1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long (1992-2008) tt

27 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 462,04 KB

Nội dung

Sau năm 1975, Đảng đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh, thành ở ĐBSCL tập trung giải quyết tốt chính sách ruộng đất, như điều chỉnh ruộng đất; hàn gắn vết thương chiến tranh

Trang 1

-

TRẦN ĐĂNG KẾ

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

Trang 2

Download và đọc trọn cuốn sách tại:

http://www.thuvienso24h.tk

Trang 3

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Văn Sen

Phản biện:

Phản biện 1: PGS TS Đinh Huy Liêm

Phản biện 2: TS Lê Hữu Phước

Phản biện 3: PGS TS Đặng Văn Đoài

Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Thư viện Trung tâm ĐHQG – HCM

Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 4

1 Trần Đăng Kế (1998), Biên niên lịch sử trường Đại học Cảnh sát nhân dân

(1976-1996)

2 Trần Đăng Kế -Viết chung (2004), Biên niên lịch sử trường Đại học Cảnh sát

nhân dân (2000-2004)

3 Trần Đăng Kế (2006), Kỷ yếu “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam những vấn đề

khoa học và thực tiễn - An ninh, quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay”, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4 Trần Đăng Kế (2007), Luận văn Thạc sĩ lịch sử: Giải quyết vấn đề tranh chấp

ruộng đất sản xuất của đồng bào Khmer ở ĐBSCL (1988-2006) Mã số:5.03.15

5 Trần Đăng Kế (2010), Nhận diện các yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến an ninh

trật tự trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Tạp chí CAND, số 9-2010, tr.59,

tháng 9 năm 2010

6 Trần Đăng Kế (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Công an nhân dân, số 11, năm

2011, tr.35-38

7 Trần Đăng Kế (2011), Thể chế chính trị và dân chủ trong Hiến pháp, Tạp chí

Công an nhân dân, số kỳ 2, tháng 3, năm 2011tr.35-38

8 Trần Đăng Kế (2011), Một số bất cập trong Luật đất đai năm 2003, Tạp chí

CAND, số 8-2011, tr.65, tháng 8 năm 2011

9 Trần Đăng Kế (2011), Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: Tác động của văn hóa,

giáo dục đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của Công an các tỉnh ĐBSCL-Thực trạng và giải pháp phát huy hiệu quả Mã số:

SC.2011.T48.057

10 Trần Đăng Kế (2012), Lịch sử xây dựng trường Đại học Cảnh sát nhân dân

tại phường tân Phong, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

11 Trần Đăng Kế (2012), Công đoàn trường Đại học Cảnh sát nhân dân: Bài

học từ kinh nghiệm tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, Tạp chí Bảo hộ lao động, số tháng 11 năm 2012, tr.39-40

12 Trần Đăng Kế (2013), Tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho công

nhân các tỉnh ĐBSCL đáp ứng sự nghiệp CNH,HĐH, Tạp chí Lao động & Công đoàn,

số 521, tr.10, (kỳ 1 tháng 4 năm 2013)

13 Trần Đăng Kế (2013), Những thành tựu thể hiện sự phát triển của trường

Đại học Cảnh sát nhân dân sau 10 năm có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tạp

16 Trần Đăng Kế (2014), Công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua

dạy tốt, học tốt tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Tạp chí KHGDCSND, số 60

(4/2015), tr.39-45

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), ngay từ đầu Đảng ta đã xác định ruộng đất là vấn đề rất quan trọng Giải quyết “vấn đề ruộng đất” không những đem lại ruộng đất cho người nông dân, mà còn tổ chức cho nông dân sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

họ, đưa nông dân đi vào con đường sản xuất lớn XHCN, góp phần giữ vững ổn định vùng nông thôn

Để giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo đề ra chính sách ruộng đất phù hợp với từng giai đoạn cách mạng 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975 tạo tiền đề quan trọng cho xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Sau năm 1975, Đảng đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh, thành

ở ĐBSCL tập trung giải quyết tốt chính sách ruộng đất, như điều chỉnh ruộng đất; hàn gắn vết thương chiến tranh; thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, góp phần tạo ra những chuyển biến về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Những thành tựu đạt được trong những năm đầu đi lên xây dựng CNXH và nhất là thời kỳ đổi mới đã góp phần đưa nông thôn ĐBSCL không ngừng phát triển ổn định về chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh; góp phần tăng trưởng giá trị xuất khẩu gạo, nông sản hàng hóa, Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại, hạn chế, đó là: một bộ phận quần chúng nhân dân và cán bộ ở cơ sở trình

