1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu thuyết minh du lich sóc trăng

14 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 111 KB

Nội dung

Bước sang thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh của các địa phương trong cả nước, theo Quyết định ngày 2 tháng 12 năm 1991 của Chính phủ, tỉnh Hậu Giang được tách ra t

Trang 1

Tài liệu thuyết minh: Du lịch Sóc Trăng

by Nhật Đông

Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam

Vị trí

Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14′-9°56′ vĩ độ bắc và 105°34′-106°18′ kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km

Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km

Đất đai

* Tổng diện tích: 322.330 ha

* Đất ở: 4.725 ha

* Đất nông nghiệp: 263.831 ha

* Đất lâm nghiệp: 9.287 ha

* Đất chuyên dùng: 19.611 ha

* Đất chưa sử dụng: 24.876 ha

Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m

Sông

Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh

Hành chính

Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu Năm 1956, dưới thời

Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng

Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa)

Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang

Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

* thành phố Sóc Trăng

* Long Phú

* Cù Lao Dung

* Mỹ Tú

* Thạnh Trị

Trang 2

* Vĩnh Châu

* Ngã Năm

* Kế Sách

* Mỹ Xuyên

Các thành phố và huyện lại được chia làm 105 xã, phường và thị trấn

Dân cư

Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.223,3 km² Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc” Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)

Văn hóa

* Có nền văn hóa ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với nhiều màu sắc hấp dẫn

— — — — — — — — — — —

LỊCH SỬ SÓC TRĂNG

Thời các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn.

Cho mãi đến trước 1757, vùng đất Sóc Trăng vẫn còn thuộc về sự cai quản lỏng lẻo của quốc vương Chân Lạp Người Khmer khi ấy gọi miền đất này bằng tên gọi Srok Khleang (có nghĩa là xứ lẫm, xứ kho) Srok Khléang là một phần quan trọng của đất Bassac (hay còn gọi là Bathắc) Đất Bassac khi ấy về cơ bản tương ứng với địa phận hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu hiện nay Tuy có tên gọi và địa phận rõ ràng như vậy, song trên thực

tế, vùng Bassac vẫn cònt rong tình trạng hoang vu, là nơin gự trị của đầm lầy và thú dữ Rải rác đây đó vài cụm dân cư thưa thớt

Năm 1757, do nhu cầu củng cố quyền lực, vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Préah Outey II quyết định cắt đất Bassac dâng tặng chúa Nguyễn Đất Sóc Trăng tứ đó chính thức trở thành một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam và được chúa Nguyễn phiên vào châu Đình Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định

Đến thời vua Gia Long, vào năm 1802, châu Định Viễn trở thành phủ, nhận lãnh bốn huyện là: huyện Vĩnh Bình, huyện Vĩnh An, huyện Vĩnh Định và huyện Tân An Sóc Trăng lúc này thuộc về huyen Vĩnh Định (phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh) Theo Trịnh Hoài Đức, huyện Vĩnh Định có diện tích khá lớn: phía Đông giáp biển, phía Tây giáp Cao Miên, phía Nam giáp Hà Tiên, phía Bắc giáp huyện Vĩnh An và huyện Vĩnh Bình, thế nhưng, dân

số lại rất thưa thớt, nên chưa chia ra tổng được Toàn huyện mới chỉ có 37 thôn, đếm, trong đó có 7 thôn (thôn Mỹ Phước, thôn Đại Hữu, thôn An Lạc, thôn An Thanh Nhứt, thôn An Thanh Nhì, thôn Đại Hòa và thôn An Hòa) là thuộc về Sóc Trăng

Vào năm 1832, vua Minh mạng chia đất Gia Định thành sáu tỉnh trực thuộc vào thành Gia Định Theo sự chia đặt mới này, Sóc Trăng thuộc về địa phận tỉnh An Giang

Trang 3

Sang năm 1835, nhận thấy dân cư đã phần nào đông đúc, đất đai khai phá cũng kha khá, các quan lại địa phương đã thỉnh cầu với vua Minh Mạng xin được lập phủ Ba Xuyên Vua Minh Mạng phê chuẩn Phủ Ba Xuyên vào năm 1835 bao gồm toàn bộ đất Bassac trước đây

