Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng độnghơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN DAKRUCO TẠI ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
Sinh viên thực hiện:
Trang 2Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng quý thầy cô giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế - những người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức
bổ ích cho tôi trong 4 năm đại học vừa qua, đó chính
là nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá cho tôi bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo ThS Lê Ngọc Liêm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian Nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Khách sạn Dakruco Daklak Đặc biệt, sự nhiệt tình giúp đỡ của anh, chị nhân viên bộ phận nhà hàng đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua, đã cung cấp các tài liệu cần thiết và những kinh nghiệm quý báu để tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, toàn thể bạn bè luôn
Đại học Kinh tế Huế
Trang 4là nguồn động viên, giúp đỡ, luôn sát cánh cùng tôi trong 4 năm qua.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy, cô giáo, những người quan tâm đến đề tài đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hoa
Đại học Kinh tế Huế
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu đề tài 8
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Khái niệm chung về khách sạn và kinh doanh khách sạn 9
1.1.1 Sản phẩm của khách sạn 9
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm khách sạn 10
1.1.3 Khách hàng của khách sạn 11
1.1.4 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 12
1.1.5 Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn 12
1.1.5.1 Về kinh tế 12
1.1.5.2 Về xã hội 13
1.2 Nội dung cơ bản về cạnh tranh 13
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh 13
1.2.2 Đặc điểm của cạnh tranh 14
1.2.3 Vai trò của cạnh tranh 15
1.2.4 Phân loại cạnh tranh 18
1.2.5 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp trên thị trường 22
1.3 Năng lực cạnh tranh trong khách sạn 27
Đại học Kinh tế Huế
Trang 61.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 27
1.3.2 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29
1.3.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 30
1.3.2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 34
1.3.3 Lợi thế cạnh tranh 35
1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 36
1.3.4.1 Đánh giá sức cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị phần chiếm lĩnh 36
1.3.4.2 Đánh giá sức cạnh tranh thông qua số lượng khách hàng .36
1.3.4.3 Đánh giá sức cạnh tranh thông qua doanh thu dịch vụ 37
1.3.4.4 Đánh giá sức cạnh tranh thông qua mức chênh lệch giá cả sản phẩm, dịch vụ với đối thủ cạnh tranh 37
1.4 Các mô hình về cạnh tranh 37
1.4.1 Lý thuyết cạnh tranh của Mc.Kinsey 37
1.4.2 Mô hình các lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 38
1.5 Thực trạng cạnh tranh trong ngành khách sạn – nhà hàng 41
1.6 Cơ sở thực tiễn 41
1.7 Mô hình nghiên cứu 43
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN DARUCO 47
2.1 Tổng quan về khách sạn Daruco 47
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 48
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn 49
2.1.3 Các kết quả kinh doanh mà Khách sạn Dakruco đã đạt được trong năm 2012-2014 51
2.1.4 Tình hình nhân sự của Khách sạn 52
2.1.5 Tình hình cơ sở vật chất của Khách sạn Dakruco Daklak 54
2.1.6 Công tác an ninh tật tự, phòng cháy chữa cháy 56
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Khách sạn Dakruco thông qua các nhân tố 57
2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 57
2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố 63
Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 63
2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 66
2.2.3 Phân tích hồi quy 72
2.2.3.1 Nội dung và kết quả phân tích 72
2.2.3.2 Kiểm định các giả thiết 75
2.2.3.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy 76
2.2.3.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 77
2.2.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Khách sạn Dakruco 77
2.2.5 Kiểm định sự khác biệt theo đặc tính cá nhân đến năng lực cạnh tranh của Khách sạn Dakruco 83
2.2.6 Nhận xét kết quả thống kê mô tả 85
2.3 Lợi thế cạnh tranh của Khách sạn Dakruco so với các khách sạn đồng hạng sao đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Daklak 90
2.3.1 Lợi thế về thị phần 90
2.3.2 Lợi thế về danh tiếng, thương hiệu và uy tín của khách sạn 91
2.3.3 Lợi thế cạnh tranh về giá cả đối với một số sản phẩm nhất định của Khách sạn 92
2.3.4 Lợi thế về nguồn nhân lực 93
2.3.5 Lợi thế về vị trí địa lí 94
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Khách sạn Dakruco Daklak 95
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN DAKRUCO DAKLAK 96
3.1 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Dakruco Daklak 96
3.1.1 Tồn tại –hạn chế và nguyên nhân 96
3.1.2 Một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp cho Khách sạn 97
3.1.2.1 Đối với uy tín và hình ảnh của Khách sạn 97
3.1.2.2 Đối với các phối thức marketing của khách sạn 97
3.1.2.3 Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn 98
3.1.2.4 Đối với trình độ tổ chức và phục vụ khách của Khách sạn 98
Đại học Kinh tế Huế
Trang 8PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
1 Kết luận 100
2 Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC
Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
ATVSLD : An toàn vệ sinh lao động
ĐVT : Đơn vị tính
HSTTTH : Hệ số thanh toán hiện hànhHSTTN : Hệ số thanh toán nhanhVFE : Diễn đàn kinh tế thế giớiVCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt NamOCED : Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế
Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Doanh thu của Khách sạn Dakruco qua 3 năm (2012 – 2014 ) 51
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tại Khách sạn Dakruro DakLak năm 2014 53
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình lao động Khách sạn Dakruco 2012-2014 54
Bảng 2.4: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Dakruco Daklak năm 2012-2014 55
Bảng 2.5 Kết quả Cronbach’s alpha của thang đo 64
Bảng 2.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc 66
Bảng 2.7: KMO and Bartlett's Test 1 67
Bảng 2.8: Bảng ma trận thành phần xoay 67
Bảng 2.9: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha của các nhân tố 70
Bảng 2.10: Kiểm định phân phối chuẩn của số liệu 73
Bảng 2.11: Ma trận hệ số tương quan 74
Bảng 2.12: Coefficientsa 75
Bảng 2.13: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy 76
