Chương 1TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘIA LÝ THUYẾTI TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC1. Khái lược về triết học1.1. Nguồn gốc của triết họcTriết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người. Sự ra đời của triết học xuất phát từ thực tiễn, do nhu cầu thực tiễn, có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc nhận thức:Triết học ra đời khi tư duy con người đã đạt tới trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng thành học thuyết, lý luận. Nguồn gốc xã hội:Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đạt đến một trình độ nhất định, có sự phân chia giữa lao động trí óc và lao động chân tay; tầng lớp trí thức ít nhiều đã được trọng vọng, xã hội loài người đã phân chia giai cấp. 1.2. Khái niệm triết họcTriết học ra đời khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên ở cả phương Đông và phương Tây.+ Ở phương Tây: Triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, Phylosophia có nghĩa là yêu mến sự thông thái.+ Ở phương Đông cổ đại:• Trong tiếng Trung Quốc, người ta dùng từ “Triết” để chỉ quá trình truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, triết học là sự hểu biết sâu sắc của con người về thế giới. • Ở Ấn Độ, người ta dùng thuật ngữ “Dar’sana” cũng với nghĩa là chiêm ngưỡng, cách thức, con đường tìm kiếm chân lý.Như vậy, ở cả phương Đông và phương Tây, triết học đều được hiểu hoạt động nhận thức có trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, là hoạt động tìm hiểu khách thể để đạt được tri thức đúng đắn. Theo triết học Mác Lênin: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.1.3. Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sửTriết học với tính cách là hình thái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội và trình độ nhận thức của con người. Do vậy nội dung của đối tượng triết học cũng thay đổi ở các thời kỳ khác nhau: Thời cổ đại: Triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới, nó bao hàm trong nó tất cả tri thức về các lĩnh vực mà con người có được. Mặc dù có sự khác nhau, triết học phương Đông thiên về con người và xã hội; triết học phương Tây thiên về giới tự nhiên nhưng ở thời kỳ này triết học vẫn được coi là khoa học của mọi khoa học. Thời trung cổ: Triết học Tây Âu là nền triết học kinh viện chịu sự quy định và chi phối của hệ tư tưởng Kitô giáo. Triết học thời kỳ này có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của Kinh Thánh. Thời Phục hưng đến thế kỷ XVIII: Triết học Tây Âu từng bước thoát khỏi ách thống trị của thần học, cùng với sự hình thành, củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự ra đời của các khoa học chuyên ngành đã làm phá sản quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học.Triết học giai đoạn này đi vào giải thích thế giới dựa trên tinh thần đề cao chủ nghĩa nhân đạo và gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên. Triết học Mác – Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là: tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.1.4. Triết học hạt nhân lý luận của thế giới quan Thế giới quan và các hình thức của thế giới quan:Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao gồm cá nhân, xã hội và cả nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.Thế giới quan có cấu trúc phức tạp trong đó những yếu tố cơ bản cấu thành thế giới quan là tri thức và niềm tin, lý trí và tình cảm.Thế giới quan có 3 hình thức cơ bản:+ Thế giới quan huyền thoại.+ Thế giới quan tôn giáo.+ Thế giới quan triết học. Triết học hạt nhân lý luận của thế giới quan:+ Bản thân triết học chính là thế giới quan.+ Trong số các loại thế giới quan, triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.