độ còn thấp, chưa nhận thức hết tầm quan trọng và tác dụng của việc thực hiện chính sách ruộng đất cũng như Luật đất đai; còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện các chính sách về ruộng đất Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng, Nhà nước còn có hạn chế, nhất là khi triển khai thực hiện ở ĐBSCL, như vấn đề lý luận về chính sách đất đai chưa được tổng kết rút kinh nghiệm; quan hệ sở hữu, sử dụng ruộng đất qua từng giai đoạn lịch sử chưa được giải quyết thỏa đáng; từ

“Khoán 100” (1981) đến “Khoán 10” (1988) và việc thực hiện Luật đất đai 1993,

2003 còn nhiều lúng túng, chưa cụ thể để trao quyền sử dụng ruộng đất ngày càng nhiều hơn cho nông dân, xây dựng kinh tế nông hộ thực sự là đơn vị tự chủ Một

bộ phận cán bộ, cá nhân lợi dụng sự thiếu sót, sơ hở trong tổ chức thực hiện chính sách ruộng đất để thao túng ruộng đất, làm giàu cho cá nhân, xây dựng lợi ích nhóm; gây mâu thuẫn ở cơ sở; kích động, lôi kéo quần chúng tranh chấp đất đai, khiếu kiện, tố cáo kéo dài ở tỉnh, thành ĐBSCL,

Để góp phần giải quyết vấn đề ruộng đất trước đây cũng như từ năm 1992 đến nay, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn trên các phương diện về tình hình ruộng đất, tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sở hữu ruộng đất, tranh chấp ruộng đất, Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã góp phần cùng Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở ĐBSCL tháo

Trang 6

gỡ những khó khăn, để tiếp tục triển khai thực hiện chính sách ruộng đất thuận lợi hơn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nội dung còn riêng biệt, gắn liền với từng tỉnh, thành địa phương, chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL thời kỳ 1992 – 2008 Từ nhận thức về tầm quan

trọng ĐBSCL Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (1992 - 2008)” để làm luận án tiến sĩ, chuyên

ngành Lịch sử Việt Nam

1.2 Mục đích nghiên cứu

Luận án hướng tới mục đích làm rõ quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL từ năm 1992 đến 2008, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết vấn đề ruộng đất nói chung và việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL nói riêng

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL, trước và sau năm 1992 có nhiều tác giả tham gia nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, liên quan đến ruộng đất, như:

Thứ nhất, nghiên cứu về lý luận và pháp luật ruộng đất có những tác phẩm,

công trình khoa học sau:

Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Văn kiện Đảng: cung cấp những vấn đề cơ bản về vấn đề ruộng đất, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nhất là quan điểm của Lênin về “tự nguyện” của người nông dân khi vào hợp tác xã; tư tưởng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng CSVN về vấn đề ruộng đất, với khẩu hiệu “người cày có ruộng”

Các tác giả Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp) với tác

phẩm“Vấn đề dân cày”; Viện nghiên cứu địa chính, Trung tâm nghiên cứu chính sách pháp luật đất đai (2005) với “Các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật

mới về chính sách quản lý sử dụng đất đai”; PGS.TS Trần Quốc Toản - Ban chủ

nhiệm Chương trình KX-08-02, với tác phẩm “Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai lý

luận và thực tiễn”; TS Đinh Xuân Thảo với tác phẩm “Hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay”; Phạm Hữu Nghị: “Những quan điểm mới của Luật đất đai 2003” (2004); Nguyễn Tấn Phát: “Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (2006); Nguyễn Thị Phượng: “Những bất cập trong quản lý nhà nước về đất đai hiện nay” (2007); Minh Huệ: “Sở hữu ruộng đất, vấn đề lớn cần giải quyết” (2008); Trần Đăng Kế: “Một số bất cập trong luật đất đai năm 2003”, tạp chí Công an nhân dân (2011); Nguyễn Sinh Cúc: “Nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2002”

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về ĐBSCL trong giai đoạn cuối thế kỷ

