Trong các luận điểm về chiến tranh, hãy xác định luận điểm nào là quan điểm duy tâm, quan điểm nào là duy vật: a.. Giải thích một số các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau trên cơ sở tri
Trang 1HỆ THỐNG BÀI TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI
1 Những tư tưởng triết học đầu tiên trên thế giới xuất hiện khi nào?
2 Đối tượng nghiên cứu của triết học có gì giống và khác với đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể khác?
3 Anh (chị) hãy giải thích hiện tượng sau: Triết học duy tâm về căn bản là sai lầm Vậy tại sao nó vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay?
4 Cơ sở nào để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
5 Trong các luận điểm về chiến tranh, hãy xác định luận điểm nào là quan điểm duy tâm, quan điểm nào là duy vật:
a Tất cả những hành động bành trướng xâm lược là sự biểu hiện bản tính bành trướng xâm lược của con người
b Chiến tranh là do các quan hệ sở hữu kinh tế tư nhân gây ra
c Chiến tranh là sự thực hiện những mục đích cá nhân của những hoạt động lịch sử, của những tham vọng bá quyền
6 Ý nghĩa vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện như thế nào qua bài thơ thần của Lý Thường Kiệt?
7 Anh (chị) hiểu gì về câu nói của Mác: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” (Luận
cương về Phoiơbắc – Mác – Ăngghen toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000, trang 377)
CHƯƠNG II: KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC
1 Những ưu điểm và hạn chế của triết học Nho giáo là gì?
2 Những ưu điểm và hạn chế của triết học Phật giáo là gì?
Trang 23 Anh(chị) hiểu gì về câu nói của Arixtốt “con người là một động vật chính trị’
4 Phân tích nguyên tắc phân đôi cái thống nhất thành cái đối lập theo logíc tiên thiên của thuyết Âm dương Làm rõ giá trị triết học của cách phân tích này
CHƯƠNG III: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
MÁC-LÊNIN
1 Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về luận điểm sau: “Triết học Mác chẳng qua chỉ là phép cộng đơn thuần giữa PBC của Heghen với CNDV Phoiơbắc”
CHƯƠNG IV: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1 Anh (chị) nhận định gì về câu nói: “Vật chất là bức tranh vật lý về thế giới”?
2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật siêu hình đều cho thế giới là vật chất
Anh (chị) hãy nêu cụ thể hơn nội dung của từng quan điểm trên? Hai quan điểm trên có điểm khác nhau gì?
3 Thế giới năm châu của chúng ta đang sống nằm trong hệ mặt trời Và hiện nay có nhiều dự đoán cho biết có thể có một thế giới khác còn văn minh hơn người chúng ta đang sống ở một hệ thống hành tinh khác
Nhận định đó dựa vào cơ sở triết học nào? Và thế giới người đó có tồn tại khách quan hay không?
4 Các vật thể như đất đá, cây cối, … chúng ta nói rằng chúng đều tồn tại Nhưng các khách thể tinh thần như các hình học (hình tròn, hình tam giác…) chúng ta nói chúng cũng tồn tại
Có sự khác nhau nào trong sự tồn tại của 2 loại khách thể đó không?
Trang 35 Có người phát biểu “Đứng im tức là không vận động” Hỏi:
- Về mặt triết học, định nghĩa đó đúng hay sai? Tại sao? Lấy ví dụ làm dẫn chứng?
- Về mặt lôgíc, định nghĩa đó đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng
6 Anh (chị) hiểu gì về câu nói của nhà Triết học Đềcáctơ: “Tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại”
7 Luận điểm: “Mọi hành động của con người đều phải thông qua tư duy, nhưng đồng thời không phải chỉ thông qua tư duy mà còn phải dựa vào hiện thực”
a Luận điểm trên có gì mâu thuẫn không?
b Rút ra kết luận gì?
8 Anh (chị) hiểu gì về câu nói: “Sự vận động của tư duy chính là sự vận động của thế giới hiện thực được di chuyển và biến hình trong đầu óc”
9 Nếu em là một người quản lý cấp cao trong lĩnh vực Thuỷ lơi, em phải làm gì để tránh không rơi vào quan điểm chủ quan, duy ý chí trong công tác quản lý, lãnh đạo của mình?
10 So sánh hai hành động của con ong xây tổ và người kiến trúc sư xây công trình?
a Cấu trúc nào khéo léo hơn, tinh vi hơn?
b Hành vi của chúng có gì khác nhau?
CHƯƠNG V: HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
1 Anh (chị) hãy lấy một ví dụ về mối liên hệ trong lĩnh vực Thuỷ Lợi?
Trang 4CHƯƠNG VI: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
1 Nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?
a Năng lực quản lý giỏi thuộc về chất của một người quản lý?
b Từ một bào thai đến khi sinh ra một đứa trẻ chỉ có sự thay đổi về lượng còn chất giống nhau?
