Câu 3: a Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình th
Trang 1CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI MÔN SINH 11&12 Câu 1: Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình tái bản (tự sao
chép) của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E coli.
TL: Tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình tái bản (tự sao chép) của
phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E Coli:
- Enzym giãn xoắn (mở xoắn) và tách mạch: làm phân tử ADN sợi kép giãn xoắn tạo chạc sao chép, sẵn sàng cho quá trình tái bản ADN (ở E coli là gyraza, helicaza)
- Enzym ARN polymeraza (primaza): tổng hợp đoạn mồi cần cho sự khởi đầu quá trình tái bản
ADN (bản chất đoạn mồi là ARN)
- Enzym ADN polymeraza: đây là enzym chính thực hiện quá trình tái bản ADN (ở E coli là các
enzym ADN polymeraza I, II, III và một số ADN polymeraza khác)
- Enzym ADN ligaza (hoặc gọi tắt là ligaza): nối các đoạn Okazaki trên mạch ADN được tổng
hợp gián đoạn để hình thành nên mạch ADN mới hoàn chỉnh
Câu 2: a) Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và gen điều hoà?
b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
TL: a)
- Dựa vào chức năng của sản phẩm, người ta chia làm gen cấu trúc và điều hoà
+ Gen điều hoà mã hóa cho các loại protein là các yếu tố điều hoà biểu hiện của các gen khác trong hệ gen
+ Gen cấu trúc mã hoá cho các các sản phẩm khác, như các ARN hoặc các protein chức năng khác (cấu trúc, bảo vệ, hoocmôn, xúc tác…)
b)
- Đột biến gen phổ biến nhất là đột biến thay thế cặp nucleotit
Vì:
+ Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế nucleotit dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không
có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ biến và dạng hiếm) + Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế một cặp nucleotit là các đột biến trung tính (ít gây hậu quả nghiêm trọng) do chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen
Trang 2+ Trong thực tế, dạng đột biến gen này được tìm thấy (biểu hiện ở các thể đột biến) phổ biến hơn
cả ở hầu hết các loài
Câu 3:
a) Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường
b) Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy
TL: a) Điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân:
* Giống nhau:
- Các NST đều ở dạng đóng xoắn cực đại, có hình dạng đặc trưng, mỗi NST đều gồm hai nhiễm sắc tử chị em
- Các NST đều xếp thành hàng trên mặt phẳng phân bào
* Khác nhau:
NST ở kì giữa của nguyên phân NST ở kì giữa của giảm phân
- Mỗi NST có 2 nhiễm sắc tử giống
hệt nhau
- Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử có thể có sự khác nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân I
- NST ở kì giữa xếp thành một hàng
trên mặt phẳng phân bào
- NST ở kì giữa GP1 xếp thành hai hàng, ở kì giữa GP2 xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào
- Thoi phân bào đính vào 2 bên của
NST kép
- Ở kỳ giữa GP1 thoi phân bào đính vào 1 bên của NST kép Ở kỳ giữa GP2 thoi phân bào đính vào 2 bên của NST kép
- Trong 1 tế bào, số lượng NST là
2n NST kép
- Trong 1 tế bào, ở GP1 số lượng NST là 2n NST kép; ở GP2 số lượng NST là n NST kép
( Thí sinh có thể không làm ý 3 của điểm khác nhau vẫn cho điểm tối đa)
Trang 3b) 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử:
- Sự trao đổi chéo các nhiễm sắc tử (crômatit) ở kỳ đầu giảm phân I dẫn đến sự hình thành các nhiễm sắc thể có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen (thậm chí các nhiễm sắc tử chị em cũng
có các gen khác nhau)
- Ở kỳ sau giảm phân I, sự phân ly độc lập của các nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ và bố trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng (lúc này đang ở dạng nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau ở tâm động) một cách ngẫu nhiên về hai nhân, dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của các nhiễm sắc thể
có nguồn gốc từ bố và mẹ (số loại tổ hợp có thể có là 2n, nếu n = số cặp NST có trong tế bào)
- ở kỳ sau giảm phân II, phân ly các nhiễm sắc tử chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng (lúc này không còn giống nhau hoàn toàn do trao đổi chéo xảy ra ở kỳ đầu I) một cách ngẫu nhiên về các tế bào con
Câu 4 : Tế bào xôma của người chứa khoảng 6,4 tỷ cặp nuclêôtit nằm trên 46 phân tử ADN khác