XX, đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đời

sống như: GS Phan Quang: “Đồng Bằng sông Cửu Long” (1981); PGS Huỳnh Lứa: “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” (1987) Viện khoa học xã hội Việt Nam: “Báo cáo nghiên cứu bước đầu về vùng đất Nam Bộ trong lịch sử” (2004)

và “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (2006) của Hội khoa học lịch sử Việt

Nam

Trang 7

Các bài viết liên quan đến người Khmer ở ĐBSCL, như Ngô Đức Thịnh:

“Người Khmer ĐBSCL là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, (1984); GS Mạc Đường: “Vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL vào những năm đầu

thế kỉ XX” (1982),

Thứ ba, những công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL trong

thời gian gần đây có các công trình sau: GS, TS Phan An: “Một số vấn đề kinh tế -

xã hội vùng nông thôn Khmer ĐBSCL”, “Vấn đề Dân tộc học ở ĐBSCL” (1981)

và “Vài nét về ruộng đất nông thôn của người Khmer ở ĐBSCL”, trong “Sưu tầm Dân tộc học 1979” (1980); Phương Ngọc Thạch: “Những biện pháp thúc đẩy công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL; Nguyễn Văn

Luật:“Suy nghĩ về tích tụ ruộng đất ở ĐBSCL” (2007); Lê Du Phong:“Hộ nông

dân không đất và thiếu đất ở ĐBSCL” (1998); Phạm Thị Cầm - Vũ Văn Kỷ -

Nguyễn Văn Phúc: “Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Việt Nam” (2003); Hoàng Liên: “Một dạng kinh tế hàng hóa ở nông thôn” (1980); Phạm Bảo Dương:“Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp trong nông nghiệp nông

thôn” (2004); Trần Đăng Kế: luận văn thạc sĩ “Vấn đề tranh chấp đất đai sản xuất của đồng bào Khmer ở ĐBSCL 1988 - 2006”; TS Nguyễn Văn Nghệ: đề tài khoa

học cấp Bộ “Giải quyết tranh chấp đất đai với vấn đề đảm bảo an ninh trật tự ở

ĐBSCL - Thực trạng và giải pháp”; Trần Đăng Kế: “Về việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL từ 1992-2003”,tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 9-2014; “Vài nét

về tình hình quản lý và sử dụng ruộng đất ở ĐBSCL (2003-2008)”, tạp chí Lịch sử

Đảng, 9-2014; PGS, TS Trần quốc Toản: “Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai – Lý

luận và thực tiễn; Chính sách ruộng đất ở nông thôn” (KX – 08 – 02), thuộc

chương trình khoa học nhà nước Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn

(KX-08), giai đoạn 1991 - 1995

Nhìn chung, các công trình khoa học nghiên cứu về ĐBSCL có liên quan đến vấn đề ruộng đất được công bố ở các khía cạnh khác nhau từ năm 1992 đến năm

2008 rất phong phú, là nguồn tư liệu quan trọng định hướng cho luận án

Kế thừa thành quả nghiên cứu khoa học của TS Lâm Quang Huyên về “Cách

mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam”; PGS, TS Võ Văn Sen: “Vấn đề ruộng đất

ở ĐBSCL của Việt Nam 1954 - 1975”; Nguyễn Thành Nam: Luận án tiến sĩ “Việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong quá trình đi lên sản xuất lớn ở ĐBSCL giai đoạn

1986 - 1992” và những công trình mà tác giả tiếp cận, nghiên cứu đã được công

bố, cùng những tài liệu trực tiếp khảo sát nghiên cứu tại các địa phương, các trung tâm lưu trữ của Trung ương, thư viện các trường Đại học để hoàn thành luận án

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Quá trình giải quyết vấn đề ruộng

đất ở ĐBSCL thời kỳ 1992-2008 Nội dung bao gồm: tình hình thực hiện chính

sách, pháp luật đất đai của Đảng, Nhà nước thời kỳ triển khai Luật đất đai năm

1993, 2003, các luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề ruộng đất; thực trạng tình hình ruộng đất ở ĐBSCL, những chuyển biến vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng đất; tình hình và việc giải quyết tranh

Trang 8

chấp, khiếu kiện, tố cáo về ruộng đất; tác động của việc giải quyết vấn đề ruộng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội; rút ra những đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật của quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình giải quyết vấn đề ruộng

đất giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2008

- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu là vùng ĐBSCL, gồm 13 tỉnh,

thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ, trong đó tập trung nhất là các tỉnh có những nội dung liên quan đến mục đích nghiên cứu của luận án

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu sử dụng

4.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất trong thời kỳ lịch sử hiện đại là công việc hết sức khó khăn, khi nhiều vấn đề lịch sử, vấn đề lý luận chưa được tổng kết đánh giá đúng mức Do đó, để nghiên cứu luận án áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng CSVN về vấn đề ruộng đất, vấn đề nông thôn, nông dân; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất qua thực hiện Luật đất đai năm 1993, 2003 và các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê để tổng hợp đánh giá những đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật trong giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn, nhằm rút ra những ưu điểm, hạn chế trong chính sách ruộng đất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như các giải pháp đã được thực hiện trong giải quyết về vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL từ 1992 đến 2008

4.2 Nguồn tài liệu sử dụng

Nguồn tài liệu chính sử dụng gồm các tài liệu điều tra, báo cáo, lưu trữ ở các

cơ quan lãnh đạo, quản lý và lưu trữ của Đảng, Nhà nước như văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, các Ban của Trung ương Đảng như Ban Tuyên giáo, Tổng cục Thống kê, các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, tài liệu lưu trữ của Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân, các sở ban ngành, đặc biệt là sở thống kê của tỉnh, thành ĐBSCL,

Bên cạnh nguồn tài liệu nói trên, luận án còn kế thừa các công trình nghiên cứu khác, để tham khảo, đối chiếu đảm bảo tính chính xác, đó là những tác phẩm,

đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành

5 Những luận điểm chính và đóng góp mới của luận án

Để thực hiện nội dung luận án, những luận điểm chính cần giải quyết:

- Để giải quyết tốt vấn đề ruộng đất, thì chính sách ruộng đất phải được thể hiện bằng luật, đó là cơ sở khoa học cho quá trình giải quyết

Trang 9

- Luật đất đai năm 1993, năm 2003 và các luật đất đai sửa đổi, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước là sự thể hiện việc Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai

- Những bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai; sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai; sự thiếu gương mẫu, suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về ruộng đất

- Chuyển biến về sở hữu ruộng đất với hai quyền: quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng đất là một tất yếu khách quan dẫn đến tích tụ, tập trung ruộng đất, là cơ

sở hình thành các mô hình liên kết tổ chức sản xuất mới ở ĐBSCL

- Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL đã xuất hiện các mối quan

hệ mới giữa nông thôn - nông nghiệp - nông dân Sự phân tầng xã hội, sự chuyển dịch kinh tế, sự liên kết tổ chức lại sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện

Luận án hoàn thành, có những đóng góp khoa học sau:

- Luận án là một công trình nghiên cứu về lịch sử kinh tế thời kỳ cận, hiện đại liên quan đến ĐBSCL, sẽ giúp nhân dân ta hiểu rõ hơn những thuận lợi và khó khăn về một vùng đất có vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta

- Luận án phản ánh quá trình vận dụng vào thực tiễn từ chính sách, pháp luật đất đai của Đảng ở ĐBSCL; tình hình giải quyết vấn đề ruộng đất và những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1992-2008

- Luận án giúp cho đội ngũ cán bộ và nhân dân ta hiểu rõ thêm những quan hệ

có tính quy luật giữa hai quyền: quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng đất trong từng trường hợp cụ thể của ĐBSCL; thấy được một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL và hiệu quả của nó đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới

- Luận án tổng hợp và cung cấp những tư liệu khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến ruộng đất ở ĐBSCL

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 9 tiết

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT

GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1992 1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư và quá trình khai phá ĐBSCL

1.1.1 Điều kiện tự nhiên ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay gồm có 12 tỉnh và một thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ Có diện tích tự nhiên gần 40.602,3km2, chiếm 12,8% diện tích cả nước, dân số trên

