Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện đối với người lao động ngay từ sau Cách mạng tháng Tám thành công. Chính sách đó đã từng bước được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng,
đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện đối với người lao độngngay từ sau Cách mạng tháng Tám thành công Chính sách đó đã từng bướcđược bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sửđấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủnghĩa
Bước sang thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH đã đượcNhà nước kịp thời điều chỉnh Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội khóa IXthông qua tại kỳ họp thứ V ngày 25/06/1994, quy định tại chương 12 vềBHXH áp dụng với người lao động ở mọi thành phần kinh tế Chính phủ đãban hành Điều lệ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước (Nghị định số12/CP ngày 26/01/1995) và đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhânviên quốc phòng (Nghị định 45/CP ngày 15/07/1995)
Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người laođộng theo các Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CPngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xãhội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc ba cấp là: Bảo hiểm xã hội ViệtNam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảohiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn chủ yếu của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức thuBHXH, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, thực hiện các hoạt động đầu
tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH; kiến nghị với Chính phủ và các cơ
1
Trang 2quan có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH chophù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn.
Qua 5 năm hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng nhanh sốđối tượng tham gia BHXH Quỹ BHXH chủ yếu do người lao động và người
sử dụng lao động đóng góp tăng nhanh Tổ chức chi trả các chế độ cho ngườilao động tương đối kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống của người lao động khi
bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và nghỉ hưu; góp phầnlàm ổn định, an toàn xã hội; tạo ra sự công bằng, dân chủ và làm lành mạnh cácquan hệ xã hội Quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi đã tham gia các hoạt động đầu
tư để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã đem lại hiệu quả tương đốitốt
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình hoạtđộng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế ngay trong chính sách, chế độ và tổchức triển khai thực hiện Vì vậy để thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn được giao nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn đối với mọi người laođộng tham gia và hưởng các chế độ BHXH; hệ thống Bảo hiểm xã hội ViệtNam cần phải tiếp tục cải tiến, hoàn thiện quản lý trên tất cả các hoạt độngcủa toàn ngành, đặc biệt là công tác quản lý tài chính
Là người đã và đang tham gia trực tiếp quản lý trong lĩnh vực kế
hoạch tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tôi chọn đề tài "Quản lý tài
chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" nghiên
cứu để nhằm góp phần quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các loại vốn,nguồn vốn và tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy BHXHVN phát triển
ổn định, vững chắc
2 Tình hình nghiên cứu
Hoạt động của BHXH nói chung và quản lý tài chính BHXH nói riêng
cũng đã có những công trình được công bố như: "Thực trạng quản lý thu Bảo
2
Trang 3hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu",
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 96-01-01/ ĐT, chủ nhiệm đề tài là
TS Nguyễn Văn Châu; "Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi
trả các chế độ Bảo hiểm xã hội hiện nay", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
mã số 96-03-03/ĐT, chủ nhiệm đề tài là TS Dương Xuân Triệu "Quản lý tài
chính Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An", Luận văn Thạc sĩ kinh tế
của tác giả Trần Quốc Toàn - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm1999 và nhiều bài báo của nhiều nhà nghiên cứu đăng tải trên các tạp chíkhoa học (xem thêm phần phụ lục các tài liệu tham khảo của luận văn) Cáccông trình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động BHXH,nhưng chưa đề cập toàn diện, chưa phân tích, đánh giá sâu nội dung và phươngthức quản lý tài chính của BHXHVN Để thực hiện đề tài, tác giả đã thamkhảo, kế thừa có chọn lọc những công trình trên, kết hợp với khảo sát thựctiễn, phân tích, đánh giá để đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý tàichính trong BHXHVN
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Xác định những nội dung quản lý tài chính trong BHXHVN.
Phân tích đánh giá quá trình đổi mới phương thức quản lý tài chính qua cácgiai đoạn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý tài chínhtrong BHXHVN
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động BHXH và quản lý tài chínhtrong BHXHVN
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính trong Bảo hiểm xãhội Việt Nam để tìm ra những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quản lý tài chính trong BHXHVN
3
Trang 44 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý tài chính trong BHXHVN, thời gian chủyếu từ năm 1995 đến năm 2000
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương chính sách của Đảng được đề
ra trong các kỳ đại hội VI, VII, VIII và IX về lĩnh vực kinh tế - xã hội
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
hệ thống, khái quát, đối chiếu và so sánh, thống kê để đánh giá và làm sáng tỏcác vấn đề cần quan tâm
6 Cái mới về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn làm rõ thêm cơ sở khoa học về khái niệm, bản chất, vai tròcủa BHXH cũng như vấn đề quản lý tài chính trong BHXH Việt Nam
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chínhtrong BHXHVN, đề xuất mục tiêu, quan điểm và những giải pháp khả thinhằm hoàn thiện quản lý tài chính trong BHXHVN
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết
4
Trang 5Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1 Khái niệm, bản chất bảo hiểm xã hội
1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội
Trong hoạt động của đời sống xã hội cũng như trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, ngoài những biến cố đã được con người tính toán khoa học
và được dự báo trước; con người luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro bấtngờ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như: thiên tai (bão lụt, động đất,hạn hán, hỏa hoạn ), tai nạn giao thông (máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, xemáy ), tai nạn trong lao động sản xuất, ốm đau, dịch bệnh Những bất trắc,rủi ro đó đã gây ra và đem đến cho con người những tổn thất, hậu quả to lớn
cả về mặt kinh tế, lẫn môi trường sinh thái và môi trường xã hội Chính vì vậy
mà con người đã phải đưa ra nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế và khắcphục những biến cố rủi ro đó Những biện pháp phòng ngừa, né tránh và hạnchế rủi ro thường được con người chủ động đưa ra các quy định cụ thể (bộluật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư ) trong từng lĩnh vựcquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đời sống sinh hoạt xã hội đểbuộc mọi đơn vị, mọi tổ chức và mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủthực hiện Chẳng hạn như để phòng, chống lụt bão, Nhà nước ban hành Luật
về đê điều; để đề phòng tai nạn giao thông, Nhà nước ban hành Luật Giaothông đường bộ, đường thủy, đường hàng không
Mặt khác, theo quy luật sinh học thì hầu như mọi người thường phảitrải qua các giai đoạn là: con người ta được sinh ra, được nuôi dưỡng đến lúctrưởng thành; lao động cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, cho gia đình; tiếp
5
Trang 6đến là giai đoạn hết tuổi lao động được xã hội, gia đình và lớp người tiếp theochăm sóc cho đến khi chết Như vậy là trong toàn bộ cuộc đời, con ngườikhông phải lúc nào cũng có đủ sức khỏe và cơ hội lao động để có thu nhập.Trong khi đó con người luôn luôn cần phải có những nhu cầu sinh hoạt vềmặt vật chất và tinh thần Vì vậy, mỗi người lao động và xã hội cần thiết phải
có một nguồn lực tài chính dự trữ để kịp thời cung cấp đáp ứng nhu cầu vậtchất và tinh thần không những cho bản thân mình, mà còn cho cả nhữngngười mình phải trực tiếp nuôi dưỡng và cho những người gặp phải nhữngbiến cố rủi ro (kể cả ngẫu nhiên và tất yếu) trong đời sống xã hội
