Vớiloại nhân vật thông minh thì ta có thể thấy được, tuy những nhân vật này không cóphép thuật như thần tiên, ma quỷ nhưng họ lại có một sự thông minh tuyệt đỉnh và có thể vận dụng trí t
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đã biết đến nhiều tuyến nhân vật trong truyện cổ tích, chủ yếu kể
về các nhân vật dân gian hư cấu như thần tiên, yêu tinh, quỷ, người lùn, ngườikhổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê Vớiloại nhân vật thông minh thì ta có thể thấy được, tuy những nhân vật này không cóphép thuật như thần tiên, ma quỷ nhưng họ lại có một sự thông minh tuyệt đỉnh và
có thể vận dụng trí thông minh đó vào từng hoàn cảnh cụ thể Tuyến nhân vật này
có thể nói là mới hoàn toàn so với những tuyến nhân vật trước đó như thần tiên, maquỷ có phép thuật Thường thì những nhân vật thông minh luôn có những đặc điểm
Trang 2cũng như là gia cảnh vô cùng đặc biệt, dễ để nhận ra Ví như ở truyện cổ tích Em
bé thông minh thì hoàn cảnh của cậu bé trong truyện này vô cùng éo le, mẹ mất
sớm và cha phải tự thân một mình “gà trống nuôi con”… Và còn rất nhiều kiểucốt truyện mà ở đó nhân vật chính thông minh có hoàn cảnh éo le, khắc khổ nhưcậu bé kia Vì vậy, khi chọn đề tài này, tôi đã cân nhắc đến giá trị bao nguyên vềđạo đức, lối sống, cũng như là tâm tư nguyện vọng của người xưa muốn mưu cầuhạnh phúc cho mình – một lợi ích chính đáng Dù trong gia cảnh nghèo khó hay sốphận khắc nghiệt bằng trí thông minh, hoạt bát của mình thì tuyến nhân vật này nổicộm lên như một hiện tượng về sự kiên trì, vượt khó Người xưa đã tạo dựng hìnhtượng nhân vật thông minh một cách rất khéo léo, có thể họ có một xuất thânkhông hoành tráng, một gia thế không đồ sộ Nhưng những nhân vật thông minh ấy
đã có những gì? Họ đã có sự tôn thờ tuyệt đối của nhân dân, họ được nhân dânthần thánh hóa, từ đó tạo nên những quan niệm, tín ngưỡng riêng trong văn hóacủa mỗi dân tộc
Nếu ở đâu đó có bất công thì công lí sẽ được thực thi, và cái ước mơ có mộtvòng quay công lí luôn là niềm ấp ủ của mọi tầng lớp nhân dân, mà đặc biệt là vớinhân dân lao động ngày xưa Chính vì lẽ đó mà những cốt truyện như Quan xửkiện tài tình hay những nhân vật có tài trí thông minh, suy nghĩ logic, phá án thầntốc đã được tạo ra để phục vụ cho cái mong ước “Công lí sẽ được thực thi” ấy củangười xưa Đây là một đề tài mang đến cho người đọc nhiều kiến thức Khôngnhững ta biết thêm về sự khôn ngoan trong việc “Đối nhân xử thế” mà đề tài nhưvận vào tâm trí của con người một cảm quan sinh động, sự nhận thức đúng đắn vềtri thức và những cái hay riêng của nó qua cách thể hiện của từng nhân vật trongmỗi câu chuyện cổ tích khác nhau Với cách tạo dựng cốt truyện cũng như hìnhtượng nhân vật thông minh không quá rườm rà, cầu kì hay quá đỗi kì vĩ về hìnhthức thì một lần nữa những nhân vật thông minh trong truyện cổ tích là hiện thân
Trang 3của cái thiện chống chế lại cái ác, cái xấu, cái bất cập của xã hội lúc bấy giờ Đây
là lí do mà tôi chọn đề tài này - đề tài TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀNHÂN VẬT THÔNG MINH
NỘI DUNG
PHẦN THỨ NHẤT: NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH CỦA
DÂN TỘC VIỆT (KINH )
Chương I: Sơ lược những cốt truyện về nhân vật thông minh
I - Nhân vật thông minh và đạo nghĩa làm người:
1. Khái quát về nhân vật thông minh:
Trang 4Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, chúng ta đã được đọc rấtnhiều truyện liên quan đến các hình tượng nhân vật từ hư cấu cho đến cácnhân vật được tạo dựng từ “người thật việc thật” và được thổi thêm vào mộtchút màu sắc của sự kì ảo mà thành Có thể kể đến các hình tượng nhân vậtnhư các vị thần, vị thánh, ma quỷ, yêu tinh, những anh hùng có sức mạnh vôsong Thường thì những nhân vật ấy luôn ẩn chứa trong mình những phépthuật, những tà thuật mà không một con người bình thường “bằng xươngbằng thịt” nào có thể sở hữu được Ấy là truyện cổ tích thần kì, nó mang mộtdáng vẻ hư ảo và một kết thúc truyện trong sự huyền ảo, mông lung
Đến với truyện cổ tích sinh hoạt, chúng ta sẽ thấy nổi cộm hơn hết đóchính là nhóm truyện về những nhân vật thông minh Các nhân vật trongnhóm này được tác giả dân gian nhấn mạnh về trí thông minh tuyệt đỉnh,cùng với những ứng biến linh hoạt, hoạt ngôn và luôn biết biến hóa mình đểphù hợp với hoàn cảnh khách quan Ở nhóm nhân vật này, sự thông minhchính là vũ khí sắc bén và quan trọng hàng đầu Vào những thời điểm cụ thể
