Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.” Lê Bá Dương, “Lời người bên sông” Câu 1.. Từ “nằm” trong câu thơ “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” được dùng theo nghĩa gốc hay
Trang 1SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN LẦN 2
NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN; CẤP THCS
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 trang)
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương, “Lời người bên sông”)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0,25 điểm)
Câu 2 Từ “nằm” trong câu thơ “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” được dùng theo nghĩa gốc
hay nghĩa chuyển? (0,25 điểm)
Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Có
tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”? (0,5 điểm)
Câu 4 Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn?
(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
“ (1)Cha mẹ, gia đình, nhà trường và cả xã hội đều muốn học sinh học giỏi và phát triển năng lực, sở trường nhưng trước hết phải học để làm người (2)Thực tế, có nhiều người có trình độ cao, thạc sĩ, tiến sĩ… và rất nổi tiếng về chuyên môn nhưng vì đồng tiền hay một lý do nào đó mà phải vào vòng lao lý, hoặc cũng có người rất giỏi nhưng không biết chung sống nên phải đơn thân, độc mã vật lộn với cuộc đời…
(3)Chính vì vậy, Liên Hợp Quốc đã đưa ra bốn trụ cột cho việc học tập, đó là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình (4)Vấn đề này không phải hô khẩu hiệu mà mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi người làm cha, làm mẹ… hãy nghiệm lấy và có những ứng xử tốt nhất với con em mình, để cho chúng lớn lên làm người xứng đáng và phát triển hết năng lực, khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi em…”.
( Trích Báo Thanh Niên online - Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh )
Câu 5 Nêu nội dung chính của đoạn trích (0,25 điểm)
Câu 6 Đoạn 1 và đoạn 2 được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra mối quan hệ
về nội dung ý nghĩa giữa 2 đoạn? (0,5 điểm)
Câu 7 Câu (4) là kiểu câu gì phân loại theo mục đích nói? (0,25 điểm).
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2Câu 8 Đồng chí hiểu như thế nào về quan điểm do Unessco đề xướng: “Học để biết, học để
làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm)
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đồng chí hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề: “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của đồng chí về hai đoạn thơ sau:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
(Trích “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời ”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
HẾT
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……….……….SBD………