Đỗ Văn Bình cho rằng: “Ở Việt Nam, trong những năm qua các vấn đề xã hội của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng cũng như một số hạn chế của
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI HÀ NAM
(Nghiên cứu trường hợp trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội-2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI HÀ NAM
(Nghiên cứu trường hợp trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Trang 4LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài: “Nhu cầu hoạt động CTXH trong trường THPT” tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ thầy cô, bạn bè, gia đình
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà người đã không quản ngại thời gian công sức trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích là vốn
tư liệu sống vô cùng đáng quý là tiền đề để tôi thực hiện được luận văn của mình
Xin được gửi lời cám ơn đến ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THCS Lê Hồng Phong đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Học viên Trần Thị Mai Phương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa của nghiên cứu 10
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 11
5 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 12
6 Câu hỏi nghiên cứu 13
7 Giả thuyết nghiên cứu 13
8 Phương pháp nghiên cứu 14
NỘI DUNG CHÍNH 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU. 18
1.1 Các khái niệm 18
1.1.1 Khái niệm nhu cầu 18
1.1.2 Khái niệm công tác xã hội 18
1.1.3 Khái niệm hoạt động 21
1.1.4 Khái niệm nhu cầu về hoạt động công tác xã hội học đường 23
1.1.5 Khái niệm học sinh THCS 24
1.1.6 Khái niệm nhân viên CTXH 24
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 25
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu 25
1.2.2 Lý thuyết vai trò 28
1.2.3 Lý thuyết biến đổi xã hội 29
1.2.4 Lý thuyết gắn bó của Bowby 31
1.3 Vai trò của nhân viên CTXH trong trường học 33
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
1.5 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên (Tuổi THCS) 40
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU ĐƯỢC TRỢ GIÚP VỀ CTXH CỦA HỌC SINH THCS 44
2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải 44
Trang 62.1.1 Khó khăn về sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi dạy thì 47
2.1.2 Khó khăn trong hoc tập 50
2.1.3 Khó khăn trong mối quan hệ bạn bè 53
2.1.4 Khó khăn trong mối quan hệ thầy trò 56
2.1.5 Khó khăn trong mối quan hệ gia đình 58
2.2 Cách thức học sinh ứng phó với khó khăn 61
2.3 Hình thức trợ giúp trong nhà trường hiện nay. 65
2.4 Hoạt động công tác xã hội học sinh mong muốn 69
2.4.1 Thành lập phòng tham vấn 70
2.4.2 Trợ giúp trực tiếp của nhân viên công tác xã hội 72
2.4.3 Hình thức, địa điểm, thời gian trợ giúp học sinh mong đợi 73
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG TRỢ GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP PHÙ HỢP 76 3.1 Thành lập nhóm can thiệp 76
3.2 Đánh giá mức độ cần thay đổi phương pháp học tập. 84
3.3 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh xác định phương pháp học tập phù hợp 85
3.3.1 Thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm học tập bản thân 85
3.3.2 Chia sẻ một số kinh nghiệm qua video, phóng sự về phương pháp học tập của một số cá nhân có thành tích cao 90
3.3.3 Mời chuyên gia giáo dục, một số học sinh trong trường có kết quả học tập tốt chia sẻ kinh nghiệm 91
3.3.4 Chia sẻ một số cách vượt qua áp lực, lo âu trong học tập 93
3.3.5 Đánh giá kết quả sau can thiệp 95
3.4 Lượng giá và kết thúc nhóm 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải 44
Bảng 2: So sánh các khó khăn học sinh gặp phải ở từng khối lớp 45
Bảng 3: So sánh các vấn đề gặp khó khăn dựa trên giới tính 47
Bảng 4: Các vấn đề trong khó khăn về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản 48
Bảng 5 : Mức độ gặp khó khăn trong vấn đề học tập 51
Bảng 6 : Khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè 54
Bảng 7: Cách thức học sinh ứng phó với khó khăn 62
Bảng 8: Mức độ mong muốn có phòng tư vấn tin cậy tại trường 70
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Những vấn đề các em gặp phải trong mối quan hệ với thầy cô 57
Biểu đổ 2: Các hình thức trợ giúp 73
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tổng điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ
2, do Bộ Y tế, Tổng Cục Thống kê, WHO, UNICEF phối hợp tổ chức thực hiện tại 63 tỉnh thành, khảo sát trên 10.000 thanh thiếu niên Trong các kết quả [1], một số vấn đề về sức khỏe tâm thần của lứa tuổi này khiến các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục không khỏi lo lắng: Có đến 102 em (25%) đã tìm cách tự tử và 32,6% trong số đó đã thực hiện hành vi tự tử, hoặc đã cố tìm
cách tự tử trong 12 tháng; Có tới 409 em (4,1%) có ý định tự tử, cao gấp 2
lần so với 5 năm trước
Đã rất nhiều nhà tâm lý học, bác sĩ tâm bệnh đều chung một nhận định, lứa tuổi dậy thì từ 13 - 16, hành vi thường diễn ra bột phát do nhiều yếu tố
“bất thường” ở giai đoạn này: áp lực từ việc học và thi cử, từ bạo lực gia đình, thất bại trong quan hệ tình cảm tuổi học trò… Song quan trọng hơn, nguyên nhân chính là hầu hết các vụ tự tử ở lứa tuổi này đều xuất phát từ… vấn đề khủng hoảng tâm lý – xã hội ở lứa tuổi vị thành niên
Theo thống kê mới của Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm 2008 - 2012, tại đây mỗi năm có xấp xỉ 80 - 100 ca đẻ/nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên Tỷ
lệ mang thai vị thành niên trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này chiếm khoảng 1 – 3 [2] Theo hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong
đó 20% là lứa tuổi vị thành niên Hiện Việt Nam có 23,8 triệu người vị thành niên và thành niên, chiếm 31% dân số Ước tính trong mười năm tới, tỷ lệ này
sẽ tăng thêm 4,8% [3] Không những thế còn rất nhiều con số đáng báo động
từ những vụ tự tử hay tự tử tập thể của các em lứa tuổi 13,14 chỉ vì những lý
do hết sức vu vơ như chỉ vì một chuyện buồn của một người bạn thân mà cả
Trang 9nhóm bạn cùng nhảy sông tự tử Những hình ảnh học sinh xô xát không còn là điều hiếm, câu chuyện bạo lực học đường không chỉ có học sinh nam mà giờ đây là cả các em học sinh nữ Những hình ảnh áo trắng đồng phục ẩu đả nhau chỉ vì một ánh nhìn không thiện cảm hay mối quan hệ tình cảm khác giới chớm nở đã trở nên nhiều và đáng báo động…Có những em học sinh học rất giỏi nhưng rồi lại trầm cảm, điên khùng chỉ vì áp lực học hành quá lớn, sự kỳ vọng của cha mẹ đặt nên vai các em một khối nặng vô hình, sự vô tâm của cha mẹ, việc không thể can thiệp sâu của nhà trường đẩy nhiều em đến tệ nạn
xã hội, đến việc mất thăng bằng về tâm lý Nhìn nhận ở một góc độ nhà
