......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG OTC TRÊN THẾ GIỚI
1. Thị trường OTC tại Mỹ ( NASDAQ)
- Sàn giao dịch điện tử NASDAQ được thành lập từ năm 1971 nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu một cách minh bạch và nhanh chóng thông qua một hệ thống giao dịch tự động
- Các chứng khoán được giao dịch trên NASDAQ rất đa dạng về loại hình cũng như chất lượng, chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ, các công ty mới thành lập, các công ty chất lượng cao cho đến các công ty lớn như Microsoft,
- Tiêu chí chứng khoán được niêm yết trên Nasdaq có nhiều loại nhưng nói chung bao gồm các tiêu chuẩn về tổng giá trị tài sản công ty; vốn và lợi nhuận; số cổ phiếu do công chúng nắm giữ; số lượng cổ đông; số lượng các nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán này (tối thiểu phải là hai nhà tạo lập thị trường)
- Để được niêm yết trên sàn NASDAQ, các công ty phải duy trì mức giá cổ phiếu tối thiểu là 1 USD và tổng giá trị cổ phiếu còn tồn động tối thiểu là 1,1 triệu USD Đối với các công ty nhỏ không thể đáp ứng được yêu cầu tài chính của NASDAQ thì sẽ có sàn giao dịch dành riêng cho họ là NASDAQ Small Caps Market
- Tổng số chứng khoán được giao dịch trên thị trường NASDAQ tầm trên 15.000 chứng khoán, cao hơn rất nhiều so với lượng chứng khoán được giao dịch trên thị trường tập trung (NYSE có 2.600 chứng khoán, AMEX có 800 chứng khoán) Tuy nhiên, thị trường NASDAQ đứng thứ hai về tổng giá trị cổ phiếu giao dịch (khoảng 2398 tỷ USD), sau NYSE (3083 tỷ USD)
Một số hình ảnh về sự biến động của thị trường NASDAQ 5 năm gần đây và từ năm 1970 đến 2012
Trang 22. Thị trường OTC tại Nhật
- Nhật Bản có 2 thị trường OTC cùng hoạt động đồng thời là thị trường Jasdaq và thị trường Jnet
Thị trường Jasdaq
Trang 3• Thị trường hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2-/963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Nhật Bản (JSDA) quản lý
• Chứng khoán giao dịch trên Jasdaq là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty có chất lượng hạng hai, công ty công nghệ cao
• Tiêu chí niêm yết trên Nasdaq chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn như thời gian thành lập công ty, tài sản ròng, lợi nhuận ròng, tổng giá trị thị trường của chứng khoán, số lượng cổ đông, số lượng chửng khoán lưu hành, ý kiến kiểm toán và các tiêu chí khác
• Tính đến tháng 9-/997 đã có 800 chứng khoán được giao dịch trên thị trường này, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 1990 (300 chứng khoán)
Thị trường Jnet
• Thị trường được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán OSAKA (OSE), nhằm đáp ửng yêu cầu tiết kiệm thời gian và chi phí của các đối tượng tham gia thị trường
• Đặc trưng của J-net là dịch vụ rẻ - nhanh - tiện lợi, có thể truy cập trực tiếp thị trường - thông tin thị trường, người đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất kỳ khi nào - bất kỳ nơi nào - với bất kỳ ai J-net cũng là mạng được nối với các mạng khác trong nước và mạng quốc tế
THỊ TRƯỜNG OTC TẠI VIỆT NAM
Thị trường OTC giai đoạn đầu
* Tồn tại nhưng chưa chính thức:
- Tính đến tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên
3000 công ty cổ phần Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức
- Hoạt động của thị trường còn rời rạc, tổ chức chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường.Đồng thời chưa có tổ chức nào đứng ra quản lý và đưa vào khuôn khổ nhằm phát huy được tiềm năng và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn đến từ thị trường OTC
* Dễ lũng đoạn thị trường
- Giá của chứng khoán được quyết định bởi các nhà tạo lập thị trường nên các nhà định giá có thể
âm thầm liên hệ cùng người mua thoả thuận mức giá trần của cổ phiếu Và ngay lập tức giá tham chiếu của cổ phiếu đó sẽ tăng lên trong ngày hôm sau Chính vì thế, các nhà đầu tư rất khó có thể
Trang 4biết được giá trị thực của cổ phiếu Giá cổ phiếu sau khi bị tác động không hoàn toàn phản ánh đúng ý của nhà đầu tư trên thị trường nên nó không đủ khách quan để làm cơ sở đánh giá thị trường=> gây bất lợi cho nền kinh tế
* Mất thời gian của nhà đầu tư
- Nhà đầu tư và công ty chứng khoán không hào hứng với thị trường OTC bởi họ quá mất thời gian trong việc đàm phán lệnh và nhận lệnh khi giao dịch
- Người muốn mua phải tự tìm ra ai muốn bán Khi các nhà đầu tư muốn bán chứng khoán, họ phải nhờ công ty chứng khoán viết lệnh lên sàn, sau đó phải chờ môi giới tìm đối tác Môi giới phải hỏi ra công ty chứng khoán nào có nhà đầu tư đang muốn mua (hoặc đợi người đến hỏi mua) rồi sau đó cũng phải đàm phán với người bán giá người mua muốn Người mua sẽ đồng ý với giá thoả thuận không Sự việc cứ diễn ra như thế cho đến lúc nào hai bên cùng thoả mãn với giá mua bán
- So với sự biến động của thị trường vốn, thời gian đàm phán để hoàn tất một giao dịch thoả thuận có thể khiến giá cả trên thị trường đó thay đổi
- Từ năm 2010 đến đầu năm 2014, thị trường OTC đóng băng tại hầu hết các cổ phiếu trong bối cảnh thị trường tập trung suy giảm (tháng 5 :Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Đông và cuối tháng 11- hết tháng 12: giá dầu giảm mạnh và hiệu ứng từ Thông tư 36/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước)
- Năm 2014, khi thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng từ 530 điểm lên trên 600 điểm
nên nhiều DN đã khởi động lại kế hoạch lên sàn
Kết luận: - Ở Việt Nam chưa có thị trường OTC theo đúng nghĩa của nó
- Mới chỉ có một số tiền đề khá cơ bản cho sự hình thành và phát triển thị trường như:
sự phát triển về số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
có tổ chức; các loại chứng khoán khá đa dạng với chất lượng khá tốt và ngày càng được nâng cao; hệ thống tổ chức TCTG phát triển nhanh; hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư và phát triển…
Trang 5Câu hỏi:
1 Sở giao dịch ck là:
a, thị trường giao dịch tập trung
b, thị trường giao dịch ck niêm yết
c, thị trường phi tập trung
A, a và b
B, a, b và c
C, b và c
2 Trong các nhận định sau đây, nhận định nào sai về thị trường chứng khoán thứ cấp.
a) Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán kém phẩm chất
b) Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đang lưu hành.
c) Thị trường thứ cấp tạo cho người sở hữu chứng khoán cơ hội để rút vốn đầu tư của họ.
d) Thị trường thứ cấp tạo cho mọi người đầu tư cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.
3 Thị trường NASDAQ đứng thứ mấy về tổng giá trị cổ phiếu giao dịch?
d/a: 2
4. Các công ty không đủ điều kiện tài chính để niêm yết trên sàn NASDAQ thì sẽ niêm yết trên sàn nào? - NASDAQ Small Caps Market