1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác thông tin đối ngoại của việt nam qua hoạt động của nhà xuất bản ngoại văn – thế giới

100 465 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 796,66 KB

Nội dung

phân tích, đúc kết hay hệ thống hóa lại một số vấn đề có tính lý luận hay bài học kinh nghiệm của hoạt động TTĐN qua ấn phẩm sách báo, bởi lẽ chúng gắn chặt với sự phát triển đường lối c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 60 31 02 06

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ĐOÀN LÂM

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN

ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM

Chương 2: CÔNG TÁC TTĐN QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI

32

2.1 Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của Nhà xuất bản (NXB)

Ngoại văn–Thế Giới

32

2.2 Xuất bản phẩm của NXB Ngoại văn–Thế Giới phục vụ công tác

Chương 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTĐN CỦA NXB NGOẠI

VĂN-THẾ GIỚI

69

Trang 4

3.1.4 Cách chọn đề tài và thể hiện nội dung 78

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTĐN qua xuất bản

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa văn hóa khá quan trọng; là cầu nối hay đầu mối giao thoa giữa các nền văn hóa lớn của khu vực, và là điểm đến có sức thu hút cộng đồng quốc tế trong hiện tại cũng như trong tương lai Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đường lối đối ngoại rộng

mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chính sách mở cửa của Việt Nam đã và đang phát huy tác dụng rõ rệt Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đến nay đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang lại những thành tựu vững chắc trong đời sống xã hội Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) đã góp phần

to lớn trong việc xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, năng động, giàu tiềm năng, một đất nước sẵn sàng “là bạn, là đối tác tin cậy” của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011 một lần nữa khẳng định Việt

Nam: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác

và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế…” Công tác TTĐN ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng khi Việt Nam đang dần

dần thu hút được mối quan tâm của bạn bè quốc tế, nhất là giới doanh nhân và khách du lịch, cũng như bộ phận kiều bào ta ở nước ngoài–một bộ phận không tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nhất là trong bối cảnh hiện nay một số thế lực thù địch vẫn âm mưu diễn biến hòa bình chống phá công cuộc đổi mới của Việt Nam

Nhìn tổng thể, công tác TTĐN là một hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, có tác động lớn đến tâm lý, có sức lay động con tim khối óc, làm thay

Trang 6

đổi nhận thức của con người.Công tác TTĐN cũng là một môn khoa học, một môn nghệ thuật để làm sao tiếp cận được các đối tượng khác nhau, dùng những thông tin, chứng cứ, lý lẽ để tác động vào trái tim, khối óc của đối tượng, làm thay đổi định kiến của họ – nếu họ chưa có thiện cảm với ta – hoặc tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của những người vốn là bạn của ta Đồng thời, TTĐN cũng nhằm trình bày một cách xác thực, sống động tình hình, sự phát triển của đất nước, nhằm chống lại luận điệu bóp méo, xuyên tạc với dụng ý xấu của các thế lực thù địch TTĐN góp phần đấu tranh dư luận, trình bày quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta

Có một số cách hiểu về TTĐN, nhưng theo Quy chế Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định 79/2010 của Thủ tướng Chính phủ, TTĐN được hiểu là “thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam”

Nhưng vấn đề đặt ra là, đối tượng tiếp nhận là người nước ngoài–kể cả một

bộ phận Việt kiều–khác với đối tượng trong nước, nên ta cần những cách tiếp cận khác nhau để thuyết phục họ có quan niệm hay cách nhìn đúng đắn về Việt Nam Vì vậy, ngôn ngữ đóng một vai trò tối quan trọng trong TTĐN, nhất là với hoạt động TTĐN qua xuất bản phẩm Nhưng do tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ thông dụng trên thế giới, nên việc tạo dựng một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư và khách du lịch qua những phương tiện TTĐN đòi hỏi phải sử dụng một số ngoại ngữ phổ biến, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn Với đặc thù đó, để phục vụ nhu cầu TTĐN, Nhà xuất bản (NXB) Ngoại văn (năm 1991 đổi tên thành Thế Giới) được thành lập năm 1957

và suốt từ đó đến nay, nó đã chứng tỏ vai trò là một đơn vị hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực TTĐN qua ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, và cả một bộ phận ấn phẩm bằng tiếng Việt

Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam qua hoạt động của Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới” để

Trang 7

phân tích, đúc kết hay hệ thống hóa lại một số vấn đề có tính lý luận hay bài học kinh nghiệm của hoạt động TTĐN qua ấn phẩm sách báo, bởi lẽ chúng gắn chặt với

sự phát triển đường lối chính sách đối ngoại, công tác TTĐN của Đảng và Nhà nước ta Về tên gọi NXB, trong luận văn chúng tôi sẽ gọi là NXB Ngoại văn cho giai đoạn 1957-1991, NXB Thế Giới trong giai đoạn từ 1991 đến 2014, và NXB Ngoại văn-Thế Giới khi nhấn mạnh cả hai giai đoạn này

Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, luận văn bước đầu khảo sát, phân tích và

hệ thống hóa nhận thức chung và những nguyên tắc chung về công tác TTĐN qua xuất bản phẩm Bên cạnh đó, nó góp phần dựng lại một góc nhìn về sự phát triển công tác TTĐN ở Việt Nam, thể hiện qua quá trình hoạt động của Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới, gắn liền với sự phát triển của đường lối đối ngoại Việt Nam Trên cơ sở đó, những khảo sát và kết luận trong luận văn có thể phục vụ và hoàn thiện tiếp ngành TTĐN với tư cách là một lĩnh vực đặc thù có quan hệ mật thiết với văn hóa-tư tưởng và đối ngoại-ngoại giao, và phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Thông tin đối ngoại Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo, cung cấp một số tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho những người trực tiếp làm công tác TTĐN qua

ấn phẩm sách báo, công việc thực tiễn hiện tại của NXB Thế Giới Nó cũng có thể

sử dụng để xây dựng nội dung đào tạo, huấn luyện giảng dạy ở các khoa, trường, đơn vị có liên quan đến công tác xuất bản, báo chí hay TTĐN

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến hiện tại, cơ sở phương pháp luận về TTĐN nói chung đã bước đầu được nghiên cứu, đúc rút, tổng kết, hệ thống hóa một cách bài bản Tuy nhiên, kinh nghiệm làm TTĐN bằng xuất bản phẩm nói riêng vẫn được chia sẻ, trao truyền thông qua công việc, hay tác nghiệp trực tiếp Có thể kể đến một số công trình

nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước như: Thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; Tổng quan truyền thông quốc tế – Dành cho người làm công tác thông tin đối ngoại của PGS TS Lê Thanh Bình; các bài viết đã đăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông; một số luận văn

Trang 8

thạc sĩ về công tác thông tin đối ngoại, một số bài viết đơn lẻ của Nguyễn Khắc Viện, Hữu Ngọc, Hoàng Nguyên, v.v Đặc biệt phải kể đến hệ thống các công

trình và bài viết của PGS TS Phạm Minh Sơn như: Đặc điểm, yêu cầu công tác thông tin đối ngoại của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 9/2014; Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng

bồi dưỡng cán bộ phục vụ công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Tạp chí

thông (Tham gia biên soạn); Phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng” trong thông tin, tuyên truyền đối ngoại, Tạp chí Lý luận chính trị

và Truyền thông, số 9/2012; Đổi mới và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hoạt động thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số 5/2011; Nắm vững đối tượng để nâng cao hiệu quả thông tin của báo chí đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Số 5/2011; Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu,

Số 3 (126) 2011; Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính; Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính; Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số 10/2008 Các công trình ở ngoài nước có thể kể đến Media Control–The Spectacular Achievements of Propaganda của Noam Chomsky, Propaganda and Mass Pursuasion, A Historical Encyclopedia–1500 to Present của Nicolas J Cull, David Culbert và David Welch, Munitions of the Mind, A History of Propaganda from the Ancient World to the Present Era của Philip M Taylor, Media and the Politics of Failure của Laura Roselle, An Introduction to Political Communication của Brian McNair, v.v…

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn nhằm khảo sát, phân tích và hệ thống hóa nhận thức chung về công tác TTĐN ở Việt Nam, và những nguyên tắc chung về công tác

Trang 9

TTĐN qua xuất bản phẩm, thể hiện qua hoạt động của NXB Ngoại văn (Thế Giới)

Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác TTĐN qua xuất bản phẩm

Nhiệm vụ của luận văn: Làm rõ cơ sở phát triển nhận thức về công tác TTĐN, đánh giá việc NXB Ngoại văn (Thế Giới) vận dụng nhận thức đó vào công việc được giao từ khi thành lập đến nay, cả về thành tựu và hạn chế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác TTĐN của Việt Nam qua khảo sát hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới từ khi thành lập năm 1957 đến thời điểm hiện tại là năm 2014, nhằm bước đầu nghiên cứu, tổng kết, đúc rút và khái quát hóa cơ sở lý luận và những nguyên lý của công tác TTĐN qua xuất bản phẩm, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác TTĐN qua xuất bản phẩm trong tình hình mới

5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn bám sát phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những nhận định, quan điểm của Đảng và Chính phủ về TTĐN Luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hóa tư liệu, v.v…