nghiên cứu, ThS Đỗ Văn Bình cho rằng: “Ở Việt Nam, trong những năm qua các vấn đề xã hội của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng cũng như một số hạn chế của cơ chế chính sách giáo dục đã được nhiều chuyên gia cũng như toàn xã hội quan tâm phân tích, góp ý và một số thử nghiệm mô hình CTXH học đường đã được triển khai đạt kết quả tốt [ 7, trang1]
Tại hội thảo “ Phát triển nghề công tác xã hội học đường” do Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Unicef Việt Nam tổ chức ngày 10/6, tại thành phố Hồ Chí Minh còn được nghe 12 tham luận của các đại biểu đến từ các trường Đại học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu xã hội học và công tác xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các em sinh viên đang theo học ngành CTXH thảo luận xoay quanh về vấn đề phát triển mạng lưới CTXH học đường hiện nay, các mô hình kinh nghiệm từ các địa phương trong CTXH, chương trình đào tạo nghề CTXH phù hợp với tình hình hiện nay, các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến ngành CTXH trong thời gia qua và chiến lược giáo dục, đặc biệt là ngành CTXH trong giai đoạn 2011 –
2020, như Đề án 32 của Chính phủ về phát triền nghề CTXH đã được ban hành trong tháng 3 vừa qua và một giải pháp cũng như kiến nghị đến các Bộ,
Trang 10ngành về phát triển nghề CTXH học đường trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay [7,trg 2]
Điều đó đang đặt ra một thách thức không nhỏ với việc cần thiết một hệ thống chuyên nghiệp trợ giúp các em trong đời sống tâm lý lứa tuổi đầy phức tạp cộng với sự phát triển nhanh mạnh của đời sống kinh tế cần thiết cần có một đội ngũ làm công tác xã hội trong trường học trợ giúp các em với những vấn đề các em gặp phải trong cuộc sống Ở các nước trên thế giới công tác xã hội trong trường học đã phát triển nhưng ở Việt Nam lĩnh vực công tác xã hội trường học vẫn là lĩnh vực mới gần như chưa có cơ sở nào về công tác xã hội trường học Với những xu hướng biến đổi tất yếu của xã hội nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường học hiện nay ra sao là lý do vì sao tôi lựa
chọn vấn đề: “Nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường học tại
Hà Nam (Nghiên cứu trường hợp Trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) là đề tài nghiên cứu của mình
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những vấn đề trong lĩnh vực hoạt động CTXH đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu đặc biệt trong những năm gần đây nhất là CTXH trong lĩnh vực trường học đây là một lĩnh vực không còn xa lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này chỉ mới chớm nở Đặc biệt với xu thế của thời đại sự biến đổi xã hội thì nhu cầu về công tác xã hội trong trường học đang được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như thực hành
2.1 Các nghiên cứu về CTXH học đường trên thế giới
CTXH là một ngành nghề đã có từ lâu, phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn CTXH đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người Đến nay công tác xã hội có mặt tại 80 quốc gia trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng
Trang 11cao chất lượng cuộc sống mang lại bình đẳng và công bằng xã hội Với những
ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người nghèo, ) ở nhiều các lĩnh vực khác nhau đặc biệt ở môi trường trường học
Năm 1871 các dịch vụ công tác xã hội học đường được đưa vào trường học ở Anh sau đó là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1960 trong nỗ lực hỗ trợ chương trình xóa mù chữ trong các gia đình ở
Mỹ Tiếp đó là sự phát triển công tác học đường ở Thụy Điển năm 1950 các nước Canada, Australia Năm 1943, Hội Giảng viên thực hành Quốc gia (NAVT) đã trở thành Hội công tác xã hội trong trường học Mỹ (AASSW), và năm 1955, Hội này đã hợp nhất với 6 hội công tác xã hội khác để hình thành nên Hiệp Hội Nhân viên Công tác xã hội Quốc gia (NASW) Phát triển vào những năm 1940 các nước Châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm
1960, New Zeland, Singapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Koong) vào thập
kỷ 70, cho đến những năm 80 và 90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ả Rập Xê út [28, trg 1]
Tại Québec, cuộc cải cách quan trọng trong ngành giáo dục năm 2001 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động tâm lý học đường Với chính sách định hướng là thúc đẩy thành công ở số lượng học sinh lớn nhất có thể, tập trung vào việc hỗ trợ học sinh khuyết tật và những học sinh có khó khăn trong học tập hay trong việc thích nghi với môi trường học đường [4, trang 1]
Trong vòng khoảng 20 năm (từ năm 1990), các "mạng lưới hỗ trợ chuyên biệt dành cho học sinh có khó khăn" (RASED - Réseau d’Aide Spécialisée aux Elèves en Difficulté"), dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục, là đơn vị chính phụ trách hoạt động trợ giúp tâm lý-giáo dục trong trường học ở Pháp Các RASED được trải đều trên toàn quốc và mỗi ê-kíp thường "lưu động" để phụ
Trang 12trách một cụm nhiều trường học thuộc một quận nhất định Khi hoạt động sư phạm cung cấp bởi giáo viên và hội đồng sư phạm không mang lại được hiệu quả mong muốn trên học sinh, học sinh đó sẽ được hỗ trợ chuyên biệt Hỗ trợ chuyên biệt này không thay thế các hoạt động trên lớp mà được tiến hành song song, đôi khi tiếp tục và đào sâu các nội dung hoạt động trên lớp nhằm gây dựng hoặc phục hồi hứng thú và động cơ học tập cho học sinh (Caglar, 1996) [5, trang 2]
2.2 Các nghiên cứu về CTXH học đường tại Việt Nam
Ở Việt Nam, CTXH học đường đã được giới thiệu trong chương trình đào tạo cử nhân và thạc sỹ CTXH ở Việt Nam Tuy nhiên những tài liệu nghiên cứu về CTXH học đường ở Việt Nam còn chưa nhiều Các nghiên cứu về CTXH trường học hiện nay ở Việt Nam đều có những nhận định chung rằng đây là một ngành nghề mới tuy nhiên các hoạt động của công tác xã hội đã bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định trong các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm và là một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội hiện nay
Nghiên cứu được thực hiện năm 2005 thông qua đề án do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), cùng phối hợp với Uỷ Ban Dân số, Gia đình và trẻ em (CPFC) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) thực hiện với sự
tài trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) có tên: ”Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển CTXH ở Việt Nam”
Nghiên cứu này đánh dấu bước đi quan trọng trong việc phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu về nguồn nhân lực những nhu cầu đào tạo cho sự phát triển tiếp theo của công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu cần thiết của xã hội để xây dựng mạng lưới CTXH rộng khắp trên nhiều lĩnh vực khác nhau [6,trang 1]
Trang 13Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà:” Nhu cầu hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”- trong tạp chí Xã hội