“Khi đầu đặt An Phủ Sứ, đến năm thứ 20 (1839) cho chức An Phủ sứ mà lãnh việc tri phủ Lại trích địa phận huyện Vĩnh Định ra làm ba huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh, Vĩnh Định Sau đến Phong Nhiêu làm phủ, kiêm lý hai huyện Phong Thạnh và Vĩnh Định.” (Đại Nam Nhất Thống Chí) Như vậy, tình An Giang từ năm 1835 gồm có ba phủ: phủ Tuy Biên (Châu Đốc), phủ Tân Thành (Sa Đéc) và phủ Ba Xuyên (Sóc Trăng)

Năm Tự Đức thứ 3 (1850), triều đình giảm bớt quan lại, hai huyện: huyện Phong Thạnh

và huyện Vĩnh Định được giao cho “quan phủ kiêm nhiếp” Phủ Ba Xuyên như vậy vẫn trực thuộc tỉnh An Giang, lãnh 3 huyện, 10 tổng và 83 xã bang (Đại Nam Nhất Thống Chí)

Thời Pháp thuộc (1867 – 1945).

Theo mô tả của Annuaire de la Cochinchine en 1868, trong những năm đầu khi Pháp mới xâm lược, các đơn vị hành chính ở Sóc Trăng hầu như không thay đổi Nghị định ngày 15 tháng 7 năm 1867 của Thống đốc Nam kỳ chỉ gây nên hai xáo trộn nhỏ tại Sóc Trăng:

- Phủ Ba Xuyên được đổi thành hạt tham biện (Inspection)

- Trụ sở của hạt được dời từ Đại Ngãi (Vàm Tấn) về Khánh Hưng (thị xã Sóc Trăng) Phải đợi đến năm 1876, khi về cơ bản đã bình định xong đất Nam kỳ, chính quyền thực dân mới tiến hành cải cách hành chính tai đây Theo Nghị định ngày 5 tháng 1năm 1876, Pháp bỏ hẳn hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh và chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac

Hạt Sóc Trăng thời kỳ này có diện tích canh tác vào khoảng 7.618,43 hecta, dân số 55.935 người Hệ thống hành chính gồm 11 tổng và 144 thôn Trụ sở của hạt đặt ở Khánh Hưng, nơi có Toà bố, nhà điện tín, nhà bưu điện và một trường tiểu học

Vào năm 1899, theo Nghị định 20 tháng 12 năm 1899, chính quyền thực dân bãi bỏ các danh xưng địa hạt hay tòa tham biện, đổi thành tỉnh Tỉnh Sóc Trăng từ năm 1900 đến năm 1945 tồn tại với cơ cấu hành chính địa phương như sau:

- Từ năm 1900 đến 1916: theo các Nghị định ngày 10 tháng 10 năm 1906 và Nghị định ngày 16 tháng 2 năm 1909 của Thống đốc Nam Kỳ, tỉnh Sóc Trăng được phân chia làm

ba quận: quận Phú Lộc, quận Kế Sách và quận Ban Long với 11 tổng

- Từ năm 1916 đến 1929: theo Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1916 của Thống đốc Nam

Kỳ, lập thêm quận Châu Thành, thuộc tỉnh Sóc Trăng Như vậy trong thời gian này tỉnh Sóc Trăng gồm bốn quận, với 11 tổng và 81 làng, diện tích canh tác khoảng 212.908 hecta và dân số khoảng 188.458 người Cũng trong thời kỳ này, theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ, quận Ban Long được đổi tên thành quận Thạnh Trị (quyết định ngày

1 tháng 3 năm 1926)

- Từ năm 1929 đến năm 1945: quyết nghị ngày 19 tháng 11 năm 1929 đã chính thức chia lại hành chính các quan ở Sóc Trăng Từ sau khi quyết nghị này có hiệu lực, nhiều làng nhỏ được sát nhập vào với nhau, Sóc Trăng từ bốn quận trở thành ba quận là: quận

