1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình trạng cư trú

10 871 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 111 KB

Nội dung

Tình trạng cư trú: Một người có thể đăng ký hộ khẩu thường trú ở một nơi thực tế cư trú ở nơi khác Điều tra dân số giữa kỳ thống kê số người thực tế cư trú tại nơi điều tra, mỗi người sẽ được ghi chép vào phiếu điều tra ở nơi thực tế cư trú Mỗi người chỉ được ghi tình trạng cư trú KT a KT1 (thực tế cư trú): Là số hộ, nhân khẩu có hộ khẩu thường trú ở thành phố Hồ Chí Minh và thực tế cư trú tại địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú b KT2: Là số hộ, nhân khẩu có hộ cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh thực tế cư trú ở phường, xã, thị trấn khác thành phố Hồ Chí Minh c KT3: - Là số hộ, nhân khẩu từ các tỉnh, thành phố khác đến cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh chưa đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh Những hộ, nhân khẩu này đến cả hộ, thông thường đã đến ở thành phố Hồ Chí Minh tháng hoặc dưới tháng có nhà, có công ăn việc làm ổn định, sẽ ở lâu dài tại thành phố - Là những hộ, nhân khẩu trước có hộ khẩu gốc ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó rời thành phố kinh tế mới, hoặc hồi hương,… đã cắt hộ khẩu thành phố trở về thành phố làm ăn sinh sống - Hộ Việt kiều Campuchia đã về Việt Nam sống ổn định lâu dài Những hôộ, nhân khẩu này có thể đã được lâộp hồ sơ quản lý hoăộc chưa được lâộp hồ sơ quản lý hoăộc chưa được cấp sổ tạm trú có thời hạn d KT4: - Là nhân khẩu lẻ (không theo hộ) từ các tỉnh, thành phố khác đến cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh Những người này có thể đã đến sinh sống và làm việc ở thành phố tháng hoặc dưới tháng chưa đăng ký hộ khẩu thường trú, có ý định cư trú lâu dài tại thành phố, đã được hoặc chưa được cấp sổ tạm trú có thời hạn Sinh viên ở tập trung các ký túc xá được thống kê là nhân khẩu KT4 - Là những nhân khẩu trước gốc ở thành phố trở về làm ăn sinh sống : quân nhân đào ngũ, đào nhiệm, - Những trẻ mới sinh chưa đăng ký hộ khẩu thường trú Thất nghiệp, kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm) Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm tổng số lực lượng lao động xã hội Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm Tổng số lao động xã hội Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm trú TÊN: NGUYỄN THỊ KIM CHI LỚP: DH5PN MSSV: DPN042307 TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY o0o GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới liên tiếp mọc lên, tạo nhiều hội việc làm, đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh về các thành phố lớn để tìm việc làm Điều này làm cho việc di dân đến các thành phố lớn ngày càng trở nên phổ biến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), vốn là một những nơi động nhất đồng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã trở thành một những điểm đến lý tưởng để tìm kế sinh nhai dân nhập cư từ các tỉnh miền Tây nam bộ, Đông nam bộ và cả Trung bộ Bài viết này sẽ khái quát về tình hình nhập gia tăng dân nhập cư và biến động dân số, đặc điểm dân nhập cư, và động lực nào thúc đẩy họ di cư đến TP.HCM TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN NHẬP CƯ VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Khái niệm: dân nhập cư ở TP.HCM được xác định là những người từ các tỉnh khác về sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM Còn những người từ các tỉnh về TP.HCM đã được giải quyết hộ khẩu thường trú vì đủ tiêu chuẩn quy định không nằm phạm vi này (Lê Văn Thành, 2005) Hiện dân số TP.HCM là 6.117.251 người, đó có 1.844.548 người là dân nhập cư từ các tỉnh khác đến, chiếm 30,1% tổng số dân TP.HCM (Lê Văn Thành, 2005) Tỷ lệ dân nông thôn nhập cư vào