2 Vận dụng quy luật lượng - chất để giải thích ý nghĩa của việc rèn luyện học tập của sinh viên?
3 Nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?
a Cay của ớt và ngọt của đường là hai mặt đối lập
b Trong một doanh nghiệp, công nghệ hiện đại vừa mới nhập về với trình độ tay nghề của công nhân chưa được đào tạo là một mâu thuẫn biện chứng?
4 Hãy trình bày mặt lợi - hại của nước đối với con người? Vai trò của Thuỷ lợi trong việc hạn chế tác hại và phát huy tác dụng của nước đối với sự sống
và phát triển xã hội loài người?
5 Mâu thuẫn cơ bản trong ngành giáo dục ở nước ta hiện nay? Nếu em là một người lãnh đạo cao cấp trong ngành giáo dục em sẽ làm gì để giải quyết những mâu thuẫn đó?
6 Nhận định sau là đúng hay sai? Vì sao?
a Dùng tiền để mua nguyên vật liệu về sản xuất ra sản phẩm hàng hoá lại đem bán để thu được nhiều tiền hơn là xu hướng “xoáy ốc” của các nhà doanh nghiệp
b Không có sáng tạo không phải là phủ định biện chứng?
7 Đảng ta vận dụng tính kế thừa trong phủ định biện chứng để phát triển nền văn hoá dân tộc như thế nào?
Trang 58 Giải thích một số các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau trên cơ sở triết học:
“Dao có mài mới sắc
Vàng có tôi mới trong
Nước có lọc mới sạch
Người có phê bình và tự phê bình mới tiến bộ”
“Nước chảy đá mòn”
“Tích tiểu thành đại”
CHƯƠNG VII: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
1.Tìm một ví dụ về sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung trong lĩnh vực thuỷ lợi
2 Một công trình thuỷ lợi xuống cấp là do những nguyên nhân gì? Khi xây dựng một công trình thuỷ lợi em có lường trước những hâu quả gì?
3 Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố nào là yếu tố ngẫu nhiên? Là một kỹ
sư thuỷ lợi tương lai em có biện pháp gì để các hiện tượng ngẫu nhiên đó trở thành tất nhiên?
CHƯƠNG VIII: LÝ LUẬN NHẬN THỨC
1 Quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con đường được đi theo những con đường nào? Ưu nhược điểm của các con đường đó?
2 Hãy giải thích câu nói của Gớt: “Lý luận chỉ là màu xám
Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”
Trang 6CHƯƠNG IX: HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Hãy thông qua một ví dụ về một công trình thuỷ lợi nào đó để chứng minh rằng khi trình độ nhận thức và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của con người càng phát triển thì sự ảnh hưởng, chi phối của yếu tố tự nhiên đối với quá trình sản xuất vật chất càng giảm
2 C.Mác viết: “Những điều kiện tự nhiên thuận lợi bao giờ cũng chỉ cung cấp khả năng có lao động thặng dư chứ hoàn toàn không cung cấp lao động thặng dư hiện thực…điều kiện tự nhiên chỉ ảnh hưởng đến lao động thặng du như một giới hạn tự nhiên…Công nghiêp càng tiến bộ thì giới hạn tự nhiên
đó càng lùi lại” – Hãy giải thích ý kiến trên của Mác (Mác – Ăngghen toàn
tập tập 23 trang 726 – 727)
3 Nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao:
a “Dân dĩ thực vi tiên”
b Trong tất cả những chuyển biến lịch sử thì chuyển biến về chính trị
là chuyển biến quan trọng nhất quyết định sự phát triển của lịch sử”
c Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử?
4 Hãy nhận xét các quan điểm sau quan điểm nào là đúng, quan điểm nào là sai? Vì sao?
a Bàn về vấn đề dân số, Mantuýt - nhà kinh tế học tư sản Anh đưa ra luận điểm: ”Dân số tăng lên theo cấp số nhân trong khi của cải vật chất tăng lên theo cấp số cộng Để giải quyết sự chênh lệch đó phải bằng con đường chiến tranh để tiêu diệt bớt người đi”
b Một luận điểm khác cho rằng: ”vấn đề chênh lệch giữa dân số quá đông và của cải vật chất quá ít trong xã hội Đó là một quy luật tự nhiên và vĩnh viến không khắc phục được”
c C.Mác cho rằng: ”Tình trạng dân số quá thừa tuyệt nhiên không phải là một quy luật tự nhiên, vĩnh viễn không thể thay đổi được mà chỉ là
Trang 7một quy luật có tính chất lịch sử của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa” (Trích trong thuyết giá trị thặng dư, Tư Bản, quyển 1)
5 Tại sao sự phát triển về chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, nghệ thuật lại phải dựa vào sự phát triển của kinh tế?
