1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Biện pháp thi công cầu vượt thép ngã 3 vũng tàu

69 3,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 636 KB

Nội dung

Quy mô đầu tư xây dựng.Quy mô xây dựng: Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng thép liên hợp bản BTCT. Tuổi thọ thiết kế 100 năm.Hướng chính chạy thẳng trên quốc lộ 1: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu (TCXDVN 104:2007), vận tốc thiết kế V=80kmh, đoạn đi trên cầu và đường gom vận tốc thiết kế V=60kmh.Chiều dài cầu và tuyến:+ Phần cầu: 238,4m.+ Phần tường chắn phía Tp HCM dài 180m, phía Hà Nội dài 140m, tổng cộng dài 320m.+ Đường dẫn hai đầu cầu phía Tp HCM dài 102,9m, phía Hà Nội dài 596,9m, tổng cộng dài 699,8m.+ Ngoài ra, xây dựng đoạn đường gom nối vào hệ thống tuyến đường của dự án ( tại khu phố 10, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và đường quay xe dưới cầu.3.2.Loại, cấp công trình:Theo quyết định số 2209QĐBGTVT ngày 29072012 của Bộ Giao thong vận tải:Loại công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Cầu đường bộ.Cấp công trình: Cấp III.

Trang 1

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

Dự án:

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU ĐỒNG NAI VÀ TUYẾN HAI ĐẦU CẦU TỪ NGÃ BA TÂN VẠN ĐẾN ĐIỂM CUỐI TUYẾN TRÁNH TP BIÊN HÒA THEO HÌNH THỨC BOT

Hạng mục:

CẦU VƯỢT THÉP NÚT GIAO VŨNG TÀU

KẾT CẤU PHẦN DƯỚI

Tp Hcm, năm 2013

Trang 2

I CÁC CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG.

- Căn cứ hồ sơ TKBVTC Công trình Xây dựng Cầu vượt thép tại nút giao Vũng Tàu do Công

ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cầu Lớn – Hầm lập tháng … /2013 được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Căn cứ quy trình Thiết kế lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-98;

- Căn cứ Quy trình thiết kế các công trình phụ trợ thi công cầu 22TCN 200-89;

- Căn cứ quy trình công tác đất – quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN – 4447 – 87;

- Căn cứ quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường cấp phối thiên nhiên 22TCN – 304–

2003;

- Căn cứ quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô

22 TCN 334-06;

- Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22 TCN 249-1998;

- Căn cứ quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống – quyết định số 166 QĐ-GTVT ngày 22

tháng 01 năm 1975;

- Căn cứ quy trình kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và

nghiệm thu – TCVN 4453 – 1995;

- Tiêu chuẩn thi công cầu đường bộ TCCS 02:2010/TCĐBVN ban hành kèm Quyết định số

1523/QĐ-TCĐBVN ngày 27/08/2010 của Cục Đường bộ.

- Căn cứ điều lệ biển báo hiệu đường bộ 22TCN 237 – 01;

- Căn cứ định mức dự toán công trình phần xây dựng số 24/2005 QĐ – BXD;

- Căn cứ các quy trình quy phạm khác có liên quan;

- Căn cứ năng lực hiện có của đơn vị thi công;

- Căn cứ thực tế hiện trường thi công, đặc điểm địa hình địa chất, khí hậu, thuỷ văn, môi

trường tại địa phương có công trình;

II ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY MÔ DỰ ÁN:

1 Đặc điểm địa hình khu vực công trình:

Trang 3

Cầu vượt nằm trên QL1 hướng từ TP Hồ Chí Minh đi Biên Hòa, thuộc địa hình đồngbằng Nam Bộ Hai bờ song là ruộng dừa nước, các ao sen do dân trồng và bị phân cắtbởi các kênh rạch, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ địa hình thay đổi trongkhoảng 2,0m đến 12,0m

2 Điều kiện khí hậu, thủy văn:

Vị trí dự án nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ với nét đặc trưng chủ yếu làthời tiết gió mùa Khí hậu ở đây mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu toàn miềnvới sự phân chia hai mùa mưa và khô một cách rõ rệt

3 Quy mô, cấp hạng và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình:

Theo quyết định số 2209/QĐ-BGTVT ngày 29/07/2013 của Bộ Giao thong vận tải vềviệc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từNgã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh Tp Biên Hòa theo hình thức BOT, công trình cóquy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

3.1 Quy mô đầu tư xây dựng

- Quy mô xây dựng: Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng thép liên hợp bản BTCT Tuổi thothiết kế 100 năm

- Hướng chính chạy thẳng trên quốc lộ 1: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đôthị thứ yếu (TCXDVN 104:2007), vận tốc thiết kế V=80km/h, đoạn đi trên cầu vàđường gom vận tốc thiết kế V=60km/h

- Chiều dài cầu và tuyến:

+ Phần tường chắn phía Tp HCM dài 180m, phía Hà Nội dài 140m, tổng cộng dài 320m.+ Đường dẫn hai đầu cầu phía Tp HCM dài 102,9m, phía Hà Nội dài 596,9m, tổng cộngdài 699,8m

+ Ngoài ra, xây dựng đoạn đường gom nối vào hệ thống tuyến đường của dự án ( tại khuphố 10, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và đường quay xe dưới cầu.3.2 Loại, cấp công trình:

Theo quyết định số 2209/QĐ-BGTVT ngày 29/07/2012 của Bộ Giao thong vận tải:

- Loại công trình : Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - Cầu đường bộ

Trang 4

- Cấp công trình : Cấp III.

3.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình:

+ Vận tốc thiết kế:

- Hướng chạy thẳng trên QL1: đường phố chính đô thị, tốc độ thiết kế V=80km/h Đoạn

đi trên cầu vận tốc thiết kế V=60km/h;

- Đường gom hai bên cầu doc QL1: vận tốc thiết kế V=60km/h;

- Tốc độ thiết kế nhánh rẽ tại nút giao tầng 1: thiết kế tối thiểu V=15Km/h, thiết kế nângcao V=30Km/h

- Dốc doc tối đa: 4%

- Bán kính cong đứng: R=2500m

- Tĩnh không thông xe dưới cầu: H=4,75m

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu: 22 TCVN 272-05

- Tiêu chuẩn thiết kế đường : TCXDVN 104-2007

* Tĩnh tải:

- Bê tông không cốt thép: 2400kg/m3

- Bê tong cốt thép: 2500kg/m3

- Thép và thép đúc: 7850kg/m3

- Bê tông Asphalt: 2300 kg/m3

* Hoạt tải thiết kế: HL93

* Lực va xe vào trụ: 1800KN

* Động đất: cấp 6 (phân vùng động đất theo TCVN 9386-2012 – Thang MKS) Hệ số gia tốc

A = 0,0454

+ Kết cấu phần trên cầu: dầm hộp thép, mặt cầu liên hợp BTCT

+ Kết cấu phần dưới: hai mố cầu bằng BTCT mác 300Mpa đổ tại chộ trên nền móng 23 cocống BTCT dự ứng lực mác 80Mpa đúc sẵn đường kính D=0,5m, chiều dài coc dự kiến 9m đốivới mố M0 và 11m đối với mố M6 Cấu có tổng số 5 trụ bằng BTCT mác 30Mpa, trong đó 3trụ T1, T2, T5 nền móng 40 coc ống BTCT dự ứng lực 80Mpa đúc sẵn đường kính 0,50m,

Trang 5

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

kỹ thuật

Bộ phận thí

nghiệm

Bộ phận giám sát KCS

Bộ phận hành chính (Y tế, an toàn LĐ)

Bộ phận tài chính kế toán.

Đội Thi công trụ

T1,T2,T3, T4, T5

Đội thi công mố

M0,M6

Đội thi công ép coc

Đội thi công tường chắn

chiều dài dự kiến 15m, Riêng trụ T3, T4 tại vị trí hầm chui trong tương lai sử dụng 6 cockhoan nhồi D1,2m, chiều dài coc dự kiến 20m

+ Tường chắn hai đầu cầu: dạng tường chắn hộp bằng BTCT mác 30Mpa đổ tại chỗ Kết cấumóng coc sử dụng BTCT 40x40 mác 30Mpa đã đúc cho hạng mục hầm chui trên QL1 (phươngán đã được phê duyệt), chiều dài coc dự kiến 15m

III BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ.