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương chính

Chương 1: Nhận thức chung về công tác TTĐN ở Việt Nam

Chương 2: Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới

Chương 3: Một số nguyên tắc chung và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTĐN qua xuất bản phẩm của NXB Ngoại văn–Thế Giới

Trang 10

14 nước, trong đó có tất cả 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và 3 nước thành viên ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Singapore)

Nguyên do nào đã khiến một nước như Việt Nam trong một thời gian ngắn lại có thể thực hiện được những đổi thay thần kỳ như vậy Nhiều ý kiến cho rằng, những thành tựu ấy có được một phần quan trọng chính là nhờ sự đổi mới tư duy sâu sắc về cục diện thế giới cũng như đổi mới trong đường lối, chính sách và phương châm hành động trên mặt trận đối ngoại Ở đây, chúng ta cần phân biệt các khái niệm về “chính sách”, “chính sách đối ngoại” và “ngoại giao” (hay hoạt động đối ngoại) để làm rõ mối quan hệ khăng khít giữa các thành tố này trong thực tế, cũng như mối liên hệ giữa chúng và TTĐN

Theo quan niệm chung nhất, “chính sách” liên quan đến quyết định lựa chọn

những hướng hành động và phương cách hành động để giải quyết một, hoặc nhiều

Trang 11

vấn đề nảy sinh trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể Về lý thuyết, chính sách đối ngoại là một bộ phận của chính sách quốc gia nói chung Trong học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Marx-Lenin, chính sách đối ngoại của Nhà nước được coi

là sự tiếp tục của chính sách đối nội Tuy nhiên trên thực tế, không có ranh giới tách biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại, và giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ nhau rất lớn vì chúng cùng là sản phẩm của một hệ thống chính trị Xuất phát từ lợi ích của Nhà nước, chính sách đối ngoại cụ thể hóa những đường hướng hoạt động chính của Nhà nước trong quan hệ quốc tế ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể Cách hiểu này cho thấy, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, mỗi nước có những nhu cầu và ưu tiên khác nhau Chính sách đối nội và đối ngoại đều phải nhằm vào việc thực hiện thành công các mục tiêu đó Chẳng hạn, cách mạng Việt Nam có mục tiêu xuyên suốt là đấu tranh nhằm giành lại và giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Mục tiêu này chi phối cả chính sách đối nội và lẫn chính sách đối ngoại của Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử

Như vậy, có thể nói chính sách đối ngoại của Nhà nước là những hình thức, phương hướng cơ bản trong “hoạt động đối ngoại” của quốc gia Nói một cách hình tượng, chính sách đối ngoại chính là tấm hải đồ giúp ngoại giao biết được bến bờ cần đi tới, biết được những khúc quanh, những thác nước phía trước, những đoạn nước nông, sâu, những chỗ địa hình bằng phẳng hay gập ghềnh để điều chỉnh tốc

độ, hướng đi, nhằm đảm bảo cập bến an toàn Chính sách đối ngoại định hướng cho hoạt động đối ngoại, còn hoạt động đối ngoại là các bước đi mang tính tác nghiệp

cụ thể để thực hiện chính sách đối ngoại Một khi ta xác định được mục tiêu của chính sách thì các bước thực hiện chính sách cũng trở nên sáng rõ hơn Thông thường, chính sách đối ngoại của một quốc gia bao giờ cũng hướng tới 3 mục tiêu

cơ bản là “an ninh, phát triển, và ảnh hưởng” Ba mục tiêu này có mối quan hệ gắn

bó khăng khít, không thể tách rời và phản ánh rõ những lợi ích quốc gia, dân tộc Những mục tiêu này có nguyên tắc bất biến, song để đạt được mục tiêu ấy thì sách lược cụ thể không phải lúc nào cũng cứng nhắc mà chuyển đổi linh hoạt theo thời gian, tùy thuộc vào diễn trình lịch sử

Trang 12

Điểm khác biệt trong việc hoạch định và triển khai giữa chính sách đối nội

và chính sách đối ngoại làm nổi bật khác biệt giữa mục tiêu của chính sách đối ngoại và phương tiện đạt được chúng Để thực hiện mục tiêu của chính sách đối ngoại, một bộ công cụ chính sách cơ bản, gồm đàm phán, thuyết phục, thỏa hiệp, thậm chí đe dọa, được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong mối quan hệ với các nước khác Các công cụ chính sách cơ bản sử dụng trong chính sách đối

ngoại chủ yếu thông qua các kênh ngoại giao, đòn bẩy kinh tế, và sức mạnh quân

sự [2, tr 21]

Xét tổng thể, ngoại giao không chỉ là một ngành nghề, mà còn là một môn

khoa học và nghệ thuật Ngoại giao tập trung vào tiến hành những mối quan hệ giữa hai chủ thể (song phương) hoặc giữa nhiều chủ thể (đa phương) Phương thức tiến hành những quan hệ quốc tế, điều chỉnh quan hệ đối ngoại của ngoại giao chủ yếu thông qua thu thập và xử lý thông tin, đàm phán, thỏa hiệp, củng cố những mối quan hệ đã được tạo dựng, nhưng không loại trừ hành động cưỡng bức, đe dọa khi cần thiết Các phương thức nêu trên của ngoại giao đều bao hàm nội dung kinh tế, chính trị, và quân sự Nội hàm này rất quan trọng, bởi hiện nay vẫn có ý kiến coi làm ngoại giao và làm kinh tế là một (tức là không phân biệt các loại công cụ chính sách khác nhau), hay thậm chí đánh đồng chính sách đối ngoại với ngoại giao (tức

kênh ngoại giao (chính thức hoặc không chính thức), một nước có thể chuyển tải thông điệp “hòa hiếu” hoặc thông điệp “đe dọa” Ta có thể thấy rõ hàm ý sử dụng

“ngoại giao pháo hạm” của Cao ủy Pháp ở Đông Dương D'Argenlieu khi tiếp Chủ

tịch Hồ Chí Minh trên chiến hạm Emile Bertin ngoài khơi Vịnh Hạ Long vào ngày

24/3/1946 hòng đe dọa làm lung lạc ý chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hay chính sách “ngoại giao đô-la” do Tổng thống Mỹ William Howard Taft đề ra từ năm

1912, dựa trên việc Mỹ cung cấp cho các nước khác những khoản cho vay hoặc viện trợ tài chính kèm theo những điều kiện ràng buộc bất bình đẳng, khiến các nước đó ngày càng lệ thuộc vào Mỹ

Trang 13

Để đạt được mục đích ngoại giao, các nước trên thế giới đã sử dụng những hình thức khác nhau của ngoại giao Có thể kể đến một vài những hình thức mới lạ như “ngoại giao bóng bàn”, “ngoại giao sân gôn”, “ngoại giao gấu trúc”, hay gần đây là sự nổi lên của “ngoại giao văn hóa” (sức mạnh mềm)

Khoảng đầu thập niên 1990, Giáo sư Joseph Nye lần đầu tiên nêu ra khái

niệm soft power (quyền lực mềm hay sức mạnh mềm, gồm các giá trị văn hóa, xã

hội) trong mối tương quan với “sức mạnh cứng” (sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học-kỹ thuật) của một quốc gia [7] Kể từ đó đến nay, ngày càng nhiều quốc gia sử dụng rộng rãi khái niệm này và ứng dụng nó vào chính sách đối ngoại của mình Có thể lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ Vốn là một đất nước đất chật người đông, ít

tài nguyên, thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng chính nhờ vận dụng sức mạnh mềm với

những đặc trưng tiêu biểu của tinh thần võ sĩ đạo, ý chí, kỷ luật, tính cộng đồng cao,

ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Nhật Bản đã thay đổi từ hình ảnh một đất nước quân phiệt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 thành một trong những nước cung cấp ODA hàng đầu thế giới, từ một nền kinh tế bị tàn phá nặng nề vươn lên thành một cường quốc kinh tế Chính sách ngoại giao đa cực, ngoại giao công chúng thông qua các hoạt động truyền thông, văn hóa đại chúng, qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu “Made in Japan” với các mặt hàng từ chiếc ô-tô tới hàng gia dụng, truyện manga, truyện tranh về chú mèo máy Doraemon và búp bê chú mèo Hello Kitty, là cách thức quảng bá hữu hiệu hình ảnh đất nước Nhật Bản [45]

Sức mạnh mềm đóng vai trò ngày càng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, quảng bá hệ giá trị văn hóa của quốc gia Tuy không mang lại tác dụng ngay lập tức như sức mạnh “cứng”, nhưng thông qua sức mạnh mềm, một quốc gia

có thể đạt được các mục đích của mình thông qua việc “mưa dầm thấm lâu” Đó là việc xây dựng được hình ảnh thân thuộc, gây dựng được thiện cảm với những đối tượng mà nó hướng tới trong cuộc “chinh phục” thầm lặng này, trong đó có những người trong chính giới, giới doanh nhân, nhà đầu tư, khách du lịch, cũng như quảng đại quần chúng Chính vì lẽ đó, hình thức ngoại giao văn hóa hiện đang ngày càng

Trang 14

nổi lên như một công cụ ngoại giao hữu hiệu, bởi nó phát huy sức mạnh hệ thống của toàn xã hội, lại linh hoạt, đa dạng, hấp dẫn, sinh động nên dễ được chấp nhận và tiếp nhận [20, tr 162]