TP.HCM chiếm đa số với khoảng 80%, đó có 31,46% đến từ ĐBSCL (Lê Xuân Bá và ctv, 2006), và khoảng 17,7 % đến từ các tỉnh đồng sông Hồng (Dương Kim Hồng, 2007) Số lượng dân nhập cư tại TP.HCM ngày càng gia tăng qua các năm Vào năm 1998 dân nhập cư tại TP.HCM là 12,9%, đến năm 2000 thì số lượng này lên đến 15,2%, và vòng năm trở lại (từ năm 2001 – 2005) số dân nhập cư tăng lên đáng kể, ít nhất từ 700.000 đến triệu người (Lê Văn Thành, 2005) Dân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao cấu dân số TP.HCM Một cuộc khảo sát dân số thực hiện vào năm 2004 cho thấy dân nhập cư chiếm 29% dân số TP.HCM Điểm đáng lưu ý là vòng 5,5 năm rưỡi (4/1999 - 10/2004), dân số TP.HCM tăng thêm khoảng gần 1,1 triệu người, 10 năm trước đó (1989 - 1999) và gấp lần 10 năm 1979 - 1989 (Lê Văn Thành, 2006) Sự gia tăng dân số TP.HCM chủ yếu là gia tăng học đối với số người độ tuổi lao động (Bạch Văn Bảy và ctv,1996) Có thể thấy điều này qua bảng Bảng 1: Tỷ lệ gia tăng dân số thành phố qua thời kỳ Thời kỳ Tỷ lệ tăng học Tỷ lệ tăng tự nhiên Tỷ lệ tăng chung 1979-1989 0,02% 1,61% 1,63% 1989-1999 0,84% 1,52% 2,36% 1999-2004 2,33% 1,27% 3,6% Nguồn: Lê Văn Thành, 2005 Tỷ lệ tăng học ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng tỷ lệ tăng chung TP.HCM Có thể thấy là càng về sau tốc độ gia tăng dân số TP.HCM ngày càng cao và chủ yếu là gia tăng học Dự kiến đến năm 2010 quy mô dân số TP.HCM là 8,4 triệu người với tỷ lệ tăng dân số chung bình quân năm là 5,6% (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2006) Bảng 2: Dân nhập cư bình quân vào thành phố qua thời kỳ Thời kỳ Dân nhập cư bình quân (người) 1984-1989 27.154 1994-1999 86.753 1999-2004 196.200 Nguồn: Lê Văn Thành, 2005 Càng về sau người lao động nhập cư vào TP.HCM càng nhiều, số lượng gia tăng đến mức báo động Đa phần sống tập trung ở các quận ven đô, quận Thủ Đức là 48,9%, quận 12 là 48,8%, quận Tân Phú 47,7%, quận Gò Vấp là 41,7%, quận là 37,8%, quận Tân Bình 36,8%, quận Bình Chánh 32,5% Điều này cũng dễ hiểu bởi vì giá đất các quận ven đô tương đối rẻ so với các quận nội thành, và ở có nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất tạo công ăn việc làm thu hút lao động (Lê Văn Thành, 2005) Ở cấp phường hiện có đến 30 phường/xã mà dân nhập cư chiếm tỷ lệ rất cao đến 50%, cá biệt có nơi đến 70% ở phường Tân Tạo A quận Tân Bình, phường Bình Chiểu, Linh Xuân quận Thủ Đức (Lê Văn Thành, 2005) ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN NHẬP CƯ Nguồn gốc dân nhập cư Người nhập cư địa bàn TP.HCM đến từ miền đất nước, đó ĐBSCL và đồng sông Hồng là hai vùng có số dân xuất cư lớn, Đông nam bộ cũng là vùng có số dân xuất cư đáng kể được chỉ rõ bảng Bảng 3: Nơi xuất cư người nhập cư đến TP.HCM qua thời kỳ Đơn vị tính: % Nơi xuất cư Thời kỳ 1984-1989 Thời kỳ 1994-1999 Trung du miền núi 2,1 3,7 Đồng sông Hồng 11,5 12,6 Bắc trung bộ 5,7 11,1 Duyên hải miền trung 11,3 13,9 Tây nguyên 3,6 1,6 Đông nam bộ 26,5 21,7 Đồng sông Cửu Long 36,0 35,3 Nước ngoài, không xác định 3,3 0,1 Tổng số 130.768 433.765 Nguồn: Lê Văn Thành, 2005 Tính đa dạng về nguồn gốc những người nhập cư góp phần tô điểm cho văn hóa TP.HCM Người nhập cư xuất thân từ những quê hương khác nhau, lên đến thành phố thì họ giữ những lối sống, phong tục, tập quán quê hương họ, rồi hòa vào nền văn hóa có sẵn thành phố, và là một yếu tố tích cực góp phần phát triển và các loại hình văn hóa thành phố Tại TP.HCM dễ dàng tìm thấy các món ăn đặc sản vùng ĐBSCL cũng Miền Trung, Miền Bắc Độ tuổi giới tính Đại bộ phận dân nhập cư đều ở tuổi trẻ và ngày càng trẻ, có tới 19,5% số lao động nhập cư ở TP.HCM ở độ tuổi dưới 20, độ tuổi từ 20 – 30 là nhiều nhất chiếm 56%, ở độ tuổi 30 - 40 ít chiếm 17,4%, ít nhất là ở độ tuổi lớn 40 tuổi bảng Bảng 4: Độ tuổi lao động nhập cư TP.HCM Độ tuổi lao động 40 tuổi Tổng số 17.4 100 Nguồn: Lê Xuân Bá và ctv, 2006 Lao động nhập cư tại TP.HCM chiếm số lượng lớn ở độ tuổi dưới 30, 30 tuổi thì số lượng này giảm Điều này có thể giải thích là công việc tại TP.HCM chuộng người lao động trẻ, vì họ động, sáng tạo, không kén việc, cần cù, chịu khó và có lực lao động Ngày nay, lao động trẻ nhập cư vào TP.HCM có xu hướng một mình, độ tuổi từ 15 – 39 chiếm khoảng 90%, những người ngoài 40 và nhỏ 10 tuổi là rất ít, chủ yếu là theo lao động chính (Lê Văn Thành, 2005) Tỷ lệ nữ giới nhập cư cao cao nam giới, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ các tỉnh ĐBSCL, họ thích hợp với công việc ở các xí nghiệp may mặc, giày da, chế biến thực phẩm, giúp việc gia đình (Lê Xuân Bá và ctv, 2006) Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn lao động nhập cư vào TP.HCM có sự suy giảm nhất định, trước người nhập cư vào TP.HCM được chọn lọc kỹ về điều động công tác, chuyển công tác để nhập hộ khẩu, ngày việc nhập cư thì tự hơn, số người nhiều và ít được chọn lọc (Lê Văn Thành, 2005) Lao động nhập cư đến TP.HCM chủ yếu là lao động có trình độ trung học sở, chiếm tỷ lệ 56% (Lê Xuân Bá và ctv, 2006), tỷ lệ có trình độ chuyên môn chỉ chiếm 20%, lại là lao động chân tay (Hoài Nam và Phạm Trường, 2004) Lao động các khu công nghiệp chiếm 70% lao động nhập cư, lao động phổ thông làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy xí nghiệp, lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng phát triển sản xuất ở hầu hết các khu vực này, họ rất tích cực, động và linh hoạt công việc, có thể chấp nhận các công việc nặng nhọc, mức lương thấp, thậm chí các công việc độc hại mà người dân TP.HCM không muốn làm (Lê Văn Thành, 2005) Trong số dân nhập cư vào TP.HCM, có một bộ phận là sinh viên sau tốt nghiệp có xu hướng tìm việc làm tại thành phố, lý giải cho điều này là: thứ nhất là việc làm tương ứng với trình độ họ và dễ tìm ở thành phố là về quê; thứ hai họ có nhiều hội thăng tiến về chuyên môn hơn; thứ ba cuộc sống ở thành phố hấp dẫn cho giới trẻ Và là một bộ phận nhập cư thường xuyên, là nguồn bổ trợ hàng năm cho TP.HCM (Lê Văn Thành, 2005) Một số khó khăn dân nhập cư - Đa phần người lao động xuất thân từ nông thôn chưa quen với lối sống nền văn minh đô thị về nhà ở, đường xá, phương tiện, trường học, y tế, văn hóa, vui chơi, giải trí - Nam nữ trẻ niên xa nhà, thiếu vắng tình cảm khó tránh khỏi trường hợp sa ngã, rơi vào cạm bẫy xã hội - Trình độ chuyên môn tương đối thấp, chỉ làm công ăn lương và khó có hội thăng tiến - Dân nhập cư được xem là gánh nặng xã hội, là sự tăng dân số học và có sự phân biệt đối xử như: em dân nhập cư không được học tại các trường công lập, nhiều trường chuyên không nhận dân nhập cư tạm trú; phần lớn mướn nhà trọ tư nhân chật hẹp, mất vệ sinh và không an ninh Nhưng nan giải nhất là vấn đề quản lý hộ khẩu và cấp chủ quyền nhà ở, là yếu tố hữu hiệu ngăn cản lao động nhập cư vào TP.HCM (Phan Huy Tưởng, 2004) • Về hộ khẩu, dân nhập cư gặp phải nhiều khó khăn: sáu tháng phải có giấy tạm vắng chính quyền địa phương quản lý hộ khẩu mới được phép tạm trú tiếp sáu tháng, đủ hai năm mới được phép tạm trú có thời hạn một năm, và mỗi năm phải gia hạn mới là hợp pháp • Về nhà ở, dân nhập cư phải tự tìm chổ ở, thuê nhà trọ hoặc mua nhà, nếu mua nhà phải hợp lệ tức là được Phường chứng nhận không tranh chấp Những người có hộ khẩu thường trú đều được xét cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, dân nhập cư thì chưa hoặc không cho hợp thức hóa chủ quyền nhà đất ở (Phan Huy Tưởng, 2004) Tác động trình nhập cư Tích cực: - Cung cấp lực lượng lao động chủ yếu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy xí nghiệp chiếm 70% lao động nhập cư (Lê Văn Thành, 2005) - Góp phần làm tăng