1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập

38 959 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 243 KB

Nội dung

Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập:...12 2.3.Đặc điểm nội dung của môn Tiếng việt dành cho học sinh Tiểu học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học để bồi dưỡng hứng thú họ

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục đích nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu 6

5.Giới hạn nghiên cứu của đề tài 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7.Đóng góp của đề tài 6

8.Cấu trúc của đề tài 7

B PHẦN NỘI DUNG 8

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập 8

1.Cơ sở tâm lí học 8

1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học 8

1.1.1 Chú ý của học sinh tiểu học 8

1.1.2 Trí nhớ của học sinh tiểu học 9

1.1.3 Tưởng tượng của học sinh 9

1.1.4 Tư duy của học sinh tiểu học 10

1.2 Năng lực học tập của học sinh 11

1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2 Đặc điểm năng lực học tập của học sinh tiểu học 11

2 Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập 11

2.1 Hứng thú, hứng thú học tập và ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học 11

2.1.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập của học sinh Tiểu học 11

Trang 2

2.1.2 Ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học

sinh Tiểu học 12

2.2 Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập: 12

2.3.Đặc điểm nội dung của môn Tiếng việt dành cho học sinh Tiểu học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh 14

3 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh 16

Chương 2: Xây dựng hệ thống trò chơi học tập nhằm bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học và một số giáo án thực nghiệm 18

1.Một số nguyên tắc và lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập 18

1.1.Nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập 18

1.2 Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập 18

2.Xây dựng một số trò chơi học tập trong môn Tiếng việt để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh 19

2.1 Hoàn chỉnh bài thơ có vần giống nhau 19

2.2 Thi đọc nhanh và đọc đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn 20

2.3 Thi điền thơ- ghép chữ 20

2.4 Tìm nhanh các từ trái nghĩa 23

2.5 Thi học giỏi, thuộc nhanh 24

3 Một số giáo án thực nghiệm 25

C:PHẦN KẾT LUẬN 37

D:PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích,hứngthú, định hướng và hướng dẫn Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiếnthức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học lấyngười học làm trung tâm và tư liệu giảng dạy Thông thường con người chỉ nhớ:10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90%những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá cho chính họ Đặc biệt vớicấp học Tiểu học các em luôn luôn hiếu động và hay tìm tòi những cái mới cáihay Vì vậy chúng ta phải làm sao cho học sinh vẫn nắm bắt được những kiếnthức về môn học là điều quan trọng đối với học sinh Trò chơi học tập chính làmột trong những chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữangười dạy và người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ học tập chung đạtđược mục đích đề ra làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân trong quá trình học tập

Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học tập là một phương pháp đổi mới đápứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cức tự giáccủa người học

Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học cho là rất cầnthiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui Trò chơi xuất phát từnội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thíchhọc tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng cốnắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng Theomục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả đức, trí,thể, mĩ Các hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học đang đổi mới phương phápdạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sángtạo, chủ động của học sinh Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa học vừa chơi,hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tập cho các em là rất quantrọng Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễ dàng thâm nhập vào xúccảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ

Trang 4

Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải là vấn đề mới

mẻ Các công trình nghiên cứu về môn Tiếng việt, các nguồn tư liệu: các sáchthiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đã đưa ra rất nhiều trò chơinhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học mà chưa có tính hệ thống Một

số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị không phù hợp với đặc điểm cơ sởvật chất trường học

Sách giáo viên hay sách thiết kế chỉ đưa ra trò chơi chưa có tính phong phúchỉ có hai trò chơi Giáo viên rất khó áp dụng, đối với học sinh rất dễ gây nhàmchán, làm giảm hiệu quả các tiết học

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng hứng thú học tập môn TiếngViệt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập ”

hi vọng khi nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm dạy học khi ápdụng phương pháp sử dụng trò chơi, bổ sung, phát triển vốn trò chơi thêm phongphú và đa dạng