Qua nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình, thời gian thi công yêu cầucác hạng mục trụ T1,T2,T3,T4,T5, mố M0, M6, tường chắn hộp, tường chắn L, đườngdẫn, bản mặt cầu, lan can,… Nhà thầu sẽ khẩn trương tranh thủ thời gian và huy động

đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm Sơ đồ tổ

chức Ban điều hành:

[

Ban chỉ huy và nhân sự trên công trường gồm:

Giám đốc điều hành (chỉ huy trưởng công trường ) : 01 kỹ sư

Phó giám đốc điều hành công trường : 01 kỹ sư

Bộ phận quản lý kế hoạch, vật tư : 01 kỹ sư

Bộ phận quản lý chất lượng ở công trường KCS : 02 kỹ sư

Bộ phận quản lý hành chính, hậu cần, y tế, an toàn lao động: 02 người

Bộ phận tài chính kế toán : 01 cử nhân

Trang 6

Bộ phận thí nghiệm, KCS, đo đạc : 02 kỹ sư

Công nhân lành nghề : 80 công nhân

a Trình tự thi công tổng thể:

1 Chuẩn bị lán trại, nhà kho, bãi tập kết vật liệu, liên hệ nguồn cung cấp vật liệu, chuẩn

bị tài chính, nhân lực, máy móc, thiết bị, chuẩn bị tổ chức,

2 Chuyển quân chuyển máy móc thiết bị, tập kết vật tư lên công trình

3 Chuẩn bị mặt bằng thi công: tiếp nhận mặt bằng, don dẹp, vệ sinh,

4 Tiến hành thi công xây lắp công trình

5 Hoàn thiện, tổng nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng

6 Hoàn tất thủ tục hồ sơ hoàn công, bảo hành công trình theo thời gian qui định

b Phương pháp thi công:

Thi công theo phương pháp hỗn hợp (song song, kết hợp dây chuyền).

Do yêu cầu tiến độ thi công, nhà thầu chon phương pháp thi công hỗn hợp, gồm các mũithi công đồng thời, tuần tự, dây chuyền và hỗn hợp Bởi vì việc tổ chức thi công theo phươngpháp hỗn hợp sẽ cho phép:

− Bảo đảm tiến độ hoàn thành công trình theo kế hoạch đã đề ra

− Có thể cơ giới hoá việc thi công xây lắp do vậy bảo đảm chất lượng công trình, nângcao được năng suất lao động, giảm giá thành xây dựng

− Các mũi thi công chính sẽ tổ chức thi công song song, các hạng mục trong mỗi mũithi công sẽ tổ chức thi công dây chuyền

c Biên chế các mũi thi công:

* Các mũi thi công được tổ chức như sau:

− Mũi 1: thi công ép coc ống BTCT dự ứng lực D500

− Mũi 2: thi công coc khoan nhồi D1200

− Mũi 3: thi công trụ T1, T2, T3, T4, T5

Trang 7

− Mũi 4: thi công mố M0, M6

− Mũi 5: thi công tường chắn hộp, thi công tường chắn L,U

− Mũi 6: thi công đường

d Thời gian thi công: 160 ngày.

IV TRÌNH TỰ THI CÔNG CHI TIẾT.

Trình tự và mũi thi công từng công việc như sau:

a BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC ỐNG BTCT DƯL D500.

1 Phần khái quát:

- Biện pháp này để phục vụ công tác thi công coc BTCT dự ứng lực D500 móng của cáctrụ T1, T2, T5 và mố M0,M6- Cầu vượt bằng thép vòng xoay Vũng Tàu Biện phápnày dùng để tiến hành thi công, kiểm tra chất lượng, tiến độ, máy móc thi công, nghiệmthu, đảm bảo an toàn lao động, trong suốt quá trình thi công, …

- Hạng mục trụ T1, T2, T5 nằm tại khu vực có địa hình cao độ tự nhiên từ +7.55m đến+5.24m, điều kiện thi công không quá phức tạp

- Kết cấu móng trụ T1, T2, T5 là móng coc ống bê tông cốt thép dự ứng lực đường kínhD500 (40 coc, dự kiến chiều dài 9m), bệ móng trụ hình chữ nhật kích thước 6mx9.75mdày 1.5m, thân trụ hình chữ nhật 1.8x4.5m, vát 1.0mx0.3m, đỉnh trụ có 2 gối1.02x1.02x0.1m và 1 ụ chống chuyển vị 1.0x0.5x0.255m

- Kết cấu mố M0, M6 gồm 23 coc ống dự ứng lực D500 dự kiến chiều dài mỗi coc 11m

2 Trình tự thi công: Chuẩn bị mặt bằng  Định vị tim coc  Ép coc ống BTCT

Trang 8

- Phương tiện thi công bao gồm máy ép coc, cần cẩu, máy đào phải đáp ứng được yêucầu thi công, phải có phương án dự phòng máy thi công để có thể khắc phục kịp thời sựcố hư hỏng trong khi thi công.

- Nhân sự phải được bố trí đúng chức năng trên công trường, có bảng phân công nhiệmvụ cụ thể để tiện theo dõi và kiểm tra

(2) Chuẩn bị các hồ sơ kỹ thuật :

- Các bản vẽ thi công, quy trình thi công các phương án biện pháp phải được chuẩn bịđầy đủ

(3) Chuẩn bị đường vận chuyển coc ống :

- Coc ống được vận chuyển đến công trường bằng đường bộ trên xe chuyên dụng, do đóphải bố trí mặt bằng chứa coc, đường vận chuyển

b) Định vị, dựng khuôn công trình:

- Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao coc mốc và coc tim

- Sau khi bàn giao, đơn vị thi công sẽ đóng thêm những coc phụ cần thiết cho việc thicông Những coc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của sà lan, xe máy thicông, phải cố định bằng những coc mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanhchóng khôi phục lại những coc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công

- Yêu cầu của công tác định vị, dựng khuôn là phải xác định được các vị trí: tim, trụccông trình, đường biên vòng vây coc ván thép

- Đơn vị thi công sử dụng máy toàn đạc điện tử để định vị móng và tổ chức một bộ phậntrắc đạc thường trực trên công trường để theo dõi, kiểm tra tim mốc trong quá trình thicông

c) Tọa độ bệ móng, tim cọc, tim thân trụ T1, T2, T5, mố M0, M6 theo bảng thống kê của tư vấn thiết kế.

d) Thi công ép cọc ống BTCT dự ứng lực D500 :

(1) Tổ chức hiện trường.

Trang 9

- Trước khi ép coc ống BTCT DƯL D500, mặt bằng phải làm sạch sẽ, bằng phẳng vàchắc chắn là điều cần thiết để bong muốn có cao độ đảm bảo thiết bị được ổn định trongsuốt quá trình ép.

- Đường vào phải được chuẩn bị phù hợp để hỗ trợ việc huy động thiết bị và vận chuyểncoc ống BTCT DƯL D500 Mặt bằng thi công phải được đảm bảo xa khu công cộng đểtránh tai nạn có thể xảy ra trong quá trình thi công

(2) Văn phòng công trường.

(3) Văn phòng container

(4) Nhân sự.

Nhân sự công tác ép coc thi công tại hiện trường thể hiện dưới đây:

Nhân lực thi công :

- Tổ thi công đào đất + đóng coc ván thép + bê tông, cốt thép: gồm 25 người đượcphân công như sau :

+ Ban chỉ huy công trường : 02 người

+ 02 kỹ sư công trường : phụ trách quan trắc, chất lượng, tiến độ, nguồn lực

+ 01 tài xế điều khiển máy đào

+ 02 NV trắc đạc: phụ trách bố trí tim mốc, định hướng cao độ trong quá trình ép.+ 02 tài xế điều khiển cần cẩu đóng cừ ván thép

+ 01 an toàn viên : phụ trách về an toàn lao động

+ 04 thợ ép coc : phụ trách công tác ép coc

3 Nhân viên an toàn hiệntrường người 1

7 Thợ ép coc, hàn, sửa máy người 05

Trang 10

+ 01 thợ sửa máy : phụ trách sửa chữa xe máy.

+ Lực lượng còn lại : phục vụ công tác got sửa hố móng thủ công…

(5) Thiết bị ép coc ống dự ứng lực D500, đóng coc ván thép khung vây bệ móng mố

trụ

Thiết bị đo đạc Độ chính

(6) Tiêu chuẩn thi công.