mà trí thông minh được coi là phương tiện quan trọng để đấu tranh chống lạicác thế lực gian ác trong xã hội, mang lại hạnh phúc cho nhân vật và giànhlại công bằng cho những con người lương thiện Khi mâu thuẫn và đấu tranh
xã hội trở nên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng giải quyết những vấn
đề xã hội nhờ vào yếu tố kì ảo Tinh thần thực tế đã chi phối sáng tạo nghệthuật của nhóm truyện này Những sinh hoạt đời thường, những quan hệ giađình và xã hội cụ thể, phong phú khiến cho yếu tố hiện thực đậm nét hơn
yếu tố hoang đường Trong truyện cổ tích Phân xử tài tình, vị quan huyện đã lấy lại được tấm vải cho người đàn bà bán vải bằng cách “giờ đem cắt tấm
vải ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa” và chỉ người chủ của tấm vải
mới đau xót khi mà tài sản của mình lại được đem ra san sẻ cho kẻ khác.Qua sự phân tích, đánh giá về hành vi, thái độ của hai bị can thì quan đã
Trang 5nhận ra ai mới là chủ nhân thật sự của tấm vải, qua chi tiết “một người đàn
bà bỗng ôm mặt khóc thút thít” Thế là “vật hoàn cố chủ” và người đàn bà ăn
cắp vải còn lại bị trừng trị thích đáng… và còn rất nhiều lần bằng trí thôngminh của mình mà vị quan huyện kia đã đem lại công bằng cho nhân dân nơiông ta cai quản Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng, chính sự thông minh
và suy đoán một cách chính xác của vị quan huyện mà công lí đã được thựcthi, đem lại sự công bằng cho người dân, kẻ xấu xa phải chịu sự trừng trịthích đáng Đây chính là khát vọng muôn đời của nhân dân và nó phù hợpvới quy luật “gieo nhân nào gặt quả ấy” của kẻ xấu xa Truyện không nhằmphản ánh ước mơ của các tác giả dân gian mầ chú trong tô đậm hiện thựchơn
2. Đạo nghĩa làm người - Đặc trưng cơ bản thường thấy của nhân vật thông minh:
Từ ngàn đời xưa sự thông minh luôn được đề cao và thần thánh hóa.Thông minh là biểu tượng của trí tuệ, của công lí, và còn cả những khát khaomưu cầu hạnh phúc bất diệt của con người Dù thần thánh hóa để đề caonhân vật lịch sử, tâm tư dân tộc thì nhân dân ta vẫn tôn đạo nghĩa làm ngườilên trên hết, thể hiện quan niệm “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻtrồng cây”… Đạo nghĩa làm người ở đây, là cái không quá xa xôi, lớn lao,hùng vĩ nhưng cũng không quá đỗi tầm thường, nhỏ bé mà nó nằm ngaytrong tâm tưởng của chúng ta Đôi khi chỉ một việc làm nhỏ như hành hiệptrượng nghĩa, lấy của người giàu chia cho người nghèo, bênh vực lẽ phải,hay lòng yêu nước, tận trung báo quốc,… là ta đã góp phần xây dựng nênmột đạo nghĩa làm người chân chính Đạo nghĩa làm người ở nhân vật thôngminh được thể hiện ở chỗ: Nếu cái thông minh được áp dụng đúng nơi, đúnglúc thì nó sẽ giúp cho cuộc đời rất nhiều điều tốt đẹp Nhưng nếu nó bị lạmdụng vì mục đích xấu xa, cá nhân và gây hại cho người khác thì cái thông
Trang 6minh ấy chẳng những không giúp đời, mà nó còn đi ngược lại với đạo nghĩa
làm người Trong truyện Kẻ trộm dạy học trò “Có một tay ăn trộm lành
nghề, tuổi già sức yếu muốn truyền lại cái bí kiếp của lối sinh nhai “trèo tường khoét vách” cho một vài đồ đệ Có một người tên Được đến “tầm sư” hắn khờ khạo, chậm chạp Tối đến hai người lẻn vào nhà của một bà góa để
ăn cắp vải Vì bản tính chậm chạp nên anh này đã thất bại Người thứ hai tên Lâu là một tên trộm thông minh lanh lợi, hắn đã vượt qua thử thách của ông thầy một cách xuất sắc Anh ta đã biết bị thầy chơi xỏ bằng cách dụ mình để nhốt vào chiếc rương của nhà phú ông Vận dụng trí thông minh của mình Lâu đã lấy một cái áo thụng mặc vào, trên đầu trùm một cái mũ quan viên che lấp cả mắt và giả làm thần tài dụ mọi người ra đình để thoát thân” Trong cuộc sống ta gặp rất nhiều hoàn cảnh mà con người cần cơ trí
để đối phó Trí xảo chính là bản tính thông minh của con người, khi ta dùng
nó vào cơ mưu chính đáng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ, còn như trí xảodùng để lừa phỉnh kẻ khác mưu lợi riêng cho mình như ông thầy và cậu họctrò tên Lâu ở câu chuyện trên là điều không đáng Người ta không ca tụngviệc ăn trộm nhưng mượn việc ăn trộm để nói lên cơ trí của con người tronglúc hoạn nạn Và để bảo vệ cho đạo nghĩa làm người không những liên quanđến một cá nhân mà nó còn liên quan đến vận mệnh, suy vong của đất nước,thì trong nhận thức của dân gian phải hình thành ngay cái đạo nghĩa làmngười, xem nó như một niềm tự tôn dân tộc Chính vì tầm quan trọng và ýnghĩa giáo dục sâu xa mà hầu hết những câu chuyện cổ tích về nhóm nhânvật thông minh luôn được dân gian xây dựng theo quy chuẩn lấy đạo nghĩalàm người làm gốc