2 Lịch sử nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập môn Tiếng Việt xuất hiện sớmnhưng việc nghiên cứu về bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt chưađược các nhà khoa học và các nhà giáo quan tâm Hiện tại chỉ những tài liệugián tiếp bàn về hứng thú học tập Tiếng Việt chủ yếu khơi gợi, tìm tòi các biệnpháp dạy học Tiếng Việt sao cho hay, cho vui Đó là những cuốn sách thamkhảo như: “Những bài tập Tiếng Việt lí thú” (Trương Đức Thành), “Chuyện vuichữ nghĩa” (Nguyễn Văn Tứ), “Tiếng Việt lí thú” (Trịnh Mạnh), “Vui học TiếngViệt” (Trần Mạnh Hưởng), “Trò chơi học tập Tiếng Việt ở Tiểu học” ( TrầnMạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh) Các quyển sách trên đều dẫnngười đọc đi đến một kết luận: Nếu biết sử dụng nguồn tư liệu và bài tập phùhợp kết hợp với phương pháp tổ chức học tập nhạy bén hợp với ngữ cảnh…thìngười thầy sẽ có được một buổi lên lớp với môn Tiếng Việt thành công, học sinh

sẽ có được một buổi học Tiếng Việt đầy hứng thú Tiếp theo là những tài liệu đisâu hơn vào vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập Tiếng Việt Đó

Trang 5

là những giáo trình hoặc những chuyên đề được đăng trên các tạp chí khoa họcgiáo dục như: “Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Việt” (LêXuân Thại),

“Để có những thành công của học sinh trong giờ học Tiếng Việt những ngày đầutiên đến trường” (Lê Phương Nga) Các giáo trình và tài liệu trên đã đề cập đếnbiện pháp tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học nhưng chưahoàn chỉnh và nhất là chưa khái quát hóa các biện pháp tạo hứng thú thành líluận để đội ngũ giáo viên ứng dụng vào giờ dạy Tiếng Việt

Việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt là một việc làm có ý nghĩaquan trọng.Vì vậy vấn đề này cần được quan tâm đúng mức.Do đó tôi tập trungnghiên cứu việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt thông qua việc xâydựng hệ thống trò chơi học tập với mong muốn nâng cao hơn nữa hứng thú họctập Tiếng Việt của các em nói riêng và nâng cao kết quả học tập Tiếng Việt nóichung

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài mục tiêu tôi đặt ra là kết quả đạt được góp phần xây

dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi phục vụ các môn Tiếng Việt cho học sinhTiểu học, nâng cao hiệu quả thông qua những các bài dạy

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ làhết sức quan trọng Thông qua các nhiệm vụ tôi sẽ tiến hành từng bước như thếnào để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu Các nhiệm vụ đó là: Đầu tiên tôi nghiêncứu cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầu của vấn đề Lí thuyết làmột vấn đề và thực tiễn là vấn đề khác tôi đi vào nghiên cứu cơ sở thực tiễn:Vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học các bài thuộc môn Tiếng việt Nhiệm vụcuối cùng là xây dựng một số trò chơi mới kết hợp các sưu tầm được tạo nêntính hệ thống phục vụ các bài ở môn Tiếng việt

Trang 6

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “ Bồi dưỡng hứng thú học tậpmôn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống tròchơi học tập”

5 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng hứng thú học tập mônTiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi họctập

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì khôngthể thiếu được các phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp trongnghiên cứu khoa học thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài này tôi đã

sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp thu thập tài liệu:

Thông qua các giáo trình, tạp chí giáo dục và mạng internet tôi tiến hànhthu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

+ Phương pháp quan sát sư phạm:

Chúng tôi quan sát lớp học trong mỗi tiết dạy của giáo viên đứng lớp

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Soạn các giáo án ứng dụng tổ chức trò chơi trong giờ dạy một số bài thuộcmôn Tiếng Việt

+ Phương pháp phân tích tổng hợp:

Sau khi thu thập các thông tin cũng như số liệu liên quan tôi tiến hành thống

kê và xử lí các số liệu liên quan

Tôi sử dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp

7 Đóng góp của đề tài

Đề tài góp phần làm phong phú và đa dạng hệ thống trò chơi học tập phục

vụ dạy học Tiếng việt cho học sinh Tiểu học,kích thích hứng thú học tập của các

Trang 7

em từ đó góp phần nâng cao kết quả học tậpmôn Tiếng việt nói riêng và cácmôn học khác nói chung.