Trang 10

17.695 người Có đường biên giới Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia Phía Đông giáp biển Đông với đường biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế phía Nam, đất sử dụng cho nông nghiệp 26.500km2; đất phù

sa chưa được khai thác chiếm khoảng 67 vạn ha ĐBSCL có hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Cửu Long (sông MêKông) dài 4.200km và sông Vàm Cỏ ĐBSCL có hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch và mùa khô từ tháng 11 hàng năm đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ bình quân trong năm vào khoảng 26-27, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1900mm,

ĐBSCL có hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo, đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), và rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, có vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái

Lúa gạo, nuôi trồng và đánh bắt hải sản chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế ĐBSCL; theo các tài liệu của tổ chức lương thực thế giới FAO Liên hợp quốc sản lượng, cá tôm ở bờ biển Tây Nam Bộ ước tính vào khoảng 490.000 tấn/năm Vùng rừng ngập mặn với diện tích khoảng 350.000ha ở Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên còn cung cấp một nguồn lớn lâm sản, như tràm, đước, sú vẹt và động vật rừng Ở ĐBSCL còn có vỉa than bùn rộng lớn khoảng 80.000ha, ở rừng U Minh, là nguồn nhiên liệu quí đồng thời là nguồn phân bón có giá trị đối với nông nghiệp

Với điều kiện tự nhiên và lịch sử cấu tạo ĐBSCL có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đặc biệt do đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà nên ĐBSCL là vùng trọng điểm trồng lúa của Việt Nam

và khu vực

1.1.2 Cư dân Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là một vùng đất màu mỡ, rất thuận lợi cho sự cư trú và phát triển của con người “Đất lành chim đậu”, ĐBSCL là nơi cư trú khá sớm của nhiều thành phần dân cư, nhiều tôn giáo và hình thức tín ngưỡng khác nhau trong đó có, người Việt, người Chăm, người Khmer, người Hoa Trước thế kỷ XVIII, văn hóa người Khmer có ảnh hưởng lớn ở vùng đất này, nhưng từ thế kỷ XVIII đến nay cư dân người Việt và văn hóa vượt trội của họ đã trở thành nền tảng căn bản cho toàn bộ vùng ĐBSCL Dân số toàn vùng năm 1999 là 16.1334 người, tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 1989-1999 là 1,13% Năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm 20,6% dân

số cả Mật độ cư trú là 432 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước Tỉnh

An Giang dẫn đầu khu vực với 2.231.000 người, thấp nhất là tỉnh Hậu Giang với 798.800 người Người Khmer có mặt ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, nhất là ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang

1.1.3 Sơ lược lịch sử phát triển ĐBSCL

Công cuộc định cư khai phá đất đai ở ĐBSCL, qua các tư liệu sử học, khảo cổ học, địa lý cho thấy người Khmer có mặt ở nơi này từ rất sớm Nhưng qua các di

Trang 11

tích để lại, thì sự xuất hiện của con người ở đầu Công nguyên lại gắn liền với Vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, điều đó cho thấy cư dân Phù Nam

có mặt ở đây trước người Khmer Những dấu tích được khai quật ở Óc Eo (Ba Thê

- An Giang), nền Chùa (Kiên Giang), đã minh chứng điều đó Song trong quá trình phát triển và biến mất của Vương quốc Phù Nam thì còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ Đến thế kỷ XVII, số dân ở Nam Bộ có khoảng 20 vạn người, trong đó người Khmer cổ chưa phải là đa số, công cuộc khai phá ĐBSCL, ta thấy có công lao của người Khmer, nhưng bên cạnh đó còn có công lao to lớn của người Việt và người Hoa, nhất là người Việt đã đến chinh phục vùng đất này từ rất sớm Người Khmer và người Hoa, người Việt tới ĐBSCL lập nghiệp, khai khẩn đất hoang chính họ đã cùng với người Khmer lao động đẩy lùi rừng hoang, đầm lầy, chinh phục đất bồi ven biển, để ổn định cuộc sống mới Đặc biệt, khi nhà Nguyễn thực thi chính sách mở rộng bờ cõi xuống phía Nam thì làn sóng người Việt đến ĐBSCL khai hoang lập ấp ngày càng nhiều Chúa Nguyễn đã thực thi công cuộc khai phá đất đai ở ĐBSCL với quy mô và tổ chức ngày càng lớn và về cơ bản đến năm 1757, những phần đất còn lại ở ĐBSCL đã thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn Chúa Nguyễn chia vùng đất Nam bộ thành 3 trấn: Biên Hòa, Gia Định,