học- Viện khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0866-7659,2011 Nhu cầu phát triển CTXH ở Việt Nam ngày càng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Cán bộ CTXH cần có những kỹ năng kiến thức, phẩm chất cần thiết để đáp ứng hiệu quả và hợp lý nhu cầu xã hội Với nhiều cấn đề xã hội đặt ra thì nhu cầu về một đội ngũ CTXH đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là rất cần thiết [7, trang 1] Tác giả phân tích nhu cầu xã hội đối với hoạt động xã hội trên một số lĩnh vực cũng như một số nhóm đối tượng như: Nhu cầu CTXH trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, nhu cầu CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em, nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
“Nguồn nhân lực công tác xã hội và nhu cầu đào tạo” Đặng Kim Khánh Ly trong kỷ yếu hội thảo khoa học 2010- Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn.Tác giả khẳng định Công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định xã hội và phát triển bền vững Nguồn nhân lực
về công tác xã hội đang trở thành một nhu cầu cấp bách của mọi quốc gia Nhu cầu phát triển ngành CTXH Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử.Tuy nhiên, nguồn nhân lực khoa học ngành CTXH ở nước ta hiện nay còn thiếu, nhiều nhân viên công tác xã hội còn yếu về kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề Nhiều cán bộ giảng dạy, nhà nghiên cứu về CTXH tại các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu chưa được chuẩn hóa, chưa được đào tạo bài bản và nâng cao trình độ
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa với bài viết : “Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay”- được đăng trong kỷ
yếu hội thảo khoa học: Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và
Trang 14hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn – 2010 Tác giả đã đưa ra những nhu cầu hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội Nhu cầu can thiệp CTXH trong một số lĩnh vực của đời sống như: các nhóm yếu thế trong xã hội, các nhóm có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần, các lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cộng đòng Những nhu cầu trong hoạt động đào tạo CTXH, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và yếu chưa đảm bảo được chất lượng Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển CTXH theo hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với thực tiễn Những nhu cầu về hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhóm yếu thế, những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thực hành CTXH Bên cạnh đó tác giả có một số phương hướng nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đáp ứng nu cầu phát triển CTXH: thể chế hóa ngành CTXH một cách chính thức, chủ trọng hơn nữa công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CTXH
Nghiên cứu của Trần Thanh Hương về : ”Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề CTXH hiện nay qua đánh giá của nhân viên CTXH tại Hà Nội”
đã tìm hiểu nhận thức cũng như vai trò của hoạt động công tác xã hội thực tiễn đồng thời đã chỉ ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công tác xã hội và mô hình phát triển hoạt động công tác xã hội một cách chuyên nghiệp Điểm mới của nghiên cứu này là việc nghiên cứu đã chuyên sâu về hoạt động công tác xã hội, đặc biệt là qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội những người trực tiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này
Nghiên cứu của Đoàn Thị Phương Thảo “Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường THPT tại Hà Nội” đã chỉ ra được đã chỉ ra rằng phần lớn
các em học sinh đều gặp phải những khó khăn trong việc học tập, hướng nghiệp cũng như trong các mối quan hệ với thầy cô, gia đình và bạn bè Khi gặp những khó khăn này các em có những lựa chọn cách giải quyết vấn đề khác nhau nhưng hầu như vấn đề của các em chưa được giải quyết một cách
Trang 15triệt để Các em học sinh có nhu cầu được hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn
đề mà các em đang gặp phải thông qua nhiều hình thức khác nhau như: trò chuyện trực tiếp, điện thoại, chat, email Bên cạnh đó các em học sinh có mong muốn được tổ chức của buổi sinh hoạt ngoại khoá, các buổi nói chuyện
về các chuyên đề như: sức khoẻ sinh sản, hướng nghiệp, tình yêu tuổi học trò
Theo TS Lê Thị Mai trường Đại học Tôn Đức Thắng “Công tác xã hội học đường trên thế giới và sự cần thiết phát triển công tác xã hội học đường tại Việt Nam “ Bài viết được đăng trong kỷ yếu về Công tác xã hội
học đường, 10/6/2011 cho biết CTXH học đường có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý, đời sống và các mối quan hệ xã hội đối với học sinh CTXH học đường được thực hiện thông qua quá trình tác động vào 4 đối tượng chính ở trường học, đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục khác TS Mai cũng khẳng định nhân viên xã hội học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em
có được điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất trong đời sống hiện nay TS Mai cũng cho rằng, sự cần thiết của việc phát triển CTXH học đường trong bối cảnh xã hội hiện nay tại Việt Nam Để phát triển nghề CTXH học đường, TS Mai cũng cho rằng cần nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục, trong đó có ngành CTXH học đường
ThS Lê Chí An, Đại học Mở Bán công TP Hồ Chí Minh trong bải viết “Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam” của Bài viết được
đăng trong kỷ yếu về Công tác xã hội học đường, 10/6/2011 cho biết :”Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy, không riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn đề trong trường học Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học đường, vấn đề sức khỏe, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học
Trang 16sinh thoát khỏi những tổn thương, mối quan hệ gia đình – học đường, vấn đề học sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gạt ra lìa, vấn đề tự tử, thấm vấn nhóm đồng đẳng, những hành vi không thích nghi, học sinh hiếu động, trẻ em
dễ bị tổn thương… Cần có biện pháp để giúp đỡ thông qua con đường CTXH học đường là thành công nhất
Bài viết “Tư vấn tâm lý và công tác xã hội học đường” của giảng viên tư
vấn tâm lý Nguyễn Thị Thu Thủy, trường PTCS Hùng Vương, Q.Tân Phú, TP
Hồ Chí Minh Trong bài viết đã chỉ ra một số các hoạt động của công tác xã hội trong trường học như: Tham vấn cá nhân, can thiệp một số trường hợp cần can thiệp hành vi đặc biệt; Hỗ trợ học sinh khuyết tật; Hỗ trợ học sinh cuối cấp bài viết đã cho người đọc cũng như bản thân tôi thêm kiến thức về những hoạt động công tác xã hội trong trường học từ đó áp dụng vào nghiên cứu của mình trong cuộc thử nghiệm công tác xã hội vào nhóm trẻ THCS
Để thúc đẩy việc đưa CTXH vào trường học, Khoa Xã hội học – Đại học