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu,phần Kết luận và Tài liệu tham khảo đề tài gồm 2chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng hứng thú học tập mônTiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi họctập

Chương 2: Xây dựng hệ thống trò chơi học tập nhằm bồi dưỡng hứng thú họctập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học và một số giáo án thực nghiệm

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG

TRÒ CHƠI HỌC TẬP 1.Cơ sở tâm lí học

Tâm lý học định nghĩa rằng học sinh Tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi.Các em là những thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển Khi bướcvào bậc tiểu học thì các em thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạtđộng chủ đạo sang hoạt động học là hoạt động chủ đạo Điều này có vai trò và ýnghĩa đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học Đối với các em,tất cả còn ở phía trước, các em sống luôn hướng tới tương lai chứ chưa bị níukéo bởi quá khứ Do đó người ta gọi học sinh tiểu học là phạm trù tương lai

1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

1.1.1 Chú ý của học sinh tiểu học

a Khái niệm chú ý: Chú ý là một trạng thái tâm lý của học sinh giúp các em tập

trung vào một hay một nhóm đối tượng nào đó để phản ánh các đối tượng nàymột cách tốt nhất

Ở học sinh tiểu học có hai loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủđịnh

b Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học:

Cả hai loại chú ý đều được hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học,chú ý không chủ định đã có trước 6 tuổi và tiếp tục phát triển, những gì mới lạ,hấp dẫn dễ dàng gây chú ý không chủ định của học sinh Do có sự chuyển hoágiữa hai loại chú ý này nên khi học sinh chú ý không chủ định, giáo viên đưa racâu hỏi để hướng học sinh vào nội dung bài học thì chú ý không chủ địnhchuyển hoá thành chú ý có chủ định Chú ý có chủ định ở giai đoạn này đượchình thành và phát triển mạnh Sự hình thành loại chú ý này là đáp ứng nhu cầuhoạt động học, ở giai đoạn đầu cấp chú ý có chủ định được hình thành

Trang 9

nhưng chưa ổn định, chưa bền vững Vì vậy để duy trì nó nội dung mỗi tiết họcphải trở thành đối tượng hoạt động của học sinh Ở cuối cấp chú ý có chủ địnhbắt đầu ổn định và bền vững.

Các thuộc tính chú ý được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh Tiểuhọc Ở giai đoạn đầu cấp khối lượng chú ý của học sinh còn hạn chế, học sinhchưa biết tập trung chú ý của mình vào nội dung bài học chưa có khả năng phânphối chú ý giữa các hoạt động diễn ra cùng một lúc Ở giai đoạn 2 của cấp họckhối lượng chú ý được tăng lên, học sinh có khả năng phân phối chú ý giữa cáchành động, biết định hướng chú ý của mình vào nội dung cơ bản của tài liệu

1.1.2 Trí nhớ của học sinh tiểu học.

Trí nhớ là quá trình tâm lý giúp học sinh ghi lại, giữ lại những tri thứccũng như cách thức tiến hành hoạt động học mà các em tiếp thu được khi cần cóthể nhớ lại được, nhận lại được

Có hai loại trí nhớ: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định

Tính trực quan trong hình ảnh trìu tượng giảm dần từ lớp 1 đến lớp 5; ởhọc sinh đầu cấp tiểu học tính trực quan thể hiện rất rõ trong hình ảnh trìutượng Đến lớp 4, 5 hình ảnh trìu tượng bắt đầu mang tính khái quát

1.1.3 Tưởng tượng của học sinh

a Khái niệm tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh là một quá trình tâm lý nhằm tạo ra các hìnhảnh mới dựa vào các hình ảnh đã biết

Ở học sinh Tiểu học có hai loại tưởng tượng: Tưởng tượng tái tạo (hìnhdung lại) và tưởng tượng sáng tạo (tạo ra biểu tượng mới)

b Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học

Tính có mục đích, có chủ định của tưởng tượng học sinh tiểu học tăng lênrất nhiều so với trước 6 tuổi Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếpthu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng

Hình ảnh tưởng tượng còn rời rạc, đơn giản chưa ổn định thể hiện rõ ởnhững học sinh đầu cấp tiểu học Do những nguyên nhân sau:

Trang 10

+ Học sinh thường dựa vào những chi tiết hấp dẫn, những đặc điểm hấpdẫn, mới lạ bề ngoài của sự vật, hiện tượng để tạo ra hình ảnh mới

+ Vốn kinh nghiệm của học sinh còn hạn chế vì tưởng tượng phải dựa vàohình ảnh đã biết

+ Tư duy học sinh đầu cấp tiểu học vẫn là tư duy cụ thể, ở cuối cấp họchình ảnh tưởng tượng hoàn chỉnh hơn về kết cấu, chi tiết, tính lôgic

1.1.4 Tư duy của học sinh tiểu học

a Khái niệm tư duy của học sinh tiểu học:

Tư duy của học sinh Tiểu học là quá trình các em hiểu được, phản ánhđược bản chất của đối tượng của các sự vật hiện tượng được xem xét nghiên cứutrong quá trình học tập ở học sinh

b Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học

Do hoạt động học được hình thành ở học sinh Tiểu học qua hai giai đoạnnên tư duy của học sinh cũng được hình thành qua hai giai đoạn

*Giai đoạn 1: Đặc điểm tư duy học sinh lớp 1, 2, 3

Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, tư duy trìu tượng bắtđầu được hình thành Tư duy cụ thể được thể hiện rõ ở học sinh lớp 1, 2 nghĩa làhọc sinh tiếp thu tri thức mới phải tiến hành các thao tác với vật thực hoặc cáchình ảnh trực quan

Tư duy trừu tượng bắt đầu được hình thành bởi vì tri thức các môn học làcác tri thức khái quát

Tuy nhiên tư duy này phải dựa vào tư duy cụ thể

*Giai đoạn 2: Đặc điểm học sinh tiểu học lớp 4, 5

Tư duy trìu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với tư duy cụ thể nghĩa là họcsinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duyvới ngôn ngữ, với các loại ký hiệu quy tắc

Trang 11

1.2 Năng lực học tập của học sinh

1.2.1 Khái niệm.

Năng lực học tập của học sinh là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của học sinhđáp ứng được yêu cầu của hoạt động học đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra cókết quả

Năng lực học tập của học sinh gồm:

+ Biết định hướng nhiệm vụ học, phân tích nhiệm vụ học thành các yếu

tố, mối liên hệ giữa chúng từ đó lập kế hoạch giải quyết

+ Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: phẩm chất nhân cách, năng lực quansát, ghi nhớ, các phẩm chất tư duy: tính độc lập, tính khái quát, linh hoạt

1.2.2 Đặc điểm năng lực học tập của học sinh tiểu học

Nhờ thực hiện hoạt động học mà hình thành ở học sinh những năng lựchọc tập với cách học và hệ thống kỹ năng học tập cơ bản

Năng lực học tập của học sinh được hình thành qua 3 giai đoạn

+ Giai đoạn hình thành (tiếp thu cách học)

+ Giai đoạn luyện tập (vận dụng tri thức mới, cách học mới)

+ Giai đoạn vận dụng (vận dụng cách học để giải các bài tập trong vốnsống)

Để đánh giá năng lực học tập của học sinh, ta dựa vào các chỉ số sau:

+ Tốc độ tiến bộ của học sinh trong học tập

+ Chất lượng học tập biểu hiện ở kết quả học tập

+ Xu hướng, năng lực, sự kiên trì

2 Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập.

2.1 Hứng thú, hứng thú học tập và ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học

2.1.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập của học sinh Tiểu học

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ýnghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt

Trang 12

2.1.2 Ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học

Hứng thú giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quảcủa quá trình học tập, nhờ hứng thú mà quá trình học tập có thể giảm mệt mỏi,căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo và quyết địnhkết quả học tập của học sinh Đồng thời, hứng thú học tập có mối quan hệ khăngkhít với tri thức của học sinh mà còn tăng thích thú học tập của học sinh Tiểuhọc trong giai đoạn hiện nay

Hứng thú học tập góp phần hình thành quan hệ nhân cách cho học sinh là

cơ sở để học sinh đề ra nhiệm vụ học tập điều khiển hoạt động tự học ở nhà củahọc sinh

Hứng thú học tập là phương tiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạycủa giáo viên , là điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú học tập và lao độngcủa học sinh Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt là mônTiếng Việt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên mà còntăng sự thích thú học tập của học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay

2.2 Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập:

Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọingười Ở nhiều gốc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi

là một hoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người hay

Trang 13

là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách

và trí lực của trẻ em trong quá trinh học tập Theo quan điểm của tác giả HàNhật Thăng, trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triểntâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh”, “trò chơi là một hoạt động vui chơi mangmột chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham giaphải tuân thủ”

Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dunggắn với các hoạt động học tập của học sinh dân tộc nhằm giúp học sinh dân tộchọc tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn Nội dung của trò chơi này là sự thiđấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởng tượng,sáng tạo Ví dụ : như các câu đố, triển lãm

Theo F.I.Frratkina cho rằng: “Hành động chơi luôn là hành động giả định Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của

đồ vật” Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con

người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh mẫu giáo và Tiểu học Đối với họcsinh mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, bước sang lứa tuổi Tiểu học hoạtđộng học là chính Khoảng cách giữa hai lứa tuổi này là không lớn nhưng hoạtđộng chủ đạo có sự thay đổi lớn Vì vậy, giáo viên phải tạo cho các em sân chơihọc tập: chơi mà học, học mà chơi

Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và

chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa, chú ý có chủ định của trẻ còn yếukhả năng ghi nhớ chưa cao Đối tượng cảm xúc của các em là những sự vật hiệntượng cụ thể, sinh động mà theo quan điểm dạy học, quá trình dạy học là mộtquá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượngđến thực tế cuộc sống Học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế,phương pháp dạy học truyền thống theo hướng một chiều: giáo viên truyền thụhọc sinh tiếp nhận làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ học, khó tiếpthu bài học Giờ học diễn ra nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của họcsinh Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, tổ chức dạy học sao cho

Trang 14

học sinh phải luôn được vận động vừa sức, tiếp thu những kiến thức cần đạt Tròchơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ và là một trong những hình thức đápứng yêu cầu đó.

Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hình thứcdạy học thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt mọi nộidung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác cao Trò chơi góp phần đổi mớiphương pháp dạy học Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giảipháp, là cơ hội thuận lợi nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điềukiện để trẻ phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp Trò chơi giúpcho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong sáchgiáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các em được học tập Qua vuichơi các em sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau buộc mình phải có sựlựa chọn hợp lí, tự mình phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những khảnăng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân Tổ chức trò chơi khoa họchợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên rèn tính nhanhnhẹn, hoạt bát tự tin hơn trước đám đông Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữacác thao tác vận động và sự phát triển tư duy khả năng điều khiển của thần kinhtrung ương sẽ càng phát triển chuẩn xác Ngoài ra, sân chơi trò chơi rèn cho họcsinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử,hợp tác, kiểm tra đánh giá

Việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực gópphần tạo không khí hào hứng thoả tâm sinh lí trẻ, thúc đẩy tính tích cực hoạtđộng sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng

2.3.Đặc điểm nội dung của môn Tiếng việt dành cho học sinh Tiểu học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.

Nội dung chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học được chia làm 2 giai đoạn:giai đoạn 1(các lớp 1,2,3), giai đoạn 2 (lớp 5)

Trang 15

Nội dung chương trình ở giai đoạn 1 có nhiệm vụ hình thành những kĩnăng ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nóitrên cơ sở vốn Tiếng Việt mà trẻ đã có Những bài học ở giai đoạn này chủ yếu

là bài thực hành nge, nói, đọc, viết, nge, nói Tri thức Tiếng Việt không đượcdạy thành bài riêng mà được rút ra từ những bài thực hành, được thấm vào họcsinh một cách tự nhiên qua hoạt động thực hành Trình độ nắm tri thức của họcsinh chỉ dừng lại ở mức các em nhận diện và sử dụng được các đơn vị của TiếngViệt, các quy tắc trong sử dụng Tiếng Việt lúc đọc, viết, nghe, nói Phần tri thức

có trong nội dung chương trình của các lớp 1,2,3 chỉ có ý nghĩa xác định nhữngtri thức học sinh cần làm quen