Trang 4

Châu Thành, quận Kế Sách và quận Long Phú Các quận này tồn tại cho hết thời Pháp thuộc

Thời kỳ chính quyền Việt Nam Cộng hòa

Năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Ba Xuyên Tỉnh Ba Xuyên có diện tích 2.833 km², dân số vào năm 1970 là 401.379 người và được chia làm tám quận với 50 xã Tám quận gồm:

- Quận Hòa Tù: diện tích 193,5 km², dân số 10.218 người

- Quận Lịch Hội Thượng: diện tích 235 km², dân số 33.372 người

- Quận Long Phú: diện tích 526,7 km², dân số 58.737 người

- Quận Mỹ Xuyên: diện tích 376,6 km², dân số 115.896 người

- Quận Ngã Năm: diện tích 334 km², dân số 27.244 người

- Quận Kế sách: diện tích 406 km², dân số 71.947 người

- Quận Thạnh Trị: diện tích 329 km², dân số 43.718 người

- Quận Thuận Hoà: diện tích 432,2 km², dân số 40.247 người

Thời kỳ từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến nay.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất, theo yêu cầu mới của việc quản lý đất nước, nhà nước ta đã quyết định sáp nhập hai tỉnh: tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ thành tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hậu Giang (kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975) Trụ sở của tỉnh được đặt tại thành phố Cần Thơ Tỉnh lỵ Sóc Trăng trước đây thành thị xã trực thuộc tỉnh

Bước sang thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh của các địa phương trong cả nước, theo Quyết định ngày 2 tháng 12 năm 1991 của Chính phủ, tỉnh Hậu Giang được tách ra thành hai tỉnh mới là tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ Tiếp theo

đó, Quyết định ngày 19 tháng 6 năm 1993 đã ổn định bộ máy hành chính của Sóc Trăng với 1 thị xã, 6 huyện với tổng số 94 xã, phường, thị trấn Đó là:

- Thị xã Sóc Trăng: 6 phường

- Huyện Kế sách: 12 xã và 1 thị trấn

- Huyện Mỹ Tú: 15 xã và 1 thị trấn

- Huyện Mỹ Xuyên: 15 xã và 1 thị trấn

- Huyện Thạnh Trị: 12 xã và 2 thị trấn

- Huyện Long Phú: 18 xã và 1 thị trấn

- Huyện Vĩnh Châu: 9 xã và 1 thị trấn

Hiện tại, Sóc Trăng đang là một trong những tỉnh sản xuất lương thực trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu sản xuất lúa gạo trong cả nước Với sự ổn định như hiện nay, trong tương lai, chắc chắn Sóc Trăng sẽ càng phát triển hơn nữa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

ĐỊA LÝ SÓC TRĂNG

Diện tích: 3.312,3 km2

Dân số (2006): 1.276.200 người

Tỉnh lỵ: thành phố Sóc Trăng

Các huyện: huyện Kế Sách, huyện Mỹ Tú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị, huyện Long

Trang 5

Phú, huyện Vĩnh Châu, huyện Cù Lao Dung và huyện Ngã Năm.

Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Chăm…

Thành phố Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 60

km, Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp với các tỉnh: tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu và biển Đông Sóc Trăng có 72 km bờ biển, 30.000 hecta bãi bồi, khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương hai mùa: mùa mưa từ giữa tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau Nhiệt độ trung bình năm từ 260C đến 280C

Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp chủ yếu trồng lúa (chiếm hơn 90% diện tích đất canh tác)

Du khách đến đây sẽ thấy một vùng đất xanh tươi với trái xum xuê trĩu quả như vườn nhãn ven biển Vĩnh Châu, vườn chôm chôm, sầu riêng, cam, quýt…trên cù lao Dung, cồn

Mỹ Phước

— — — — — — — — — — —

BÁNH PÍA SÓC TRĂNG

Không những có các công trình kiến trúc Khmer nổi tiếng, Sóc Trăng còn được biết đến bởi những món ăn ngon như cốm dẹp, xá bấu, bún nước lèo, bánh bía… trong đó, bánh bía là đặc sản không thể thiếu trong chuyến đi về Sóc Trăng