Thông thường người ta có hai nhóm các biện pháp khắc phục rủi ro làcác biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm Chấp nhận rủi ro là người gặpphải rủi ro phải chấp nhận khoản tổn thất đó, tự bản thân họ phải tự bảo hiểmcho mình Họ có thể chủ động lập quỹ dự trữ, dự phòng trước để bù đắp, khắcphục những tổn thất do biến cố rủi ro gây nên; hoặc cũng có thể đi vay ngânhàng, các tổ chức tài chính để bù đắp tổn thất trong trường hợp không lập quỹ
dự trữ, dự phòng trước
Bảo hiểm là chế độ bồi thường kinh tế, là sự chuyển giao, san sẻ rủi rogiữa những người cùng tham gia bảo hiểm trên cơ sở những nguyên tắc,chuẩn mực đã được thống nhất và quy định trước Nhằm đảm bảo an toàn, ổnđịnh sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội của những người tham gia bảo hiểm
và cộng đồng xã hội Bảo hiểm là công cụ quan trọng và có hiệu quả nhất đểkhắc phục hậu quả tổn thất khi xảy ra rủi ro
Mục đích của bảo hiểm là góp phần làm ổn định, an toàn kinh tế chomọi người, mọi tổ chức và mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm, đảm bảo an toàn
xã hội; đồng thời tạo ra nguồn vốn quan trọng để tham gia đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện và phát triển theo cùng với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của nhân loại Theo Tổ chức lao động Quốc tế
6
Trang 7(ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thếgiới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời củaBHXH Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sáchBHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong
hệ thống chính sách bảo đảm xã hội Mặc dù đã có quá trình phát triển tươngđối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều khái niệm về BHXH, chưa có kháiniệm thống nhất Trong đề tài này, có thể hiểu BHXH là sự đảm bảo thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động, khi họ gặp phải nhữngbiến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm,chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thànhbởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tàichính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và nhữngngười ruột thịt (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động trực tiếp phảinuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội
Ngày 4 tháng 6 năm 1952, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ban hànhCông ước số 102 về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, trong đó có quyđịnh 9 chế độ trợ cấp, đó là:
1 Chăm sóc y tế;
2 Trợ cấp ốm đau;
3 Trợ cấp thất nghiệp;
4 Trợ cấp tuổi già (hưu bổng);
5 Trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
Trang 8Đồng thời Tổ chức Lao động Quốc tế cũng khuyến nghị các nước thànhviên phải thực hiện ít nhất là 3 chế độ trong các chế độ nói trên Trong ba chế
độ đó thì phải có ít nhất 1 chế độ là các chế độ 3, 4, 5, 8 và 9 [9, tr 123-142]
1.1.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hội
Bất kỳ một nhà nước nào trên thế giới cũng phải thừa nhận rằng sựnghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro, thất nghiệp, tật nguyềnbẩm sinh gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân, của giađình, của những người thân của họ mà còn phải là trách nhiệm của nhà nước
và của cộng đồng xã hội
Cùng với quá trình phát triển, tiến bộ của loài người, BHXH được coi
là một chính sách xã hội quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, nhằm bảo đảm
an toàn cho sản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong
xã hội Với tư cách là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, nhà nướcphải can thiệp và tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động,đặc biệt là để giải quyết mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ và thợ.Yêu cầu giới chủ phải thực hiện những cam kết đảm bảo điều kiện làm việc
và nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho giới thợ, trong đó có nhu cầu vềtiền lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóc khi bị ốm đau, tai nạn, trả lương khingười lao động đến tuổi hưu Đồng thời bản thân người lao động cũng phải cótrách nhiệm giành một khoản thu nhập để chi trả cho bản thân mình khi cónhững rủi ro xảy ra Mặt khác, nhà nước được coi như là một người chủ sử dụnglao động của mọi người lao động, vì vậy trong trường hợp sự đóng góp củangười sử dụng lao động và người lao động không đủ để trang trải cho nhữngkhoản chi cho người lao động khi họ gặp phải rủi ro thì nhà nước phải cótrách nhiệm dùng ngân sách của nhà nước để bảo đảm đời sống cơ bản chongười lao động
Như vậy, BHXH ra đời, tồn tại và phát triển là một nhu cầu kháchquan Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên
8
Trang 9phổ biến thì càng đòi hỏi sự phát triển và đa dạng của BHXH Nền kinh tếhàng hóa phát triển là nền tảng, là cơ sở của BHXH BHXH được hình thànhtrên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng tham gia và được hưởngBHXH Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quanchuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH Chủ
sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹBHXH Người lao động (bên được BHXH) và gia đình của họ được cung cấptài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy định
Đó chính là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH
Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải
ai tham gia BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau Phân phốitrong BHXH vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn Nhữngbiến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với con người là thai sản (đối với laođộng nữ), tuổi già và chết, trong trường hợp này, BHXH phân phối mang tínhbồi hoàn vì người lao động đóng BHXH chắc chắn được hưởng khoản trợ cấp
đó Còn trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mấtviệc làm, những rủi ro xảy ra trái ngược với ý muốn của con người như ốmđau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, là sự phân phối mang tính không bồihoàn; có nghĩa là chỉ khi nào người lao động gặp phải tổn thất do ốm đau, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó
BHXH hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng – lấy số đông bù cho sốít" tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham gia BHXH để bùđắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp củatừng người, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất
Hoạt động BHXH là một loại hoạt động dịch vụ công, mang tính xãhội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động Hoạt động BHXH là quátrình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chứcquản lý sự nghiệp BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế
9
Trang 10độ BHXH Là quá trình tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối vớingười sử dụng lao động và người lao động; giải quyết các chế độ, chính sách
và chi BHXH cho người được hưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tưbảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH
Nghiên cứu về sự giống và khác nhau giữa BHXH và bảo hiểmthương mại sẽ làm rõ hơn bản chất của BHXH
Bảo hiểm thương mại là biện pháp chia sẻ tổn thất về mặt tài chínhcủa một hay một số ít người gặp phải một hay một số loại rủi ro nào đó, được
bù đắp bởi một quỹ tiền tệ tập trung hình thành từ sự đóng góp của nhữngngười tham gia bảo hiểm cũng có khả năng gặp phải rủi ro đó, thông qua hoạtđộng quản lý của các nhà kinh doanh bảo hiểm
Hoạt động của bảo hiểm thương mại theo nguyên tắc có tham gia bảohiểm mới được hưởng quyền bảo hiểm, đó là hoạt động kinh doanh kiếm lợinhuận của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tuân thủ theo nguyên tắchạch toán kinh tế, lời ăn, lỗ chịu
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của các doanh nghiệpbảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểmchấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảohiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm [52, tr 9]
Bảo hiểm thương mại có những đặc điểm khác với BHXH ở một sốnội dung sau:
- Phạm vi hoạt động của bảo hiểm thương mại rất rộng, có mặt ở tất cảcác lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; không chỉ bó hẹp trong phạm vilãnh thổ một nước mà còn trải rộng xuyên quốc gia Tuy bảo hiểm thươngmại có nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm nhưng xét theo phương thức quản lý có
10
Trang 11thể chia thành hai nhóm nghiệp vụ bảo hiểm, đó là bảo hiểm nhân thọ và bảohiểm phi nhân thọ.
"Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp ngườiđược bảo hiểm sống hoặc chết", "bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảohiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộcbảo hiểm nhân thọ" [52, tr 11-12]
- Đối tượng tham gia bảo hiểm thương mại là tất cả mọi đơn vị, tổ chức
và mọi công dân không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, màu da, có thu nhậphay không có thu nhập, tình trạng sức khỏe… tự nguyện lựa chọn, tham giabảo hiểm và phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
- Thời hạn có hiệu lực điều chỉnh quan hệ giữa đối tượng tham gia bảohiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thường là có thời hạn và ngắn (một số nămhoặc theo một chu kỳ hoạt động của đối tượng tham gia bảo hiểm); chẳng hạnnhư bảo hiểm tai nạn giao thông các phương tiện vận tải thường là một năm;bảo hiểm một chuyến vận chuyển, chuyến du lịch, bảo hiểm gieo trồng, chănnuôi … thường là theo một chu kỳ hoạt động, kinh doanh của đối tượng
- Đối tượng tham gia bảo hiểm thương mại có thể tự chọn các sảnphẩm bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm bán ra, với mức được bù đắp,bồi thường theo từng mức phí đóng góp và những điều kiện cụ thể khác củađối tượng như: tình trạng tài sản, tình trạng về sức khỏe, giới tính, điều kiệnmôi trường, lao động, sinh hoạt …
- Đối tượng tham gia bảo hiểm chỉ được bồi thường thiệt hại khi xảy
ra rủi ro đối với họ Mức độ bồi thường nhiều hay ít phụ thuộc vào mức phíđóng góp và mức độ tổn thất thực tế được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.Không có liên quan gì đến thu nhập của họ có hay không và nhiều hay ít Bảohiểm thương mại chỉ bù đắp được một phần tổn thất khó khăn tạm thời, cấpbách cho người được hưởng bảo hiểm
11
Trang 12BHXH và bảo hiểm thương mại có tính chất, đối tượng, phương thức
và mục đích hoạt động khác nhau, nhưng giữa chúng có những nguyên lý hoạtđộng mang tính phổ biến và nhất quán, mà bất kỳ loại hình bảo hiểm nào khihoạt động cũng phải tuân thủ, đó là:
Thứ nhất, bảo hiểm là một hình thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro,
hỗ trợ lẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thực hiệntheo nguyên tắc "cộng đồng – lấy số đông bù cho số ít" Vì vậy, dịch vụ bảohiểm cần phải có đông người tham gia mới đạt được mục đích phân tán rủi ro,tổn thất Số người tham gia bảo hiểm càng đông thì mức độ tổn thất đượcphân tán càng rộng, mức độ gánh chịu tổn thất của từng thành viên càng íthơn Hình thành được quỹ bảo hiểm tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹbảo hiểm càng cao, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi trảcàng kịp thời, đầy đủ hơn cho người được thụ hưởng
Thứ hai, quỹ bảo hiểm được hình thành từ sự đóng góp của những đối
tượng tham gia bảo hiểm Quỹ bảo hiểm phải được tính toán một cách khoahọc dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của đối tượng thamgia và mức hưởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ bảo hiểm phải được ổnđịnh, vững chắc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lựctài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản bồi thường, trợ cấp cho đốitượng được thụ hưởng
Thứ ba, quỹ bảo hiểm được quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính và
luật pháp của nhà nước quy định Quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi được thựchiện các hoạt động đầu tư vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để phát triển nềnkinh tế - xã hội; vừa để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Khi thực hiện hoạt độngđầu tư quỹ phải đảm bảo an toàn; hạn chế rủi ro, thất thoát quỹ đến mức thấpnhất, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo khả năng thanh toán linh hoạt
1.1.2 Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội
1.1.2.1 Vai trò của bảo hiểm xã hội
12
Trang 13Hoạt động của BHXH là hoạt động sự nghiệp vì lợi ích chung củatoàn xã hội, phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội, lợi nhuận không phải làmục tiêu của hoạt động BHXH Do đó, BHXH có vai trò to lớn trong đờisống kinh tế - xã hội của con người, được thể hiện trên các mặt sau:
- BHXH góp phần ổn định đời sống của người tham gia BHXH, đảmbảo an toàn xã hội Những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bùđắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việclàm, chết Việc thay thế hoặc bù đắp chắc chắn sẽ xảy ra đối với mọi ngườilao động tham gia BHXH đến khi họ hết tuổi lao động được hưởng lương hưuhoặc khi họ chết (được hưởng tiền tuất, mai táng phí) Việc bù đắp cũng chỉxảy ra đối với một số người đối với một số chế độ bảo hiểm còn lại như ốmđau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm Nhờ có sựđảm bảo thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động nhanhchóng khắc phục được những tổn thất vật chất, sớm phục hồi sức khỏe, ổnđịnh cuộc sống để tiếp tục quá trình lao động, hoạt động bình thường của bảnthân Đây là vai trò cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất
và phương thức hoạt động của BHXH
- BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội Phân phối trongBHXH là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối lại giữanhững người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho nhữngngười có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏemạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phảinhững biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống Vì vậy,BHXH góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo
- BHXH góp phần phòng tránh và hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàncho sản xuất và đời sống xã hội của con người Để thực hiện có hiệu quả cácbiện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị, tổ chức kinh tế đề ra cácquy định chặt chẽ về an toàn lao động, về vệ sinh công nghiệp bắt buộc mọingười lao động phải tuân thủ Quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ cho người lao động
13
Trang 14khi có rủi ro xảy ra đối với họ; đồng thời hỗ trợ cho người lao động được nghỉngơi, điều dưỡng để nâng cao sức khỏe.
