1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quy hoạch cảng phan 2 (1984)

270 733 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 20,09 MB

Nội dung

TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch… Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Trang 1

PHẦN III: THIẾT BỊ CẢNG CHƯƠNG X:CƠ GIỚI HÓA BỐC XẾP TRONG CẢNG

§1-GIỚI THIỆU CHUNG

I Ý nghĩa của công tác bốc xếp trong hoạt động của cảng

Theo định nghĩa của giáo sư xô-viết N.N.Đơgiun- kốp-xki, cảng là một tập hợp các công trình và thiết bị nhằm đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn và tiến hành công tác bốc xếp cũng như các công tác khác một cách nhanh chóng và thuận lợi Qua định nghĩa trên ta thấy cảng

có hai chức năng:

Một là bảo đảm cho tàu bè neo đậu an toàn, tránh được sóng, bão

Hai là bảo đảm bóc xếp hàng hóa, thực hiện các công tác khác như: Cung cấp nhiên liệu, cung cấp nước, cung cấp thực phẩm… một cách nhanh chóng và thuận lợi

Như vậy công tác bốc xếp nằm trong chức năng thứ hai, chức năng quyết định nhất, thường xuyên nhất đối với hoạt động của cảng

Muốn tiến hành công tác ở bốc xếp được tốt, ngoài hệ thống tổ chức quản lý, còn cần một

hệ thống thiết bị đáp ứng được những đòi hỏi mới đối với công tác bốc xếp Đó là những yêu cầu

về cơ giới hóa từng phần, cơ giới hóa toàn bộ và tự động hóa Cơ giới hóa và tự động hóa bốc xếp có những ý nghĩa sau:

- Nâng cao khả năng thông qua của cảng do tăng năng suất bốc xếp Do đó, với lượng hàng thông qua cảng nhất định có thể giảm được số lượng bến, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng công trình Việc tăng năng suất bốc xếp còn có ý nghĩa giảm giá thành bốc xếp một tấn hàng, một trong những chỉ tiêu quan trọng của cảng

- Cơ giới hóa bốc xếp giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, là cơ sở đưa công tác bốc xếp lên tự động hóa, một mục tiêu quan trọng mà ta cần đạt tới Nó nhằm hoàn toàn giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, tạo điều kiện cho con người phát triển tài năng trí tuệ của mình

Trang 2

II Tình bốc xếp hàng hóa trong các cảng của ta hiện nay:

Năm 1954, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã tiếp thu một số cảng xây dựng từ thời thực dân Pháp Do chỉ chăm lo bóc lột tới sức lao động của nhân dân ta, thực dân Pháp không quan tâm tới việc trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bốc xếp Trong các cảng chúng xây dựng như Hòn Gai, Cửa Ông, Hải Phòng, chỉ có cảng Hòn Gai và Cửa Ông được trang bị một số máy bốc xếp Năng suất của các máy này không cao Đối với cảng Hải Phòng, một trong những cảng biển lớn của nước ta, không hề được trang bị một thiết bị bốc xếp trên bến nào Công bốc xếp hàng được thực hiện bằng các thiết bị đặt trên tàu hoặc bằng lao động thô sơ của công nhân Do đó, khả năng thông qua của bến không cao

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã tiếp thu thêm một số cảng như: Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn… Nhìn chung, về tình hình bốc xếp của các cảng này tương

tự như cảng Hải Phòng trước đây Nghĩa là dùng các thiết bị bốc xếp đặt ở trên tàu, không bố trí các thiết bị bốc xếp trên bến Ngay sau khi tiếp quản cảng Hải Phòng và một số cảng khác ở miền Bắc, chúng ta đã có kế hoạch sửa chữa, cải tạo bến và trang bị mới các thiết bị bốc xếp nhằm nâng cao khả năng thông qua của cảng Bên cạnh đó, ta còn có kế hoạch xây dựng một số cảng mới, nhất là các cảng sông nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước

Tại các bến mới xây dựng của cảng Hải Phòng từ bến số 8 tới bến số 11, ta đã trang bị hệ thống cần cẩu cổng và đưa hệ thống đường sắt ra trước bến Hệ thống băng chuyền của cảng Hà Nội, cảng Vật Cách đã được trang bị mới và hoàn chỉnh dần Tại các cảng sông như: Hà Nội, Nam Định, Đáp Cầu… thiết bị dùng bốc xếp hàng chủ yếu là cần trục bánh hơi, bánh xích Ở cảng Hà Nội còn có cần trục pooc tích trước lúc tiếp quản Hiện nay, chúng ta đã tự thiết kế được cần trục pooc tích và các cần trục cổng Các cần trục này trước hết sẽ được trang bị cho các cảng sông

Nhìn chung năng suất bốc xếp ở các cảng của ta hiện nay chưa cao Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc trang bị hệ thống thiết bị bốc xếp mới, việc cải tiến tổ chức cơ giới hóa bốc xếp nhằm tận dụng khả năng của các thiết bị hiện có cũng vô cùng quan trọng

Trang 3

III Hướng phát triển của công tác bốc xếp trên thế giới:

Hướng phát triển của công tác bốc xếp trên thế giới là cơ giới hóa toàn bộ và tự động hóa

Cơ giới hóa toàn bộ đối với công tác bốc xếp có nghĩa là tất cả các công tác trong quá trình bốc xếp hàng phải được cơ giới hóa: Từ công tác bốc xếp hàng dưới hầm tàu, công tác bốc xếp hàng

từ tàu lên bến và từ bến xuống tàu, công tác bốc xếp hàng trong kho, trong toa tàu… nhất nhất phải được cơ giới hóa

Cơ giới hóa đối với việc bốc xếp hàng dưới hầm tàu là một khâu phức tạp nhất, khó khăn nhất trong quá trình cơ giới hóa toàn bộ Để đạt được mục tiêu này, người ta đã và đang chế tạo những thiết bị riêng có khả năng hoạt động trong không gian chật hẹp và trong điều kiện hàng hóa dưới hầm tàu Một hướng phát triển khác của cơ giới hóa bốc xếp là sử dụng các thiết bị bốc xếp có năng suất cao Đối với hàng rời, năng suất của các thiết bị này có thể đạt tới hàng ngàn tấn/ giờ Năng suất bốc xếp đối với hàng kiện cũng được nâng cao nhờ việc ứng dụng phương pháp vận chuyển hàng trong các thùng tiêu chuẩn Đây là dạng vận chuyển mới rất được các nước chú ý Nó có các ưu điểm sau:

- Giảm được một khối lượng vật tư tương đối lớn cần chi cho việc đóng bao bì

- Sử dụng tốt các phương tiện vận chuyển như tàu hỏa, ôtô, tàu biển… bằng cách tiêu chuẩn hóa kích thước của thùng

-Tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới hóa toàn bộ công tác bốc xếp hàng kiện và tiến lên một bước nữa là tự động hóa