Chiếc bánh bía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh bía trông đã ngon lại càng ngon hơn Bánh bía Sóc Trăng không khô cứng như bánh lột da mà mềm, ngọt đậm Để bánh pía có được mùi vị, mầu sắc hấp dẫn phải qua rất nhiều công đoạn Trước tiên, bột mì được đưa vào máy, trộn nhuyễn với đường cát trắng trên bếp lửa Sau đó thêm vào các phụ gia, rồi chia làm hai phần Phần bột dai được cán mỏng như bánh tráng, cuốn tròn lại, kéo dài ra làm vỏ ngoài cùng Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, có kích cỡ vừa lòng bàn tay, được dùng làm vỏ bánh bên trong

Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ

Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam theo chân các Hoa kiều nên bánh pía cũng có ít nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa Ví như Người dân Nam Bộ có đặc tính thích mùi thơm nặng của sầu riêng do vậy bánh được bổ sung thêm mùi vị của loại trái cây này và từ đó đã trở thành đặc sản nổi tiếng Nhắc đến bánh bía Sóc Trăng ai cũng thích nhất bánh bía đậu xanh sầu riêng Sầu riêng khi tách hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh pía Sóc Trăng

Sau các bước chuẩn bị đầy công phu, bánh được đưa vào lò và nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 2700C Sau từ 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào lò trở lại 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm, quyện mùi sầu riêng thơm hấp dẫn cũng là lúc chiếc bánh đã được hoàn thành và chuẩn bị đến tay thực khách

Bánh bía có hai loại chay và mặn Ăn bánh không thể thiếu tách trà thơm Vị đăng đắng, thanh thanh trong trà giúp bánh đỡ ngấy Điều lạ của bánh là ở chỗ không thể ăn một lúc

Trang 6

được nhiều nhưng có thể nếm lai rai không biết ngán Người Sóc Trăng có thói quen biếu tặng bánh bía nhân dịp cúng trăng (rằm tháng 8) hoặc lễ Tết như cách bày tỏ tình thân

ái Người phương xa đến thăm Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phong bánh bía (mỗi phong bốn cái) làm quà cho người ở nhà, như mang theo hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một vùng quê Nam Bộ Để rồi cứ mỗi độ lễ hội Oc om boc đến, trên dòng sông Đinh rộn vang tiếng hò, khắp nơi vang lên điệu lâm thôn thì cũng là lúc chiếc bánh bía lại quay về với câu chuyện lễ nghĩa, của tình chòm xóm như câu hát mượt mà, da diết không thể nào quên

— — — — — — — — — — —

Chùa Sà Lôn (Chùa Chén kiểu)

Đến Sóc Trăng theo các tour du lịch tâm linh, ngoài viếng các chùa: Dơi, Đất Sét, Klêlang bạn không thể không viếng chùa Sà Lôn (còn gọi chùa Chén Kiểu) nằm trên Quốc lộ 1A, cách thị xã Sóc Trăng 12km về hướng Tây, hướng từ thị xã Sóc Trăng đi Bạc Liêu

Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu

Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành

Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liệu năm 1947

Cột chùa chạm nhiều hoa văn, đường viền độc đáo Hai bên cổng ngự, hai con sư tử bằng

đá trên bệ cao, hướng ra lộ Trên cổng xây ba ngôi tháp, được chạm khắc, đắp nổi biểu trưng cho văn hóa truyền thống Khmer Đặc biệt, trong lòng tháp chính giữa lồng một tấm kính, nổi bật tượng phật ngồi uy nghi, như hiện hữu an lành ở chốn cảnh chùa Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao Nếp phía trên có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong nguy nga Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu

vỡ đẹp mắt và sắc sảo Bước vào gian thờ chính điện, sẽ thấy quần thể gồm 20 tượng phật lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau Tất cả được bố trí hợp lý, không gian tôn nghiêm luôn thơm mùi nhang khói Theo một vị sư trụ lâu năm tại đây thì chùa Chén Kiểu trước kia được cất bằng lá, có tên Khmer là “Sà Lôn” Chùa được xây cất vào năm

