Đối với công cụ - dụng cụ trong doanh nghiệp gom nhiều loại khác nhau, được sử dụng cho các mục đích khác nhau, vì vậy theo mục đích sử dụng được chia làm 3 loại: + Công cụ - dụng cụ la
Trang 1CHUONG 1
KE TOAN NGUYEN VAT LIEU VA CONG CU - DUNG CU
MUC TIEU CUA CHUONG
- Nắm vững những khái niệm, đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ và nhiệm vụ kế toán;
- Nắm vững phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ;
- Nắm vững phương pháp kế toán tông hợp nguyên vật liệu, công cụ, đụng cụ 1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN VAT LIEU, CONG CU DUNG CU 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ
Nguyên liệu, vật liệu và công cụ - dụng cụ đều là hàng tôn kho thuộc nhóm tài sản
ngăn hạn Đặc điểm chung của nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ là thời gian luân chuyển ngăn (thường là trong vòng một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm) Tuy nhiên, mỗi loại nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ lại có công dụng, mục đích sử dụng và đặc điểm khác nhau
- Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong
ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất tạo nên sản phẩm Nguyên vật liệu thường tham gia vào một chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khi tham gia vào hoạt động
của đơn vị, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyền dịch giá trị một lần vào chỉ phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Công cụ, dụng cụ là tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định
Công cụ, dụng cụ có thể tham ø1a vào một hoặc nhiều chu kỳ kinh doanh, thường vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trỊ của công cụ, dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch toàn bộ hoặc từng phân vào chi phí sản xuất kinh doanh Song do công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngăn, chủng loại nhiều, mua sắm, nhập xuất thường xuyên với khối lượng lớn nên được xếp vào tài sản ngắn hạn
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây không phan biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ, dụng cụ:
- Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho công tác xây lắp
- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính giá riêng và có trừ dần giá trị trong quá trình dự trữ, bảo quản:
+ Dụng cụ đồ nghề băng thủy tinh, sành sứ;
+ Phương tiện quản lý đồ dùng văn phòng:
Trang 2+ Quân áo, giày dép chuyên dùng để làm việc;
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ
Đối với nguyên vật liệu, nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có công dụng khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau Căn cứ vào vai trò và tính năng sử dụng của nguyên vật liệu, người ta chia làm các loại sau:
+ Nguyên vát liệu chính: bao gom các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất dé cầu tạo nên thực thể sản phẩm
+ Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể sản phẩm, mà chỉ kết hợp với nguyên vật liệu chính dé lam tang chat
lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm
+ Nhiên liệu: bao gôm các loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất
+ Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sửa chữa các loại tài sản cô định, máy móc thiết bị, phương tiện vận tai
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị được
sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản
+ Vật liệu khác: gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kế trên như bao
bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng
Đối với công cụ - dụng cụ trong doanh nghiệp gom nhiều loại khác nhau, được
sử dụng cho các mục đích khác nhau, vì vậy theo mục đích sử dụng được chia làm 3 loại:
+ Công cụ - dụng cụ lao động: gồm tất cả các loại công cụ - dụng cụ sử dụng phục vụ cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ, phục vụ bán hàng, phục vụ quản lý
+ Bao bì luân chuyển
+ Đồ đùng cho thuê
Căn cứ giá trỊ và thời gian sử dụng công cụ - dụng cụ:
+ Loại phân bồ 1 lân
+ Loại phân bồ nhiêu lần
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cu - dung cu
Trong công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
Kế toán ghi chép, theo dõi tình hình nhập — xuất — tồn kho vật liệu, công cụ -
dụng cụ cả về số lượng, chất lượng, giá trị Tính giá trị của vật liệu xuất kho theo phương pháp thích hợp, phương pháp tính giá phải sử dụng nhất quán ít nhất là trong
một niên độ kế toán
Kê toán tính toán và phân bô giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng vào chi
Trang 3phí sản xuất theo đúng chế độ quy định
Kế toán vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ - dụng
cụ, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho vật liệu Kiểm tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho, thường xuyên đối chiếu số liệu trên số sách kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của từng loại vật liệu
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ - dụng cụ, phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ - dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu, công cụ - dụng cụ lãng phí
Kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ của Nhà nước Lập các báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều
hành và phân tích kinh tế
1.2 TĨNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.2.1 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ nhập kho
- Với nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ mua ngoài:
Giá th lêÊ ghisô = Giá trên hóa + Chi phí + không được ame Thuế - Các khoản c `
Trong đó:
+ Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyến, bốc dỡ, bảo quản, đóng gói, bảo
hiểm
+ Các khoản thuế không được hoàn lại: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp
+ Các khoản giảm trừ: Chiết khấu thương mại, giảm giá và hàng mua trả lại
+ Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khẩu trừ thì thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu
+ Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu
- Với nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ tự sản xuất:
Giá thực tế ghi số khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế của nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ sản xuất ra
- Với nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ thuê ngoài gia công, chế biến:
Giá thực tế ghi Giá xuất vật tư Chi phi Chi phi van chuyén,
số nháp kho ~ dem di ché bién ché bién bốc dỡ vật liệu đi về
- Với nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ nhận góp vốn liên doanh:
Trang 4Giá thực tế là giá thỏa thuận do các bên tham gia góp vốn chấp nhận
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được tặng thưởng:
Giá thực tẾ ghi _ Giá thực tế ghỉ số trơng + Chi phí liên quan tiếp nhận
1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ xuất kho
Việc xác định giá thực tế ghi số của nguyên vật liệu và công cụ - dụng cụ xuất kho trong kỳ tùy thuộc vào hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu câu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kê toán mà doanh nghiệp có thê sử dụng một trong các phương pháp sau:
>> Phương pháp giá thực té đích danh
Theo phương pháp này xác định giá xuất kho từng loại vật tư theo giá thực tế của từng lân nhập, từng nguôn nhập cụ thê Thường được áp dụng cho những doanh nghiệp
có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ôn định và nhận diện được
Phương pháp này giúp việc tính giá thực tế của vật tư được kịp thời, chính xác Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi và quản lý chặt chẽ từng
lô hàng
2 Phương pháp bình quân gia quyên
Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu băng số lượng vật liệu xuất nhân với đơn giá bình quân Đơn giá bình quân có thê xác định theo | trong 3 cach sau:
- Giá bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giả bình quân _ Trị giá vật tư tôn đầu kỳ
Cuối kỳ trước SỐ lượng vật tư ton dau ky
Tính đơn giá theo phương pháp này, đơn giản, từng lần xuất nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ đều xác định được ngay đơn giá nhưng độ chính xác không cao
- Giá bình quân cả kỳ dự trữ
Giá thực tế từng loại vật tư ton dau kỳ
Giá đơn vị bình quân cá — | và nhập trong kỳ
kỳ dự trữ 7 Lượng thực té từng loại vát tu tôn đầu kỳ
va nhap trong ky Tính đơn giá theo phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm, được áp dụng phô biến hiện nay nhưng độ chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng nên dễ gây ra những ảnh hưởng tới công tác kế toán
- Giá bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập)
Đơn giá bình quán sau Giá trị thực tế vật tr tôn kho sau mỗi lần nhập moi lan nhập 7 Số lượng vát tư tôn kho sau mỗi lần nhập
Tính đơn giá theo cách này, độ chính xác cao và cập nhật kịp thời nhưng lại phức tạp mất nhiều công sức tính giá do phải tính toán nhiều lần
Trang 5> Phuong pháp nhập trước — xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết số nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ nào nhập trước thì xuât trước và lầy giá thực tê của lân đó là giá của nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ xuât kho Do đó, nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ tôn cuôi kỳ được tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng
Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo việc tính giá trị thực tế của vật tư xuất dùng một cách kịp thời và chính xác, công việc kê toán không bị dôn nhiêu vào cuôi tháng Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tô chức kê toán chi tiệt, chặt chẽ, theo dõi đây đủ sô lượng đơn giá của từng lần nhập