Tiêu chuẩn của công trình: tiêu chuẩn thi công Việt Nam

(7) Công tác ép coc.

a Lực ép bằng 250% lực làm việc thiết kế

Trước khi ép chính thức phải tiến hành ép thử coc để xác định tải trong thiết kế

b Công tác ép coc

Tất cả các thiết bị và nhân công được huy động tại hiện trường trước khi công tác ép cocđược triển khai tại hiện trường Coc đúc sẵn được vận chuyển từ bãi sản xuất phải được sựchấp thuận của tư vấn giám sát hiện trường Trước khi ép, khu vực công trường phải đượcđược dẹp sạch sẽ và đường tim coc của mỗi mô đun phải được xác định bởi đo đạc Đườngvào và điều kiện mặt đất tự nhiên phải được chuẩn bị để phục vụ huy động coc, máy mócthiết bị thi công

Trang 11

Phương pháp chứa tạm: các coc phải được bảo vệ kê trên các thanh gỗ hay thanh bê tôngbên dưới móc cẩu trong phạm vi ± 20 cm từ tim móc cẩu Khi vận chuyển coc, các móc cẩuphải được dùng để tránh nứt.

c Triển khai ép coc

Thiết lập 03 mốc toa độ vĩnh cửu trên mặt bằng được triển khai từ hệ thống mốc hiện hữucủa cơ quan chức năng

Vị trí của coc phải được tính toán và thể hiện trong báo cáo Báo cáo này phải được chấpthuận của chủ đầu tư

Thiết bị: máy toàn đạc điện tử và phụ kiện

Nhân sự: một đội đo đạc có chứng chỉ hành nghề được chấp thuận

Một ngày đo đạc phải đánh dấu vị trí của coc sẽ được ép trong ngày sau đó Vị trí của cocphải được đánh dấu bằng coc gỗ nhỏ với dây phản quang trên đỉnh

Dấu vị trí coc phải được bảo vệ cho đến khi coc được ép Không có thiết bị hay phươngtiện chạy trên dấu mốc

d Triển khai thiết bị (theo đề xuất bản vẽ)

e Ép coc ống dự ứng lực bê tông cốt thép D500

Coc ống bê tông cốt thép dự ứng lực được định vị trong tháp ép coc Điều chỉnh đuôi coccho đúng vị trí và giữ tim coc thẳng đứng bởi hai máy kinh vĩ đúng góc ở vị trí cách thápép ít nhất 10m hoặc hơn để đám bảo coc đúng tim Sau đó giá thủy lực được điều chỉnhđúng tim giữa của coc để lực ép trong coc được đồng đều

Sau khi ép đốt đầu tiên hoàn tất, tiến hành nối đoạn thứ tiếp theo, mối nối dùng dạng hànhai đầu của hai đoạn Phải đảm bảo hai đoạn coc được tiếp xúc tốt Để đảm bảo tiếp xúc tốtgiữa hai đốt, đốt phía trên được ép với lực bằng 10 – 15% lực làm việc thiết kế Trongtrường hợp đó hai đốt sẽ có khoảng trống hay hỡ ở giữa, khoảng trống đó phải được lấpbằng tấm chèn (vật liệu như đỉnh thép của coc) tương ứng kích thước khoảng trống của hai

Trang 12

coc Nó được hàn tại mỗi đầu của hai đoạn nối Sau khi hai đoạn coc có cùng đường tim vàtiến hành hàn mối nối, sau khi việc nối hoàn tất tốt nhất là phủ lớp bitum dày 1mm theoyêu cầu tiêu chuẩn và bản vẽ thi công được chấp thuận, công việc ép coc được tiếp tục.Trong phần cuối của giai đoạn ép khi đỉnh coc bên dưới mặt đất tự nhiên, một coc tạm (cocdẫn) sẽ được nối vào đỉnh coc để tăng chiều dài coc cho đến cao độ thiết kế là hoàn tất.Chiều dài xuyên tốt nhất là khi lực ép đạt bằng giá trị thiết kế.

Trình tự ép hoàn tất khi:

Coc đạt đến cao độ thiết kế hay lực ép đạt đến Pmax

với Pmax=250% lực làm việc thiết kế

Bất cứ tình huống khác, một báo cáo sẽ được gửi cho chủ đầu tư

f Hồ sơ, biên bản

Bốn bản copy biên bản cho mỗi coc bao gồm cả biên bản nguyên thủy Trong biên bản nàythể hiện:

- Nơi chế tạo và ngày đúc

- Kích thước mặt cắt ngang, loại coc, chiều dài, vv…

- Hồ sơ căng kéo dự ứng lực, hồ sơ chất lượng bê tông đúc coc (60MPa), cốt liệu bêtông

- Ngày và thời gian ép, dừng, trễ (nếu có)

- Tổng cộng chiều dài xuyên

- Vị trí của coc

- Cao độ đỉnh coc và mặt đất tự nhiên

- Bất cứ lỗi vị trí nào và độ nghiên của coc hoàn thành, biên bản của coc phải được lậpvà trình các bên liên quan các coc đã được đóng

- Bất cứ những điều kiện ép không bong đợi nào sẽ được lưu ý trong biên bản

Trang 13

- Trước khi đóng tại công trường, phải kiểm tra xem coc ván nhận được có đúng hìnhdạng không, các ngàm của chúng có thẳng không Chân của coc ván thép phải cắt chovuông góc với tim coc.

- Dùng cẩu kết hợp búa rung trên đóng coc ván thép loại IV, L=8m tới cao độ thiết kế

- Cao độ đỉnh coc ván thép cao hơn mặt đất tự nhiên 0,5m Sau khi đóng xong tiến hànhvừa đào vừa lắp đặt hệ khung chống I300x150 theo chu vi vòng vây và các thanh chốngngang, doc và ở góc

f) Biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng:

- Các hồ sơ gồm có :

+ Các chứng chỉ của máy thi công (nếu có)

+ Các giấy phép hành nghề của tài xế, thợ máy và cán bộ kỹ thuật

+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật

+ Các bản vẽ thiết kế thi công + Bản vẽ biện pháp thi công

- Trong quá trình thi công phải dựa vào các hồ sơ trên, kết hợp với công tác kiểm tra tạihiện trường đảm bảo quy trình được thực hiện đúng, chất lượng và an toàn

b BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI D1200

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Thi công đường công vụ để phục vụ trong công tác thi công các hạng mục liên quan

- Đào bỏ kết cấu mặt đường hiện tại phía các mố

- San ủi tạo mặt bằng thi công

- Trước khi thi công coc khoan nhồi phải có đầy đủ các tài liệu sau:

+ Hồ sơ tài liệu toa độ của các trụ

+ Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở từng vị trí trụ

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công trụ

+ Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cầu

+ Tài liệu về các công trình hiện hữu gần vị trí khoan coc (nguồn điện, nước, các côngtrình ngầm, các chướng ngại…)

+ Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị khác.+ Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng loại móng coc

Trang 14

+ Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho coc khoan nhồi vàcông tác kiểm tra chất lượng coc.

+ Các biểu mẫu ghi chép theo dõi quá trình thi công coc

+ Kiểm tra lại cơ tuyến, lập các coc định vị tim móng, định vị khung dẫn hướng

+ Gia công ống vách thép có đường kính và chiều dày thích hợp với đường kính cockhoan nhồi, chiều dài và số lượng theo từng móng mố trụ Đầu tiên ống vách có hàn gắnmột mặt bích để có thể dùng bu lông liên kết búa rung với ống vách Các mặt bích chế tạotại xưởng cơ khí theo một thiết kế phù hợp để liên kết với đầu ống vách Đầu dưới ốngvách có gia cố để tăng độ cứng cho chân ống vách

+ Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng mố trụ khi thi công.+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngot từ bể chứa nước 150m3 đến các mố

+ Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo

Bước 2: Định vị hố khoan và lắp dựng ống vách

Căn cứ vào tài liệu thiết kế về bố trí mặt bằng coc và dựa trên cơ sở hệ lưới định vị quốcgia Việc xác định vị trí tim coc được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử

Ống vách được chế tạo trong xưởng theo đúng bản vẽ thi công và vận chuyển đến côngtrường bằng đường bộ

Ống vách trước khi đưa rung hạ không được móp méo

Sau khi rung hạ xong ống vách dùng máy toàn đạc kiểm tra vị trí ống vách trước khikhoan

Bước 3: khoan tạo lỗ

Sau khi định vị tim coc, tiến hành hạ ống vách thép bằng búa rung

- Đưa máy khoan vào vị trí, máy khoan được đặt vào vị trí chỉ khi tình trạng đất ở phạm

vi chịu đỡ đặt máy đã được nén chặt (khi cần thiết phía dưới cho đệm những tấm thép hànxếp vào nhau) Lúc đặt máy phải giữ thăng bằng không được xuất hiện tình trạng nghiêngngã, chuyển vị Sau khi đặt máy vào đúng vị trí, cho kiểm tra bằng cách thử chuyển độngmáy không tải, dịch chuyển trên mặt phẳng phải nhỏ hơn 50mm, độ nghiêng của giàn đỡ vàsàn đặt máy phải nhỏ hơn 2%

- Nhằm khống chế chính xác về độ sâu lỗ khoan, cần phải đo đạt trước, ghi rõ chiều dàimũi khoan và cần khoan, làm móc đo khống chế trên cần khoan để tiện việc quan sát vàlập biên bản trong thi công

- Điều chỉnh độ nằm ngang của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạcvà khoan lấy đất bên trong đến cao độ thiết kế

Trang 15

- Lúc gầu khoan di chuyển trong hố, nên khống chế lên xuống ở tốc độ 0.575m/s, gầutrống thì có thể khống chế trong 0.83m/s, nắp mở ở dưới gầu phải để ở trạng thái đóng kíntrong suốt quá trình khoan.

