1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÂU hỏi ôn tập học kì II môn vật lí 6

12 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 153,18 KB

Nội dung

đề cương ôn thi

Trang 1

DẠY KÈM CẤP 1-2

TỔNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 6

I LÝ THUYẾT CƠ BẢN

RÒNG RỌC

- Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)

- Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)

- Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước Không đóng chai nước ngọt thật đầy,…

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

- Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí: Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng

nó sẽ phồng lên Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ

Chú ý:

- Các chất khi nóng lên đều nở ra:

+ thể tích (V) của chúng tăng lên.

+ khối lượng (m), trọng lượng (P) của chúng không đổi

=> khối lượng riêng (D),trọng lượng riêng (d) đều giảm

- Các chất bị co lại khi lạnh đi:

+ thể tích(V) của chúng giảm,

+ khối lượng (m), trọng lượng (P) của chúng không đổi.

=> khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) đều tăng.

*Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT:

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn

VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…

- Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại:

+ Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn

+ Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn

- Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép

=> Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.

II CÂU HỎI:

Câu 1: Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

Trả lời:

*Giống nhau: các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

*Khác nhau: + Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt hơn chất rắn

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 2

DẠY KÈM CẤP 1-2

Câu 2: Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Trả lời:

-Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế

-Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng

-Ở bầu nhiệt kế y tế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại

Mục đích: Ngăn cho thủy ngân không tụt nhanh xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể

Câu 3: Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Trả lời:

-Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

-Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

-Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy

Câu 4: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.

Trả lời:

Nhiệt độ cơ thể con người cao hơn nhiệt độ không khí Trong hơi thở của con người luôn có hơi nước, khi hà hơi vào mặt kính hơi nước bay ra theo hơi thở bị nhiệt độ thấp trên mặt gương làm ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ làm mặt gương mờ đi Sau đó các hạt nước li ti bị bay hơi nên mặt gương sáng trở lại.

Câu 5: Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt hộp đóng hộp mới mua vào xoong nước

để đun sôi lên Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm như thế nguy hiểm lắm.

Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm như thế và phải làm như thế nào mới đ-ược?

Trả lời:

Nam làm như vậy sẽ khiến vỏ hộp và không khí trong hộp nóng lên nở ra, đến lúc không khí nở ra nhiều hơn sức chứa (thể tích) của vỏ hộp sẽ gây ra lực rất lớn tác dụng lên vỏ hộp có thể gây nổ,

vỡ hộp; gây nguy hiểm cho thân thể.

Nam nên mở nắp hộp ra trước rồi mới hâm nóng thức ăn.

Câu 6: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương

mù lại tan?

Trả lời:

-Sương mù thường có vào mùa lạnh Vì vào mùa lạnh nhiệt độ không khí thấp làm cho hơi nước

bị ngưng tụ nhiều tạo ra sương mù.

-Khi Mặt Tời mọc thì nhiệt độ không khí tăng lên làm đẩy nhanh quá trình bay hơi nên sương

mù bị tan đi nhanh chóng.

Câu 7: Tại sao đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng có thể mở ra dễ dàng khi hơ nóng, còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm như thế?

Trả lời:

Vì sắt nở vì nhiệt ít hơn đồng nên khi hơ nóng ốc bằng đồng sẽ nở nhiều hơn vít bằng sắt, ta sẽ

dễ dàng tháo được ốc ra.

Ngược lại thì nếu ốc bằng sắt thì khi hơ nóng ốc nở ra ít trong khi vít bằng đồng nở ra nhiều hơn nên ốc càng bị xiết chặt vào vít gây khó mở.

Câu 8: a) Vào buổi sáng sớm, ta thường thấy những giọt sương bám trên lá cây Buổi trưa thì không thấy nữa Tại sao? 

b) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? 

Trả lời:

a) Vì từ ban đêm trở về sáng, nhiệt độ không khí thấp hơn ban ngày, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ thành những giọt nước đọng lại trên lá cây Về buổi trưa, nhiệt độ tăng lên, những giọt

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 3

DẠY KÈM CẤP 1-2

nước bay hơi hết vào không khí.

b) Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá vì phạt bớt lá để giảm được diện tích mặt thoáng, giảm bớt sự bay hơi nước qua lá, làm cây ít bị mất nước hơn. 

Câu 9 : Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) của một số chất :

Nhiệt độ nóng

Ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 0 C ), chất nào ở thể rắn, chất nào ở thể lỏng? Tại sao?