- BHXH còn làm cho mối quan hệ giữa người lao động, người sửdụng lao động và nhà nước ngày càng gắn bó Thông qua hoạt động củaBHXH, người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, họ tích cực laođộng, tạo ra năng suất lao động cao hơn Bởi vì chính người sử dụng lao động
đã tham gia đóng góp BHXH chỉ để cho người lao động được hưởng các chế
độ BHXH Đối với người sử dụng lao động, khi họ có trách nhiệm thực hiệnđóng góp BHXH để người lao động được hưởng thì tạo ra một niềm tin yêucủa người lao động đối với người sử dụng lao động, khuyến khích người laođộng phấn khởi, yên tâm, nhiệt tình trong công tác, gắn bó với người sử dụnglao động hết đời này sang đời khác Đối với nhà nước thông qua việc tổ chứchoạt động BHXH đã đảm bảo cho mọi người lao động, mọi tổ chức, mọi đơn
vị bình đẳng, công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đờisống xã hội, góp phần làm cho sản xuất ổn định, nền kinh tế, chính trị và xãhội phát triển và an toàn
- BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đấtnước Xét về phương diện tài chính thì BHXH là các quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung; quỹ được hìnhthành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗtrợ của Nhà nước; quỹ được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho ngườilao động và gia đình họ, một phần dùng để chi quản lý sự nghiệp BHXH
Hầu hết các nước trên thế giới đều thiết kế mô hình tạo lập và sử dụngquỹ BHXH theo nguyên tắc tồn tích và có tính chuyển dịch thu nhập giữa mọingười tham gia BHXH và qua các thế hệ Một số ít nước thiết kế theo nguyêntắc "tọa thu, tọa chi" Do tính chất hoạt động của bảo hiểm là các biến cố rủi
ro phát sinh không đều về thời gian Vì vậy, ngay trong mô hình quỹ đượcthiết kế theo nguyên tắc "tọa thu, tọa chi" thì trong một khoảng thời gian nhất
14
Trang 15định, quỹ BHXH vẫn có số dư tạm thời nhàn rỗi Đặc biệt là quỹ BHXH thiết
kế theo nguyên tắc tồn tích thì luôn luôn có số dư tạm thời nhàn rỗi rất lớn.Đây chính là một nguồn vốn trong nước rất quan trọng, được hình thành từ sựđóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, là sự "tiết kiệm tạmthời" trong chi tiêu tạo ra được một nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế củađất nước Nguồn vốn này càng trở nên rất quan trọng đối với những nướcđang thiếu nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn trong nước; mà nguồnvốn là một trong những yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển củanền kinh tế
Điều kiện quan trọng để người lao động được hưởng đầy đủ mọiquyền lợi về BHXH, ngoài việc người lao động phải đóng góp thì người sửdụng lao động cũng phải đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH Điều đó đã làmcho người lao động gắn bó với người sử dụng lao động hơn, làm cho quá trìnhsản xuất được ổn định, bền vững, có năng suất cao hơn, tạo ra nhiều của cảihơn cho xã hội và tích lũy xã hội cao hơn Mặt khác, khi chính sách BHXHđược áp dụng đối với mọi người lao động sẽ tạo ra được một sự phân công laođộng xã hội hợp lý, có hiệu quả, tạo ra được một thị trường lao động năngđộng Bởi vì người lao động có thể làm việc ở bất cứ đơn vị nào, thuộc mọithành phần kinh tế, mọi loại hình sở hữu thì họ vẫn được quyền tham gia vàhưởng thụ tất cả mọi chế độ về BHXH Chính điều đó tạo điều kiện cho ngườilao động và người sử dụng lao động được tự do thỏa thuận về điều kiện làmviệc phù hợp với nhu cầu, trình độ, nghề nghiệp, tay nghề, thu nhập với từngngười lao động Đó là những yếu tố quan trọng vừa để khai thác, sử dụng triệt
để nguồn lực lao động; vừa để nâng cao hiệu suất công tác, năng suất laođộng, tiết kiệm chi phí xã hội (về đào tạo, các nguồn lực khác…), làm tăngcủa cải vật chất và tăng tích lũy cho nền kinh tế
1.1.2.2 Vai trò của chính sách BHXH trong hệ thống chính sách xã hội
15
Trang 16Chính sách xã hội là tổng thể những tư tưởng, những quan điểm,những phương thức, giải pháp và công cụ của Nhà nước mà thông qua đó Nhànước quản lý, tác động lên các chủ thể, các đối tượng là những tổ chức và mọithành viên trong xã hội, nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, xãhội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chính sách xã hội có phạm vi tác động rất rộng lớn, tác động đến mọimặt đời sống của con người Tùy theo điều kiện, đặc điểm, trình độ phát triểnkinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của từng nước trong từng giai đoạn
mà ở đó nhà nước có thể ban hành những chính sách cụ thể về xã hội Có thể
kể đến một số chính sách, đó là: chính sách về giáo dục, đào tạo, y tế, vănhóa, dân số, bảo vệ bà mẹ trẻ em, xóa đói giảm nghèo, chính sách ưu đãi xãhội, chính sách cứu trợ, chính sách việc làm và tiền lương, chính sách bảođảm xã hội (trong đó chính sách BHXH giữ vai trò nòng cốt) Tất cả cácchính sách đó cùng được vận hành hòa quyện với nhau, tác động qua lại vàlàm tiền đề cho nhau Nhằm mục tiêu vì sự tồn tại, phát triển, hoàn thiện vềcuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn của mỗi con người và của cảcộng đồng xã hội
Theo quan niệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: "Chínhsách BHXH là những quy định chung của nhà nước gồm những chủ trương,những định hướng lớn về các vấn đề cơ bản của BHXH, như mục tiêu, đốitượng, phạm vi và chế độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thựchiện các chế độ BHXH" [10, tr 44]
Trong hệ thống chính sách xã hội thì chính sách BHXH có vị trí và vaitrò quan trọng, có mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau với cácchính sách xã hội khác để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người.Chẳng hạn như với chính sách việc làm và tiền lương; khi mọi người lao độngđều có việc làm, có thu nhập ổn định thì số người lao động tham gia BHXHcàng đông hơn Khi thu nhập của họ tăng lên, tất yếu mức đóng góp vào quỹ
16
Trang 17BHXH cũng tăng lên, tạo ra nền tảng vững chắc cho quỹ BHXH ổn định lâudài, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính phục vụ kịp thời nhu cầu chi trả trở lạicho người lao động và gia đình của họ khi gặp rủi ro Đồng thời tạo ra đượcmột quỹ BHXH lớn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư phát triển mở rộng, hiện đạihóa sản xuất Chính đến lúc này, chính sách BHXH lại tác động trở lại chínhsách lao động và tiền lương là việc mở rộng và hiện đại hóa sản xuất sẽ tạothêm nhiều việc làm cho người lao động, có năng suất lao động cao hơn dẫnđến thu nhập của người lao động càng tăng thêm Đó là sự tác động, hỗ trợlẫn nhau giữa chính sách việc làm và thu nhập với chính sách BHXH.
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa chính sách BHXH với chính sách bảo đảm xã hội
Đảm bảo xã hội được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả mọithành viên trong xã hội, được thực hiện thông qua một loạt các biện phápcông cộng để trợ giúp sự giảm sút, hẫng hụt đột ngột về kinh tế - xã hội củacon người, do bị suy giảm, mất việc làm, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh gây ra
Con người trong suốt cuộc đời có thể gặp rất nhiều rủi ro bất ngờ dosuy giảm hay mất khả năng lao động, mất việc làm, do thiên tai, hỏa hoạn,dịch bệnh, hậu quả do chiến tranh để lại … Phạm vi và mục tiêu của bảo đảm
xã hội rất rộng lớn, không chỉ đối với mọi thành viên trong một quốc gia màcòn đối với cả cộng đồng quốc tế Nguyên tắc hoạt động của hệ thống bảođảm xã hội dựa trên cơ sở đảm bảo sự bảo vệ, công bằng, đoàn kết, hỗ trợ,không chỉ đơn giản là sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập; mà đó là sự chuyểndịch thu nhập mang tính chất xã hội; để phân phối lại tài chính và dịch vụ cólợi nhất cho những thành viên gặp những bất hạnh, rủi ro trong cộng đồng xãhội Nguồn tài chính để thực hiện quá trình phân phối lại đó được hình thành
từ sự tự đóng góp của chính những người được bảo vệ, của Ngân sách Nhànước, của các tổ chức, cá nhân từ thiện, nhân đạo của quốc gia hoặc quốc tế
17
Trang 18Tùy theo quan niệm và điều kiện lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế
-xã hội của mỗi nước mà hệ thống bảo đảm -xã hội được hình thành và cónhững cơ chế bảo vệ và sự quản lý điều hành khác nhau Nhưng có thể hiểumột số cơ chế bảo vệ trong hệ thống bảo đảm xã hội đó là:
Một là, BHXH là chế độ và biện pháp mà nhà nước và xã hội áp dụng
nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân người lao động và gia đình họ khi ngườilao động giảm hoặc mất thu nhập do bị suy giảm, mất khả năng lao động hoặcmất việc làm, trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung từ sự đóng gópcủa người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ và bảo trợ của nhà nước.BHXH được coi là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm
xã hội, vì nó đem lại một nguồn thu nhập ổn định để thay thế hoặc bù đắp trongtrường hợp thu nhập của người lao động bị giảm, bị gián đoạn hoặc mất hẳn
Hai là, ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất và tinh thần của
nhà nước và của xã hội đối với những người đã cống hiến công lao, sức lực tolớn cho xã hội, cho đất nước Đó là những người đã cống hiến cả đời mìnhcho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Là nhữngliệt sĩ, là những thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng,với dân tộc, với đất nước Đây là một chế độ đặc biệt quan trọng đối với nhữngđất nước, những dân tộc mà ở đó có cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giảiphóng đất nước Là một chế độ hợp với đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây",
"uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa Tuyệt nhiên không được hiểu ưuđãi xã hội là sự bố thí, ban ơn của một nhóm người này với một nhóm ngườikhác mà đó là một chính sách xã hội quan trọng nhằm bảo vệ, đảm bảo sựcông bằng xã hội đối với những người đã có công lao to lớn đối với xã hội,đối với đất nước
Ba là, cứu trợ xã hội được hiểu là sự giúp đỡ của xã hội và của nhà
nước đối với mọi thành viên của xã hội khi họ gặp phải rủi ro, nghèo đói,thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật, neo đơn, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống
18
Trang 19tối thiểu, nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua sự nghèo khó, vươn lên đảmbảo được mức sống bình thường tối thiểu.
