11 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận I, TpHCM Tel & Fax: (08) 39105777 Website: http://www.e-ptit.edu.vn; E-mail: dhtx.tphcm@gmail.com BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN Môn Học : Triết Học Bài tập tự chọn : Câu 1: Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác-Ăngghen thực hiện. Vai trò của triết học Mác-Lênin. Câu 2 : Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vì sao sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử, tự nhiên? Học Viên : Hồ Lê Hoàng Dũng Lớp : VT209A3 MSSV :209101591 Email : hgdung12@aol.com 1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Câu 1 : Thực chất& ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác&Ăng -ghen thực hiện? Vai trò của triết học Mác- Lênin a. Thực chất : • Sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triệt để, không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm& phép siêu hình. • Khắc phục sự tách rời của thế giới quan duy vật& phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học trước đó, cải tạo cả chủ nghĩa duy vật mang tính siêu hình lẫn ghép biện chứng trong cái vỏ thần bí của triết học cổ điển Đức để xây dựng nên nền triết học mới- triết học duy vật biện chứng. • Sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. b. Ý nghĩa : • Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp cấp công nhân, giai cấp tiến bộ& cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động& sự phát triển của xã hội. • Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới. Nó trở thành công cụ nhận thức thế giới& cải tạo thế giới bằng thực tiễn các mạng. • Nhờ sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên& khoa học xã hội mà triết học Mác trở thành thế giới quan khoa học& phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển tiếp tục của các khoa học. • Triết học Mac-xít là cơ sở lý luận cho chiến lược& sách lược của giai cấp vô sản,là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hê tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại. chủ nghĩa cơ hội, giáo điều c. Vai trò của triết học Mác-Lênin : Trong các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, triết học Mác- Lênin được truyền bá một cách rộng rãi& thuận lợi, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng& trên mọi mặt của xã hội. Với tư cách là một bộ phận hợp thành, đồng thời là cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác-Lênin_nền tảng& kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản, triết học Mác- lênin đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển của thực tiễn xây dựng xã hội mới với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được. Triết học Mác- Lênin không chỉ trang bị thế giới quan& phưong pháp luận khoa học mà còn góp phần tích cực vào việc trao dồi năng lực tư duy lý luận cho chủ thể xây dựng xã hội mới, XHCN Câu 2 : Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vì sao sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử, tự nhiên? • Hình thái kinh tế xã hội - Là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất& với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Hình thái kinh tế xã hội có 3 mặt cơ bản : 2 - Lực lượng sản xuất : là nền tảng vật chất kỹ thuật của từng hình thái kinh tế xã hội. Lực lượng sản xuất là yếu tố suy đến cùng quyết định sự hình thành& phát triển của các hình thái kinh tề xã hội. - Quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất : là những quan hệ cơ bản, ban đầu&quyết định tất cả các những quan hệ xã hội khác.Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội này với xã hội khác. Những quan hệ sản xuất tạo thành’’ bộ xương’’ của hình thái kinh tế xã hội,nó hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội. • Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình tự nhiên, chỉ rõ con đường làm ra lịch sử nhưng lịch sử lại tuân theo qui luật khách quan.Sự vận động của hình thái kinh tế xã hội cũng là quá trình tự thân vận động theo các qui luật khách quan như các sự vật trong thế giới tự nhiên. Con người nhận thức được hay không nhận thức được, vận dụng hay không vận dụng được thì nó vẫn vận động theo qui luật vốn có của nó. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình tự nhiên nhưng nó lại là sản phẩm của con người. Do vậy đây là quá trình con người sáng tạo ra, con người làm chủ thể.Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội tuân theo qui luật khách quan quanh co, phức tạp nhưng mang nhiều tính ngẫu nhiên nhưng nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức,khả năng vận dụng của con người. Do đó với con người như thế này thì lịch sử như thế này, con ngưòi khác đi thì lịch sử khác đi và làm cho lịch sử phát triển thăng trầm. Sự vận động của hình thái kinh tế xã hội là sự kết hợp thống nhất giữa qui luật khách quan& nhân tố khách quan. Quá trình lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển thường xuyên, liên tục của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất được tạo ra bởi năng lực thực tiễn của con người. Năng lực của con người trong chinh phục tự nhiên cũng bị qui định bởi điều kiện khách quan nhất định. Chính sự phát triển của lực luợng sản xuất đã làm thay đổi quan hệ sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm kéo theo sự thay thế của kiến trúc thượng tầng. Do đó tất cả các yêú tố của hình thái kinh tế xã hội đã thay đổi dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ mất đi và thay thế một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. -.- 3 . dhtx.tphcm@gmail.com BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN Môn Học : Triết Học Bài tập tự chọn : Câu 1: Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác-Ăngghen thực hiện. Vai trò của triết học Mác-Lênin. Câu. triển của triết học trước đó, cải tạo cả chủ nghĩa duy vật mang tính siêu hình lẫn ghép biện chứng trong cái vỏ thần bí của triết học cổ điển Đức để xây dựng nên nền triết học mới- triết học duy. của khoa học tự nhiên& khoa học xã hội mà triết học Mác trở thành thế giới quan khoa học& amp; phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển tiếp tục của các khoa học. • Triết học Mac-xít