Trả lời:

Ở nhiệt độ phòng ( khoảng 25 0 C),

- Các chất ở thể lỏng (và hơi) là: nước, thủy ngân, rượu.

- Các chất ở thể rắn là: thép, đồng, vàng, bạc, kẽm, thiếc.

Vì :

+ Các chất nước, thủy ngân, rượu có nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) nhỏ hơn 25 0 C nên không tồn tại ở thể rắn, vậy chúng đang ở thể lỏng.

+ Các chất thép, đồng, vàng, bạc, kẽm, thiếc có nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) lớn hơn 25 0 C nên chúng không tồn tại ở thể lỏng ở nhiệt độ 25 0 C, vậy chúng đang ở thể rắn.

Câu 10:Khi quả bóng bàn bi móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên Giải thích tại sao?

- Khi quả bóng bàn bị móp, ta có thể bỏ quả bóng bàn vào nước nóng thì quả bóng sẽ phồng lên.

- Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng.

Câu 11:Tại sao khi đun nước, không nên đổ nước đầy ấm?

Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi nhiệt độ tăng( sôi) ,nước nở nhiều hơn ấm nên nước

sẽ đẩy vung và trào ra ngoài.

Câu 12: Thế nào là sự sôi? Nêu đặc điểm của sự sôi Hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi?

Trả lời:

-Sự sôi là quá trình chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra ở cả bên trong

và trên bề mặt chất lỏng.

-Đặc điểm của sự sôi:

1.Sôi ở một nhiệt độ nhất định

2.Các chất khác nhau sôi ở một nhiệt độ khác nhau

3.Xảy ra trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng

4.Trong khi sôi thì nhiệt độ không thay đổi

5.Khi sôi thì khí bay hơi lên, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

-So sánh sự sôi và sự bay hơi:

*Giống nhau: Đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

*Khác nhau:

-Sự bay hơi: Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

-Sự sôi : Chất lỏng vừa bay hơi ở trong lòng tạo bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng và chỉ xảy

ra ở một nhiệt độ xác định tùy theo chất lỏng.

Câu 13: Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối (nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào? Tại sao?

Trả lời:

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 4

DẠY KÈM CẤP 1-2

Để thu hoạch muối thì thời tiết cần có nắng và gió mạnh thì nước biển sẽ bay hơi nhanh Vì tốc

độ bay hơi của nước biển ngoài phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của ruộng muối còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ (nắng) và gió.

Câu 14: Tại sao ở các nước hàn đới (các nước gần Nam cực, Bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?

Trả lời:

Vì nhiệt độ đông đặc của rượu là -114 0 C còn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân là -39 0 C, nếu nhiệt

độ khí quyển xuống dưới -39 0 C thì thủy ngân bị đông đặc nên không thể tiếp tục đo, trong khi nhiệt kế rượu vẫn bình thường và tiếp tục đo nhiệt độ khí quyển được.( Nhiệt độ khí quyển không thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc của rượu)

Câu 15: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc mỏng?

Trả lời:

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài hầu như nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Câu 16: Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng

để đo nhiệt độ của không khí?

Trả lời:

Vì nhiệt độ đông đặc của rượu là -114 0 C thấp hơn rất nhiều nhiệt độ đông đặc của nước 0 0 C Mà nhiệt độ khí quyển có thể xuống dưới 0 0 C, nên không thể dùng nhiệt kế bằng nước để đo được ( Nhiệt độ khí quyển không thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc của rượu)

Câu 17: Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn?

Trả lời:

Rượu đựng trong chai sẽ xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng vì đậy nút kín nên có bao nhiêu rượu bay hơi sẽ có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu không giảm Còn khi không đậy nút quá trình bay hơi xảy ra nhanh hơn nên lượng rượu bị cạn dần.

Câu 18: Có một hỗn hợp vàng, kẽm, bạc Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó? Cho biết: Nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 1064 0 C; 232 0 C; 960 0 C.

Trả lời:

-Đầu tiên ta đun nóng hỗn hợp đến 232 0 C, kẽm nóng chảy ta thu được kẽm lỏng.

-Sau đó ta tiếp tục đun hỗn hợp còn lại đến 960 0 C, bạc nóng chảy ta thu được bạc lỏng.

-Chất còn lại chính là vàng.