nhau, có tổng chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nucleotit có kích thước 3,4 Å) Hãy giải thích bằng cách nào các phân tử ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2 – 5 µm, mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng
TL: - Lượng ADN khổng lồ của mỗi tế bào nhân chuẩn có thể xếp gọn vào nhân tế bào có kích
thước rất nhỏ là do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong nhiễm sắc thể (NST) Các mức xoắn khác nhau của ADN trong NST biểu hiện như sau:
- Đầu tiên, các phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép Đường kính vòng xoắn là 2nm Đây chính là dạng cấu trúc cơ bản của phân tử ADN
- Ở cấp độ xoắn tiếp theo, phân tử ADN liên kết với các protein có tính kiềm gọi là histon hình thành nên sợi cơ bản Chuỗi xoắn kép quấn xung quanh các cấu trúc octamer gồm 8 phân tử histon 13/4 vòng tạo thành cấu trúc nucleôxôm Sợi cơ bản này có thiết diện 10 nm
- Ở cấp độ thứ tiếp theo, các nuclêôxôm xếp chồng lên nhau tạo thành sợi nhiễm sắc có thiết diện
30 nm
- Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xếp thành các “vùng xếp cuộn” có thiết diện khoảng 300 nm trên khung prôtêin phi histon
Trang 4- Cấu trúc sợi xếp cuộn tiếp tục đóng xoắn thành nhiễm sắc thể có thiết diện 700 nm, đây là dạng NST co xoắn ở nguyên phân ở kỳ giữa nguyên phân, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em có thiết diện khoảng 1400 nm
- Để vẫn đảm bảo được việc thực hiện các chức năng sinh học, trong quá trình sao chép (tự tái
bản) ADN và phiên mã (tổng hợp mARN), phân tử ADN chỉ giãn xoắn cục bộ, tiến hành sao chép và tái bản, rồi đóng xoắn lại ngay, vì vậy ADN vừa giữ được cấu trúc vừa đảm bảo thực
hiện được các chức năng của nó
Câu 5:
a Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó?
b Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột?
TL: * Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin
* Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử:
- ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN
- Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin
b Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột vì:
- Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm thấu
- Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh)
Câu 6: a Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào
đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
b Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra hình thức vận chuyển đó?
TL: a.
* Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.
* Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng:
Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ)
b.
- Phương thức: Bị động (thụ động) (khuếch tán).
Trang 5Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin (Với các chất cần kênh).
Câu 7: a Nêu các đặc trưng cơ bản của virut?
b Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống?
TL: a
* Đặc trưng cơ bản của virut là:
- Kích thước vô cùng nhỏ bé, cấu tạo gồm 2 thành phần chính là vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic ( là
ADN hoặc ARN)
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ.
b Chứng minh:
- Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống
( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản )
- Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống
Câu 8:
a) Tính chất chung của các loại lipit là gì? Mô tả cấu trúc phân tử phôtpholipit?
b) Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố có trong tế bào? Làm thế nào có thể phát hiện được ion
Cl- có trong tế bào của rau khoai lang?
TL: a):
Tính chất và cấu tạo của phôtpholipit:
- Tính chất chung của các loại lipit là: Các loại lipit đều là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, clorofooc v.v
- Mỗi phân tử phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêron,vị trí thứ 3 của glixêron liên kết với nhóm phốt phát, nhóm này nối glixêron với một ancol phức
b):
* Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố:
- Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào
- Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào
Trang 6* Nhận biết: Tạo dịch mẫu từ rau khoai lang sau đó cho thuốc thử AgNO3 cho vào dịch mẫu: Nếu có kết tủa trắng thì có ion Cl-
Câu 9:
a) Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất Theo em dấu chuẩn
là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau
về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì?