trưởng kinh tế TP.HCM Dân nhập cư chiếm 30% dân số toàn TP.HCM, với tư cách người lao động người tiêu dùng đông đảo, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Thành phố khoảng 30% GDP (Lê Văn Thành, 2005), và là nguồn đóng góp đáng kể - Góp phần đa dạng hóa nền văn hóa Thành phố - Bên cạnh đó dân nhập cư có đóng góp đặc biệt vào công xoá đói giảm nghèo nông thôn Nhiều vùng quê Bắc bộ, Trung Nam bộ, nhiều gia đình thay đổi mặt sống: sắm xe đạp, sắm ti vi, sắm xe máy, chí xây nhà, từ lao động nông nghiệp mà khoản tiền người thân lao động nhập cư từ TP.HCM gửi Chưa thống kê số phần trăm gia đình nông thôn có nhà xây kiên cố vật dụng đắt tiền, phần trăm làm thay đổi mặt nông thôn đó, có phần trăm tạo từ đồng tiền lao động cư TP.HCM Chưa thống kê hàng vạn, hàng chục vạn cô gái rời khỏi ruộng đồng vào thành phố làm tiếp viên, làm ‘ca-ve” nhà hàng, quán bar, quán karaoke làm thợ massage… năm gửi gia đình trăm tỉ hay ngàn tỉ để giúp người thân vượt qua khốn khó, số tiền chắn không nhỏ (Hoàng Hải Vân, 2004) Tiêu cực: - Dân số đông gây khó khăn việc quản lý Hiện TP.HCM có khoảng 500.000 khách vãng lai qua đêm và 500 khách vãng lai không qua đêm, tức là một ngày đêm TP.HCM có khoảng triệu khách vãng lai, không cư trú thường xuyên (Lê Văn Thành, 2006) - Lao động nhập cư đến TP.HCM là những người lao động đủ trình độ, làm đủ nghề, từ công nhân đến những người buôn bán, từ kỹ sư đến xe ôm, từ thợ thủ công đến những người làm make up, tiếp viên nhà hàng, thợ massage gây khó khăn cho việc quản lý (Hoàng Hải Vân, 2004) - Vấn đề ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm cũng nảy sinh và trở thành vấn nạn lớn cho TP.HCM ĐỘNG LỰC NHẬP CƯ VÀO THÀNH PHỐ Vấn đề thu nhập và việc làm là hai nhân tố chủ yếu thúc đẩy người lao động nhập cư vào Thành phố (Tổng cục thống kê, 2004) Cho nên động lực để lao động nhập cư vào thành phố chủ yếu là vấn đề kinh tế Ngoài ra, thất nghiệp ở nông thôn, hay có việc làm thu nhập thấp cũng là nguyên nhân thúc đẩy người lao động nhập cư vào TP.HCM Lý chính để lao động nông thôn nhập cư vào TP.HCM là để: - Tìm kiếm việc làm, tỷ lệ này chiếm 59% số lao động nhập cư ( Lê Xuân Bá, 2006) - TP.HCM có điều kiện sống, điều kiện sản xuất, kinh doanh tốt hơn, chiếm 27% (Lê Xuân Bá, 2006) - Ở TP.HCM công việc khá nhiều và người lao động có thể tìm kiếm công việc dễ dàng - Việc lôi cuốn theo gia đình và các quan hệ hôn nhân (Bạch Văn Bảy và ctv, 1992) - TP.HCM có đầy đủ các loại hình dịch vụ như: trường học, giao thông, lại, y tế, vui chơi, giải trí, ăn uống, du lịch để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và học hành KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hiện nay, dân số TP.HCM đứng đầu cả nước, và dự kiến dân số thành phố ngày càng gia tăng chủ yếu là gia tăng học Dân số là yếu tố bản phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội, Thành phố 10 triệu dân thì sao? Điều này đặt cho các nhà quản lý và các nhà khoa học nhiều vấn đề phải suy nghĩ là làm phát triển được một đô thị văn minh, hiện đại, bền vững, là nơi sống tốt cho cư dân Vấn đề chất lượng cuộc sống dân cư sẽ trở nên một vấn đề rất xúc với một Thành phố có quy mô dân số lớn vậy Theo cách gọi và xếp hạng thế giới là một siêu đô thị và nó có những vấn đề đặc thù riêng có nó, không dễ gì giải quyết (Lê Văn Thành, 2006) Do vậy cần có những chính sách về phát triển dân số và phân bố dân cư có tác động đến tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị và ngược lại các chính sách kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến vấn đề dân số Tích cực chuyển đổi cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao để điều tiết các luồng nhập cư Lượng lao động nhập cư đổ xô vào TP.HCM càng nhiều chủ yếu là lao động trẻ, họ chính là giai cấp