Vậy là ta đã tách riêng được các kim loại bằng cách đun nóng.

Câu 19: Tại sao giữa chỗ tiếp nối của hai thanh đường ray tàu hỏa lại có khe hở?

Trả lời:

Vì khi trời nóng các thanh ray sẽ bị dãn nở vì nhiệt, nếu không có khe hở khi chúng dãn ra sẽ bị cản trở chồng ép lên nhau tạo ra lực rất lớn làm lệch, cong đường ray gây nguy hiểm cho tàu.

Câu 20: Tại sao máy sấy tóc làm tóc mau khô?

Trả lời:

Vì nhiệt độ cao và gió được tạo ra từ máy sấy tóc làm đẩy nhanh quá trình bay hơi nên tóc mau khô.

Câu 21: Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh hơn người ta lại đổ ra bát lớn và thổi trên bề mặt nước?

Trả lời:

Vì đổ nước ra bát sẽ làm tăng diện tích mặt thoáng của nước, còn thổi trên bề mặt nước để tạo gió, cả hai việc trên trên đều giúp đẩy nhanh quá trình bay hơi nên nước sẽ mau nguội hơn.

Câu 22: Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thủy ngân lúc đầu hạ

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 5

DẠY KÈM CẤP 1-2

xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao?

Trả lời:

Khi nhúng nhiệt kế vào cốc nước nóng thì lúc đầu mực thủy ngân giảm xuống vì thủy tinh tiếp xúc với nước nóng trước nên nóng lên nở ra trước còn thủy ngân chưa kịp nở ra Sau đó thủy ngân cũng nóng lên, nở ra nhưng nở ra nhiều hơn thủy tinh nên mực thủy ngân dâng cao hơn mức ban đầu.

Câu 23: Tại sao hai thanh kim loại làm băng kép phải có bản chất khác nhau?

Trả lời:

Băng kép có cấu tạo từ 2 thanh kim loại khác nhau Khi bị nung nấu, băng kép sẽ cong về phía thanh kim loại nào nở vì nhiệt ít hơn.Thanh nào nở vì nhiệt ít hơn sẽ nằm bên trong, thanh nào nở

vì nhiệt nhiều hơn sẽ nằm bên ngoài Nếu băng kép có 2 thanh kim loại làm cùng một chất liệu sẽ không cong được Vì vậy băng kép có 2 thanh kim loại phải có bản chất khác nhau để đáp ứng đúng mục đích sử dụng băng kép.

Câu 24: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nắp lại ngay thì nút hay bị bật ra? Nêu cách khắc phục?

Trả lời:

Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích Để khắc phục tình trạng này thì không nên đậy nút ngay mà phải chờ cho lượng khí tràn vào, nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đậy nút.

B BÀI TẬP

I TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng?

A Đồng, thủy ngân, không khí B Thủy ngân, đồng, không khí

C Không khí, thủy ngân, đồng D Không khí, đồng, thủy ngân

Câu 2: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A Nhiệt kế dầu B Nhiệt kế y tế

C Nhiệt kế thủy ngân D Cả ba loại nhiệt kế trên

Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A Để một cục nước đá ra ngoài nắng C Đúc một bức tượng

B Đốt một ngọn nến D Đốt một ngọn đèn dầu

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A Sự tạo thành mưa C Sự tạo thành hơi nước

B Sự tạo thành mây D Sự tạo thành sương mù

Câu 5: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A 1000C B 420C C 370C D 200C

Câu 6: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây

B Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây

C Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 6

DẠY KÈM CẤP 1-2

D Đỡ tốn diện tích đất trồng

Câu 7: Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng phụ thuộc vào:

A Nhiệt độ B Gió

C Diện tích mặt thoáng của chất lỏng D Cả 3 phương án trên

Câu 8: Cho nhiệt kế như hình Giới hạn đo của nhiệt kế là:

A 500C B 1200C C từ -200C đến 500C D từ 00C đến 1200C

Câu 9: Dùng một ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo bằng

một lực F có cường độ là

A 250N B 500N C 50N D.100N

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn?

A Khối lượng của vật tăng C Khối lượng riêng của vật tăng

B Khối lượng của vật giảm D Khối lượng riêng của vật giảm

Câu 11: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh Nút bị kẹt Hỏi phải mở nút bằng cách nào

trong các cách sau đây?