- Giữ ổn định thành vách đất trong quá trình khoan tạo lỗ bằng vữa Bentonit Trong quátrình khoan phải giữ cho dung dịch vữa Bentonite không hạ xuống, giữ suốt từ lúc bắt đầuđến lúc kết thúc cho mặt vữa luôn cao hơn mực nước ngầm khoảng 2m Lúc đổ chất bảphải theo dõi tình trạng biến hoá của dung dịch vữa trong lỗ khoan, vừa phải nhồi trộn vữa

để duy trì độ cao vữa Ngoài ra còn phải kiểm tra trong một thời gian nhất định, điều chỉnhcác thông số tính năng của dung dịch vữa giữ thành

Các thông số chủ yếu của vữa Bentonit thường được thống kê như sau (theo 22TCN257-2000):

Tên các chỉ tiêu Yêu cầu Phương pháp kiểm tra

1 Khối lượng riêng Từ 1,01 -1,05 Tỷ trong kế dung dịch sét hoặc Bomeke

3 Hàm lượng cát < 5 %

Tuy nhiên cần tùy theo chỉ tiêu của từng loại đất cụ thể mà chon thành phần vữaBentonit cho phù hợp

Trong quá trình khoan tạo lỗ cần phải luôn luôn tiến hành kiểm tra theo dõi tình trạng lỗkhoan như: Đo từng mức cao độ đáy lỗ khoan và kèm theo so sánh địa từng thực tế khoan

so với hồ sơ địa chất, đo đường kính thực tế và độ thẳng đứng của lỗ khoan, trạng tháithành lỗ khoan Nếu thấy có sự sai khác so với kết quả khảo sát hoặc dự tính ban đầu, phảitiến hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký đồng thời báo cáo với đơn vị Tư vấn thiếtkế và Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý phù hợp

Bước 4: xử lý lắng cặn

Công tác xử lý lắng cặn phải thực hiện trước khi đổ bê tông Khi khoan coc đến cao độthiết kế, không được để đong bùn đất hoặc vữa sét ở đáy lỗ khoan làm giảm khả năng chiụtải của coc Đối với mỗi coc, sau khi khoan đều phải thực hiện việc xử lý cặn lắng kỹlưỡng

Sau khi khoan đạt được độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu, tiến hành chờlắng trong khoảng 1-:-2giờ Xử lý cặn lắng dưới đáy lỗ khoan bằng thổi rửa kết hợp xói húttoàn bộ đất bùn lẫn Bentonite ở dạng mềm nhão lắng dưới đáy lỗ khoan đều phải được véthết Kết thúc của việc xử lý cặn lắng được xác định như sau:

+ Tạp chất được lấy lên cuối cùng phải là đất nguyên thổ của nền

+ Cao độ đáy lỗ khoan khi kết thúc công tác xử lý cặn lắng tối thiểu phải bằng hoặc sâuhơn so với độ cao trước khi xử lý

Trang 16

+ Việc kiểm tra lần cuối cùng thực hiện trước khi đổ bê tông 15 phút

Bước 5: Công tác đặt lồng thép

- Lồng cốt thép được lắp đặt vào lỗ khoan bằng cần cẩu Trước khi hạ lồng cốt thépvào vị trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa đáy lỗkhoan Cao độ đáy không được sai lệch vượt quá quy định cho phép (∆h ≤±100 mm)

- Các thao tác dựng và đặt lồng cốt thép vào lỗ khoan phải được thực hiện khẩntrương để hạn chế tối đa lượng mùn khoan sinh ra trước khi đổ bê tông (không được quá 1giờ kể từ khi thu don xong lỗ khoan)

- Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tônglồng cốt thép không bị uốn doc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan Lồng cốt thép phảiđược giữ cách đáy hố khoan 10 cm

- Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:

+ Nạo vét đáy lỗ

+ Hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo cho thuận tiệncho việc nối đốt tiếp theo

+ Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ chuyên dụng được chế tạo bằng cốt thép đườngkính lớn hoặc thép hình

+ Đưa đoạn tiếp theo và thực hiện công tác nối lồng cốt thép (hàn các thanh cốt docvới nhau hoặc nối buộc tại chỗ hay bắt nối bằng cóc hoặc nối bằng dây ép ống nối)

+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống

+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuốicùng

+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép

+ Kiểm tra đáy lỗ khoan

+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên

- Lồng cốt thép sau khi ghép nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng và thôngsuốt; độ lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1 cm

Bước 6: Đổ bê tông cọc khoan nhồi:

Kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan, mức độ sạch bùn, tạp chất ở đáy lỗ khoan 15 phúttrước khi đổ bê tông

Trang 17

Bê tông dùng loại thương phẩm chở bằng xe chuyên dụng từ trạm trộn tới hiệntrường Đổ bê tông coc theo phương pháp vữa dâng rút ống thẳng đứng Khi đổ bê tông cầntuân thủ các quy định sau:

- Trước khi đổ bê tông coc khoan, hệ thống ống dẫn được hạ xuống cách đáy hốkhoan 20 cm Lắp phễu đổ vào đầu trên ống dẫn

- Treo quả cầu đổ bê tông bằng giây thép 2 hoặc 3mm hoặc giây thừng Quả cầuđược đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí dưới cổ phễu khoảng từ 20÷40 cm và phải tiếpxúc kín khít với thành ống dẫn

- Dùng máy bơm rót dần bê tông vào cạnh phễu, không được rót trực tiếp bê tônglên cầu làm lật cầu Không được đổ vào coc phần bê tông bôi trơn máy bơm

- Khi bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống và tiếp tụccấp bê tông vào phễu

- Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để không làm chuyển dịch lồng thép và tránh làm

bê tông bị phân tầng

- Trong quá trình đổ bê tông phải giữ mũi ống dẫn luôn ngập vào trong bê tông tốithiểu là 2m và không vượt quá 5m Không được cho ống chuyển động ngang Khi dịchchuyển ống thẳng đứng phải tính toán xác định chính xác mũi của ống dẫn đảm bảo khôngđược đưa mũi ống dẫn bê tông sai với quy định của điều này Tốc độ rút hạ ống khống chếkhoảng 1,5 m/phút

- Bê tông tươi trước khi xả vào máy bơm phải được thí nghiệm kiểm tra chất lượngbằng mắt và bằng cách đo độ sụt

- Nếu độ sụt không đảm bảo (thấp so với thiết kế) thì phải điều chỉnh nhưng khôngđược cho thêm nước vào vữa

- Trong quá trình đổ bê tông, nếu tắc ống, cấm không được lắc ống ngang, cấm dùngđòn kim loại đập vào vách ống làm méo ống, phải sử dụng vồ gỗ để gõ hoặc dùng biệnpháp kéo lên hạ xuống nhanh để bê tông trong ống tụt ra Khi xử lý tắc ống theo phươngpháp này, phải xác định chính xác cao độ mặt bê tông và cao độ mũi ống dẫn để tránh rútống sai với qui định

- Trong khi đổ bê tông, phải đo đạc và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông và caođộ mặt bê tông trong lỗ để kiểm tra tương đối đường kính trung bình và tình trạng thànhvách của lỗ khoan

- Khi đổ bê tông coc ở giai đoạn cuối thường gặp vữa hạt nhỏ nổi lên, vì vậy phảitiếp tục đổ bê tông để toàn bộ vữa đồng nhất dâng đến cao độ đỉnh coc theo thiết kế Để xácđịnh mật độ đá dăm trên lớp mặt bê tông phải lấy mẫu trực tiếp để thí nghiệm kiểm tra đối

Trang 18

chứng theo tiêu chuẩn TCVN 3110:1979 Người thực hiện công tác đo phải là chuyên tráchvà có kinh nghiệm.

* Một số yêu cầu kỹ thuật với công tác bê tông:

Để đạt bê tông 30MPa theo thiết kết, cấp phối bê tông cần được thiết kế để cường độchịu nén mẫu sau 28 ngày đạt tối thiểu 33MPa, nghĩa là tăng thêm 10% cường độ

Thường dùng loại bê tông trộn dẻo có độ sụt 18cm±2cm Nhất thiết phải đổ hết bê tôngtrong thời gian 1 giờ sau khi trộn nhằm tránh hiện tượng tắc ống do tính lưu động của bêtông giảm

* Lưu ý: phòng ngừa tốc độ đổ bê tông trong ống bị giảm khi đổ bê tông phần trên của

cọc.

Phần bê tông trên đỉnh coc khoan nhồi sau khi kết thúc công tác đổ bê tông thường cólẫn tạp chất và bùn nên coc thường được đổ vượt lên tối thiểu khoảng 1.2m so với cao độđáy bệ Phần bê tông đổ vượt này sẽ được đục bỏ hết đến cao độ thiết kế sau đó dùng nướcrửa cho sạch mạt đá, cát bụi trên đầu coc

Bước 7: Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công và hoàn thiện cọc.