Yêu nước chính là phẩm chất cao quý và là niềm tự hào của ngườiViệt Nam Từ lâu, người dân Việt Nam đã lấy cái chết, lấy sự sống còn củamình ra để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc Vì lợi ích quốc gia mà bỏ qua
Trang 7khó khăn, gian khổ, không khiếp sợ trước quyền uy của quân thù Và chínhtinh thần yêu nước, một mực muốn bảo vệ bờ cõi đất nước của ông cha tamấy ngàn đời đã gây dựng nên mà những người thông minh như những đấngcứu thế, giúp nhân dân vượt qua sự xâm lăng của các cường quốc phươngBắc Đây chính là giá trị đích thực của sự thông minh, nếu có thêm sự mưulược, nhiệt tình thì chắc chắn sẽ không một quân thù nào dám lăm le, nhòmngó bờ cõi Việt Nam ta Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có lẽ nhânvật ông Yết Kiêu chính là người hội tụ đủ các yếu tố: khỏe mạnh, thôngminh, mưu lược, nhiệt tình và yêu nước Điều đáng nói hơn hết đó chính là ởnhân vật này đã hình thành một lòng nồng nàn yêu nước cao độ ngay trong ýthức, tâm niệm Xét về góc độ thông minh, đây vốn là tính trời ban nhưngông được cộng hưởng bởi một sức lặn dưới nước mà hiếm người bìnhthường nào có thể làm được Chính vì lẽ này mà ông có thể ngụp lặn bảyngày dưới nước để bắt cá, ông có thể lặn và cầm chiếc búa đâm thủng từng
chiếc tàu của quân thù “… một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu
giặc Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác…”. Khỏe khoắn, thông minh
là vậy nhưng cuối cùng ông cũng bị giặc phát hiện Với khí chất hiên ngang,
căm phẫn giặc nên khi bị giặc tra khảo: “…trong nước mày những người lặn
như mày có bao nhiêu người? ” Yết Kiêu đã rất khôn khéo khi ông chọn
cách đánh đòn tâm lí vào giặc khiến chúng như thất điên bát đảo, vò đầu bức
tóc: “Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn
như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không thể chở hết Hiện giờ ở dưới đó hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắng người” Câu trả lời của Yết Kiêu phảng phất một sự tự tôn dân tộc, đề cao
sức mạnh và sự đoàn kết, hiệp lực của cả một dân tộc nhỏ bé, khiến mộtcường quốc phía bắc sang xâm lược nước ta phải mang một nỗi sợ hãi khôn
Trang 8cùng và điều dĩ nhiên trong lòng chúng ắt hẳn cũng phải thán phục khi màkhông thiếu những người sẵn sàng đánh bại chúng nếu chúng dám xâm hạiđến chủ quyền của ta Chỉ khi đất nước lâm vào cảnh nguy hàn, bị giặc xâmlăng, thì ta mới thấy được hết lòng yêu nước của người dân như thế nào Họcan đảm, vì nước, vì dân họ quyết từ bỏ tính mạng của mình để đấu tranh
gìn giữ nền độc lập cho dân tộc Bác Hồ từng viết: “…mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi Nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” Đây chính là biểu
hiện hoành tráng cho đạo nghĩa làm người – một đạo nghĩa cao đẹp và nhânvăn Và ông Yết Kiêu chính là hiện thân của cái nhân văn, cao đẹp ấy
Trong truyện cổ tích Chàng Lía , có nhiều chi tiết cho ta thấy rõ cái
đạo nghĩa làm người được đề cao, nó chính là mặt tốt đẹp của con người,
một trong số đó đó chính là: “Một hôm, Lía giật cái thúng trong đó có mấy
quan tiền của người qua đường Thấy người ấy òa khóc, chàng gạn hỏi mới biết là anh ta vừa bị một tên chánh tổng cướp đoạt gia sản nay bị đuổi ra khỏi nhà, lưng vốn chỉ còn có bấy nhiêu Nghe kể chuyện, Lía bừng bừng nổi giận Mặc dầu bụng đói, chàng trả tiền cho người lạ rồi dò hỏi tìm đến đánh vỡ đầu tên chánh tổng” Dù là một tên cướp đường nhưng Lía khác với
những tên cướp khác, điểm khác biệt lớn nhất ở đây (ngoài cái tên gọi màngười ta vẫn hay gọi những kẻ giật đồ là “ cướp” ) là sâu trong tận tâm hồncủa Lía, anh ta có một vẻ đẹp thanh cao, chứa đựng đạo nghĩa làm người tolớn, một tình yêu thương đồng loại sâu sắc Dám đứng ra bênh vực kẻ yếu,trừng trị kẻ cậy quyền, một hành động đáng nể phục và cần được tiếp tụcphát huy Hay hành động lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, cũng thểhiện Lía là một con người chan chứa tình cảm, biết sống và suy nghĩ chonhững mảnh đời còn quá cơ cực, bần hàn Ở khía cạnh xã hội, chắc chắn Lía
