan chuyện công đức, các tín đồ Phật giáo còn tham gia các côngtác xã hội mà rõ nét nhất là công tác từ thiện xã hội Song, việc hiểu sâu sắc
về chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo củatín đồ đạo Phật thì còn nhiều vấn đề khá mơ hồ Do đó, dễ dẫn đến độngthái cực đoan, yêu sách một khi có kẻ xấu mua chuộc và lợi dụng Vấn đề
Trang 22mê tín dị đoan trong đời sống một bộ phận tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãivẫn còn nặng nề; hiện tượng xem tử vi, bùa chú đang là vấn đề tồn tạitrong đời sống tâm linh của họ.
Bàn về đặc điểm, tình hình của tín đồ đạo Phật ở Quảng Ngãi khôngthể không điểm qua một đơn vị tôn giáo mang tính quần chúng rất quantrọng đó là Gia đình phật tử, được thành lập từ năm 1963, tổ chức Gia đìnhphật tử ở miền Nam Việt Nam chia thành 5 khu vực (miền):
- Miền Quảng đức: Sài gòn - Gia Định
Miền Khánh Hòa: Bình thuận, Ninh thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu
Miền Khuôn Việt: Lâm Đồng Đắc Lắc Gialai Kontum
- Miền Liểu quán: Bình Định- Phú Yên- Khánh Hòa
Miền Vạn Hạnh: Quảng Trị Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi
-Như vậy, Gia đình phật tử Quảng Ngãi thuộc miền Vạn Hạnh, tức
là trực thuộc sự chỉ đạo của Gia đình phật tử đóng tại Huế Sau ngày đấtnước thống nhất, tổ chức Gia đình phật tử tự giải thể Đến 1996, Gia đìnhphật tử ở Quảng Ngãi được phép hoạt động trở lại Nhà nước ta "cho sinhhoạt các đơn vị Gia đình phật tử gắn với đơn vị chùa, niệm phật đường có
vị sư bảo trợ, coi là phương thức tu học giáo lý đạo Phật trong phạm vichùa, chứ không phải là tổ chức hoặc hội đoàn theo hệ thống (như trước kia)"[5, tr 7] Thành phần tham gia sinh hoạt Gia đình phật tử là nam - nữ thanh
- thiếu niên (chủ yếu là học sinh tiểu học và học sinh phổ thông cơ sở, phổthông trung học và kể cả một vài trường hợp là giáo viên trung học phổthông) Gia đình phật tử sinh hoạt theo từng đơn vị chùa, thời gian sinhhoạt thường xuyên theo tuần (ngày cuối tuần), nội dung sinh hoạt chủ yếu
Trang 23là giáo dục giáo lý, đạo đức tôn giáo của đạo Phật và các hoạt động xã hộikhác Đây là lực lượng bổ sung cho nguồn tín đồ Phật giáo sau này Đếnnay, toàn tỉnh đã hình thành 32 đơn vị Gia đình phật tử, trong đó 18 đơn vị
đã được Ban trị sự cấp quyết định công nhận; 14 đơn vị còn lại hình thành
tự phát nên Ban trị sự xem xét để có kiến nghị lên cấp trên xin được côngnhận sinh hoạt theo yêu cầu của đơn vị
Thời gian gần đây, một số đối tượng cầm đầu đơn vị Gia đình phật
tử trái phép có những hoạt động phục hồi lại tổ chức Gia đình phật tử thuộcphật giáo Việt Nam thống nhất trước năm 1975 Trên địa bàn tỉnh QuảngNgãi, tuy chưa có sự hình thành tổ chức Gia đình phật tử của nhóm NguyễnChâu (tức Nguyễn Sĩ Thiều đang hoạt động chống lại chủ trương của Giáohội Phật giáo Việt Nam, muốn lập Gia đình phật tử thành một tổ chức, táchvới Giáo hội để một số người lợi dụng như một côngcụ hoạt động chính trị
- tư tưởng) Nhưng đã có một số huynh trưởng của Gia đình phật tử trướcnăm 1975, núp bóng danh nghĩa Gia đình phật tử thuộc Giáo hội Phật giáoViệt Nam để lén lút hoạt động theo hướng của nhóm Nguyễn Châu Đốivới tỉnh Quảng Ngãi, việc phân rẽ nội bộ giáo hội cũng như Gia đình phật
tử hiện nay xuất phát từ sự tồn tại và hoạt động chống phá ngấm ngầm củanhóm thuộc phe phái Huyền Quang Bên cạnh đó có sự "tiếp sức", "mócnối" của số phần tử "Phật giáo Hải ngoại" đang ở nước ngoài hoạt động tráiphép đã và đang là chỗ dựa về vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiệncho bọn cực đoan trong gia đình phật tử ở Quảng Ngãi ngoi lên hoạt độngtuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, lôikéo tín đồ, đạo hữu gây chia rẽ nội bộ Giáo hội cũng như đời sống bình ancủa tín đồ phật giáo ở địa phương
1.2.2 Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Công giáo
Trang 24Hiện nay tín đồ đạo Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi có 5.885 người,sống tập trung chung quanh 13 nơi thờ tự, có 8 chức sắc và 3 Hội đoàn chủyếu là Thánh ca và lễ nghi phụng vụ trong các ngày lễ trọng của đạo, đa sốtín đồ Công giáo cư trú tập trung ở các huyện đồng bằng, trung du và hảiđảo Tín đồ Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi khác với nhiều địa phương khác
là họ không có khu vực cư trú toàn tòng mà sống xen kẽ cùng tín đồ các tôngiáo khác Vì vậy, tín đồ Công giáo không chỉ biết có chúa của mình là độctôn và duy nhất, mà họ còn biết đến các vị chúa của các tôn giáo khác Đặcđiểm này làm giảm đi tính cực đoan trong tư tưởng của tín đồ Công giáo ởđịa phương Cũng như tín đồ các tôn giáo khác ở tỉnh Quảng Ngãi, tín đồCông giáo đều có chung nguyện vọng là được sống hòa bình, yên ổn đểlàm ăn, đạo - đời hòa hợp theo tinh thần Thư chung (1980) của Giáo hộiCông giáo Việt Nam Vì những lý do riêng, đạo Công giáo ở Quảng Ngãichưa thành lập được Ủy ban Đoàn kết Công giáo của tỉnh Đây là một sựthiệt thòi đối với tín đồ Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi Bởi lẽ họ không có
cơ hội để thể hiện cuộc sống "phúc âm trong lòng dân tộc"
Do xuất thân từ những người lao động, đa phần tín đồ Công giáo ởQuảng Ngãi là nông dân (với ba ngành nghề chính là: trồng trọt và chănnuôi, đi biển, làm muối), một số ít là tiểu thương nên ngoài việc đạo, họtham gia tích cực vào các công việc của xã hội Thực hiện tốt các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước Qua nhận xét của nhiều cơ quanchuyên môn đều cho rằng: Tín đồ Công giáo chấp hành các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước triệt để hơn so với các công dân khác trênđịa bàn
Tuy vậy, tín đồ Công giáo cũng còn những đặc điểm riêng mà bọnxấu dễ lợi dụng, kích động, lôi kéo vào những mưu đồ xấu, làm ảnh hưởngđến đời sống đạo của người giáo hữu chân chính
Trang 25Tiến trình hình thành và phát triển của đạo Công giáo ở tỉnh QuảngNgãi có những bước thăng trầm mang tính lịch sử, tác động khá lớn đếnđời sống muôn mặt của tín đồ.