công nhân, cung cấp lao động giản đơn cho hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy xí nghiệp cho TP.HCM Họ đã đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội TP.HCM Và vì thế họ cần được hướng dẫn nhiều để ổn định cuộc sống, để có thể hội nhập vào nơi ở mới Các chương trình kinh tế xã hội cần lưu ý nhiều đến đối tượng nhập cư đăng ký tạm trú có thời hạn, chương trình sinh đẻ có kế hoạch, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình giảm Các ngành quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý không nên lấy hộ khẩu là tiêu chí xây dựng tiêu chuẩn, quy định ngành (gắn đồng hồ nước, đồng hồ điện, điện thoại…) Mặt khác công tác quản lý dân cư địa bàn cần được ủng hộ nhiều nữa để các phần tử xấu không thể trà trộn vào gây rối trật tự an ninh xã hội và các tệ nạn xã hội 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bạch Văn Bảy, Vũ Thị Hồng, Trương Sĩ Ánh, Lê Văn Thành và Dư Phước Tân 1992 Di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh: những vấn đề và giải pháp [Trực tuyến] Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đọc từ http://vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=511&cap=3&id=616 ngày đọc 22/2/2008 lúc 8giờ 30 Bạch Văn Bảy, Nguyễn Thị Cành, Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thiềng Đức, Vũ Phạm Tín, Hà Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Bích Hồng, Dư Phước Tân, Vũ Huy Thuận và Trương Sĩ Ánh 1996 Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh [Trực tuyến] Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đọc từ http://vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp? idcha=511&cap=3&id=621 ngày đọc 22/2/2008 lúc giời 30 phút Dương Kim Hồng 2007 Làn sóng phụ nữ trẻ di cư từ nông thôn thành thị làm nghề giúp việc gia đình một số vấn đề và giải pháp Diển dàn phát triển Việt Nam Hoài Nam và Phạm Trường 2004 Bấp bênh cuộc sống người lao động nhập cư [Trực tuyến] Sài Gòn giải phóng Đọc từ http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2004/thang8/12272/ ngày đọc 27/2/2008 lúc 11 giờ 32 phút Hoàng Hải Vân 2004 Chào những đồng bàp nhập cư [trực tuyến] viêt báo Đọc từ http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chao-nhung-dong-bao-nhap-cu/45113889/124/ ngày đọc 21/2/2008 lúc giờ Lê Văn Thành 2005 Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố hồ chí minh qua một số công trình nghiên cứu gần [Trực tuyến] Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đọc từ http://vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp? idcha=3062&cap=4&id=3066 ngày đọc 22/2/2008 lúc 12 giờ 26 phút Lê Văn Thành 2006 Dân số và phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh [Trực tuyến] Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đọc từ http://vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3363&cap=4&id=3369 ngày đọc 22/2/2008 lúc 13 giờ phút Lê Xuân Bá, Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng, Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Lưu Đức Khải 2006 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cấu lao động nông thôn Việt Nam Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương Hà nội Nguyễn Thị Bích Hồng 2006 Cân dân số - kinh tế dự kiến quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [Trực tuyến] Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đọc từ http://vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp? idcha=3363&cap=4&id=3368 ngày đọc 22/2/2008 lúc 12giờ 45 phút 10 Phan Huy Tưởng 2004 Dân nhập cư: anh là ai? [Trực tuyến] Việt báo Đọc từ http://tim.vietbao.vn/D%C3%A2n_nh%E1%BA%ADp_c%C6%B0/ ngày đọc 21/2/2008 lúc giờ 11 Tổng cục thống kê 2004 Di cư nước và mối liên hệ với các sự kiện cuộc sống

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w