Mở TPHCM với sự tài trợ của của Tổ chức Cứu trợ Thụy Điển ( SCS – Save the children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ờ 2 trường Chu Văn An (Quận 1)
và Hưng Phú ( Quận 8) từ năm 1999 -2001 Tại mỗi trường có một nữ nhân viên xã hội làm việc thường xuyên với học sinh Học sinh gặp bất kỳ vấn đề
gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình… đều có thể gặp nhân viên CTXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ Nhân viên CTXH học đường đã áp dụng các phương pháp chuyên ngành của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn… để giải quyết vấn đề của trẻ có hiệu quả Trước khi kết thúc dự án thí điểm trên, một cuộc lượng giá đã chỉ ra những thành công công của việc đưa công tác xã hội vào trường học như cải thiện mối quan hệ giữa học sinh – học sinh – thầy cô giáo, giải quyết một số vấn đề
cá nhân học sinh….Ngoài ra, trong thời gian qua CTXH vào trường học, tổ chức SCS đã phối hợp hỗ trợ ngành dân số Gia đình và Trẻ em TPHCM xây
Trang 17dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình,
Gò Vấp đã mang lại hiệu quả rõ nét trong CTXH học đường hiện nay [8, tr1] Điều đó cũng cho thấy, hiện nay ở TPHCM đã có nhiều trường học phổ thông
đã quan tâm và đẩy mạnh mô hình này Các trường cũng đã có tổ chức thâm vấn học đường và coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh “Hạ nhiệt” những vấn đề thuộc tâm lý nhưng chỉ trong khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực
sự là công tác xã hội
Như vậy những nghiên cứu về nhu cầu của xã hội đối với công tác xã hội đều có một nhận định chung rằng CTXH hiện nay có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Và trong lĩnh vực học đường nhu cầu đó đang trở nên vô cùng cần thiết có một hệ thống trợ giúp “các thế hệ tương lai” giải quyết được những khó khăn mà họ gặp phải đồng thời kết nối nguồn lực biến mối quan hệ ba bên gia đình- nhà trường- xã hội trở nên khăng khít gắn bó Các thực hành thử nghiệm công tác xã hội phần nào đã mang lại hiệu quả
3 Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nhằm vận dụng các lý thuyết xã hội học cũng như lý thuyết nhu cầu,
lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết vai trò tại nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu mong đợi của các em về hoạt động công tác xã hội trong trường học trợ giúp cho những vấn đề các em đang gặp phải mà người nghiên cứu tìm ra qua khảo sát từ chính các em, qua đó nhà nghiên cứu áp dụng mô hình công tác xã hội vào việc giúp đỡ các em tìm ra phương pháp học hiệu quả đồng thời nâng cao một số kỹ năng mềm cho các em Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài mong muốn góp phần làm phong phú hơn tri thức xã hội học thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội trường học trong thời gian tới
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hướng đến những nghiên cứu những vấn đề học sinh trung học cơ
sở đang gặp phải trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay là vấn đề khủng hoảng
Trang 18tâm lý lứa tuổi dạy thì, vấn đề học hành, các mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy cô, tình yêu khác giới từ đó đánh giá được nhu cầu trợ giúp công tác xã hội đối với những đề mà các em gặp phải như nhu cầu tham vấn tâm lý, cung cấp thông tin, Từ đây nhân viên xã hội ứng dụng vai trò công tác xã hội vào trợ giúp cho các em với hai vai trò thử nghiệm là vai trò giáo dục và tham vấn tâm lý Thông qua hai hoạt động này nhân viên xã hội hiểu rõ từng vấn đề các
em gặp phải, cách thức giải quyết vấn đề của các em, nhu cầu trợ giúp của các
em thông qua hình thức nào phù hợp đẻ từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm phát triển công tác xã hội trường học
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tương nghiên cứu
Nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học cơ sở tại Hà Nam (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Phủ
Lý, Hà Nam)
4.2 Khách thể nghiên cứu
* Học sinh trường THCS Lê Hồng Phong
* Giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường
* Phụ huynh học sinh
4.3 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 12/2013 đến tháng 09/2014
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại trường THCS Lê Hồng Phong thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
* Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong môi trường trường học có rất nhiều vấn đề xảy ra; cả giáo viên, học sinh đều gặp những khó khăn và cần sự trợ giúp Trong phạm vi đề tài nghiên cứu ở đây người nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu đi vào nhóm đối tượng học sinh- nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn Trong những khó khăn mà học sinh đang gặp phải có rất nhiều vấn đề cần trợ
Trang 19giúp để có thể đánh giá nhu cầu về hoạt động công tác xã hội Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu đi vào những vấn đề chủ yếu như những khó khăn về khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì, khó khăn trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô, học tập và mối quan hệ gia đình xem xét các cách ứng phó với khó khăn của các em và hình thức trợ giúp hiện tại trong nhà trường hiện nay Để từ đó xem xét đánh giá nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong nhà trường Đề tài cũng hướng tới can thiệp thử nghiệm áp dụng mô hình
công tác xã hội nhóm trợ giúp các em tìm ra phương pháp học tập phù hợp
5 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm nhận diện được những khó khăn của học sinh THCS cũng như đánh giá các hoạt động công tác xã hội thực tiễn trong nhà trường hiện nay, từ đó đánh giá nhu cầu hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trong trường THCS tại Hà Nam Nghiên cứu còn hướng tới việc vận dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ một nhóm học sinh THCS xác định phương pháp học tập phù hợp
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Mô tả những vấn đề học sinh đang gặp phải về sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, các khó khăn trong mối quan hệ của các em với bạn bè, thầy cô, gia đình, trong học tập Các ứng phó với các khó khăn hiện tại của các em
Tìm hiểu các hoạt động thực tiễn về Công tác xã hội hiện nay trong nhà trường
Xác định những mong đợi của các em về nội dung và hình thức trợ giúp công tác xã hội trong trường học
Xem xét vai trò của nhân viên công tác xã hội thông qua can thiệp công tác xã hội nhóm trong việc tìm ra phương pháp học tập phù hợp
Trang 206 Câu hỏi nghiên cứu
Học sinh THCS Lê Hồng Phong hiện nay thường gặp phải những khó khăn gì? Họ có cách ứng phó với khó khăn của mình ra sao?
Nhà trường có hoạt động trợ giúp gì cho học sinh giải quyết khó khăn của mình?
Nếu có người trợ giúp trong nhà trường dưới cách tiếp cận công tác xã hội thì học sinh có mong muốn trợ giúp gì? Và trợ giúp như thế nào?
Nhân viên công tác xã hội có thể trợ giúp gì cho nhóm học sinh trong việc xác định phương pháp học tập phù hợp?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh THCS thường gặp phải những khó khăn về sự thay đổi bản thân, khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dạy thì, khó khăn trong mối quan hệ bạn bè những khó khăn trong học tập, khó khăn trong mối quan hệ thầy cô, và vấn đề trong quan hệ gia đình Các em thường chủ yếu tự mình vượt qua những khó khăn bản thân gặp phải Tại trường hiện nay cũng đã có một số hình thức trợ giúp các em giải quyết những khó khăn của mình
Từ đó nhân viên công tác xã hội nhận ra được các em rất mong muốn được hỗ trợ giải quyết các vấn đề của mình Các em mong muốn trường mình
có một địa điểm tin cậy, một “chuyên gia” trợ giúp các em vượt qua khó khăn các em gặp phải thông qua các hoạt động tham vấn tâm lý bằng các hình thức trò chuyện trực tiếp, tư vấn thông qua chát nói chuyện email và được giáo dục các kỹ năng mềm, tham gia các câu lạc bộ… Nhân viên xã hội là cầu nối giữa học sinh với học sinh, học sinh với cha mẹ và học sinh với nhà trường Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhóm học sinh THCS tìm ra được phương pháp học tập phù hợp cho các em
Trang 218 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nguồn tại liệu sơ cấp: số liệu dựa trên nghiên cứu khảo sát của bản thân bằng các hình thức thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu là trường THCS Lê Hồng Phong
Phỏng vấn sâu
* Số lượng phỏng vấn 10 đối tượng
* Đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm, học sinh, lãnh đạo nhà trường, đại diện PHHS trưởng
* Nhằm mục đích bổ sung những thông tin mà người nghiên cứu quan tam còn thiếu trong bảng phân tích số liệu định lượng
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tượng học sinh (4 người): Nhằm tìm hiểu những khó khăn các em đang gặp phải trong các vấn đề mà các em quan tâm Tìm hiểu cách thức ứng phó với khó khăn của các em
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tượng giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn Đội (2 người): Nhằm tìm hiều khó khăn học sinh gặp phải Các hình thức trợ giúp hiện tại trong trường
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tượng ban giám hiệu (2 người): Tìm hiểu những khó khăn học sinh gặp phải Các hình thức trợ giúp các em hiện tại trong nhà trường Nhu cầu mong đợi can thiệp hỗ trợ giải quyết các vấn đề các em gặp phải
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tượng phụ huynh học sinh (2 người): Tìm hiểu những khó khăn học sinh gặp phải Nhu cầu mong đợi giải quyết khó khăn của các em
Qua đó thấy được mỗi khối lớp khác nhau bên cạnh những nhu cầu chung đều có những vấn đề riêng bên cạnh những vấn đề chung phù hợp với
Trang 22sự phát triển của tâm lý lứa tuổi các em Từ đó cũng thấy được nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp các em giải quyết những vấn đề của mình cũng khác nhau
Phiếu trưng cầu ý kiến
Đối tượng sử dụng là phiếu trưng cầu ý kiến
Lựa chọn 200 mẫu
Cách thức chọn mẫu như sau:
Lựa chọn phỏng vấn bằng bảng hỏi với cách chọn mẫu phân tầng,
+) Phân tầng theo khu vực: Hà Nam
+) Phân tầng theo đặc điểm khối lớp: Lựa chọn 4 khối lớp khác nhau số lượng mỗi khối 50 mẫu
+) Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Với con số học sinh ở hai trường ở 4 khối lớp quá lớn so với điều kiện nghiên cứu bản thân Nên người nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
ở cả hai trường
+) Vì số lượng học sinh ở mỗi lớp tương đối đông nên lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên hệ thống Thiết lập hệ thống danh sách học sinh ở mỗi khối lớp, sau đó tìm hệ số k ở mỗi khối lớp
Cơ cấu mẫu giới tính của các em học sinh đã tham gia trả lời:
Trang 23Cơ cấu thành phần gia đình của các em học sinh đã tham gia trả lời
từ đó tìm hiểu được nhu cầu hoạt động trong trường THCS bao gồm những nội dung gì Các nhóm thảo luận được thiết kế với số lượng mỗi nhóm từ 8
em học sinh Lấy học sinh ở hai khối 6-7, 8-9 là khối tuổi có nhiều sự tương
Trang 24đồng để đảm bảo chất lượng của thông tin một cách đồng đều Nội dung thảo luận nhóm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được tiến hành nhằm quan sát hoạt động của các em học sinh ở mỗi khối lớp trong buổi sinh hoạt nói chuyện về tâm lý lứa tuổi hay các vấn đề các em gặp phải trong quá trình thảo luận nhóm (nhân viên xã hội ứng dụng vai trò công tác xã hội tham vấn tâm lý và vai trò giáo dục) Đồng thời quan sát thái độ của các em với những câu hỏi phỏng vấn cũng như thái độ của giáo viên, phụ huynh học sinh với những câu hỏi phỏng vấn sâu
8.2 Phương pháp can thiệp:
Vận dụng các kiến thức kỹ năng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp một nhóm học sinh THCS gặp khó khăn trong việc thiếu kỹ năng học tập sinh hoạt chung với việc trợ giúp nhóm học sinh này tìm ra phương pháp học tập phù hợp tăng hiệu quả chất lượng học tập
Trang 25NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Đối với con người để đảm bảo sự sống, sự phát triển cả về thể chất cà tinh thần đòi hỏi phải có các yếu tố cần thiết Theo quan điểm của Mác: Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển Nếu nhu cầu được thỏa mãn sẽ đem lại những yếu tố tích cực cho sự phát triển con người, ngược lại nếu nhu cầu không được đáp ứng sẽ gây ra những căng thẳng, mất ”cân bằng”[27,trg58]
Xã hội càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao
Theo Trần Hiệp trong tâm lý học xã hội cho rằng: “Nhu cầu là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy phải có điều kiện nhất định
để đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của mình Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động đạt được những điều mình mong muốn
Khái niệm nhu cầu trong nghiên cứu này được sử dụng với ý nghĩa là những đòi hỏi cần phải được đáp ứng trong xã hội để đảm bảo tính ổn định và nâng cao đời sống xã hội
1.1.2 Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng ra đời có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Có nhiều cách hiểu khác nhau về công tác xã hội:
Theo từ điển Công tác xã hội (1995); “Công tác xã hội là một khoa học
xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người” Theo quan niệm của Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình,
Trang 26cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân
Theo hiệp hội công tác xã hội thế giới thì công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng Công tác xã hội giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân “CTXH thúc đẩu sự thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa con người, trao quyền và giải phóng con người đem lại sự bình yên cho xã hội vận dụng lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào các mặt ở đó con người tác động với môi trường sống của họ Nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là cốt lõi của CTXH Theo đó CTXH có thể được hiểu là: giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng và cả xã hội đạt được sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề xã hội và phát triển khả năng giải quyết vấn đề Công tác xã hội sử dụng khoa học về xã hội và con người để phát triển xã hội, phát triển chiến lược và kế hoạch giải quyết vấn đề can thiệp với mức độ phủ hợp CTXH luôn xem xét mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh của họ”[20,trg73]
Hiệp hội các nhân viên CTXH chuyên nghiệp của Mỹ xem :”CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết giúp họ đạt được mục tiêu CTXH thực hành bao gồm sự ứng dụng các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật của CTXH nhằm giúp con người (cá nhân, gia đình, cộng đồng) tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp tham vấn và trị liệu tâm lý Nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ sức khỏe và tham gia vào tiến trình trợ giúp pháp lý khi cần thiết Để
Trang 27có thể thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong thực tiễn người nhân viên CTXH đòi hỏi phải có kiến thức về hành vi con người, sự phát triển của con người, các vấn đề xã hội, vấn đề văn hóa và sự tương tác của chúng với nhau”[27,trg5]
Gần đây định nghĩa CTXH ở Việt Nam: “CTXH là một hoạt động có tính phát triển cao dựa trên những phương pháp và nguyên lý đặc biệt với mục đích hỗ trợ các cá nhân, nhóm người, nhóm cộng đồng giải quyết các vấn
đề xã hội Vì thế CTXH có nhiệm vụ là vì hạnh phúc của người dân và bình
an của xã hội Mục tiêu của CTXH là giải quyết các vấn đề hoặc loại bỏ những ngăn cản để con người sống một cuộc sống như mình mong muốn CTXH hỗ trợ con người với vai trò cá nhân hoặc một phần của gia đình, nhóm người, của cộng đồng đề đạt hoặc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
và sự linh hoạt, mềm dẻo trong khi giải quyết vấn đề của cuộc sống tương lai” (26, trg75)
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH nhưng chúng ta có thể hiểu CTXH được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang tính chuyên môn chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Mục đích của CTXH là can thiệp hỗ trợ cá nhân, gia đình, cộng đồng để giúp tự giải quyết vấn đề, thay đổi về mặt xã hội
và tằng cường an sinh xã hội Giúp mọi người nâng cao năng lực tăng thêm khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn Giúp mọi người tìm đến và thu thập các nguồn hỗ trợ qua những quá trình chuyển giao, liên kết, điều động các nguồn và làm công tác biện hộ vận động để các tổ chức và hệ thống xã hội tăng thêm phần đáp ứng thiết thực với mỗi cá nhân Các hoạt động can thiệp của nhân viên CTXH đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy xã hội, phát triển xã hội Trong phạm vi rộng hơn CTXH còn chú trọng đến môi trường xã hội trong đó bao gồm cả việc tác động đến cơ chế chính sách có
Trang 28ảnh hưởng đến con người và cộng đồng qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: rào cản trong xã hội, sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội
Theo Hiệp hội Nhân viên xã hội quốc tế (năm 2000, Canada):
“Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các
lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.”