Năm 1671, khi dòng tu Mến thánh giá được thành lập tại An Chỉ(xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành) đã đánh dấu về sự ra đời, phát triểncủa đạo Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi Tiếp đó, các họ đạo và nhà thờ lầnlượt được xây dựng và xác lập: Châu me, Kỳ thọ, Chà và, Chợ mới, ÂnHội, Chà là Như vậy, ở từng vùng, khu vực dân cư trong toàn tỉnh cácvành đai của họ đạo được hình thành Tuy nhiên, sự hình thành nên vànhđai các họ đạo ở Quảng Ngãi là một quá trình lâu dài, bởi lẽ đạo Công giáokhá xa lạ với tín ngưỡng truyền thống của địa phương Kể từ khi các nhàtruyền giáo phương Tây đặt chân lên mảnh đất này cho đến thế kỷ thứ XIX(gần 300 năm truyền giáo) đạo Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi mới có mộtlực lượng tín đồ khoảng 7.000 người (số liệu của đề tài nghiên cứu khoahọc, Từ Tân Vũ, trang 15) Thế nhưng đến đời các vua triều Nguyễn (từGia Long đến Tự Đức) đạo Công giáo ở Quảng Ngãi bị bài xích và cấmcách nên hạn chế đáng kể đến việc phát triển tín đồ Điều đáng ghi nhậnhơn là vào năm 1883, với phong trào "Bình Tây sát tả" do sĩ phu yêu nướckhởi xướng đã đã phá mạnh vào lực lượng chức sắc và giáo dân đạo Cônggiáo
"Trong bối cảnh đó, các họ đạo, nhà thờ ở Quảng Ngãi cũng bị báchbại khốc liệt Hầu hết các nhà thờ họ đạo bị đốt phá, các giáo sĩ pháp nhưGuegan (Cố Hồng) ở Phú Hòa, Poiriere (Cố Tân) ở Bầu Gốc, Garin (CốChâu) ở Cù và bị giết chết Trong tổng số 7.000 tín hữu lúc bấy giờ, sauthảm sát chỉ còn 1000 người" [85, tr 16] Do nhận thức lệch lạc của các sĩphu, văn thân yêu nước cho rằng, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là do
sự tiếp tay của đồng bào giáo dân, giáo sĩ đạo Công giáo Vì vậy, họ đã vô
Trang 26tình đẩy phần lớn giáo dân lương thiện đứng về trận tuyến đối địch với dântộc Đến khi nhà yêu nước Phan Bội Châu kêu gọi đoàn kết dân tộc, trong
đó có đoàn kết đồng bào Công giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam,đánh đuổi thực dân Pháp thì vấn đề đoàn kết đồng bào Công giáo mới đượcnhận thức lại trong giới sĩ phu, văn thân yêu nước thời bấy giờ Tuy vậy,phong trào "Bình Tây sát tả" cũng để lại cho tín đồ Công giáo ở địa phươngmột ấn tượng khó phai mờ trong ký ức của họ, tín đồ Công giáo mang nặngmặc cảm và tội lỗi với dân tộc, đất nước, quê hương
Sang đầu thế kỷ XX do tương quan lực lượng khi đó của thực dânPháp, đạo Công giáo được phục hồi, các họ đạo lại tiếp tục mở mang; bêncạnh dòng Mến thánh giá đã có từ trước còn có các dòng tu khác như dòngChúa cứu thế, dòng Paolo lần lượt ra đời Cùng với các dòng tu là cáctrường học, Cô nhi viện của Công giáo mọc lên khá nhiều trong địa bàntỉnh Như vậy, công cuộc truyền đạo lại một lần nữa được dấy lên mạnh mẽ
và vận động của Mặt trận Việt Minh thì ít nhiều tín đồ Công giáo cũngphần nào giác ngộ được vai trò, trách nhiệm của công dân trước vận mệnhcủa dân tộc Dẫu rằng họ bị đầu độc khá sâu sắc về những luận điệu xuyêntạc, vu khống chính trị của kẻ thù, dẫn đến sự đố kỵ, chia rẽ đối với cộngđồng dân tộc Nhưng dần dần nhiều tín đồ Công giáo tham gia vào tổ chứcCông giáo cứu quốc ở địa phương do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo trong
Trang 27giai đoạn 1945- 1954 là một minh chứng cho tinh thần "kính Chúa - yêunước" đáng trân trọng của họ.