Toàn bộ các coc được kiểm định bằng phương pháp siêu âm Ống dùng để phục vụcông tác siêu âm bằng thép (hoặc bằng nhựa) đảm bảo không bị phá hoại do áp lực vữatrong quá trình đổ bê tông coc Tùy thuộc đường kính coc mà bố trí ống cho phù hợp, tuynhiên phải bố trí ít nhất 01 ống có đường kính trong D114mm, các ống còn lại có đườngkính trong D55mm Các ống được đặt sát theo vành cốt thép doc Chiều dài ống xuyên suốttừ đỉnh coc đến cách mũi coc 20cm (đối với ống có D55cm và 100cm (đối với ống cóD114mm) Đáy ống cần được bịt kín để tránh bùn, vữa bê tông hoặc tạp chất chui vào ống.Đầu trên cần phải nhô cao hơn điểm dừng đổ bê tông coc khoảng 50 ÷ 80cm và cũng đượcbịt kín

Toàn bộ các coc sẽ được kiểm tra mức độ lắng đong mùn dưới mũi coc sau khi đổ bêtông Để kiểm tra sẽ khoan thủng qua phần bê tông dưới mũi ống D114mm cho tới lớp đấtnền nguyên dạng dưới mũi coc Đo kiểm tra mức độ mùn bằng lấy mẫu, nếu độ mùn dướimũi coc vượt quá mức quy định trong quy trình thì cần phải xử lý, biện pháp xử lý sẽ đượcquy định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mức độ lắng đong mùn, loại mùn

Ngoài hai phương pháp kiểm tra nêu trên còn dự phòng khoảng 5% số coc sẽ được kiểmtra bổ sung bằng khoan lấy mẫu và nén mẫu trên suốt chiều dài coc nếu trong quá trình thicông coc có hiện tượng bất thường và kết quả siêu âm có dấu hiệu nghi ngại

Hoàn thiện đập sửa đầu coc trước khi thi công bệ móng

Công tác đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình khoan cọc

Trang 19

- Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn đảm bảo an toànlao động cho moi người làm việc trong công trường thi công coc khoan nhồi Người côngnhân phải có đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như: mũ, giầy, gang tay, mặt nạ phònghộ,… để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được vào công trường Phải bố tríngười có trách nhiệm làm công tác an toàn Tất cả moi người phải tuân theo lệnh của ngườichỉ huy.

- Trước khi thi công coc phải nắm đầy đủ thông tin về khí tượng thuỷ văn tại khu vựcthi công, không được đổ bê tông khi trời mưa và khi có gió trên cấp 5

- Trong quá trình thi công moi người phải làm việc đúng vị trí của mình, tập trung tưtưởng để điều khiển máy móc thiết bị Những người không có phận sự cấm không được đi lạitrong công trường

- Tất cả các máy móc vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình thao tác và an toànhiện hành Hệ thống điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành an toànkhi sử dụng điện

- Bố trí công trường có tính khoa hoc và hợp lý Diện tích thi công cần đủ rộng đểtiến hành các công việc, tránh thi công chồng chéo gây ra sự va chạm, vấp ngã do sơ suất Khithi công trên cao cần có bảo hiểm, khi thi công dưới nước cần có phao an toàn hoặc thiết bịlặn

- Công nhân khi lao động trên công trường cần hoc qua lớp an toàn lao động và sơ cứungười khi tai nạn xảy ra nhằm giảm đến mức tối đa những tổn thất về người, của cải vật chất

- Chỉ huy trưởng công trường luôn nhắc nhở moi người trong quá trình lao động khi có,thấy những hành vi gây mất an toàn lao động

- Trong quá trình thi công cần chú ý giảm thiểu tiếng ồn, bụi bặm để môi trường xungquanh không bị ô nhiễm Đồng thời đảm bảo được sức khỏe của công nhân trên công trường

- Máy móc thiết bị cần có mui che nắng, công trường bố trí biển báo thi công , biển báocác chỗ nguy hiểm theo qui định

- Thiết bị hàn được kiểm tra hàng ngày, mỏ và dây hàn được tháo ra khi công việc tạmdừng

- Dàn giáo được lắp dựng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất và các giới hạn tảitrong Sàn công tác phải được nẹp chặt vào giàn giáo và phải được kiểm tra cẩn thận trước khibắt đầu mỗi ca làm việc

- Các vật lịệu thải bỏ dễ bắt lửa phải tuân theo luật lệ và qui tắc bảo vệ môi trường vàphòng cháy

- Kho xưởng, lán trại chứa nguyên vật liệu dễ cháy nổ như: xăng dầu phải có các quiđịnh chung về công tác phòng cháy và hệ thống báo động, trang bị các dụng cụ phòng cháynhư bình khí CO2, cát để sẵn khi sự cố xảy ra

- Phổ biến qui trình phòng cháy, chữa cháy cho moi nhân viên trên công trường

Trang 20

- Trong quá trình thi công cần ghi chép thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các sự cốxảy ra trong quá trình thi công các công đoạn sau:

• Đặt ống vách

• Khoan tạo lỗ

• Bơm dung dịch bentonit

• Thổi rửa đáy lỗ khoan

• Đặt lồng thép

• Đặt ống đổ bê tông

• Rút ống vách

• Thể tích bê tông cho từng coc

• Sự cố và cách xử lý (nếu có)

*Công tác thử cọc

- Việc thử coc nhằm xác định sức chịu tải của coc theo đất nền ứng với chiều dài coc dựkiến, với số lượng coc rất lớn, Tư vấn thiết kế kiến nghị sử dụng phương pháp thử độngmỗi mố 01 coc theo phương pháp thử động biến dạng lớn (PDA) Moi trường hợp thử cocđều phải thực hiện theo đề cương kỹ thuật thử coc cụ thể

- Siêu âm và khoan kiểm tra mùn mũi coc đánh giá chất lượng của toàn bộ coc khoannhồi

Lưu ý: trong quá trình khoan coc phải ghi chép lại nhật ký khoan coc trong đó có thể

hiện các tầng địa chất, nếu địa chất có sai khác lớn với hồ sơ thiết kế cần thông báo cho cácbên liên quan phối hợp xử lý

c BIỆN PHÁP THI CÔNG BỆ, THÂN TRỤ T1, T2, T3,T4,T5

i Phần khái quát:

- Quy trình này viết để phục vụ công tác gia công lắp đặt coffa, cốt thép và đổ bê tôngcủa hạng mục : Trụ T1, T2, T3,T4,T5 Quy trình này dùng để kiểm tra quá trình thicông, kiểm tra chất lượng, đảm bảo an toàn lao động

- Tiêu chuẩn áp dụng : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995,Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống ban hành kèm Quyết định số 166-QĐ ngày22/01/75, Tiêu chuẩn thi công cầu đường bộ TCCS 02:2010/TCĐBVN ban hành kèmQuyết định số 1523/QĐ-TCĐBVN ngày 27/08/2010 của Cục Đường bộ

Trang 21

- Công tác GCLĐ coffa, cốt thép và đổ bê tông nhằm tạo ra các cấu kiện có hình dáng vàkích thước theo đúng bản vẽ thiết kế công trình Các cấu kiện trên phải chịu được cáctải trong thiết kế, các tải trong trong quá trình thi công như : lắp đặt cốt thép, đổ bê tôngtươi, cùng với các trong lực khác gây nên bởi thiết bị đầm rung, công nhân thi công vàgiao thông trên công trường…

ii Trình tự thi công:

Đóng coc Larsel  Đào đất, lắp khung chống  Đổ bê tông lót dày 10cm  Vệ sinhđầu coc, lắp thép chờ neo bệ, đổ bê tông bịt đầu coc  Lắp cốt thép, ván khuôn bệ Đổ bê tông bệ trụ  Lắp dựng cốt thép, hệ ván khuôn, khung đà giáo than trụ  Đổ bêtông thân trụ, bảo dưỡng  Lắp đặt cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông gối, ụ chống chuyển

Dùng máy thủy bình, kinh vĩ, dây văng và quả doi xác định tim trục theo haiphương, cao độ và đánh dấu bằng sơn đỏ vào các vị trí cố định dễ thấy, thuận tiện choviệc lắp đặt coffa, cốt thép và đổ bê tông

+ Coffa :

 Coffa được cạo sạch sẽ và được quét một lớp nhớt chống dính Cho xe tậpkết coffa vào sát chân công trình

 Lắp đặt, cố định cốt thép bệ trụ, thân trụ trước khi lắp đặt coffa

 Các tấm coffa, V góc, chốt A liên kết phải thẳng, phẳng không bị cong vênh

 Đối với bệ trụ dùng coffa là các tấm gỗ được cố định vào khung sườn sắt hộp4x8cm và được giữ bởi các thanh nẹp ngang, nẹp đứng hộp 40x80x2tựa vàothành coc Larsel thông qua các cây chống tang gai đầu

 Đối với thân trụ dùng hệ đà giáo ván khuôn thép hình +hệ đà giáo I200 vàH300 để thi công than trụ

Trang 22

 Thép phải được uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế,độ cong vênh còn lại không vượt quá giới hạn độ sai lệch phép của chiều dàylớp bảo vệ.