TL: a) - Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt → tạo thành túi → bộ máy gôngi Tại đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit → glycôprôtêin hoàn chỉnh → đóng gói→ đưa ra ngoài màng bằng xuất bào
b) * Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy là do
Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này
* Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn
lọc nên không bị nhuộm màu Còn phôi chết màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu
Câu 10:
a) Nêu các hình thức phôtphorin hóa có thể có trong tế bào sinh vật?
b) Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp và trên
màng ti thể Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
TL:
a) Các hình thức phôtphorin hóa (Tổng hợp ATP)
- Phôtphorin hóa quang hóa:
+ Phôtphorin hóa quang hóa vòng
+ Phôtphorin hóa quang hóa không vòng
- Phôtphorin hóa ôxi hóa:
+ Phôtphorin hóa ôxi hóa ở mức cơ chất (nguyên liệu)
Trang 7+ Phôtphorin hóa ôxi hóa ở mức enzim
b) *Điểm khác
Chuỗi chuyển điện tử trên màng
tilacôit
Chuỗi chuyền điện tử trên màng ti thể
+ Electron đến từ diệp lục + Eletron đến từ các chất hữu cơ
+ Năng lượng có nguồn gốc từ
ánh sáng
+ Năng lượng có nguồn gốc từ chất hữu cơ
+ Electron cuối cùng được
NADP+ thu nhập thông qua PSI
và PSII
+ Chất nhận e- cuối cùng là O2
* Năng lượng được dùng để chuyển tải các ion H+ qua màng, khi dòng H+ được vận chuyển qua ATP - synthetaza; ATP - synthetaza tổng hợp ATP từ ADP
Câu 11:Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2 Mỗi ống
nghiệm 1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ
a) Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 300C trong 2 phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích
b) Nếu cho lyzozym và phage tương ứng vào ống 1, rồi để vào tủ ấm 300C trong 2 phút, các vi khuẩn có bị virut tấn công không? Vì sao?
TL: a):
- Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch β1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực khuẩn thành tế bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể phân chia
- Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên Hemycellulose của tế bào nấm men Nấm men có thể thấy được cả nhân, chồi nhỏ
b):
Vi khuẩn không bị tấn công
Vì khi đã biến thành tế bào trần, trên bề mặt của protoplast Bacillus không còn thụ thể để phage hấp phụ
Câu 12: Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2 Mỗi ống
nghiệm 1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ
a) Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 300C trong 2 phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích
Trang 8b) Nếu cho lyzozym và phage tương ứng vào ống 1, rồi để vào tủ ấm 300C trong 2 phút, các vi khuẩn có bị virut tấn công không? Vì sao?