Từ sau khi thực hiện đường lối Đổi mới đến nay, vận dụng những cốt lõi của

tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh như “độc lập, tự chủ, kiên định nguyên tắc ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’, gắn kết Việt Nam với khu vực và thế giới vì sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới”, Việt Nam đã dần dần từng bước hoàn thiện chính sách đối ngoại quốc gia Chính sách đó tuân thủ nguyên tắc “độc lập, tự chủ, rộng

mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”, coi trọng việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay

đe dọa sử dụng vũ lực Trên tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta cũng có những thay đổi quan trọng trong hình thức đối ngoại, mở rộng các kênh đối ngoại khác nhau Ngoài hình thức đối ngoại nhà nước truyền thống, Việt Nam cũng coi trọng những

hình thức đối ngoại mới như ngoại giao kinh tế, ngoại giao nhân dân và ngoại giao văn hóa

Cách tiếp cận này cho thấy mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ giữa chính sách đối ngoại, ngoại giao và văn hóa Nhân tố văn hóa luôn ẩn tàng trong chính sách đối

ngoại và ngoại giao Năm 1997, cựu Ngoại trưởng Mỹ George P Shultz từng phát biểu rằng “Chính sách ngoại giao văn hóa thể hiện tâm hồn của một quốc gia” Ông

ví nó với việc “làm vườn”, nhưng ngoại giao văn hóa không gieo trồng những hạt giống thông thường, mà nó ươm mầm cho những tư tưởng, lý tưởng, hệ giá trị của nước này nhằm sinh sôi nảy nở ở các nước khác [54]

Có thể nói, ngoại giao văn hóa ở Việt Nam gồm hai chiều: chiều ra và chiều vào, với mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ Chiều vào hay “nhập khẩu” là kế thừa, tiếp

nhận có chọn lọc những giá trị văn hóa của thế giới thông qua trao đổi các sản phẩm văn hóa đa dạng, phong phú Đó có thể là âm nhạc, ca múa, phim ảnh, hay ẩm thực

Đó có thể là các hoạt động giao lưu, liên hoan văn hóa nghệ thuật, hội thảo quốc tế, chương trình truyền hình, phát thanh, thông tấn Đó cũng có thể là các xuất bản phẩm sách báo, kể cả dạng giấy và bản điện tử, các văn hóa phẩm như bưu ảnh, tờ

Trang 15

rơi, các loại lịch, băng đĩa Công việc “nhập khẩu” văn hóa này mang tính chất hai chiều, tương tác với nhau giữa một bên là mong muốn truyền bá, phổ biến giá trị văn hóa của một nước vào Việt Nam, và một bên là việc Việt Nam mở cửa với tinh

thần tiếp thu có chọn lọc những giá trị ấy Còn chiều ra hay “xuất khẩu”, trong đó

có TTĐN, cũng mang tính tương tác như vậy nhưng trọng tâm nhấn mạnh hơn vào mục đích truyền bá, phổ biến giá trị văn hóa của mình cho đối tượng hướng tới

Đối với Việt Nam, ngoại giao văn hóa là một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị tạo thành thế chân kiềng vững chắc của ngoại giao Việt Nam hiện đại Với tư cách là một thành tố quan trọng trong chính sách đối ngoại, ngoại giao văn hóa là tổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua nhiều loại hình chủ yếu, trong đó có hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại [10]

Về mặt thuật ngữ, cần phân biệt sự khác biệt giữa “tuyên truyền đối ngoại”

và “thông tin đối ngoại” Nói một cách chung nhất, “tuyên truyền đối ngoại” là sử dụng các kênh truyền thông đại chúng để tìm mọi cách thuyết phục đối tượng, định hướng làm cho đối tượng chấp nhận một ý kiến nhất định Còn “thông tin đối ngoại” là việc cung cấp thông tin, tin tức cho đối tượng để đối tượng tự cảm nhận

và chuyển hóa, như vậy chấp nhận cả việc thành công hoặc không thành công Thông tin thường bao giờ cũng mang tính định hướng, tức là hàm chứa cả hoạt động tuyên truyền Hai công tác “thông tin” và “tuyên truyền”” có mối liên hệ với nhau vì mục đích chung Do vậy, ngoại trừ trường hợp trích dẫn nguyên văn, trong luận văn này chúng tôi xin được phép sử dụng cụm từ “thông tin-tuyên truyền đối ngoại”, hoặc dạng rút gọn là “thông tin đối ngoại” (TTĐN, nhưng hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả “tuyên truyền”)

Như trên đã phân tích, có thể thấy công tác thông tin-tuyên truyền đối ngoại nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc có nhiều loại hình đa dạng, phong phú, thông qua nhiều kênh khác nhau Một trong những loại hình đó là kênh xuất bản phẩm bằng ngoại ngữ qua sách, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng như

Trang 16

báo chí (gồm cả báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử) Đây được coi là một trong những loại hình cơ bản, chủ chốt, hiệu quả cao, chi phí thấp của ngoại giao văn hóa [11] Công tác này có mối liên quan mật thiết với lĩnh vực chính trị-tư tưởng Nói cách khác, nó là một vùng chồng lấn giữa lĩnh vực văn hóa-tư tưởng và đối ngoại-ngoại giao Cùng với sự đi lên của đất nước, công tác TTĐN đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, đối tượng và địa bàn hoạt động, góp phần quan trọng chuyển tải đến thế giới thông tin và hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, hội nhập thành công và giàu tiềm năng hợp tác Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo nhằm củng cố, tăng cường tính hiệu quả của công tác này Kết quả

là, hàng loạt văn bản chỉ thị đã ra đời, giúp hoàn thiện dần khung pháp chế và cơ chế cho công tác TTĐN, đặc biệt là kênh TTĐN qua xuất bản phẩm

Ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức bộ máy chính quyền cho chính thể mới Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin-tuyên truyền nói chung, Người đã ký thành lập Bộ Thông tin-Tuyên truyền, một trong những cơ quan đầu tiên của Chính phủ, do, nhà báo, nhà văn hóa và chiến sĩ cộng sản Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Để phục vụ công tác TTĐN, Bộ này đã cho in một bộ bưu ảnh, dù số lượng không nhiều, với chú thích bằng cả tiếng nước ngoài để phân phát cho các hãng thông tấn và phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Hà Nội Có thể nói, là một ấn phẩm thông tin-tuyên truyền đối ngoại đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bộ bưu ảnh phản ánh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ trong những ngày tháng đầu tiên sau Độc lập Bản thân Bác

Hồ cũng gặp gỡ, trả lời phỏng vấn giới báo chí nước ngoài Đài Tiếng nói Việt Nam

có hẳn một bộ phận phát bản tin bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa, Khmer, v.v…

Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954, công tác TTĐN vẫn được Đảng và Chính phủ chú ý Một số nhà báo nước ngoài có cảm tình với Việt Nam đã tham gia đóng góp cho công tác này rất tích cực Nhà báo Australia nổi tiếng Wilfred Burchett đã lên tận chiến khu Việt Bắc và được Bác Hồ tiếp tại một cái lán lá trong rừng rậm Kết quả là Burchett đã viết những bài báo đầy

Trang 17

tình cảm kính trọng và yêu quý Bác cũng như sự cảm thông, chia sẻ, ủng hộ công cuộc kháng chiến của ta Nhà báo Madeleine Riffaud, sau khi gặp Bác Hồ tại Paris năm 1946, đã tích cực viết những bài báo tố cáo đanh thép âm mưu xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương Nhà sử học người Pháp Georges Boudarel lặn lội lên chiến khu xin gia nhập hàng ngũ Việt Minh và được phân công công tác là, cùng với nhà báo Hữu Ngọc và một số người khác giỏi tiếng Pháp, chuyên viết các bài báo để tuyên truyền, cảm hóa hàng binh và tù binh Pháp và lính lê dương ở trại Camp 113 Những ấn phẩm được in ra và phân phát cho hàng binh nêu rõ lập trường chính nghĩa của chính phủ ta, phân tích sâu sắc cục diện chính trường, tính chất phi nghĩa của cuộc chiến do Pháp gây hấn, và khơi gợi trong trái tim những hàng binh-tù binh lương tri con người cũng như những tình cảm gia đình, quê hương, đất nước Nhờ làm tốt công tác thông tin-tuyên truyền đối ngoại, địch vận, binh vận như vậy nên rất nhiều hàng binh Pháp tình nguyện gia nhập hàng ngũ Việt Minh, tham gia tích cực các công tác được giao cho đến ngày đình chiến và ký Hiệp định Geneva năm 1954

Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Thái Lan và Myanmar, Chính phủ ta đã thành lập Phòng Thông tin Việt Nam đặt tại Bangkok và một phòng thông tin khác tại Rangoon năm 1948 Một vài năm sau, Chính phủ quyết định xây dựng Phòng thông tin ở Rangoon này thành một cửa ngõ thông tin chính của Việt Nam kháng chiến Hàng ngày, cán bộ của phòng nhận bản tin của Thông tấn xã Việt Nam và dựa vào đó, soạn các bản tin tuyên truyền để phát cho Việt kiều và để dịch ra tiếng Anh, phát cho Đoàn ngoại giao cùng các báo chí địa phương Ngoài bản tin, phòng

cũng xuất bản các cuốn sách mỏng nhỏ, ví dụ như Cuộc tấn công Việt Bắc, hay Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (tiếng Pháp, Anh, Thái và