Nội dung chương trình ở giai đoạn 2 nhằm phát triển các kĩ năng đọc,nói,nghe,viết lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó yêu cầu viết hoànchỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc-hiểu cần được xem trọng.Học sinh ở giaiđoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ

và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kĩ năng.Bêncạnh những bài thực hành các em được học các bài về tri thức Tiếng Việt.Những bài học này cũng không phải là lí thuyết đơn thuần , được tiếp nhận hoàntoàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhậndiện, phát triển trên những ngữ liệu đã đọc,viết,nghe, nói; rồi sau đó mới kháiquát thành những khái niệm

Nội dung chương trình môn Tiếng Việt mỗi năm học 35 tuần gồm 7 phânmôn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn,Họcvần.Lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động nên viêc sử dụng trò chơi sẽđem lại hiệu quả học tập ở các em Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạyhọc không phải là vấn đề mới mẻ Các công trình nghiên cứu về môn Tiếng việt,các nguồn tư liệu: các sách thiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đãđưa ra rất nhiều trò chơi nhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học màchưa có tính hệ thống Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị khôngphù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất trường học Vì vậy, để sử dụng trò chơi học

Trang 16

tập trong dạy học có hiệu quả việc cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như tổchức các chuyên đề, hội thảo mở các lớp tập huấn để không ngừng nâng cao kĩnăng tổ chức cho giáo viên là nhu cầu cấp thiết Đồng thời, các cấp quản lí, giáoviên cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học Thiết kế các giờ dạy Tiếngviệt hợp lí, áp dụng mọi phương pháp tối ưu trong dạy, chơi nhưng học, hoạtđộng vui chơi và học tập có sự cân đối.Như vậy sẽ tạo hiệu quả cao hơn trongquá trình dạy và học giúp các em tiếp thu một cách nhanh nhất có thể Thôngqua tổ chức trò chơi giúp các em nắm bài và hiểu bài linh hội nội dung bài họcmột cách nhanh nhất có thể để từ đó các em có nhu cầu học tập cao hơn ,yêuthích môn học hơn.

3 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt

để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.

Để biết được thực tế sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng việt cho họcsinh Tiểu học hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra và qua quan sát giáo viên thôngqua băng hình và thực tế ở một số trường Tiểu học thuộc địa bàn tỉnh QuảngBình và một số tỉnh khác

Nhìn chung,giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụngcủa trò chơi trong dạy học Với hơn 90% giáo viên đều cho rằng sử dụng tròchơi trong dạy học làm cho học sinh không nhàm chán, giờ học nhẹ nhàng thoảimái,sinh động nâng cao hiệu quả giờ dạy học trên lớp giúp các em yêu thích bộmôn của mình đang học

Trong khi đó một số giáo viên có tuổi vẫn nặng về áp dụng các phươngpháp dạy học truyền thống, kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế, giáo viên vẫnlàm việc nhiều còn học sinh thụ động trong viêc học cung như trong quá trìnhgiao tiếp Thêm vào đó, do tác động của điều kiện thời gian, cơ sở vật chất cònthiếu thốn, đặc điểm của học sinh một số em ít chú ý trong quá trình học các emcòn thụ động cho nên việc áp dụng phương pháp trò chơi cho học sinh Tiểu họctrong học tập chưa phổ biến và áp dụng chưa có hiệu quả Tài liệu tham khảo vềtrò chơi học tập rất nhiều nhưng phần lớn các trò chơi có sự lặp lại, chưa có tính