là một kẻ xấu xa trong mắt mọi người Thử hỏi có tên nào đi ăn trộm, cướp
Trang 9bóc mà được xã hội tôn vinh? Nhưng về góc độ đạo đức con người thì Líachưa hẳn đã là kẻ xấu, mà trong Lía ta còn lại chút gì đó của sự lương thiện,bao dung Một lần nữa, người ta không ca tụng việc ăn trộm mà chỉ mượnviệc ăn trộm để làm rõ hơn đạo nghĩa làm người ở những tầng lớp ngườikhác nhau trong xã hội Ngoài truyện Chàng Lía, bên cạnh đó còn có rất
nhiều truyện liên quan đến đạo nghĩa làm người, chẳng hạn như: Lê Như
Hổ, Khổng Lồ đúc chuông, Thạch Sanh, Mồ côi xử kiện,…
II - Thời kì xuất hiện và phân loại nhân vật thông minh:
1. Thời kì xuất hiện của nhóm truyện cổ tích về các nhân vật thông minh:
Truyện cổ tích chủ yếu sản sinh trong thời kì phong kiến Đây là lúctôn giáo phát triển mạnh mẽ nhất Và cũng trong thời kì này nước ta đã xuấthiện nhiều bậc anh tài có trí thông minh kiệt xuất từ hư cấu, tưởng tượng đếnnhững nhân vật được tạo dựng từ những hình tượng thật Truyện cổ tích nóichung và truyện cổ tích về nhân vật thông minh nói riêng đều phản ánh đờisống nhân dân, phảng phất sự đấu tranh đòi bình quyền Nó nêu rõ quanđiểm của nhân dân về công lí xã hội Trong hầu hêt các truyện, kẻ có tội ácnhất định không tránh khỏi những hình phạt thích đáng, bất kể y thuộc tầnglớp nào Nhưng trong xã hội cũ, những kẻ gian ác thường thuộc các tầng lớpbóc lột Chính vì vậy mà truyện cổ tích về nhân vật thông minh tố cáo những
sự thật bất công của chế độ phong kiến, đồng thời cổ vũ nhân dân đấu tranhcho một xã hội công bằng và nhân đạo hơn Tính chiến đấu trong nhómtruyện này rất cao, thể hiện tinh thần vượt lên gian khó, chống lại áp bức vàkhát khao lấy lại công lí cho chính mình của nhân dân Trong một xã hộiphong kiến phân giai cấp, cuộc đấu tranh xã hội ngày càng gay go phức tạphơn Khi giai cấp thống trị còn giữ được quyền thế, khi những lực lượng hắc
ám của xã hội còn đè nén sức vươn lên của nhân dân thì hình tượng những
Trang 10anh hùng thông minh có cơ hội đến với công chúng và có một chỗ đứngtrong lòng người dân một cách chắc chắn và yên vị Trong một xã hội phânchia giai cấp cuộc chiến giữa nhân dân với địa chủ, cường hào không chỉdừng lại ở mức độ mâu thuẫn trên phương diện lời nói, tư tưởng mà nó còn
là sự đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, cái chính với cái tà Và ngay lúc nàynhân vật thông minh lại là chỗ dựa sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn củanhân dân về niềm tin vào một sự công bằng, dân chủ
Cái nghèo, cái đói tự bao đời nay vẫn là gánh nặng đối với nhân dân.Trong xã hội phong kiến, cái giàu – cái nghèo càng chênh lệch rõ ràng Giữahai tầng lớp ấy có một sợi dây rào cản mà không ai có thể xóa bỏ sợi dây ấy.Chính vì vậy mà những người giàu có, như những phú ông cậy mình cónhiều tiền và họ tự cho mình cái quyền định đoạt số phận cũng như phán xétmột ai đó Còn những người nghèo hơn, thấp cổ bé họng, phải chịu cảnh lọtthảm dưới đáy xã hội Vì miếng cơm, manh áo mà họ mặc cho địa chủ, phúông ra sức hành hạ, bóc lột Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, một khi
“tức nước” thì “vỡ bờ” Ngày những người nông dân nghèo vùng dậy đấutranh cũng chính là lúc họ biết được cái giá trị của họ nằm ở đâu Đấu tranh
ở đây không chỉ cho việc dùng vũ lực, mà những người nông dân nghèo họcòn đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, mặt trận công lí Và chỉ có những vịquan anh minh tài tình, mưu trí mới là người đáng tin cậy để thực hiện công
lí ấy Và những vị quan huyện trong các truyện cổ tích như: Quan án xử kiệnhay Xử kiện tài tình, Tra tấn hòn đá, Mồ côi xử kiện,…lần lượt xuất hiện vàđược nhân dân trao gửi một niềm tin tuyệt đối Bởi, họ thông minh, phá ánthần tốc và đặc biệt hơn là họ rất thanh liêm, không bị đồng tiền che khuấtlương tâm
Truyện cổ tích Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình kể rằng “Ngày
xưa có một vị quan nổi tiếng xử kiện tài tình Một hôm có hai người phụ nữ
Trang 11dắt nhau đến công đường với một tấm vải Hai người lần lượt tự nhận tấm vải là của mình và đều cho rằng người kia là kẻ ăn cắp vải Quan bảo hai bên phải cử ra một người làm chứng, nhưng cả hai lại không tìm được người làm chứng vì sự việc xảy ra ở một nơi vắng vẻ, ít người qua lại Rồi quan sai lính về nhà hai người họ xem có phải vải do họ dệt hay không Hai người lính trở về với hai khung cửi như nhau và khổ vải bằng nhau, và chính sáng sớm cả hai cùng mang ra chợ bán Thế là quan mới nghĩ ra một cách là đem cắt tấm vải làm đôi, chia mỗi người một nữa nói xong quan cho lính xé mảnh vải làm hai và đột nhiên có một người phụ nữ ôm mặt khóc thút thít Lập tức quan sai người trả tấm vải lại cho bà ta, rồi thét lính trói người đàn bà còn lại Sau một hồi tra khảo, người đàn bà ấy đã nhận tội Một hôm khác, quan đi ngang qua một cái chợ, bỗng nghe tiếng rủa huyên náo vì một người đàn bà mất gà, làm ai cũng khó chịu Quan lại khuyên can nhưng bà ta chửi quan và tiếp tục rủa Thấy vậy quan, liền ra lệnh cho mỗi người tát vào má mụ một cái cho rõ đau để bù lại việc mụ ta làm ồn ào cả xóm Mọi người ghét mụ ta vì đã làm náo loạn cả xóm nhưng ai nấy cũng cảm thông cho mụ vì mất gà, nên tát nhẹ một cái cho xong Chỉ có tên trộm căm mụ đã rủa hắn, nên hắn cố tát cho mụ một cái thật đau cho bỏ tức Nhưng khi hắn vừa bước ra khỏi đám đông thì quan đã gọi hắn lại và vạch
rõ tâm lí cũng như tội trạng của hắn, không còn cách nào khác hắn phải nhận tội Một lần khác, quan đến một ngôi chùa Nghe sư thầy trong chùa than thở là có mất một số tiền lớn nhưng không biết nghi cho ai Thế là quan đã gọi tất cả những người trong chùa đến và đưa cho họ một nắm thóc
đã ngấm nước và nói ai lấy trộm tiền thì đức Phật sẽ cho thóc trong tay kẻ
đó nảy mầm Cả đoàn chạy được vài vòng thì thấy chú tiểu thỉnh thoảng lại
hé tay cầm thóc ra xem Quan cho người bắt lại, tra khảo một hồi, chú tiểu đành nhận tội.” Ta thấy rằng, trong cuộc sống, người dân không chỉ đối mặt
Trang 12với sự độc ác, gian tham của địa chủ phong kiến mà còn phải đối mặt vớinhững xảo trá, những thủ đoạn của những người xung quanh họ Nhữngngười ấy ta tạm gọi chung là thế lực “hắc ám”, bởi họ là những người trongbóng tối, họ có những mánh khóe, những thủ thuật để làm những việc có hạicho người dân Còn người dân, nông dân nghèo là những người ở ngoàisáng Nên đôi khi, họ không lường trước được những hiểm họa đến từ nhữngngười này Và nếu, không có những vị quan anh minh như quan huyện trênthì biết bao nhiêu mảnh đời sẽ gặp phải những chuyện oái ăm, trớ trêu giốngnhư người đàn bà bị ăn cắp vải, người đàn bà bị mất gà, và cả vị sư thầy bịmất tiền kia Bằng tài trí cộng với một suy nghĩ logic mà vị quan huyện ấy
đã vạch rõ tội trạng của từng người Với một người có thể nói là có một suynghĩ sắc bén như vị quan huyện kia thì việc một kẻ nào đó “múa rìu qua mắtthợ” là một điều rất khó Nên những hành động mập mờ, lấp lửng, có tật giậtmình của những tên trộm đã bị quan huyện vạch rõ và luận tội Đến đây tamới thấy được hình ảnh vị quan huyện trong mắt người dân là một người cókhí chất lẫm liệt, anh minh, công tư phân minh, xử đúng người đúng tội Vịquan huyện không chỉ bắt đúng người mà ông ta còn luận tội trạng, phân tíchnhững điều xấu, điều ác của những kẻ gian tham Ông không để cho bọntrộm có cơ hội “khua môi múa mép”, khiến chúng không còn lời nào để nói
và cúi đầu nhận tội một cách tâm phục khẩu phục, lấy lại lẽ phải, sự côngbằng cho nhân dân
2. Phân loại nhân vật thông minh trong nhóm:
Các nhân vật thông minh được tác giả dân gian xây dựng hết sức phongphú và đa dạng Mỗi nhân vật thông minh chính là một đứa con tinh thần vànhận được sự tin yêu, khai thác hết mức từ người thai nghén nó Tác giả dângian đã rất khéo léo trong việc phác họa hình tượng nhân vật thông minh và
họ biết cách làm mới mẻ đứa con tinh thần của mình khiến chúng không
Trang 13những không bị rẹo rã theo thời gian mà còn in đậm trong tâm trí độc giả.Nếu nhân vật thông minh chỉ đơn thuần là những người đã từng trải nghiệm,sương gió với cuộc đời, hay những người xử án có cốt cách điềm tĩnh,nghiêm túc, có tuổi,… thì lâu dần trong ý thức của người tiếp nhận họ sẽthấy rất nhàm chán vì nó chỉ quanh đi quẩn lại được bấy nhiêu kiểu nhânvật, không có sáng tạo them, nên không gây ra được sức hấp dẫn và sự hứngthú cho người tiếp nhận tác phẩm đó Chính vì lẽ đó mà nhân vật thông minh
sẽ không còn bị giới hạn ở độ tuổi, trình độ giai cấp nữa mà nó được mởrộng ra và được khai thác sâu hơn, đa chiều hơn Không phải chỉ nhữngngười lớn tuổi, trưởng thành mới có những suy nghĩ thông minh, tĩnh tuệ màtrẻ con cũng có thể lập luận một cách chặt chẽ, logic như người lớn Haykhông phải những vị quan mới có những phán đoán anh minh mà nhữngngười nghèo, tầng lớp thấp cũng có thể có những cách biểu đạt sự thôngminh cũng không kém Dựa vào những đặc điểm về tuổi tác, tính cách, nghềnghiệp và tầng lớp xã hội chúng ta có thể chia nhân vật thông minh thành 3tiểu loại chính:
• Nhân vật thông minh là những em bé nhỏ tuổi;
• Nhân vật thông minh là những vị quan xử án;
• Nhân vật thông minh là những tầng lớp khác (tiểu thương, ngườinghèo, mồ côi,…) trong xã hội ( bao gồm cả người lương thiện và kẻxấu xa)
2.1.Nhân vật thông minh là những em bé nhỏ tuổi:
Trước tiên ta phải đặt một dấu chấm hỏi lớn là: Tại sao những em bélại là một trong những đối tượng mà tác giả dân gian muốn hướng đến đểnói về sự thông minh? Ở cái tuổi ăn chưa no nghĩ chưa tới như các em béthì việc suy nghĩ và làm rõ một vấn đề gì đó còn khó huống hồ gì là suynghĩ một cách thấu đáo, chặt chẽ, logic như người lớn Nhưng khác hẳnvới số tuổi của mình, những em bé thông minh đã làm cho nhiều người
Trang 14phải bất ngờ và cuối mình thán phục vì trí tuệ và khả năng xử lí tìnhhuống của các em hết sức lanh lẹ và hoạt bát Em bé thông minh trongtruyện cổ tích cùng tên là một minh chứng rõ nhất cho điều ấy Tuy tuổi
còn nhỏ nhưng khi nghe viên quan hỏi cha mình: “- Này lão kia! Trâu
của lão cày một ngày được mấy đường?” Trong khi cha của em bé này
còn đang loay hoay tìm câu trả lời thì cậu bé đã nhanh nhảu đáp: “- Thế
xin hỏi ông câu này đã Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.” Nếu đặt bất cứ ai vào trong hoàn cảnh bất ngờ đó, thì chắc
chắc phản ứng của họ cũng sẽ giống như người cha của cậu bé là ngẩnngơ, không biết trả lời cách nào Nhưng cậu bé có một sự tự tin và mộttài xử lí tình huống thần tốc Tác giả dân gian đã tạo ra một hiệu ứngmạnh khi đặt nhân vật của mình vào một tình huống bất ngờ, làm chongười nghe khó có thể nào quên được cậu bé ấy, và trong đầu lúc nàocũng phải đặt cho mình câu hỏi” Tại sao cậu bé ấy lại có thể trả lời mộtcách thông minh và khôn khéo như vậy?”, trong khi người lớn lại bó tay,
ấp úng, chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra Ở đây, tác giả dân gian đã làmnổi bật lên tính cách nhanh nhạy và tài trí vượt bật của em bé thông minhkia, và câu nói của dân gian “cái khó ló cái khôn” nghiệm đúng trongtrường hợp này Cái thông minh không bị gò bó vì độ tuổi của mà nó bộc
lộ ra như một phần tính cách của em Không những chỉ thông minh mộtlần duy nhất mà em bé ấy còn cho ta thấy được sự thông minh và trưởngthành của mình qua từng lần thử thách của nhà vua Từ thử thách phảinuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con, rồi làm một con chim sẻ thành bamâm cỗ cho đến giải được câu đố của sứ giả ngoại quốc: Làm sao để xỏsợi chỉ mỏng qua vỏ ốc? Với trí thông minh của mình em bé đã giải đượccâu đố của sứ giả ngoại quốc, khiến họ phải nể phục:
Trang 15Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng, Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Cũng như em bé thông minh, ông trạng nhỏ tuổi nhất trong lịch sửViệt Nam – Nguyễn Hiền cũng đã có những màn ứng đáp cũng thôngminh không kém Có lẽ ông là một người mà đã đỗ trạng nguyên khi mớimới 12 tuổi duy nhất trong lịch sử Đặc biệt, với việc giải câu đố bằngbài thơ thì ta mới ngầm hiểu rằng ông có một trí tuệ không tầm thườngmột chút nào tuy ở độ tuổi còn nhỏ như vậy Câu trả lời của ông không
hổ danh là một người đỗ đạt đến trạng nguyên
Lưỡng nhật bình đầu nhật, (hai chữ nhật)
Tứ sơn điên đảo sơn (bốn chữ sơn) Lưỡng vương tranh nhất quốc, (hai chữ vương)
Tứ khẩu tung hoành gian (bốn chữ khẩu)
(Chữ “Điền”)
Những em bé trong truyện cổ tích thông minh đã cho ta cái nhìn nhậnkhách quan hơn về thế giới trẻ thơ, con trẻ Chúng không đơn thuần lànhững đứa trẻ chỉ biết học, biết chơi mà chúng còn biết vận dụng cáithông minh của mình để giúp cho đất nước như những vĩ nhân thật sự
Có lẽ dân gian đã hơi thần thánh hóa chúng lên đến một mức khá caosiêu, nhưng chúng ta có thể hiểu được mục đích họ làm vậy chính làmuốn đâu đâu trong mọi tầng lớp của xã hội mình đang sống cũng đều cónhững người đại diện cho tuýp người thông minh, đứng ra bảo vệ công lí
và chống lại những điều vô lí mà vua quan đặt ra để làm khó họ Bướcchân vào thế giới trẻ thơ, ta không thể nhìn nhận sự việc theo cách quángười lớn và quá lớn lao được, tác giả dân gian đã mượn nhãn quan củathế giới, tâm hồn con trẻ để lên án sự khắc khe, võ đoán của xã hội bấygiờ Và việc đề cao hóa một em bé nào đó trong thế giới trẻ thơ cũng từ
ấy mà khách quan, toàn diện, không có gì là quá hư ảo khi chúng ta hiểu
Trang 16được cách nhìn nhận vấn đề khi con trẻ có sự tin và sự thông minh sắc
bén Chẳng hạn như trong truyện Con mối làm chứng, “Có một cậu bé
chỉ khoảng độ mười một, mười hai tuổi nhà nghèo nhưng cậu là người có trí thông minh Khi ông Bá tới nhà đòi nợ và hỏi có cha mẹ cậu ở nhà không, lúc đầu cậu im lặng không trả lời nhưng ông Bá lại hỏi lần hai thì câu bé mới đáp: ‘-Bố tôi đi chém cây sống trồng cây chết, còn mẹ tôi thì
đi bán gió mua que’ Ông Bá chẳng hiểu gì hết bảo cậu bé giải thích thì cậu bé nói nếu cậu giải ra thì ông Bá cho cậu ta cái gì Lúc này ông Bá mới bảo nếu cậu bé giải ra thì ông sẽ xóa nợ cho nhà cậu Cậu bé không tin nên mới tìm người làm chứng, ông Bá chỉ vào con mối và nói nó sẽ làm chứng Cậu bé giải ra, ông Bá thấy đúng, khen cậu và đi về Mấy ngày sau có người nhà ông Bá qua đòi nợ nhưng cậu bé nhất quyết không trả Cuối cùng ông Bá kiện lên quan và cho gọi cậu bé vào, cậu kể lại câu chuyện đã xảy ra và quan phán gia đình cậu bé không phải trả số
nợ và được cho ra về Ông Bá lòng ê chề đi về nhà.” Cũng giống như em
bé thông minh, cậu bé trong truyện này cũng rất ranh mãnh và khônngoan Ta đã biết rằng, bản chất của những tên phú ông là nói lời khônggiữ lấy lời, đưa trâu qua đò Nên khi sống chung xã hội với những kẻ haynuốt lời thì ta phải có một sự cảnh giác đặc biệt Và ông Bá này cũngkhông là trường hợp ngoại lệ Với độ tuổi mười một, mười hai của cậu bé
mà đã có suy nghĩ phải có người làm chứng lời nói của lão Bá thì ta thấycậu bé cũng không phải ngây thơ như độ tuổi của em Với một hoàn cảnhnghèo khổ, và sống trong cảnh khó khăn nên cậu bé biết nhiều câu đốmẹo mà những tên phú ông chưa bao giờ nghe tới Cũng chính nhờ vậy
mà cậu bé thắng thế và dĩ nhiên trong trận đấu này, phần thắng chắc chắn
sẽ thuộc về cậu bé và sự nhục nhã ê chề sẽ thuộc về kẻ nói dối, nói lờikhông giữ lấy lời
Trang 17Nhân vật thông minh là những em bé nhỏ tuổi giống như là một tấmgương làm thức tỉnh những kẻ gian xảo, hay nói dối, bịp bơm, nói lờikhông giữ lấy lời Khi nhìn đời, nhìn một sự việc qua lăng kính trẻ thơ tamới nhận ra được sự lém lĩnh và sự gan dạ chống chế cái bất hợp lí của
xã hội, của chế độ qua con mắt của chúng vô tư đến nhường nào!
2.2.Nhân vật thông minh là những vị quan xử án:
Nhân vật những vị quan xử án từ lâu đã không còn xa lạ gì đối vớinhân dân Trong một xã hội mà ở đó luôn có sự đối lập giữa cái thiện vàcái ác, cái chính và cái tà thì một vị quan xử án nghiêm minh đã trở thànhhình tượng mẫu mực trong lòng người dân Họ tôn sùng những vị quan
ấy như những con người lớn lao, ngời sáng và là một bề trên để họ đặt sựkính nể tuyệt đối vào đó Về phía những vị quan xử án kia, họ đều mangmột đặc điểm chung đó là muốn đòi lại công lí và đạo nghĩa làm ngườicho nhân dân Trong kho tàng truyện cổ tích Việt nam – Nguyễn ĐổngChi, tập 2, xuất bản năm 2011; đã đưa nhân vật quan xử án vào loạitruyện phân xử Nhưng xét về góc độ xử án nhanh lẹ và phán đoán thầntốc bằng cách vận dụng tài trí của mình, chúng ta có thể xếp nhữngtruyện thuộc nhóm phân xử vào một tiểu loại nhỏ trong nhóm nhân vậtthông minh Dựa vào tài trí và sự thông minh, những nhân vật như quan
xử án hay đại loại là những nhân vật xử án bằng cách nào đó đã vận dụngtrí thông minh của mình vào việc suy luận và tìm ra những cách giảiquyết vấn đề, vạch tội những kẻ xấu xa, đem lại công bằng cho người dânlương thiện
Ở truyện Tra tấn hòn đá, ngay trong cái tên của nó ta cũng đã thấy
được sự bất bình thường Tại sao một hòn đá vô tri vô giác không biết gì
mà lại lôi nó ra xử phạt, tra tấn Đó là câu hỏi của bất kì ai mới vừa đọcqua cái tên Nhưng khi đi sâu vào nội dung truyện ta mới thấy được điềubất bình thường ở đây lại chính là cái hay, cái sắc sảo và chính cái bất
Trang 18bình thường ấy đã đẩy truyện lên một cao trào mới, thoát ly với cách xử
án thông thường của những vị quan khác Truyện kể rằng: “Ngày xưa có
hai vợ chồng nghèo, ăn bữa sớm không biết có bữa chiều Năm hết tết đến mà trong nhà vẫn không có lấy một bát gạo, anh chồng chạy vạy khắp các cửa nhà giàu, nói sùi cả bọt mép mới vay được ba công non.