TL : a) - Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch β1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực khuẩn
thành tế bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể phân chia
- Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên Hemycellulose của tế bào nấm men Nấm men có thể thấy được cả nhân, chồi nhỏ
b)- Vi khuẩn không bị tấn công
-Vì khi đã biến thành tế bào trần, trên bề mặt của protoplast Bacillus không còn thụ thể để phage hấp phụ
Câu 13 a) Một nhà khoa học đã tạo ra loại thuốc nhằm ức chế một loại enzym “X” Tuy nhiên,
khi thử nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì nó
ức chế cả một số loại enzym khác
- Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
- Hãy đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym “X” nhưng lại không gây tác động phụ
không mong muốn và giải thích cơ sở khoa học của cải tiến đó
b) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành những loại nào? Cho
biết đặc điểm và kể tên các vi sinh vật điển hình cho từng loại
TL: a) - Cơ chế tác động:
Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzym khác nhau vì thế thay vì chỉ ức chế enzym "X" nó ức chế luôn một số enzym quan trọng khác gây nên các tác động phụ không mong muốn
- Cải tiến thuốc:
Để thuốc có thể ức chế riêng enzym "X" chúng ta nên sử dụng chất ức chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzym "X" Chất ức chế không cạnh tranh sẽ liên kết dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của enzym) nên không ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym khác
b) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì vi sinh vật được chia thành các loại sau:
- Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng khi có mặt ôxi
VD: nhiều vi khuẩn, hầu hết tảo, nấm, động vật nguyên sinh
- Vi sinh vật vi hiếu khí: Có khả năng sinh trưởng chỉ khi nồng độ ôxi thấp hơn nồng độ ôxi
trong khí quyển
VD: Vi khuẩn giang mai
Trang 9- Vi sinh vật kị khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi
VD: Vi khuẩn uốn ván, Vi khuẩn sinh mêtan
- Vi sinh vật kị khí không bắt buộc: Có thể sử dụng ôxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không
có mặt ôxi có thể tiến hành hô hấp kị khí( VD: Bacillus) hoặc lên men (VD: nấm men rượu)
Câu 14: a) Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc
bệnh, có người không mắc bệnh Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng loại virut này Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
b) Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN Giải thích tại sao khi sử
dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
TL: a)Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số prôtêin là kháng thể
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không tương thích với các gai glicôprôtêin của virut)
b)- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi
- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi
Câu 15 a) Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh làm giảm hoạt tính của
enzym bằng cách nào?
b) Làm thế nào để xác định được một chất ức chế enzym là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không cạnh tranh?
TL: a)
- Chất ức chế cạnh tranh: Là chất gần giống với cơ chất nên có thể kết hợp với trung tâm hoạt động của enzym tạo phức hệ enzym – chất ức chế rất bền vững → không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất → tốc độ phản ứng giảm Như vậy, nó cạnh tranh trung tâm hoạt động với cơ chất
- Chất ức chế không cạnh tranh: Liên kết với enzym ở vị trí cách xa trung tâm hoạt động → làm biến đổi hình dạng của enzym → trung tâm hoạt động không còn phù hợp với cơ chất → tốc độ phản ứng giảm Như vậy, nó không cạnh tranh trung tâm hoạt động với cơ chất
b) Tăng nồng độ cơ chất:
- Nếu tốc độ phản ứng tăng → chất ức chế cạnh tranh
Trang 10- Nếu tốc độ phản ứng không thay đổi → chất ức chế không cạnh tranh.
Câu 16: Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng
ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực?
TL: - Lưới nội chất
-Cấu tạo
+ Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất
+ Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất
+ Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy golgi, thể hoà tan thành một thể thống nhất
+ Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì đính rất nhiều các enzim
- Chức năng:
+ Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào
+ Lưới nội chất hạt: Nơi tổng hợp protein
+ Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại
Câu 17: a.Hệ số hô hấp là gì? Xét trên cùng số nguyên tử C thì dầu thực vật hay mỡ động vật sẽ
có hệ số hô hấp cao hơn? Giải thích
b.Bằng chứng nào liên quan đến enzim ATP syltetaza để chứng minh ti thể bắt nguồn từ sinh vật nhân sơ theo con đường nội cộng sinh?
TL: a – Hệ số hô hấp là tỉ số giữa số phân tử CO2 được giải phóng ra với số phân tử oxi tiêu thụ khi ôxi hoàn toàn nguyên liệu hô hấp xác định
- Với cùng số nt C thì dầu thực vật có hệ số hô hấp cao hơn mỡ động vật do dầu thực vật là các axit béo không no khi oxi hóa sẽ cần ít O2 hơn so với mỡ động vật
b – ATP syltetaza của sinh vật nhân sơ nằm ở màng tế bào còn ATP syltetaza trong ti thể nằm ở màng trong của ti thể được tiến hóa từ màng của sinh vật nhân sơ nguyên thủy trong quá trình nội cộng sinh
Câu 18: Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành
glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó
a Tại sao có hiện tượng trên?