Đặc biệt, đến giai đoạn 1955 - 1963, giai đoạn gắn liền với chínhthể Ngô Đình Diệm, đạo Công giáo một lần nữa có điều kiện phát triển rầm
rộ và lan rộng, gây dựng thanh thế cho chính sách "Công giáo hóa miềnNam" Một quốc sách chống Cộng thâm độc, lộ liễu và "sai lầm tai hại" chochính thể Ngô Đình Diệm" Khắp nơi trong tỉnh đều bàn chuyện "Cần lao",
"cải tạo" gây nên không khí nghi kỵ, mất đoàn kết trong đời sống nhândân ở từng thôn, từng xã và từng họ hàng, gia tộc Một mâu thuẫn lớn nảysinh trong đời sống xã hội đương thời của người dân địa phương là theochúa hay theo ông bà, tổ tiên? Trước sức mạnh cưỡng chế của chính quyền,
số lượng tín đồ Công giáo tăng lên đáng kể, song đó chỉ là những con số tạm
bợ, có tính chất giả tạo "gió chiều nào theo chiều ấy" nhằm hợp thức với thờicuộc, để rồi khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ thì tại tỉnh Quảng Ngãi,phong trào "tố Cần lao Công giáo" được dấy lên mạnh mẽ và sôi nổi làm xáotrộn đến đời sống của đồng bào tín hữu cũng như chức sắc của đạo Cônggiáo Những tín hữu "cải đạo" trước kia nay quay trở lại với tôn giáo truyềnthống của họ; khô đạo, nhật đạo là trường hợp tương đối phổ biến ở nhữngtín đồ Công giáo bị cưỡng ép trong thời kỳ cai trị của đế chế Ngô ĐìnhDiệm Bộ phận còn lại là những tín đồ Công giáo mộ đạo, thầm lặng sinhhoạt đạo ở một số nhà thờ giáo xứ nằm trong vùng kiểm soát của Mỹ -Ngụy
Sau năm 1975, nhìn chung đạo Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi suygiảm kéo theo sự suy giảm về số lượng của tín đồ Một bộ phận vượt biên
ra nước ngoài, một bộ phận vào Nam sinh sống theo luồng kinh tế mới Phần lớn nhà thờ, nhà nguyện bị hư hỏng do sự tàn phá của chiến tranh nên
bỏ hoang Đối với tín đồ Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi sau ngày đất nước
Trang 28thống nhất (1975), họ vẫn là công dân lương thiện, chấp hành tốt chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Song, họ vẫn còn mang nhữngmặc cảm nhất định đối với xã hội Do đó, họ ít hòa nhập với đời sống xãhội, luôn có những biểu hiện "trầm lặng", "kín đáo" Khác với tín đồ củacác tôn giáo khác, tín đồ Công giáo có tổ chức Giáo hội khá chặt chẽ, tổchức này chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của tín đồ (nhất là lĩnh vựctinh thần) Do vậy, để họ vừa là một công dân tốt, vừa là một con chiênngoan đạo, đó là vấn đề cần phải thường xuyên tác động theo nhiều chiềukích khác nhau Bởi lẽ tín đồ Công giáo có mối liên hệ mật thiết với "bềtrên" của mình, lời răn của Cha chính là lời răn của Chúa Điều này cũng cóthể nói lên rằng: Muốn có con chiên yêu nước, trước hết phải có "vị" Chayêu nước, có lẽ đây là vấn đề mấu chốt dùng để cắt nghĩa cho bản tính
"trầm lặng", "kín đáo" của tín đồ Công giáo ở Quảng Ngãi
Từ năm 1989 trở lại đây và nhất là từ khi có Nghị quyết 24/BCT,Nghị định 69/HĐBT thì sinh hoạt của các tôn giáo trong đời sống xã hộithật sự sôi động, có nhiều chiều hướng khác nhau: Tích cực và tiêu cực.Riêng tín đồ Công giáo ở tỉnh Quảng Ngãi nhiều gia đình ở vùng biển, đảo
có mối liên hệ thân nhân ở nước ngoài (số người vượt biên trái phép trướcđây) nên ít nhiều có tư tưởng vọng ngoại Một số gia đình thuộc diện "đền
ơn đáp nghĩa", thuộc diện chính sách xã hội có đời sống kinh tế khó khăn.Đối tượng này rất được tổ chức Giáo hội địa phương chú ý nắm để lợi dụngtrong việc làm đối trọng với chính quyền mỗi khi có "sự kiện" xảy ra.Trong 9 vụ tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự của đạo Công giáo từ năm 1990đến năm 2000 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì hầu hết những người đi đầu
ở các vụ việc trên là những tín đồ nằm trong diện gia đình chính sách Thậttình, họ không phải là kẻ chủ mưu của các vụ việc mà họ là những người bị
"Ban giúp việc" lợi dụng vào những mưu đồ xấu Được cảm hóa và giảithích, tất cả những tín đồ nêu trên đều cảm thấy mình bị lừa dối Do đó, có
Trang 29thể nói rằng tín đồ Công giáo ở Quảng Ngãi cơ bản là công dân tốt, sốlượng tín đồ được phát triển theo truyền thống gia đình, không có cơ sở xãhội cho việc tăng trưởng tín đồ đột biến như đạo Tin lành hoặc đạo Phật.Tuy nhiên, để có được những công dân tốt "sống phúc âm trong lòng dân tộc".Việc đạo, việc đời hài hòa thì không thể không thường xuyên giác ngộ ý thứcdân tộc cũng như giác ngộ về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân cho họ.
1.2.3 Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Tin lành
Khác với tín đồ ở các tôn giáo khác, tín đồ đạo Tin lành đa phần lànhững thị dân (ở vùng đô thị, thị tứ) và đồng bào người dân tộc thiểu số.Đến nay, đạo Tin lành chưa được Nhà nước ta công nhận tư cách phápnhân (đối với các tỉnh phía Nam), nhưng số lượng tín đồ đạo Tin lành ởQuảng Ngãi khá đông, đứng hàng thứ hai sau tín đồ Phật giáo Theo số liệuthống kê của Ban tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi, đến tháng 12/2000, toàn tỉnh
có 7.431 tín đồ Tin lành thuộc các hệ phái: Hội thánh Tin lành Việt Nam(CMA); hệ phái Cơ đốc truyền giáo; hệ phái Cơ đốc phục lâm; hệ phái Bắptít và hệ phái Cơ đốc liên hữu Trong đó, đáng chú ý nhất là hệ phái Hộithánh Tin lành Việt Nam: Xuất hiện ở Quảng Ngãi rất sớm (1928) và có tổchức hoạt động theo hệ thống ba cấp (từ trên xuống dưới) là: Tổng liên hội,Địa hạt và Chi hội cơ sở
Trong những năm gần đây, hệ phái Hội thánh Tin lành Việt Nam tạiQuảng Ngãi có những hoạt động rầm rộ, sôi động để tuyên truyền và lôikéo tín đồ, phát triển tín đồ mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dântộc ít người với phương thức cơ động, gọn nhẹ và hiện đại Đạo Tin lành đã
"bành trướng" lên những vùng đất vốn trước đây là vùng căn cứ địa cáchmạng, làm thay đổi nếp sống truyền thống bao đời của đồng bào, gâykhông khí bất hòa, mất đoàn kết trong nội bộ cư dân, thậm chí làm ảnhhưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương
Trang 30Ngược dòng lịch sử để biết về sự hình thành đạo Tin lành ở tỉnhQuảng Ngãi là vấn đề cần thiết hiện nay cho những ai quan tâm đến đờisống, đặc điểm, tâm lý của tín đồ đạo Tin lành.
Tháng 5-1928, được xem là mốc khởi điểm ở tỉnh Quảng Ngãi có đạoTin lành xuất hiện, khi mà Mục sư Ôn Văn Huyên và truyền đạo Đặng NgọcCầu đến huyện Đảo Lý Sơn phát kinh thánh, làm chứng đạo cho một số tín
đồ theo đạo Mặc dù đạo Tin lành bị đạo Công giáo xem là "người anh emlầm lỗi", nhưng đối với thực dân Pháp đạo Tin lành không có chế độ "ưu tiên"trong việc mở rộng "phúc âm" mà còn bị chính quyền thực dân cấm cách
Do vậy, để tồn tại, phương cách đầu tiên của đạo Tin lành là thựchiện chủ trương "nhập thế", hòa đồng vào các hoạt động xã hội từ thiện,nhân đạo để tạo lập cơ sở bám trụ lâu dài Không tham gia chính trị, tổchức giáo hội và giáo lý cởi mở, sinh hoạt đạo linh hoạt đã tạo ra lớp vỏbọc quan trọng cho quá trình lưu hành và phát triển đạo Tin lành ở QuảngNgãi nói riêng, ở Việt Nam nói chung Nhưng đó chỉ là chủ trương tạm thờikhi thế và lực còn ở trong tình trạng non yếu mà thôi
Tại tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1928 - 1954 chỉ duy nhất có hệ pháiHội thánh Tin lành Việt Nam (CMA) phát triển được 100 tín đồ, xây dựngđược ba cơ sở Hội thánh (thị xã Quảng Ngãi, huyện Mộ đức và huyện ĐứcPhổ) Thế nhưng, đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khá ác liệt tạiQuảng Ngãi thì các nhà thờ ở thị xã Quảng Ngãi, huyện Mộ đức, huyệnĐức Phổ bị tàn phá hầu như toàn bộ Do vậy, việc truyền đạo bị thu hẹp,các Hội thánh thiếu vắng Mục sư, truyền đạo dẫn đến sự bế tắc, ngưngđọng trong hoạt động của đạo Tin lành
Trong giai đoạn 1954 - 1975, Tin lành ở Quảng Ngãi cũng như Tinlành ở miền Nam có được sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ về chính trị lẫn kinh tếnên đạo Tin lành dễ dàng phát triển và bành trướng thế lực trong các vùng
Trang 31bị địch tạm chiếm Mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm muốn thực hiệnCông giáo hóa hoàn toàn miền Nam, chèn ép, khống chế, cấm cách cáctôn giáo khác, duy chỉ có đạo Tin lành mà đằng sau là các tổ chức giáo hộicủa Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng vùng truyền đạo, phát triển tín đồ, xây dựng
cơ sở thờ tự Cho đến trước ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, Hộithánh Tin lành Việt Nam ở Quảng Ngãi xây dựng được 16 cơ sở tôn giáotrong đó có 2 trường trung và tiểu học; 1 trung tâm truyền giáo của các giáo
sĩ nước ngoài và nhà thờ sắc tộc người Hrê Do điều kiện chiến tranh, nêntín hữu Tin lành chỉ phát triển ở các huyện, thị thuộc khu vực đồng bằng.Trong giai đoạn này có cả giáo sĩ người nước ngoài tham gia trực tiếp vàchỉ đạo Hội thánh Tin lành ở Quảng Ngãi Đây là giai đoạn hoàng kim củacông cuộc truyền bá "phúc âm"của đạo Tin lành ở Quảng Ngãi, bởi lẽ dựavào thế lực chủ đạo của Mỹ để hoạt động, đạo Tin lành không thể đứng ngoàichính trị mà trái lại đạo Tin lành đã bộc lộ rõ ý đồ tham chính của nó, biến
tổ chức tôn giáo này thành cơ sở chính trị xã hội của chế độ thực dân kiểumới của Mỹ ở miền Nam - không chỉ dùng cho hiện tại mà dùng cả chochính sách hậu chiến của Mỹ Do đó, nhiều tín đồ, mục sư, truyền đạo thamgia quân đội ngụy Sài gòn, nắm giữ các cơ quan tình báo, gián điệp chốnglại cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Sau ngày đất nước giải phóng,một số trong bọn họ di tản vào miền Nam, vượt biên ra nước ngoài hoặcmột số khác buộc phải cải tạo rồi xin định cư ở Mỹ theo diện HO v.v Bêncạnh những kẻ chống lại cách mạng, lợi dụng lòng tin tôn giáo của tín hữu
để trục lợi về chính trị thì đại bộ phận tín đồ đạo Tin lành, vốn xuất thân từngười lao động nghèo khổ và do nhiều hoàn cảnh khách quan khác nhau họtheo đạo Tin lành chủ yếu là vì động cơ kinh tế "vào đạo có gạo mà ăn",một số khác theo đạo là để có được chỗ dựa trong cuộc sống nhằm tính kếmưu sinh ở thời buổi chiến tranh loạn lạc Đạo Tin lành dùng vật chấtquyến rũ tín đồ, thông qua các hoạt động xã hội và từ thiện để thu hút tín
Trang 32đồ trong điều kiện sống của một xã hội tạm bợ (biết ngày nay chẳng biếtngày mai) Thật tình đạo Tin lành không được lòng dân ngưỡng mộ mộtcách sâu sắc, không phải là lòng tin kính chân thành của người dân QuảngNgãi như đạo Phật hoặc tư tưởng Khổng giáo Nên tín đồ Tin lành, mỗi khiđiều kiện sống thay đổi họ sẵn sàng nhạt đạo, khô đạo Chính vì thế mà âmmưu của Mỹ ngụy trong việc phát triển đạo Tin lành ở Quảng Ngãi để gây
cơ sở xã hội, làm hậu thuẫn chính trị cho chúng đã hoàn toàn thất bại.Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ở tỉnh Quảng Ngãi có nhiều gia đìnhtín hữu đạo Tin lành theo cách mạng, đã cống hiến sức người, sức của cho
sự nghiệp cách mạng của dân tộc Theo thống kê (chưa đầy đủ) hiện naytoàn tỉnh Quảng Ngãi có 21 gia đình liệt sĩ, thương binh và 01 Bà mẹ ViệtNam Anh hùng là tín đồ của đạo Tin lành Sau ngày đất nước thống nhất(4/1975) số lượng tín đồ đạo Tin lành giảm đáng kể Một phần là do điềukiện, môi trường cuộc sống thay đổi, một số lớn rời bỏ "khu dồn" về quêsinh sống thì việc "đạo" đối với họ không còn ý nghĩa nữa mà vấn đề đượcquan tâm hàng đầu là phục hồi sản xuất kinh tế để mưu sinh cho gia đình
và tập thể Do vậy việc nhạt đạo, khô đạo là lẽ tất nhiên Từ việc tín đồ khôđạo nhạc đạo, không quan tâm đi lễ nhà thờ nên nguồn thu của các giáo sĩvốn đã bị "cắt đứt" do các tổ chức Tin lành quốc tế mất liên hệ với ViệtNam, nay lại càng khó khăn hơn một khi tín đồ không làm bổn phận 10%phước thiện thì các giáo sĩ cũng lần lượt bỏ giáo hạt vào miền Nam kiếmsống hoặc trốn ra nước ngoài Số giáo sĩ ở lại (tuy số lượng ít ỏi) thực hiệntheo chủ trương của Tổng hội là ngấm ngầm chờ đợi thời cơ, xem chừngthái độ của chính quyền cách mạng để hoạt động phù hợp Mặc dù vậy,vẫn còn một số chức sắc, tín đồ tỏ thái độ phản ứng đối với Nhà nước địaphương về một số vấn đề mà họ vi phạm như: Khôi phục nơi thờ tự; tổchức truyền đạo trái phép Đặc biệt, khi Đảng ta đẩy mạnh công cuộc đổimới, mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, các tổ chức NGO có điều kiện
Trang 33trở lại Việt Nam và thâm nhập sâu vào từng địa phương, thông qua hợp tác
và hoạt động từ thiện để làm bức bình phong cho việc hà hơi, tiếp sức, khơidậy các hoạt động của hội Tin lành Việt Nam nói riêng và các hệ phái Tinlành khác ở Việt Nam nói chung có điều kiện gia tăng hoạt động Hội thánhTin lành Việt Nam ở Quảng Ngãi cũng như các hiệp hội Tin lành khác đãkhông bỏ lỡ thời cơ, tích cực hoạt động truyền đạo, tranh thủ tín đồ bằngnhiều biện pháp, phương pháp khác nhau: Dùng bằng hình vidéo; đài phátthanh tiếng dân tộc Hrê ở nước ngoài, in ấn kinh sách bằng chữ dân tộc Hrêhoặc chữ dân tộc COR; tổ chức hội chơi bài tiến lên để tuyên truyền, lôikéo người vào đạo Tin lành mà địa bàn được quan tâm hơn cả là vùng xa,vùng sâu, vùng dân tộc ít người còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế -
xã hội, khó khăn về giao lưu, giao thông Với lợi thế có được ở đạo Tinlành Quảng Ngãi là dùng người dân tộc truyền đạo cho người dân tộc Mộtlực lượng mà trong thời chiến tranh đã được các cô nhi viện Tin lành đàotạo khá kỹ, nay đã trưởng thành và có kinh nghiệm trong việc truyền đạocho cư dân bản địa Song, điều nguy hiểm hơn trong quá trình truyền báđạo Tin lành, các phần tử phản động đội lốt tôn giáo trong các hệ phái Tinlành luôn luôn đặt vấn đề phủ định những việc làm của Đảng và Nhà nước
ta chăm lo đời sống cho nhân dân; và thay vào đó là những ví dụ "sinhđộng" về sự giàu có, sung sướng từ các nước tư bản mà chủ yếu là Mỹ "vìnhân dân nước Mỹ theo Chúa nên được chúa ân sủng" Hiện nay hệ pháiHội thánh Tin lành Việt Nam ở Quảng Ngãi có ý đồ thu hút toàn bộ tín đồngười dân tộc ở các hệ phái khác ngả theo hội thánh Tin lành Việt Nam đểthống nhất chỉ đạo chung
Ở Quảng Ngãi, ngoài tín đồ Tin lành thuộc hệ phái Hội Tin lànhViệt Nam còn có tín đồ Tin lành thuộc hệ phái Cơ đốc truyền giáo, thànhlập từ 1956 là hệ phái Tin lành lớn thứ hai sau Hội thánh Tin lành ViệtNam, số tín hữu có khoảng 2.097 người, có 01 mục sư và 07 truyền đạo
Trang 34(trong đó có 03 truyền đạo phong chui) chủ trương của hệ phái trên là tôngiáo hóa đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc ít người ở Quảng Ngãi.
Giai đoạn từ 1956 - 1975 hệ phái này tổ chức truyền giáo cho đồngbào dân tộc ở các huyện miền núi: Ba tơ, Sơn hà, Trà bồng mà tập trungchủ yếu là gia đình binh sĩ người dân tộc trong quân đội Sài gòn Họ đã xâydựng được 13 cơ sở tôn giáo: 11 nhà thờ, nhà nguyện, 01 cô nhi viện sắctộc, 01 trường tiểu học (tài liệu của Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi) Số tínhữu hầu hết là người dân tộc sống trong vùng tạm chiếm của Mỹ - Ngụy,trừ một số truyền đạo người dân tộc và con em dân tộc trong cô nhi việncủa Tin lành là thành phần có hiểu biết về đời sống đạo, tín lý, tín điều củađạo Tin lành, còn đại đa số tín đồ Tin lành người dân tộc chỉ biết làm theotôn giáo trong điều kiện của cuộc sống "chim lồng cá chậu" Tín đồ dân tộc
ở đạo Tin lành không mấy mặn mà với đạo Tin lành mà chỉ thích quay trở
về với bản làng, rừng núi của mình để tự do sinh sống Đến những thời giansau, khi tình thế của cuộc chiến tranh chống Mỹ - Ngụy ở địa phương pháttriển thuận lợi, Mỹ- ngụy chủ trương dồn ép đồng bào dân tộc tập trung vàocác khu dồn thuộc vùng chúng kiểm soát, trong đó có tín đồ dân tộc đạoTin lành Song, đồng bào dân tộc (có đạo và không có đạo) đều tỏ thái độbất bình trước hành động cưỡng bức này Do vậy, một bộ phận đồng bàokéo nhau về quê hương của mình, bất chấp sự ngăn chặn bằng bạo lực cũngnhư những rủi ro trên bước đường "hồi hương" Âm mưu tôn giáo hóa đạoTin lành ở vùng đồng bào dân tộc ít người của hệ phái Cơ đốc truyền đạokhông thành Từ những năm 1972 đến năm 1975 các huyện miền tây củatỉnh Quảng Ngãi lần lượt được giải phóng khỏi ách nô lệ, kìm kẹp của Mỹ -Ngụy thì lực lượng truyền đạo Tin lành ở các địa phương trên cũng rútchạy về đồng bằng và như vậy, các tín đồ đạo Tin lành cũng tự tan rã
Trang 35Cuối những năm 80, hoạt động của hệ phái Cơ đốc truyền giáotrong toàn tỉnh bị thu hẹp, thế nhưng đến đầu thập kỷ 90, hệ phái Cơ đốctruyền giáo hoạt động khá mạnh ở vùng dân tộc Do có kinh nghiệm đượctích lũy trong hoạt động truyền giáo trước đây, đặc biệt do có đội ngũtruyền giáo người dân tộc, nguyên trước kia là con em, sống trong các cônhi viện (Tin lành) ở Quảng Ngãi và Đà Nẵng là đội ngũ quan trọng choviệc truyền giáo ở vùng đồng bằng dân tộc Mặt khác, yếu tố về vật chấtđược hệ phái này xem như là " báu vật" quan trọng để dụ dỗ, tuyên truyềnđạo Tin lành trong các tầng lớp nhân dân địa phương mà chủ yếu là đội ngũthanh thiếu niên học sinh, phụ nữ và trung niên người dân tộc Ngoài ra, cómột số ngoại lệ là những con người bê tha trong đời sống xã hội: Rượu chè
bê bết, đánh vợ chửi con, bỏ bê công việc Nay được tổ chức đạo Tin lànhchú ý xây dựng những con người "bất hảo" thành con người "cải tà quychánh" với mục tiêu tạo dựng "gương sáng" cho mọi người noi theo Dùngđối tượng này tuyên truyền đạo Tin lành ít nhiều đã đem lại kết quả nhấtđịnh cho hệ phái Cơ đốc truyền giáo Với khẩu khí tuyên truyền lừa bịp chorằng: Chúa đã cứu cho đối tượng bất hảo trở thành người tốt (!) và chỉ cóChúa mới làm được việc này, ai theo Chúa thì sẽ có cuộc sống tốt đẹp Điều đáng quan tâm hiện nay là trong khi tuyên truyền, mua chuộc và cảmhóa người dân theo đạo Tin lành bất hợp pháp, các phần tử truyền giáodùng biện pháp ly gián, chia rẽ giữa gia đình cán bộ thôn, xã với tín đồ Tinlành ở địa phương Có trường hợp gây sự cô lập trong mọi quan hệ xã hội,nhất là trong sản xuất nương rẫy giữa những người theo đạo Tin lành vànhững người không theo đạo Tin lành, để từ đó buộc những người khácphải "tình nguyện" theo đạo để được hợp tác, giúp đỡ trong sản xuất nươngrẫy cũng như các hoạt động trong mọi quan hệ xã hội khác Đối tượng con,
em, vợ và nói chung là gia đình cán bộ địa phương được các tổ chức truyềngiáo Tin lành "ưu tiên" hàng đầu trong công cuộc chinh phục, lôi kéo đểphát triển đạo hiện nay ở vùng đồng bào dân tộc
Trang 36Nhìn chung, thái độ chính trị của hệ phái này có những vấn đề rất
"khó chịu", hay có hành vi vi phạm và chống đối lại chính quyền địaphương Bọn cầm đầu thường dựa vào chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước ta để đưa ra những yêu sách không đúng luật định hiện hành Do đó,khi chính quyền địa phương xử lý, chúng lại xúi giục đồng bào dân tộctham gia tranh chấp với chính quyền, gây ra những phức tạp trong quản lýnhà nước địa phương