1815 trên nền đất rộng Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào Chùa có tên Chén Kiểu từ đó Hiện nay ngoài tín đồ phật tử là đồng bào Kh’mer, chùa Chén Kiểu còn thu hút đông đảo khách du lịch tâm linh

từ khắp mọi miền đổ về hành hương trong những dịp lễ vía Phật Ngoài thắp hương cho lòng thanh thản còn được viếng cảnh chùa, xem nghệ thuật điêu khắc của nghệ nhân Kh’mer Nam bộ

— — — — — — — — — — —

Khám phá Chùa Khleang – Ngôi cổ tự miền đất Sóc Trăng

Trang 7

Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16 Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia

Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, có tuổi thọ rất cao, gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp

Chùa nằm trên một khoảnh đất rộng, không gian thông thoáng, chung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi gốc cây có đặt những băng ghế

đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ sau khi tham quan mệt nhọc

Chùa Khleang được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất

cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp Trên trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa

Nơi chính điện là tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm

1916 Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình

Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer

Hằng ngày, chùa Khleang đón rất nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia

Nét đẹp ở chùa Khleang

Du khách đến Sóc Trăng, ngoài việc nghỉ ngơi, thư giãn ở Hồ nước ngọt, chiêm ngưỡng chùa Dơi, ghé thăm chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu… không thể nào không đến chùa Khleang, bởi đến đây du khách sẽ đuợc chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy, kiến trúc độc đáo của ngôi chùa ở đây Chính vì nét đẹp của lối kiến trúc mà ngôi chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia Chùa tọa lạc tại số 71, đường Mậu Thân, phường 6, thị xã Sóc Trăng Vẻ đẹp chính của ngôi chùa là những đường nét, kiến trúc thể hiện phong cách đặc trưng của người Khơ-me ở Nam Bộ

Sóc Trăng là nơi tập trung đông đảo cư dân Khơ- me sinh sống Đan xen cùng các dân tộc Việt, Hoa anh em Cuộc sống của cư dân Khơ-me luôn gắn liền với chùa chiền, vì chùa là nơi để sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng, nên khu vực người Khơ-me sinh sống thường tập trung rất nhiều chùa phục vụ sinh hoạt tinh thần của

Trang 8

họ Do vậy, ngay từ buổi mở đất, cư dân Khơ-me xây dựng rất nhiều chùa chiền, cho nên ngày nay Sóc Trăng còn tồn tại rất nhiều ngôi chùa cổ gắn liền với sự sinh sống của cộng đồng người Khơ- me mà chùa Khleang là một minh chứng

Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ, có tuổi thọ rất cao, được xây cất vào khoảng 1533, gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng Do lúc đầu cuộc sống còn nhiều khó khăn, các loại vật liệu, phương tiện chưa phổ biến nên chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất lại bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp Chùa nằm trên một sở đất rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi góc cây có đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ sau khi tham quan mệt nhọc Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có trồng nhiều cây thốt nốt – loại cây tương tự như cây dừa, loại cây đặc trưng mà người Khơ-me thích trồng ở khu vực sinh sống của mình Cổng chùa được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khơ-me Trên cổng còn có ba ngôi tháp nhỏ, được trang trí đẹp mắt, hòa cùng nền trời xanh tạo nên gần gũi, liên kết, thành tâm giữa con người và đất trời, là sự giao hòa giữa cõi nhân duyên và miền cực lạc

Kiến trúc chính của ngôi chùa là tòa chính điện với lối kiến trúc phức tạp, sâu sắc thể hiện triết lý phương Đông về nhân sinh thế sự Chùa được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ màu sắc Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì

Bên trong chính điện có khoảng 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp Trên trần và chung quanh được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của Đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa Nơi chính điện là tượng Phật rất to, ngồi trên tòa sen lộng lẫy, xung quanh là những bày trí của các vị sư như hoa lá, cây trái và một vài tượng Phật nhỏ, vầng hào quang bằng điện lúc ẩn lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo Ngoài ra, trong chùa còn có một “Sa la” rất lớn, đó là nhà hội của phật tử và

sư sãi “Sa la” là một nhà sàn bằng gỗ, mặt sàn cách mặt đất khoảng 01 mét, có một gian rộng rãi để cử hành dâng cơm và tổ chức những sinh hoạt theo nghi thức cổ truyền

Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa Xung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật Hằng ngày, chùa Khleang đón rất nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài, hết thảy đều choáng ngợp trước nét đẹp kiến trúc của ngôi chùa Nếu có dịp đến Sóc Trăng, xin bạn hãy nán chút thời gian quý báu đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Khleang để cảm nhận thêm vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống

— — — — — — — — — — —

Chùa Dơi

Nếu có dịp ghé Sóc Trăng, các bạn nên đến với Chùa Dơi – một địa chỉ du lịch độc đáo nổi tiếng của vùng này Nằm cách thị xã Sóc Trăng 3km về phía Nam, Chùa Dơi mà tiếng Khơ Me gọi là Serâytécbômabatúp, có nghĩa là do phúc đức tạo nên

Chùa Dơi ra đời cách đây gần 400 năm (chùa có tên là chùa Mã Tộc hay chùa Ma Ha

Trang 9

Túc) – Chùa nằm cách thị xã Sóc Trăng 2km là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế Chùa Dơi độc đáo bởi hàng ngàn tượng phật, tượng

tứ linh (Long, ly, quy, phượng…) đều nặn từ đất sét cùng với vẻ đẹp kỳ thú do dơi và quạ tạo nên

Không ai nhớ nổi Chùa này ra đời khi nào và do ai trụ trì đầu tiên Song điều đó cũng không phải là sự đặc biệt gì Nét độc đáo của Chùa này chính là nơi hội tụ của hằng hà sa

số Dơi Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ lại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao và Dầu Có hàng vạn con Dơi tá túc ở cánh rừng này Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa

Khách du lịch đến thăm Chùa thú nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn Dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải hãi hùng

Cứ đến mùa mưa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của Dơi Hầu hết Dơi ở chùa đều đẻ mỗi lứa mỗi con, song số lượng Dơi thì không hề tăng thêm mà đang có nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi bằng cách chăng lưới hoặc dùng lồng chụp Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con Thịt dơi cũng là món khoái khẩu của mấy bợm nhậu Nghe bảo nó thơm và ngon như thịt gà

Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa chính là phúc lành nhà phật cho ngôi chùa này Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thoả mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa cổ này trong sự hoà đồng của nền văn hoá Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện Nếu có biện pháp tốt để trùng tu ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá nhiều) và bảo vệ được đàn dơi – ngôi chùa này chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sông nước Sóc Trăng

— — — — — — — — — — —

Chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn tự nằm ở khóm 1, phường 5, thị xã Sóc Trăng

Chùa nổi tiếng bởi những vật được tạo hình từ đất sét Từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và nhiều thứ khác đều làm bằng đất sét, sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ Chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam

Chùa Đất Sét được xây dựng từ rất lâu để thờ Phật tại gia của dòng họ Ngô Thuở ban đầu, Chùa được cất bằng các loại cây bình thường ở địa phương Trải qua bao năm tháng nên đã bị hư mục khá nhiều và cũng đã được con cháu trong dòng họ tu sửa nhiều lần theo cấu trúc ban đầu Mãi đến năm 1928, ông Ngô Kim Tông đã thực hiện một ý tưởng của mình là dùng chất liệu đất sét tại chỗ để dựng nên một ngôi chùa và tạc các tượng thờ Phật

Bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng bàn tay tài hoa khéo léo của mình, ông đã tạo nên tháp Đa Bảo cao 13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa có một tượng Phật Tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vị Phật và 156 con rồng đỡ cho 13 tầng tháp Toàn bộ tháp này cao chừng 4,5 mét Kế đó ông tạo Tháp Bỏa Tòa để thờ Phật cao chừng 2 mét, phía trên theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái: Càn – khảm – cấn – chấn – tốn – ly – khôn – đoài Trên cùng của tháp là một tòa sen với 1000 cánh, trên mỗi cánh sen có một