Ví đụ áp dụng: Có tình hình nhập - xuất - tồn vật liệu A tại công ty X trong tháng
I năm N như sau (đơn vị: 1.000đ):
I, SO dw đầu tháng của vật liệu như sau:
Vật liệu A: Số lượng 4.000kg, đơn giá 12
II, Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1, Ngày 03: Mua 2.000kg vật liệu A, số tiền 24.600
2, Ngày 05: Xuất 4.000kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm X
3, Ngày 10: Mua 4.000 kg vật liệu A, số tiền 48.700
4, Ngày 15: Xuất 3.600kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm X
5, Ngày 20: Mua 6.000 kg vật liệu A, số tiền 73.320
6, Ngày 25: Xuất 6.000kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm X
7, Ngày 26: Nhận vốn góp liên doanh băng vật liệu A 2.000 kg trị giá 24.080
Yêu câu: Tính giá thực tế vật liệu xuất kho:
- Theo phương pháp thực tế đích danh (biết giá vật liệu xuất ngày 05 lấy theo giá đầu tháng; xuât ngày I5 lầy theo giá nhập ngày 10, xuât ngày 25 lây theo giá nhập ngày 20);
- Theo phương pháp nhập trước xuất trước;
- Theo 3 phương pháp tính giá bình quân
Hướng dân:
* Phương pháp thực tế đích danh:
+ Trị giá xuất kho ngày 05: 4.000 x 12 = 48.000
+ Trị giá xuất kho ngày 15: 3.600 x (48.700 : 4.000) = 43.830
+ Trị giá xuất kho ngày 25: 6.000 x (73.320 : 6.000) = 73.320
=>Tổng giá trị vật liệu A xuất kho là 165.150
s* Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
+ Trị giá xuất kho ngày 05: 4.000 x 12 = 48.000
+ Trị giá xuất kho ngày 15: 3.600 x (48.700 : 4.000) = 43.830
Trang 6+ Trị giá xuất kho ngày 25: 400 x (48.700 : 4.000) + 5.600 x (73.320 : 6.000) = 73.302
Tong gid trị vật liệu A xuất kho: 165.132
s* Theo phương pháp bình quân:
- Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Tong gid trị vật liệu xuất kho là:
(4.000 + 3.600 + 6.000) x 12 = 163.200
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của vật liệu A:
4.000 x 12 + 24.600 + 48.700 + 73.320 + 24.080
4.000 + 2.000 + 4.000 + 6.000 + 2.000
Tong gid tri vat liệu A xuất kho là:
(4.000 + 3.600 + 6.000) x 12,15 = 165.240
- Theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá xuất kho ngày 05:
4.000 x 12 + 24.600 4.000 + 2.000 Đơn giá xuất kho ngày 15:
(4.000 x 12 + 24.600 — 12,1 x 4.000) + 48.700
(4.000 + 2.000 - 4.000) + 4.000 Đơn giá xuất kho ngày 25:
24.200 + 48.700 — 12,15 x 3.600 + 73.200
2.000 + 4.000 — 3.600 + 6.000
Tong gid tri vat liệu A xuất kho là:
12,1 x 4.00 + 12,15 x 3.600 + 6.000 x 12,2 = 165.340
1.3 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.3.1 Tài khoản sw dung
2> Tài khoản I151- Hàng mua đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật tư (nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 151- Hang mua đang đi đường
Bên No: Gia tri vật tư đã mua đang đi đường;
Bên Có: Trị giá vật tư đang đi đường cuối tháng trước, tháng nảy đã về nhập kho
Trang 7hay đưa vào sử dụng:
Du No: Tri gia hàng mua hiện còn đang trên đường
2> Tài khoản I52- Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp
Kết câu và nội dung phản ánh của tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu
Bén No: Tri giá nguyên vật liệu nhập kho và tăng lên do các nguyên nhân khác Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu xuất kho và giảm đi do các nguyên nhân khác
Dự Nợ: Trị giá nguyên vật liệu tồn kho
>Tài khoản 6l 1- Mua hàng
Tài khoản này dùng để phan anh gia tri nguyên liệu, vật liệu, công cụ - dụng cụ mua vào nhập kho hoặc sử dụng trong kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 61 1- Mua hàng:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của vật tư tồn kho đầu kỳ
- Trị giá thực tế của vật tư nhập kho trong kỳ, bao gom cả hàng bán bị trả lại
Bên Có:
- Trị giá thực tế của vật tư tôn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê)
- Trị giá hàng mua đang đi đường cuối kỳ;
- Trị giá thực tế vật tư xuất kho cuối kỳ;
- Trị giá của vật tư trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
TK 611- Mua hàng không có số dư cuối kỳ
Đề hạch toán vào các tài khoản trên, kế toán sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
- Phiếu nhập kho;
- Phiếu xuất kho;
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa;
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ;
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa;
- Bảng kê mua hàng:
Số sách sử dụng trong kế toán chỉ tiết nguyên vật liệu thường có các loại số chủ yếu sau:
- Thẻ kho (số kho);
- Thẻ (số kế toán chỉ tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa);
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa 1.3.2 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu
Trang 81.3.2.1 Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biên động tăng, giảm hàng tôn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản, phản ánh từng loại hàng tôn kho
Phương pháp này hiện nay được sử dụng phố biến trong các DN, có độ chính xác tương đôi cao và cung câp thông tin về hàng tôn kho một cách kịp thời
a Kế toán một số nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu
> Nguyên liệu, vật liệu tăng do mua ngoài:
- Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
+ Nếu thuế GTGT đâu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu theo giá mua chưa thuế GTGT
No TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK IIIT, 112, 141, 331 : Tổng giá thanh toán
+ Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao
gôm cả thuê GTGT
- Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyên nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về
kho doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152: Chi phí vận chuyền, bốc xếp nguyên vật liệu
No TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK IIIT, 112, 141, 331 : Tổng giá thanh toán
- Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu trả lại
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ của phần nguyên vật liệu trả lại
- Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua được hưởng:
Nợ các TK III, 112, 331,
Có TK 152: Trị giá phần chiết khâu thương mại hoặc giảm giá được hưởng
Có TK 133: Thuê GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
- Chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm:
No TK 331, 111, 112
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (phần chiết khấu thanh toán)
- Trường hợp mua hàng còn đang đi đường:
Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng
Trang 9“Hàng mua đang đi đường”
+ Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
+ Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận theo giá tạm tính:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331: Phải trả cho người bán; hoặc
Có các TK III, 112, 14I,
+ Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiêu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
- Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:
+ Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của
hàng nhập khâu không được khâu trừ)
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khâu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường
+ Nếu thuế GTGT đâu vào của hàng nhập khâu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33312)
2> Nguyên liệu, vật liệu tăng do thuê ngoài gia công, chế biến:
- Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu xuất
- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154: Phân chỉ phí thuê gia công, chế biến
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK III, 112, 131, 141,
- Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong, ghi:
Trang 10Nợ TK 152: Trị giá thực tế nguyên vật liệu sau khi thuê gia công, chế biến
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dé dang
> Nguyên liệu, vật hiệu nhập kho do tự chế:
- Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để tự chế biến, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu xuất
- Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế, ghi:
Nợ TK 152: Trị giá thực tế nguyên vật liệu sau khi tự chế
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dé dang
> Các trường hợp tăng nguyên liệu, vật liệu khác:
- Với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê:
Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu thừa
Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (3381)
- Với nguyên liệu, vật liệu tăng do nhận cấp phát, nhận góp vốn:
Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu nhận cấp phát, góp vốn
Có TK 411: Nguồn vốn chủ sở hữu
- Với nguyên liệu, vật liệu tăng do nhận biếu tặng:
Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu nhận biếu tặng
Co TK 711: Thu nhap khac
b Ké todn mét s6 nghiép vụ giảm nguyên vật liệu
> Neuyén liéu, vật liệu giảm do xuất sử dụng vào sản xuất, kinh doanh:
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 621: Nếu xuất cho trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627: Nếu xuất cho nhu cầu chung phân xưởng
Nợ TK 641: Nếu xuất cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu xuất cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu xuất kho
2> Nguyên vật liệu giảm do xuất đưa đi góp vốn:
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)
No TK 811: Chi phi khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi số)
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (theo gia tri ghi số)
Có TK 711: Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi số)
Bộ môn Kiểm toán — Khoa Kế toán — Truong DH KTKTCN