Có được tiền người vợ vội vàng đi mua đồ về để kịp ngày ba mươi tết Khi mua xong, cô ta đội mủng lên đầu và về nhà Đi qua một con mương nước, cô ta lội qua mương, bước lên trên một hòn đá chẳng may trượt chân té ngã, bao nhiêu gạo, thịt, vàng, hương,… ướt hết, cô ta ôm mặt ngồi khóc Vừa đúng lúc có một vị quan huyện đi ngang qua, vị quan huyện hỏi thì cô ta mới kể lại đầu đuôi sự tình Quan có lòng thương người, khi nghe những lời than thở của cô, ông ta động lòng, bèn nghĩ ra
kế giúp cho người phụ nữ ấy có tiền để ăn một cái tết trọn vẹn Sau đó, quan cho người vác hòn đá về công đường, và xét xử Người dân thấy chuyện lạ nên nháo nhào đến xem Quan dặn lính đặt hai cái thúng trước cổng, ai bỏ ba mươi đồng kẽm vào mới cho xem Sau khi xem xét tình hình, quan phán vụ việc không có gì để thi hành bản án nên thả hòn đá
ra và quyết định trao toàn bộ số tiền kia cho người phụ nữ toàn quyền sử dụng Mọi người biết đều mắc mưu quan, nhưng không một người nào tỏ
vẻ tiếc của cả Còn người phụ nữ ấy thì sung sướng, mang tiền về nhà.”.
Nếu đứng trên góc độ của một vị quan, ông ta dư sức để cứu vớt ngườiphụ nữ kia bằng cách cho cô ta trực tiếp tiền, nhưng không ông ta đãkhông làm thế Vị quan huyện đã nắm rõ tính hay tò mò khi có nhữngchuyện lạ xảy ra của người dân Và còn đặc biệt hơn nếu ông cho mở mộtphiên tòa xử với bị cáo là một “hòn đá” thì mọi người sẽ đổ xô đi xem đểthấy tận mắt vị quan xử hòn đá sẽ như thế nào Đòn tâm lí được vị quanvận dụng hết sức thành công, khi nghe tin ai cũng muốn mở mang tầm
Trang 19mắt mà kéo đến xem xử án Chi tiết vị quan nói với mọi người rằng: “
Tất cả mọi người đến đây vì lòng thương hại bị cáo, mỗi người giúp một ít” Câu nói của vị quan đã thể hiện một đạo nghĩa làm người vô cùng cao
đẹp, lòng trắc ẩn trong lòng mỗi người khi thấy người khác gặp khó khănđều muốn ra tay giúp đỡ Đạo nghĩa “ thương người như thể thươngthân” đã và đang có tác dụng như liều thuốc làm tan nỗi cơ cực củanhững người nông dân nghèo Cũng chính vì thế mà người phụ nữ kia cómột cái tết ấm no và hạnh phúc Một bậc quan phụ mẫu của dân thì phảilấy dân làm gốc, đứng trên dân thì phải biết chăm lo cho đời sống vậtchất cũng như tinh thần của dân Một vị quan tốt là một vị quan biết dunghòa những điều trên và cần hơn hết chính là khả năng xử án anh minh,sáng suốt, có như thế thì dân chúng mới nể phục và nhất nhất nghe theo.Ngoài ra còn rất nhiều truyện liên quan đến nhân vật quan xử án có thể
kể đến như: Chàng ngốc được kiện, Phân xử tài tình,…
2.3. Nhân vật thông minh là những tầng lớp khác (tiểu thương, người nghèo, mồ côi,…) trong xã hội:
Trong rất nhiều truyện cổ tích về nhân vật thông minh, thì loạinhân vật thuộc các tầng lớp như: tiểu thương, người nghèo, người mồ côi,
kẻ trộm,… chiếm phần lớn số lượng truyện Những nhân vật này đượctác giả dân gian chú trọng đến hoàn cảnh Bởi họ là tầng lớp lọt thảm của
xã hội đương thời Những người được liệt vào những số phận, gia cảnhnhư trên rất có ý chí vượt lên trong cuộc sống (ngoại trừ kẻ trộm), họ cómột sự kiên trì đến bất ngờ, biết vận dụng trí thông minh của mình đểthay đổi bản thân, cuộc đời Họ là những con người đại diện cho tầng lớp
bị bóc lột nặng nề, không dám đứng lên để giành lại hạnh phúc cho mình.Nhưng nhờ vào sự tài trí và bằng một cách thức, phương tiện nào đó thì