A Hơ nóng nút C Hơ nóng cả nút và cổ lọ

B Hơ nóng cổ lọ D Hơ nóng đáy lọ

Câu 12: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?

A Khối lượng của chất lỏng tăng C Thể tích của chất lỏng tăng

B Trọng lượng của chất lỏng tăng D Cả khối lượng,trọng lượng và thể tích của

chất lỏng đều tăng

Câu 13: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun

nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?

A Khối lượng riêng của chất lỏng tăng C Khối lượng riêng của chất lỏng không

thay đổi

B Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt

đầu giảm, rồi sau đó mới tăng

Câu 14: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là

đúng?

A Rắn, lỏng, khí C Khí, lỏng, rắn

B Rắn, khí, lỏng D Khí, rắn, lỏng

Câu 15: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A Khối lượng C Khối lượng riêng

B Trọng lượng D Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 7

DẠY KÈM CẤP 1-2

không thay đổi

Câu 16: Trong thực tế sử dụng, ta thấy có nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu nhưng không thấy có

nhiệt kế nước vì:

A Nước co dãn vì nhiệt không đều C Trong khoảng nhiệt độ thường đo,

rượu và thuỷ ngân co dãn đều đặn

B Dùng nước không thể đo được nhiệt độ âm D Cả A, B, C đều đúng

Câu 17:Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A Vì trong không khí gần đó có nhiều hơi nước

B Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh

C Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió

D Vì cả ba nguyên nhân trên

Câu 18 : Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, người ta dùng dụng cụ:

Câu 19: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào là

đúng?

A Rắn, khí, lỏng B Khí, lỏng, rắn C Lỏng, khí, rắn D Rắn, lỏng, khí

Câu 20 :Khi chất khí trong bình kín nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A Khối lượng B Trọng lượng

C Khối lượng riêng D Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng đều

không thay đổi

Câu 21: Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuyển thể nào?

A Nóng chảy và bay hơi

B Nóng chảy và đông đặc

C Bay hơi và đông đặc

D.Bay hơi và ngưng tụ

Câu 22: Tại sao khi làm đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp nối hai đàu

thanh ray?

A Để dễ lắp đặt

B Để tiết kiệm nguyên liệu

C Để dễ thay thế, sửa chữa

D Để khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dãn nở

mà không bị ngăn cản

II TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F: 300C, 420C, 600C; 00C; -50C; -250C

Câu 2: Đổi K sang 0C: 285K , 785K

Câu 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0 F sang 0 C: 250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F

Câu 4: Vẽ đồ thị bài 24-25.4,6/30 SBT, bài 28-29.4,5,6/33,34 SBT

Câu 5: Một thùng đựng 100 lít nước ở 0oC Khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 60oC thì một lít nước nở thêm 27cm3 Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ của nước lên đến 60oC

Câu 6: Một thùng đựng 200 lít nước ở 20oC Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước

nở thêm 27cm3 Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 80oC

Câu 5: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất

rắn

a Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b Chất rắn này là chất gì?

LY SĐT: 0333.077.344

55

80 85 Nhiệt độ ( 0 C)

Trang 8

DẠY KÈM CẤP 1-2

c Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt độ

nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?

d Thời gian nóng chảy của chất rắn này là

bao nhiêu phút?

e Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?

g Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu

phút?

h Nhiệt độ đông đặc của chất này là bao

nhiêu?

Câu 6: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.

a Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b Chất này là chất gì?

c Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ nóng

chảy cần bao nhiêu thời gian?

d Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ mấy?

e Thời gian nóng chảy của chất này kéo dài

bao nhiêu phút?

Câu 7: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng

chảy?

b) Chất rắn này là chất gì?

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ

nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao

nhiêu phút?

e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết

thúc ở phút thứ mấy?

g Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn

tại ở thể nào?

Câu 8: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.

a Hãy chỉ ra ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng

LY SĐT: 0333.077.344

0 0

Thời gian (phút)

Nhiệt độ ( 0 C)

- 6

5

65

80 84

Thời gian (phút)

Nhiệt độ ( 0 C)

2 1

P F

Trang 9

DẠY KÈM CẤP 1-2

rọc cố định?

b Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật

nặng có trọng lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo

F phải có cường độ là bao nhiêu?

LY SĐT: 0333.077.344

Trang 10

DẠY KÈM CẤP 1-2

LY SĐT: 0333.077.344

Ngày đăng: 17/05/2019, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w