Trang 10

tượng phật ngự Trong chùa có một chùm đèn gọi là Lục Long Đăng với sáu con rồng quay đầu ra chung quanh, đuôi chụm vào với nhau, phía dưới là một bông sen để các bóng đèn Ngoài ra, ông Tông còn tạo hình các danh thú như Kim Lân, Thanh Sư, Bạch

Hổ, Long Mã, Bạch Tượng… có ba cái đỉnh, mỗi cái cao 1,5 mét, bảy cái lư hương nhỏ Tìm hiểu kỹ thì được biết toàn chùa có đến 1991 tượng Phật và tất cả đều hoàn toàn làm bằng đất sét Sau khi làm xong, tất cả các sản phẩm bằng đất sét đều được phủ lên bên ngoài bằng nước sơn, kim nhũ và dầu bóng nên trông giống như làm bằng chất liệu đồng vậy

Bên cạnh những sản phẩm bằng đất sét, ở trong chùa còn có những cây đèn cầy (nến) khổng lồ Sáp để đúc đèn được mua từ năm 1940, vẫn còn nguyên khối Sau một tháng, đèn thiệt khô mới dỡ bỏ khuôn và đem những con rồng bằng đất trang trí xung quanh Được biết, mỗi cặp đèn lớn đốt liên tục 70 năm mới hết

Suốt gần 30 năm, không một giọt sáp nào chảy ra bên ngoài cả Cần phải nói thêm là trong chùa hiện nay vẫn còn ba cây nhang (hương) lớn, mỗi cây nặng 50 kg chưa sử dụng đến Tất nhiên đều là hương thật Có lẽ chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc

“độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

— — — — — — — — — — —

Cồn Mỹ Phước

Nếu nói về “Du lịch xanh” ở Sóc Trăng thì cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, là một điểm thu hút khá đông du khách trong và ngoài tỉnh Nơi đây mang đặc thù của những vùng cây trái chuyên canh ở các cù lao trên sông Hậu thuộc Sóc Trăng cũng như ĐBSCL

Đông vui nhất là vào dịp tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hàng năm hoặc mùa hè – mùa trái cây chín rộ, mỗi ngày vẫn có hàng nghìn lượt du khách đổ về các vườn cây trái sum suê trĩu quả

Cách thị trấn Kế Sách chừng 10 km, muốn tới cồn Mỹ Phước khách có thể đi bằng cả đường thuỷ và đường bộ thuận tiện Đất xứ cồn này từ xưa đã nổi tiếng với cây hồng xiêm, xoài, sầu riêng…, có vườn trồng tỉa thêm cam quýt Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản với diện tích trên 300 ha Bên cạnh đó, các nhà vườn ở Mỹ Phước đã xây dựng mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách; trong đó, nổi bật là điểm vườn của gia đình ông Tư Việt Chỉ với 4,5 ha vườn nhãn, nhưng gia đình ông đã cải tạo, dành chỗ nghỉ ngơi cho khách Một gian hàng kinh doanh thức ăn đặc sản miệt vườn cũng được thiết lập với bến đò, nhà vệ sinh khá khang trang…, thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan

Không riêng gì điểm du lịch của ông Tư Việt, nhiều nhà vườn khác cũng đã thực hiện mô hình vườn sinh thái Qua đó, nhà vườn có thể bán được trái cây và có thêm thu nhập thêm từ các dịch vụ “ăn theo” Nhằm phát huy lợi thế này, Công ty du lịch Sóc Trăng cũng đã liên kết đầu tư vào một số điểm du lịch tại cồn Mỹ Phước để sửa sang lại bến bãi,

mở rộng khu sinh hoạt vườn Sắp tới, công ty sẽ tổ chức các tuyến du lịch sinh thái cuối tuần phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh

— — — — — — — — — — —

Chạch lấu nướng mộc (Sóc Trăng)

Chạch lấu phải là cá tươi, bơi khỏe… sau khi nướng cơ thịt mới dai, chắc Có nhiều công thức chế biến món chạch lấu nướng khác nhau, nhưng hơn nhau ở chỗ “bài phụ gia” ướp

Ngày đăng: 25/10/2016, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w