Người ta còn cải tiến phương pháp vận chuyển hàng trong các thùng tiêu chuẩn bằng các lắp thêm cho thùng các bánh xe để có thể di chuyển trên đường bộ hoặc đường sắt Các tàu vận chuyển thùng tiêu chuẩn được chế tạo riêng Người ta đang nghĩ tới việc chế tạo các tàu có cửa mởn ở thành bên hoặc ở đằng mũi để cho các thùng tiêu chuẩn có thể trực tiếp di chuyển lên bờ Song song với việc cơ giới hóa toàn bộ công tác bốc xếp, người ta đã và đang tiến dần từng bước tới tự động hóa Đây chính là hướng chính mà các cán bộ làm công tác quy hoạch và công tác bốc xếp cần quan tâm tới Vì nó không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn sử dụng tới mức tốt nhất thiết bị, giải phóng sức lao động của con người

Trang 4

§2- MÁY BỐC XẾP LÀM VIỆC LIÊN TỤC

I Phân loại máy bốc xếp làm việc liên tục

Theo nguyên tắc làm việc, máy bốc xếp làm việc liên tục được chia làm ba nhóm chủ yếu sau:

A - Máy chuyển liên tục

B – Máy vận chuyển bằng khí

C - Máy vận chuyển bằng thủy lực

Trong nhóm A, máy chuyền liên tục được chia thành:

1- Máy truyền có bộ phận kéo Về phần mình, nhóm này lại chia thành:

a- Băng truyền: trong băng truyền người ta lại chia làm hai loại:

− Băng truyền cao su gồm băng phẳng và băng hình ( băng lòng máng)

− Băng truyền xích gồm băng tấm để vận chuyển hàng kiện, băng xích vận chuyển

gỗ, băng tấm có thành để vận chuyển hàng rời

b- Thang chuyển hàng: thang chuyển hàng lại chia ra hai nhóm nhỏ:

− Thang chuyển hàng vận chuyển hàng rời

− Thang chuyển hàng vận chuyển hàng kiện

2- Máy chuyền không có bộ phận kéo được chia thành hai nhóm nhỏ sau:

a Băng vít ( băng ruột gà)

b Băng quán tính và băng chấn động

3- Máy xúc chuyền liên hợp

Trong nhóm B, máy vận chuyển bằng khí được chia thành ba loại chủ yếu sau:

1 Máy vận chuyển bằng khí nén

2 Máy vận chuyển bằng khí hút

3 Máy vận chuyển liên hợp ( vừa bằng khí nén, vừa bằng khí hút)

Trong nhóm C: máy vận chuyển bằng thủy lực dựa theo nguyên tắc chuyển động của nước kéo theo hàng sự chênh lệch về áp suất

II Năng suất của máy bốc xếp làm việc liên tục.

Trang 5

Năng suất của máy bốc xếp làm việc liên tục phụ thuộc vào loại hàng mà máy vận chuyển Khi vận chuyển hàng kiện và hàng rời, cách tính năng suất của máy có khác nhau

1 Năng suất của máy bốc xếp làm việc liên tục khi vận chuyển hàng kiện.

Năng suất của máy làm việc trong một giờ được tính theo công thức:

Ph = 3,6 [ T/h]

Trong đó:

G – Trọng lượng bình quân của một kiện hàng trên băng (kg)

v – Tốc độ của băng (m/s)

a – Khoảng cách giữa các kiện hàng (m)

2 Năng suất của máy bốc xếp làm việc liên tục khi vận chuyển hàng rời.

Khi vận chuyển hàng rời, năng suất của máy làm việc trong một giờ được tính theo côngthức sau:

F = = .0,4B = 0,16 B2Trong đó:

B – chiều rộng của băng (m)

φ - Góc tự nhiên của hàng Cần chú ý trong công thức này, φ lấy theo góc

tự nhiên động Bởi vì, khi làm việc băng luôn luôn bị rung

Đối với loại băng kính (băng lòng máng) ta có:

F = 0,6 Bh + 0,4 Bh1 [ m2]Các kích thước B, h, h1 như hình (x – 1) Khi chọn chiều rộng thực tế của băng cần phải

kể tới góc nghiêng của thành băng

Trang 6

Trong thực tế, muốn có năng suất ổn định người ta lấy góc tự nhiên động của hàng φ1 = 0,35 φ Bảng ( x – 1)

Trị số khối lượng riêng γ và góc tự nhiên của hàng φ

( xem bảng x – 1 )

BẢNG X – 1

Khối lƣợng riêng đổ đống của hàng γ ( T/m 3 )

Góc tự nhiên của hàng khi đứng biên (độ)

Trang 7

7 cát, sỏi, đất sét, đá cuội, muối 1.0 ÷ 3.0

8 các loại hạt nặng: lúa mì, lúa mì

đen, ngô, thóc và các loại khác 2.0 ÷ 4.0

9 các loại hạt nhẹ: lúa kiều mạch, đại

mạch và các loại khác 2.0 ÷ 3.0

Chú thích:

Đối với những băng chuyền dùng thiết bị dỡ hàng bằng tấm chắn, thì vận tốc của băng không được lớn hơn v = 1,25 ÷ 1,6 m/s còn dỡ hàng bằng xe con thì v = 2,5 m/s

Trang 8

III Băng chuyền cao su:

Băng chuyền nói chung và băng chuyền cao su nói riêng được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và trong giao thông vận tải Trong công tác bốc xếp của cảng, băng chuyền cao su được sử dụng chủ yếu để bốc các loại hàng rời như: than, apatít, cát, sỏi… Đối với hàng kiện, băng chuyền cao su ít được sử dụng hơn Băng chuyền cao su có những ưu và nhược điểm chính sau:

Về kết cấu băng chuyền cao su có kết cấu rất đơn giản Băng chuyền nói chung và băng chuyền cao su nói riêng rất dễ thực hiện việc tự động hóa Năng suât của băng chuyền cao su tương đối lớn Khoảng cách vận chuyển tương đối dài

Nhược điểm của băng chuyền cao su là: Băng chuyền cao su không tự lấy hàng được Băng chuyền cao su có tính linh động không lớn, nó đòi hỏi có thiết bị dỡ hàng tại những địa điểm khác nhau

Người ta chia băng chuyền cao su làm hai loại: băng chuyền cố định và băng chuyền di động Tính linh động của băng chuyền di động lớn hơn băng chuyền cố định

1 Các bộ phận chủ yếu của băng chuyền cao su

Trang 9

Dưới đây ta điểm qua các bộ phận chính của băng chuyền

Các bộ phận khác như động cơ (4), đối trọng (5) và con lắc (6) không có gì đặc biệt nên ở đây không nêu tới

Trang 10

d Phễu nhận hàng (7):

Phễu nhận hàng là một trong những bộ phận quan trọng của băng chuyền Phễu nhận hàng cần đáp ứng những yêu cầu sau:

− Phân phối hàng lên băng một cách điều hoà trong suốt quá trình làm việc

− Kích thước của phễu phải làm sao bộ ngoạm của cần trục có thể làm việc bình thường được

− Khi phễu làm việc không được xuất hiện vòm làm tắc phễu

Trong điều kiện của nước ta ẩm và mưa nhiều, nên việc đảm bảo các yêu cầu trên là một việc rất khó khăn Công việc thiết kế phễu hiện nay đang được tiếp tục nghiên cứu

e Bộ phận đỡ hàng (8)

Để đỡ hàng ra khỏi băng, người ta dùng những thiết bị khác nhau Một trong những thiết bị đơn giản nhất là que gọt Nhưng loại này chỉ cho phép ta gạt hàng khỏi băng mà không cho phép đánh đống lớn được Muốn đánh đống lớn, người ta dùng thiết bị đánh đống riêng

2 Chọn chiều rộng băng chuyền cao su:

Xuất phát từ công thức của băng truyền trong một giờ, người ta chọn chiều rộng của băng chuyền làm sao cho thích hợp

Đối với băng lòng móng chiều rộng của băng được xác định theo công thức sau:

Đối với băng phẳng:

Trang 11

Trị số 0.35φ là góc tự nhiên động của hàng

IV Băng truyền xích:

Băng truyền xích được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong giao thông vận tải Nó có thể vận chuyển các loại hàng khác nhau: Hàng kiện, đá hộc cũng như hàng rời Khi băng chuyền xích được bố trí các tấm chắn ngang, độ đốc của băng có thể tăng lên

Người ta chia băng chuyền làm ba loại sau:

- Băng tấm vận chuyển hàng bao kiện, hàng rời

- Băng xích chuyển gỗ tròn

- Băng gạt Dưới đây, ta lần lượt xét một cách sơ lược các loại băng trên

2 Băng xích chuyển gỗ tròn:

Trang 12

Hình x – 5 _ Giới thiệu một loại băng chuyền gỗ dọc – Băng này gồm nhiều xe con, hai bánh (1) nối liên trên đường chuẩn (4) Còn thân cây gỗ nằm trên của xe con

Bên cạnh loại băng chuyền xích này, còn gặp những băng chuyền ngang Với loại băng này thân cây gỗ không nằm dọc theo xích mà nằm ngang trên các móc

Nói chung ở các cảng biển, băng chuyền xích vận chuyển gỗ được dùng tương đối ít

3 Băng gạt:

Để vận chuyển hàng rời trên cự ly không lớn lắm ( từ 50m đến 60m ), có khi người ta sử dụng băng gạt Trên hình x – 6, giới thiệu một loại băng gạt Băng gạt bao gồm máng hở (5) và

bộ phận kéo (1) ( có thể là xích hoặc dây cáp ) Trên bộ phận kéo, người ta có gắn các bàn gạt (3)

và con lăn (2) chạy trên các thanh hướng

Trang 13

Hàng được đưa vào máng qua phễu (8) và đổ ra nơi quy định qua phễu (6) Bộ phận truyền động được truyền qua tang (7), còn tang (4) đóng vai trò là bộ phận căng Khi vận chuyển hàng theo hai chiều khác nhau, máng có thể bố trí cả ở nhánh trên và nhánh dưới của xích

Băng gạt có yếu điểm là máng mau bị mòn và hàng vận chuyển bằng băng này dễ bị dập nát

V Băng vít ( băng ruột gà ) – hình x -7

Để vận chuyển hàng rời với khoàng cách không lớn lắm ( từ 30m đến 40m ) người ta còn

sử dụng loại băng vít Trên hình x – 7, giới thiệu một loại băng vít nằm ngang Băng bao gồm động cơ truyền động (1) nối với vít (5) bằng trụ gối tựa đầu (2), vít (5) quay trong máng cố định (3) Vít còn được đỡ bằng các gối treo trung gian (4) Hàng được đưa vào máng qua phiễu (6) và được đưa ra qua phiễu (7) Khi vít quay hàng trong máng được đẩy tịnh tiến mà không quay cùng vít nhờ có trọng lượng bản thân Băng vít có thê làm việc theo phương nằm ngang, nằm nghiêng hoặc thậm chí theo phương thẳng đứng

Ưu điểm của băng vít là kết cấu đơn giản, gọn, điều khiển dễ dàng

Nhược điểm của loại băng này là vít, máng mau bị mòn và hàng dễ bị vụn, dập

VI Băng quán tính:

Băng quán tính dùng để vận chuyển hàng theo phương nằm ngang hoặc nằm nghiêng với khoảng cách không lớn

Trang 14

Trong thực tế nó thường được dùng để làm bộ phận tiếp hàng

Trên hình x – 8, giới thiệu băng quán tính Bộ phận băng quán tính Bộ phận chủ yếu này

là máng dao động (1) nhờ bộ phận chuyền động Hàng được di chuyển dựa theo nguyên tắc: Khi máng di chuyển theo chiều thuận, lực quán tính không vượt quá lực ma sát của hàng, do đó hàng truyền động cùng với máng Khi máng chuyển động theo chiều ngược, lực quán tính vượt quá lực ma sát của hàng, do đó trong khoảng khắc nào đó, hàng còn tiếp tục di chuyển theo hướng

có thể xem gần đúng như chuyển động thẳng với góc nghiêng so với phương nằm ngang bằng góc nghiêng của cột chống Những phần tử hàng nằm trong máng khi chuyển động thuận nhờ

có lực quán tính sẽ áp chặt vào đáy máng làm tăng lực ma sát Do đó, hàng sẽ cùng di chuyển với máng Khi máng di chuyển theo chiều ngược lại lực quán tính của hàng làm giảm áp lực lên máng Kết quả hàng sẽ trượt trên máng theo phương cũ

Trang 15

VII Gầu chuyền liên tục:

Gầu chuyền liên tục dùng vận chuyển hàng rời theo phương thẳng đứng hoặc nằm nghiêng Trên hình x – 9, giới thiệu một loại gầu chuyền liên tục vận chuyển hàng theo phương thẳng đứng Về cấu tạo gầu chuyền liên tục theo phương thẳng đứng bao gồm bộ phận kéo – có thể là băng vô hạn hoặc dây xích to, trên đó có gắn các gàu mang hàng 5 Bộ phận kéo được nối với tang truyền động 8 và tang căng 12 ( nếu bộ phận kéo là xích thì tang được thay bằng bánh xe hình sao ) Động cơ truyền động 7, máng rót hàng 9 được đặt ở đầu trên của gàu chuyền Đầu dưới 1 của gàu bao gồm: phễu lấy hàng 3, thiết bị căng 2 và cửa kiểm tra 11

Ưu điểm chính của gàu chuyền liên tục là: kết cấu đơn giản, kích thước gọn nhẹ và có thể đưa hàng lên cao từ ( 50 70m )

Nhược điểm của loại máng này là: Khi làm việc quá tải làm máy làm việc yếu nên cần đưa hàng điều độ lên máy

VIII Máy vận chuyển bằng khí:

Trang 16

Máy vận chuyển bằng khí được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải để vận chuyển hàng bụi và hàng rời Năng xuất của các thiết bị đã được sử dụng đạt tới 800tấn/giờ Chiều dài vận chuyển với một máy có thể đạt 1.8km, chiều cao nâng hàng

có thể đạt 100m

Máy vận chuyển bằng khí được chia làm 3 loại: Máy hút, máy nén và máy hỗn hợp

1 Máy hút:

Trên hình x-10 giới thiệu nguyên tắc cấu tạo loại máy hút

Trong máy hút, hỗn hợp không khí và hàng được hút qua miệng hút vào ống dẫn, sau đó đưa tới buồng phân cách Tại buồng phân cách do tốc độ bị giảm đột ngột hàng được chuyển lên băng chuyền và được chuyển ra ngoài Còn phần không khí lẫn bụi được lọc sách và qua bơm được đưa ra ngoài

Máy hút có ưu điểm đồng thời một lúc nó có thể lấy hàng ở nhiều nơi Nhược điểm của loại máy này là khoảng cách vận chuyển không lớn

2 Máy nén:

Trên hình x-11, giới thiệu nguyên tắc hoạt động của loại máy nén không khí được đưa vào ống dẫn dưới áp lực khí quyển do máy nén khí tạo ra Còn hàng được đưa vào đường ống bằng một thiết bị đặc biệt

Trang 17

Hàng được tách khỏi hỗn hợp khí tại buồng phân cách và sau đó được đưa ra ngoài Còn hỗn hợp không khí và bụi được đưa sang buồng lọc, tại đó không khí được lọc sạch và được thải ra ngoài Trong máy nén có thể tạo ra áp suất rất lớn(2-6at) Do đó với thiết bị này

có thể vận chuyển hàng hoá đi xa hơn

So với máy hút, máy nén có những ưu điểm sau:

Công suất tiêu thụ ít hơn, máy nén khí làm việc với không khí khí quyển trong sạch trong lúc máy hút làm việc với không khí còn lẫn bụi

Nhược điểm của loại máy này là: Máy không thể trực tiếp lấy hàng

3 Máy hỗn hợp:

Máy hỗn hợp được sử dụng trong trường hợp khoảng cách vận chuyển lớn không cho phép

sử dụng máy hút, trong khi đó cần phải trực tiếp lấy hàng từ các đống hàng

Trong loại máy này, máy hút và máy nén khí được bố trí giữa ống hút và ống kính Theo ống hút hàng được hút từ tàu vào buồng phân cách và qua buồng trung gian được đưa vào ống nén rồi lại được đưa vào buồng phân cách khác từ đó hàng được đưa ra ngoài

Một số điểm về tính toán máy vận chuyển bằng khí:

Trang 18

Máy vận chuyển bằng khí được tính toán theo năng suất P(tấn/giờ) cho trước, theo tính chất của hàng và theo sơ đồ bố trí hệ thống ống dẫn của máy Khi bố trí hệ thống ống dẫn của máy cần bố trí sao cho tổng chiều dài và số đoạn gãy khúc của đường ống phải nhỏ nhất Trong tính toán cần xác định lưu lượng khí Vkk(m3/giây), áp lực cần thiết của không khíP(kg/cm2) đường kính trong của ống dẫn và công suất cần thiết của động cơ

Việc tính toán máy vận chuyển bằng khí chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sử dụng của những máy đã đưa vào sản xuất

IX Máy vận chuyển bằng sức nước:

Máy sử dụng bằng sức nước được sử dụng rộng rãi trong xây dựng (nhất là trong xây dựng thuỷ lợi), trong công nghiệp và trong giao thông vận tải Trong giao thông vận tải máy

vận chuyển bằng sức nước dùng để vận chuyển và bốc xếp hàng rời

Trên hình x-13 giới thiệu một máy vận chuyển bằng sức nước Bộ phận chủ yếu của máy là một phao nổi trên đó có bố trí bơm hút dung dịch nước và hàng 4, bơm

ly tâm 3 dùng để cung cấp nước tạo nên dung dịch, bơm hút được nối với ống hút 1 Bơm cấp nước được nối với ống sói 2 Ống đẩy 5 nối với bơm hút 4 và được đặt trên dàn đỡ 6 Nước thoát ra ngoài nhờ hệ thống cống ngầm 7 So với các loại máy vận chuyển bằng sức nước có những ưu điểm sau: Năng suất làm việc của máy tương đối đơn giản và trong một số trường hợp chi phí khai thác tương đối bé

Nhược điểm của loại máy này là: Diện tích bãi chứa hàng đỏi hỏi lớn, lưu lượng nước yêu cầu cao, chi phí điện nhiều

Trang 19

và khi dùng để bốc xếp hàng ta còn cần phải xây dựng hệ thống thoát nước cho bãi

Khi tính toán máy vận chuyển bằng sức nước, những số liệu cần biết trước là: Năng suất yêu cầu của máy Ph(tấn/giờ) hoặc V(m3/giờ), sơ đồ hình học và kích thước ống dẫn , loại hàng

và tính chất của nó (kích thước mẫu hàng, khối lượng riêng của hàng )

Những vấn đề cần xác định trong tính toán máy vận chuyển bằng nước là: Cột nước của bơm để căn cứ vào đó chọn bơm công suất cần thiết của bơm

X Thiết bị hút rót dầu và sản phẩm dầu:

Dầu mỏ và những sản phẩm của nó là một trong những loại hàng chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển Trọng tải của tàu chở dầu ngày càng tăng nhanh Năm 1962 Mỹ cho hạ thuỷ chiếc tàu chở dầu có trọng tải 106658 tấn Hiện này người ta đã đưa vào sử dụng tàu chở dầu có trọng tải 450000 tấn và đang đóng tàu chở dầu có trọng tải 500000 tấn Do trọng tải của tàu chở dầu ngày một tăng, vấn để nâng cao năng suất hút rót dầu trở thành vấn đề hết sức cấp bách Việc hút, rót dầu được thực hiện dưới hai hình thức: tự chảy và bơm Hình thức tự chảy được thực hiện chỉ khi địa hình cho phép Trạm bơm dầu được đặt ở dưới tàu, ở trên bờ hay trên các phao nổi Khi bơm dầu từ tàu lên bờ chủ yếu người ta dùng các bơm đặt ở phía dưới thân tàu Khi cần bơm đi xa hoặc bơm lên cao người ta dùng các trạm bơm chuyển tiếp Trong việc bơm dầu vấn để nổi các đường ống đặt trên bờ với các đường ống đặt dưới tàu là một vấn đề phức tạp Trên hình x-14 giới thiệu một trong những thiết bị đó Ở đây một phần của đường ống dẻo

đó được thay bằng ống kim loại Đối với những tàu chở dầu có trọng tải lớn, người ta thay hoàn toàn ống dẫn mềm bằng ống dẫn kim loại Các ống này được cắt thành những đoạn và chúng được nối với nhau bằng các khớp Chính vì có cấu tạo như vậy mà thiết bị có thể làm việc với lực xô lớn hơn

Trong những tính toán sơ bộ, cột nước cần thiết của bơm có thể xác định theo công thức gần đúng của Su-Khốp:

Trang 20

m – Là hệ số được tính bằng:

− Với dầu hoả có trọng lượng riêng là 0.82 tấn/m3 thì m=0.50

− Với dầu thô có trọng lượng riêng là 0.85-0.87 tấn/m3 thì m=0.40

Trong những trường hợp cần tính toán một cách chính xác người ta vận dụng các công thức của thuỷ lực đối với dầu để tính tổn thất cục bộ và tổn thất theo chiều dài

Do cần tăng năng suất hút rót dầu tuyệt đại bộ phận các đường ống dẫn dầu có đường kính từ 30-50cm Cá biệt có nơi dùng đường ống với đường kính từ 80-100cm chiều dài đường ống phụ thuộc khoảng cách từ bến tới nơi đặt kho chứa dầu

Trang 21

§3 - MÁY BỐC XẾP LÀM VIỆC THEO CHU KỲ

I Cần cẩu ô tô, cần cẩu bánh hơi:

1 Cần cẩu ô tô:

Cần cẩu ô tô được chế tạo trên khung(sacxi) các ô tô đã được tiêu chuẩn hoá và được đặt thêm các chân chống phụ làm tăng độ ổn định của cần cẩu khi làm việc Tất cả các bộ phận của cần cầu hoạt động được là nhờ động cơ ô tô truyền động qua trục chính của nó Việc điều khiểu cần cẩu tiến hành từ buồng lái đặt tại mặt bằng quay của cần cẩu Một số các cần cẩu của ô tô ví dụ: K04, K52, CK2.5 có trang bị nhiều động cơ điện xoay chiều, do đó cần cẩu này có thể chạy bằng điện lấy từ mạng điện xoay chiều cũng như chạy chính bằng động cơ của bản thân

Trên hình x-15 giới thiệu loại cần cẩu ô tô K32 Đây là loại cần cẩu được chế tạo từ khung của ô tô Su 150 Các kích thước chủ yếu của cần cẩu được giới thiệu trên hình vẽ

Trên hình x-16 giới thiệu loại cần cẩu ô tô K51 Trong công tác bốc xếp ở cảng cần cẩu ô

tô được sử dụng chủ yếu để bốc xếp hàng trong kho, bãi

Trang 22

Các đặc trưng kỹ thuật của cần cẩu ô tô xem phụ lục

2 Cần cẩu bánh hơi:

Cần cẩu bánh hơi được lắp ráp trên một khung riêng khác với khung ô tô Khoảng cách giữa các bánh của cần cẩu được bố trí tương đối lớn để tăng thêm độ ổn định của cần cẩu khi làm việc

Trên hình x-17 giới thiệu một loại cần cẩu bánh hơi K252 chạy bằng động cơ diezen- điện

có sức nặng 25 tấn Loại cần cẩu này có hai móc hàng, một móc chính và một móc phụ Động cơ diezen 2A-6 làm quay 3 máy phát điện một chiều Tất cả các bộ phận của cần cẩu hoạt động được là nhờ các động cơ điện trang bị cho từng bộ phận Cần chính của cần cẩu dài 15m cần được nối thêm dài 25m và một „ cổ ngỗng‟ dài 5m

Cần cẩu bánh hơi được sử dụng chủ yếu bốc xếp hàng hoá từ kho bãi lên ô tô Trên các bến nhỏ cần cẩu bánh hơi còn được dùng để đưa hàng từ tàu lên bờ và ngược lại

Tính năng kỹ thuật của cần cẩu bánh hơi xem phụ lục

Trang 23

II Cần cẩu bánh xích, cần cẩu chạy trên ray:

Trong những cần cẩu xích được chế tạo sau này ngừời ta chế tạo nhiều gối tựa con lăn,

do đó tải trọng toàn bộ cần cẩu được phân bố xuống nền một cách điều hoà hơn

Trang 24

Trên hình x – 18 giới thiệu một loại cần cẩu bánh xích Trong công tác bốc xếp, cần cẩu bánh xích được dùng để bốc xếp các loại hàng kiện cũng như hàng rời từ kho bãi lên ôtô, tàu hỏa

và ngược lại Ở các bến nhỏ đặc biệt là các bến của cảng sông cần cẩu xích được dùng bốc xếp hàng từ tàu lên bờ Tính năng kỹ thuật của cần cẩu bánh xích xem ở phụ lục

2 Cần cẩu chạy trên ray :

Cần cẩu chạy trên ray thường được chế tạo với sức nặng 10, 15, 25, 50, 100 và 150 tấn Cần cẩu chạy trên ray có thể tự mình di chuyển trên đường ray hoặc di chuyển cùng đoàn tàu Bởi vậy bộ phận di chuyển của cần cẩu được chế tạo giồng như bộ phận di chuyển của toa tàu và

có thêm bánh xe truyền động Để tải trọng lên trụ không vượt quá tải trọng cho phép, đối với cần cẩu có sức nâng 10 tấn bố trí hai trụ, sức nâng 15 25 tấn bố trí hai xe con hai trục, sức nâng lớn hơn bố trí hai xe con 3 trục

Trong công tác bốc xếp cần cẩu chạy trên ray được sử dụng để bốc xếp hàng trên bãi, tính năng kỹ thuật của cần cẩu chạy trên ray xem trong phụ lục

Trang 25

III Cần cẩu Poóc tích, cần cẩu cầu:

1 Cần cẩu Poóc tích:

Cần cẩu poóc tích được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong giao thông vận tải, nó được dùng để bốc xếp hàng hóa trong các bãi chứa hàng Đối với một số cảng cần cẩu poóc tích cũng dùng để đưa hàng từ tàu lên bờ và ngược lại, đặc biệt cần cẩu poóc tích thường để bốc xếp các thùng tiêu chuẩn

Cần cẩu poóc tích được chế tạo với tời điện sức nặng 1 – 5 tấn hoặc với xe con chạy bằng điện có sức nặng từ 5 50 tấn Cần cẩu poóc tích có thể có 1 hay 2 công sơn hoặc không có công sơn Khẩu độ cần cẩu 4 32m còn chiều công sơn được lựa chọn theo chức năng của cần cẩu Cần cẩu poóc tích có sức nâng lớn 10 tấn có thể móc hàng phụ Tốc độ của móc hàng chính là 6,

8, 10 m/phút, tốc độ của móc hàng phụ là 20 m/phút Tốc độ di chuyển của xe con nâng hàng từ

20 – 40 m/phút còn tốc độ di chuyển của cần cẩu là 10 50 m/phút

Trang 26

Trong một số trường hợp người ta bố trí cần cẩu quay được chạy trên giá của cần cẩu poóc tích Việc bố trí làm tăng diện tích phục vụ của cần cẩu mà không đòi hỏi cần cẩu phải di chuyển Song có nhược điểm là làm tăng trọng lượng cần cẩu nói chung

Tính năng của cần cẩu poóc tích xem trong phụ lục

2 Cần cẩu cầu:

Cần cẩu cầu chủ yếu được sử dụng trong các xưởng công nghiệp, trong các kho có mái che

và không mái che Trong công tác bốc xếp của cảng cần cẩu thường được sử dụng trong các kho

có mái che

Trên hình x – 21 giới thiệu một loại cần cẩu poóc tích khác Loại cần cẩu này được sử dụng để bốc xếp hàng hóa ở bến Ưu điểm chủ yếu là không bị vướng mắc khi cần cẩu di chuyển dọc theo bến nhờ bố trí liên kết khớp ở côngxôn

Trang 27

Trên hình x – 22 giới thiệu một loại cần cẩu cầu Cần cẩu di chuyển theo đường ray đặt dọc tường trên cầu của cần cẩu một xe con có tời điện chạy dọc theo nó Đường ray của cần cẩu được đặt trên mố nhô của tường hay trên các cột Do chức năng của cần cẩu, xe con có thể được trang

bị móc hàng, ben ngoạm hay thiết bị lấy hàng bằng nam châm điện

Cần cẩu cầu làm việc bằng động cơ điện với thế hiệu 220, 380 và 500 vôn đối với điện xoay chiều, 220 và 440 vôn đối với điện một chiều Cần cẩu cầu do Liên Xô chế tạo có các kí hiệu 10T – 40 – 20 hay cần cẩu 5 25-26 Trong những kí hiệu trên số thứ nhất chỉ sức nặng của cần cẩu tính bằng tấn, chữ là loại điện ( T là điện xoay chiều, là điện một chiều ), số tiếp theo

là chế độ làm việc tính bằng phần trăm, số sau dấu gạch ngang là khẩu độ cần cẩu

Trang 28

Tính năng kỹ thuật của cần cẩu xem trong phụ lục

mà giảm sút Cần cẩu cổng dùng bốc xếp hàng bách hóa, hàng thiết bị kim loại, hàng rời

Trên hình x – 23 _ giới thiệu sơ đồ cấu tạo của một cần cẩu cổng

Đế của cần cẩu trùm lên một, hai hoặc ba tuyến đường sắt, thông thường có 4 chân Trong một số trường hợp để giảm bán kính quay và phân bố đều tải trọng lên các chân cần cẩu người ta chế tạo cần cẩu có ba chân Mỗi chân của đế cần cẩu tựa lên một xe con hai bánh hoặc bốn bánh bằng thép Cần cầu cổng được chế tạo với sức nâng 3, 5, 10, 16 tấn Sức nâng của cần cẩu cổng được chọn theo tính chất và loại hàng Đối với hàng bách hóa người ta chọn cần cẩu với sức nâng từ 2 5 tấn

Ở Liên Xô do cần cẩu cổng có khi còn phải bốc xếp hàng thiết bị và kim loại cho nên chủ yếu dùng loại có sức nâng 5 tấn Khi bố trí cần cẩu cổng trên bến nên bố trí cần cẩu có sức nâng

10 tấn xen giữa cần cẩu có sức nâng 5 tấn Khi bốc xếp hàng rời cần cẩu thường được trang bị ben ngoạm mà trọng lượng của ben thường khá lớn, người ta dùng cần cẩu có sức nâng 10 tấn và lớn hơn Về kết cấu cần cẩu cổng tồn tại nhiều loại khác nhau Trên hình X-24 giới thiệu loại cần cẩu cổng có cột quay do nhà máy chế tạo cần cẩu Ki – cốp của Liên Xô chế tạo

Trang 30

Thời gian gần đây có những bước thay đổi lớn trong kết cấu của cần cẩu cổng Người ta sử dụng rộng rãi mỏ liên kết khớp với cần, kết cấu này đảm bảo khi thay đổi tầm với hàng di chuyển theo phương nằm ngang Kết cấu vòng quay của cần cẩu được thay bằng cột quay trung tâm Kết cấu khung liên kết đinh bu lông được thay bằng kết cấu ống hay kết cấu hàn hộp kín Tất cả những cái đó cho phép giảm trọng lượng cần cẩu, hạ giá thành và nâng cao năng suất của cần cẩu Tính năng kỹ thuật cần cẩu xem trong phụ lục

V Cần cẩu nổi

Cần cẩu nổi được sử dụng rãi ở các cảng lớn, nhỏ, ở các khu trung chuyển, các bến di động Cần cẩu nổi được dùng để bốc hàng hóa trên các bến mà tại đó không được đăt các thiết

bị bốc xếp Cần cẩu nổi còn được sử dụng rộng rãi trong việc thi công các công trình cảng

Cần cẩu nổi có ưu điểm nổi bật hơn các cần cẩu khác là một cần cẩu có thể làm việc ở một

số điểm cách nhau khá xa mà tại đó về mặt kinh tế không có lợi nếu như xây dựng bến cố định Nhược điểm của cần cẩu nổi là giá thành bản thân và vận hành tương đối lớn người ta chế tạo cần cẩu nổi với sức nâng một vài tấn tới hàng trăm tấn Những cần có sức nâng lớn (thông thường 100T

) được dùng trong công tác thi công

Trên hình x-25 giới thiệu sơ đồ một cần cẩu nổi chạy bằng động cơ điezen có sức nâng 5,0 tấn, tầm với 30m

Đối với cần cẩu nổi có một số yêu cầu sau:

Trang 31

− Trục quay của bộ phận quay của cần cẩu nằm ở mặt phẳng thẳng đứng chính của phao nổi

− Phần sau của bộ phận quay kể cả đối trọng không vượt quá phạm vi phao nổi

− Trọng tâm của cần cẩu nằm càng thấp càng tốt để tăng độ ổn định của cần cẩu

− Cần của cần cẩu phải được thiết kế sao cho khi thay đổi tầm với hàng di chuyển theo phương nằm ngang và khi cần cẩu di chuyển cần của nó có thể đặt trên các gối đỡ của phao.kích thước của cần cẩu khi ấy phải phù hợp với tĩnh không cho phép

− Người lái cần cẩu có thể quan sát xung quanh với góc độ không nhỏ hơn 270o và nhìnthấy vị trí cao nhất và thấp nhất của hàng

− Các yêu cầu về độ bền, độ ổn định, tính không đắm được của phao nổi, hệ thống an toàn, cấp cứu phải được bảo đảm

− Kích thước phao nổi phải sao cho góc nghiêng của phao khi không cẩu hàng không vượt quá 3o, khi cẩu hàng không vượt quá 60 trong đó đáy phao không được bênh lên khỏi mặt nước

Cần cẩu nổi chạy bằng động cơ hơi nước, động cơ điezen hoặc động cơ điện cần cẩu nổi chạy bằng động cơ hơi nước ngày nay không chế tạo nữa tính năng kỹ thuật của cần cẩu nổi xem trong phụ lục

VI Thiết bị lật toa tàu

Một lượng hàng rất lớn từ bến chuyển xuống tàu được vận chuyển bằng đường sắt Bởi vậy công tác bốc xếp hàng hóa từ toa tàu xuống kho hoặc xuống tàu có một ý nghĩa rất lớn lao Để thực hiện công tác này người ta dùng thiết bị lật toa tàu Đây là loại thiết bị bốc xếp có năng suất rất lớn Thiết bị lật toa tàu chia làm hai loại: Loại đổ hàng qua thành bên và loại đổ hàng qua thành dọc (đổ hàng qua thành toa và đổ hàng qua đầu toa)

Trên hình X-26a, giới thiệu loại đổ hàng qua thành dọc

Trang 32

Hiện nay người ta thường dùng loại thiết bị lật toa tàu đổ hàng qua thành bên Đối với loại này người ta buộc chặt toa tàu với mặt bằng có gắn ray và cho mặt bằng quay đi 135o

sao cho hàng được giải phóng chóng khỏi toa tàu Loại thiết bị lật toa tàu đổ hàng qua thành bên tiện lợi đối với bất kỳ loại toa tàu không có mái che nào Đường sắt được đặt dọc theo bến, các toa tàu được đưa vào bằng phương pháp đẩy Sau khi tháo rời từng toa chúng được kéo lên cao Khi đã

đổ hàng xong, toa không được đưa xuống cao trình cao hơn và chuyển ra ngoài Tiếp đó toa tự trượt trên đường dốc xuống đường sắt ban đầu Tiếp theo mặt bằng có gắn ray được đưa xuống cao trình của bến và người ta đẩy toa tiếp theo vào Quá trình lật toa lại tiếp diễn từ đầu

Loại đổ hàng qua thành dọc đường sắt được đặt vuông góc với mép bến Toa tàu sau khi được kéo lên cao, được kéo nghiêng đi một góc 45o

÷ 50o theo phương nằm ngang, thành dọc toa tàu có liên kết khớp ở phía trên mở ra, hàng từ toa tàu chảy xuống máng xuống hầm tàu Toa không hàng được đưa xuống cao trình cao hơn hoặc mặt bên theo một đường riêng chuyển xuống đường dành cho những toa không hàng Năng suất thiết bị lật toa tàu từ 12÷20 toa/giờ và thiết bị mới nhất tới 30 toa/giờ

Vì thiết bị lật toa tàu loại trên khá nặng nề và cồng kềnh nên ngày nay người ta hầu như không dùng nữa.hiện nay thông dụng nhất là loại thiết bị lật toa tàu kiểu rô to Trên hình HX-27 giới thiệu loại thiết bị lật toa tàu kiểu rô to

Trang 33

Rô to 1 tựa trên các con lăn 2-trong rô to có đặt đường ray để toa tàu đứng trên đó Toa tàu

3 được đưa vào rô to bằng phương pháp đẩy và được buộc chặt với rô to Sau đó động cơ 4 bằng truyền động đặc biệt làm quay toàn bộ rô to và toa tàu đi một góc 160÷170o hàng chứa trong toa được đưa xuống phễu, từ đây hàng được đưa xuống bằng truyền chuyển xuống hầm tàu hoặc kho Thiết bị lật toa tàu rô to có ưu điểm lớn là: không cần nâng cao do đó không đòi hỏi xây dựng tháp Nhược điểm của nó là bộ phận phễu và băng truyền đặt khá sâu dưới cao trình mặt bến, thực tế là thường dưới mực nước ngầm, cho nên cần có vật liệu chống thấm tốt

Trang 34

§4-CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG TRONG CẢNG

I Xe con chuyển hàng và xe nâng hàng vạn năng:

1 Xe con nâng hàng và đầu máy kéo:

Việc bốc xếp hàng lên xuống xe nhờ xe nâng hàng vạn năng

b Đầu máy kéo:

2 Xe nâng hàng vạn năng:

Trong công tác bốc xếp ở cảng đầu máy kéo được sử dụng để kéo các loại xe không tự do hoặc rơ móoc Đầu máy kéo được chế tạo theo hai loại: loại chạy bằng ác quy và loại chạy bằng động cơ đốt trong Trên hình x-29 giới thiệu sơ đồ cấu tạo của hai loại đầu máy kéo trên

Trang 35

Xe nâng hàng vạn năng được sử dụng rất rộng rãi trong công tác bốc xếp ở cảng Chúng được dùng đổ - bốc xếp và vận chuyển hàng bách hóa, hàng bao kiện Khi cải tiến bộ phận lấy và mang hàng, xe nâng hàng vạn năng có thể bốc xếp và vận chuyển gỗ, kim loại và thậm chí cả hàng rời

Xe cấu tạo từ một xe con tự hành với thiết bị lấy hàng thông thường là các răng Hàng đặt trên các tấm chất hàng, được các răng của xe nâng hàng giữ lấy và đưa lên cao chất đống Bánh trước 2 của khung xe là 1 bánh truyền động còn bánh 3 là bánh lái Trên khung 1 có gắn bộ phận đối trọng 4 Và dưới vỏ che 5 là bộ phận ác quy Thiết bị nâng hàng bao gồm khung 6 và xe con

7 chạy dọc theo khung Xe con 7 được gắn răng 8 Trên xe con có gắn bộ phận đẩy 9 để đẩy hàng ra khỏi xe Khung 6 có thể nghiêng về phía trước hoặc phía sau Ngoài ra để vận chuyển và bốc xếp hàng dưới hầm tàu người ta chế tạo xe nâng hàng vạn năng có kích thước gọn nhẹ ví dụ:

xe nâng hàng vạn năng YπM-6, hoặc πTW 15 Người ta còn trang bị cho xe nâng hàng vạn năng

bộ phận gạt để thu dọn hầm tàu của những tàu vận chuyển hàng rời Tính năng kỹ thuật của xe nâng hàng vạn năng xem ở phụ lục

Khoảng cách xe nâng hàng vạn năng hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất là nhỏ hơn 150m Trên hình x-30 giới thiệu một loại xe nâng hàng vạn năng

Trang 36

II Ô tô và rơ móoc

Ô tô và rơ móoc là những phương tiện để vận chuyển hàng hóa trong cảng và từ cảng và từ cảng đến các địa điểm khác tùy loại hàng được vận chuyển ô tô được trang bị thùng chứa hàng khác nhau: thùng chứa hàng thông thường để vận chuyển hàng hóa, thùng chứa hàng tự đổ để chứa hàng rời, các thùng kín đối với hàng lỏng và hàng bụi bặm Hiện nay tuy ở Liên Xô đã chế tạo ô tô có sức chở lớn, song tuyệt đại bộ phận 90% ô tô được dùng để vận chuyển hàng hóa ở cảng có sức chở từ 2,5 ÷ 5,0 tấn Người ta đã xác định được là để vận tải hàng hóa với khối lượng lớn, hay vận tải hàng hóa giữa các thành phố không nên dùng loại ô tô hai trục mà nên dùng loại ô tô có sức chở lớn hơn Người ta đang thiết kế ô tô và rơ móoc vận chuyển hàng kiện cho phép xe nâng hàng vạn năng làm việc trong đó Đồng thời cũng đang thiết kế rơ móoc đặc biệt để kéo các thùng tiêu chuẩn Ở Liên Xô theo yêu cầu của hội đồng tương trợ kinh tế người ta giới hạn chiều rộng của ô tô và rơ móoc không vượt quá 2,5m, chiều cao không vượt quá:

− Ô tô hai trục: 11m

− Ô tô với với số lượng trục lớn hơn: 12m

− Rơ mooc và đầu máy kéo: 15m

− Ô tô và một rơ mooc: 18m

− Đoàn rơ mooc đầu máy kéo: 22m

Cho phép tăng kích thước chiều dài lên 24m, chiều rộng bên trong của thùng chứa hàng đối với ô tô và rơ mooc:

− Sức chở 3 tấn không được ít hơn : 2200m

− Sức chở 5 tấn không được ít hơn : 2300m

Chiều cao của mặt bằng chứa hàng khi không có hàng được quy định như sau:

Trang 37

Thành phần ôtô hàng mà chọn cho từng cảng căn cứ vào lượng hàng và loại hàng bảng x-5:

III Năng suất của máy làm việc theo chu kỳ.

Năng suất của máy làm việc bốc xếp là lượng hàng mà máy vận chuyển được trong một đơn vị thời gian (trong 1 giờ, trong 1 ca hoặc trong 1 ngày đêm) Năng suất của máy làm việc theo chu kỳ là một đại lượng thay đổi, nó phụ thuộc vào loại hàng, điều kiện làm việc và tổ chức lao động Năng suất của máy làm việc theo chu kỳ trong một giờ được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:Tck: chu kỳ làm việc của máy tính bằng giây(s)

g: khối lượng của hàng được vận chuyển trong một chu kỳ tính bằng tấn (T) Năng suất làm việc của máy trong một ca

tấn/ca Trong đó:K=0,85: Hệ số tính tới các động tác chuẩn bị về thu dọn, thu xếp địa điểm lam việc, nghỉ ngơi, ăn giữa ca và những gián đoạn do công nghệ

Năng suất làm việc của máy trong một ngày đêm:

Trong đó :

Trang 38

nca: số ca làm việc của máy trong một ngày đêm

1 Chu kỳ làm việc của máy theo chu kỳ:

Chu kỳ làm việc của máy theo chu kỳ là khoảng thời gian trong đó máy thực hiện lấy và vận chuyển một khối lượng lớn hàng đến nơi định trước sau đó trở lại vị trí ban đầu

Chu kỳ gồm nhiều động tác, được phân chia theo đặc điểm hoàn thành chúng, theo hai nhóm sau:

− Những động tác của máy: Động tác nâng,động tác quay, động tác hạ, động tác thay đổi tầm với, động tác di chuyển… thời gian hoàn thành các động tác trên xác định bằng tính toán

− Những động tác bằng tay và cơ giới: móc và tháo mác hàng, đặt thiết bị lấy hàng lên địa điểm xếp (hoặc dỡ) hàng, lấy bằng thiết bị lấy hàng tự động thời gian hoàn thành các động tác trên bằng phương pháp bấm đồng hồ

Chu kỳ của cần cẩu phụ thuộc vào phương án bốc xếp loại tàu, thời gian của người lái cần cẩu kết hợp động tác và một số các yếu tố khác

Phương án bốc xếp xác định đoạn đường hàng được di chuyển và số động tác cần thực hiện trong một chu kỳ, chu kỳ làm việc của cần cẩu khi làm việc theo một phương án nhất định cũng không phải là cố định trong quá trình làm việc mà chúng cũng thay đổi do đoạn đường di chuyển hàng mớn nước của tàu, chiều cao chất đống thay đổi trong một số khu vực chu kỳ làm việc của máy còn phụ thuộc vào cao trình mực nước(những vùng có biên độ thay đổi thủy triều lớn) Bởi vậy đoạn đường di chuyển của hàng cần được xác định theo từng điều kiện cụ thể trong

đó cần lấy giá trị trung bình Dưới đây giới thiệu cách xác định đoạn đường di chuyển của hàng trong thực tế

Chiều cao nâng hàng hoặc hạ hàng trung bình Hn và Hh được xác định từ đường trung bình của hàng ở dưới hầm tàu và đường trung bình của đống hàng Trên khu vực cảng, cần cẩu phải nâng hàng cao hơn đỉnh toa ít nhất là 0,50m Trên hình 31 giới thiệu sơ đồ dùng để xác định chiều cao nâng và hạ hàng

Trang 39

Chiều cao hk được xác định như hiệu của cao trình mặt bến và cao trình mực nước bình quân

Đối với phương án bốc xếp tàu kho:

Đối với phương án kho_tàu:

Trang 40

Đối với phương án tàu_toa tàu:

Đối với phương án toa tàu_tàu:

;Đối với phương án toa tàu_kho:

Góc quay của cần cẩu : góc quay của cần cẩu phụ thuộc vào phương án bốc xếp của cần cẩu đối với phương tiện vận tải cần tiến hành bốc xếp Trong quá trình bốc xếp góc quay của cần cẩu thay đổi trong một phạm vi khá lớn Để giảm chu kỳ làm việc của máy người lái cần cẩu thường đặt máu vào vị trí sao cho góc quay tối ưu số lần di chuyển của cần cẩu là nhỏ nhất.Đối với những tính toán thực tế có thể lấy các góc quay sau đây:

Khi làm việc theo phương án tàu kho và kho tàu , còn khi làm việc theo phương án tàu-toa tàu và toa tàu-kho

Chu kỳ làm việc của cần cẩu được xác định theo công thức:

Ngày đăng: 13/10/2016, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w