Trong khái niệm này đã đề cập đến một số khía cạnh của Công tác xã hội:
- Nền tảng lý thuyết: về hành vi con người và hệ thống xã hội;
- Cách thức: tương tác vào những điểm giữa con người và môi trường sống;
- Mục đích: thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng quyền lực,; làm cho cuộc sống của người dân thoải mái, dễ chịu hơn;
- Nguyên tắc, giá trị: nhân quyền, công bằng xã hội
1.1.3 Khái niệm hoạt động
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động: Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thoã mãn những nhu cầu của mình
Về phương diện triết học, tâm lý học người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con người(chủ thể)
Trang 29Họat động là phương thức tồn tại của con người thể hiện hai cấp độ
- Cấp độ vi mô: là cấp độ hóat động của cơ thể, các giác quan, các bộ phận tuân theo quy luật sinh học Nhờ có họat động mà con người tồn tại
và phát triển, nhưng họat động ở cấp độ này không phải là đối tượng của tâm
lý học
- Cấp độ vĩ mô: là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách là một chủ thể của hoạt động có mục đích Đây chính là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
Họat động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài- thế giới tự nhiên và xã hội giữ mình với người khác, giữa mình với bản thân Trong quá trình quan hệ đo có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau
+ Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hoá, trong đó chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động hay nói cách khác
đi tâm lý của con người(cuả chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm
Quá trình này còn gọi là qúa trình “xuất tâm”
+ Quá trình chủ thể hoá, có nghĩa là khi hoạt động con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật bản chất của thế giới để tạo thành tâm lý,ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh thế giới
Quá trình chủ thế hoá còn gọi là quá trình nhập tâm
Như vậy là trong quá trình hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm
về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói cách khác đi tâm lý nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động
Những đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng
- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể
Trang 30- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích
- Hoạt động bao giờ cũng tiến hành theo nguyên tắc gián tiếp Trong hoạt động con người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý
ở trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng phương tiện ngôn ngữ Như vậy , công cụ tâm lý, ngôn ngữ, công cụ lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thẻ và khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động
Các loại hoạt động : Có nhiều cách phân loại hoạt động
* Xét về phương diện cá thể ta thấy con người có 4 loại hoạt động cơ bản :
Vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội
* Xét về phương diện sản phẩm ( vật chất hay tinh thần) ta có hai loại hoạt động lớn
- Hoạt động thực tiễn: Hướng vào vật thể hay quan hệ tạo ra sản phẩm cật chất là chủ yếu
- Hoạt động lý luận: diễn ra vơí hình ảnh biểu tượng khái niệm…tạo ra sản phẩm tinh thần
Ngoài ra còn có cách phân lọai khác chi họat động của con người thành
4 lọai
- Họat động biến đổi
- Họat động nhận thức
- Họat động định hướng giá trị
- Họat động giao tiếp
1.1.4 Khái niệm nhu cầu về hoạt động công tác xã hội học đường
Từ khái niệm nhu cầu, khái niệm công tác xã hội, khái niệm hoạt động
có thể hiểu nhu cầu về hoạt động công tác xã hội học đường là những đòi hỏi cần được đáp ứng giúp tự giải quyết vấn đề, thay đổi về mặt xã hội và tằng
Trang 31cường an sinh xã hội cho đối tượng giáo viên học sinh và phụ huynh học sinh Giúp mọi người nâng cao năng lực tăng thêm khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn Giúp mọi người tìm đến và thu thập các nguồn hỗ trợ qua những quá trình chuyển giao, liên kết, điều động các nguồn và làm công tác biện hộ vận động để các tổ chức và hệ thống xã hội tăng thêm phần đáp ứng thiết thực với mỗi cá nhân Liên kết các nguồn lực hỗ trợ, kết nối mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường- xã hội
Trong môi trường trường học có rất nhiều đối tượng cần được trợ giúp khi gặp khó khăn đó có thể là giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh Nhưng trong phạm vi nghiên cứu người nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng được lựa chọn chính đó là học sinh
1.1.5 Khái niệm học sinh THCS
Học sinh THCS là học sinh ở vào lứa tuổi thiếu niên (từ 11- 15 tuổi) Các em là những người được học tập ở cấp cao hơn so với cấp học trước đó là cấp tiểu học vừa được các em hoàn thành
1.1.6 Khái niệm nhân viên CTXH
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn Đó là những cán bộ chuyên gia
có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng
“Nhân viên CTXH chuyên nghiệp không chỉ biết hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế nhằm hỗ trợ bảo vệ tăng cường năng lực tự chủ của họ mà còn xây dựng những chương trình giải pháp nhằm bảo vệ xã hội Người nhân viên CTXH chuyên nghiệp phải là người biết kết hợp chặt chẽ lý thuyết và
Trang 32thực tiễn, thành thạo các phương pháp và kỹ năng chuyên môn” [39,tr 60) Nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng cuyên môn được đào tạo
để giúp đỡ đối tượng tăng năng lực và quyền lực trong việc giải quyết vấn đề của họ Đây có thể coi là quá trình nhân viên CTXH giúp đối tượng phát hiện được những khả năng tiềm tàng, những điểm mạnh và năng lực sẵn có của bản thân (cá nhân, gia đình, cộng đồng) và kết nối với các nguồn lực xã hội trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của mình Bên cạnh đó một người nhân viên CTXH chuyên nghiệp phải là người có những tri thức, kiến thức lien ngành để phân tích các đặc điểm, trạng thái tâm lý của cá nhân nhằm chuẩn đoán và trị liệu với các nhóm đối tượng trong xã hội
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo về CTXH Họ sử dụng các kiến thức, kỹ năng CTXH để trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội thong qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn (C.Zastrow, 1985)
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu
Tiếp cận lý thuyết nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn hiện sinh, đánh giá cao khả năng của con người và bản thân họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình [25,tr 28] Tiếp cận thuyết nhu cầu cho thấy con người cần phải đảm bảo được những nhu cầu cơ bản Mọi vấn đề sai lệch xã hội đều do nhu cầu không được giải quyết Trị liệu không phải là để giải quyết nhu cầu mà giúp thân chủ phân tích nguyên nhân vì sao mà nhu cầu không đáp ứng và để đáp ứng nhu cầu này thân chủ cần có những điều kiện