Trang 17

hệ thống cụ thể Sách giáo viên hướng dẫn soạn bài giảng đưa ra rất ít, đơn điệu,chưa có tính hệ thống các trò chơi chỉ có một số trò chơi đơn giản Một số tròchơi yêu cầu về sự chuẩn bị rất phức tạp, với đặc điểm hiếu động của học sinhgiáo viên rất khó quản lí lớp học Hơn 2/3 giáo viên đều rất hạn chế trong việc tổchức trò chơi, khi sử dụng thì các thầy cô đều áp dụng vào phần củng cố bàicuối giờ học, rất ít thầy cô sử dụng trò chơi như là một hình thức dạy học bàimới Vẫn tồn tại số ít giáo viên luôn có sự rập khuôn từ sách thiết kế bài giảngcác trò chơi, lặp đi lặp lại các trò chơi gây ra sự nhàm chán cho học sinh Bêncạnh đó một số giáo viên có hướng tìm tòi đổi tên gọi hay cách chơi phong phúluôn tạo cảm giác mới lạ cho học sinh Vấn đề sử dụng trò chơi trong học tập làvấn đề rất cần thiết Giáo viên nhận thức một cách sâu sắc về việc sử dụng tròchơi học tập trong dạy học

Vì vậy, để sử dụng trò chơi học tập trong dạy học có hiệu quả việc cungcấp các tài liệu tham khảo cũng như tổ chức các chuyên đề, hội thảo mở các lớptập huấn để không ngừng nâng cao kĩ năng tổ chức cho giáo viên là nhu cầu cấpthiết Đồng thời, các cấp quản lí, giáo viên cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bịdạy học cung cấp trang thiết bị cho các e đầy đủ hơn Thiết kế các giờ dạyTiếng việt hợp lí, áp dụng mọi phương pháp tối ưu trong dạy, chơi nhưng học,hoạt động vui chơi và học tập có sự cân đối với nhau

Từ thực tế sử dụng như vậy tôi nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện hệ thốngtrò chơi: sáng tác một số trò chơi dễ áp dụng với hình thức tổ chức trong môhình áp dụng cho học sinh dân tộc dễ dàng vào các bài học, sự chuẩn bị đơn giảnphù hợp với đặc điểm trường học, giáo viên và đặc điểm tâm lí của học sinhđem lại hiệu quả cao

Trang 18

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM.

1 Một số nguyên tắc và lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập

1.1 Nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập

Khi xây dựng trò chơi học tập cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

-Nguyên tắc 1: Trò chơi đảm bảo tính giáo dục

-Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

-Nguyên tắc 3: Trò chơi đảm bảo tính vừa sức

-Nguyên tắc 4: Trò chơi đảm bảo tính khả thi

- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hiệu quả

- Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính khoa học và sư phạm

1.2 Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập

Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học ở Tiểuhọc

Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:

- Không lạm dụng hình thức trò chơi trong tiết học

- Trò chơi phải hấp dẫn, thu hút và nhiều (tất cả) HS tham gia

- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần củachương trình

+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp,giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện Cần đưa ra các cách chơi cónhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

+ Chọn quản lí trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi

Trang 19

+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinhhứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung kháccủa bài học một cách có hiệu quả.

2.Xây dựng một số trò chơi học tập trong môn Tiếng việt để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh

2.1 Hoàn chỉnh bài thơ có vần giống nhau

*Mục đích

- Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành

tiếng còn thiếu ở từng câu thơ.

- Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau

* Chuẩn bị

- Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau; chép

bài thơ đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3, ) nhưng để trống các âm đầu

của tiếng cuối câu thơ,

- Chuẩn bị giấy, bút để làm bài

*Cách tiến hành

- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia thi) ngồi trước bảng ghi bài thơ có cácchỗ trống; sẵn sàng giấy bút để làm bài

- Khi giáo viên hô "bắt đầu", tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ

ghi tiếng đã điền âm đầu.

- Sau 10 (hoặc 15 phút, tuỳ giáo viên quy định), tất cả dừng bút Từng

người lần lượt đọc bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu âm đầu cho cả

nhóm nghe Giáo viên cùng các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi phục đúng,

được 1 điểm (Ở bài thơ trên, đúng toàn bộ 19 tiếng, được 19 điểm).

- Căn cứ vào số điểm đạt được của từng người, có thể xếp hạng Nhất, Nhì,

Ba, hoặc tặng danh hiệu "Người khôi phục bài thơ giỏi nhất".

Ngày đăng: 21/10/2016, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w