Hệ phái Cơ đốc Phục lâm có mặt ở tỉnh Quảng Ngãi vào nhữngnăm đầu của thập kỷ 60 Trong điều kiện tỉnh nhà đang trong thời điểmchiến đấu ác liệt giữa nhân dân và chính quyền Mỹ - Ngụy nên hệ phái Cơđốc Phục lâm hoạt động gói gọn trong nội thị của thị xã Quảng Ngãi với sốlượng tín đồ không đáng kể (khoảng 50 tín đồ) Khi đất nước giải phóng,hầu hết các tín đồ của hệ phái này không tham gia việc đạo Từ những năm
90 của kỷ 20 trở lại đây, hệ phái Cơ đốc Phục lâm hoạt động mạnh, nhưngđịa bàn hoạt động không phải là vùng nội thị thị xã Quảng Ngãi mà hướng
về các huyện miền núi của tỉnh Hiện nay, đang tập trung tuyên truyền đạoTin lành ở xã Sơn Hạ huyện Sơn Hà, đã lôi kéo khoảng 300 tín đồ ngườidân tộc Điều đáng nói là hệ phái Cơ đốc Phục lâm ở Quảng Ngãi thườngxuyên liên lạc và nhận chỉ đạo của một số Mục sư Tin lành ở Thành phố
Hồ Chí Minh, thậm chí có cả người nước ngoài
Hệ phái Bắp tít ở Quảng Ngãi số lượng không lớn, trước 1975 cókhoảng 100 tín đồ, cư trú tập trung tại thị xã Quảng Ngãi, không có nơi thờ
tự riêng mà dùng nhà tư nhân để hội họp và hành lễ Do vậy, sau 1975 hệphái Bắp tít nhanh chóng tan rã Thế nhưng, vào những năm gần đây cómột số giáo sĩ người nước ngoài (có tên tuổi hẳn hoi) thường xuyên liên hệ,móc nối, viện trợ tài chính tạo điều kiện cho hệ phái Bắp tít ở Quảng Ngãihoạt động trở lại Mặc dù mới phục hồi sau những năm 90 của thế kỷ 20,nhưng hệ phái Bắp tít đã có sự phân hóa trong tổ chức, hiện nay riêng hệ
Trang 37phái Bắp tít có 03 nhóm khác nhau: Bắp tít tư gia, Bắp tít độc lập, Đoàntruyền giáo Bắp tít Song, trên thực tế một số nhóm không còn thực lực, chỉhoạt động thầm lặng Chính sự "chia năm sẽ bảy" trong nội bộ hệ phái bắptít đã làm cho tín đồ của họ có nhiều băn khoăn trong việc đạo Nảy sinhnhiều nghi kỵ trong đời sống đạo dẫn đến sự nghi kỵ trong việc đời mà cụthể là mang nặng tư tưởng vọng ngoại, nuối tiếc quá khứ "vàng son" củathời kỳ nô lệ cho Mỹ - Ngụy
Vào những năm 90 của thế kỷ 20 hệ phái Cơ đốc Liên hữu của đạoTin lành du nhập bất hợp pháp vào hai huyện miền núi của tỉnh QuảngNgãi là huyện Ba Tơ, huyện Sơn Hà Đội ngũ truyền giáo cũng như tín đồcủa hệ phái Cơ đốc Liên hữu chính là đội ngũ truyền giáo và tín đồ của hệphái Cơ đốc Truyền giáo đã có ở các địa phương này trước đây nay vì động
cơ kinh tế nên (họ) bỏ hệ phái Cơ đốc Truyền giáo mà ngã về với hệ phái
Cơ đốc Liên hữu Tín đồ hiện nay của hệ phái Cơ đốc Liên hữu là 2.645người, chủ yếu là bà con dân tộc ít người (tài liệu của Ban Tôn giáo tỉnhQuảng Ngãi)
Có thể nói rằng tín đồ của đạo Tin lành rất phức tạp về thành phần
xã hội (có cả thị dân, có cả nông dân, có cả "lưu manh" thành thị và nôngthôn ) Sự chuyển đổi từ hệ phái này sang hệ phái khác như trở bàn taychẳng qua là vì động cơ kinh tế Do đó, biểu hiện tư tưởng thực dụng rất rõnét trong đời sống đạo của họ Mặt khác, do trình độ văn hóa và nhận thứchạn chế nên tín đồ đạo Tin lành không thấy được tính hai mặt của vấn đề
"tài trợ" kinh tế: Giúp đỡ ban đầu về vật chất để rồi bòn rút dần dần trong
tỷ lệ 10% cho "hòm phước thiện" Và quan trọng hơn, tín đồ đạo Tin lànhcũng không nhìn thấy được sự trục lợi kinh tế (kể cả chính trị) của bọn cầmđầu đội lốt tôn giáo trong đạo Tin lành Hiện nay, có một số người tựphong mình là truyền giáo đã nợ tiền bạc của tín đồ để mua xe hơi, tạo
Trang 38dựng nhà lầu Như trường hợp của Đinh Nhít ở huyện Sơn Hà là một ví
dụ cụ thể đang bị các cơ quan chức năng làm rõ để xử lý
1.2.4 Tình hình đặc điểm tín đồ Cao đài
Năm 1929, đạo Cao đài được du nhập vào tỉnh Quảng Ngãi đó là hệphái Cao đài Tây Ninh Có tư liệu cho rằng: Hệ phái Cao đài Tây Ninhđược truyền bá vào tỉnh Quảng Ngãi là do bà con thương nhân ngườiQuảng Ngãi, lúc đầu truyền bá trong bà con vùng biển, sau đó lan tỏa dầntrong bà con ở khu vực đồng bằng [45, tr 8] Thế nhưng, theo truyền thốngphát triển đạo của đạo Cao đài chủ yếu là tranh thủ, lôi kéo tầng lớp trêntrong xã hội như: Hương chức làng, xã; thành phần trung nông, địa chủ,giới có học ở địa phương Bởi vì, đối tượng như trên thường nắm trongtay khá nhiều những con người hoặc gia đình sống phụ thuộc vào họ (cảkinh tế lẫn chính trị) Tranh thủ được đối tượng bên trên của xã hội đứngvào hàng ngũ chức sắc của đạo là một lợi thế đáng kể Bởi lẽ, những ngườiphụ thuộc như: Tá điền, nông dân muốn đảm bảo về đời sống cũng nhưsinh hoạt thì chỉ có con đường theo chủ của họ Khi chủ đề nghị họ theođạo Cao đài thì lẽ nào họ từ chối Do vậy, đa phần tín đồ đạo Cao đài lànông dân nghèo khổ, có tư tưởng an phận với hoàn cảnh xã hội của mình.Bởi lẽ, tín đồ đạo Cao đài coi trần gian là cõi tạm, song không chủ trương