gì Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý cũng nhu hành vi của con người Nhân viên CTXH là những người gần gũi với đối tượng Họ phải thức
Trang 33tỉnh để thân chủ đạt được những nhu cầu mà họ cần thiết trong cuộc sống Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
cá nhân Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định gây mất “thăng bằng” trong đời sống xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hoạt động, quyết định mọi hoạt động của con người
Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình kim tự tháp Theo đó ông sắp xếp nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: nhu cầu cơ bản (ăn uống, hít thở), nhu cầu về sự an toàn (tình yêu thương, nhà ở, việc làm), nhu cầu xã hội (nhu cầu được hòa nhập xã hội), nhu cầu được quý trọng (chấp nhận vị trí trong xã hội) và nhu cầu được thể hiện mình Theo Maslow viên mãn (đạo đức, sáng tạo chấp nhận thực tế, hoàn toàn tự chủ không bị ràng buộc bởi những khuân saó) là tầng cao nhất trong 5 tầng nhu cầu của con người [26,trg127]
Sự thỏa mãn nhu cầu ở tầng thấp là tiền đề cho sự thỏa mãn ở tầng cao hơn Con người chỉ đạt được thỏa mãn khi các nhu cầu ở tầng thấp hơn được thỏa mãn và ở trạng thái này người ta có khả năng chấp nhận thực tế, không chối bỏ sự thật, chấp nhận bản thân, yêu đời Trong bậc thang nhu cầu để tồn tại, con người cần phải đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống:
ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc, các dịch vụ xã hội… Để phát triển con người cần phải được đáp ứng những nhu cầu cao hơn như nhu cầu an toàn, nhu cầu được thuộc về một nhóm, nhu cầu được hoàn thiện CTXH thường hướng tới giải quyết đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đối tượng trước Khi xác định được nhu cầu nào là những nhu cầu quan trọng và cần được đáp ứng đầu tiên,
Trang 34nhân viên CTXH sẽ có cơ sở thiết lập kế hoạch can thiệp, huy động các nguồn lực liên quan
Theo thuyết nhu cầu của Maslow con người cần được đáp ứng các nhu cầu thấp hơn trước khi nảy sinh ra những nhu cầu bậc cao hơn Mỗi người đều
có nhu cầu cơ bản phục vụ cho cuộc sống của mình Thỏa mãn nhu cầu của con người cũng là mục đích chính của CTXH CTXH đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người Nhân viên CTXH cần phải nắm vững được những nhu cầu đó và trong từng hoàn cảnh khác nhau lại nảy sinh ra những nhu cầu khác biệt Cách tiếp cận này nhấn mạnh thân chủ là trọng tâm để giải quyết vấn đề và nhân viên CTXH cần phải thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của đối tượng Để hoàn thành nhiệm
vụ của mình nhân viên CTXH cần có những kỹ năng riêng biệt
Vận dụng lý thuyết này nhằm tìm được hướng tiếp cận trong vấn đề nghiên cứu Trong đời sống con người cần phải được đảm bảo những nhu cầu
cơ bản Và chỉ đạt được sự thỏa mãn khi con người đạt được ở những nhu cầu cao hơn Nhân viên CTH là người phải hiểu và có những kỹ năng cần thiết để can thiệp, trị liệu để giải quyết vấn đề hiểu được nhu cầu cơ bản của đối tượng
và biết đối đượng cần giải quyết vấn đề gì Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của nhân viên CTXH Khi xã hội phát triển nhưng những nhu cầu cơ bản của con người không đảm bảo được sẽ nảy sinh những vấn đề xã hội Do
đó, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp nắm bắt, tiếp cận
Trang 351.2.2 Lý thuyết vai trò
Thuật ngữ vai trò được nhắc đến từ đầu thế kỷ XX với những công trình nghiên cứu của Horton Coolay, Geogre Herbbert Mead… Thuật ngữ này được các nhà xã hội học vay mượn từ kịch bản sân khấu để miêu tả ảnh hưởng như thế nào tới đời sống xã hội
Đến nay thuật ngữ :” vai trò xã hội” được sử dụng ngày một rộng rãi với tư cách là một thuật ngữ khoa học quan trọng Vai trò xã hội được sử dụng để lý giải các quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với xã hội Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền hạn kèm theo Vị thế chính “là bất
kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn
và nghĩa vụ đặc thù” Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hóa thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ Nhưng khi xem xét vị trí với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy dự khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế xã hội khác nhau Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn
lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn- được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn vừa mang tính đạt được
Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội Trong các xã hội
Trang 36khác nhau thì các chuẩn mực này cũng khác nhau Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau [15, tr 41, 42]
Vận dụng thuyết vào đề tài nghiên cứu, nhân viên công tác xã hội trong trường học đóng nhiều vai trò khác nhau trong quá trình trợ giúp cho thân chủ của mình
1.2.3 Lý thuyết biến đổi xã hội
Xã hội cũng như các thực thể vật chất khác luôn vận động và biến đổi không ngừng về chính trị, văn hóa, kinh tế… Biến đổi xã hội diễn ra theo nhiều yếu tố khác nhau Các nhà xã hội học đã khai thác phân tích sự biến đổi
xã hội trên nhiều khía cạnh hiện tượng đa dạng, những biến đổi trên quy mô lớn nhỏ, từ cấp độ toàn cầu cho đến cấp độ gia đình, những biến đổi tác động đến giá trị, chuẩn mực, hành vi, quan hệ xã hội… Các nhà xã hội học đã đưa
ra quan điểm của mình về sự biến đổi xã hội [26,tr35]:
Smelser cho rằng biến đổi xã hội là một quá trình “gia tăng giá trị” trong đó một loạt điều kiện hay giai đoạn liên tiếp gắn kết với nhau để tạo ra
sự biến đổi xã hội Herbert Spencer tiếp cận biến đổi xã hội trong sinh học xã hội phát triển nhấn mạnh sự thích ứng nhưng lại qui quá trình biến đổi vào yếu tố gien di truyền của con người, biến đổi xã hội là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người Các nhà sinh học xã hội lập luận rằng con người chúng ta là sản phẩm của hàng triệu năm thích ứng để sinh tồn Sinh tồn là vấn đề then chốt nếu không nói là mục đích của biến đổi xã hội Lý thuyết Maxist về biến đổi xã hội ủng hộ hành động tích cực, tập trung vào khả năng mà con người
có thể thay đổi hành động của số phận mình thông qua hoạt động chính trị- đấu tranh giai cấp Nhìn chung các lý thuyết về biến đổi xã hội thế kỷ XIX đã nhìn biến đổi xã hội như là một quá trình tổng thể trong đó mọi phương diện của đời sống đều thay đổi theo Biến đổi xã hội là một nhu cầu tất yếu của sự
Trang 37phát triển xã hội và con người phải thích nghi với những biến đổi đó Trong chừng mực nào đó con người có thể giải thích và tiên lượng được biến đổi