Bảng 2.14: Kiểm định Anova về độ phù hợp của mô hình hồi quy 77
Bảng 2.15: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 78
Bảng 2.16: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của nhân tố uy tín hình ảnh 78
Bảng 2.17: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của nhân tố các phối thức marketing 79
Bảng 2.18: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở vật chất kĩ thuật 80
Bảng 2.19: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của nhân tố trình độ tổ chức và phục vụ khách 82
Bảng 2.20: Independent Samples Test 83
Bảng 2.21: Test of Homogeneity of Variances – Độ tuổi 84
Bảng 2.22: ANOVA – Độ tuổi 84
Bảng 2.23: Test of Homogeneity of Variances – thu nhập 84
Bảng 2.24: Test of Homogeneity of Variances – nghề nghiệp 85
Bảng 2.25: ANOVA – nghề nghiệp 85
Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Bảng 2.26: Thống kê mô tả_uy tín hình ảnh 86
Bảng 2.27: Thông kê mô tả _ các phối thức marketing 87
Bảng 2.28: Thống kê mô tả_ cơ sở vật chất kĩ thuật 88
Bảng 2.29: Thống kê mô tả_trình độ tổ chức và phục vụ khách 89
Bảng 2.30: Thống kê mô tả năng lực cạnh tranh Khách sạn 90
Bảng 2.31: Thị phần của Khách sạn Dakruco Daklak so với khách sạn đồng hạng trong tỉnh 90
Bảng 2.32: Bảng lợi thế về cạnh tranh giá đối với một số sản phẩm phục vụ khách 93
Bảng 2.33: Lợi thế về nguồn nhân lực của Khách sạn Dakruco so với Khách sạn Sài gòn –Ban Mê 94
Đại học Kinh tế Huế
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Quy trình nghiên cứu 5
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các cấp độ cạnh tranh 29
Hình 1.3: Mô hình cạnh tranh của Mc.Kinsey (7S) 38
Hình 1.4: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter 39
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thiên Phú, Nguyễn Hữu Huy, (2013), khoa kinh tế - thương mại, Trường Đại học Hoa Sen 43
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của Trần Bảo An và cộng sự (2012) 45
Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu 45
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Dakruco Daklak 50
Hình 2.2: Cơ cấu về giới tính 57
Hình 2.3: Cơ cấu về độ tuổi 58
Hình 2.4: Cơ cấu về mức thu nhập trung bình một tháng 58
Hình 2.5: Cơ cấu về nghề nghiệp 59
Hình 2.6: Cơ cấu về khách sạn nhớ đến đầu tiên khi nhắc đến 60
Hình 2.7: Cơ cấu về nguồn thông tin internet 61
Hình 2.8: Cơ cấu về nguồn thông tin từ báo chí, tạp chí 61
Hình 2.9: Cơ cấu về nguồn thông tin từ gia đình, bạn bè 62
Hình 2.10: Cơ cấu về nguồn thông tin từ tivi 62
Hình 2.11: Cơ cấu về nguồn thông tin từ nguồn khác 63
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu (đã hiệu chỉnh) 70
Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tốkích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,
tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội Như vậy, cạnh tranh là
quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường Sảnxuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng
càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng độnghơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các
dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín vớikhách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp
Chuyển mình từ thời kì bao cấp, từ chính sách kinh tế bị khép chặt với thế giớicũng như khu vực, với nền kinh tế tự cung tự cấp thì ngành dịch vụ - du lịch cũng vìthế mà không được chú trọng phát triển Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, hội nhậptoàn cầu, ngành du lịch nói chung và hệ thống khách sạn nói riêng đang vươn vai cấtcánh và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành “công nghiệp không khói”.Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ
đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012 Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam Năm
2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu lượt.Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng.1
Sự ra đời của ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kháchsạn, và sự cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt hơn giữa các đối thủ kinh doanhtrong lĩnh vực này Điều đó đòi hỏi các các nhà quản lí khách sạn cần nhanh chóngtìm ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả để chiếm lấy được ưu thế đối với các đốithủ và tạo dựng được lòng tin cũng như để lại được ấn tượng sâu sắc cho du kháchqua mỗi lần trải nghiệm tại khách sạn Tuy nhiên mỗi khách sạn thì đều có một lợi
1 https://about.me/DuLich
Đại học Kinh tế Huế
Trang 14thế và ưu điểm khác nhau vì vậy khách hàng thường tìm đến những khách sạn cógiá rẻ hơn, phục vụ tốt hơn, địa hình và giao thông thuận tiện cho việc đi lại hơn
để dừng chân và nghỉ ngơi Nhà quản lí nhận thấy rằng họ phải trả một cái giá rấtđắt cho việc không phục vụ tốt và không làm hài lòng khách hàng, nó không chỉ
mất lòng tin đối với khách hàng hiện tại mà còn ảnh hưởng đến các khách hàngtiềm năng trong tương lai Bên cạnh đó, Hội nhập quốc tế đã buộc các khách sạnphải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường Để
nâng cao năng lực cạnh tranh thì những công việc mà khách sạn cần chủ động làm
là: Hiểu được thế nào là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Nguyên nhân tạo ra
năng lực cạnh tranh yếu kém đó, những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các
khách sạn và cuối cùng là giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập là cần thiếtcho sự tồn tại và phát triển của khách sạn
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Ất
Mùi, có hơn 47.000 lượt du khách trong nước và quốc tế đã đến các khu, điểm du lịch
trong tỉnh Đắk Lắk du Xuân, tăng 21% so với dịp Tết năm ngoái2 Đắk Lắk được
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn vớinhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi
trường và truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, cụm thác Gia
Long – Dray Sap, cụm du lịch Buôn Đôn, thác Krông Kma, Diệu Thanh, Tiên Nữ…bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo ngoài racòn có Lễ hội đua voi; Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏmả…của đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất núi rừng Đây là điều kiệnkhách quan và thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt cơ hội tạonguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp mình
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về chất lượng dịch vụ và hiệu quảkinh doanh của tỉnh Daklak và khu vực Tây Nguyên, Khách sạn Dakruco cũng phải
2 http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/16798
Đại học Kinh tế Huế
Trang 15đối mặt với việc bị các đối thủ khác cạnh tranh và có thể bị quật ngã bất cứ lúc nào.
Vậy Khách sạn cần phải làm gì để đứng vững và phát triển trong môi trường cạnhtranh gay gắt như hiện nay Để giải đáp câu hỏi trên và giúp Khách sạn phát huy đượcđiểm mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế của mình tôi quyết định thực hiện đềtài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Khách sạn Dakruco tại địa bàn thành phố
Buôn Ma Thu ột” để làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa cho mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 M ục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Khách sạn Dakruco
và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của Khách sạn
2.2 M ục tiêu cụ thể
Đề tài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Khách sạn Dakruco tại địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột” nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện năng lực cạnh tranhcủa Khách sạn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu Khách sạn Dakruco và năng lực cạnh tranh của
Khách sạn Dakruco
3.2 Đối tượng điều tra
Khách hàng nội địa lưu trú và lui tới tại Khách sạn
3.3 Ph ạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Khách sạn Dakruco
Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thi ết kế nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu mô tả kết hợp nghiên cứu được
tiến hành qua 2 giai đoạn chính:
4.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ định tính: Được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 5 đến
10 khách hàng của Khách sạn Dakruco Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập,tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh các biến, các yếu tố
dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và là cơ sở thiết kế bảng câu hỏi cho
nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn với dàn bàisoạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu
định lượng, điều tra thử bảng hỏi với số lượng điều tra thử là 10 khách hàng để điều
chỉnh mô hình và thang đo về từ ngữ, nội dung cho phù hợp với thực tiễn nghiên cứu,hoàn thiện bảng hỏi Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi
về sự hài lòng của khách hàng sau khi trải nghiệm dịch vụ tại Khách sạn Dakruco Sau
đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức
4.1.2 Nghiên cứu chính thức
Nhằm thu thập, phân tích dữ liệu và phân tích mô hình
Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân với sự
hỗ trợ của bảng hỏi điều tra
Đại học Kinh tế Huế
Trang 174.1.3 Quy trình nghiên cứu
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập tài liệu về các vấn đề lý luận liên quan tới khả năng cạnhtranh của các công ty; cơ sở lý luận của các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh; thông tin về khách hàng và các chính sách ưu đãi
cũng như cung cách phục cụ khách hàng tại Khách sạn Dakruco
Kết luận,báo cáo
Phỏngvấn thử
Thiết kế nghiên cứu
Thiết lập bảng hỏi
Phỏng vấn chính thức
Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Tìm kiếm thông tin liên quan đến đề tài tại thư viện trường Đại học Kinh tếHuế, trang web của công ty, các bài luận văn trên internet…
4.2.2 Dữ liệu sơ cấp
Tiến hành thu thập dữ liệu định tính về khách hàng lưu trú tại Khách sạn
Tiến hành thu thập dữ liệu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân sửdụng phiếu điều tra
4.2.3 Phương pháp chọn mẫu
Cách chọn mẫu: Với điều kiện khách quan khách hàng lưu trú tại khách sạn rất
đa dạng và không đồng đều, bên cạnh đó họ thường lui tới rất ngẫu nhiên, khó kiểm
soát và dự đoán được cho từng đối tượng khách hàng, vì vậy tôi tiến hành phỏng vấn
các khách hàng đang lưu trú tại Khách sạn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện
- Xác định cỡ mẫu: Vì cỡ quần thể không xác định nên xác định cỡ mẫu theo tỉ
2
e
)p1(x
- Z: Giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn; Z = 1,96 tương ứng với độ tin cậy là 95%
- e: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn Thường lấy (=0.05) vì vậy, trongnghiên cứu này tôi chọn e = 5%;
P: Ước tính phần trăm trong tập hợp, p= 0.5 => 1- p = 0.5 (nhằm tính mẫu tối đa)(Tham khảo từ báo cáo khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Năm, (2012)-
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang, Trường Đại
Học Kinh Tế Huế)
Từ đó cỡ mẫu được tính ra: n= [1.962×0.5×(1-0.5)]/0.092= 118 khách
- Cách điều tra: Phát bảng hỏi.
- Cách xác định K: K=N/n trong đó
+ N là số lượng khách hàng lưu trú tại khách sạn trong một tháng
+ K là số lượng mẫu sẽ điều tra trong một tháng
+ n là kích thước mẫu
Vậy n=118 khách
Đại học Kinh tế Huế
Trang 19phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0
để xử lý dữ liệu, các bước như sau:
Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
-Cronbach’s Alpha > 0,8: Thang đo tốt
-0,8 > Cronbach’s Alpha > 0,7: Thang đo sử dụng được
-0,7 > Cronbach’s Alpha > 0,6: Thang đo chấp nhận được nếu đo lường kháiniệm mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Kiểm định giá trị trung bình
One-Sample T-Test: Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể
Giả thuyết:
H0: m
H1: m
Đọc kết quả:
Sig < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0.
Sig 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.
Independent Sample T-Test: Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai
trung bình tổng thể
Giả thuyết:
H0: Giá trị trung bình của 2 tổng thể là giống nhau
H1: Giá trị trung bình của 2 tổng thể là khác nhau
Nguyên tắc bác bỏ giả thiết: Dựa vào kết quả kiểm định sự đồng nhất phương
sai (Levene’s Test)
Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Nếu giá trị Sig < 0,05: Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột phương sai không
đồng nhất (Equal variances not assumed)
Nếu giá trị Sig 0,05: Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột phương sai đồng nhất(Equal variances assumed)
Nếu giá trị Sig của t <0,05: Bác bỏ giả thiết H0.
Nếu giá trị Sig của t 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.
Kiểm định ANOVA:
Sử dụng phân tích phương sai Anova để tìm ra sự khác biệt về kết quả đánh giámức độ quan trọng của các tiêu chí giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau củahai yếu tố
Giả thuyết:
H0: Tất cả giá trị trung bình là bằng nhau
H1: Tồn tại ít nhất 2 giá trị trung bình khác nhau
Điều kiện sử dụng kiểm định One-way ANOVA là giá trị Sig của Levene’s
Test 0,05 (tức phương sai đồng nhất)
Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:
Nếu giá trị Sig <0,05: Bác bỏ giả thiết H0.
Nếu giá trị Sig.0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0
5 Kết cấu đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cả Khách
sạn Dakruco Daklak
Chương 3: Định hướng những giải pháp giúp nâng cao được năng lực cạnh
tranh của Khách sạn Dakruco
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Đại học Kinh tế Huế
Trang 21PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm chung về khách sạn và kinh doanh khách sạn
Tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for Standardization- ISO), định
nghĩa khách sạn là “Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảochất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách”
Kinh doanh khách sạn là việc kinh doanh các loại dịch vụ lưu trú, ngoài dịch vụ
cơ bản ngành khách sạn còn tổ chức các dịch vụ bổ sung khác như: Dịch vụ phục vụ
ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí “sản phẩm” của ngành khách sạn chủ yếu là dịch
vụ và một phần của hàng hóa “sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợp của sảnphẩm vật chất và sự tham gia của nhân viên Đây là hai yếu tố không thể thiếu đượccủa hoạt động kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ
lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và
giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi Theo TS Nguyễn Văn Mạnh
và cộng sự, (2008), Giới Thiệu Tổng Quan Về Kinh Doanh Khách Sạn, Quản Trị KinhDoanh Khách Sạn, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, 10-12
1.1.1 S ản phẩm của khách sạn
+ Theo ISO 9000:2000: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quátrình Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thểhữu hình (thông thường được gọi là hàng hóa) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ)
+ Theo GS-TS Trần Minh Ðạo, (2013) - Giáo trình Marketing căn bản, NXB
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có
thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người,gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích: “Sản phẩm
du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu củakhách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạncung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần
đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn
Sản phẩm vật chất là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể hữu
hình, có thể cân đo, đong đếm Sau khi bán quyền sở hữu chuyển từ người bán sang
người mua Trong khách sạn những sản phẩm này bao gồm: Thức ăn, đồ uống, hànglưu niệm, hàng tiêu dùng thông thường
Sản phẩm phi vật chất là những sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng
vật chất cụ thể, không cân đo đong đếm Sau khi mua bán không có sự chuyển giaoquyền sở hữu Trong khách sạn bao gồm: Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ
văn phòng, dịch vụ massage, thẩm mĩ, giải trí
Dịch vụ chính: Là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thỏa mãn nhu
cầu cần thiết khi họ lưu trú lại tại khách sạn
Dịch vụ bổ sung: Là dịch vụ ngoài hai loại dịch vụ trên nhằm thỏa mãn các
nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn Đối với dịch vụ bổ sungcủa khách sạn, người ta chia thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt buộc Việctồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt buộc tùy thuộc vào quy định trong tiêuchuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia (Ts.Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự,(2008), Giới Thiệu Tổng Quan Về Kinh Doanh Khách Sạn, Quản Trị Kinh DoanhKhách Sạn, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 19-21) Tuy phân biệt sản phẩmkhách sạn ra làm hai dạng nhưng nhìn chung thì sản phẩm khách sạn mang tính phi vậtchất là chủ yếu bởi khách sạn là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và quá trình bánhàng là quá trình phục vụ
Tất cả nhà hàng – khách sạn đều có thể cung cấp sản phẩm tốt nếu như: Đầu tư
cơ sở hạ tầng, vật chất, cung cấp những tiện nghi cho khách hàng giá tới mức trần,
những sản phẩm dịch vụ là điều tạo nên sự khác biệt cho mỗi khách sạn, là yếu tố quantrọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của khách sạn
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm khách sạn
- Sản phẩm của khách sạn mang tính vô hình: Khách hàng không thể cầm nắm
được, chỉ có thể cảm nhận và đánh giá được trong, sau quá trình sử dụng dịch vụ, sản
phẩm này không thể vận chuyển trong không gian như các hàng hóa thông thường
Đại học Kinh tế Huế
Trang 23- Sản phẩm của khách sạn không thể tồn kho được nó chỉ được tính sau mỗi
thời gian sử dụng Điều này đòi hỏi phải hạn chế tối đa số sản phẩm khách sạn không
được sử dụng trong mỗi đơn vị thời gian, đảm bảo công suất sử dụng phòng cao nhất
- Sản phẩm khách sạn phụ thuộc vào điều kiện vật chất và nhân viên phục vụ trong khách sạn Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp, ban đầu đến cảm nhận của
khách sạn đa phần là những người phục vụ trực tiếp cho khách sạn Nhân viên trongkhách sạn đa phần là những người phục vụ trực tiếp cho khách, bởi vậy, những sai sót,
sự không chu đáo, tận tình của nhân viên sẽ làm ảnh hưởng đến cảm nhận của khách
về chất lượng dịch vụ của khách sạn
- Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp: Khách hàng chủ yếu của khách sạn là
khách du lịch, khách doanh nhân là những người có khả năng chi trả cao nên đòi hỏicao về chất lượng sản phẩm, do đó sản phẩm khách sạn mang tính cao cấp đáp ứngnhu cầu này
- Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao: Xuất phát từ nhu cầu của khách lưu
trú, nên khách sạn ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung như Spa, nhà hàng,
bar đang ngày càng có xu hướng tăng lên
- Sản phẩm của khách sạn được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Quá trình sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm xảy ra gần như cùng lúc, nên
khách hàng cũng là người tham gia vào quá trình sản xuất
- Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất
kĩ thuật nhất định: Các khách sạn phải đủ điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh, điều
kiện này phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia
1.1.3 Khách hàng c ủa khách sạn
Việc xác định khách hàng của khách sạn càng chi tiết càng giúp cho khách sạnbám sát với nhu cầu, thị hiếu của từng loại khách nhất định, giúp khách sạn tìm được thị
trường mục tiêu thích hợp Khách hàng của khách sạn không chỉ là khách đi du lịch với
nhiều mục đích khác nhau như: Tham quan, nghỉ dưỡng, đi công tác mà còn là những
người có nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách sạn, bao gồm cả người dân địa phương,người thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng, người sử dụng dịch vụ bổ sung của khách sạn,nhưng có thể coi khách du lịch là thị trường lớn, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 241.1.4 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh dịch vụ, sản phẩm tạo ra chủ yếuphải có sự tiếp xúc giữa con người với con người, nên nó có những đặc điểm riêngbiệt Kinh doanh khách sạn chịu sự phụ thuộc bởi tài nguyên du lịch Vì khách sạn là
nơi cư trú tạm thời, là điểm dừng chân của khách, số lượng khách khi họ tham gia hoạtđộng du lịch, tham quan, nghỉ ngơi giải trí tại nơi có tài nguyên du lịch
Hoạt động kinh doanh khách sạn có lao động trực tiếp lớn, mà sản phẩm chủyếu của khách sạn là dịch vụ, do đó nó cần phải có một khối lượng lao động lớn.Trong khách sạn thời gian làm việc hết sức căng thẳng về tinh thần, nhân viên làmviệc 24/24 giờ trong ngày, công việc lại mang tính chuyên môn hóa cao, do vậy nócũng phải cần một khối lượng lao động lớn để thay thế để có thể đảm bảo được chất
lượng sản phẩm cũng như sức khỏe của người lao động
Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư
cố định rất cao, hoạt động kinh doanh khách sạn có tính chu kỳ Nó hoạt động tùytheo thời vụ du lịch, vì hoạt động kinh doanh khách sạn chỉ tồn tại và phát triển khi
do nhu cầu khách đến, họ cần có tài nguyên đẹp, thời tiết, khí hậu ổn định Chúng
ta không thể thay đổi được quy luật thiên nhiên, quy luật sinh lý nên hệ thống này
có mang tính chu kỳ
Việc tìm hiểu đặc điểm của kinh doanh khách sạn giúp doanh nghiệp đưa ranhững quyết định đúng đắn, có nên đầu tư vào loại hình kinh doanh này không, vàphải đầu tư ở những địa điểm như thế nào là thích hợp nhất, để có được những sự lựachọn đúng đắn nhất cho doanh nghiệp mình
1.1.5 Ý ngh ĩa của kinh doanh khách sạn
1.1.5.1 Về kinh tế
Là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện các nhiệm
vụ quan trọng của ngành Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn mộtphần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng của các dịch
vụ và hàng hóa của các doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch Vì vậy kinh doanhkhách sạn còn làm tăng GDP của cả vùng và của cả một quốc gia Kinh doanh kháchsạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động được
Đại học Kinh tế Huế
Trang 25vốn nhàn rỗi trong dân cư Các khách sạn là các bạn hàng của nhiều ngành khác nhautrong nền kinh tế, vì hàng ngày các khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn các sảnphẩm của nhiều ngành như: Ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhẹ, côngnghiệp thực phẩm, ngành nông nghiệp, ngành bưu chính viễn thông, ngân hàng, đặcbiệt là ngành thủ công mỹ nghệ Vì vậy, khi phát triển ngành kinh doanh khách sạncũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngành khác phát triển (theo TS.Nguyễn
Văn Mạnh và cộng sự, (2008), giới thiệu tổng quan về kinh doanh khách sạn,, quản trị
kinh doanh khách sạn, Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, 27-28)
Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi một dung lượng lao động trực tiếp tương đốilớn Do đó, phát triển kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớnviệc làm cho người lao động
1.1.5.2 Về xã hội
Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch của con
người, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức
sản xuất của người lao động Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tăng nhu cầutìm hiểu di tích lịch sử văn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước, góp phần giáo dục yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ
Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ giao lưu giữamỗi người từ mọi nơi, mọi quốc gia khác nhau, các châu lục trên thế giới Điều này
làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình hữu nghị và tình đoàn kết giữa các dân tộc của
kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng
Kinh doanh khách sạn là nơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bảnchính trị, kinh tế quan trọng trong nước và thế giới Vì vậy kinh doanh khách sạn đónggóp tích cực cho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới trênnhiều phương diện khác nhau
1.2 Nội dung cơ bản về cạnh tranh
1.2.1 Khái ni ệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường Theo các nhà kinh tế, môi
trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tớinăng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận
Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Nhiều lí thuyết cạnh tranh hiện đại đã được đề xuất bởi nhiều chuyên gia hàng đầutrong lĩnh vực này như lí thuyết “lợi thế canh tranh” của Micheal Porter (1979) chorằng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế phải có “lợi thế cạnh
tranh” và “lợi thế so sánh” Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh
của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiênnhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sảnxuất cũng như trong thương mại Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh cóquan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế sosánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc cóthể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hànghóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp Cạnh tranhcủa một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùngmột ngành…
Theo Michael Porter (1980) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất củacạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuậntrong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi
Cạnh tranh được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là sự ganh đua nhau giữanhững người sản xuất và lưu thông hàng hóa bằng những hình thức và thủ đoạnkhác nhau, nhằm giành giật cho mình những điều kiện và sản xuất kinh doanh cólợi nhất Động lực của cạnh tranh là lợi nhuận tối đa - (Trần Ngọc Hiển, (1999),Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB chính trị Quốc gia)
Theo P.Samuelson (1989) thì Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanhnghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường
1.2.2 Đặc điểm của cạnh tranh
Cạnh tranh có tính liên tục, cường độ gia tăng theo thời gian và phạm vingày càng mở rộng
Ngày xưa cạnh tranh ở địa phương, ngày nay cạnh tranh trên phạm vi toàn thế
giới Ngày xưa cạnh tranh ít vì ít công ty, ngày nay cạnh tranh nhiều do nhiều công ty
Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Ngày xưa các nguồn lực còn nhiều, ngày này các nguồn lực khan hiếm đòi hỏi phải
tranh dành mới có được
- Cường độ cạnh tranh: Mỗi ngành, mỗi khu vực có cường độ cạnh tranh khác
nhau Cường độ cạnh tranh ám chỉ mức độ giành giật giữa các đối thủ biến đổi phụ
thuộc vào quan hệ Cung - Cầu
- Đối thủ cạnh tranh: Là các doanh nghiệp cùng bán sản phẩm có tính thay thếsản phẩm của ta trong cùng một thị trường
1.2.3 Vai trò c ủa cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và tronglĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào
sự phát triển kinh tế
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơnnhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹthuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất,hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năngsuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độcquyền thì thường trì trệ và kém phát triển
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sản xuấtphải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sảnxuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng vớithị hiếu của người tiêu dùng
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệpcạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng cóchất lượng tốt hơn Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưunhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn
về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phânhóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh,dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật Vì lý do trên cạnh tranhkinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của
Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Nhà nước Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh khônglành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu,trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàunghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thờicũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi
người và cho cộng đồng, xã hội
Đối với doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh có những vai trò sau:
- Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải nhữngdoanh nghiệp Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai tròcực kỳ to lớn
- Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Cạnh tranhtạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọibiện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu
từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra cácquyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó Bên cạnh đó, doanhnghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảngcáo, khuyến mãi, bảo hành
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng
cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng Muốn
vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quátrình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề củacông nhân từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn
Đối với người tiêu dùng
Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng
đẹp, phong phú, đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội
Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:
Đại học Kinh tế Huế
Trang 29+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm
phù hợp với túi tiền và sở thích của mình