Bốn là, phúc lợi xã hội được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu, lợi ích về
kinh tế và văn hóa cho tất cả mọi thành viên trong xã hội; hay nói một cáchkhác là làm cho mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng lợi ích về kinh
tế và văn hóa, giáo dục, xã hội; để hạn chế sự cách biệt giữa những vùng lãnhthổ (thành thị và nông thôn), giữa các tầng lớp dân cư có thu nhập và điềukiện sống cao, thấp khác nhau
1.2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng
mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra để giải quyết những mối quan hệ kinh tế - xãhội rất cụ thể Nó được điều chỉnh bằng một hệ thống các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước, quy định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Nhànước, của người sử dụng lao động và người lao động
Điều lệ Bảo hiểm xã hội đã ghi rõ:
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội: Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản
lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; xây dựng và trình ban hành pháp luật về bảohiểm xã hội; ban hành các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội thuộc thẩmquyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội
Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội thống nhất đểquản lý quỹ và thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo quyđịnh của pháp luật đối với người lao động
Người lao động có quyền:
- Được nhận Sổ bảo hiểm xã hội;
19
Trang 20- Được nhận lương hưu hoặc trợ cấp kịp thời, đầy đủ, thuận tiện khi có
đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ này;
- Khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sửdụng lao động hoặc tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm Điều lệ bảohiểm xã hội
Người lao động có trách nhiệm:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định;
- Thực hiện đúng các quy định về việc lập hồ sơ để hưởng chế độ bảohiểm xã hội
- Bảo quản, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ về bảo hiểm xã hộiđúng quy định
Người sử dụng lao động có quyền:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của Điều lệbảo hiểm xã hội;
- Khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan bảohiểm xã hội có hành vi vi phạm Điều lệ bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định;
- Trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội đúngquy định
- Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan khi cókiểm tra, thanh tra về bảo hiểm xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền:
20
Trang 21- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyềncác quy định để quản lý việc thu, chi về bảo hiểm xã hội và để xác nhận cácđối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ này;
- Tổ chức phương thức quản lý bảo hiểm xã hội để đảm bảo thực hiệncác chế độ bảo hiểm xã hội có hiệu quả;
- Tuyên truyền, vận động để mọi người tham gia thực hiện bảo hiểm
xã hội;
- Từ chối việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng đượchưởng bảo hiểm xã hội khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về hành vi man trá làm giả hồ sơ tài liệu
Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
- Tổ chức thu, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội đúng quy định;
- Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đúng quy định tại Điều lệ này;
- Tổ chức việc trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy
đủ, thuận tiện;
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại bảo hiểm xã hội;
- Thông báo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hộiđối với người sử dụng lao động và người lao động" [21]
Như vậy, để thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Namphải thực hiện rất nhiều nội dung quản lý, nhưng xét về phương diện tàichính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện quản lý các nội dung sau:
1.2.1 Quản lý thu BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn như: đóng góp của người
sử dụng lao động và đóng góp của người lao động; Nhà nước đóng và hỗ trợ;tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư và tăng trưởng quỹ đem lại; tiền tài trợ
21
Trang 22và viện trợ của trong và ngoài nước; các khoản thu khác (nếu có) Trong cácnguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội nói trên, nguồn do người lao động vàngười sử dụng lao động đóng góp là quan trọng, chủ yếu nhất Nhưng quátrình quản lý sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao độngcũng phức tạp và khó khăn nhất Vì vậy, trong nội dung này luận văn tậptrung nghiên cứu công tác quản lý sự đóng góp của người sử dụng lao động
và người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là công tác quản
lý thu bảo hiểm xã hội)
Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội chủ yếu tập trung vào ba nộidung, đó là:
1.2.1.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và phải đóngbảo hiểm xã hội bao gồm cả người sử dụng lao động và bản thân người laođộng (kể cả người lao động được cử đi học, đi thực tập, công tác và điều dưỡng
ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan
và đơn vị) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế - xã hội dướiđây:
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu côngnghiệp; các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt tại ViệtNam (trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia có quy định khác);
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có
sử dụng từ 10 lao động trở lên;
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan Đảng, đoàn thể từTrung ương đến cấp huyện;
22
Trang 23- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sựnghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;
- Các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ trong lực lượng vũ trang;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng cho quân nhân, công an nhân dânthuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo Điều lệ Bảo hiểm xã hộiđối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhândân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995của Chính phủ;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí tại khoản 1, 2, 3, 4,
5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ;
- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đilàm việc có thời hạn ở nước ngoài đóng cho người lao động theo Nghị định số152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ
Để thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộicần phải thực hiện một số công việc sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộphận và cá nhân để quản lý, theo dõi, đôn đốc thu bảo hiểm xã hội đến từng
cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội Chẳng hạn như Bảo hiểm xã hội Việt Namthực hiện quản lý đối tượng của khối quốc phòng - an ninh (Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ); Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phốthực hiện quản lý đối với các đơn vị (hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tổchức chính trị, xã hội, …) có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố (theolãnh thổ) Bảo hiểm xã hội huyện được Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố phâncấp quản lý đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đến địa bànhuyện, một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và khối doanh nghiệp ngoài quốcdoanh
23
Trang 24- Tiến hành cấp và ghi Sổ BHXH cho từng người lao động để theodõi, ghi chép kịp thời toàn bộ diễn biến quá trình đóng bảo hiểm xã hội của họtheo từng thời gian (tháng, quý, năm), mức đóng và đơn vị, ngành nghề côngtác để sau này làm căn cứ xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cho họ.
1.2.1.2 Quản lý quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Mức thu bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động và người laođộng tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèmtheo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ là người sử dụnglao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng của những người lao độngtrong đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động đóng bằng 5% tiền lươngtháng
Theo quy định hiện hành thì tiền lương của người lao động và quỹ tiềnlương của cơ quan, đơn vị được xác định căn cứ vào từng người lao động ởtừng khu vực công tác, theo các mức đóng khác nhau, cụ thể là:
- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đảng, đoàn thể, hộiquần chúng, tiền lương tháng của người lao động và quỹ tiền lương của cácđơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị quyết số
35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/05/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX,Quyết định số 69/QĐTW ngày 17/05/1993 của Ban Bí thư, Nghị định số 25/CPngày 17/05/1993 của Chính phủ, Quyết định số 574/TTg ngày 25/11/1993 củaThủ tướng Chính phủ và Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiền lương tháng của ngườilao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được xác định theo cácquy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1995 của Chính phủ
- Các đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện ký hợp đồng lao động thìđóng bảo hiểm xã hội tính trên tổng quỹ tiền lương hàng tháng, bao gồmlương theo hợp đồng đã ký kết với người lao động có tham gia bảo hiểm xã
24
Trang 25hội theo quy định và lương của người giữ chức vụ không áp dụng chế độ hợpđồng lao động.
- Riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bằng 15% so với tổng quỹtiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương; còn quânnhân, công an nhân dân đóng bằng 5% mức lương tháng Mức thu BHXH đốivới quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí đóng bằng2% mức lương tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân do BộQuốc phòng, Bộ Công an đóng
- Đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nếungười lao động đã có quá trình tham gia BHXH ở trong nước thì đóng bằng 15%mức lương tháng đã đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc; người laođộng chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng BHXH hàng thángbằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu của công nhân viên chức trongnước
- Mức thu đối với cán bộ xã, phường, thị trấn bằng 15% mức sinh hoạtphí hàng tháng; trong đó cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% mức sinh hoạtphí hàng tháng; ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn đóng bằng 10% mứcsinh hoạt phí tính trên tổng mức sinh hoạt phí của những người tham giaBHXH
1.2.1.3 Quản lý tiền thu BHXH
Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất theo chế độ tài chínhcủa Nhà nước; chỉ hình thành quỹ BHXH ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam Vìvậy tất cả mọi sự đóng góp của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị đều phảichuyển hết về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hình thành quỹ BHXH tập trung.Thực hiện nguyên tắc trên, các đơn vị BHXH tỉnh và huyện được mở các tàikhoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước Cácđơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu nhận tiền nộp BHXH của các đơn vị
và cá nhân tham gia BHXH và định kỳ chuyển toàn bộ số tiền thu được lên
25
Trang 26cấp trên (BHXH huyện chuyển lên BHXH tỉnh, BHXH tỉnh chuyển về Bảohiểm xã hội Việt Nam); không được sử dụng tiền thu BHXH cho bất kỳ nộidung chi tiêu nào khác.
1.2.2 Quản lý chi BHXH
Quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động vàgia đình họ khi người lao động gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động vàsinh hoạt đời sống Quản lý chi BHXH chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
1.2.2.1 Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH
Theo quy định hiện hành, chế độ BHXH gồm có:
- Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe;
Đối tượng hưởng các chế độ BHXH có thể là chính bản thân người laođộng, cũng có thể là những người thân ruột thịt của người lao động (bố, mẹ,
vợ, chồng, con) trực tiếp phải nuôi dưỡng Đối tượng có thể được hưởng trợcấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng nhiều hay ít, tùy thuộc mức độ đóng góp(thời gian đóng góp và tiền lương làm căn cứ đóng góp), các điều kiện laođộng và biến cố rủi ro mà người lao động mắc phải Điều quan trọng nhấttrong công tác quản lý chi BHXH là phải quản lý cụ thể, chính xác từng đốitượng theo loại chế độ được hưởng và mức được hưởng, thời gian đượchưởng của họ
1.2.2.2 Phương thức chi trả
26
Trang 27Phải áp dụng phương thức quản lý và chi trả cho phù hợp với từngloại đối tượng và từng loại trợ cấp, sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả:đúng đối tượng, đúng chế độ, đầy đủ, kịp thời, chính xác và an toàn.
Một đặc điểm cần quan tâm trong tổ chức chi trả hiện nay đó là hầuhết việc chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng đều bằng tiền mặt,khối lượng chi trả hàng tháng rất lớn (toàn quốc năm 2000 là 7.574 tỷ đồng),địa bàn chi trả rộng khắp các miền, vùng trong cả nước và đối tượng chi trảthường xuyên rất lớn (1.763.485 người), thời gian chi trả phải tập trung từ
1 đến 5 ngày trong tháng
Có hai phương thức chi trả, đó là phương thức chi trả trực tiếp vàphương thức chi trả gián tiếp Phương thức chi trả trực tiếp là việc chi trả chongười được hưởng các chế độ BHXH được thực hiện trực tiếp do cán bộ,công chức, viên chức của hệ thống Bảo hiểm xã hội chi trả Phương thức chitrả gián tiếp là việc chi trả cho người được hưởng các chế độ BHXH đượcthực hiện bởi sự ủy quyền của cơ quan BHXH các cấp cho các đơn vị sử dụnglao động hoặc các đại diện pháp nhân thuộc Ủy ban nhân dân các phường, xãchi trả hộ (các đại lý chi trả)
1.2.2.3 Quản lý kinh phí chi BHXH
Để đạt được mục tiêu chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng hưởngchế độ BHXH, một yêu cầu cần đặt ra đó là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí
và được phân bổ, điều hành một cách khoa học Kế hoạch được xây dựng vàcấp phát sát với nhu cầu chi tiêu cho từng đối tượng ở từng địa phương (tỉnh,huyện); vừa đảm bảo được yêu cầu chi trả các chế độ BHXH cho người đượchưởng; đồng thời vừa tránh tồn đọng quá lớn (dư trên các tài khoản) ở cácđơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3, sẽ gây lãng phí việc sử dụng vốn Để có cơ sởquản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí này, các đơn vị dựtoán cấp 2 và cấp 3 được mở các tài khoản chuyên chi BHXH ở hệ thốngNgân hàng và Kho bạc của Nhà nước Các đơn vị chỉ được rút tiền từ các tài
27
Trang 28khoản trên để chi trả các chế độ BHXH, không được sử dụng nguồn kinh phínày để chi trả cho bất kỳ một nội dung chi nào khác Nhờ đó mà các đơn vị dựtoán cấp trên có thể kiểm tra số kinh phí đã sử dụng và số kinh phí còn dưtrên tài khoản của đơn vị cấp dưới dễ dàng và thuận tiện.