Sau năm 1954, NXB Ngoại văn được thành lập để góp phần tham gia vào công tác TTĐN, bên cạnh các lực lượng báo chí, đài phát thanh, thông tấn xã đã có

từ trước Và từ đây, công tác TTĐN qua xuất bản phẩm – chủ yếu là sách ngoại văn,

Trang 18

cùng một số tờ tạp chí, báo cũng bằng tiếng nước ngoài – được Đảng và Nhà nước giao cho một đơn vị xuất bản chuyên trách

Để phục vụ yêu cầu công tác TTĐN trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các Chỉ thị 45 năm 1962 và Chỉ thị 128 năm 1966 Hoạt động TTĐN trải dài hơn ba thập kỷ không hề gián đoạn

đã đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân

ta đến ngày toàn thắng

Năm 1986, Đại hội VI của Đảng khởi xướng công cuộc Đổi mới giữa bộn bề khó khăn và thách thức cả về đối nội và đối ngoại Tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng, chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, sản xuất đình đốn, đời sống khó khăn, lập trường dao động Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, kéo theo sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, cục diện chiến tranh lạnh kết thúc Trật tự thế giới được xác lập sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 bị phá vỡ, nhưng trật tự thế giới mới với một siêu cường duy nhất là Mỹ chưa hình thành Chính vì vậy, chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm có liên quan chặt chẽ với nhau là chấm dứt sự can thiệp vào xung đột Campuchia, cải thiện quan hệ với ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc và thoát khỏi tình trạng bao vây cấm vận [20, tr 68] Về hoạt động đối ngoại, Nghị quyết Đại hội Đảng VI khẳng định Việt Nam cần mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình Đứng trước tình hình như vậy, nhằm cụ thể hóa vai trò của công tác TTĐN trong tình hình mới, đặc biệt là kênh

TTĐN qua xuất bản phẩm, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 63-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản ngày 25/7/1990 Chỉ thị tái

khẳng định vai trò quan trọng của sách, báo như là một công cụ trên mặt trận tư tưởng, góp phần đẩy mạnh thông tin về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vừa được Đảng khởi xướng Có thể nói rằng, đây là văn kiện quan trọng đầu tiên nêu rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, xuất bản; đồng thời, xác định các công việc mà Đảng, Nhà nước cần thực hiện để lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản nhằm phục vụ công tác TTĐN

Trang 19

Phải thẳng thắn thừa nhận, công tác báo chí, xuất bản thời gian này có nhiều

ưu điểm tiến bộ nhưng cũng bộc lộ những khuyết điểm kéo dài Nhằm nhanh chóng

khắc phục tình trạng trên, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 08-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản, ngày 31/3/1992, theo đó, một loạt các định hướng và biện pháp được đề ra Ban Bí thư đồng thời khẳng định: “sẽ có chỉ thị riêng về công tác thông tin đối ngoại và báo chí, ấn phẩm đối ngoại.”

Trên tinh thần quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của công tác TTĐN trong triển khai chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới, và để triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, ngày 13/6/1992, Ban Bí thư Trung ương

Đảng (khóa VII) đã ra Chỉ thị 11-CT/TW về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới nội dung, hình thức TTĐN theo hướng

hiệu quả hơn, giúp thế giới hiểu đúng và kịp thời tình hình mọi mặt của Việt Nam

Về nội dung, công tác TTĐN trước hết cần nêu bật đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với các nước, những chủ trương quan trọng nhằm giải quyết một

số vấn đề lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời đấu tranh, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về tình hình Việt Nam, cũng như ngăn chặn việc truyền bá vào nước

ta những tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, lệch lạc Công tác TTĐN cũng cần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Sau năm

1975, có thể nói, Chỉ thị số 11/CT-TW là văn bản đầu tiên về TTĐN khi tình hình

Việt Nam nói chung và hoạt động đối ngoại nói riêng đang đứng trước những biến chuyển to lớn, đòi hỏi những cách tiếp cận mới trong công tác TTĐN Với yêu cầu

đó, Chỉ thị 11 nêu rõ: “Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu của từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm” Dễ

thấy đây là một văn kiện chỉ đạo rất kịp thời, thể hiện bước tiến mới trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN, và cho đến bây giờ vẫn còn tính thời sự của nó

Trang 20

Sau thời gian đầu tiến hành Đổi mới, đất nước Việt Nam đã cơ bản bước ra

khỏi giai đoạn khủng hoảng trầm trọng Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 xác định đất nước ta “bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, và đưa ra chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế” Công tác TTĐN cũng bước vào một thời kỳ phát triển mới, trong bối cảnh thuận lợi, nền chính trị ổn định, kinh tế phục hồi và gia tăng phát triển, quan hệ đối ngoại rộng mở, vị thế của đất nước được nâng lên trong khu vực và trên quốc tế Tuy nhiên, do việc tổ chức thực hiện công tác TTĐN còn nhiều bất cập, chưa xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong chỉ đạo, quản lý và phối hợp hoạt động dẫn tới chất lượng hiệu quả, sức thuyết phục, hấp dẫn cũng như tính chiến đấu của công tác TTĐN chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Trong hoàn cảnh đó, ngày 29/12/1998, Thường vụ Bộ Chính trị ra Thông báo số 188/TB-TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới Thông báo này

nhấn mạnh công tác TTĐN cần hướng tới đối tượng người nước ngoài đến Việt Nam sống, làm việc, du lịch, học tập ngày càng nhiều và các nhà Việt Nam học trên thế giới, cung cấp thông tin định hướng cho họ để tranh thủ họ tiếp tục đưa thông tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới Để thực hiện tốt điều đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục củng cố chất lượng của ngành báo chí, xuất bản, mạnh dạn đầu tư vào một

số báo và nhà xuất bản lớn để xây dựng những đơn vị nòng cốt chủ lực cho công tác TTĐN Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của mạng Internet như một công cụ thông tin kết nối toàn cầu, khiến lực lượng làm TTĐN phải nhanh chóng thích nghi với loại hình thông tin mới này nhằm cập nhật tin tức về Việt Nam trên thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện, sử dụng kênh Internet giúp TTĐN truyền tải nhanh, lan tỏa rộng, vươn tới được nhiều nơi trên thế giới Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của ngành TTĐN, yêu cầu đặt ra là các lực lượng làm TTĐN ở trong và ngoài nước cần được củng cố, kiện toàn về mặt tổ chức, phối hợp chỉ đạo, cũng như kết hợp về nội dung giữa thông tin đối nội với TTĐN, giữa hoạt động chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân

Trang 21

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một

sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi Việt Nam phải phát huy hiệu quả tối đa những nguồn nội lực, cũng như kết hợp với những nguồn lực bên ngoài mà quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế mang lại Bước sang thế kỷ 21, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động đối ngoại, trong đó có TTĐN, là tiếp tục chuẩn bị về môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc

26/4/2000, Thủ tưởng Chính phủ ra Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg về tăng cường quản

lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại Chỉ thị này là một bước cụ thể hóa về

mặt quản lý Nhà nước tư tưởng chỉ đạo trong hai văn kiện nêu trên của Đảng về công tác TTĐN Thủ tướng xác định phương hướng triển khai, nội dung cụ thể của công tác TTĐN, và phân công rõ ràng về quản lý Nhà nước và tổ chức TTĐN Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là các cơ quan đầu mối lớn, còn các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tham gia vào công tác này Chỉ thị cũng xác định những việc cần làm ngay là xây dựng quy chế phối hợp các ban ngành; xây dựng kế hoạch hoạt động TTĐN, kế hoạch tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, v.v…

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động khó lường khi bước sang thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước ta yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác TTĐN Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Cộng sản Việt Nam tháng 4/2001 tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ: “…Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại…” Để cụ thể hóa tinh

điều phối hoạt động TTĐN, ngày 27/12/2001, Ban Bí thư ban hành Quyết định số

16 về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và kèm theo quyết định này là Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại

Trang 22

Ban Chỉ đạo công tác TTĐN gồm các thành viên đến từ hầu khắp các cơ quan của Đảng và Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, tư tưởng-văn hóa, an ninh, quốc phòng và truyền thông đại chúng Từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo công tác TTĐN đã giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo dõi tình hình, chỉ đạo, phối hợp công tác TTĐN, đề xuất chủ trương để chỉ đạo thông tin tình hình trong nước ra nước ngoài, thông tin tình hình quốc tế phức tạp, đẩy mạnh thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa đối ngoại Như vậy lần đầu tiên Việt Nam đã thiết lập một cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác TTĐN, đánh dấu bước tiến

mới trước yêu cầu và sự phát triển của công tác Từ năm 2002 đến nay, tờ Thông tin Đối ngoại của Ban Chỉ đạo ra mắt bạn đọc hàng tháng, với nhiều thông tin cập nhật

và ý kiến chỉ đạo sát sao

Trong công cuộc Đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành xuất bản đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của đất nước Bên cạnh những ưu điểm, ngành xuất bản cũng bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của bạn đọc, chậm đổi mới nội dung và hình thức của ấn phẩm, chịu tác động lớn của khuynh hướng thương mại hóa Nhằm chấn chỉnh những bất cập trong hoạt động xuất bản giai đoạn này, ngày 25/08/2004, Ban Bí thư ban hành