 Cốt thép được gia công đúng theo bản vẽ thiết kế tại xưởng Sau đó được vậnchuyển ra công trình và tiến hành buộc từng thanh

+ Bê tông :

 Kiểm tra lại tim, cốt, hình dạng, vị trí, quy cách cốt thép, cốffa

 Kiểm tra giàn giáo chống đỡ, sàn công tác

 Tưới nước ván khuôn Trám lại những chỗ hở tránh mất nước xi măng

 Kiểm tra các thỏi đệm lớp bảo vệ, số lượng vị trí cốt thép chôn hoặc chừa sẵnvà phải được cố định chặt

2 Biện pháp và trình tự thi công :

+ Bệ trụ :

 Sau khi thi công hệ chống cừ Larsel, tiến hành đào đất bệ móng, đổ bê tônglót móng, lưu ý làm rãnh thu nước bệ móng, vệ sinh mặt trong đầu coc, tiếnhành lắp đặt cốt thép chờ đầu coc, đổ bê tông bịt đầu coc

 Tiến hành lắp coffa bệ trụ, coffa bệ được tựa vào hệ chống cừ larsel thôngqua các chống tang hai đầu

 Xác định tim, trục, dịch chuyển cốt thép bệ, thép chờ thân trụ vào đúng vị trí

 Dùng chống sắt gác ngang miệng hố móng, cố định 2 đầu rồi buộc chặt thépthân trụ với thanh sắt Khi lắp đặt xong hệ thống cốt thép không bị biến dạng,

xô lệch

 Coffa bệ được ghép lại với nhau từ các tấm định hình tạo thành một hộpkhông đáy vuông góc với nhau theo kích thước của bệ mố, sao cho thànhcoffa phải khít, kín và cao hơn mặt bê tông từ 5 đến 10cm

Trang 23

 Bê tông được trộn tại trạm trộn theo đúng thiết kế cấp phối đã được chấpthuận, mác 30 Mpa đối với bệ trụ, thân trụ Độ sụt bê tông được thiết kế tuỳtheo phương pháp đổ bê tông tại hiện trường: Nếu dùng cẩu để đổ bê tông thìđộ sụt đạt 10 ± 2cm; đổ bê tông bằng bơm thì độ sụt đạt 16 ± 2cm Sau khi bêtông được bơm vào hệ thống ván khuôn sẽ dùng cuốc xẻng san đều thànhtừng lớp không dày quá 30cm Trong khi đầm không được để đầm nằm tạichỗ lâu hơn 25 giây Khi đủ khối lượng bê tông cần thiết thì dùng bay và bànxoa xoa mặt bệ trụ Lưu ý đặt thép chờ trên mặt bệ móng để hàn gong châncốt pha tân trụ(có bản vẽ kèm theo).

 Bê tông bệ dùng loại có sử dụng phụ gia tăng nhanh cường độ (R5)

 Điểm dừng thi công bệ trụ cách đỉnh bệ 10-15cm, để chờ đổ bê tông thân trụ

 Lắp đặt hệ cốt pha, đà giáo thép hình

 Điều chỉnh thành coffa nằm đúng vạch mực, dùng máy kinh vĩ hoặc quả doikiểm tra độ thẳng đứng của thành Cố định chúng lại và làm sàn công tác đổ

bê tông

 Dùng cần bơm bơm bêtông trực tiếp vào thân trụ Bêtông đổ theo lớp ngang,chiều dài mỗi lớp khoảng 20-30cm Dùng đầm dùi Þ80 hoặc Þ50 để làm chặtbêtông

 Việc đổ bêtông phải tiến hành liên tục Nếu ngừng đổ quá 2 giờ phải đợibêtông đạt cường độ mới đục nhám mặt bêtông, rửa sạch và đổ lại

Trang 24

 Trong quá trình đổ bêtông phải cử người chuyên trách kiểm tra giá đỡ vánkhuôn và các cấu kiện chôn sẵn Nếu phát hiện có biến dạng phải xử lý kịpthời.

 Phải lưu ý cao độ đỉnh trụ, các lỗ chờ neo bu lông gối phải đảm bảo chínhxác để thuận lợi lao lắp kết cấu nhịp thép phần trên sau này

3 Bảo dưỡng bêtông :

- Bêtông sau khi được đổ và đầm thì bắt đầu đông kết hóa cứng Để đảm bảo chocường độ của bêtông đạt yêu cầu thiết kế, nhất thiết chúng ta phải dưỡng hộbêtông trong điều kiện và nhiệt độ thích hợp tránh cho bêtông không bị nứt nẻ,ảnh hưởng đến độ bền Dùng bao bố che đậy bề mặt bêtông và bắt đầu tưới nướcsau 3 giờ đổ bêtông Tưới nước liên tục trong vòng 7 ngày, một ngày 3 lần

- Khi tháo phải tiến hành từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộphận chủ yếu

- Coffa, giàn giáo, cột chống đã tháo dỡ xong phải được cạo sạch vữa, nhổ đinh, sửachữa phân loại xếp gon và bảo quản tốt để có thể sử dụng tiếp theo

5 Cách khắc phục, sửa chữa khi thi công bêtông :

- Đổ bêtông quá thời gian cho phép và không liên tục do sự cố bị mất điện đột xuấthoặc do hư hỏng coffa phải dừng lại để sửa chữa Khi đổ tiếp phải đánh xờm hoặcđổ ximăng nguyên chất lên lớp mặt đổ trước để đảm bảo liên kết tốt nhất với lớpđổ bêtông sau

Trang 25

- Bêtông bị rỗ hoặc bị xốp do đầm không kỹ, nhất thiết phải đục bỏ phần bêtôngtrên sâu vào trong ít nhất là 2.5cm Làm sạch bề mặt rộng ít nhất là 0.05m2,khoảng trống xung quanh cốt thép là 2.5cm làm sạch bề mặt bêtông, đánh gỉ cốtthép và tưới nước bề mặt đã đục Ghép coffa, tưới hồ dầu tạo liên kết và đổ lạibêtông với cùng mác bêtông đã đổ trong vòng 24 giờ (lưu ý đầm kỹ).

6 Nhân lực và thiết bị thi công:

+ Nhân lực :

- Kỹ thuật giám sát : 02 người

- Trắc đạc : 02 người

- Công nhân : 20 người

- Trực điện, nước, máy bơm : 02 người

+ Thiết bị :

- Máy hàn : 05 cái

- Cưa máy : 03 cái

- Máy cắt thép : 02 cái

- Máy uốn thép : 02 cái

- Máy thủy bình : 01 cái

- Máy kinh vĩ : 01 cái

- Máy bơm bê tông : 01 cái

- Máy phát điện dự phòng : 01 cái

- Máy đầm dùi : 05 cái

Trang 26

- Tiêu chuẩn áp dụng : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995,Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống ban hành kèm Quyết định số 166-QĐ ngày22/01/75, Tiêu chuẩn thi công cầu đường bộ TCCS 02:2010/TCĐBVN ban hành kèmQuyết định số 1523/QĐ-TCĐBVN ngày 27/08/2010 của Cục Đường bộ.

- Công tác gia công lắp đặt coffa, cốt thép và đổ bê tông nhằm tạo ra các cấu kiện có hìnhdáng và kích thước theo đúng bản vẽ thiết kế công trình Các cấu kiện trên phải chịuđược các tải trong thiết kế, các tải trong trong quá trình thi công như : lắp đặt cốt thép,đổ bê tông tươi, cùng với các trong lực khác gây nên bởi thiết bị đầm rung, công nhânthi công và giao thông trên công trường…

ii Trình tự thi công:

Đóng coc Larsel  Đào đất, lắp hệ khung chống  Đổ bê tông lót dày 10cm Lắpthép chờ neo bệ, đổ bê tông bịt đầu coc  Lắp đặt cốt thép, ván khuôn bệ mố  Đổ bêtông bệ mố  Lắp dựng cốt thép, ván khuôn thân mố  Đổ bê tông thân mố Lắp đặtcốt thép tường cánh mố  Đổ bê tông tường cánh  Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông bản nắp tường sau mố  Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông gối, ụ chốngchuyển vị hoàn thiện mố

iii Biện pháp thi công chi tiết:

1 Công tác chuẩn bị :

Don dẹp xung quanh mặt bằng công trình, vệ sinh rác, bụi bẩn, đất đá rơi vãi và cáctạp chất khác trên phạm vi khu vực thi công Làm hệ thống thoát nước mưa tránh ngậpnước tạo mặt bằng khô ráo

Dùng máy thủy bình, kinh vĩ, dây văng và quả doi xác định tim trục theo haiphương, cao độ và đánh dấu bằng sơn đỏ vào các vị trí cố định dễ thấy, thuận tiện choviệc lắp đặt coffa, cốt thép và đổ bê tông

+ Coffa :

 Coffa được cạo sạch sẽ và được quét một lớp nhớt chống dính Cho xe tậpkết coffa vào sát chân công trình

 Lắp đặt, cố định cốt thép bệ mố, thân mố trước khi lắp đặt coffa

 Các tấm coffa, V góc, chốt A liên kết phải thẳng, phẳng không bị cong vênh

Trang 27

 Đối với bệ trụ dùng coffa là các tấm gỗ được cố định vào khung sườn sắt hộp4x8cm và được giữ bởi các thanh nẹp ngang, nẹp đứng 40x80x2 tựa vàothành coc Larsel thông qua các tăng đơ D60.