1.2.3 Quản lý chi hoạt động bộ máy
Kinh phí chi hoạt động bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội ViệtNam là khoản kinh phí dùng để chi cho toàn bộ hoạt động quản lý của hệthống Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chi phí hoạt động quản lý của hệ thốngBảo hiểm xã hội Việt Nam gồm rất nhiều nội dung chi; nhưng xét theo tínhchất và chu kỳ chi phí, có thể chia thành hai nhóm nội dung chi, đó là chi hoạtđộng thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
1.2.3.1 Chi hoạt động thường xuyên
Đó là những chi phí nhằm duy trì hoạt động quản lý thường xuyên của
bộ máy quản lý BHXH Công tác quản lý chi hoạt động thường xuyên của hệthống Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung vào một số nội dung cụ thể, đó là:
- Quản lý lao động (cán bộ, công chức, viên chức) và quỹ tiền lươngđối với từng đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3
- Quản lý chi hoạt động nghiệp vụ: Chi phí cho công tác thu BHXH,chi cho công tác chi BHXH, hội nghị, tiếp khách, chi văn phòng phẩm, điện,nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ, mua sắm tài sản …
- Quản lý kinh phí đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức:đối tượng đi đào tạo, nội dung đào tạo, kinh phí chi cho từng đối tượng, từnglớp đào tạo…
- Quản lý chi thông tin, tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH
- Quản lý chi đoàn ra, đoàn vào, hợp tác quốc tế
1.2.3.2 Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
28
Trang 29Đó là những chi phí nhằm đảm bảo các điều kiện, phương tiện làmviệc cho cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống, gồm có: chi đầu tư xâydựng trụ sở làm việc, trang bị phương tiện làm việc như hệ thống máy vi tính(gồm cả chương trình phần mềm quản lý), ô tô, bàn ghế, tủ hồ sơ …
Nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống Bảohiểm xã hội Việt Nam tập trung vào một số nội dung cụ thể, đó là:
- Về trụ sở làm việc: quy mô đầu tư (diện tích làm việc, cấp công trình),tổng mức đầu tư đối với từng dự án đầu tư xây dựng của từng cấp (Trungương, tỉnh, huyện), phù hợp với kiến trúc và tập quán sinh hoạt của từng địaphương Chú trọng quản lý chất lượng và giá trị quyết toán công trình, đảmbảo đúng quy trình quy phạm của Nhà nước quy định
- Về phương tiện làm việc: phải đảm bảo theo tiêu chuẩn kinh tế - kỹthuật và định mức trang bị, sử dụng do Nhà nước quy định
1.2.4 Quản lý hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội
Một đặc điểm của quỹ bảo hiểm xã hội ở nước ta là quỹ được hìnhthành chủ yếu từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động và người lao động, đượctồn tích qua nhiều năm và có tính chất phân phối chuyển dịch thu nhập mangtính xã hội giữa những người tham gia BHXH và qua các thế hệ Vì vậy, quỹ sẽ
có số dư tạm thời nhàn rỗi tương đối lớn trong khoảng thời gian dài Đây là mộtnguồn vốn trong nước vô cùng quan trọng để hoạt động đầu tư nhằm bảotoàn, tăng trưởng quỹ, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước
Hoạt động của bảo hiểm xã hội là hoạt động dịch vụ công, phục vụ vàđảm bảo quyền lợi cho mọi người lao động tham gia và hưởng các chế độ bảohiểm xã hội, cho cộng đồng xã hội Vì vậy, hoạt động của bảo hiểm xã hộimang tính nhân văn, tính xã hội rộng lớn; mục tiêu chính là hiệu quả xã hội,
29
Trang 30không phải kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận Quỹ bảo hiểm xã hội phải đượcquản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, luôn luônđảm bảo đủ nguồn lực đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm
xã hội cho các đối tượng được thụ hưởng Do đó, khi dùng quỹ bảo hiểm xãhội để thực hiện hoạt động đầu tư cần quán triệt một số nguyên tắc sau: Phảibảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất; đạt hiệu quả cao về mặt
xã hội, bảo toàn được giá trị và tăng trưởng; có khả năng sử dụng vốn linhhoạt
Để hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ đáp ứng được các nguyên tắctrên, cần quan tâm quản lý các nội dung sau:
- Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội nhàn rỗi vào những lĩnh vực mà ở đóvốn đầu tư được đảm bảo an toàn, ít có rủi ro, mang lại hiệu quả cao về mặt
xã hội; đồng thời vẫn bảo toàn được giá trị và tăng trưởng được quỹ
- Hình thức đầu tư: tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp qua cáctrung gian tài chính Chẳng hạn như: Đầu tư thông qua các tổ chức tài chính,tiền tệ của Nhà nước: cho Ngân sách Nhà nước vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu,công trái của Nhà nước, của các tổ chức tài chính, các ngân hàng phát hành;đầu tư trực tiếp như tham gia thị trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp vào các
dự án sản xuất kinh doanh (hoặc góp vốn kinh doanh)
- Quy trình xây dựng, thẩm định, quyết định phương án (hoặc dự án)đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư: cần thực hiện phân cấp thẩmquyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Hội đồng Quản lý và củaTổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với các dự án, phương ándùng quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư với hìnhthức đầu tư trực tiếp
30
Trang 31Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUA CÁC GIAI ĐOẠN
2.1.1 Giai đoạn trước 1995
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng vàNhà nước ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách BHXH đối với ngườilao động Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thờiquy định những căn cứ, điều kiện để các công chức nhà nước được hưởng chế
độ hưu trí Sắc lệnh số 105 ngày 14/06/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dânchủ cộng hòa ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức nhà nước Sắc lệnh số76/SL ngày 20/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong
đó có quy định cụ thể về các chế độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động,trợ cấp hưu trí và và tiền tuất đối với công chức nhà nước Sắc lệnh số 29ngày 13/03/1947 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời và Sắc lệnh số 77/SL ngày22/05/1950 quy định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,hưu trí, tử tuất đối với công nhân Như vậy đến thời kỳ này (1950), đối tượngtham gia và hưởng các chế độ BHXH chỉ gồm hai đối tượng là công chức nhànước và công nhân; và gồm có các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,hưu trí và tử tuất Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chínhphủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viênchức nhà nước Các chế độ gồm có 6 loại trợ cấp: ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng hay bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất; ngoài ra hệthống Liên đoàn Lao động còn thực hiện thêm sự nghiệp nghỉ dưỡng sức
Ngày 15/11/1982, Liên hiệp xã Trung ương đã có Quyết định số 292/BCN-LĐ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với xã viên Hợptác xã và các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp Về cơ bản, các chế độ
31
Trang 32BHXH quy định trong Điều lệ này cũng được mô phỏng tương tự như các chế
độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước
Ngày 18/9/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 236/HĐBTcho phép quy đổi một năm công tác thành 1 năm 2 tháng, 1 năm 4 tháng và 1năm 6 tháng tùy theo điều kiện lao động và chiến đấu
Ngày 22/06/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP quy định tạmthời chế độ BHXH áp dụng bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhànước thuộc khối hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng, đoàn thể; người laođộng làm việc ở trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên; ngườilao động làm việc trong các khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Cácchế độ BHXH gồm có ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưutrí và tử tuất Ngoài ra còn quy định loại hình BHXH tự nguyện áp dụng từ 1 đến
5 chế độ đối với những người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại ViệtNam
Ngày 30/09/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP quy địnhtạm thời chế độ BHXH đối với lực lượng vũ trang, quy định các chế độBHXH đối với sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến
sĩ công an nhân dân Các chế độ BHXH gồm có: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thaisản, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất
Kể từ khi có Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945 đến năm 1995 (giai đoạntrước khi thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam), việc tổ chức triển khai thựchiện các nhiệm vụ thu BHXH, giải quyết chế độ chính sách, chi trả các chế độBHXH cho đối tượng được thụ hưởng do một số tổ chức tham gia thực hiện,
đó là: Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam),
Bộ Nội vụ (trước đây) nhiệm vụ này chuyển sang cho Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cụ thể là:
Tổng Công đoàn Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹBHXH và toàn bộ sự nghiệp BHXH của công nhân viên chức nhànước, cụ thể là: quản lý toàn bộ quỹ, lập dự toán, quyết toán, tổng
32