Hà Tiên Đến đời Minh Mạng, nhà Nguyễn chia thành 6 tỉnh gọi là Nam kỳ lục tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

1.2 Tình hình ruộng đất ở ĐBSCL trước năm 1992

1.2.1 Giai đoạn trước năm 1954

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, ĐBSCL trở thành "thuộc địa" của thực dân Pháp Mặc dù Nam kỳ được Pháp thiết lập chế độ thuộc địa nhưng tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến thể hiện rất rõ nét trong nền kinh tế ĐBSCL, đó là chế độ sở hữu ruộng đất Ruộng đất ở ĐBSCL tập trung trong tay địa chủ phong kiến ở mức cao; ở Nam bộ có 2,3 triệu ha thì địa chủ chiếm hữu 56,9% Tính đến năm 1900 tư bản Pháp chiếm 4346 ha ruộng đất ở Nam kỳ, riêng ĐBSCL tư bản Pháp chiếm hữu và khai thác trên 70% diện tích canh tác Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất đã làm cho đời sống của người nông dân ĐBSCL hết sức cực khổ Trong số gần một triệu ha ruộng đất mà tư bản Pháp chiếm được ở ĐBSCL thì hơn hai phần ba là đất trồng lúa; tư bản Pháp áp dụng phương thức phát canh thu tô, địa chủ phong kiến duy trì bóc lột nông dân dưới hình thức địa tô, nặng lãi và thuê mướn bóc lột nhân công Chính sách bóc lột của tư bản Pháp và địa chủ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất trong nông nghiệp

và bần cùng hóa nông dân

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong Chính cương vắn tắt

và Sách lược vắn tắt thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, Đảng CSVN đã xác định Cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng sau khi thắng lợi sẽ đi tới xã hội Cộng sản” Cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và đánh

đổ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân Về cơ bản đến cuối năm 1953 trên 50% ruộng đất của thực dân đã được chia cho nông dân, tầng lớp trung nông ở ĐBSCL có vai trò quyết định đối với sở hữu ruộng đất và tổ chức sản xuất

Trang 12

1.2.2 Giai đoạn 1954 - 1975

Ở miền Nam, Mỹ không thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ năm

1954, từng bước hất cẳng Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, xây dựng miền Nam thành căn cứ quân sự, thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ Do vậy, thời kỳ 1954-1975 chế độ sở hữu ruộng đất ở ĐBSCL chuyển biến qua hai đợt cải cách lớn tương ứng với thời kỳ cầm quyền của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu Ngô Đình Diệm thực hiện Chương trình cải cách điền địa để khôi phục quyền lợi của giai cấp địa chủ, mở đường cho việc thiết lập chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ, thì luật "Người cày có ruộng" của Nguyễn Văn Thiệu lại là bước mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn miền Nam nói chung

và ĐBSCL nói riêng

1.2.3 Giai đoạn 1975 - 1985

Sau năm 1975, để tổ chức cho nông dân sản xuất, thực hiện các Nghị quyết số

24, 254 của Trung ương Đảng các cấp ủy Đảng, chính quyền ở ĐBSCL đã tổ chức đánh giá toàn diện tình hình sử dụng ruộng đất Từ thực tiễn tình hình, các cấp chính quyền ĐBSCL triển khai chủ trương giữ nguyên canh, thực hiện điều chỉnh ruộng đất, cấp đất cho các hộ chưa có đất hoặc thiếu đất canh tác

Thực hiện Chỉ thị 236-CT/TW, tháng 9-1976 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam, tháng 9-1976 Chính phủ có Quyết định số 188-CT/CP về xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở miền Nam Chủ trương này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh ruộng đất ở miền Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng Quỹ đất dùng để điều chỉnh là từ ruộng đất thu hồi ruộng vắng chủ, ruộng đất của những chủ hộ có nhiều đất và một phần từ đất chưa sử dụng, đất khai hoang; tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Minh Hải Việc điều chỉnh ruộng đất đạt được một số kết quả nhất định, phù hợp với đường lối cách mạng của Đảng đề ra là “người cày có ruộng”; song ở nông thôn ĐBSCL tỷ lệ hộ nông dân không có ruộng và thiếu ruộng đất sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao, ở nhiều vùng còn đến 20 - 30% số hộ nông dân không có ruộng đất, ở một số nơi còn duy trì bóc lột