Chỉ thị số 42-CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản Chỉ

thị một lần nữa tái khẳng định “sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân” Để xuất bản phát huy tốt vai trò của mình, Đảng cần đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà nước tăng cường công tác quản lý đối với ngành xuất bản, và hai ngành gắn liền với nó là in

và phát hành Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, để phát triển sự nghiệp xuất bản cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực nhằm đổi mới, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ xuất bản Đồng thời ngành xuất bản cũng phải lưu ý mở rộng hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế

Tuy đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ nhưng hoạt động đối ngoại và công tác TTĐN cần được đặt trên một tầm cao mới nhằm thực hiện thắng

Trang 23

lợi những mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4/2006 đề ra, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc

tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên trường quốc tế

Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương

Đảng khóa VII, hoạt động TTĐN trong cả nước có bước phát triển tích cực, đóng góp hiệu quả vào thành tựu đối ngoại và đổi mới của đất nước Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, được các nước châu Á thống nhất đề

cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009… Thành công của những hoạt động đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng

và làm sâu sắc thêm quan hệ chính trị và kinh tế giữa Việt Nam với các nước khác Tuy nhiên tình hình quốc tế diễn biến rất mau lẹ, phức tạp, khó lường, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đan xen cả thời cơ lẫn cả thách thức Thực tiễn đó đòi hỏi công tác TTĐN cần được định hướng rõ hơn nội dung, phương thức, đối tượng, địa bàn hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Từ nhận thức này, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị CT/TW ngày 10/9/2008 về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới Chỉ thị xác định rõ phương châm của công tác TTĐN trong tình hình mới là: “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”

26-Trên cơ sở đó, Chỉ thị yêu cầu các lực lượng làm công tác TTĐN phải đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong các hoạt động của mình Tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các lực lượng trong hoạt động TTĐN cần phối hợp chặt chẽ với nhau vì mục tiêu chung

Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10 nhằm tăng cường

quản lý công tác TTĐN, góp phần bước đầu củng cố sự phối hợp và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về công tác này Sau 10 năm thực hiện, cùng với những biến chuyển mau lẹ của tình hình trong nước và quốc tế, với sự phát triển nhận thức về

Trang 24

công tác TTĐN của Đảng, và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới, Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg về Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ngày 30/11/2010 Quy chế này đưa ra khái niệm về TTĐN là “thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam”, và quy định rõ những nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về TTĐN và

trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc quản lý nhà nước và phối hợp, triển khai các hoạt động TTĐN Nhờ vậy, lực lượng làm công tác TTĐN có cơ sở phối hợp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, khắc phục được tình trạng thiếu gắn kết

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 nhấn mạnh việc kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu để Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy

và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Về lĩnh vực báo

chí, xuất bản, Nghị quyết yêu cầu “nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, Internet, xuất bản” Để cụ thể hóa được mục tiêu ấy, cần sự kết hợp của các

loại hình và kênh ngoại giao nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp nâng cao thế và lực của Việt Nam trên thế giới

Ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

có Kết luận số 16-KL/TW về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, tiếp tục xác định rõ TTĐN là “một bộ phận rất quan trọng trong công

tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu

dài” Để triển khai Chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ kịp thời ra Chỉ thị Ttg ngày 6/8/2012 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011–2020 Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa

21/CT-phương khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về công tác TTĐN, đặc biệt cần tập trung xây dựng chương trình hành động cụ thể cho Chiến lược nêu trên Với sự đốc thúc kiểm tra sâu sát, kết quả là tới ngày 28/02/2013,

Trang 25

Quyết định 368 QĐ-Ttg Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, nhằm

tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lý Nhà nước về TTĐN và hoạt động TTĐN, bảo đảm quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ và tăng cường phối hợp trong công tác TTĐN

Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội

nhập quốc tế nhấn mạnh: “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn

hóa, thông tin, tuyên truyền” Gần đây, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước yêu cầu Việt Nam cần chủ

động hội nhập quốc tế về văn hóa, mở rộng hợp tác văn hóa, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại nhằm tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc

Ngoài ra, không thể không kể đến hệ thống Luật Xuất bản và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện xuyên suốt qua các năm từ 1993 tới nay Hệ thống văn bản pháp quy này cụ thể hóa các chỉ thị của Đảng về công tác xuất bản, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản phát triển trong tình hình mới, đặc biệt trong nhiệm vụ phục vụ công tác TTĐN Nó cũng chứng tỏ quá trình phát triển biện chứng của Đảng và Nhà nước ta trong nhận thức lý luận về TTĐN, trong đó có TTĐN qua xuất bản phẩm

Rõ ràng là, cùng với thời gian, nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về công tác TTĐN đã có một bước phát triển rõ nét Giữa những khái niệm như chính sách

đối ngoại, hoạt động đối ngoại, ngoại giao, v.v… thông tin đối ngoại là một hoạt

động có “biên giới xâm lấn” giữa lĩnh vực đối ngoại-ngoại giao và văn hóa-tư tưởng Nội hàm của nó, đối tượng phục vụ và phương thức – cơ chế thực hiện cũng trở nên đa dạng hơn, cụ thể hơn theo tiến trình nhận thức của Đảng và Nhà nước ta

về công tác TTĐN cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng như hiện

Trang 26

nay Có thể nói, cơ sở lý luận cũng như nhận thức thể hiện qua các văn bản chỉ đạo của Đảng hay văn bản pháp quy của Nhà nước đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách phục vụ tốt hơn nữa hoạt động đối ngoại-ngoại giao của Đảng và Nhà nước

1.2 Các kênh TTĐN

Các kênh TTĐN có vai trò vô cùng quan trọng, thiết yếu đối với công tác truyền dẫn thông tin đến đối tượng tiếp nhận Có một số cách phân chia các kênh TTĐN khác nhau, như kênh trực tiếp và gián tiếp, kênh trong nước và quốc tế Trong tiểu mục này, kênh TTĐN phi xuất bản phẩm tạm được hiểu như là hình thức thông tin không được truyền tải dưới dạng in ấn truyền thống trên giấy Ngược lại, kênh TTĐN xuất bản phẩm là những ấn phẩm được sản xuất dưới dạng in trên giấy hay các vật liệu giống như giấy Sự phân biệt này có tính chất tương đối và chỉ có ý nghĩa thao tác luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, bởi lẽ, ngày nay khái niệm

“xuất bản” cũng bao hàm cả “xuất bản điện tử” (e-publishing) hay xuất bản trên mạng (online publishing) hoặc dưới dạng “sách điện tử” (đĩa CD-ROM, DVD, e-readers)

1.2.1 Kênh TTĐN phi xuất bản phẩm

a Báo điện tử: Sự xuất hiện của các trang thông tin điện tử, nói riêng là các

báo điện tử, với những tính năng ưu việt nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ điện tử và thông tin, đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo của ngành thông tin đại chúng trên thế giới

Trước hết, xét về tính thời sự, báo điện tử có thể đưa thông tin lên mạng Internet bất cứ giờ nào ngay khi sự kiện vừa xảy ra, hoặc đang diễn ra, phản ánh nhanh chóng các diễn biến, và những người quan tâm ngay lập tức có thể truy cập xem trên phạm vi toàn thế giới Thế mạnh nổi bật của báo điện tử là khả năng phản hồi trực tiếp và tương tác hai chiều, cũng như dung lượng thông tin gần như không hạn chế Với tính chất đa năng, đa phương tiện, báo điện tử giúp độc giả có thể nhận xét, bình luận, phát biểu ý kiến trên mạng Nhờ những trao đổi thông tin như vậy,

Trang 27

người làm báo điện tử có điều kiện nắm bắt được những tâm tư, chính kiến, thị hiếu của độc giả cho những điều chỉnh cần thiết

Như vậy, báo điện tử trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp bạn bè quốc tế và bà con Việt kiều hiểu rõ hơn đất nước, con người Việt Nam, đồng thời đấu tranh phản bác lại những thế lực thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam

Ở Việt Nam, tới nay hầu hết các báo chí chính thống của Đảng và Nhà nước

ta, ngoài bản in, đều có bản điện tử Ấn bản điện tử, bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh

và một số tiếng khác của báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo, Tạp chí Lý luận Chính trị, báo điện tử trực thuộc các cơ quan

Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể các bộ, ngành, doanh nghiệp lớn, v.v… góp phần nhanh chóng làm rõ những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch nhằm chống phá công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta Trong xu thế phát triển hiện nay của cách mạng khoa học kỹ thuật, dự báo kênh thông tin này sẽ trở thành một đơn vị chủ lực của công tác TTĐN

b Truyền thông đại chúng qua Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình

Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam:

Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ thu thập và phổ biến thông tin về Việt

Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức trong nước, các hãng thông tấn và cơ quan báo chí nước ngoài, người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài Các đơn vị chủ lực làm TTĐN của Thông tấn xã gồm: Ban Biên tập tin

đối ngoại, Báo Việt Nam News, Báo Le Courrier du Vietnam, Tạp chí Vietnam Law

& Legal Forum, Công báo, Báo ảnh Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Nhằm mục đích sản xuất chương trình TTĐN dành cho cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế

Trang 28

yêu mến Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam thành lập kênh truyền hình VTV4

Đài Tiếng nói Việt Nam cũng thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền

đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet, phát thanh có hình và báo viết Hiện nay để phục vụ công tác TTĐN, Đài Tiếng nói Việt Nam có 12 chương trình phát thanh bằng các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, tiếng Bắc Kinh, tiếng Quảng Đông, Lào, Thái, Khmer, Indonesia, Nhật và tiếng Việt; kênh VOV5; và trang web VOV News

c Hoạt động ngoại giao nhân dân:

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, công tác đối ngoại nhân dân, thông qua các hội hữu nghị, tổ chức hữu nghị, đoàn kết với nhân dân các nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã góp phần hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi chưa từng có để đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã kịp thời có các biện pháp chỉ đạo để củng cố, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân Các phương châm chủ yếu của công tác là đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối tác; đa dạng hóa nội dung hoạt động, gắn kết chặt chẽ với các mặt của đời sống xã hội; và mở rộng chủ thể tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân chứ không chỉ bó gọn trong phạm vi các hội đoàn hay tổ chức quần chúng Nhờ vậy, công tác đối ngoại nhân dân đã đóng góp tích cực vào việc củng cố môi trường hòa bình, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước, bảo vệ lợi ích quốc gia và quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế [19]

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, các chủ thể tham gia hội nhập quốc tế ngày càng đa dạng hóa, bao gồm các ban ngành, đoàn thể, địa phương, tập thể, thậm chí là nhóm người hay cá nhân Nói cách khác, trong ngoại giao Việt Nam hiện đại, mặt trận đối ngoại không chỉ bó hẹp vào những chủ thể chính quy truyền

Trang 29

thống là Đảng, Nhà nước, mà còn cả hoạt động đối ngoại của các đoàn thể quần chúng, nghị viện, hoạt động giao lưu hợp tác của các giới doanh nhân, học giả, văn nghệ sỹ, báo chí, thể thao, v.v… Tất cả góp phần tạo nên diện mạo hội nhập quốc tế sống động của Việt Nam [32]

1.2.2 Kênh TTĐN xuất bản phẩm

a Ngành xuất bản với đời sống xã hội

Đời sống chính trị là một lĩnh vực hoạt động của xã hội Trong đời sống

chính trị, công tác xuất bản là công cụ phục vụ, thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chính trị Vai trò của công tác xuất bản trong lĩnh vực chính trị thể hiện trong việc đấu tranh để giành quyền lực chính trị, cũng như trong việc củng cố, gìn giữ chính quyền, thực thi sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ xã hội Sách, báo và xuất bản là công cụ tuyên truyền vận động, tổ chức tập hợp lực lượng cách mạng, đấu tranh để giành chính quyền Lý luận Marx-Lenin khẳng định: giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế cũng sẽ nắm địa vị thống trị trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hóa Tuy nhiên, lĩnh vực tư tưởng văn hóa thường biến đổi chậm hơn kinh tế và chính trị Do vậy, sau khi có chính quyền trong tay, giai cấp thống trị còn phải thực hiện vai trò thống trị trên các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua các thiết chế và các công cụ về tư tưởng–văn hóa Xuất bản là một thiết chế, một phương tiện không thể thiếu để thực hiện nhiệm vụ này Công tác xuất bản là công

cụ đấu tranh trực tiếp chống lại các tư tưởng chính trị phản động, thù địch ở trong

và ngoài nước để bảo vệ hệ tư tưởng giai cấp, ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình”, sự xâm lăng và đồng hóa văn hóa từ bên ngoài Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Luật Xuất bản năm 2013

Với đời sống kinh tế-xã hội, ta thấy kinh tế là nền tảng vật chất cho sự tồn tại

và phát triển của xã hội Quan hệ kinh tế, suy đến cùng, là nhân tố quyết định mọi mối quan hệ xã hội Do vậy, công tác xuất bản không thể không chịu sự quyết định

và chi phối của đời sống kinh tế, và ngược lại, cũng có tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững của kinh tế Trong đời sống kinh tế, xuất bản luôn là một động

Trang 30

lực của sự phát triển Công tác xuất bản là công cụ truyền bá thông tin, công cụ giáo dục nên có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế trên nhiều phương diện Luật Xuất bản năm 2013 nói rõ xuất bản cũng là một lĩnh vực hoạt động kinh tế chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động văn hóa-tư tưởng

Còn với đời sống văn hóa, xuất bản là một bộ phận thiết yếu, thúc đẩy phát

triển các hoạt động văn hóa khác Nó là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa, bởi

lẽ, trong tổng thể các hoạt động văn hóa, công tác xuất bản có khả năng thực hiện

có hiệu quả hầu hết các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hóa [28, tr 29-36]

b Ngành xuất bản với hoạt động TTĐN

Ba loại hình tiêu biểu truyền thống của xuất bản phẩm phục vụ TTĐN là báo,

tạp chí và sách Nếu coi TTĐN là một mặt trận, thì báo đóng vai trò lực lượng đánh

“giáp lá cà”, tạp chí là lực lượng “pháo binh tầm trung”, còn sách là “binh chủng tên lửa tầm xa” Cả ba loại hình này đều nhằm phục vụ mục tiêu chung về quảng bá

hệ giá trị văn hóa Việt Nam, tuy nhiên đối tượng độc giả của từng loại hình có khác nhau, nên cách thức tiếp cận và hình thức thể hiện vẫn có những điểm khác biệt

Báo và tạp chí hướng đến những đối tượng độc giả cần thông tin thời sự nhanh chóng, cấp thời, hoặc tương đối chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó Hiện nay, do sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, mạng Internet, các báo, tạp chí in giấy hiện đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các phiên bản điện tử trực tuyến, khiến vị trí, vai trò của chúng phần nào bị lu mờ Còn sách đối ngoại thì vẫn tiếp tục hướng tới đối tượng độc giả có “thời gian” hơn, mong muốn tiếp cận những tri thức sâu về các lĩnh vực chuyên ngành

Các phương tiện TTĐN như đài phát thanh, truyền hình, báo mạng, v.v… có một ưu thế nổi bật là tin tức thời sự được truyền tải kịp thời, nhanh nhạy, sinh động,

có tác dụng gây ấn tượng thị giác lớn và số lượng đối tượng chịu tác động (khán giả, thính giả) cùng một lúc cũng rất lớn Xuất bản phẩm không có ưu thế đó nhưng lại tỏ ra là phương tiện có hiệu ứng về mặt tinh thần lâu bền hơn, sâu sắc hơn Ở góc

độ nào đó, xuất bản phẩm có khả năng lưu giữ loại thông tin trường tồn với thời

Trang 31

gian, bên cạnh loại thông tin có tính chất nhất thời,—đó là các giá trị văn hóa–tinh thần của một dân tộc hay của cả nhân loại Người ta có thể lưu trữ, hay tra cứu, đọc

đi đọc lại một cuốn sách hay tờ báo nhiều lần, không phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện khách quan cũng như phương tiện vật chất Bất chấp sự bùng nổ của phương tiện thông tin điện tử, ấn phẩm theo lối truyền thống chắc chắn sẽ còn tồn tại trong đời sống văn hóa-tinh thần loài người, vì thói quen tiếp nhận và chuyển hóa thông tin từ ấn phẩm in truyền thống đã trở thành một phản xạ trong não bộ con người, một truyền thống văn hóa, một thói quen trong đời sống xã hội nên không dễ gì một sớm một chiều có thể thay đổi được Do vậy, chúng tôi cho rằng, sự xuất hiện hay phổ biến các kênh hay phương thức TTĐN phi xuất bản phẩm chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm các loại hình thông tin-truyền thông chứ không triệt tiêu sự tồn tại của kênh thông tin bằng xuất bản phẩm

Tình hình thế giới hiện nay có nhiều thay đổi, biến chuyển khó lường Tuy

xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh đang thắng thế, nhưng ta vẫn thấy các xung đột tôn giáo, khủng bố quốc tế, can thiệp quốc tế về quân sự vẫn xảy ra đó đây trên phạm vi toàn cầu Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng cuộc đấu tranh về ý thức hệ vẫn tiếp diễn dưới nhiều quy mô, hình thức khác nhau Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ không chỉ tác động đến lĩnh vực kinh tế mà còn chi phối hầu khắp các lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất bản Ngành xuất bản truyền thống hiện đang đứng trước những thử thách lớn Đó là cuộc đấu tranh bền bỉ bảo vệ lợi ích quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa Đó là cuộc cạnh tranh gay gắt với các loại hình xuất bản mới như xuất bản điện tử, xuất bản trên mạng Internet, xuất bản trên các phương tiện nghe, nhìn, đọc sách qua các thiết bị đọc sách hay mạng di động Nhờ nắm bắt được thời cơ mà toàn cầu hóa mang lại, ngành xuất bản một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, đã trở thành một ngành công nghiệp tri thức-văn hóa với sức phủ rộng và lan tỏa cao, hoặc trở thành yếu tố quan

Trang 32

trọng bên cạnh giáo dục và một số ngành công nghiệp văn hóa trong việc thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức [28, tr 165-166]

Công tác TTĐN qua xuất bản phẩm trước đây và hiện nay luôn đóng giữ vai trò quan trọng trong tổng thể hoạt động đối ngoại của Việt Nam Nhưng cần phải nói rằng, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm làm TTĐN thì NXB Thế Giới (Ngoại văn trước kia) là đơn vị chủ chốt sản xuất phần lớn ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài để phục vụ bạn đọc quốc tế, cũng như một số sách tiếng Việt để phục vụ cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài

Tùy từng giai đoạn lịch sử, công tác TTĐN thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong công tác tư tưởng-lý luận của Đảng và Nhà nước ta Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế, hoạt động TTĐN nói chung và TTĐN qua xuất bản phẩm nói riêng đang tập trung thực hiện những nhóm nội dung chủ yếu sau đây: Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công cuộc xây dựng đất nước, công cuộc đổi mới, chính sách đối ngoại, đường lối đối ngoại; Thông tin

về chính sách hòa hiếu của Việt Nam với các nước; Đấu tranh bảo vệ chủ quyền và làm cho dư luận thế giới hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam trên các vùng đất, vùng trời và vùng biển; Thông tin về các hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm xây dựng mạng lưới bạn bè khắp các châu lục; Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thêm bạn bớt thù; Thông tin tình hình thế giới để bày tỏ tình cảm của nhân dân, lập trường và thái độ của Chính phủ Việt Nam trước các vấn đề quốc tế; Thông tin, tuyên truyền văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra nước ngoài để thế giới hiểu rõ sức sống mãnh liệt của văn hóa và đất nước ta; Thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để giúp đồng bào bảo tồn các giá trị văn hóa Việt Nam cho các thế hệ, giúp đồng bào hiểu rõ tình hình đất nước, tham gia thiết thực và tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh cô lập và làm vô hiệu hóa âm mưu của các thế lực cực đoan, phản động chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [41]

Trang 33

Tóm lại, trong Chương 1 này, luận văn đã cố gắng bước đầu hệ thống hóa về mặt cơ sở lý luận những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN, và một số khái niệm có mối liên quan mật thiết với nhau: chính sách, chính sách đối ngoại, ngoại giao, ngoại giao văn hóa, công tác TTĐN, và công tác TTĐN qua xuất bản phẩm Từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo rải rác khác nhau, trải dài trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ qua, luận văn hy vọng có thể bước đầu đúc rút ra được nội hàm của những khái niệm nêu trên Có thể nói, chính sách đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong chính sách chung của một quốc gia Chính sách đối ngoại bao trùm lên hoạt động ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa Trong ngoại giao văn hóa, có một thành tố thiết yếu là công tác TTĐN và công tác này thực sự có mối quan hệ với lĩnh vực tư tưởng Nói một cách khác, TTĐN là một mắt xích nối giữa lĩnh vực văn hóa-tư tưởng và đối ngoại-ngoại giao Trong nhiều loại hình đa dạng của công tác TTĐN, có loại hình (hay kênh) TTĐN qua xuất bản phẩm Đây được coi là một trong những loại hình chủ chốt, hiệu quả cao, chi phí thấp của ngoại giao văn hóa Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác TTĐN, trong đó có kênh TTĐN qua xuất bản phẩm, ngày càng được củng

cố và hoàn thiện Từ sau khi tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986 đến nay, Đảng, Quốc hội và Nhà nước ta đã ngày càng nhìn nhận đúng đắn vai trò quan trọng của công tác TTĐN, thể hiện ở trong nội dung những nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng; các chỉ thị của Ban Bí thư cụ thể hóa về mặt nội dung, phương châm và phương hướng hoạt động của TTĐN; hệ thống Luật Xuất bản và những quyết định, quy chế, nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác này Hệ thống cơ sở lý luận vững chắc này giúp công tác TTĐN của Việt Nam nói chung, trong đó có TTĐN qua xuất bản phẩm nói riêng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của đất nước trong thời kỳ phát triển, mở cửa và hội nhập quốc tế

Trang 34

Chương 2 CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI QUA THỰC TIỄN

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI

2.1 Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới

2.1.1 Khái quát về bối cảnh thành lập NXB

b Bối cảnh trong nước

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng Sự kiện quyết định này dẫn tới việc ký kết Hiệp định Geneva về Đông Dương ngày 21/7/1954 Hòa bình được lập lại ở Việt Nam nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền, với giới tuyến tạm thời là sông Bến Hải (trên vĩ tuyến 17, tỉnh Quảng Trị ngày nay) Miền Bắc

Trang 35

Việt Nam hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào khôi phục và xây dựng kinh tế, chi viện cho miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước

Để thực hiện được hai nhiệm vụ đó, Việt Nam cần phải có sự ủng hộ và giúp

đỡ quốc tế Nhưng để thu hút được niềm tin tưởng và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, thì cần thiết phải làm cho họ hiểu vì sao dân tộc Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm

vụ trên Ý thức được điều này, ngay sau khi về tiếp quản Hà Nội năm 1954, Chính phủ đã hết sức quan tâm tới công tác TTĐN Tại Cục xuất bản thuộc Bộ Văn hóa

lúc đó đã thành lập một bộ phận làm sách ngoại văn, và làm tờ báo Việt Nam tiến bước ra hàng tháng bằng ba ngữ: Anh, Pháp và Esperanto, do ông Nguyễn Khánh

Toàn làm chủ nhiệm và ông Hữu Ngọc làm Tổng biên tập Số đầu tiên ra vào tháng 10/1956

Bước sang năm 1956, tình hình trong nước cũng có những khó khăn mới Ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên miền Bắc, bọn phản động lợi dụng lúc cách mạng gặp khó khăn, gây ra các vụ lộn xộn ở một số nơi Ở thành thị, bọn phản động lôi kéo một số nhà tư sản, trí thức, văn nghệ sĩ, mưu toan giương ngọn cờ tư sản, chống chế độ mới Ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa khủng bố ác liệt những người kháng chiến cũ và trắng trợn phá hoại hiệp thương, tổng tuyển cử, tổ chức

nhận định phong trào cách mạng ở miền Nam cần phải dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định Tới tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn viết “Đề cương cách mạng Việt Nam” xác định rõ: nhân dân miền Nam không có con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để cứu nước, cứu mình [6, tr 163]

Trước tình hình đó, mục tiêu đối ngoại quan trọng lúc này là tập trung làm sao tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập, thống nhất và tự do của Việt Nam, cũng như cô lập kẻ thù xâm lược trên bình diện quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [9, tr 220] Để góp phần thực hiện mục

Trang 36

tiêu đó, cần thiết phải có một bộ máy đủ sức lo công tác TTĐN bằng xuất bản phẩm tiếng nước ngoài, bởi tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ thông dụng trên thế giới Ngày 16/3/1957, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Hoàng Minh Giám, ký quyết định số 14/VH/QĐ thành lập NXB Ngoại văn Việt Nam trên cơ sở hai phòng biên tập ngoại văn và phiên dịch trước đó thuộc Cục xuất bản

2.1.2 Các giai đoạn hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới

a Giai đoạn 1957-1962: giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ

Hiệp định Geneva quy định, tới ngày 20/07/1956, hai miền Nam, Bắc sẽ tiến hành hiệp thương, tổng tuyển cử tiến tới thống nhất toàn quốc Nhưng việc này đã không thể tiến hành được do sự phá hoại của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối chiến lược cho giai đoạn cách mạng mới, đó là thực hiện song song việc xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ, chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc Tình hình thế giới lúc này cũng chứa đựng nhiều bất ổn, với cục diện chiến tranh lạnh căng thẳng giữa hai khối tư bản chủ nghĩa và

xã hội chủ nghĩa, thực chất là cuộc đối đầu giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô Trong bối cảnh như vậy, việc thành lập NXB Ngoại văn năm 1957 có ý nghĩa lớn, khẳng định nhận thức của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của công tác TTĐN, đặc biệt là TTĐN qua xuất bản phẩm

Lúc ban đầu, NXB Ngoại văn có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ gồm Phòng biên tập, Phòng phiên dịch, Phòng quản lý xuất bản và hành chính, và Tòa soạn báo Về

cơ chế hoạt động, NXB được quy định là một doanh nghiệp trực thuộc Cục xuất bản Ông Nguyễn Đức Quỳ, Cục trưởng Cục xuất bản được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tiên Ở thời kỳ đầu, NXB Ngoại văn có sách ra 5 thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga, Quốc tế ngữ (từ năm 1964, có thêm tiếng Tây Ban Nha) Không phải ngẫu nhiên mà NXB Ngoại văn lựa chọn những ngoại ngữ này, bởi chúng không chỉ là những ngôn ngữ chủ yếu hoặc phổ biến trên thế giới (Anh, Pháp), mà còn đều

có liên quan tới những đất nước, những dân tộc có mối quan hệ đặc biệt với Việt

Trang 37

Nam trong lịch sử (Trung Quốc, Nga) Ấn phẩm bằng Quốc tế ngữ (Esperanto) cũng giữ vai trò quan trọng trong việc giới thiệu Việt Nam cho cộng đồng Quốc tế ngữ trên khắp thế giới, bởi phong trào Quốc tế ngữ đang phát triển mạnh mẽ