xã hội Chúng ta có thể kiểm soát xã hội theo những chiều hướng mà mình mong muốn
Đặc điểm của biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội
Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả
Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch
Biến đổi xã hội cũng có những quy luật của nó và nó có 5 quy luật Tính thống nhất giữa sự biến đổi và phát triển kinh tế với sự biến đổi và phát triển của các mặt khác của đời sống xã hội
Nhu cầu xã hội và hoạt động của con người trong quá trình biến đổi xã hội Nhu cầu và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của con người và cũng
là hai mặt không thể tách rời nhau trong đời sống xã hội Sự tăng lên của hoạt động tỉ lệ thuận với sự tăng lên của nhu cầu Nhu cầu của con người không ngừng biến đổi và phát triển Nhu cầu này được đáp ứng thì nhu cầu khác lại được nảy sinh và cao hơn nhu cầu trước đó và như vậy cùng với sự phát triển của nhu cầu thì hoạt động của con người cũng luôn biến đổi và phát triển theo Do đó các mặt của đời sống xã hội cũng biến đổi và phát triển
Trong xã hội dù ở giai đoạn nào cũng có những chuẩn mực chung, đây
là một điều tất yếu của cộng đồng Và việc các chuẩn mực này có phù hợp hay không phù hợp cũng ảnh hướng tới sự phát triển xã hội Vì vậy, ta cần có những thay đổi linh hoạt phù hợp với sự phát triển của xã hội
Sự xuất hiện các xu hướng khác nhau trong quá trình biến đổi và phát triển một tất yếu Sự kế thừa trong biến đổi và phát triển xã hội: sự thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới diễn ra theo một quy luật nhất đinh Cái mới luôn nảy
Trang 38sinh trong lòng cái cũ và dần thay thế cái cũ Đây là một quy luật tất yếu của
sự biến đổi xã hội
Vận dụng lý thuyết biến đổi vào đề tài nghiên cứu chúng ta thấy rằng: Biến đổi xã hội là một vấn đề tất yếu trong đời sống xã hội Sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh đã đem lại những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó nó kéo theo những biến đổi về mặt xã hội: số người thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng, bệnh tật, mại dâm, ma túy, khủng hoảng gia đình, người già cô đơn không nơi nương tựa ngày càng nhiều… Nhất là với môi trường trường học có biết bao cạm bẫy đến với các em- thế hệ tương lai còn non nớt trong suy nghĩ và thiếu kinh nghiệm đời sống.Con người chúng ta trong một chừng mực nhất định có thể kiểm soát được những biến đổi xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải thích nghi với điều kiện hoàn cảnh Vì vậy CTXH với chức năng vai trò của mình ra đời đáp ứng nhu cầu của xã hội, hạn chế những hậu quả tiêu cực cùng với quá trình phát triển biến đổi xã hội CTXH có vai trò quan trọng điều hòa xã mối quan
hệ xã hội, phát triển một xã hội công bằng, bình đẳng Sự ra đời và phát triển của CTXH là tất yếu đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và sự biến đổi
xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề trong xã hội ngày nay
1.2.4 Lý thuyết gắn bó của Bowby
Học thuyết gắn bó xuất phát từ Bowlby(1982), ông là người quan tâm đến mặt tập tính học trên hành vi con người Bowlby cho rằng khi được đặt trong môi trường không có sự giúp đỡ, trẻ nhũ nhi có khả năng đáp ứng cao
để duy trì sự tiếp xúc gần gũi với người chăm sóc đầu đời, bằng cách gắn bó với người chăm sóc, trẻ nhỏ đảm bảo được an toàn, thức ăn và cuối cùng là sống còn Vì thế mục đích được xác định của gắn bó là để duy trì sự gần gũi với người chăm sóc Hành vi của trẻ được tổ chức xung quanh mục tiêu này
và được thiết kế nhằm để làm gia tăng khả năng có thể xảy ra để mối quan hệ
Trang 39với người chăm sóc sẽ là một mối quan hệ khoẻ mạnh Hệ thống gắn bó được hoạt hoá bởi sự khó chịu dưới dạng các nhu cầu bên trong như là đói hay các yếu tố gây stress bên ngoài như sự nguy hiểm Sự phát triển của gắn bó theo sau hàng loạt các giai đoạn có thể xác định được trong 3 năm đầu đời Trẻ sơ sinh định hướng được và đáp ứng với người khác Khoảng 2 tuần tuổi, trẻ ưa thích giọng nói của con người hơn những âm thanh khác, khoảng 4 tuần tuổi trẻ thích giọng nói của mẹ hơn giọng nói của người khác Vào tháng thứ 2, giao tiếp mắt được thiết lập và tiền tố của gắn bó được thấy khi trẻ hướng về phía người chăm sóc và báo hiệu các nhu cầu của trẻ Trong giai đoạn kế tiếp,
từ 3-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biểu lộ và gợi lên sự vui thích trong tương tác con người thông qua nụ cười xã hội ( Social smile) Trong thực tế, người lớn thực hiện nhiều trò khôi hài để gợi lên nụ cười như thế, điều này cho thấy hành vi này có giá trị và đáp ứng như thế nào trong cuộc sống, nó đảm bảo không chỉ một sự gắn bó khoẻ mạnh hình thành mà còn là sự tương tác qua lại Giữa 6-9 tháng, trẻ gia tăng khả năng phân biệt được người chăm sóc trẻ
và những người lớn khác và dành phần thưởng cho người đặc biệt này bằng
“nụ cười ưu ái” Cả hai vấn đề lo âu chia cách (Separation anxiety) và lo âu người lạ ( Stranger anxiety) là tín hiệu cho thấy rằng trẻ có ý thức rằng người chăm sóc trẻ có một chức năng và giá trị độc nhất Từ 12-24 tháng tuổi, bò và bước đi cho phép trẻ điều chỉnh được sự gần gũi hoặc khoảng cách xa đối với người chăm sóc Tìm kiếm gần gũi (Proximity-seeking), cũng được xem như
là hành vi có nền tảng an toàn, lúc đó trẻ quay về phía người chăm sóc để được thoải mái, trợ giúp, và đơn giản là để “ nạp thêm năng lượng cảm xúc” Khoảng 3 tuổi, mục tiêu của gắn bó được mở rộng ra ngoài sự an toàn và dễ chịu của trẻ và trở nên có tính qua lại hơn Trong những năm tuổi mẫu giáo, gắn bó được hướng về phía thành lập một mối liên hệ đối tác có hướng đến mục tiêu, trong sự cộng tác này nhu cầu và cảm xúc của cả hai bên tham gia
Trang 40vào mối liên hệ được xem xét đến.Trong môi trường trường học sự gắn bó của gia đình, nhà trường và xã hội là điều vô cùng cần thiết Sự gắn bó này mang lại một thể thống nhất cho quá trình dạy dỗ chăm sóc và giáo dục học sinh được dễ dàng và hoàn thiện
1.3 Vai trò của nhân viên CTXH trong trường học
Với học sinh: Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí; giúp học sinh khai thác
và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập; có được năng lực
cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không
đi học thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh…
Với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ
Với thầy cô giáo: Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ;
Với các cán bộ quản lý giáo dục khác: Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em
Nói tóm lại, nhân viên xã hội học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em có được điều kiện và phát huy hết khả năng học tập tốt nhất Họ làm việc với cá nhân học sinh, gia đình, với giáo viên,