1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Hướng dẫn SURPAC 6.3

83 2,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 18,83 MB

Nội dung

1.3.3.Quản lý thông tin đối tượng đồ họa trên Surpac:Phần mềm Surpac quản lý thông tin đối tượng đồ bằng các thông tin sau: ID number, tọa độ XYZ, d1, d2,…, dn, Layer, String và SegmentTrong 1 layer của surpac gồm từ 1 đến 32000 String và trong 1 String gồm từ 1 đến 32000 Segment1.3.4.Cách hiển thị các thông tin của đối tượng đồ họa trên Surpac.Đối tượng đồ họa dạng điểm:Từ menu của Surpac chọn Display – Point – numbers xuất hiện hộp thoại download free:http://www.filedwon.info/6ekfnlgz3y55/H%C6%B0%E1%BB%9Bng_d%E1%BA%ABn_s%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_surpac.rar.html

Trang 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM SURPAC 6.0.3 PHẦN ĐỊA CHẤT

CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA TRÊN SURPAC

1.1 CỬA SỔ CHUNG CỦA PHẦN MỀM SURPAC 6.0.3.

1: Menus: Menu chính của chương trình

2: Toolbars: Công cụ

3: Navigator: Cửa sổ file làm việc của surpac

4: Preview pane: Cửa sổ xem file đồ họa.

5: Legend pane: Cửa sổ biên tập màu

6: Graphics: Cửa sổ đồ họa

7: Propecties pane: Cửa sổ thông tin file

8: Layer manager: Cửa sổ hiển thị và quản lý file làm việc

9: Status bar: Vị trí hiển thị câu hỏi và câu lệnh của chương trình

Trang 2

10: Message window: Cửa sổ hiển thị thông báo của chương trình

1.2 MỞ THƯ MỤC LÀM VIỆC TRÊN SURPAC

Chọn thư mục cần làm việc trên cửa sổ bên trái màn hình Click chuột phải đưa chuột trái chọn

Set as work directory.

1.3 CÁCH IMPORT CÁC FILE TỪ EXCEL VÀ DXF VÀO SURPAC.

1.3.1 Cách import file từ excel vào surpac.

- Cấu trúc file excel

Để inport file từ excel vào surpac thì file excel chuyển sang file có đuôi mở rộng là CSV

Ví dụ: Cấu trúc của file *.CSV như sau ID,X,Y,Z,d1,d2,…,dn

1 239231.2 1241259 64.44 d I-19/1

2 239221.3 1241271 60.86 d mom I-19/2(Chú ý tên các file ta nên gán thêm 1 số đằng sau bất kỳ ví dụ: point1.csv)

- Cách import: ví dụ ta cần import file có tên lo1.csv

Từ menu của Surpac chọn File – import – data from many file ( String ) xuất hiện hộp thoại Import Coordinates … như hình vẽ:

Trang 3

Location: tên file cần import: lo

ID range: 1

Extension: csv ( đuôi mở rộng của file cần inport )

Tại cửa sổ thứ 2 của hộp thoại ta gõ tên file cần hiển thị trên surpac

Location: tên file hiển thị ( tên file mới )

Chọn Apply xuất hiện hộp thoại Convet text files … như hình vẽ:

Vi dụ như file: lo1.csv

String number: tên điểm ứng với cột ID ( ID cột số 1 )

Y value: tên cột Y tương ứng ( Y cột số 3 )

X value: tên cột X tương ứng ( X cột số 2 )

Z value: tên cột Z tương ứng ( Z cột số 4 )

Sau khi chọn xong ta chọn Apply xuất hiện hộp thọai Convet text files … như hình vẽ:

Tại ô text field number: gõ số tương ứng của cột d1 trong file ( ví dụ d1 là cột số 5 )

Trang 4

Gõ xong chọn Apply:

Xuất hiện hộp thoại Convet text files … như hình vẽ:

Tại ô Text field number: gõ số tương ứng của cột d2 trong file ( ví dụ d2 là cột số 6 ) Tiếp tục chọn Apply cho đến cột dn của file cần import thì tại ô Text field number: gõ số cột

tương ứng của dn là số n+5

Sau khu import xong lúc này trên cửa sổ Navigator của Surpac xuất hiện file lo1.str

Để mở file này trên màn hình của Surpac ta chỉ việc dùng chuột trái chọn kéo ra màn hình

1.3.2 Cách Import các file đồ họa từ các phần mềm khác ( Autocad, Macrostation, Coredraw,

…) vào Surpac.

Để import các file đồ họa từ các phần mềm khác vào Surpac ta mở các file đó trên phần mềm gốc của file và chuyển file đó về file có đuôi mở rộng chung gian là *.DXF và gán thêm 1 số bất kỳ sau tên file ( ví dụ: topo1.dxf )

Cách import:

Ví dụ: ta import file topo1.dxf

Từ menu của Surpac chọn File – Import – DXF file to a string/DTM file xuất hiện hộp thoại

Convert DXF files to Str files như hình vẽ:

Location: Tên file cần import: topo

ID range: Số sau tên file: 1

Output location: tên file hiển thị trên surpac ( nên để trùng tên với file dxf )

Chọn Apply kết thúc quá trình import

Trang 5

Từ cửa sổ Navigator của Surpac xuất hiện file topo1.str sau đó ta kéo ra màn hình.

1.3.3 Quản lý thông tin đối tượng đồ họa trên Surpac:

Phần mềm Surpac quản lý thông tin đối tượng đồ bằng các thông tin sau: ID number, tọa độ XYZ, d1, d2,…, dn, Layer, String và Segment

Trong 1 layer của surpac gồm từ 1 đến 32000 String và trong 1 String gồm từ 1 đến 32000 Segment

1.3.4 Cách hiển thị các thông tin của đối tượng đồ họa trên Surpac.

- Đối tượng đồ họa dạng điểm:

Từ menu của Surpac chọn Display – Point – numbers xuất hiện hộp thoại

Layer name: tên layer cần hiển thị

Desc field number: chọn đối tượng cần hiển thị ( x, y, z, d1, d2, … , dn )

Trang 6

Text Alignment: Hiển thị đối tượng về các phía của điểm ( < phải, > trái, … )

- Đối tượng dạng String và Segment:

+ Hiển thị các thông tin:

Từ menu của Surpac chọn Display – Strings – With string and segment numbers xuất hiện

hộp thoại như hình vẽ:

Cũng như hiển thị thông tin của điểm ở đây các đối tượng đồ họa được hiển thị cả Strng number và Segment number và có các lựa chọn thiển thị:

Layer name: tên layer cần hiển thị

Desc field number: chọn đối tượng cần hiển thị ( x, y, z, d1, d2, … , dn )

Text Alignment: Hiển thị đối tượng về các phía của điểm ( < phải, > trái, … )

All points: hiển thị tất cả trên các String

First point: hiển thị ở đầu các String

Centroid: Hiển thị ở trung tâm các String

Sau khi chọn xong các thông tin chọn Apply để hiển thị:

+ Hiển thị các điểm ảo của String:

Từ menu của Surpac chọn Display – Point – Markers xuất hiện hộp thoại như hình vẽ:

Layer name: tên layer cần hiển thị điểm

Trang 7

ở đây ta chọn cách hiển thị là All points:

Cửa sổ dưới đây thể hiện các đối tượng sau:

Số 34.1gồm: 34 là String number và 1 là Segment number

Các dấu (+) là các point markers

Như vậy các String number các số hiệu (TT) của đường còn đối với dạng điểm thì tương ứng với cột ID number

Trong 1 string gồm có 1 đến nhiều các segment: ví dụ String 35 gồm 2 segment 2 và 3

1.3.5 Cách tắt các đối tượng tong tin đồ họa trên Surpac.

Như phần trên ta đã hiển thị các thông tin của điểm gồm độ cao, ghi chú về điểm, String, Segment …để ẩn các thông tin đó đi ta tiến hành như sau:

Từ menu chọn Display – Hide point – Attributes xuất hiện hộp thoại như hình vẽ:

Lúc này ta chỉ cần quan tâm đến Text Alignment: < phải, > trái … thông tin cần tắt phía nào của điểm Sau đó chọn Apply

Tắt các point markers: Từ menu chọn Display – hide temporary markers

1.4 BIÊN TẬP CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA TRÊN SURPAC.

1.4.1 Đối tượng dạng điểm;

Trang 8

+ Delete: Xóa điểm

+ Insert: Thêm điểm trên String ( khoảng cách giữa 2 điểm ta thêm 1 điểm thứ 3 )+ Move: Dịch chuyển điểm

+ Properties: Xem thông tin của điểm

+ New: Thêm 1 điểm mới bất kỳ không phụ thuộc vào String có sẵn

Như hình vẽ đẻ thêm 1 điểm ta cần gán các thông tin sau;

String: Số String mới cần quản lý

Y value: Tọa độ Y của điểm mới

X value: Tọa độ X của điểm mới

Z value: Độ cao của điểm mới

Nhập xong chọn Apply

+ Maths: Công thức sửa chữa thông tin của 1 điểm gồm: x, y, z

Trang 9

Ví dụ: Muốn nâng độ cao của 1 điểm độc lập hoặc trên 1 String:

Như hình vẽ trên: Cột Field: Giá trị thông tin cần thay đổi ( thay đổi giá trị z)

Cột Expression: Cột điền công thức z, y, z, +, -, *, / n ( n là số tự nhiên ) ( muốn z nâng lên hoặc hạ xuống 1 khoảng nào đó ta nhập z+100…)

Khi chọn xong ấn Apply lúc này xuất hiện câu hỏi của chương trình: Select the point apply maths ( Chọn vào điểm cần sửa chữa )

1.4.2 Đối tượng dạng đường ( String và Segment )

- String:

Trang 10

+ Renumber: thay đổi giá trị của String từ cũ sang mới.

Sau khi chọn Renumber xong ta chọn vào String cần thay đổi trên màn hình xuất hiện hộp thoại Renumber a string:

Renumber string: số String number cũ

To string: số string mới cần thay đổi

Sau đó chọn Apply

+ Renumber range: Thay đổi giá trị của String theo bước nhảy

Để thay đổi các string theo 1 bước nhảy ta chọn Renumber range màn hình xuất hiện hộp thoại:

String range from: 2,10,2 là: 2 là string nhỏ nhất, 10 là string lớn nhất và 2 là bước nhảy ( cũ )

Trang 11

String range to: 8,16,2 là: 8 là string nhỏ nhất, 16 là string lớn nhất và 2 là bước nhảy ( mới )Sau đó chọn Apply.

+ Delete: Xóa string

+ Delete range: Xóa string theo bước nhảy Sau khi chọn Delete range thì màn hình xuất hiệnhộp thoại ta điền vào ô String range các giá trị cần xóa

Ví dụ: 2,10,2 là: 2 là string nhỏ nhất, 10 là string lớn nhất và 2 là bước nhảy cần xóa

+ Copy: Sao chép string

+ Move: Dịch chuyển String

+ Clean: Tìm lỗi string ( các tùy chọn tìm và sửa lỗi giống như sủa lỗi layer )

+ Reverse: Nghịch, đảo string

+ Rotate: Xoay string

+ Smooth: Làm trơn string

+ Maths: Công thức thay đổi giá trị của string

Field: Giá trị được chọn x, y, z, …

Expression: Công thức thay đổi: z, y, z, +, -, *, / n ( n là số tự nhiên )

Sau khi nhập xong ấn Apply rồi chọn vào String cần thay đổi

- Segment:

Trang 12

+ Join: Nối các Segment riêng biệt lại với nhau

+ Close: Đóng kín segment

+ Renumber: thay đổi segment number

Muốn thay đổi segment number chọn Renumber và chọn vào segment cần thay đổi lúc này màn hình xuất hiện hộp thoại:

Segment: số segment cũ

To string: số segment mới cần thay đổi

Sau đó chọn Apply

Trang 13

+ Reverse: nghịch, đảo segment

+ Break: Cắt segment thành 2 phần

+ Break by dragging line: Cắt 1 nửa của segment

+ Delete: Xóa 1 segment

+ Delete portion: Xóa segment theo đường đi của chuột ( Chọn 1 điểm trên Segment giữ chuột kéo đến điểm cần xóa )

+ Copy: Sao chép segment

+ Move: Dịch chuyển segment

+ Change gradient: thay đổi độ dốc cho segment

Sau khi chọn Change gradient đưa chuột chọn điểm đầu và điểm cuối của segment thì màn hình xuất hiện hộp thoại:

+ Rotate: Xoay segment

+ Trim: Cắt các segment theo mép đường boundary khép kín

+ Truncate line: Cắt 2 segment giao nhau

Trang 14

+ Expand/contract: Offset segment khép kín: Chọn 1 điểm trong ( nếu offset phía trong ) hoặc

1 điểm ngoài ( nếu offset phía ngoài ) của segment khép kín

Distance: theo chiều dài

Percentage: theo phần trăm

Offset amount: khoảng cách hoặc % offset ( theo số tự nhiên ) Sau đó chọn Apply

+ Clean: Sửa lỗi segment ( các tùy chọn tìm và sửa lỗi giống như sủa lỗi layer )

+ Normalise segment: Lọc điểm và chia điểm đều nhau theo khoảng cách bất kỳ trên Segment

Maximum distance between point: khoảng cách nhỏ nhất đến 2 điểm ( số nguyên dương )Operate on: theo segment, theo string hoặc theo layer

Remove duplicates: Loại bỏ những điểm trùng nhau

Trap distance for removing duplicates: Khoảng cách lớn nhất để loại bỏ các điểm trùng nhauKết thúc chọn Apply

+ Maths: Công thức thay đổi giá trị của segment

Trang 15

Field: Giá trị được chọn x, y, z, …

Expression: Công thức thay đổi: z, y, z, +, -, *, / n ( n là số tự nhiên )Sau khi nhập xong ấn Apply rồi chọn vào String cần thay đổi

1.4.3 Làm việc với Layer

+ Propecties: Xem thông tin của 1 Layer

+ Clean: Kiểm tra lỗi và sửa lỗi 1 layer

Trang 16

Closure: Sự khép kín

Cross-overs: Sự cắt nhau, giao nhau

Duplicate point: Điểm trùng nhau

Duplicate Segment: Segment trùng nhau

Minimum Area: Diện tích nhỏ nhất

Minimum points:

Spikes: Sự phân nhánh

Action: Mark: đánh dấu Remove: Xóa

Target: Layer (cả lớp) string ( theo string )

Trap distance: khoảng cách tìm lỗi

Marker colour: Màu phát hiện lỗi

Measure distances and angles in: 2D ( bản đồ 2 D ) 3D ( bản đồ 3D ) ( ta thường chọn là bản đồ 3D để sửa lỗi )

+ Close: Xóa 1 lớp hiện thời trên màn hình

Trang 17

+ Close all: Xóa tất cả các lớp hiện thời trên màn hình.

+ Clear: Làm sạch 1 lớp

+ Clear all: Làm sạch tất cả các lớp

+ New: Tạo 1 layer mới

+ Transfrom: Chuyển góc nhìn bản đồ theo 3 điểm tự chọn trên màn hình

+ Maths: Công thức trên layer

String range: bước thay đổi trên string ( số nguyên dương )

Field: Giá trị được chọn x, y, z, …

Expression: Công thức thay đổi: z, y, z, +, -, *, / n ( n là số tự nhiên )

1.4.4 Các cách sao chép, dịch chuyển đối tượng đồ họa theo String và Segment.

Để sao chép, dịch chuyển các đối tượng đồ họa theo các trục x, y, z, góc và chiều dài thì ta đưa bản vẽ trên màn hình về các góc nhìn tương ứng theo thanh công cụ hệ tọa độ sau:

Theo thứ tự từ trái sang phải:

+ Phóng to màn hình

+ Thu nhỏ màn hình

+ Đưa bản vẽ về mặt phẳng

+ Đưa góc nhìn bản vẽ theo 1 điểm và 1 góc bất kỳ trên màn hình

+ Đưa bản vẽ về hệ tọa độ phẳng chuẩn theo trục xy

+ Đưa bản vẽ về hệ tọa độ chuẩn theo trục xz

Trang 18

+ Đưa bản vẽ về hệ tọa độ chuẩn theo trục zy

- Theo String:

• Sao chép: Copy String constrained by

X: Sao chép String theo trục X

Y: Sao chép String theo trục Y

Z: Sao chép String theo trục Z

XY: Sao chép String theo trục XY

XZ: Sao chép String theo trục XZ

YZ: Sao chép String theo trục YZ

+ Bearing & distance: Sao chép string theo phương, chiều dài và hướng dốc.Trước tiên ta phải chọn vào string cần sao chép màn hình xuất hiện hộp thoại

New string: số string number mới

Trang 19

Bearing: Phương vị

Dip: Góc dốc

Slope distance: Chiều dài nghiêng

Nhập xong chọn Apply

+ Rotate: Sao chép string theo 1 góc bất kỳ

Chọn 2 điểm trên string 1 điểm đầu và 1 điểm làm tâm quay xong xuất hiện hộp thoại

New String: số string number mới

Angle: Số góc quay ( theo độ )

Nhập xong chọn Apply

+ Transformation: Sao chép string theo 4 điểm:

Chọn 2 điểm đầu và cuối của string cần sao chép sau đó chọn 2 điểm mới điểm đầu và cuối cho string di chuyển đến màn hình xuất hiện hộp thoại

New String: số string number mới

Scale: Tỷ lệ so với string gốc

Rotation: Góc quay so với string gốc

Shift Y: Gia số tọa độ theo trục Y

Trang 20

Shift X: Gia số tọa độ theo trục X

Shift Z: Gia số tọa độ theo trục Z

Nhập xong chọn Apply

• Dịch chuyển: Move String constrained by:

Tương tự như sao chép string:

- Theo Segment:

+ Sao chép Segment: Copy Segment constrained by:

Tương tự như sao chép String

+ Dịch chuyển Segment: Move Segment constrained by:

Tương tự như dịch chuyển String

1.4.5 Làm việc với Trim và Clip của Segment:

+ Làm việc với Trim

- Trim by window box: Xóa segment theo vùng chọn của chuột

Partialy: xóa 1 phần

Enrtialy: xóa hoàn toàn

Inside: xóa bên trong đường chọn

Outside: xóa bên ngoài đường chọn

Trang 21

ấn Apply sau đó dùng chuột chọn lên màn hình 1 vùng cần xóa.

- Trim by selected segment: Xóa segment theo đường bao khép kín

Các tùy chọn như trên Sau đó ta chọn vào segment khép kín cần xóa

- Trim by digitised segment: Xóa segment theo 1 đường bất kỳ

+ Làm việc với Clip:

- Clip by window box: Cắt các segment theo vùng chọn của chuột ( tương tự như xóa)

- Clip by selected segment: Cắt các segment theo đường bao khép kín

- Clip by digitised Cắt các segment theo 1 đường bất kỳ

1.5 LÀM VIỆC VỚI MENU CREATE:

1.5.1 Points:

Trang 22

By coordinates: nhập tọa độ, độ cao của 1 điểm mới

String: số string number mới

Y value: tọa độ Y điểm mới

X value: tọa độ X điểm mới

Z value: tọa độ Z điểm mới

Dess: ghi chú mã điểm

Nhập xong chọn Apply

Insert affer an existing point: Kéo dài điểm cuối của segment bằng 1 điểm mới bất kỳ

Chọn vào 1 điểm cuối của segment cần kéo dài xuất hiện hộp thoại

Trang 23

nhập tọa độ y, x, z và ghi chú điểm cần kéo dài của segment.

Sau đó chon Apply

In line between adjacent points: Thêm 1 điểm liền kề giữa 2 điểm của 1 segment theo chiều dài

bất kỳ

Chọn vào đọan segment cần thêm điểm xuất hiện hộp thoại:

New point: gõ chiều dài từ điểm đầu đến điểm mới

Sau đó chon Apply

On line between any point: Thêm 1 điểm bất kỳ giữa 2 điểm đầu và cuối của 1 segment theo

chiều dài ngang, chiều dài nghiêng và phân số:

Chọn 1 điểm đầu và 1 điểm cuối trên 1 đọan của 1 segment xuất hiện hộp thoại

ta gõ chiều dài tương ứng vào ô Distance:

sau đó chọn Apply

At intersection of two lines: Tạo 1 điểm chung của 2 segment cắt nhau ( dùng chuột chọn điểm

đầu, cuối của segment thứ nhất và điểm đầu, cuối của segment thứ 2 )

At intersection of two arcs Tạo 1 điểm chung của 2 cung cắt nhau.

Trang 24

At intersection with horizontal plane: Tạo điểm cắt nhau giữa string với mặt phẳng nằm ngang.

At intersection with vertical plane: Tạo điểm cắt nhau giữa string với mặt phẳng thẳng đứng 1.5.2 Vẽ vòng tròn, cung tròn:

Cricle by drag: Chọn 1 điểm trên màn hình bất kỳ xuất hiện hộp thoại:

Radius: Gõ bán kínhArc distance: Chiều dài chia đoạn cung trònZ: Độ cao đường tròn

Kết thúc chọn apply

Cricle by selections: Vẽ đường tròn theo đường chọn của chuột.

Curve from tangents: Nối 2 segment giao nhau thành cung tròn theo bán kính và chiều dài cung

bất kỳ

1.6 LÀM VIỆC VỚI CÁC THANH CÔNG CỤ VẼ ĐƯỜNG.

1.6.1 .Bắt điểm

Trang 25

No snap: không bắt điểm

Point: bắt vào điểm

Line: Bắt vào đường

Triangle: bắt vào đỉnh tam giác

1.6.2 Vẽ đường:

Nối đường thẳng bất kỳ không phụ thuộc vào lệnh bắt điểm Nối đường thẳng bất kỳ phụ thuộc vào lệnh bắt điểm Đóng kín các đường nối

Ngắt lệnh tạo điểm bắt đầu mới

Tạo 1 đường mới trùng với đường đã có

Tạo 1 đường mới nằm giữa hai đường có trước

Gán string number cho các lệnh vẽ đường

1.7 TẠO GRID 2D VA 3D ĐỂ NHÌN ( GRID ẢO ).

Trang 26

Y Direction: Khoảng cách trục Y

X Direction: Khoảng cách trục X

Z Direction: Khoảng cách trục Z

Sau đó chọn Apply

1.8 LÀM VIỆC VỚI MENU INQUIRE

Point properties: xem thông tin của điểm

Segment propecties: Xem thông tin của segment

Segment length: Đo chiều dài của segment

Triangle propecties: Xem thông tin của tam giác ( phục vụ cho DTM hoặc 3DM )

Trang 27

Bearing and distance between 2 points: Đo góc phương vị và chiều dài giữa 2 điểm

Angle between 3 points: Đo góc giữa 3 điểm

Cursor coordinates: Xem thông tin tọa độ của 1 điểm bất kỳ

1.9 LÀM VIỆC VỚI MENU FILE TOOLS

1.9.1 String Maths: Công thức với String

1.9.2 Chuyển đổi bản vẽ 2D

Trên cơ sở bản vẽ có 2 điểm trùng nhau tồn tại ở 2 hệ tọa độ khác nhau

Từ menu chọn File Tools – Transfromations – 2D transformations of string file xuất hiện

hộp thoại:

Trang 28

Define files to transform:

+ Location: tên file cần chuyển

+ ID range: số file

+ Files: loại file chuyển đổi Obs hoặc String

Define files to Create:

+ Location: Tên file mới

+ Any Z correction: Sửa chữa giá trị độ cao Z

+ Transform AB axis: Chuyển theo trục AB

Addition: Cộng vào giá trị Z cũ (± 0 – n )

Multiplication: Nhân vào giá trị Z cũ (± 0 – n )

Correction factor: Giá trị sửa chữa (± 0 – n )

Define transformation parameters:

Old points: Tọa độ 2 điểm X1, Y1 và X2, Y2 của 2 điểm hệ tọa độ cũ

New points: Tọa độ 2 điểm X1, Y1 và X2, Y2 của 2 điểm hệ tọa độ mới

Sau khi hoàn tất các thông tin trên chọn Apply xuất hiện hộp thoại: Verify transformation parameters

Trang 29

Scale: tỷ lệ chuyển đổi

Rotation: Góc lệch giữa 2 hệ tọa độ

Shift Y: Gia số tọa độ Y giữa 2 hệ

Shift X: Gia số tọa độ X giữa 2 hệ

Chọn vào ô Accept these adjustments: Chấp nhận các thông số trên

Sau đó chon Apply

1.9.3 Chuyển đổi bản vẽ 3D.

Từ menu chọn File Tools – Transfromations – 3D transformations of string file xuất hiện

hộp thoại:

Define the files to be transformed:

+ Location: Tên file cần chuyển

+ ID range: Số file

Define the files to be created:

Trang 30

+ Location: Tên file ra

Box string file for grid:

Tắt ô Create

Chọn Apply Xuất hiện hộp thoại 3D transform gồm:

+ Bearing: độ lệch góc phương vị ( nếu có )

+ Dip: Góc dốc ( nếu có )

Define the transformation centre: Chuyển đổi theo tọa điểm trung tâm bản vẽ XYZ ( nhập tọa độ điểm trung tâm bản vẽ )

Define the scaling parameters: thông số tỷ lệ chuyển đổi giữa 3 trục XYZ (nếu có )

Sau đó chon Apply kết thúc quá trình chuyển

1.9.4 Map to Map Transformation of strings (2d):

Chuyển đổi vị trí bản đồ từ vị trí này sang vị trí khác qua giá trị tọa độ X, Y của 1 đến n điểm

Cơ sở chuyển đổi gồm 1 đến n điểm có vị trí trùng nhau và có giá trị tọa độ X, Y ở 2 hệ khác nhau

Trang 31

Define files to transform:

Location: Tên file cần chuyển

ID range: Số file

Define files to Create:

+ Location: Tên file mới

+ Any Z correction: Sửa chữa giá trị độ cao Z

+ Transform AB axis: Chuyển theo trục AB

Addition: Cộng vào giá trị Z cũ (± 0 – n )

Multiplication: Nhân vào giá trị Z cũ (± 0 – n )

Define transformation parameters:

Old Yi, Xi: nhập các điểm tọa độ ở hệ tọa độ cũ

New Yi, Xi: Nhập các điểm tọa độ ở hệ tọa độ mới

Sau khi nhập xong chon Apply Kết thúc quá trình chuyển

1.10 BIÊN TẬP VÀ QUẢN LÝ MÀU CỦA STRING, DTM VÀ SOILDS ( 3DM ).

Trang 32

Trên cửa sổ legend của surpac hiển thị những folder gồm:

1.10.1 Main graphics layer: Flie gốc của surpac

+ DTMs and 3DMs: màu của DTMs và Soilds trên file gốc

+ String: Màu của string trên file gốc

1.10.2 Topo2.str: file đang hiển thị trên màn hình surpac

+ DTMs and 3DMs: màu của DTMs và Soilds trên file topo2

+ String: Màu của string trên file topo2

1.10.3 Cách biên tập màu của DTMs and 3DMs

Dùng chuột trái chọn vào folder DTMs and 3DMs cửa sổ xuất hiện những hộp màu của các

có tên khác nhau Các tên này tương ứng với màu của các Object number trong bề mặt DTM và Soilds

Để sửa chữa màu các tam giác ta chỉ việc chọn 2 lần bằng chuột trái vào ô cần sửa chữa màn hình xuất hiện hộp thoại để biên tập:

Trang 33

+ Range: Mã màu tương đương với số của Object number.

+ Lable: ghi chú nhãn tùy ý

+ Edges: Màu đường viền muốn thay đổi chọn properties để thay đổi các tùy chọn như: màu, kiểu đường, …

+ Faces: Màu bề mặt muốn thay đổi chọn properties

+ Markers: Điểm ảo Muốn thay đổi chọn properties để thay đổi kiểu điểm và độ lớn Màu của Markers phụ thuộc vào màu của range

Sau khi thay đổi xong ta chọn vào ô: Save styles when form is applied và đặt 1 tên mới cho file màu đã biên tập lại tại ô Filename File này có đuôi mở rộng là *.ssi

1.10.4 Cách biên tập màu cho String:

String gồm các tùy chọn sau: Range, Lable, Entity, Drawing methond, Line, Marker, Text và Polygon

Trang 34

Tương tự như biên tập màu của DTMs and 3DMs ở đây đối với String có thêm các tùy chọn cho các đối tượng đồ họa rõ ràng như:

+ Entity: Sự tồn tại màu của đối tượng đồ họa như: Contour, contour lable, …

+ Drawing methond: Định nghĩa màu rõ ràng cho các thông tin như x, y, z, d1, d2, … Sau khi thay đổi xong ta chọn vào ô: Save styles when form is applied và đặt 1 tên mới cho file màu đã biên tập lại tại ô Filename File này có đuôi mở rộng là *.ssi

1.11 LÀM VIỆC VỚI THANH CÔNG CỤ MENU FILE:

1: Mở file String, DTM và 3DM trực tiếp vào layer Main graphics layer ( layer chính của chương

trình )

Trang 35

Layer: Tên layer gốc hiện thời của chương trình

Location: Tên file cần mở

Load file as: Loại file String hay DTM

Sau đó chon Apply

Cách mở 2 file trên cùng 1 layer: Đưa chuột chọn đồng thời 2 hay nhiều file trên cửa sổ Navigator và cũng đồng thời giữ phím Ctrl trên bàn phím giữ nguyên chuột kéo các file cửa sổ đồ họacủa Surpac sau dó nhả chuột trước rồi mới bỏ phím Ctrl Lúc này các file được mở trên layer chính

của Surpac là Main graphics layer Nếu muốn tạo thành file mới ta chỉ việc chọn Save là xong.

2: Cách ghi (Save) file trên Surpac

Filename: Tên file

Output format type: Cấu trúc file Surpac DTM file hoặc Surpac String file

Extension: Loại đuôi mở rộng của file *.dtm hoặc *.str

Trang 36

CHƯƠNG 2

MÔ HÌNH BỀ MẶT CONTOUR VÀ DTM

2.1 TẠO ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC ĐỊA HÌNH ( CONTOUR )

2.1.1 Tạo Contour từ file tọa độ XYZ trên excel

Để tạo được Contour từ các điểm tọa độ trước tiên ta phải đưa các điểm đó lên Surpac (Cách import ở chương 1 mục 1.3.1) Sau đó ta mở file điểm trên màn hình đồ họa của Surpac như hình vẽ:

Từ menu chọn Surfaces – Contouring – begin contouring xuất hiện hộp thoại:

Gõ tên file mới vào ô: Grid defaults file chọn Apply sau đó chọn Continue

Tiếp tục chọn Surfaces – Contouring – Contouring area – Difine extents xuất hiện hộp thoại:

Trang 37

Layer containing data: Chọn tên file string chứa dữ liệu điểm cần vẽ Contour

Chọn Calculate grid mesh size thì tại 2 ô Y, X grid step size ( khoảng cách ngắn nhất giữa 2 trục XY )xuất hiện 2 số mà chương trình tự tính toán dựa trên cơ sở mật độ và khoảng cách giữa các điểm đo Sau đó chọn Apply xuất hiện hộp thoại:

Thông tin ở các ô gồm:

Y, X, Z coordinate of grid origin: Tọa độ điểm gốc mắt lưới thấp nhất góc trái dưới của file cần vẽ ta

có thể thay đổi giá trị thấp hơn giá trị chương trình đưa ra để hệ thống mắt lưới được phủ rộng hơn

Y, X exten of grid: Khoảng cách bao trùm của mạng lưới grid tính từ điểm gốc mắt lưới đến hết diện tích cần vẽ Khoảng cách này có thể thay đổi lới hơn giá trị chương trình đưa ra để hệ thống mắt lưới được phủ rộng hơn

Y, X grid step size: Khoảng cách chia ngắn nhất các mắt lưới theo 2 trục XY

Angle of grid orientation: góc định hướng của mạng lưới nếu có

Sau đó chọn Apply màn hình xuất hiện đường ranh giới của hệ thống mắt lưới phủ trùm khu vực cần vẽ:

Trang 38

Tính toán giá trị cho hệ thống grid:

- Phương pháp nghịch đảo khoảng cách: By inverse distance

Tiếp tục chọn Surfaces – Contouring – Estimate grid values – By inverse distance ( tính giá trị cho hệ thống Grid theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách ) màn hình xuất hiện:

Location: chọn tên file cần tính toán

String range: 1,32000 giá trị String number từ 1 đến 32000 của file

Z or D field: Trường giá trị độ cao Z hoặc giá trị khác D ta chọn Z

( Nếu ta chọn trường D thì tại ô D field ta phải chọn từ 1 đến n tương đương với số cột từ 1 đến n của cột D trong file excel )

Sau đó chọn Apply màn hình xuất hiện hộp thoại:

Trang 39

Search type: Kiểu chọn theo elíp hoặc cung tròn ( ta nên chọn theo elip )

Tại ô Maximum search radius: Số bán kính nhỏ nhất tương đương với số Y, X grid step size

Màn hình xuất hiện các mắt lưới màu trắng ở dạng marker phủ kín khu vực cần vẽ:

- Phương pháp bán kính nội suy: By Kriging

- Phương pháp đa thức: Fit polynomial Surface to Grid

- Phương pháp 3 tam giác: By triangulation

Trang 40

Tất cả các tùy chọn của 3 phương pháp còn lại đều giống PP nghịch đảo khoảng cách Về phần vẽ đường cuontour nên dùng PP nghịch đảo khoảng cách.

Vẽ đường contour theo mạng lưới grid vừa tạo

Tiếp tục chọn Surfaces – Contouring – Contour grid xuất hiện hộp thoại:

Contour display layer: Tên layer mới của đường đồng mức

Sau đó chọn Apply xuất hiện hộp thoại:

Hộp thoại này ta có các tùy chọn sau:

Contour definition: Định nghĩa cho đường Contour

Interval: Theo khoảng cách giữa 2 độ cao Range: Theo hàng, bước nhảy

( Tùy chọn này ta chọn theo Interval )

Ô Minimum contour: Độ cao thấp nhất của khu vực cần vẽ: ta cho giá trị này thấp hơn giá trị mà chương trình đưa ra

Ô Maximum contour: Độ cao cao nhất của khu vực cần vẽ: ta cho giá trị này cao hơn giá trị mà chương trình đưa ra

Ô Contour interval: Khoảng cao đều giữa 2 đường contour ta có thể chọn từ 0.1 đến n

Ngày đăng: 25/10/2016, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w