SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC THPT VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 MÔN VĂN KHỐI D- (ĐỀ SỐ 1) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Mở đầu tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là hình ảnh hắn vừa đi vừa chửi. Anh/ Chị hãy cho biết Chí Phèo chửi những đối tượng nào? Ý nghĩa của tiếng chửi đó? Câu 2 (3.0 điểm): Tại buổi họp công bố quyết định khởi tố các đối tượng trong vụ án Nhân bản kết quả xét nghiệm, Công an Thành phố Hà Nội cho biết: Trong khoảng chín tháng (từ 1.8.2012 đến 15.5.2013), Trưởng khoa xét nghiệm cùng 7 nhân viên trong khoa đã thực hiện 24.857 xét nghiệm huyết học, có tới 1.495 trường hợp có kết quả xét nghiệm trùng nhau và trong số kết quả trùng nhau có 764 kết quả xét nghiệm khống. Việc tự in kết quả khống đều do Trưởng khoa xét nghiệm Vương Kim Thành và các nhân viên thực hiện. Anh/ Chị viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của mình về sự việc trên. II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Vội vàng- Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2011) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng- Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2011) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Nhận xét về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân cho rằng: Truyện vừa gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng gióng lên một cái gì đó ở tương lai … Từ cảm nhận về hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm, anh/ chị hãy làm rõ nhận xét trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ………………… ĐÁP ÁN Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 1 Những đối tượng của tiếng chửi: Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra cái than hắn. 0.5 2 Ý nghĩa: - Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện sự khổ đau, bế tắc, bất mãn khi biết mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người; cho thấy cái khao khát được giao tiếp, được làm người, ngay cả khi đã bị tha hóa; đồng thời làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. - Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng tiếng chửi của Chí đã nói lên nhiều điều về kiếp sống cô đơn, cơ cực của người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân nửa phong kiến; và tấm long thương cảm của Nam Cao cho số phận con người. 1.0 0.5 2 1 Nhận thức về sự việc: - Xét nghiệm và kết quả xét nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định tới việc chẩn đoán của các bác sĩ. - Sự việc trên cho thấy mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, việc vi phạm diễn ra trong thời gian dài, tính chất vi phạm mang tính hệ thống và có tổ chức. 0.25 0.25 2 Bàn bạc về sự việc: - Việc làm trên là hành vi trục lợi trên thân xác và danh nghĩa bệnh nhân, là hành vi vô nhân đạo rất đáng bị pháp luật nghiêm trị, xã hội lên án. - Sự việc cho thấy sự tha hóa đang ở mức báo động trong một bộ phận những người thầy thuốc. - Hành vi trên đã đi ngược lại y đức của người thầy thuốc Lương y như từ mẫu. - Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng con sâu làm rầu nồi canh, bởi trên đất nước ta vẫn còn biết bao nhiêu bác sĩ, lương y ngày đêm tận tình cứu chữa bệnh nhân… 0.5 0.5 0.5 0.5 3 Bài học nhận thức và hành động: 0.5 - Lên án hành vi nhân bản kết quả xét nghiệm để trục lợi. - Có ý thức ngăn ngừa và đấu tranh chống lại mọi hành vi xấu trong ngành y cũng như những ngành nghề khác. 3.a 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Vội vàng (in trong tập Thơ thơ- 1938) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng. - Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sóng (in trong tập Hoa dọc chiến hào- 1968) là tác phẩm thể hiện tâm tình của người phụ nữ làm thơ về đề tài tình yêu. 0.5 2 Cảm nhận hai đoạn thơ: a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng - Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, khát sống nồng nàn, mãnh liệt của Xuân Diệu. Ý thức được sự hữu hạn của đời người, tuổi xuân và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại nên nhà thơ đã vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cuộc sống trần gian với tất cả những gì đẹp nhất (sự sống mơn mởn, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, …), ở mức độ cao nhất (ôm, riết, say, thâu, cắn), với trạng thái đã đầy, no nê, chếnh choáng. - Các yếu tố nghệ thuật như: điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh, nhân hóa, nhịp điệu sôi nổi, cuồng nhiệt… tất cả góp phần thể hiện cảm xúc nồng nàn, khát vọng sống mãnh liệt của Xuân Diệu. 1.25 0.5 b. Đoạn thơ trong bài Sóng - Đoạn thơ thể hiện khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu, được gắn bó mãi mãi với cuộc sống, hòa nhập với cuộc đời vĩnh hằng bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt. Những con sóng tan ra không phải để biến mất giữa đại dương mà để hóa thân, để tồn tại vĩnh viễn trong những con sóng khác. Con người sẽ ra đi nhưng tình yêu vẫn còn ở lại giữa tình yêu cuộc đời. Đó cũng là cách để tình yêu trở nên bất tử. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, hình tượng sóng được sử dụng linh hoạt, sáng tạo để thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. 1.25 0.5 3 Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ: - Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ thái độ sống tích cực của hai thi sĩ trước cuộc đời. Đó là tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc- triết lí. - Điểm khác biệt: + Sử dụng thể thơ tự do; vận dụng tối đa hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật (điệp, liệt kê, nhân hóa,…); đoạn thơ của Xuân Diệu diễn tả cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt của cái tôi cá nhân muốn khẳng định mình một cách chói lói. - Bằng giọng điệu thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính, thể thơ ngũ ngôn hiện đại, hình ảnh ẩn dụ; Xuân Quỳnh thể hiện khát vọng được tan hòa cái tôi vào cái ta chung của cuộc đời để tình yêu trở thành bất tử. 0.25 0.25 3.b 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Thạch Lam là nhà văn lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam trước Cách mạng. Truyện của ông thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn. - Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc in trong tập Nắng trong vườn (1938). 0.25 0.25 2 Giải thích ý kiến: - Gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng là gợi lại những tâm trạng, nỗi niềm đã qua. Gióng lên một cái gì đó ở tương lai là cách nói hình ảnh diễn tả những điều tươi đẹp sẽ đến trong tương lai. - Ý nghĩa câu nói của Nguyễn Tuân: Hai đứa trẻ đã gợi lại những tâm trạng, nỗi niềm của các nhân vật về một quá khứ tươi đẹp, khác hẳn với cuộc sống tù đọng quẩn quanh, đồng thời thắp lên niềm tin, niềm hy vọng cho những kiếp người đang mòn mỏi nơi phố huyện nghèo. 0.5 3 Cảm nhận về hình ảnh đoàn tàu: - Đoàn tàu xuất hiện trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nghèo. 0.5 - Đoàn tàu được miêu tả như một con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện với ánh sáng từ màu xanh của chiếc đen ghi chập chờn như ma trơi, ánh sáng từ tay vịn bằng đồng và kền lấp lánh, từ những toa hạng sang chiếu rọi xuống lề đường, từ những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt… - Đoàn tàu mang đến những âm thanh náo nhiệt: âm thanh của tiếng còi tàu, âm thanh của tiếng bánh xe rít trên đường ray, âm thanh ồn ào của hành khách… - Đoàn tàu đến trong sự chờ đợi, háo hức và đi trong niềm tiếc nuối của chị em Liên và những người dân phố huyện nghèo. 1.0 1.0 0.5 4 Nhận xét: - Với chị em Liên, hình ảnh đoàn tàu gợi lại một quá vãng tươi đẹp. Đó là thời gian ở Hà Nội, ba Liên chưa mất việc, cuối tuần chị em Liên thường được đi ăn kem Bờ Hồ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. - Với những người dân phố huyện, hình ảnh đoàn tàu cùng ánh sáng rực rỡ và âm thanh náo nhiệt đã xua đi cuộc sống tù đọng quẩn quanh nơi đây, thắp lên niềm tin, niềm hi vọng vào tương laic ho họ. Đồng thời con tàu còn là hình ảnh biểu tượng về cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, nhiều niềm vui. 0.25 0.25 5 Đánh giá: Bằng cảm nhận tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, tấm lòng cảm thương sâu sắc, Thạch Lam đã tạo được sức hấp dẫn đặc biệt cho truyện ngắn này. 0.5 . SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC THPT VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 MÔN VĂN KHỐI D- (ĐỀ SỐ 1) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Mở đầu tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam. thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Vội vàng- Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2011) Làm sao được tan ra Thành. ngàn năm còn vỗ. (Sóng- Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2011) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Nhận xét về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân