Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại .... Đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán thuế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÂN - TĂI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT
VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI
Trang 2hiện khóa luận tốt nghiệp của mỗi sinh viên, do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày báo cáo thực tập nghề nghiệp là một công việc đòi hỏi sự đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức Để hoàn thành tốt báo cáo này, ngoài sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, nhóm chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý Thầy Cô giáo, đơn vị thực tập cùng với gia đình và bạn bè
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu khoa Kế toán – tài chính, Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội tốt giúp tôi vận dụng những lý thuyết trong quá trình học vào thực tế, và giúp ích rất lớn cho tôi ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi là Thạc sĩ Lê Thị Hoài Anh đã hướng dẫn, chỉnh sửa tận tình và luôn đốc thúc nhóm chúng tôi làm việc đúng tiến độ
Ban lãnh đạo công ty và các Cô, Chú, Anh, Chị là nhân viên đang làm việc tại C ông ty TNHH MTVLâm công nghiệp Long Đại , đặc biệt là các Cô tại phòng kế toán công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lơi cho tôi thu thập số liệu và tìm hiểu công tác kế toán của công ty
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè của tất cả các thành viên trong nhóm, những người đã luôn động viên giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình chúng tôi thực hiện báo cáo này
Do đề tài mà tôi lựa chọn là khá rộng và nhiều vấn đề cần tìm hiểu nên trong một thời gian ngắn tôi thực hiện báo cáo này không thể tránh khỏi các sai sót Hơn nữa, với kiến thức còn hạn chế, lần đầu được tiếp xúc với thực tiễn nên phần trình bày của tôi còn nhiều khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và nhận xét của quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hu ế ngày 18/05/2014 Sinh viên th ực hiện: Trần Văn Vương
tế Hu
ế
Trang 3I.1 Lý do chọn đề tài 1
I.2 Đối tượng nghiên cứu 2
I.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
I.4 Phạm vi nghiên cứu 2
I.5 Phương pháp nghiên cứu 2
I.6 Cấu trúc đề tài 3
PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận về thuế 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Vai trò của thuế 4
1.2Cơ sở lý luận chung của thuế Thu nhập doanh Nghiệp 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Phương pháp xác định thuế Thu nhập Doanh nghiệp 5
1.2.3 Thu nhập chịu thuế 5
1.2.4 Thu nhập được miễn thuế 5
1.2.5 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 6
1.2.6 Xác định số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào NSNN 8
1.2.7 Kê khai, quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 9
1.3 Cơ sở lý luận về thuế GTGT 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Người nộp thuế 10
1.3.3 Đối tượng chịu thuế 10
1.3.4 Đối tượng không chịu thuế 10
1.3.5 Căn cứ tính thuế 10
1.3.6 Phương pháp tính thuế 11
1.3.7 Kê khai thuế 12
1.3.8 Nộp thuế 13
1.4 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 13
tế Hu
ế
Trang 4CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN THUẾ GTGT
VÀ THU Ế TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM CÔNG NGHIỆP LONG
ĐẠI 20
2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại 20
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty 20
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty 21
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 22
2.1.4 Phân tích tình hình lao động 25
2.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2011-2013 27
2.1.7 Tổ chức công tác kế toán 33
2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại 35
2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại 35
2.2.2 Thực trạng công tác Kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại 50
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU Ế TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI 58 3.1 Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại 58
3.1.1 Ưu điểm 58
3.1.2 Nhược điểm 59
3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại 60
PH ẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
III.1 Kết luận 62
III.2 Kiến nghị 62
III.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 64
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Ụ LỤC
tế Hu
ế
Trang 5TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KH&CN Khoa học và công nghệ
Trang 6* SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước 14
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ 15
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại 23
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 33
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 35
Trang 7Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản qua 3 năm 2011-2013 28
Bảng 2.3 Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2011-2013 29
Bảng 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011-2013 32
tế Hu
ế
Trang 8Đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp
t ại Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại” với kết cấu 3 phần, 3 chương
được trình bày với các nội dung sau:
Thứ nhất: Đề tài nêu ra tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài
Thứ hai: Đề tài đưa ra lý luận chung về công tác kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ 3: Đề tài tìm hiểu cụ thể về tình hình tài sản, nguồn vốn, và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại trong giai đoạn
từ năm 2011-2013 Từ đó, đề tài đi sâu vào tìm hiểu trình tự kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại trong năm 2013 Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại
Cuối cùng , đề tài đi đến kết luận về nội dung đã thực hiện được và hạn chế của
đề tài Đồng thời nêu ra môt số hướng có thể tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới
tế Hu
ế
Trang 9PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lý do chọn đề tài
Thuế một là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội Thuế đóng vai trò quan trọng, vừa nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong phạm vi doanh nghiệp, kế toán thuế là một bộ phận ở phòng kế toán với nhiệm vụ lập hồ sơ, báo cáo theo quy định của các luật thuế mà đơn vị có trách nhiệm phải nộp loại thuế đó Việc am hiểu và chấp hành tốt các quy định, pháp luật thuế được xem là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá trách nhiệm hiệu quả quản lý Hiện nay,
để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội các chính sách, thông tư, quyết định liên tục được thay thế, sửa đổi, bổ sung đòi hỏi người làm kế toán cần thường xuyên cập nhật và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình hạch toán nhằm giảm thiểu những sai sót
Là một doanh nghiệp sản xuất, trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại luôn đạt hiệu quả cao Bên cạnh những biện pháp kinh tế, tài chính khác thì kế toán luôn là một trong những công
cụ chủ yếu và hiệu quả nhất để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý là một trong những cơ sở cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh hiệu quả Trong đó tổ chức hạch toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ
là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra những hạn kế để khắc phục và phát huy những nhân tố tích cực để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất
và kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán thuế đối với doanh
nghiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THUẾ GTGT VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH
tế Hu
ế
Trang 10MTV LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI” để nghiên cứu trong quá trình thực tập
tại đơn vị
I.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
I.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm ba mục tiêu:
- Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lí luận về thuế và kế toán thuế GTGT và
thuế TNDN
- Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế
TNDN tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
- Thứ ba, đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế
GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
I.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng kế toán
của công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
- Về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài nằm trong khoảng thời gian 3 năm
2011 - 2013
I.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu: tìm hiểu thông qua các văn bản Luật, chính sách, các khóa luận, bài viết trên internet… từ đó hệ thống hóa cơ sở lí luận về Thuế
và Kế toán thuế, đồng thời làm cơ sở cho việc thu thập các tài liệu cần thiết phục vụ làm đề tài
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: tiến hành trao đổi với nhân viên kế toán để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, đặc biệt là quy tình công tác kế toán thuế tại công ty
- Phương pháp thu thập tài liệu: nhằm thu thập các chứng từ, sổ sách liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gắn với việc thực hiện công tác kế toán thuế
- Phương pháp phân tích, đánh giá: làm cơ sở để đưa ra các nhận xét sát với tình
tế Hu
ế
Trang 11I.6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần I và phần III thì phần II gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
tế Hu
ế
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận về thuế
1.1.1 Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội
1.1.2 Đặc điểm
- Tính bắt buộc : Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế là bắt buộc
- Tính pháp lý : Được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức, các thủ tục và quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế
- Tính không hoàn trả trực tiếp : Trước khi nộp thuế: không hứa hẹn cung ứng trực tiếp dịch vụ công Sau khi nộp thuế: không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế
1.1.3 Vai trò của thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước
- Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định
tế Hu
ế
Trang 131.2 Cơ sở lý luận chung của thuế Thu nhập doanh Nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả tài chính của doanh nghiệp Các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thế đều phải nép thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định
1.2.2 Phương pháp xác định thuế Thu nhập Doanh nghiệp
* Đối tượng thuộc diện nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
d) Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ; đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
…
1.2.3 Thu nhập chịu thuế
1 Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác
2 Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản
nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam
1.2.4 Thu nh ập được miễn thuế
1 Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã
tế Hu
ế
Trang 142 Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
3 Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam
4 Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV
5 Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội
6 Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật này
7 Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam
…
1.2.5 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.5 1 Căn cứ thu nhập chịu thuế
1 Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
2 Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam
3 Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để
kê khai nộp thuế
- Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ
tế Hu
ế
Trang 15- Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1 Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
2 Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất
do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ
sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
e) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực
tế xuất kho;
g) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải
là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
h) Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
i) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
l) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
m) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
tế Hu
ế
Trang 16n) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;
o) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật
3 Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này
1.2.5 2 Căn cứ thuế suất
1 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này và Ðiều 13 của luật này
2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự
án, từng cơ sở kinh doanh
- Ưu đãi về thuế suất: Mức thuế suất ưu đãi là 20% hoặc 10% được áp dụng với các
đối tượng theo quy định
1.2.6 Xác định số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào NSNN
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
phải nộp = Thu nhtính thuập ế x thuThuế TNDN ế suất Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp = ( Thu nhtính thuập ế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x
Thuế suất thuế TNDN
tế Hu
ế
Trang 171 Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế
trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế = Thu nhchịu thuế ập - Thu nhmiễn thuế ập được + Các khochuyển theo quy định ản lỗ được kết
2 Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Các khoản thu nhập khác
1.2.7 Kê khai, quy ết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.7.1 Th ời gian kê khai và nộp tờ khai
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý: chậm nhất là ngày thứ ba mươi của
quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế
1.2.7.2 N ộp thuế
- Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày
cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là
thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế
- Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan
1.2.7.3 Quy ết toán thuế
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản mục theo quy định
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải
nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ
tế Hu
ế
Trang 18ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ
tiếp theo
1.3 Cơ sở lý luận về thuế GTGT
1.3 1 Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
1.3.2 Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)
1.3.3 Đối tượng chịu thuế
Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao
gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
1.3.4 Đối tượng không chịu thuế
HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế hiện nay gòm 26 đối tượng:
- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ
sản…chưa chế biến thành các sản phẩm khác
- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con
giống ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại
- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét phục vụ sản xuất NN
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê
1.3.5 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất
Thuế suất
1 Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc
tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật thuế GTGT
tế Hu
ế
Trang 19a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
…
3 Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không quy định ở trên
1.3.6 Phương pháp tính thuế
1.3.6.1 Căn cứ tính thuế GTGT:
Theo quy định tại điều 6 Luật Thuế GTGT tăng thì căn cứ tính thuế GTGT là giá tính
thuế và thuế suất Công thức tính thuế GTGT:
Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
* Đối với hàng hóa nhập khẩu: là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu
có), cộng với thuế TTĐB (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định
về giá tính thuế hàng nhập khẩu
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập khẩu
tế Hu
ế
Trang 20c Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
- Phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của HHDV chịu thuế bán ra x Thuế suất GTGT
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
+ Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
1.3.7 Kê khai thu ế
- Trách nhiệm: kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định
- Khai thuế GTGT là loại khai theo tháng : chậm nhất không quá ngày thứ 20 đầu
Trang 21- Khai quyết toán năm đối với thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT: ngày thứ chín mươi kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
- Khai thuế đối với hàng nhập khẩu: theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan
3 Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định
của Chính phủ và pháp luật có liên quan
4 Quyế toán thuế
Các CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập và gửi các tờ khai điề
chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm điều chỉnh
1.4 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
1.4.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.4.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào
Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL)
- Hoá đơn chứng từ đặc thù
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT)
- Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ tháng (mẫu 01-4A/GTGT)
- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu
- Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài
- Sổ theo dõi thuế GTGT
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 - Thuế GTGT đươc khấu trừ
Nội dung, kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: - Thuế GTGT đầu vào phát sinh
tế Hu
ế
Trang 22Bên Có: - Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
- Thuế GTGT hàng mua trả lại
SD Bên Nợ: Thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại cuối kỳ
Phương pháp hạch toán
- Hàng hóa dịch vụ mua vào trong nước
Sơ đồ 1.1: Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước
1.4 1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT ( mẫu 01/GTKT 3 LL)
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra (mẫu 01 – 1/ GTGT)
- Sổ theo dõi thuế GTGT
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý - Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng, vãng lai ngoại tỉnh (mẫu 01- 5/ GTGT)
tế Hu
ế
Trang 23Tài khoản sử dụng
Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra
Nội dung, kết cấu tài khoản này như sau
Bên Nợ: - Nộp thuế GTGT vào NNN
- Được miễn giảm thuế
- Thuế GTGT hàng bán bị trả lại Bên có: - Thuế GTGT đầu ra phát sinh
SD Bên Có: Thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN
Trang 24- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 8211 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không
có số dư cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1 Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thếu thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 25Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
3 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
4 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
tế Hu
ế
Trang 26Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
1.5 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế
- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng
cơ sở
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp ,phân loại theo thuế suất
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn doanh nghiệp theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách ,hoàn thuế của doanh nghiệp
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới , đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất ,đơn vị
cơ sở)
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm , phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan
- Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn doanh nghiệp
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả ,nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh
tế Hu
ế
Trang 27- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
để cơ sở biết thực hiện
- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ
sở giữa báo cáo với quyết toán
- Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật
- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận)
- Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở
- Hàng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ
- Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở
tế Hu
ế
Trang 28CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC
KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI
2.1 T ổng quan về công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại
Trụ sở chính: Tiểu khu 10, Đồng Sơn, Đồng Hới, Quảng Bình
Điện thoại: 052 3826026 – 052.826115 fax: 052826347
Giám đốc: Ông Phan Đình Linh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển
Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại (tiền thân là Liên hợp Lâm Công nghiệp Long Đại) được thành lập theo Nghị định số 165 – HĐBT ngày 24/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, trực thuộc Bộ Lâm nghiệp Công ty có nhiệm vụ trồng, tu bổ, quản lý,
bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản cung cấp cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu theo kế hoạch nhà nước Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại
là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp lý
Khi tỉnh Bình – Trị - Thiên tách thành ba tỉnh, đến ngày 22/9/1989, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 225/CT, giao Liên hợp Lâm Công nghiệp Long Đại cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình trực tiếp quản lý Năm 1996, Liên hợp Lâm Công nghiệp Long Đại đổi tên thành Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại (tên
của công ty được giữ nguyên cho đến nay)
Trải qua nhiều thời kì hoạt động sản xuất kinh doanh từ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, tổ chức quản lý của công ty có nhiều biến động Đặc biệt từ năm
2006 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết 28/NQ/TW của Bộ Chính trị ; Nghị định 2000/2004-NĐ/CP ngày 2004 của Chính phủ ; Quyết định 34 QĐ/TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp đổi mới nhiệm vụ phát triển lâm nông trường quốc doanh
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty
Trang 29- Trồng, chăm sóc, chế biến mủ cao su
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng
- Chế biến và kinh doanh gỗ, lâm sản các loại
- Khai thác, chế biến nhựa thông
2.1.2.2 Ngành ngh ề kinh doanh liên quan phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính
- Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đường vận chuyển, vận suất phục vụ khai thác vận chuyển gỗ, lâm sản các loại và trồng rừng
- Kinh doanh xăng dầu phục vụ trong nội bộ Công ty
2.1.2.3 Các ngành, ngh ề kinh doanh khác được UBND tỉnh chấp thuận
2.1.3 Ch ức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty lâm công nghiệp Long Đại là một đơn vị kinh doanh tổng hợp trên các lĩnh vực : trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng ; khai thác và chế biến lâm sản ; kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác Do đó, công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng (bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng sản xuất);
- Khai thác và chế biến gỗ;
- Khai thác và chế biến nhựa thông;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Thăm dò và khai thác khoáng sản;
- Kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác
Sản xuất, kinh doanh và thực hiện cung ứng dịch vụ thuộc các lĩnh vực nói trên cho thị trường nội tỉnh, trong toàn quốc và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, một
mặt giải quyết các nhu cầu quốc tế dân sinh cho nhân dân tỉnh Quảng Bình nói riêng
và toàn quốc nói chung; mặt khác tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương và cho đất nước góp phần cân bằng cán cân thương mại và ổn định kinh tế vĩ mô
tế Hu
ế
Trang 302.1.4 T ổ chức bộ máy quản lý Công ty
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới quản lý Công ty
Hiện nay, Công ty quản lý 102.312,4 ha diện tích rừng, trải dài từ các huyện Bố
Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy Vì vậy công ty phải xây dựng một bộ máy
quản lý chặt chẽ các hoạt động từ trên xuống dưới, từ công ty đến các Lâm trường và các xí nghiệp như sau:
* Bộ máy quản lý công ty:
- Ban lãnh đạo công ty gồm: 1 giám đốc, và 2 phó giám đốc
+ Lâm trường Đồng Hới + Lâm trường Phú Lâm
+ Lâm trường Kiến Giang
- 2 xí nghiệp: + Xí nghiệp khai thác vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng
+ Xí nghiệp chế biến kinh doanh tổng hơp Đồng Hới
- Chi phối hoạt động 2 công ty: + Công ty cổ phần chế biến nhựa thông
+ Công ty cĐạ i h ổ phần dăm giấy xuất khẩu
tế Hu
ế
Trang 312.1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại
2.1.4.3 Ch ức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty do UBND tỉnh Quảng Bình ra
quyết định bổ nhiệm trên cơ sở xem xét năng lực, trình độ tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị do mình quản lý Giám đốc là người thay mặt nhà nước quản lý vốn, tài sản của Công ty, đồng thời là người đại diện
Phòng tổ chức -
kế hoạch
Ban quản lý đất đai
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc kinh doanh
Các
Lâm
trường
XN chế biến
và
KD tổng
XN khai thác, vận tải
CT CP chế biến nhựa thông
CT CP dăm giấy xuất khẩu
Đạ i h Quan hệ trực tuyến
tế Hu
ế
Trang 32cho công nhân viên chức khi làm nghĩa vụ với nhà nước mang lại quyền lợi cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền
của Giám đốc giải quyết môt số công việc khi được giám đốc ủy quyền Phó giám đốc
này phụ trách mảng hoạt động chế biến của công ty, phụ trách công tác nội chính
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, thừa ủy quyền của
Giám đốc trong một số công việc khi được giám đốc ủy quyền; phụ trách khâu quản
lý và bảo vệ rừng
Các phòng ban chức năng trong Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng, dựa trên cơ sở những yêu cầu và tính chất công việc quản lý sản xuất, kinh doanh tai Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty
- Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện công tác tài chính kế toán theo Luật kế
toán do nhà nước ban hành; nghiên cứu và tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý và điều tiểt nguồn vốn của Công ty; tập hợp các báo cáo kế toán – thống kê và phân tích hoạt động kinh tế, cung cấp thông tin tổng thể về tình hình HĐSXKD và tình hình tài chính của Công ty cho Giám đốc, cho các cơ quan chức năng theo chế độ quy định; lập kế hoạch tài chính, kế hoạch huy dộng vốn, xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm Kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc
theo chế độ tài chính và các quy định nôi bộ
- Phòng Kỹ thuật, quản lý bảo vệ rừng: Lập kế hoạch về công tác quản lý,
bảo vệ rừng cho toàn công ty; xây dựng định mức kỹ thuật chế biến cho từng loại lâm sản để tham mưu cho giám đốc đưa ra quyết định về phương án sản xuất, kinh doanh
và quản lý có hiệu quả Theo dõi tình hình thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, biện pháp ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác trái phép…
- Phòng tổ chức – hành chính: Thực hiện và chịu trách nhiệm trong công việc
theo dõi quản lý hồ sơ các công nhân viên trong toàn công ty Nghiên cứu đệ trình ban giám đốc về cách tôt chức bộ máy quản trị Tham mưu trực tiếp cho Ban giám đốc về
tổ chức, sắp xếp và tổ chức tuyển dụng lao động Công tác đề bạt cán bộ, nhân viên
tế Hu
ế
Trang 33Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo, đào tạo lại, thực hiện sát hạch nâng bậc lương, tuyển chọn nhân viên cho Giám đốc công ty
- Ban qu ản lý đất đai: Lập kế hoạch sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp môt
cách hợp lý Quản lý đất rừng, thiết kế đất trồng rừng, tư vấn cho giám đốc về kế
hoạch sử dung đất rừng để đầu tư kinh doanh và sản xuất sản phẩm lâm nghiệp Giải quyết các tranh chấp về đất đai trong công ty…
- Các lâm trường: Là các đơn vị trực thuộc công ty, cũng có bộ máy quản lý
riêng và các phòng ban, nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất ở
từng địa bàn cho công ty
- Các xí nghi ệp: Là các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty Là các đơn vị sản
xuất, chế biến và kinh doanh tổng hợp…
Ngoài ra công ty còn góp cổ phần chi phối hoạt động của 2 công ty cổ phần đó là: Công ty Cổ phần chế biến nhựa thông và Công ty Cổ phần dăm giấy xuất khẩu
2.1.4 P hân tích tình hình lao động
Hoạt động trong những năm qua của công ty tương đối ổn định, nhiều sản phẩm
của công ty được khách hàng biết đến và thừa nhận về chất lượng, giá bán Công ty ngày càng mở rộng được thị phần
Do đặc thù kinh doanh của công ty nên lượng lao động có một số biến đổi nhất định Tuy nhiên, so với quy mô của doanh nghiệp thì sự biến động là không lớn Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng 2.1
Có thể thấy tình hình lao động có xu hướng tăng lên năm 2012, nhưng 2013 lại giảm
xuống, nhưng sự tăng giảm là không đáng kể Cụ thể là năm 2012 tăng 2,58% so với năm 2011 và năm 2013 thì lại giảm 1,71% so với năm 2012 Đây cũng là do nguyên nhân đặc thù của kế hoạch kinh doanh của công ty, hơn nữa cũng là do lao động về hưu năm 2013 tăng hơn so với năm trước trong khi công ty chưa có nhu cầu tuyển thêm lao động mới
tế Hu
ế
Trang 34B ảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2011-2013
phổ thông 614 71.98 624 71.31 614 71.40 10 1.63 -10 -1.60
( Ngu ồn: Phòng tổ chức – kế hoạch công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại)
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty là ngành lâm nghiệp, ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ rừng, bảo vệ và phát triển
rừng nên cần chủ yếu là các công nhân có sức khỏe,chính vì vậy cơ cấu lao động có sự khác biệt đó là cơ cấu lao động nam chiếm hơn 70% lao động
Lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ lệ cao so với lao động gián tiếp, bởi vì
loại hình của công ty là sản xuất và thương mại nên cần nhiều lao động trực tiếp để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tạo ra sản phẩm cho công ty Tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm
tỷ trọng thấp, nhưng số lượng đó đã đáp ứng đủ nhu cầu quản lý của công ty, tránh được lãng phí không cần thiết
Qua bảng phân tích tình hình lao động cũng có thể thấy được rằng: số lượng lao động phổ thông của công ty chiếm tỷ lệ khá cao Những lao động này chủ yếu là các công nhân của công ty Đây là những lao động có tay nghề cao của cao của công ty
Họ được đào tạo về tay nghề để phục vụ tốt hoạt động sản xuất cho công ty Số lượng lao động có trình độ trung cấp chủ yếu là các bảo vệ rừng, họ cũng được qua đào tạo
để nắm rõ về luật pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc Lực lượng còn lại là
tế Hu
ế
Trang 35quản lý và văn phòng đều là các lao động có trình độ cao đại học, cao đẳng đảm bảo được vai trò quản lý và điều hành hoạt động sản xuất của công ty
2.1.5 Tình hình tài s ản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2011-2013
2.1.5.1 Tình hình bi ến động của tài sản
Nhìn chung, tình hình tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng qua 3 năm
với tốc độ tăng khác nhau Năm 2012 tổng tài sản tăng đạt mức 191.784.247.300 VNĐ
tức tăng 15.445.069.552 VNĐ hay tăng 8,76% so với năm 2011 Đến năm 2013 tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng và mạnh hơn với tỷ lệ 24,27% so với năm 2012, tức tăng 46.537.250.714 VNĐ đạt mức 238.321.498.014 VNĐ Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do năm 2013 tài sản dài hạn tăng mạnh với tỷ lệ 55,31% so với năm
2012, trong khi đó năm 2012 tỷ lệ này giảm 43,22% so với năm 2011 Và năm 2013 tài sản dài hạn cũng tiếp tục tăng, và tăng 13,37% so với năm 2012 Đế hiểu rõ hơn chúng ta xét từng khoản mục sau:
- Tài s ản ngắn hạn: Đây là khoản mục có sự biến động mạnh qua 3 năm từ 2011
- 2013, năm 2011 tài sản ngắn hạn là 87.732.327.903 VNĐ, năm 2012 thì tài sản ngắn
hạn giảm mạnh với tỷ lệ giảm 43,22% so với năm 2011 Đến năm 2013 tài sản ngắn
hạn lại biến động tăng ngược trở lại và tỷ lệ tăng mạnh với mức 55,31% so với năm
2012, đạt mức 77.362.054.377 VNĐ Nguyên nhân của sự tăng đột biến này chính là
sự tăng mạnh của khoản mục tài sản ngắn hạn khác Năm 2011 con số thể hiện khoản
mục này là hơn 3,5 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống chỉ cồn hơn 781 triệu đồng, nhưng năm 2013 chỉ tiêu này tăng đột biến đạt mức 34.715.959.149 VNĐ Đây là nguyên nhân chính làm cho tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng lên so với 2012
- Tài s ản dài hạn: Qua 3 năm từ 2011 – 2013 thì tài sản dài hạn có xu hướng biến
động tăng, năm 2012 tài sản dài hạn tăng mạnh so với năm 2011 với mức tăng 60,23%
so với năm 2011, đạt mức 141.973.973.774 VNĐ, năm 2013 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng chậm lại so với năm 2012 và tỷ lệ tăng là 13,27 %, đạt mức 160.958.756.848 VNĐ nguyên nhân của sự biến động nay là do biến động tăng lên của tài sản cố định, còn các khoản mục khác không có sự thay đổi
tế Hu
ế
Trang 36tương đương tiền 13.631.971.147 13.053.772.970 7.370.474.678 -578.198.177 -4,24 -5.683.298.292 -43,54
2 Các khoản đầu tư
Trang 37Đơn vị tính: VNĐ
CH Ỉ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) %
A Nợ phải trả 72.405.642.079 67.568.957.945 109.246.157.974 -4.836.684.134 -6,68 41.677.200.029 61,68
1 N ợ ngắn hạn 67.543.918.720 67.568.957.945 109.246.157.974 25.039.225 0,04 41.677.200.029 61,68
2 N ợ dài hạn 4.861.723.359 -4.861.723.359
100,00 0
Trang 382.1.5.2 Tình hình bi ến động của nguồn vốn
Qua bảng số liệu (bảng 2.3), ta có thể thấy tình hình biến động của nguồn vốn được thể hiện qua 2 khoản mục là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Cụ thể là:
- N ợ phải trả: nợ phải trả năm 2012 là 68,243,206,215 VNĐ giảm 6,68% so với
năm 2011, lý do giảm là năm 2012 công ty không còn nợ dài hạn Năm 2013 Nợ phải
trả tăng lên 109,246,157,974 VNĐ, tương ứng tăng 41,002,951,759 VNĐ hay tăng 60,08% so với năm 2012 Nguyên nhân là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn, và đây là khoản mục tăng duy nhất trong cơ cấu nợ phải trả, công ty không sư dụng nợ dài hạn
để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình
- Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng, vốn chủ sở hữu năm
2012 là 124,215,289,355 VNĐ tăng 19,93% so với năm 2011 Đến năm 2013 là 129,075,340,040 VNĐ tăng 4,860,050,685 VNĐ hay tăng 3.98%
Có thể thấy rằng: sự gia tăng mạnh của nợ ngắn hạn là nguyên nhân chính làm gia tăng tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Điều đó cho thấy công ty đang có nhu cầu nhiều về vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
2.1.6 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2011-2013
- Doanh thu thu ần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhìn chung thì doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm 2011 – 2013 biến động không ổn định Cụ thể là năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 364,653,081,298 VNĐ, tăng tới 23,34% so với năm 2011, năm 2013 thì chỉ đạt 295,386,937,630 VNĐ, giảm so với năm
2012 69,266,143,668 VNĐ hay giảm 19,00% Đây là một dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp Nhưng để đánh giá đúng thì cần tìm hiểu nguyên nhân việc giảm doanh thu này
- L ợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2012 con số thể hiện
chỉ tiêu này là 40,433,517,789 VNĐ tăng tới 46,53% so vơi năm 2011, đến năm 2013 thì chỉ tiêu này chỉ còn là 32,395,047,456 VNĐ giảm 8,038,470,333 VNĐ tức giảm 19,88% so với năm 2012 Nguyên nhân của sự giảm này được giải thích bởi việc giảm chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
tế Hu
ế