Ấn phẩm ngoại văn thời kỳ này theo sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, tập trung vào việc thông tin tuyên truyền về Hiệp định Geneva và thái độ nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như những vấn đề thời

sự quan trọng như vấn đề người di cư vào Nam năm 1954, hay việc thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1955 Những cuốn sách ngoại văn đầu tiên do hai phòng chuyên môn của Cục xuất bản thực hiện đã bám sát các đề tài trên, cụ thể là

các cuốn Vì sự tôn trọng Hiệp định Geneva (Anh, Pháp, 1955); Văn kiện về việc thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Anh, Pháp, 1955); Sự thật về vấn đề người di

cư (Anh, Pháp, 1955) Cuốn Việt Nam tiến bước, Nguyễn Văn Đạm (Hữu Ngọc) (Pháp, 1955) hay cuốn Sơ khảo lịch sử Việt Nam, Thanh Lương (Pháp, 1955) đã

bước đầu giới thiệu nền văn hóa, lịch sử của Việt Nam ra thế giới

Ngoài ra, NXB Ngoại văn cũng xuất bản những cuốn sách về Việt Nam của

các tác giả nước ngoài, như cuốn Bắc vĩ tuyến 17 của nhà báo Wilfred Burchett,

người Australia, bản tiếng Anh in năm 1955 và bản tiếng Pháp in năm 1957; hay

cuốn sách Thực trạng kinh tế của Việt Nam dân chủ, bản tiếng Pháp in năm 1956 của Michel Limbourg, phóng viên thường trú tờ L’Humanité, cơ quan ngôn luận

của Đảng Cộng sản Pháp, tại Hà Nội

Trong lời mở đầu bản tiếng Pháp cuốn Vietnam North (1966) của Wilfred Burchett, do NXB François Maspero xuất bản năm 1967 với tên gọi Hanoi sous les bombes (Hà Nội dưới làn bom), Bertrand Russell, triết gia người Anh, được giải Nobel Văn học năm 1950, đã viết về Wilfred Burchett như sau: “Nếu chúng ta phải mắc nợ ai đó vì đã thức tỉnh công luận phương Tây về bản chất của cuộc chiến tranh này và khiến cho mọi người biết đến cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thì người đó là Wilfred Burchett” [27]Thực quả không có lời nào sinh động hơn thế để diễn tả sức nặng của những tác phẩm về Việt Nam do Wilfred Burchett viết

Trang 38

trong việc “thức tỉnh” bạn bè quốc tế về vấn đề Việt Nam, trong việc xây dựng lòng tin và sự ủng hộ của họ đối với cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam Có thể nói, sau này chúng ta đã thành công trong việc nhân rộng ra nhiều tác giả nước ngoài khác cũng viết về Việt Nam với tình cảm chân thành như Wilfred Burchett

Bên cạnh mảng sách phục vụ đấu tranh chính trị, mảng sách văn hóa cũng được chú trọng Nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài để quảng bá nền

văn hóa, về đất nước, con người Việt Nam ra thế giới Tiêu biểu có cuốn Truyện Tây Bắc của Tô Hoài (Anh, 1957), Dân ca Việt Nam (Hữu Ngọc và Alice Kahn, Pháp, 1958), Truyền thuyết và chuyện cổ tích Việt Nam (Anh, 1958), Nghề thủ công

mỹ nghệ ở Việt Nam (Anh, Pháp, 1958) Ngoài ra một số truyện ngắn của Ngô Tất

Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, v.v… cũng được NXB Ngoại văn chọn lựa và dịch sang tiếng nước ngoài Đặc biệt, NXB tiếp tục cho ra mắt một số tác phẩm của

những cây viết nước ngoài, như cuốn Buffalo Boy of Vietnam (1956) của Rewi Alley—người dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm sang tiếng Anh với tên Laments of the Soldier’s Wife và xuất bản cùng năm 1956, The Walls Are Down của Dick Diamond (1958), Daughters of Vietnam của Mona Brand (1958), hay Friendly Vietnam của Len Fox (1958) Những ấn phẩm này đã góp

thêm tiếng nói khách quan về thực trạng tình hình Việt Nam Đây là những điều không phải do bản thân các tác giả Việt Nam tự nói, mà nó giống trường hợp các sách về Việt Nam do tác giả nước ngoài viết như nhà báo Wilfred Burchett chẳng hạn, nên dễ chiếm được cảm tình và lòng tin của độc giả phương Tây hơn

Bước sang tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới được Chủ tịch

Hồ Chí Minh nhấn mạnh là: “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh

Báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thanh, điện ảnh và các công tác vǎn hóa khác phải thật sự trở thành vũ khí ngày càng sắc bén của giai cấp công nhân trên mặt trận tư tưởng và chính trị

Trang 39

Căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế, năm 1961, Hội đồng Chính phủ

ban hành Nghị định 154-CP về thành lập Ủy ban Liên lạc Văn hóa với Nước ngoài,

với các nhiệm vụ chủ yếu là thống nhất quản lý và chỉ đạo toàn bộ công tác trao đổi văn hóa với nước ngoài của các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xuất bản sách, báo, tạp chí ngoại văn để gửi ra các nước, phối hợp với các tổ chức văn hóa, tiến bộ của các nước trong công tác dịch thuật, xuất bản sách, báo có liên quan

đến Việt Nam Tờ Việt Nam tiến bước và NXB Ngoại văn trực thuộc Ủy ban này

Năm 1962, ông Châu Lượng, nguyên Vụ trưởng Vụ Liên Xô và Đông Âu, Bộ Ngoại giao, được điều về làm giám đốc NXB

Công tác TTĐN bước đầu được mở rộng, song còn yếu so với yêu cầu

Tháng 5/1962, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 45-CT/TƯ về đẩy mạnh công tác TTĐN, xác

định rõ công tác này là “một bộ phận của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của nước ta trên phạm vi thế giới… góp phần tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho cách mạng trong nước tiến lên” Chỉ thị cũng đề ra sách lược cho các đơn vị làm đối ngoại, trong đó có NXB Ngoại văn, là vừa phải đảm bảo tính nguyên tắc

đầy đủ, đồng thời phải có tính linh hoạt cao độ, dựa trên phương châm “chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời và hợp đối tượng” Có thể nói, bản Chỉ thị đã lần đầu

tiên phác thảo ra vai trò, mục tiêu, nội dung, và phương châm cho công tác TTĐN của Việt Nam

Trên cơ sở những định hướng đó, NXB Ngoại văn đã kịp thời xuất bản những cuốn sách phục vụ đắc lực cho công tác TTĐN trong giai đoạn đầu của cuộc

kháng chiến chống đế quốc Mỹ Có thể kể đến những cuốn tiêu biểu như: Văn kiện đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam (Anh, Pháp, Trung Quốc, 1961), hay cuốn

De la frontière du Laos à la rivière Ben Hai, 1961 của Isabelle Blume

b Giai đoạn 1963-1975: giai đoạn kháng chiến ác liệt đến toàn thắng

Năm 1963, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một Việt kiều yêu nước, nhà hoạt động chính trị-xã hội nổi tiếng trong cộng đồng Việt kiều ở Pháp, sau 27 năm sinh sống và hoạt động trên đất Pháp, đã trở về Tổ quốc và được phân công làm việc ở

Trang 40

Ủy ban Liên lạc Văn hóa với Nước ngoài Năm 1964, ông đề nghị xuất bản tờ tạp

chí Nghiên cứu Việt Nam ra ba tháng một kỳ bằng tiếng Anh (Vietnamese Studies)

và tiếng Pháp (Etudes Vietnamiennes) Đề nghị của ông được chấp nhận và ông

được cử giữ chức Tổng biên tập Ngay số đầu tiên năm 1964, tạp chí giới thiệu những bài nói, bài viết và phát biểu quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, v.v… về quan điểm lập trường của Việt Nam đối với tình hình miền Nam Việt Nam, về cuộc kháng chiến chính nghĩa chống Mỹ cứu nước, cũng như giới thiệu kịp thời những chiến thắng trên chiến trường như trận Ấp Bắc năm 1963, khi lần đầu tiên quân dân miền Nam đánh bại chiến thuật “thiết xa vận” và “trực thăng vận” của đối phương

Cùng năm đó, tờ Việt Nam tiến bước được thay bằng tờ tuần báo Tin Việt Nam, ra hai ngữ Anh (Vietnam Courrier) và Pháp (Le courrier du Vietnam), do ông

Lưu Quý Kỳ, rồi ông Nguyễn Kim Cương (nguyên Thứ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng) làm chủ nhiệm; ông Hoàng Nguyên làm Tổng biên tập

Cho đến thời điểm giữa năm 1964, kể cả NXB Ngoại văn, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, và Báo Ảnh Việt Nam, Việt Nam đã có một binh

chủng làm TTĐN gọn nhẹ, khá hoàn chỉnh, do một tổng chỉ huy điều hành là Ủy ban Liên lạc Văn hóa với Nước ngoài

Tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động trong giai đoạn này Trên thế giới, chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục căng thẳng, dù đã bắt đầu quá trình cùng tồn tại hòa bình giữa hai cực Xô-Mỹ và hai khối Đông-Tây Nội bộ hai khối cũng tiếp tục bộc lộ nhiều rạn nứt Ở Việt Nam, lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964, tổng thống Mỹ Johnson mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, bắt đầu bằng đánh phá miền Bắc rồi đưa quân Mỹ tham chiến trực tiếp ở miền Nam từ năm 1965

Trong tình hình mới, nhằm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung

ương lần thứ 12 năm 1965, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 128-CT/TW về việc tăng cường

Ngày đăng: 27/10/2016, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w