CHƯƠNG X: GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
1 C Mác viết: “Một người da đen là một người da đen Chỉ có trong quan
hệ nhất định người đó mới trở thành người nô lệ Máy kéo sợi là một máy để kéo sợi, chỉ có trong những quan hệ nhất định máy ấy mới trở thành tư bản Tách ra khỏi những quan hệ đó, máy kéo sợi chẳng trở thành tư bản nữa, cũng như tự nó vàng không thể trở thành tiền”
Anh(chị) có tán thành quan điểm trên không?
2 Hãy cho biết ý kiến của mình về những nhận định được nêu dưới đây:
2.1.Đấu tranh giai cấp giải quyết sự xung đột giữa LLSX mới và QHSX cũ
2.2.Chiến tranh là con đường duy nhất phân chia giai cấp trong xã hội 2.3.Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp là do sự đối lập nhau về quan điểm và tư tưởng giữa các giai cấp trong xã hội
2.4 Trong thời kỳ quá độ lên CHXH, đấu tranh giai cấp là một tất yếu 2.5 Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản không còn đấu tranh giai cấp nữa mà chỉ là giải quyết mâu thuẫn nội bộ
3 Trả lời những câu hỏi sau:
3.1 Trình bày những đặc điểm cơ bản của các hình thức cộng đồng người trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp?
3.2 Phân tích định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin?
3.3 Trình bày nguồn gốc, kết cấu giai cấp? Ý nghĩa của vấn đề này đối với thực tiễn?
Trang 83.4 Đấu tranh giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội
có giai cấp?
3.5 Trình bày khái quát đấu tranh giai cấp ở VN hiện nay?
3.6 Cơ sở của mối quan hệ giữa giai cấp – dân tộc, giai cấp – nhân loại là gì?
3.7 Tại sao nói cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh điển hình nhất trong lịch sử?
4 Hãy xác định tính giai cấp trong các khoa học sau: Toán học, Vật lý học, Hoá học, Văn học, Lịch sử, Dân tộc học, Triết học
CHƯƠNG XI: NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
1 Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về những nhận định dưới đây:
1.1 Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nhà nước chỉ xuất hiện trong
xã hội có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp
1.2 Nhà nước là công cụ để ‘điều hoà” mâu thuẫn giai cấp
1.3 Nhà nước là một bộ máy hành chính đứng trên mọi giai cấp, bảo
vệ quyền lợi của mọi cá nhân trong xã hội
1.4 Nhà nước sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của nó không còn nữa?
1.5 Điều kiện khách quan là nhân tố quyết định sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng xã hội
2 Hãy giải thích luận điểm sau:
“Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt, nhà nước “không còn nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước” (Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2002)
3 Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo có phải là một cuộc cách mạng hay không ? Vì sao?
Trang 9CHƯƠNG XII: Ý THỨC XÃ HỘI
1 Tất cả các giai cấp bị trị trước giai cấp vô sản đều không có hệ tư tưởng riêng của mình Đúng hay sai?
2 Vì sao ý thức thông thường tự nó khi phát triển đến một trình độ nhất định nào đó sẽ tự phát trở thành lý thuyết khoa học?
3 Tâm lý xã hội có trở thành hệ tư tưởng được không? Vì sao?
4 Ý thức chính trị chỉ xuất hiện trong xã hội có đối kháng giai cấp?
5 Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có ý thức khác nhau về pháp luật?
6 Cũng như ý thức chính trị và ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức chỉ xuất hiện trong các xã hội có giai cấp?
7 Anh (chị) cho biết ý kiến về luận điểm của Mác: “Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”?
CHƯƠNG XV: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN
1 Anh (chị) hiểu gì về câu nói của Arxitốt: “Con người là một động vật chính trị”
2 Khổng Tử, nhà triết học cổ đại Trung Hoa cho rằng: “Người quân tử mới
là bậc anh tài, có khả năng quyết định vận mệnh dân tộc Còn kẻ tiểu nhân chỉ là những bầy cừu ngoan ngoãn” Hãy đưa ra quan điểm của anh chị về
luận điểm trên?
3 Hãy nêu một số các quan điểm của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam nói về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử?
4 Sự xuất hiện các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử là ngẫu nhiên hay tất nhiên?
Trang 105 Hãy kể một câu chuyện nhỏ về chủ đề cách mạng: “Biết dựa vào quần chúng nhân dân thì sự nghiệp sẽ thắng lợi”
6 Trong tác phẩm “Phê phán triết học Hêghen”, Mác nói: “Bản chất của cá nhân không phải là râu, không phải là tóc, không phải là tính chất vật lý trừu tượng của cá nhân đó, mà là chất xã hội của cá nhân đó”?
Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào?
7 Ăngghen nói: “Xã hội không thể nào tự giải phóng cho mình được nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân”
Hãy phân tích luận điểm trên?