 Đối với thân mố+tường cánh mố dùng hệ đà giáo ván khuôn thép + sườn hộp40x80mm và hệ đà giáo thép hình, kích thước tấm ván khuôn 1.22x2.44m.+ Cốt thép :

 Trước khi gia công cốt thép đảm bảo mặt phải sạch, không có vẩy sắt và gỉrơi ra khi gõ búa Chú ý tránh để cốt thép dính nhớt của coffa

 Các thanh thép bị bẹp, bị giảm giảm tiết diện do làm sạch hoặc do cácnguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đườngkính

 Thép phải được uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế,độ cong vênh còn lại không vượt quá giới hạn độ sai lệch phép của chiều dàylớp bảo vệ

 Cốt thép được gia công đúng theo bản vẽ thiết kế tại xưởng Sau đó được vậnchuyển ra công trình và tiến hành buộc từng thanh

+ Bê tông :

 Kiểm tra lại tim, cốt, hình dạng, vị trí, quy cách cốt thép, cốffa

 Kiểm tra giàn giáo chống đỡ, sàn công tác

 Tưới nước ván khuôn Trám lại những chỗ hở tránh mất nước xi măng

 Kiểm tra các thỏi đệm lớp bảo vệ, số lượng vị trí cốt thép chôn hoặc chừa sẵnvà phải được cố định chặt

2 Biện pháp và trình tự thi công :

+ Bệ mố :

 Sau khi thi công hệ chống cừ Larsel, tiến hành đào đất bệ móng, đổ bê tônglót móng, lưu ý làm rãnh thu nước bệ móng, vệ sinh mặt trong đầu coc, tiếnhành lắp đặt cốt thép chờ đầu coc, đổ bê tông bịt đầu coc

 Tiến hành lắp coffa bệ mố, coffa bệ được tựa vào hệ chống cừ larsel thôngqua các cây chống tăng hai đầu và thép hộp 40x80x2

 Xác định tim, trục, dịch chuyển cốt thép bệ, thép chờ thân mố vào đúng vị trí

Trang 28

 Dùng chống sắt gác ngang miệng hố móng, cố định 2 đầu rồi buộc chặt thépthân mố với thanh sắt Khi lắp đặt xong hệ thống cốt thép không bị biếndạng, xô lệch.

 Coffa bệ được ghép lại với nhau từ các tấm định hình tạo thành một hộpkhông đáy vuông góc với nhau theo kích thước của bệ mố, sao cho thànhcoffa phải khít, kín và cao hơn mặt bê tông từ 5 đến 10cm

 Bê tông được trộn tại trạm trộn theo đúng thiết kế cấp phối đã được chấpthuận, mác 30 Mpa đối với bệ mố, thân mố Độ sụt bê tông được thiết kế tuỳtheo phương pháp đổ bê tông tại hiện trường: Nếu dùng cẩu để đổ bê tông thìđộ sụt đạt 10 ± 2cm; đổ bê tông bằng bơm thì độ sụt đạt 16 ± 2cm Sau khi bêtông được bơm vào hệ thống ván khuôn sẽ dùng cuốc xẻng san đều thànhtừng lớp không dày quá 30cm Trong khi đầm không được để đầm nằm tạichỗ lâu hơn 25 giây Khi đủ khối lượng bê tông cần thiết thì dùng bay và bànxoa xoa mặt bệ mố

 Bê tông bệ dùng loại có sử dụng phụ gia tăng nhanh cường độ (R5)

 Điểm dừng thi công bệ mố cách đỉnh bệ 10-15cm, để chờ đổ bê tông thân mố+ tường cánh mố

+ Thân mố+tường cánh mố

 Dùng máy kinh vĩ, dây căng xác định đường biên hai thân mố Vạch đườngmực trực tiếp lên bề mặt bê tông bệ mố

 Lắp giá đỡ ván khuôn bằng các bộ chống rút của hệ đà giáo ván khuônLenex Dùng nêm gỗ nêm chặt để tránh biến dạng

 Tiến hành lắp đặt cốt thép theo đúng chu vi đã xác định, dùng các thanhchống phụ giữ cho cốt thép đứng

 Điều chỉnh thành coffa nằm đúng vạch mực, dùng máy kinh vĩ hoặc quả doikiểm tra độ thẳng đứng của thành Cố định chúng lại và làm sàn công tác đổ

bê tông

 Dùng cần bơm bơm bêtông trực tiếp vào thân mố, tường cánh mố Bêtông đổtheo lớp ngang, chiều dài mỗi lớp khoảng 20-30cm Dùng đầm dùi Þ80 hoặcÞ50 để làm chặt bêtông

Trang 29

 Việc đổ bêtông phải tiến hành liên tục Nếu ngừng đổ quá 2 giờ phải đợibêtông đạt cường độ mới đục nhám mặt bêtông, rửa sạch và đổ lại.

 Trong quá trình đổ bêtông phải cử người chuyên trách kiểm tra giá đỡ vánkhuôn và các cấu kiện chôn sẵn Nếu phát hiện có biến dạng phải xử lý kịpthời

 Phải lưu ý cao độ đỉnh trụ, các lỗ chờ neo bu lông gối phải đảm bảo chínhxác để thuận lợi lao lắp kết cấu nhịp thép phần trên sau này

3 Bảo dưỡng bêtông :

- Bêtông sau khi được đổ và đầm thì bắt đầu đông kết hóa cứng Để đảm bảo chocường độ của bêtông đạt yêu cầu thiết kế, nhất thiết chúng ta phải dưỡng hộbêtông trong điều kiện và nhiệt độ thích hợp tránh cho bêtông không bị nứt nẻ,ảnh hưởng đến độ bền Dùng bao bố che đậy bề mặt bêtông và bắt đầu tưới nướcsau 3 giờ đổ bêtông Tưới nước liên tục trong vòng 7 ngày, một ngày 3 lần

- Khi tháo phải tiến hành từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộphận chủ yếu

- Coffa, giàn giáo, cột chống đã tháo dỡ xong phải được cạo sạch vữa, nhổ đinh, sửachữa phân loại xếp gon và bảo quản tốt để có thể sử dụng tiếp theo

5 Cách khắc phục, sửa chữa khi thi công bêtông :

- Đổ bêtông quá thời gian cho phép và không liên tục do sự cố bị mất điện đột xuấthoặc do hư hỏng coffa phải dừng lại để sửa chữa Khi đổ tiếp phải đánh xờm hoặcđổ ximăng nguyên chất lên lớp mặt đổ trước để đảm bảo liên kết tốt nhất với lớpđổ bêtông sau

Trang 30

- Bêtông bị rỗ hoặc bị xốp do đầm không kỹ, nhất thiết phải đục bỏ phần bêtôngtrên sâu vào trong ít nhất là 2.5cm Làm sạch bề mặt rộng ít nhất là 0.05m2,khoảng trống xung quanh cốt thép là 2.5cm làm sạch bề mặt bêtông, đánh gỉ cốtthép và tưới nước bề mặt đã đục Ghép coffa, tưới hồ dầu tạo liên kết và đổ lạibêtông với cùng mác bêtông đã đổ trong vòng 24 giờ (lưu ý đầm kỹ).