đi tu là trốn tránh cuộc đời, mà trước hết phải tạo điều kiện cứu rỗi conngười với con người trong hiện tại Nghĩa là phải hòa mình trong việc đời
để trước hết hoàn thiện bản thân, sau là hoàn thiện hóa con người
Đến nay ở Quảng Ngãi có 5 hệ phái Cao đài tồn tại đó là: Cao đàiTây Ninh; Cao đài Ban chỉnh; Cao đài thống nhất; Cao đài Cầu kho và Caođài Truyền giáo Có tổng số tín đồ là 4.156 người với 36 thành thất và 42chức sắc ở các chi phái (xem biểu 2 trang 44) Tín đồ đạo Cao đài cư trúchủ yếu ở các huyện đồng bằng và hải đảo; các huyện miền núi, trung du
Trang 39cư trú rất ít thậm chí có đến 04 huyện miền núi không có tín đồ đạo Cao đài
và ở các huyện trung du và miền núi có đạo Cao đài thì tín đồ của đạo làngười dân tộc kinh Như vậy, có nghĩa là người dân tộc thiểu số không theođạo Cao đài Mặc dù đạo Cao đài tự xưng là đạo của dân tộc Việt Nam, làtôn giáo của các tôn giáo được hiệp nhất lại Song, có lẽ do tính chất thần
bí của đạo cũng như do sự cầu kỳ về nghi lễ nên đạo Cao đài không phùhợp với đời sống môi trường của đồng bào dân tộc ít người Chính điều đólàm cho đạo Cao đài ở Quảng Ngãi hạn chế về địa bàn hoạt động cũng nhưhạn chế về sự phát triển tín đồ của đạo
Để hiểu thêm về đặc điểm, tình hình của tín đồ của đạo Cao đài ởtỉnh Quảng Ngãi cần có sự khái quát sơ bộ về quá trình hình thành các hệphái Cao đài ở địa phương như sau:
Cao đài Tây Ninh hình thành một Khâm châu (tỉnh đạo) của mìnhvào năm 1929 tại thôn Trà Câu thuộc xã Phổ Văn huyện Đức Phổ tỉnhQuảng Ngãi Khâm châu Quảng Ngãi trực thuộc trấn đạo Phú Khánh Khihình thành Khâm châu, Cao đài Tây Ninh chỉ lôi kéo được 4 người và họđược sắp xếp vào những chức vụ quan trọng của Khâm châu Từ đó, 4 "yếunhân" này tự phân chia khu vực để phụ trách và truyền đạo ở các huyện(Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức) Bằngphương pháp này, trong vòng hơn 10 năm Cao đài Tây Ninh đã truyền đạo
và phát triển được 5 tộc đạo với hơn 400 tín đồ tham gia
Chúng ta biết rằng đạo Cao đài ảnh hưởng đến nơi cư trú và xã hộithông qua việc truyền bá và tổ chức cơ sở đạo, thông qua việc tham giahoạt động chính trị (có cả đảng phái và quân đội riêng) mặc dù bên ngoàithường hay tuyên truyền là không tham chính Do đó, năm 1945 một sốngười cầm đầu Khâm châu Cao đài Tây Ninh ở Quảng Ngãi liên kết vớiphát xít Nhật chống lại nhân dân nên bị chính quyền nhân dân xử trị Từđây, tỉnh đạo Cao đài Tây Ninh gần như tan rã Đến năm 1955, được đế
Trang 40quốc Mỹ đỡ đầu tỉnh đạo Cao đài Tây Ninh ở Quảng Ngãi được khôi phụctrở lại một cách mạnh mẽ Từ năm 1955- 1975 Châu đạo Quảng Ngãi từ 5tộc đạo đã phát triển lên thành 10 tộc đạo, có 15 chức sắc và 3.754 tín đồ[12, tr 7] Văn phòng tỉnh đạo được chuyển từ Trà Câu, Phổ Văn, Đức phổđến thôn Năng Tây xã Nghĩa Phương huyện Tư Nghĩa.
Sau năm 1975, Thánh thất Năng Tây vẫn tiếp tục hoạt động mãi đếntháng 10/1980 khi Tòa thánh Tây Ninh có thông tư giải thể cơ cấu tổ chứchành chính đạo từ Trung ương đến địa phương, chỉ bầu ra Ban cai quảntrông coi cơ sở vật chất của thánh thất thì tại tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tổchức giải tán các ban lãnh đạo vào ngày 9/10/1980 và đến 1986, người cótrách nhiệm của văn phòng thánh thất đã ký biên bản hiến thánh thất chochính quyền địa phương phục vụ vào công ích xã hội Từ đó đạo hữu củaCao đài Tây Ninh thực hành việc đạo tại gia theo qui định của giáo lý tôngiáo và pháp luật của Nhà nước hiện hành
Hệ phái Cao đài Bến Tre xuất hiện ở tỉnh Quảng Ngãi vào năm
1975 do giáo sư Phùng Văn Khôi (được Hội thánh Ban chỉnh cử ra QuảngNgãi) chỉ đạo hoạt động Tín đồ của hệ phái Bến Tre phần lớn là tín đồ của
hệ phái Tây Ninh chuyển sang, do có sự mâu thuẫn nội bộ cũng như có sựlôi kéo của hệ phái Bến Tre Trong thời gian từ 1935 - 1944, chi phái BếnTre đã phát triển ở Quảng Ngãi được 9 họ đạo, chủ yếu thuộc các huyện thịvùng đồng bằng với 790 tín đồ
Cũng như hệ phái Tây Ninh, tháng 8/1945 những tên cầm đầu của
hệ phái Bến Tre đã cấu kết với phát xít chống lại cuộc chiến đấu của nhândân, bị chính quyền nhân dân xử trị nên tỉnh đạo ngừng hoạt động và hầunhư tan rã hoàn toàn Đến giai đoạn từ 1955 - 1965 là giai đoạn phục hồi vàphát triển của hệ phái Bến Tre: Xây dựng được 13 thánh thất, phát triểnlượng tín đồ gồm 1.327 người [12, tr 8] Vào năm 1970, trước âm mưuthâm độc của Mỹ - Ngụy, chúng mua chuộc một số chức sắc cao cấp trong