Để đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam bộ, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 75-CT/TƯ, ngày 15-11-1978; Quyết định số 319-CP, ngày 14-12-1978; Chỉ thị 100-CT/TƯ, ngày 13-01-1981 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp và Chỉ thị 19, tháng 5-1983 về điều chỉnh ruộng đất

và cải tạo nông nghiệp Nam bộ

Tính đến năm 1982, qua 6 năm (1976-1982) thực hiện điều chỉnh ruộng đất, các tỉnh Nam bộ đã rút trên 270.000ha ruộng đất, gần bằng 1/10 diện tích canh tác

để chia, cấp cho những hộ nông dân không có và thiếu đất Năm 1983, Nam bộ chia 213.785ha cho các hộ thiếu đất Trong đó Hậu Giang là tỉnh chia nhiều ruộng đất nhất Năm 1985, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều báo cáo hoàn thành cơ bản phong trào hợp tác hóa nông nghiệp Kết quả trong 10 năm, Nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng đã hoàn thành điều chỉnh ruộng đất Có 381.517ha ruộng đất được rút ra để điều chỉnh cho 40.342 hộ nông dân, bình quân mỗi hộ được từ 0,4 đến 0,8ha

Trang 13

Song, do nóng vội trong việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, do quá trình xây dựng ồ ạt TĐSX, HTX mang tính hình thức nên sau khi được thành lập các TĐSX, HTX bộc lộ ngay những yếu kém và dẫn đến mô hình tổ chức sản xuất này tan rã hàng loạt Cuối năm 1979 đầu năm 1980, trong tổng số 13.000 TĐSX được xây dựng thì đã có 6.000 tập đoàn không thể tổ chức được sản xuất, số còn lại lúng túng và gặp không ít khó khăn Năm 1980, trong nông thôn Nam bộ chỉ còn lại 3.789 TĐSX và 137 HTX với qui mô vừa và nhỏ, với khoảng 9% số hộ, 7% diện tích ruộng đất là mang tính tập thể, còn 90% nông dân làm ăn cá thể Cuối 1981, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, trên cơ sở kết quả đã đạt được đại hội tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam bộ, từng bước phát huy tác dụng hợp tác hóa đối với việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN và xây dựng nông thôn mới" Nghị quyết Trung ương V (Khóa V) chủ trương: “Đối với ĐBSCL, phải tiến hành phân bố lại lao động trong vùng và tiếp nhận lao động từ nơi khác đến nhằm thâm canh, tăng vụ và sử dụng hết 50 vạn ha đất hoang hóa”

Quá trình tập thể hoá, do đặt nặng việc phân biệt lợi ích kinh tế trên đất đai của hộ nông dân là không cần thiết, nên dẫn đến tình trạng cắt đất xâm canh và xáo canh diễn ra hết sức phức tạp ở nông thôn Nam bộ Việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam đã đưa lại kết quả nhất định là góp phần hoàn thành cách mạng ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột của đế quốc và địa chủ phong kiến trên phạm vi cả nước Nhưng bên cạnh thắng lợi đó, trong điều chỉnh ruộng đất gắn liền với tập thể hoá, Đảng ta xác định đã mắc những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng trong việc điều chỉnh ruộng đất theo cách làm trên đã không tính đến lợi ích của người sản xuất và tình hình sở hữu tồn tại ở miền Nam sau 30-4-1975;

đã vi phạm nghiêm trọng lợi ích của nông dân, đặc biệt là trung nông - nhân vật trung tâm của sản xuất nông sản hàng hoá ở Nam bộ, những người có vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất, đại biểu cho lực lượng sản xuất đang phát triển ở nông thôn Nam bộ Việc điều chỉnh ruộng đất nhiều lần dẫn đến bình quân, cào bằng, xoá xâm canh, gây ra xáo canh, làm triệt tiêu động lực của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Việc chia ruộng đất cho cả những người hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp là không phù hợp, không phát huy được tiềm năng sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL

mẽ lực lượng sản xuất Đại hội xác định "nông nghiệp mặt trận hàng đầu, phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao

Ngày đăng: 27/10/2016, 07:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w