6 Nhân lực, thiết bị thi công:

+ Nhân lực :

- Kỹ thuật giám sát : 02 người

- Trắc đạc : 02 người

- Công nhân : 20 người

- Trực điện, nước, máy bơm : 02 người

+ Thiết bị :

- Máy hàn : 05 cái

- Cưa máy : 03 cái

- Máy cắt thép : 02 cái

- Máy uốn thép : 02 cái

- Máy thủy bình : 01 cái

- Máy kinh vĩ : 01 cái

- Máy bơm bê tông : 01 cái

- Máy phát điện dự phòng : 01 cái

- Máy đầm dùi : 05 cái

Trang 31

độ, máy móc thi công, nghiệm thu, đảm bảo an toàn lao động, trong suốt quá trình thicông, vv,…

- Tiêu chuẩn áp dụng : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995,Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống ban hành kèm Quyết định số 166-QĐ ngày22/01/75, Tiêu chuẩn thi công cầu đường bộ TCCS 02:2010/TCĐBVN ban hành kèmQuyết định số 1523/QĐ-TCĐBVN ngày 27/08/2010 của Cục Đường bộ

- Hạng mục Tường chắn nằm tại khu vực có địa hình cao độ tự nhiên từ +8.09m đến+9.580m phía Hà Nội Từ +2.90m đến +4.69m phía Tp HCM

- Tường chắn gồm hai dạng:

+ Dạng hộp: phía Hà Nội gồm 8 block (BL1~BL8), phía Tp HCM gồm 13 block(BL1~BL13) mỗi block dài 10m, kết cấu móng tường chắn hộp là móng băng bê tông cốtthép dày 0.7m đặt trên lớp bê tông tạo phẳng 7.5cm, CPĐD dày 15cm lu lèn chặt K98, lớpmóng đá 4x6 dày 30-40cm bên dưới là nền đất tự nhiên được đầm chặt K95, thân tườngdoc gồm 4 thân tường dày 0.5m có chiều cao thay đổi theo độ dốc 4%

+ Dạng tường chắn U: Phía Hà Nội gồm 3 block (BL9~BL11), mỗi block dài 10m, kếtcấu móng băng bê tông cốt thép dày 0.5m đặt trên lớp bê tông tạo phẳng 7.5cm, CPĐD dày15cm lu lèn chặt K98 bên dưới là nền tự nhiên được đầm chặt K95, thân tường dày 0.5m cóchiều cao thay đổi theo độ dốc đường Phía Tp HCM gồm 3 block (BL13~BL15)

+ Dạng tường chắn L: Phía Hà Nội gồm 3 block (BL12~BL14), mỗi block dài 10m, kếtcấu móng băng bê tông cốt thép dày 0.5m đặt trên lớp bê tông tạo phẳng 7.5cm, CPĐD dày15cm lu lèn chặt K98 bên dưới là nền tự nhiên được đầm chặt K95, thân tường dày 0.5m cóchiều cao thay đổi theo độ dốc đường Phía Tp HCM gồm 2 block (BL16~BL17)

ii Trình tự thi công:

Đào đất móng bệ  Lu lèn nền hạ K95  Thi công lớp đá dăm 0x4 K98 dày 15cm, đổ bêtông lót tạo phẳng 7,5cm dày  Lắp dựng cốt thép, ván khuôn bệ móng  Đổ bê tông bệmóng tường chắn  Lắp dựng cốt thép, ván khuôn thân tường chắn  Đổ bê tông thântường (trên cao độ đỉnh kê tấm đan đúc sẵn và dưới cao độ điểm khấc bờ bo)  Cẩu lắpđặt tấm đan đúc sẵn bằng cẩu Long môn Lắp dựng cốt thép, ván khuôn bờ bo  Đổ bê

Trang 32

tông bờ bo  Lắp dựng cốt thép, ván khuôn  Đổ bê tông bản nắp, mối nối tấm đan đúcsẵn  Lắp dựng lan can, trụ đèn  Hoàn thiện.

iii Biện pháp thi công chi tiết:

1 Công tác chuẩn bị :

1.1/ Chuẩn bị máy móc, nhân lực:

- Phương tiện thi công bao gồm đào đất, xe ủi, cần cẩu, máy lu phải đáp ứng được yêucầu thi công, phải có phương án dự phòng máy thi công để có thể khắc phục kịp thời sựcố hư hỏng trong khi thi công

- Nhân sự phải được bố trí đúng chức năng trên công trường, có bảng phân công nhiệmvụ cụ thể để tiện theo dõi và kiểm tra

1.2/ Chuẩn bị các hồ sơ kỹ thuật :

- Các bản vẽ thi công, quy trình thi công các phương án biện pháp phải được chuẩn bịđầy đủ

2 Định vị, dựng khuôn công trình:

- Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao coc mốc và coc tim

- Sau khi bàn giao, đơn vị thi công sẽ đóng thêm những coc phụ cần thiết cho việc thicông Những coc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của sà lan, xe máy thicông, phải cố định bằng những coc mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanhchóng khôi phục lại những coc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công

- Yêu cầu của công tác định vị, dựng khuôn là phải xác định được các vị trí: tim, trụccông trình, đường biên bệ móng tường

- Đơn vị thi công sử dụng máy toàn đạc điện tử để định vị móng và tổ chức một bộ phậntrắc đạc thường trực trên công trường để theo dõi, kiểm tra tim mốc trong quá trình thicông

- Kiểm soát toa độ bệ móng, tim thân tường hộp, tường L: theo bản vẽ thống kê toa độ,cao độ điểm khống chế tường chắn của Tư vấn thiết kế được duyệt

3 Thi công tường chắn hộp, tường chắn L,U, lao lắp tấm đan BTCT đúc sẵn:

1 Tổ chức hiện trường

Trang 33

- Trước thi công tường chắn, mặt bằng phải được rào lại, điều tiết giao thông, mặt bằngphải được don dẹp, không còn bất cứ vật cản.

- Đường vào phải được chuẩn bị phù hợp để hỗ trợ việc huy động thiết bị và vận chuyểnđất đào móng Mặt bằng thi công phải được đảm bảo thiết bị thi công có khoảng cách antoàn đến phương tiện lưu thông để tránh tai nạn có thể xảy ra trong quá trình thi công

2 Văn phòng công trường

- Văn phòng container sẽ làm nơi điều hành công tác thi công tường chắn hộp, tườngchắn L

3 Biện pháp và trình tự thi công:

+ Coffa :

 Coffa được cạo sạch sẽ và được quét một lớp nhớt chống dính Cho xe tậpkết coffa vào sát chân công trình

 Lắp đặt, cố định cốt thép bệ móng, thân tường trước khi lắp đặt coffa

 Các tấm coffa, V góc, chốt A liên kết phải thẳng, phẳng không bị cong vênh

 Đối với bệ móng tường dùng coffa là các tấm gỗ được cố định vào khungsườn sắt hộp 4x8cm và được giữ bởi các thanh nẹp ngang, nẹp đứng 4x8cmtựa vào thành coc Larsel thông qua các chống tăng 2 đầu

 Đối với thân tường chắn hộp dùng hệ đà giáo ván khuôn thép hình được chếtạo tương ứng kích thước thân tường chắn hộp, đối với tường chắn L dùngván khuôn khung hộp 4x8cm, ván khuôn thép

 Thép phải được uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế,độ cong vênh còn lại không vượt quá giới hạn độ sai lệch phép của chiều dàylớp bảo vệ

Trang 34

 Cốt thép được gia công đúng theo bản vẽ thiết kế tại xưởng Sau đó được vậnchuyển ra công trình và tiến hành buộc từng thanh.

+ Bê tông :

 Kiểm tra lại tim, cốt, hình dạng, vị trí, quy cách cốt thép, cốffa

 Kiểm tra giàn giáo chống đỡ, sàn công tác

 Tưới nước ván khuôn Trám lại những chỗ hở tránh mất nước xi măng

 Kiểm tra các thỏi đệm lớp bảo vệ, số lượng vị trí cốt thép chôn hoặc chừa sẵnvà phải được cố định chặt

4 Biện pháp và trình tự thi công :

+ Bệ móng tường :

 Sau khi thi công hệ giằng chống phía đường xe chạy, đào đất móng tường , lulèn nền đất đạt K95, thi công lớp cấp phối đá dăm dày 15cm K98, làm lớp bêtông tạo phẳng C10 dày 7.5cm

 Tiến hành lắp coffa bệ móng tường, coffa bệ được tựa vào hệ chống I200 giữđất tiếp giáp phần xe chạy thông qua các chống tăng hai đầu

 Xác định tim, trục, dịch chuyển cốt thép bệ, thép chờ thân trụ vào đúng vị trí

 Dùng chống sắt cố định 2 đầu rồi buộc chặt thép thân tường với thanh sắt.Khi lắp đặt xong hệ thống cốt thép không bị biến dạng, xô lệch

 Coffa bệ được ghép lại với nhau từ các tấm định hình tạo thành một hộpkhông đáy vuông góc với nhau theo kích thước của bệ mố, sao cho thànhcoffa phải khít, kín và cao hơn mặt bê tông từ 5 đến 10cm

 Bê tông được trộn tại trạm trộn theo đúng thiết kế cấp phối đã được chấpthuận, mác 30 Mpa đối với bệ móng, thân tường Độ sụt bê tông được thiếtkế tuỳ theo phương pháp đổ bê tông tại hiện trường: Nếu dùng cẩu để đổ bêtông thì độ sụt đạt 10 ± 2cm; đổ bê tông bằng bơm thì độ sụt đạt 16 ± 2cm.Sau khi bê tông được bơm vào hệ thống ván khuôn sẽ dùng cuốc xẻng sanđều thành từng lớp không dày quá 30cm Trong khi đầm không được để đầmnằm tại chỗ lâu hơn 25 giây Khi đủ khối lượng bê tông cần thiết thì dùng bayvà bàn xoa xoa mặt bệ trụ Lưu ý đặt thép chờ trên mặt bệ móng để liên kết

Ngày đăng: 26/10/2016, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w