Trang 33kết việc chi tiêu; hàng năm báo cáo trước Hội đồng Chính phủ Chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp công đoàn trong công tácquản lý quỹ BHXH Quy định những biện pháp, thể lệ cụ thể vềquản lý quỹ và chế độ kế toán tài vụ; phân phối điều hòa và xétduyệt dự toán hàng quý, hàng năm của cấp dưới Quản lý các nhàdưỡng lão, nhà an dưỡng, nhà nghỉ mát của công nhân, viên chứcnhà nước Tham gia việc nghiên cứu, xây dựng chính sách và chế
độ về BHXH đối với các cơ quan nhà nước [42]
"Việc đôn đốc nộp tiền và việc thực hiện kế hoạch thu, chi thuộc quỹBHXH do Tổng Công đoàn Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước phụ trách" [42]
Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng Công đoàn Việt Namquy định ba cấp quản lý quỹ BHXH như sau:
Tổng Công đoàn Việt Nam là cấp tổng dự toán Các Liênhiệp Công đoàn tỉnh, thành, Liên hiệp Công đoàn khu tự trị Thái Mèo,Liên hiệp Công đoàn khu Hồng Quảng, Công đoàn khu gang thépThái Nguyên, Liên hiệp Công đoàn các cơ quan Trung ương Côngđoàn các cơ quan xung quanh khu tự trị Việt Bắc và các ngành dọcnhư: Công đoàn đường sắt, Công đoàn hậu cần, Công đoàn giao thôngvận tải, Công đoàn kiến trúc Việt Nam là các đơn vị dự toán cấp 1.Các công đoàn cơ sở là đơn vị dự toán cấp 2 (Những công đoàn cơ sởđược coi là đơn vị dự toán cấp 2 là những công đoàn đơn vị chuyênmôn, có tài khoản riêng, trực tiếp quản lý lao động, tiền lương)[57]
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH đã nảy sinh các mối quan
hệ giữa các Bộ quản lý nhà nước và Tổng Công đoàn Việt Nam, cần phải đượcphân công lại cho phù hợp với thực tiễn Ngày 20/03/1963, Hội đồng Chính phủban hành Nghị định số 31/CP về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa Bộ Nội
vụ, Bộ Lao động, Bộ Công an, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam, trong đóquy định:
33
Trang 34Bộ Nội vụ có nhiệm vụ: phụ trách công tác cứu tế xã hội và
an toàn xã hội, công tác quản lý nhà đất, công tác quản lý hàngbinh Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chínhsách, chế độ về hưu trí, tiền tuất, nghỉ việc về mất sức lao động đốivới công nhân viên chức nhà nước, chỉ đạo thực hiện các chínhsách, chế độ ấy (kể cả việc quản lý quỹ và quản lý các trại an dưỡng)[44]
Tổng Công đoàn Việt Nam có nhiệm vụ: phụ trách nghiêncứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ
về phúc lợi tập thể (gồm các vấn đề trợ cấp cho gia đình đông con,trợ cấp cho gia đình gặp khó khăn, vấn đề nhà trẻ), về BHXH (trừcác chế độ về hưu trí, tiền tuất, nghỉ việc vì mất sức lao động do BộNội vụ phụ trách) đối với công nhân, viên chức nhà nước; tổ chức
và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ ấy [44]
Thi hành Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1993 của Chính phủ quy địnhtạm thời chế độ BHXH, ngày 18/06/1994, Liên Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội - Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21/LB-TT hướng dẫn thực hiện cácchế độ BHXH theo hình thức bắt buộc, quy định về trách nhiệm tổ chức quản lýnhư sau:
Trong khi chưa có tổ chức Bảo hiểm xã hội theo quy địnhtại Nghị định 43/CP thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản
lý thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnhnghề nghiệp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và thựchiện các chế độ hưu trí, tử tuất (kể cả chế độ mất sức lao động trướcđây)
Về bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHXH của hệ thống TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam cũng được tổ chức thành ba cấp, đó là: TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; Liên đoàn Lao động ngành nghề: đường sắt, dầu khí, bưuchính viễn thông, xây dựng, ngân hàng ; Liên đoàn Lao động quận, huyện,
34
Trang 35thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài ra còn có các Công đoàn cơ sở ở các đơn
vị có người lao động tham gia BHXH (Sơ đồ số 2)
Đối với hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội, hình thành bacấp quản lý: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội (trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố), Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện), các đơn vị cấpdưới chịu sự quản lý và điều hành về mặt nghiệp vụ của đơn vị cấp trên (Sơ
-đồ số 1)
35
Trang 382.1.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
2.1.2.1 Về chính sách BHXH
Trong thời gian từ năm 1995 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành cácvăn bản về BHXH gồm:
- Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều
lệ Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước vàmọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhấttrong cả nước Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp
ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghềnghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất Những người lao động làm việc ởnhững đơn vị, tổ chức dưới đây là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc,
đó là: các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; người Việt Namlàm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, các tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh dịch vụ,doanh nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, lựclượng vũ trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chứcchính trị, chính trị – xã hội
- Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ ban hành Điều
lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh
sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân Các chế độ BHXH trong Điều lệnày gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tainạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất
- Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửađổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinhhoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Cán bộ cấp xã tham gia đóngBHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng phí là những cán bộ làm công tácĐảng, chính quyền và trưởng các đoàn thể: Chủ tịch Mặt trận, Hội trưởng Hội
38
Trang 39phụ nữ, Hội trưởng Hội nông dân, Hội trưởng Hội Cựu chiến binh, Bí thưĐoàn TNCS Hồ Chí Minh và cán bộ chức danh chuyên môn là địa chính, tưpháp, tài chính – kế toán và Văn phòng Ủy ban nhân dân xã.
- Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính phủ vềchính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáodục, y tế, văn hóa, thể thao Nghị định này cho phép thành lập các cơ sở ngoàicông lập dưới các hình thức như bán công, dân lập, tư nhân hoạt động trongcác lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao nhưng phải phù hợp với quyhoạch của Nhà nước, không theo mục đích thương mại và theo đúng quy địnhcủa pháp luật Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập đượctham gia và hưởng mọi quyền lợi về BHXH như người lao động trong cácđơn vị công lập
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ quyđịnh việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ởnước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ BHXHhưu trí và tử tuất
- Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/03/2001 của Thủ tướngChính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao độngtham gia BHXH; quy định thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe đối với người lao động tham gia BHXH có từ đủ 3 năm trở lên tại cơquan, đơn vị mà bị suy giảm sức khỏe; sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn laođộng - bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe hoặc lao động nữ nếuyếu sức khỏe sau khi nghỉ thai sản
2.1.2.2 Về tổ chức thực hiện
Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH, Chính phủ đã banhành Nghị định số 19/ CP ngày 16/02/1995 thành lập Bảo hiểm xã hội ViệtNam Ngày 26/09/1995, Chính phủ ra Quyết định số 606/TTg ban hành quychế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
39
Trang 40Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập trên cơ sở thốngnhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và địa phương do
hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoànLao động Việt Nam đang quản lý để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉđạo, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXHtheo pháp luật của Nhà nước
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp củaThủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, các cơ quan nhà nước về lĩnh vực có liênquan và sự giám sát của tổ chức công đoàn [53]
Tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quanquản lý cao nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức thành hệ thống từTrung ương tới địa phương, gồm có:
+ Ở Trung ương: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung làtỉnh) là Bảo hiểm xã hội tỉnh trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọichung là huyện) là Bảo hiểm xã hội huyện trực thuộc Bảo hiểm xãhội tỉnh [53]
Hội đồng Quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thực hiện thu, chi, quản
lý quỹ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Quyết định các biện pháp để bảo toàn giá trị và tăngtrưởng quỹ BHXH theo phương án trình của Tổng Giám đốc Bảohiểm xã hội Việt Nam
40