+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả
mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâmnhiều hơn Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh
đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phầnkinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bấtbình đẳng trong kinh doanh
Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công
lao động xã hội ngày càng sâu sắc
Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phầnnâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế
Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanhnghiệp vươn ra thị trường nước ngoài
Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường,
rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta
Bên cạnh những tác động tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện
tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thịtrường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ví von tại hội thảo “Vai trò của doanhnghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hôi nhập quốc tế” do VCCIphối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức sáng nay (28/12) tại Hà Nội Phát huy những yếu tốtích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước,doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân “Các doanh nghiệp là tế bào cấuthành của nền kinh tế, do đó khó có thể có một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu các tế bào
Đại học Kinh tế Huế
Trang 30của nền kinh tế đó ốm yếu” Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi không chỉquyết tâm của Chính phủ, mà cần cả sự nỗ lực vươn lên của chính các doanh nghiệp TheoThứ trưởng, nền kinh tế Việt Nam phát triển còn chưa bền vững, năng suất và sức cạnhtranh của nền kinh tế còn thấp Theo Báo cáo của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới) về
năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014-2015, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam
chỉ tăng 2 bậc, từ vị trí 70 lên 68 trong 148 nền kinh tế Theo Báo cáo môi trường kinhdoanh của Ngân hàng Thế giới năm 2014, Việt Nam xếp hạng 78 trên 189 nước Rõ ràng,
tuy đã có nhiều nỗ lực, song năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn chậm cải thiện và có
vị trí xếp hạng khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực
Ông Sơn cũng cho rằng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là một trong các
nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia Nỗ lực của Chính phủ về cải thiện
môi trường kinh doanh xét cho cùng là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi không chỉ
quyết tâm của Chính phủ, mà cần cả sự nỗ lực vươn lên của chính các doanh nghiệp
Đồng quan điểm, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI (phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam) khẳng định, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnhtranh quốc gia liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau Thực tế, năng lựccạnh tranh còn rất hạn chế của doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến cho ViệtNam bị chấm điểm thấp trong các báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu do Diễn đànKinh tế Thế giới công bố những năm gần đây
Theo Thierry Geiger, (2014)– Chuyên gia cao cấp của Diễn đàn Thế giới phát biểutrong hội thảo vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tronghội nhập quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệpnên sử dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân viên, nâng cao kỹ năng quản lý, tập trungvào các lĩnh vực kinh doanh chính, cải thiện thương hiệu và marketing 3
1.2.4 Phân lo ại cạnh tranh
Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, tuy nhiên, một số cách phân loại cơbản đó là:
3 tranh-quoc-gia.aspx
http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/48308/Vai-tro-cua-doanh-nghiep-trong-nang-cao-nang-luc-canh-Đại học Kinh tế Huế
Trang 31 Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ Trong đó, các doanh nghiệp yếu kémphải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽchiếm ưu thế Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả
đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp
Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêulợi nhuận, vị thế và an toàn Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển củavốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới
sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Xét theo m ức độ cạnh tranh
Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó
có rất nhiều người bán sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất, quy cách, chủng loại,mẫu mã Giá cả sản phẩm là do cung- cầu trên thị trường quyết định Các doanhnghiệp được tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường Do đó, trong thị trường cạnh tranhhoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phảitìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là loại thị
trường phổ biến nhất hiện nay Sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh lớn Các doanh nghiệp trên thị trường này kinh doanh những loại hànghoá và dịch vụ khác nhau Sự khác biệt giữa những loại hàng hóa, dịch vụ này ở nhãnhiệu Có những loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng như nhau song sự lựa chọn của ngườitiêu dùng lại căn cứ vào uy tín, nhãn hiệu sản phẩm Các hình thức của cạnh tranh khônghoàn hảo đó là độc quyền, độc quyền tập đoàn, cạnh tranh mang tính độc quyền
Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có một số lớn doanh nghiệp nhỏ sản xuất và bán
ra một loại hàng hoá, dịch vụ giống hệt nhau và với số lượng của từng doanh nghiệpquá nhỏ so với tổng số hàng hóa có trên thị trường
Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Thị trường này có một số đặc điểm:
Có rất nhiều người sản xuất và bán hàng hoá giống hệt nhau, song không ai có
ưu thế trong việc cung ứng và mua sản phẩm để có thể làm thay đổi giá cả
Người bán có thể bán toàn bộ hàng hóa của mình với giá thị trường Như vậy họ
phải chấp nhận giá thị trường có sẵn và dù họ có tăng giảm lượng hàng hoá bán ra thìcũng không có tác động gì đến giá cả thị trường
Không có trở lực gì quan trọng ảnh hưởng đến việc gia nhập vào một thị trườnghàng hóa, nói cách khác là không có sự cấm đoán do luật lệ quy định hoặc do tính chấtcủa sản phẩm đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, mức đầu tư quá lớn
Theo thị trường này mỗi doanh nghiệp chỉ là một phần tử trong tổng thể vì vậycác quyết định của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thị trường Mặt khác, việc địnhgiá của doanh nghiệp không cách nào khác hơn là phải tự thích ứng với giá cả hiện cótrên thị trường Muốn có lãi doanh nghiệp phải giảm thấp chi phí sản xuất
Cạnh tranh không hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là tình trạng cạnh tranh bình thường vì
nó phổ biến trong điều kiện hiện nay Đây là thị trường mà phần lớn các sản phẩm làkhông đồng nhất Cùng sản phẩm có thể chia làm nhiều thứ loại, nhiều chất
lượng…Sản phẩm tương tự có thể được bán với nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi nhãn
hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau Mặc dù, sự khác biệt giữa các sản phẩm
không đáng kể (sự khác biệt mang ý nghĩa quan niệm, tâm lý là chính): Các điều kiện
mua bán hàng hóa cũng là khác nhau Người bán có thể có uy tín độc đáo riêng biệt
đối với người mua do nhiều lý do khác nhau: khách hàng quen, gây dựng được lòngtin…hay các cách thức quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng tới người mua, làm người
mua thích mua của một nhà cung ứng này hơn của một nhà cung ứng khác
Đường cầu của thị trường là đường không co dãn Việc mua và bán sản phẩmđược thực hiện trong bầu không khí có tính chất giao thương rất lớn, điều này khác
hẳn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Người bán có thể thu hút khách hàng bởinhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương thức bán hàng, cung cấp dịch vụ, tíndụng, hoặc có nhiều điều khoản ưu đãi…Do đó, trong giá có sự phân biệt, xuất hiệnhiện tượng nhiều giá Có thể nói giá cả lên xuống thất thường tuỳ khu vực, tuỳ nguồncung ứng, tùy người mua
Đại học Kinh tế Huế
Trang 33 Cạnh tranh độc quyền.
Thị trường độc quyền là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một người mua
(Độc quyền mua) hoặc một người bán (Độc quyền bán) Chính sách của thị trường này
là định giá cao và sản lượng hàng hóa ít Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việcnhà độc quyền định giá bao nhiêu cũng được Tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng của sản
phẩm và cơ chế quản lý giá của Nhà nước mà nhà độc quyền định giá cao hay thấp để
thu được lợi nhuận tối đa Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức cạnh tranh phi giá
cả như quảng cáo, phân biệt sản phẩm để thu hút thêm khách hàng
Nói chung độc quyền trong sản xuất kinh doanh là lợi thế lớn nhất đối vơi nhàđộc quyền, song về mặt xã hội thì nó kìm hãm sự phát triển sản xuất, làm thiệt hại lợiích người tiêu dùng
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhaubằng việc bán sản phẩm phân biệt, các sản phẩm có thể thay thế cho nhau ở mức độ
cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo Nghĩa là độ co dãn của cầu là cao chứ
không phải là vô cùng Vì những lý do khác nhau (chất lượng, hình dáng, danhtiếng…) người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi doanh nghiệp khác với của các doanhnghiệp khác Do đó một số khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm mìnhthích, trong ngắn hạn khó gia nhập thị trường nhưng dài hạn thì có thể
độc quyền tập đoàn, các nhà sản xuất cũng sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giánhư quảng cáo hoặc phân biệt sản phẩm giống như trong cạnh tranh độc quyền
Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường.
Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Là cuộc cạnh tranh giữa người bán và người mua diễn ra theo quy luật mua rẻ
bán đắt trên thị trường Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất,ngược lại người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cuối cùng là giá thống nhất giữangười mua và người bán sau một quá trình mặc cả với nhau mà theo đó hoạt động muabán được thực hiện
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau
Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu Khi lượng cung một loại hànghoá, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những
người mua sẽ trở nên quyết liệt Lúc đó giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng do
hàng hóa khan hiếm nên người mua vẫn sẵn sàng trả giá cao cho hàng hóa mình cần.Kết quả là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua thì bị thiệt Đây là cuộccạnh tranh mà theo đó những người mua sẽ bị thiệt còn những người bán được lợi
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị trường
Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng hoá càng phát triển càng có nhiều người bán dẫn đếncạnh tranh ngày càng quyết liệt trên nhiều phương diện và nhiều hình thức đa dạng khácnhau Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật một mặt tác động đến các nhà sảnxuất, một mặt làm thay đổi nhu cầu của người mua, do đó nó dần làm biến đổi vị trí củacác yếu tố cạnh tranh Một cách chung nhất cạnh tranh là sự ganh đua ở các giác độ:Chất lượng, giá cả, nghệ thuật tổ chức tiêu thụ và thời gian Giá là yếu tố thứ nhất củacạnh tranh, đây là hình thức cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất Khi nhu cầu con ngườiphát triển cao hơn thì yếu tố chất lượng sản phẩm chiếm vị trí chính yếu Đến nay vàonhững năm cuối của thế kỷ 20 thì với các doanh nghiệp lớn họ có với nhau sự cân bằng
về giá cả thì yếu tố thời gian và tổ chức tiêu thụ sản phẩm là quan trọng nhất
1.2.5 Các công c ụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp trên thị trường
Cạnh tranh là điều rất cần thiết đối với doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn nềnkinh tế đang trên đà phát triển Trên thực tế, khi sản xuất kinh doanh trên bất kỳ thị
trường nào, doanh nghiệp cũng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh Chính vì thế, việc
Đại học Kinh tế Huế
Trang 35chọn lựa công cụ cạnh tranh trở thành vấn đề hết sức quan trọng với doanh nghiệp.Tuỳ vào đặc điểm thị trường và loại hình kinh doanh cũng như những năng lực, ưu thếcủa mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hợc nhiều công cụ cạnh tranhnhằm mở rộng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và gia tăng doanh số bánhàng.Một số công cụ và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao:
C ạnh tranh bằng sản phẩm, phục vụ.
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọngcủa các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độthoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trongthắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, mức sống của
người dân ngày càng được nâng cao, tức là khách hàng có khả năng thanh toán tăng,
do đó khách hàng ít nhạy cảm về giá hơn nên sự cạnh tranh về giá cả đã và sẽ có xuhướng nhường vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp
phải luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, vì chất lượng sảnphẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và
lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu
dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so vớicác đối thủ cạnh tranh trên thị trường
C ạnh tranh về nhãn mác, uy tín của sản phẩm, dịch vụ
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp
và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh không chỉ đượctính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanhnghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm
mà doanh nghiệp đưa ra thị trường Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với thịphần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sảnxuất kinh doanh…
Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh
và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tứchoặc chất
lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện
tại và làm nảy sinh thị trường mới
C ạnh tranh bằng giá cả
Mức chênh lệch giá cả so với đối thủ cạnh tranh lớn hơn mức chênh lệchgiá trị sử dụng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng và do đó, sức cạnhtranh sẽ lớn hơn
Giá cả trong kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Giá cả thường được sử dụng trong giai đoạn đầu trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc khi bước vào một trị trường mới, để một mặt
thăm dò thị trường, một mặt tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Các yếu tố tạo nên lợi thế về giá cả sản phẩm dịch vụ bao gồm các chi phí về kinh
tế thấp, khả năng tài chính tốt và khối lượng hàng bán lớn,…Doanh nghiệp có khả năng
hạ giá càng nhiều thì sẽ giành được càng nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình hình thành và xây dựng nên mức giá cho sản phẩm hay dịch vụcủa mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các chính sách giá: Chính sách
định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sách ổn định giá
Chính sách định giá thấp: Là chính sách trong đó, doanh nghiệp định giá với
mức thấp hơn giá thị trường Doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá thấp hơn giá trị sảnphẩm, chính sách này sẽ góp phần gia tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh vòngquay của vốn, nhưng doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận Doanh nghiệp cũng
có thể áp dụng chính sách này bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường nhưng
cao hơn giá trị sản phẩm Thông thường phương thức này áp dụng khi sản phẩm mới
thâm nhập vào thị trường, doanh nghiệp muốn gia tăng nhanh chóng khối lượng và số
lượng hàng bán, khi đó doanh nghiệp vẫn có thể thu được lợi nhuận nhưng thấp
Chính sách định giá cao: Là chính sách trong đó, doanh nghiệp áp dụng mức
giá bán sản phẩm cao hơn cả mức giá thị trường cũng như cao hơn giá trị sản phẩm.Chính sách này thường được áp dụng khi mà số lượng các đối thủ cạnh tranh chưanhiều, các sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng chưa có tham chiếu
Đại học Kinh tế Huế
Trang 37để so sánh giá cả Sau đó, doanh nghiệp sẽ hạ dần mức giá đến bằng hoặc thấp hơn giá
thị trường, tuy nhiên, vẫn có thể thu được lợi nhuận
Chính sách ổn định giá: Là chính sách trong đó doanh nghiệp duy trì mức giá
ổn định trên một thị trường Thông thường, chính sách này chỉ được áp dụng trong một
thời gian nhất định do tính chất cạnh tranh diễn ra không ngừng trên thị trường hoặc
đặc điểm, chu kỳ của sản phẩm buộc phải thay đổi mức giá
Việc nghiên cứu và quyết định áp dụng chính sách định giá nào để gia tăng sứccạnh tranh của mình là một vấn đề hết sức phức tạp với doanh nghiệp, phải căn cứ vàohoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể để sử dụng như vũ khí cạnh tranh Thêm vào
đó, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự thay đổi
thông qua cái gọi là “giá tâm lý” Ở một số nơi, sự thay đổi thường xem là tích cực,nên hàng thời trang được đặt giá rất cao vì nó tượng trưng cho sự thay đổi Nhưng ở
nơi khác sự thay đổi có thể đựơc xem là không tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm
mới thường chỉ làm sản phẩm trở nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường Do đó,khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố mới có thể khai
thác được tối đa khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình
C ạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo
Trong xu thế hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cácnguồn thông tin trở nên đa dạng và phong phú thì xúc tiến quảng cáo có vai trò quantrọng với sự phát triển của doanh nghiệp Quảng cáo là một phần của chiến thuật phốihợp 4P trong tiếp thị (Product, Price, Place, Promotion) nghĩa là "bộ tứ" thương phẩm,giá cả, phân phối, khuyến mãi Trong những thập niên gần đây, quảng cáo khôngnhững đã triển khai theo chiều rộng mà cả chiều sâu, ta thấy quảng cáo có mặt khắpchốn, từ những quốc gia có truyền thống tư bản đến những nền kinh tế theo khuynh
hướng xã hội một khi đã chọn sự cạnh tranh thương nghiệp làm động lực kích thích
kinh tế Về bề sâu, quảng cáo không những đã làm biến dạng những mô thức sinh hoạtcủa người tiêu thụ mà còn thay đổi tư duy, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của mọi lớp
người trong xã hội
Để tạo nên sự hiệu quả của hoạt động xúc tiến quảng cáo, đòi hỏi các doanh
nghiệp cần chú trọng tới các yếu tố nội dung và phương tiện quảng cáo để làm nổi bật
Đại học Kinh tế Huế
Trang 38lên sức cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Về phương diện nội dung,doanh nghiệp cần đưa ra những hứa hẹn về lợi ích của sản phẩm để thu hút sự chú ýcủa khách hàng cũng như làm thay đổi quan điểm, thái độ của họ về sản phẩm, dịch vụcũng như tạo ra sự ấn tượng, khác biệt lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh Còn phươngtiện quảng cáo thường giúp cho doanh nghiệp có tác động nhanh chóng, sâu rộng tới
khách hàng, khi đó sẽ góp phần gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp trên diện rộng
Tuỳ theo mức độ cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, đặc tính củasản phẩm và mức độ ưa chuộng của khách hàng, doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc
sử dụng công cụ cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo Vấn đề quantrọng hàng đầu khi kinh doanh trên thị trường trong nước hay quốc tế là các doanhnghiệp cần tiêu chuẩn hoá hay thích nghi hoá trong quảng cáo Khi sử dụng công cụnày cũng cần phải chú ý tới môi trường của quảng cáo như kinh tế xã hội, chính trị luật
pháp để áp dụng hiệu quả nhằm gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp trên thị trường
C ạnh tranh qua hệ thống phân phối
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường nội địa, hệ thốngphân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng Trong bối cảnh đó, việc doanhnghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một trong những yếu tố
cơ bản để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho riêng mình Bởi ngày nay, hệ thống phân
phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêudùng mà nó còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu quảng bá sản phẩm, thu thập thông tinkhách hàng , từ đó tạo ra động lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nângcao tính cạnh tranh trên thị trường
Một hệ thống phân phối dịch vụ hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả
năng đa dạng hóa các kênh phân phối và chọn được kênh chủ lực, không gian đặt vị trí
kênh, sự liên kết giữa các kênh, yếu tố quản lý và điều khiển nhân sự đảm nhiệm cáckênh và các dịch vụ bán hàng, sau bán hàng hợp lý
Sử dụng công cụ cạnh tranh qua hệ thống phân phối dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệpphải có sự am hiểu thị trường, áp dụng linh hoạt với từng không gian và thời gian nhất
Đại học Kinh tế Huế
Trang 39định để khai thác và phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình Thông thường, hệ thống
phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội Ở một số quốc gia, mối liên hệgiữa người cung cấp và người mua thường dựa trên quan hệ họ hàng bất kể là xa haygần Những người không phải là thành viên họ hàng sẽ bị loại khỏi các giao dịch kinhdoanh trong một số kênh phân phối nào đó Nhưng ở một số quốc gia khác thì việc lựachọn kênh phân phối và thâm nhập thị trường là đơn giản và dễ dàng
1.3 Năng lực cạnh tranh trong khách sạn
1.3.1 Khái ni ệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thốngnhất Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kếtvới việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Theo Colins và Polart (1996), khái niệm
năng lực cạnh tranh gắn với nhiệm vụ (misson) của doanh nghiệp với ba yếu tố là: các
giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêugiúp doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình
Dưới đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu năm 1990.Theo Aldington Report (1985), doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp
có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các
đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được
lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập cho người lao động vàchủ doanh nghiệp Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lựccạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994) Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp
Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản
xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là
đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay chưa được hiểu một cáchthống nhất Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắnkết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: Các giá trị chủ yếu củadoanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanhnghiệp thực hiện chức năng của mình
Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Theo tác giả Trần Sửu, (2005) lại cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làkhả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đốithủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Theo Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OCED), năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng cácyếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong
điều kiện cạnh tranh quốc tế
TS Nguyễn Hữu Thắng và cộng sự, (2005), năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm,
mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm
đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững
Trong “Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu” của diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) (2014-2015), thì khả năng cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà DN
có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo
đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ ở những mục tiêu
của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra
Michael E Porter (1980) cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ranhững sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợpvới nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận
Như vậy, thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng
vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nó, dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến
Từ các quan điểm trên, chúng ta có thể đúc kết lại như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hữu hạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế của mình trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Theo WEF, năng lực cạnh tranh được chia làm 3 cấp cơ bản:
Năng lực cạnh tranh của quốc gia: Là năng lực của một nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, nâng caođời sống của nhân dân
Đại học Kinh tế Huế