Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học
Trang 1Nguyên tắc tôn trọng khách quan và việc vận dụng nó vào nhận thức
và thực tiễn.
I. Nguyên tắc tôn trọng khách quan.
Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của Mác, Ăngghen, Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng;
là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người Trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác-Lênin; là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật;
là hệ thống lý luận và phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học Trên
cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và
sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là thành tựu hoạt động thực tiễn, thành tựu tư duy khoa học của nhân loại trong quá trình phản ánh thế giới Song, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hệ thống mở nên nó luôn cần được bổ sung, phát triển trên nền tảng phát triển của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức Nó cũng không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó đặt ra những yêu cầu có tính nguyên tắc phương pháp luận mà từ những nguyên tắc ấy con người phải vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp
Trang 2luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người Nguyên tắc đó là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Theo đó, chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả khi và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động chủ quan; phát huy tính năng động chủ quan phải là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn.
Nguyên tắc tôn trọng khách quan xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng qui luật, nhận thức và hành động theo qui luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội
Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ
sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố
ấy thành lực lượng vật chất để hành động Xuất phát từ thực tế khách quan tức là phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng với tất cả các đặc tính, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng và các quan hệ của nó để tìm ra bản chất, tìm ra xu hướng vận động và phát triển theo quy luật Từ đó, rút ra kết
Trang 3luận về sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó mà đề ra phương hướng và các giải pháp tác động cải biến sự vật, thế giới tự nhiên để phục vụ lợi ích của con người, không thể áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể nhận thức vào sự vật.
II. Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan vào nhận thức và
thực tiễn
V.I Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Không được lấy chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy
ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí” Quan điểm này của Lênin đã đề cao vai trò vô cùng quan trọng của nguyên tắc tôn trọng khách quan, theo đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình có như vậy thì mới không phạm sai lầm và đạt được thành quả mong muốn Để vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải chú ý những điều sau đây:
Thứ nhất, mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực khách quan.
Chỉ có những mục đích, đường lối, chủ trương xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu và tính tất yếu của hiện thực mới đúng và mới có khả năng trở thành hiện thực
Đầu tháng 8.1945, nước ta bước vào ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng Tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ Tình thế và thời
cơ cách mạng xuất hiện Ngày 13.8.1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và độc lập có một không cho nước ta đã đến Nhận định này xuất phát từ tình hình cụ thể:
Trang 4- Nhật chính quốc đã bị Đồng minh và Liên Xô đánh bại Giặc Nhật ở Đông Dương như rắn mất đầu, hoang mang, chia rẽ cực điểm Chính quyền Việt gian - tay sai của Nhật hoang mang, lúng túng, tê liệt.
- Tầng lớp trung gian ngả theo cách mạng.
- Cao trào cách mạng của toàn dân luôn sục sôi Cơ sở và tổ chức Việt Minh phát triển, lớn mạnh Toàn dân và các lực lượng vũ trang cách mạng sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh khởi nghĩa của Người và của Đảng.
Đảng Cộng sản Đông Dương quyết tâm phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc Trước tình hình khẩn cấp của cơ hội “ngàn năm có một”, không chần chừ, do
dự, Đảng quyết tâm lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc Quyết tâm ấy thể hiện ở khẳng định của Hồ Chí Minh: “lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” Nắm vững thời
cơ, từ ngày 13 đến ngày 15.8.1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai của chúng trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương Và sự thật, cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân
Trên cơ sở khách quan, chúng ta đã xác định phương pháp biện chứng duy vật là chiếc kim chỉ nam dẫn đường cho người cộng sản Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam nhận thức tất yếu một cách tỉnh táo, nhận thức các hiện tượng của hiện thực khách quan trong phát triển và trong sự tự vận động của chúng để bước đi trên những chặng đường cách mạng một cách vững vàng, tự tin và thích nghi nhanh với những biến động của thời cuộc, của thế giới trong mấy thập kỷ gần đây - khi mà hầu hết các nước vốn thuộc phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, sụp đổ tới cả những nơi được xem như là chiếc nôi của chủ nghĩa cộng sản như Liên xô Cho đến nay, nước ta đã có 59 quốc gia công
Trang 5nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam; Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại
tự do khu vực và song phương; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn (2011 – 2015) của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,75%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới; đầu năm 2007, nước ta đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO; nước ta là vừa là chủ tịch vừa là chủ nhà tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC năm 2006; ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP; trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2007…cùng hàng loạt những thành tựu khác đã chứng tỏ nhận thức đúng các quy luật khách quan, tôn trọng nó và dựa và đó để có hoạt động phù hợp sẽ đem lại thành công.
Ngược lại, những mục đích, đường lối, chủ trương không xuất phát từ hiện thực, không phản ánh nhu cầu và tính tất yếu của hiện thực thì sẽ không đúng đắn và không có khả năng trở thành hiện thực Nếu đường lối, chủ trương, chính sách thoát li đời sống, áp đặt chủ quan thì sẽ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, hành động bất chấp quy luật khách quan, dẫn đến thất bại trong thực tiễn.
Ví dụ, đối với mỗi học sinh, khi đề ra phương pháp học tập cho chính mình, mỗi người phải xem xét phương pháp học tập đó có phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tâm lý, năng lực cũng như đặc điểm của bản thân hay không thì mới đưa ra được một phương pháp học tập đúng đắn, đem lại hiệu quả cao Không nên áp dụng rập khuôn, nguyên si phương pháp học tập của bạn khác cho mình thì có thể sẽ không phù hợp và không đem lại kết quả như mong muốn Rộng hơn, khi nhà nước dự thảo ban hành một quy phạm pháp luật mới cần phải xem xét trước tiên là quy phạm pháp luật đó có phù hợp với tình hình điều kiện hoàn cảnh khách quan của nước ta hay không Sau đó mới thẩm định, lấy ý kiến nhân dân về quy phạm pháp luật đó từ đấy mới
Trang 6đưa ra Quốc hội biểu quyết thông qua chứ không thể thấy nước ngoài họ ban hành cũng quy phạm pháp luật đấy đạt được hiệu quả cao mà bê ngay vào áp dụng ở nước ta được Tiêu biểu như việc đề xuất có nên bỏ án tử hình ở nước
ta hay không khi mà các nước Bắc Âu đã bỏ án này và coi việc thi hành án tử hình là vi phạm nhân quyền Tuy nhiên, khi xem xét lại điều kiện hoàn cảnh trong nước thì có thể thấy nước ta không thể bỏ án tử hình được vì nếu bỏ thì
sẽ gây mất trật tự an toàn xã hội và hoang mang trong nhân dân Hay đơn giản nhất, các trường học ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, học sinh đi học phải đi bộ mất mấy tiếng đồng hồ, lớp học siêu vẹo không
đủ điều kiện học tập, gia đình các em phải chạy ăn từng bữa thì nhà trường không thể đề ra chủ trương là các em học sinh đi học phải mặc đồng phục theo mẫu nhà trường thiết kế trị giá gần 1 triệu đồng như các trường học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được.
Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu Có nhiều lí
do dẫn đến sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho
cơ chế thị trường Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.
- Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời
bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
Trang 7Ở Việt Nam trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh
tế Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.5).
- Thứ hai, khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng đắn phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó.
Mục đích, đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực tư tưởng Tự bản thân tư tưởng không thể trở thành hiện thực mà phải thông qua hoạt động của con người Mặt khác, khi lịch sử đặt ra cho con người những nhiệm vụ phải giải quyết thì nó cũng đã sản sinh ra những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm
vụ đó nên vấn đề trọng yếu trước tiên, quyết định con người thành công hay thất bại là con người có tìm ra, có huy động được, có tổ chức được những yếu
tố vật chất thành lực lượng vật chất để thực hiện mục đích, đường lối, chủ trương của mình hay không
Một ví dụ rất đơn giản, trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu, chủ trương, chính sách để đưa đất nước ta ngày một phát triển Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chúng
ta cũng phải có những biện pháp, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực mà họ có thế mạnh ví dụ như các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục…
Trang 8Hay đơn giản hơn, bạn là Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, bạn muốn tổ chức một buổi tặng quà cho một số em học sinh nghèo vượt khó trong xã nhân dịp năm học mới để khuyến khích động viên tinh thần học tập của các em Muốn làm được phải lấy nguồn kinh phí ở đâu để thực hiện? Nếu ngân quỹ không đủ thì phải lên kế hoạch xin cấp kinh phí từ cấp trên hoặc quyên góp kinh phí từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng như cá nhân tại địa phương Đấy là về vật lực, còn về nhân lực, bạn cũng phải họp và phân công các công việc cụ thể cho từng cá nhân để họ thực hiện từ
đó mới có thể hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra
Ngay như trong thời kỳ chiến tranh, chúng ta rất thành công trong việc huy động, tổ chức sức mạnh của mỗi người, mỗi vùng và sức mạnh của cả nước; sức mạnh trong và ngoài nước; sức mạnh của quá khứ, hiện tại, tương lai tạo nên một lực lượng vật chất khổng lồ của chiến tranh nhân dân, đánh bại những thế lực hơn chúng ta nhiều lần về tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân
sự để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Ngày nay, với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.86) cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan còn cần phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính
Trang 9tích cực, năng động, sáng tạo ấy Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập; nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học
và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
Cần phải kết hợp giữa nguyên tắc tôn trọng khách quan và phát huy tính năng động chủ quan là vì trong quá trình tôn trọng tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của
sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật
tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật,… để phục vụ cho các mục tiêu mục đích của con người
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược,… đây cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ,… trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Tôn trọng nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn Những yêu cầu này khác nhau nhưng thống nhất và quan hệ hữu cơ với nhau nên hoạt động của con người
Trang 10chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện chúng đồng bộ và chống lại những quan điểm, những biểu hiện đối lập với chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo Trình Triết Học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật.