1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu năng lực tuyển sinh của trường đại học sư phạm kỹ thuật nam định

111 844 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Với thực tế hiện tại với lượng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng được phân bổ cho các cơ sở đào tạo là rất lớn, do đó khi thí sinh đã đạt ngưỡng điểm chuẩn theo qui định thì họ có qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-NGUYỄN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TUYỂN SINH

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS PHẠM THỊ THANH HỒNG

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục i

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình vẽ viii

Lời cam đoan ix

Lời cảm ơn x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của để tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Tuyển sinh 5

1.1.2 Năng lực tuyển sinh 5

1.1.3 Tư vấn hướng nghiệp 6

1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tuyển sinh 7

1.3 Nội dung trong công tác tuyển sinh 7

1.3.1 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh 8

1.3.2 Tổ chức tuyển sinh 8

1.3.2.1 Đối với các trường sử dụng kết quả của kỳ thi PTTH Quốc gia 9

1.3.2.2 Đối với các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia và đặt thêm ngưỡng riêng 10

1.3.2.3 Đối với các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia kết hợp học bạ 10 1.3.2.4 Đối với các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia và thi thêm môn chuyên ngành 10

Trang 3

1.3.2.5 Đối với các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia hoặc xét tuyển và

thi thêm năng khiếu 10

1.3.2.6 Đối với các trường dùng phương án thi riêng 11

1.3.3 Báo cáo, lưu trữ công tác tuyển sinh 11

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo 12

1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 12

1.4.1.1 Môi trường nhân khẩu 12

1.4.1.2 Môi trường kinh tế 13

1.4.1.3 Môi trường công nghệ 13

1.4.1.4 Môi trường chính trị 14

1.4.1.5 Môi trường văn hóa 14

1.4.1.6 Môi trường địa lý 15

1.4.2 Nhóm yếu tố thuộc tác động của môi trường ngành 15

1.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 15

1.4.2.2 Các đối thủ tiềm ẩn sẽ tham gia vào thị trường 15

1.4.3 Các nhân tố nội tại của cơ sở đào tạo 16

1.4.3.1 Thương hiệu của cơ sở đào tạo 16

1.4.3.2 Chương trình đào tạo 16

1.4.3.3 Cơ sở vật chất 16

1.4.3.4 Quảng cáo tuyển sinh 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH 18

2.1 Đặc điểm của Nhà trường 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường 18

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Nhà trường 19

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 20

2.1.4 Ngành nghề đào tạo 22

2.2 Kết quả tuyển sinh của Nhà trường 25

Trang 4

2.3 Thực trạng công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam

Định 27

2.3.1 Lập kế hoạch tuyển sinh 27

2.3.1.1 Chỉ tiêu 27

2.3.1.2.Phương thức tuyển sinh 27

2.3.1.3 Kế hoạch thực hiện 27

2.3.1.4 Tổ chức thực hiện 29

2.3.2 Quy trình và tiêu chuẩn tuyển sinh của Nhà trường 31

2.3.3 Các hình thức tuyên truyền tuyển sinh 32

2.4 Đánh giá các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 34

2.4.1 Chương trình đào tạo 35

2.4.2 Đội ngũ giảng viên 37

2.4.3 Cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo 40

2.4.4 Cơ sở vật chất 40

2.4.4.1 Thực trạng về diện tích đất, sàn xây dựng, phòng học 40

2.4.4.2 Thực trạng về đầu tư trang thiết bị 41

2.4.5 Hoạt động phong trào 42

2.4.6 Mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội 43

2.4.7 Các yếu tố bên trong khác 44

2.5 Đánh giá các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 47

2.5.1 Môi trường kinh tế 48

2.5.2 Môi trường địa lý - tự nhiên 50

2.5.2.1 Vị trí địa lý 50

2.5.2.2.Yếu tố tự nhiên 50

2.5.3 Môi trường khoa học - công nghệ 51

2.5.4 Môi trường chính trị - pháp luật 52

2.5.4.1 Yếu tố chính trị 52

Trang 5

2.5.4.2 Yếu tố pháp luật 53

2.5.5 Môi trường văn hóa, xã hội 55

2.6 Đánh giá các nhân tố vi mô ảnh hưởng tới hoạt động tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 59

2.6.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: 59

2.6.2 Đặc điểm thị trường tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định 65

2.7 Những kết quả đạt được và hạn chế của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định 71

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH 73

3.1 Định hướng phát triển của Nhà trường đến năm 2020 73

3.1.1 Phát triển ngành nghề và qui mô đào tạo 73

3.1.1.1 Ngành, nghề đào tạo 73

3.1.1.2 Quy mô đào tạo 75

3.1.2 Phát triển đội ngũ 76

3.1.3 Phát triển cơ sở vật chất 76

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 77

3.2.1 Giải pháp về xây dựng chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhằm xây dựng thương hiệu Nhà trường 77

3.2.1.1 Mục đích 77

3.2.1.2 Nội dung giải pháp 77

3.2.2 Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc phục vụ dạy nghề 80

3.2.2.1 Mục đích 80

3.2.2.2 Nội dung giải pháp 80

3.2.3 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá tuyển sinh 81

Trang 6

3.2.3.1 Mục đích 81

3.2.3.2 Nội dung giải pháp 81

3.2.4 Liên kết với các cơ sở giáo dục hàng đầu trong và ngoài nước tạo sức hút trong trong tuyển sinh 82

3.2.4.1 Mục đích 82

3.2.4.2 Nội dung giải pháp 83

3.2.5 Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước 83

3.2.5.1 Mục đích 83

3.2.5.2 Nội dung giải pháp 83

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC I Phụ lục 01: Phiếu khảo sát dành cho chuyên gia 1 I Phụ lục 02: Phiếu khảo sát dành cho chuyên gia 2 III Phụ lục 03: Phiếu khảo sát dành cho học sinh V Phụ lục 04: Phiếu khảo sát dành cho phụ huynh VII Phụ lục 05: Phiếu khảo sát dành cho sinh viên ngoài trường IX

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

3 LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Ngành đào tạo của hệ đại học chính quy 22

Bảng 2.2 Ngành đào tạo của hệ cao đẳng hệ chính quy 23

Bảng 2.3 Ngành đào tạo của hệ đại học liên thông 23

Bảng 2.4 Ngành đào tạo của hệ cao đẳng nghề 24

Bảng 2.5 Ngành đào tạo của hệ liên thông theo hình thức vừa làm vừa học 24

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả tuyển sinh theo bậc học 25

Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả tuyển sinh theo ngành nghề 26

Bảng 2.8 Kế hoạch tuyển sinh năm 2015 28

Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả tuyển sinh năm 2015 34

Bảng 2.10 Các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng 35

Bảng 2.11 Cơ cấu đội ngũ giảng viên giảng dạy theo lý thuyết và thực hành 37

Bảng 2.12 Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ chuyên môn 38

Bảng 2.13 Ma trận các yếu tố nội bộ IFE 46

Bảng 2.14 Tăng trưởng kinh tế 49

Bảng 2.15 Dân số và mật độ dân số của Nam Định và một số địa phương lân cận năm 2013 55 Bảng 2.16 Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE 57

Bảng 2.17 Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM 63

Bảng 3.1 Các chuyên ngành đào tạo ĐH, CĐ đến năm 2020 74

Bảng 3.2 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên 78

Bảng 3.3 Kế hoạch xây dựng và cải tạo, nâng cấp giảng đường, nhà xưởng 80

Bảng 3.4 Kế hoạch đầu tư trang thiết bị, giáo trình đến năm 2020 81

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Nhà trường 21

Hình 2.2: Điểm đánh giá của chuyên gia về mức độ quan trọng các yếu tố bên trong 34

Hình 2.3: Chương trình đào tạo 36

Hình 2.4: Đội ngũ giảng viên 39

Hình 2.5: Cán bộ quản lý và phục vụ đào tạo 40

Hình 2.6: Cơ sở vật chất kỹ thuật 41

Hình 2.7: Hoạt động phong trào 42

Hình 2.8: Mối quan hệ nhà trường và xã hội 43

Hình 2.9: Các yếu tố bên trong khác 44

Hình 2.13: Điểm đánh giá của chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài 47

Hình 2.14: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014 48

Hình 2.15: Tỷ lệ tăng dân số của Nam Định qua các năm 56

Hình 2.16: Điểm đánh giá của sinh viên về các yếu tố bên trong của trường Đại học Điều Dưỡng 60

Hình 2.17: Điểm đánh giá của sinh viên về các yếu tố bên trong của trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 61

Hình 2.18: Điểm đánh giá của phụ huynh về mức độ quan trọng của các yếu tố tới việc chọn trường cho con em mình 66

Hình 2.19: Điểm đánh giá của học sinh về mức độ quan trọng của các yếu tố tới việc chọn trường 68

Hình 2.20: Điểm đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các yếu tố tới việc chọn trường 68

Hình 2.21: Thể hiện tỷ lệ phần trăm số phụ huynh biết đến trường ĐH SPKTNĐ qua các kênh thông tin 69

Hình 2.22: Thể hiện tỷ lệ phần trăm số học sinh biết đến trường ĐH SPKTNĐ qua các kênh thông tin 70

Hình 2.23: Thể hiện tỷ lệ phần trăm số sinh viên biết đến trường ĐH SPKTNĐ qua các kênh thông tin 70

Trang 10

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình do chính bản thân tác giả nghiên cứu, tập hợp tài liệu tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định Các

số liệu trong bài báo cáo là hoàn toàn khách quan, trung thực

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 11

LỜI CẢM ƠN

Tác giả cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tác giả những kiến thức quý báu trong suốt thời gian khóa học tại trường

Tác giả cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Phạm Thị Thanh Hồng, người đã tận tình hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này

Tác giả cảm ơn những đóng góp khoa học xác đáng của các Quý thầy, Quý

cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Tác giả cảm ơn các cán bộ lãnh đạo đang công tác tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tác giả nhiều thông tin và

ý kiến thực tế trong quá trình tác giả thu thập thông tin để hoàn thành luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của để tài

Bước vào thời kỳ phát triển hội nhập mới đã mở ra những cơ hội đồng thời tạo ra khá nhiều thách thức đối với mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động giáo dục của các cơ sở đào tạo nói riêng

Trong công tác đào tạo thì công tác tuyển sinh là một khâu đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở đào tạo Với thực tế hiện tại với lượng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng được phân bổ cho các cơ sở đào tạo là rất lớn, do đó khi thí sinh đã đạt ngưỡng điểm chuẩn theo qui định thì họ có quyền lựa chọn cơ sở đào tạo theo năng lực Thực tế này giúp các trường nâng cao năng lực cạnh tranh, các cơ sở đào tạo không thể ngồi chờ học sinh đến đăng ký học, cơ sở đào tạo nào khẳng định được thương hiệu, khẳng định được mình sẽ thu hút được người học đủ về số lượng và đạt về chất lượng

Xét về tâm lý của người học hiện nay, lượng người học có xu hướng được học tập tại các cơ sở đào tạo đã có thương hiệu và có vị trí đặt tại các trung tâm văn hóa, chính trị lớn đặc biệt là Thủ đô Hà Nội để có điều kiện phát triển về học tập, tiếp cận và tiếp thu công nghệ mới hiện đại, có nhiều cơ hội về việc làm sau khi tốt nghiệp Còn đối với các trường chưa tạo được thương hiệu và có vị trí địa lý không thuận lợi thì các em thường ít lựa chọn Do đó đối với các cơ sở giáo dục này thì công tác tuyển sinh thật khốn khó, mặc dù họ đã triển khai các hoạt động tuyển sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng mà sinh viên vẫn ngoảnh mặt quay lưng, tuyển sinh không đạt chỉ tiêu đề ra, chất lượng đầu vào không cao Theo số liệu tuyển sinh hằng năm của các cơ sở đào tạo tốp dưới thì năm sau thấp hơn năm truớc, thậm chí có những cơ sở đào tạo không tuyển đủ lượng thí sinh cần thiết cho một chuyên ngành nào đó

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định là một cơ sở đào tạo có truyền thống và kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề Trong những năm qua, nhà trường cũng đã có được những bước phát triển mới về đội ngũ cán bộ giảng dạy, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại Tuy nhiên

Trang 13

Nhà trường đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức về vấn đề thu hút nhu cầu học của học sinh, sinh viên; chất lượng tuyển sinh đầu vào của Trường chưa cao; đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao còn ở mức khiêm tốn chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đào tạo, vị trí địa lý của trường không phải là thế mạnh khi địa điểm đặt cơ sở không nằm trên trung tâm chính trị văn hóa lớn của đất nước

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 4 trường Đại học và 13 trường Cao đẳng, điều này đã tạo áp lực mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh giữa các trường Đại học, Cao đẳng khi thu hút sinh viên đầu vào

Đứng trước thách thức về hoạt động tuyển sinh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc phát huy năng lực tuyển sinh của Nhà trường là rất quan trọng, đây là yếu

tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường Nhận thức được

vấn đề này, em đã chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu năng lực tuyển

sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định” cho luận văn thạc sỹ của

mình

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu năng lực tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa

về năng lực tuyển sinh của Nhà trường

- Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tuyển sinh, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tuyển sinh

+ Đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

+ Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tuyển sinh của

trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 14

+ Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng năng lực trong tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tuyển sinh của Nhà trường

- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực trong tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định và một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu năng lực tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định dựa trên cơ sở số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2014 đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả dự kiến sẽ thu thập thông tin dựa trên một số phương pháp khác nhau Cụ thể như sau:

- Phương pháp tiếp cận về lý thuyết: tìm hiểu và tổng hợp những lý thuyết

về marketing, về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh

- Phương pháp thống kê, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: + Số liệu thứ cấp: Số liệu lấy từ các báo cáo kết quả tuyển sinh; báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của các trường đại học cao đẳng trên địa bàn tỉnh; thu thập

từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các nghiên cứu từ trước, các thông tin trên mạng internet… Các số liệu về tình hình đào tạo, công tác tuyển sinh của Trường được thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo kết quả tuyển sinh, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Trường Sau khi thu thập, các số liệu này được tiến hành xử lý để đưa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu Các số liệu này

đã được các bộ phận chức năng kiểm tra nên có độ chính xác cao

+ Số liệu sơ cấp: Thu thập qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi các cá nhân, các bên có liên quan đến hoạt động tuyển sinh của Trường

- Phương pháp điều tra khảo sát với các nhóm đối tượng:

+ Đối tượng là chuyên gia

+ Đối tượng là học sinh thuộc trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định + Đối tượng là phụ huynh học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trang 15

+ Đối tượng là sinh viên các trường trên địa bàn thành phố Nam Định

- Xử lý dữ liệu: dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm Excel, kết hợp các phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, đối chiếu, sử dụng các công cụ thống kê để kiểm định độ tin cậy của dữ liệu Các đồ thị, bảng biểu cũng được sử dụng để minh hoạ cho kết quả nghiên cứu

1.5 Kết cấu của đề tài

- Phần mở đầu và kết luận

- Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về tuyển sinh của các trường đại học

Chương 2: Thực trạng năng lực tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ

thuật Nam Định

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực tuyển sinh của trường Đại

học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Các thí sinh nếu thấy điểm của mình có sai sót so với dự tính được quyền phúc tra xem xét lại bài Các thí sinh nếu đạt từ điểm chuẩn của trường trở lên được mời làm các thủ tục nhập học

1.1.2 Năng lực tuyển sinh

Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có

để sống và học tập, làm việc Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau

Do đó Năng lực tuyển sinh của một cơ sở đào tạo có thể hiểu là khả năng tập hợp những điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có mà các cơ sở đào tạo có thể vận dụng được để tổ chức việc thực hiện lựa chọn người học đạt hiệu quả dựa trên các quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận

Trang 17

1.1.3 Tư vấn hướng nghiệp

Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ quan trong quá trình hướng nghiệp Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng

nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai

Tư vấn có hiệu quả thiết thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh cuối cấp chọn đúng trường, đúng ngành phù hợp với nguyện vọng, sở thích, năng lực học tập của bản thân và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội Chọn ngành, chọn trường thi đúng không chỉ là khâu quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi của mỗi thí sinh mà còn tránh lãng phí thời gian, tiết kiệm tiền của cho gia đình và xã hội Đó là điều hết sức cần thiết trong công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiện nay

Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn nghề có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thư viện, y tế, Học sinh là đối tượng của hoạt động tư vấn đồng thời

là chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin nghề nghiệp do hoạt động tư vấn mang lại Do đó, học sinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể tư vấn cung cấp mà cùng với nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp với năng lực, sở trường, tình trạng sức khỏe và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của bản thân

Vì vậy, công tác hướng nghiệp giúp cho học sinh hiểu được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, phương hướng phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và của địa phương nói riêng nhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và nền kinh tế quốc dân, của địa phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh, biết đối chiếu với sự phát triển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe của bản thân để điều chỉnh động cơ lựa chọn nghề Tạo ra những điều kiện cần thiết

về cơ sở vật chất, về các mối quan hệ xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học sinh để

Trang 18

các em tích cực tham gia các hình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độ lao động, có dịp thử sức mình trong hoàn cảnh thực tiễn,

từ đó kết luận về sự phù hợp nghề nghiệp của bản thân Phải làm cho mỗi học sinh

có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình

1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tuyển sinh

Để đánh giá năng lực của công tác tuyển sinh của một cơ sở đào tạo, chúng

ta dựa trên các tiêu chí đánh giá về kết quả tuyển sinh hàng năm của cơ sở đào tạo

đó Cụ thể:

- Số lượng đăng ký dự tuyển: Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển sinh của các cơ sở đào tạo thì số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển là thước đo về uy tín và thương hiệu của cơ sở đào tạo mà lượng thí sinh mong muốn được theo học

- Số lượng nhập học: Số lượng HSSV nhập học tại các cơ sở đào tạo nhiều hay ít đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển sinh có đáp ứng chỉ tiêu được giao đề

ra hay không? Đối với các trường thuộc tốp đầu thì số lượng HSSV nhập học luôn

đủ hoặc cao hơn so với chỉ tiêu được giao Còn đối với các trường tốp dưới thì số lượng HSSV nhập học đủ với chỉ tiêu được giao cũng là thành công

- Tiêu chuẩn, điểm chuẩn tuyển sinh: Với tiêu chuẩn xét điểm đầu vào là điểm sàn do Bộ GD - ĐT qui định thì chất lượng của hoạt động tuyển sinh dựa vào qui định về điểm chuẩn do các trường yêu cầu Đối với các trường đã có thương hiệu thì yêu cầu điểm chuẩn đầu vào là khá cao so với điểm sàn, thường là cao hơn

từ 5 điểm trở lên Còn đối với các trường tốp dưới, điểm đầu vào chỉ bằng với điểm sàn mà số lượng HSSV nhập học chưa chắc đã đủ chỉ tiêu đề ra

1.3 Nội dung trong công tác tuyển sinh

Làm thế nào để tuyển sinh được đủ chỉ tiêu và đạt chất lượng? luôn là một câu hỏi lớn đối với các trường, đặc biệt là các trường thuộc tốp dưới Hiệu quả của việc tuyển sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của bộ phận phụ trách công tác tuyển sinh Quy trình tuyển sinh chỉ kết thúc khi người học được tuyển bắt đầu công việc học tập

Trang 19

Như vậy, Nội dung của công tác tuyển sinh bao gồm: Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thực hiện tuyển sinh và báo cáo, lưu trữ công tác tuyển sinh.

1.3.1 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh

- Thành lập bộ phận thực hiện tuyển sinh: Tuyển sinh là một trong những chức năng cơ bản của các trường Do đó sự cấp thiết của các trường là thành lập bộ phận thực hiện công tác tuyển sinh với yêu cầu về trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm cần thiết, và một số kỹ năng khác

- Xác định nhu cầu tuyển sinh: Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được giao, các trường xác định thực sự cần tuyển sinh bao nhiêu học viên, đạt chất lượng đầu vào như thế nào

- Xây dựng đề án tuyển sinh: Căn cứ các văn bản pháp qui hiện hành các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng cho trường và trình Bộ GD - ĐT phê duyệt nhằm mục đích tạo ra những chính sách để thu hút được các thí sinh tham gia dự xét tuyển

- Xác định nguồn tuyển sinh: Xác định được nguồn tuyển sinh là vấn đề nan giải đối với các trường Do đó các trường cần phải xây dựng được nguồn tuyển sinh mà nhà trường hướng tới trên cơ sở chỉ tiêu được giao và đặc thù riêng của từng trường

- Quảng cáo tuyển sinh: Tùy từng mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng trường để xây dựng chiến lược quảng cáo tuyển sinh phù hợp, đây là phương pháp nhằm thu hút thí sinh qua việc thông báo tuyển sinh trên các phương tiện truyền thông như trên các kênh của đài truyền hình, đài phát thanh, Internet, trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm khác

1.3.2 Tổ chức tuyển sinh

Nội dung công tác tuyển sinh đối với các trường là đa dạng, mỗi trường hoặc nhóm trường có một cách thức tổ chức tuyển sinh khác nhau theo phương thức của

đề án tuyển sinh đã được Bộ GD - ĐT phê duyệt

Đối với các trường tổ chức thi thì công tác ra đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của trường Nội dung Quy chế tuyển sinh của trường không được trái với các quy định trong Quy chế thi THPT quốc gia

Trang 20

Việc xét tuyển được thực hiện theo đề án tự chủ tuyển sinh của trường Thời gian đăng ký thi tuyển, xét tuyển do Hiệu trưởng các trường quy định phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo tại trường và khung kế hoạch thời gian năm học của giáo dục phổ thông Thời gian kết thúc tuyển sinh được thực hiện theo lịch của Bộ GDĐT

Sau đây là nội dung của 06 phương thức tuyển sinh mà các cơ sở đào tạo đang

áp dụng:

1.3.2.1 Đối với các trường sử dụng kết quả của kỳ thi PTTH Quốc gia

Nhóm trường này chiếm đa số Sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo công bố ngưỡng xét tuyển đầu vào, các trường sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển Điểm chuẩn vào trường không được thấp hơn ngưỡng xét tuyển đầu vào, và điểm trúng tuyển đợt sau không thấp hơn đợt trước

Nội dung trong công tác tuyển sinh đối với các trường thuộc nhóm này là tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia đối với những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do

Bộ GD-ĐT quy định, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ GD-ĐT

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được giao về trường), HĐTS trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển Các trường có thể xây dựng phương án điểm trúng tuyển chung cho toàn trường hoặc cho từng ngành, nhóm ngành của trường với nguyên tắc điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước

Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển Nhà trường tổ chức nhận và trả hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh theo nguyện vọng

Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi

rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định

Trang 21

1.3.2.2 Đối với các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia và đặt thêm ngưỡng riêng

Sử dụng phương thức tuyển sinh này là các trường đại học top trên, như: Y Hà Nội, Ngoại thương, Bách khoa, Quốc gia TP HCM Đối với các trường này thì điểm xét tuyển là tổng điểm thi của 3 môn thi THPT và phải có điểm học lực trung bình chung các năm cấp ba tối thiểu từ ngưỡng riêng đối với qui định của từng trường

Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi

rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định

Nhóm trường này chủ yếu là ngoài công lập, mới thành lập và khó tuyển sinh Phương thức tuyển sinh của nhóm này là vừa dựa trên kết quả của kỳ thi quốc gia, vừa căn cứ trên điểm học bạ bậc THPT Điều kiện thí sinh phải đảm bảo

là điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển

Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi

rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định

chuyên ngành

Một số cơ sở đào tạo sử dụng phương thức tuyển sinh này Theo đó, sau khi

có điểm thi THPT quốc gia, các cơ sở đào tạo sẽ tổ chức thi thêm môn chuyên ngành để quyết định kết quả tuyển sinh

Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi

rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định

1.3.2.5 Đối với các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia hoặc xét tuyển và thi thêm năng khiếu

Đối với các cơ sở đào tạo khối văn hóa, nghệ thuật, cơ sở đào tạo có chuyên

Trang 22

ngành đặc thù … thì tiếp tục duy trì thi môn năng khiếu kết hợp sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc xét kết quả học tập THPT các môn văn hóa

Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi

rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định

1.3.2.6 Đối với các trường dùng phương án thi riêng

Hiện nay chỉ có Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi riêng với bài thi đánh giá năng lực Kết quả thi có giá trị để đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội trong vòng 24 tháng kể từ ngày dự thi

Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức xét tuyển 2 đợt Đợt 1, thí sinh có thể đăng

ký xét tuyển tối đa 3 ngành của một đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội theo thứ tự ưu tiên Đợt 2 xét tuyển bổ sung vào những ngành còn chỉ tiêu, thí sinh không trúng tuyển đợt 1 thì được phép đăng ký dự tuyển đợt 2

Vì thời gian thi không trùng với kỳ thi THPT quốc gia nên thí sinh đăng ký

dự thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội được nhân đôi cơ hội vào đại học, nghĩa là các

em vẫn có thể dự thi kỳ thi chung và sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào các trường đại học khác

Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi

rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định

1.3.3 Báo cáo, lưu trữ công tác tuyển sinh

Căn cứ phương thức tuyển sinh của từng trường đã đượng Bộ GD - ĐT phê duyệt theo đề án tuyển sinh, khi kết thúc công tác tuyển sinh các trường phải báo cáo Bộ GD - ĐT về kết quả tuyển sinh do trường mình thực hiện

Công tác lưu trữ trong tuyển sinh bao gồm: Bài thi của thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia, bài thi của các trường tổ chức tuyển sinh theo phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển được lưu trữ theo quy định tại Quy chế tuyển sinh do Hiệu trưởng ban hành sau khi lấy ý kiến của Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường, báo cáo Bộ GD - ĐT và công bố công khai trên trang thông tin điện

Trang 23

tử của trường Các tài liệu khác liên quan đến tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của Luật lưu trữ Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm các môn thi, điểm trúng tuyển) phải lưu trữ vĩnh viễn

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo

Có nhiều yếu tố ảnh hường đến quyết định lựa chọn cơ sở đào tạo của học

sinh phổ thông trung học đã được nghiên cứu và công bố và đây chính là những yếu

tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo Tuy nhiên, để tiến hành thực hiện luận văn này, tác giả sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu trên nhưng có sự chọn lọc, bổ sung và tổng hợp theo nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo tại Việt Nam như sau:

1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường trình độ học vấn, khát vọng bản thân, cơ hội việc làm, giới tính, tác động của gia đình, thầy cô và bạn bè có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tuyển sinh của các cơ sở đào tạo

- Năng lực kiến thức bản thân: Năng lực kiến thức của học sinh là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định chọn cơ sở đào tạo Vì thực tế, các em thường có xu hướng chọn những trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực của mình

- Khát vọng bản thân: Theo Carpenter và Fleishman (1987), Gilmour và các

cộng sự (1981), Jackson (1978) khám phá ra nguyện vọng được học tập những ngành nghề mà bản thân học sinh thích thú và cho rằng mình sẽ thành công trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn cơ sở đào tạo có ngành đào tạo này Nguyện vọng được học chuyên ngành theo sở thích cá nhân và kế hoạch nghề nghiệp tương lai là các yếu tố quan trọng để các em có cái nhìn tổng quát hơn khi

lựa chọn trường học cho mình

- Cơ hội việc làm: Theo Sevier (1998) cho biết học sinh thường bị thu hút bởi

yếu tố cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Theo Paulsen (1990), các em có xu

Trang 24

hướng chọn cơ sở đào tạo dựa trên cơ hội việc làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp

Do đó, cơ hội việc làm là một yếu tố dự báo có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh

- Giới tính: Theo nghiên cứu của Ruth E Kallio(1995) còn cho thấy giới tính cũng có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đặc trưng về giới tính của

học sinh Theo R.E.Kallio, giới tính khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng gián tiếp khác nhau lên quyết định chọn trường đại học của các em

- Lời khuyên của gia đình, thầy cô va bạn bè: Theo D.W.Chapman (1981), trong quá trình chọn cơ sở đào tạo, các học sinh thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi

sự thuyết phục, khuyên nhủ của gia đình và bạn bè Theo Hossler và Gallagher (1987) một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởng của bố mẹ thì bạn bè cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường Bên cạnh

đó, Hossler và Gallagher còn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân

tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định này Tại Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của các em chính là các thầy cô của họ, vai trò của người học và phụ huynh bị xem nhẹ, họ luôn là đối tượng thường

bị động khi Qui chế tuyển sinh thay đổi Mặt khác họ chưa cập nhật kiến thức tuyển sinh một cách đầy đủ nên khó khăn trong việc chọn trường cho con em họ

1.4.1.2 Môi trường kinh tế

Kinh tế gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc chon trường của gia đình khi quyết định chọn trường cho con em họ Theo Joseph (2000) cho rằng vấn đề chi phí

học tập có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ra quyết định chọn cơ sở đào tạo

Jackson (1986) đã kết luận chi phí học tập là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn cơ sở đào tạo trong khi các hỗ trợ tài chính để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực Vì vậy, chi phí học tập đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định khả năng chọn cơ sở đào tạo của học sinh

1.4.1.3 Môi trường công nghệ

Một lực lượng quan trọng, định hình trong việc học tập và sinh hoạt của học

Trang 25

sinh khi theo học là tiếp cận công nghệ hiện đại Do đó các cơ sở đào tạo được đặt

tại các trung tâm phát triển công nghệ có sức hút lớn đến số lượng cũng như chất lượng của tuyển sinh

Mặt khác sự ra đời của công nghệ mới sẽ làm xuất hiện nhiều cơ hội và đe doạ đối với hoạt động giáo dục của Nhà trường, đối với các trường có tiềm lực kinh tế

sẽ có điều kiện đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người học Còn đối với các trường hạn hẹp về kinh tế thì khó có cơ hội đầu tư trang thiết bị hiện đại nên việc thu hút đầu vào trong tuyển sinh bị hạn chế

1.4.1.4 Môi trường chính trị

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong giáo dục Tại bất

kỳ quốc gia nào, thông qua những chính sách về giáo dục của mình, Nhà nước đều

ít nhiều tác động, lèo lái và ảnh hưởng trên giáo dục, ảnh hưởng trên sự điều tiết, trên hành vi, chiến lược của các tác nhân khác trên thị trường giáo dục

Tại Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quyết định đến công tác giáo dục nói chung và công tác tuyển sinh nói riêng Việc ban hành Luật Giáo dục, Qui chế tuyển sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo

Nhà nước quyết định trực tiếp đến phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và điểm sàn đầu vào của quá trình truyển sinh Do đó Nhà nước là tác nhân chủ động trong quá trình tuyển sinh

Một chính sách mới của Nhà nước về công tác tuyển sinh được ban hành như quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng cơ sở đào tạo có tác động rất lớn đến hoạt động tuyển sinh của các cơ sở đào tạo

1.4.1.5 Môi trường văn hóa

Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn mực của họ Con người hấp thụ, hầu như một cách không có ý thức, một

thế giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, Do đó việc

chọn trường cũng mang yếu tố theo trào lưu văn hóa của môi trường họ sinh sống

Trang 26

1.4.1.6 Môi trường địa lý

Theo Sevier (1986) qua công trình nghiên cứu của mình đã cho thấy vị trí địa

lý của cơ sở đào tạo có thể là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng lựa chọn trường của học sinh phổ thông trung học Một số sinh viên có thể tìm kiếm một cơ

sở đào tạo gần nhà cho thuận tiện hoặc một cơ sở đào tạo được đặt tại những trung tâm chính trị, kinh tế lớn để có cơ hội phát triển

1.4 2 Nhóm yếu tố thuộc tác động của môi trường ngành

1.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Các đối thủ cạnh tranh của các cơ sở đào tạo bao gồm toàn bộ các trường cùng ngành nghề đào tạo và cùng khu vực thị trường cơ sở đào tạo Thống kê của

Bộ GD-ĐT dựa trên số liệu đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 của các trường cho thấy hiện cả nước có khoảng 480 trường ĐH, CĐ - tăng gấp đôi số trường so với 14 - 15 năm về trước Nếu tính trong 10 năm từ 2001 đến 2011, số trường tăng lên chủ yếu ở khối trường công lập với mức tăng trưởng thêm đến 170 trường, trong khi số trường ngoài công lập mới chỉ gần 60 trường Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dù điều kiện kinh tế - xã hội còn rất hạn chế cũng có đến 43 trường ĐH, CĐ, vùng núi phía Bắc có 52 trường Địa phương có nhiều trường ĐH, CĐ nhất hiện nay

là Hà Nội với 114 trường, tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh với 74 trường Do đó yếu tố cạnh tranh trong ngành có tác động lớn đến hoạt động tuyển sinh của các cơ

sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà cơ sở đào tạo đang và sẽ hoạt động Trong thời

kỳ hội nhập sự gia tăng của cơ sở đào tạo là tất yếu, sự tham gia vào thị trường giáo dục này làm cho các cơ sở đào tạo hiện có trên thị trường đào tạo càng khó khăn hơn trong việc thu hút đầu vào của thí sinh dự tuyển

Trang 27

1.4.3 Các nhân tố nội tại của cơ sở đào tạo

Thương hiệu của cơ sở đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo Sinh viên đánh giá rất cao thương hiệu của một cơ sở đào tạo và xem nó như một yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến việc chọn trường (Lay & Maguire, 1981; Murphy, 1981; Sevier, 1986; Keling, 2006) Keling (2007) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất mà sinh viên sẽ đánh giá trong sự lựa chọn của họ về một tổ chức nào đó là danh tiếng của tổ chức Có một sự tồn tại về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa danh tiếng của trường đại học và quyết định chọn trường đại học của học sinh

Một nghiên cứu tiến hành tại Kuala Lumpur và Selangor, Malaysia Yusof et

al (2008) cho thấy chương trình học phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong các yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn cơ sở đào tạo của học sinh

1.4.3.3 Cơ sở vật chất

Theo Absher & Crawford (1996), cơ sở vật chất giáo dục như phòng học, phòng thí nghiệm và thư viện…đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn của học sinh đối với một cơ sở đào tạo

Các hình thức quảng cáo tuyển sinh thông qua các phương tiện truyền thông

đã phát triển rất nhiều trong thời gian qua Báo chí, truyền hình đã được chứng minh là các phương tiện quảng cáo có hiệu quả đặc biệt trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của các cơ sở đào tạo

Trang 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã trình bày một cách sơ lược nhất cơ sở lý luận về năng lực tuyển sinh của một cơ sở đào tạo Cơ sở lý luận này được vận dụng thực tế vào hoạt động tuyển sinh nhằm đưa ra kết quả cuối cùng là các mục tiêu và giải pháp thực hiện cho sự phát triển về tuyển sinh của cơ sở đào tạo Kết quả này có được nhờ sự nhận định thực tế của các yếu tố cơ hội - nguy cơ từ môi trường vĩ mô, yếu

tố nội tại bên trong, tác động từ môi trường ngành

Bên cạnh đó, cơ sở lý luận về về tuyển sinh của các cơ sở đào tạo cho ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực đối với công tác tuyển sinh của các

cơ sở đào tạo

Trên đây là một số cơ sở lý luận được đưa ra để vận dụng vào nội dung của chương 2 và chương 3 của đề tài: “Nghiên cứu năng lực tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định”

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH 2.1 Đặc điểm của Nhà trường

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường

Tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định là Trường Trung học Công nghiệp Nam Hà, được thành lập ngày 21/12/1966 theo Quyết định số

1263 BCNN /KB-1 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng Trường có nhiệm vụ đào

tạo cán bộ trung cấp kỹ thuât

Năm 1971, Trường được đổi tên là Trường Giáo viên dạy nghề 2, trực thuộc

Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật (Bộ Lao động) theo Quyết định số 171/TTg ngày 16/6/1971 của Thủ tướng Chính phủ Từ đây, ngoài nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung cấp kỹ thuật, Nhà trường còn có nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề

(GVDN) trình độ trung cấp

Năm 1978, Trường mang tên là Trường Sư phạm Kỹ thuật 2 Nam Định, trực

thuộc Tổng cục dạy nghề (thuộc Chính phủ, sau thuộc Bộ Đại học và Trung học

chuyên nghiệp - nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trường tiếp tục làm nhiệm vụ đào

tạo giáo viên dạy nghề và công nhân kỹ thuật Từ năm 1992, Trường được Bộ

GD-ĐT giao đào tạo thí điểm Giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng

Năm 1998, Tổng cục dạy nghề (trực thuộc Bộ LĐTBXH) được tái thành lập, Trường

cùng với các Trường SPKT Vinh, SPKT Vĩnh Long chuyển sang trực thuộc TCDN; tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng GVDN trình độ trung cấp và cao đẳng

Ngày 28/05/1999 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định theo Quyết định số 130/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính thức làm nhiệm vụ đào tạo GVDN trình độ cao đẳng

Ngày 05/01/2006 Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định theo Quyết định số 05/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, làm nhiệm vụ đào tạo GVDN trình độ đại học Trường trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Trang 30

Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo được: 10.685 Giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng và đại học; gần 8.000 công nhân kỹ thuật và

kỹ thuật viên trình độ CĐN, TCN; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn cho hàng vạn lượt giáo viên dạy nghề, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và phục vụ

có hiệu quả cho lĩnh vực dạy nghề cũng như các lĩnh vực kinh tế quốc dân khác trong khu vực và trên cả nước

Ghi nhận những thành tích của Nhà trường đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Nhà trường: 01 huân chương Lao động hạng Nhất, 01 huân chương Lao động hạng Nhì, 04 huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác; 03 cán bộ được phong tặng danh hiệu

"Nhà giáo ưu tú" Mới đây, Nhà trường lại được Chủ tịch nước ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Nhà trường

* Chức năng

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định có chức năng đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học và cao đẳng; đào tạo nhân lực trình độ đại học và cao đẳng các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế; dạy nghề các cấp trình độ; nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tế – xã hội

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thực hành nghề nghiệp, gồm:

+ Đại học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật;

+ Đại học và cao đẳng kỹ thuật, công nghệ và kinh tế;

+ Đào tạo nghề các cấp trình độ;

+ Chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề cho các

cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp

- Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục - đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động sản xuất và dịch

vụ theo quy định của pháp luật

Trang 31

- Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

- Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu

- Tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính, tài sản được giao theo quy định

- Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ giao

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Theo thông tư số 14 – 2009/TT – Bộ GD-ĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định Cơ cấu này được minh họa qua hình 1.3 (bên dưới)

Ban giám hiệu: gồm hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng

- Các Trung tâm: Trung tâm Thực hành; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; Trung tâm Thông tin – Thư viện; Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ; Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Sinh viên – Tuyển sinh

Trang 32

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Nhà trường

HĐ khoa học và

Đào tạo

Hiệu trưởng, các phó HT

Đảng ủy, các đoàn thể

Các đơn vị sự nghiệp

Trung tâm Thông tin – Thư viện

Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ

Trung

tâm Thực

hành

Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng CM&NV

TT Hỗ trợ và Tư

vấn SV –

Tuyển sinh

Các khoa chuyên môn

Khoa Cơ khí Khoa CNTT

Khoa Điện – Điện tử

Khoa Ngoại ngữ Khoa LL chính trị Khoa Tại chức

Khoa SPKT

Khoa KH cơ bản Khoa Kinh tế

Bộ môn GDTC – QP

Trang 33

2.1.4 Ngành nghề đào tạo

- Đối với hệ đại học hệ chính quy

Bảng 2.1 Ngành đào tạo của hệ đại học chính quy

2 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự

4 Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Chuyên

Toán, Vật lí, Anh văn; Toán, Ngữ văn, Anh văn;

Toán, Hóa học, Anh văn

Toán, Vật lí, Anh văn; Toán, Ngữ văn, Anh văn;

Toán, Ngữ văn, Pháp văn

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

- Đối với cao đẳng chính quy

Trang 34

Bảng 2.2 Ngành đào tạo của hệ cao đẳng hệ chính quy

1

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Gồm các chuyên

ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ

thuật điện; công nghệ tự động)

C510301

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

- Đối với hệ đại học liên thông

Bảng 2.3 Ngành đào tạo của hệ đại học liên thông

liên thông từ CĐ

Mã ngành ĐH liên thông từ CĐN

2

Công nghệ kỹ thuật điện, điện

3 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và

5 Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Trang 35

- Đối với hệ cao đẳng nghề

Bảng 2.4 Ngành đào tạo của hệ cao đẳng nghề

4 Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp C04

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

- Đại học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học

Bảng 2.5 Ngành đào tạo của hệ liên thông theo hình thức vừa làm vừa học

3 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Gồm các chuyên ngành:

4 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa D510303

6 Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Chuyên ngành Công nghệ hàn) D510201

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Trang 36

2.2 Kết quả tuyển sinh của Nhà trường

Với các chiến lược tuyển sinh đúng đắn tuy rằng một vài năm trở lại đây số các trường Đại học - Cao đẳng tăng nhanh, bên cạnh đó các trường đều được Bộ

GD - ĐT tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho nên công tác tuyển sinh của Nhà trường chưa phát huy hết điểm mạnh của mình Kết quả tổng hợp qua các năm như sau:

* Tổng hợp kết quả tuyển sinh theo bậc học

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả tuyển sinh theo bậc học

STT Trình độ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu

Số nhập học

Chỉ tiêu

Số nhập học

Chỉ tiêu

Số nhập học

Chỉ tiêu

Số nhập học

1 Đại học 1.200 1.302 1.000 1.007 1.000 925 1.000 1.056

Tổng 2.000 2.063 2.000 1.762 2.000 1.503 2.000 1.627

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Dựa vào kết quả tuyển sinh từ năm 2011 đến năm 2014 so với chỉ tiêu được giao của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định cho thấy rằng:

- Về trình độ Đại học: Chỉ tiêu đặt ra cho mỗi năm là 1.000 sinh viên, riêng năm 2011 chỉ tiêu tuyển sinh có cao hơn với số lượng là 1200 sinh viên Số nhập học năm 2011 cũng có dấu hiệu tốt hơn so với các năm khác và cao hơn chỉ tiêu đạt

ra là 102 sinh viên Có thể thấy, số nhập học vào trường qua các năm đang giảm dần

từ 1.302 sinh viên (năm 2011) xuống còn 925 sinh viên (năm 2013) Tuy nhiên, năm 2014 là năm có số lượng sinh viên nhập học tăng trở lại so với chỉ tiêu là 56 sinh viên, con số này không cao nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng về công tác thực hiện tuyển sinh của Trường

- Về trình độ Cao đẳng: Chỉ tiêu trường đặt ra cho mỗi năm là 500 sinh viên, riêng chỉ có năm 2011 chỉ tiêu tuyển sinh là 350 sinh viên Số nhập học năm 2012

Trang 37

tăng so với năm 2011 là 130 sinh viên, nhưng từ năm 2012 trở đi thì có dấu hiệu tụt giảm từ 451 sinh viên (năm 2012) xuống còn 322 (năm 2014)

- Về trình độ Cao đẳng nghề: Chỉ tiêu đặt ra cho mỗi năm cũng là 500 sinh viên, riêng năm 2011 chỉ tiêu là 450 sinh viên Số nhập học giảm từ 440 sinh viên (năm 2011) xuống còn 222 sinh viên (năm 2013), tuy nhiên đến năm 2014 thì số nhập học này lại tăng lên không đáng kể với số lượng là 249 sinh viên

* Tổng hợp kết quả tuyển sinh theo ngành nghề

Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả tuyển sinh theo ngành nghề

TT Tên ngàn h nghề Năm Kết quả tuyển sinh

Nghề kỹ thuật đo lường và điều

Trang 38

Theo kết quả tổng hợp tuyển sinh theo ngành nghề cho thấy sự mất cân đối về

số học sinh đăng ký theo học giữa các ngành nghề Trong một ngành thì học sinh chỉ lựa chọn một số nghề mà các em cho là phù hợp Mặt khác do tâm lý nên chỉ có

số lượng học sinh lựa chọn những nghề mang tính chất độc hại như nghề hàn và nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Từ sự phân tích trên cho thấy, số nhập học các trình độ đào tạo của Nhà trường qua các năm gần đây là không cao so với chỉ tiêu đặt ra Tuy nhiên, năm

2014 đã có sự khởi sắc về số lượng nhập học Do đó, cần nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, quảng bá Nhà trường cũng như chất lượng đào tạo cùng với cơ hội việc làm sau khi ra trường nhằm thu hút người học hơn nữa, tăng số lượng sinh viên nhập học vào trường

2.3 Thực trạng công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

2.3.1 Lập kế hoạch tuyển sinh

Thực hiện công tác tuyển sinh năm 2015, Hội đồng Tuyển sinh Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 như sau:

2.3.1.1 Chỉ tiêu

- Đại học: 1000 chỉ tiêu, trong đó có 300 chỉ tiêu đại học sư phạm kỹ thuật,

700 chỉ tiêu kỹ sư công nghệ và cử nhân kinh tế

- Cao đẳng: 500 chỉ tiêu

- Cao đẳng nghề: 500 chỉ tiêu

2.3.1.2.Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do trường đại học chủ trì theo quy định của Bộ GD-ĐT

2.3.1.3 Kế hoạch thực hiện

Căn cứ vào chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, nhà trường lập kế hoạch cụ thể

kế hoạch thực hiện theo bảng dưới đây:

Trang 39

Bảng 2.8 Kế hoạch tuyển sinh năm 2015

hiện

1 Nhận bàn giao danh sách, hồ sơ đăng ký tuyển thẳng,

2

Gửi kết quả tuyển thẳng về các Sở giáo dục và đào tạo

để các sở giáo dục và đào tạo thông báo cho thí sinh

(nếu có hồ sơ tuyển thẳng)

Trước 15/8/2015

3

Tổ chức xét tuyển những thí sinh thuộc diện xét tuyển

thẳng và gửi kết quả xét tuyển thẳng về các Sở giáo dục

và đào tạo để các Sở giáo dục và Đào tạo thông báo cho

thí sinh (nếu có hồ sơ xét tuyển thẳng)

Trước 15/8/2015

4 Tổ chức xét tuyển cho những thí sinh thuộc diện ưu tiên

xét tuyển và gửi kết quả cho thí sinh Trước 01/9/2015

5 Báo cáo kết quả tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và

6

Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển nguyện

vọng I (NVI), trả hồ sơ cho thí sinh có nguyện vọng rút

hồ sơ

Từ 01/8÷20/8/2015

7 Công bố điểm trúng tuyển NVI (lập danh sách thí sinh

trúng tuyển, in và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển) Trước 25/8/2015

8 Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển nguyện

vọng bổ sung đợt I (NVBS đợt I)

Từ 25/8÷15/9/2015

9

Công bố điểm trúng tuyển NVBS đợt I (lập danh sách

thí sinh trúng tuyển, in và gửi giấy triệu tập thí sinh

trúng tuyển, trả hồ sơ cho thí sinh không trúng tuyển)

Trước 20/9/2015

10 Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển nguyện

vọng bổ sung đợt II (NVBS đợt II)

Từ 20/9÷05/10/2015

11

Công bố điểm trúng tuyển NVBS đợt II (lập danh sách

thí sinh trúng tuyển, in và gửi giấy triệu tập thí sinh

trúng tuyển, trả hồ sơ cho thí sinh không trúng tuyển)

Trước 10/10/2015

12 Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển nguyện

vọng bổ sung đợt II (NVBS đợt II)

Từ 10/10÷25/10/2015

Trang 40

TT Nội dung công việc Thời gian thực

hiện

13

Công bố điểm trúng tuyển NVBS đợt II (lập danh sách

thí sinh trúng tuyển, in và gửi giấy triệu tập thí sinh

trúng tuyển, trả hồ sơ cho thí sinh không trúng tuyển)

Trước 31/10/2015

14 Dự kiến tổ chức nhập học nguyện vọng I Ngày 31/8/2015

15 Dự kiến tổ chức nhập học nguyện vọng bổ sung đợt I Ngày 26/9/2015

16 Dự kiến tổ chức nhập học nguyện vọng bổ sung đợt II Ngày

16,17/10/2015

17 Dự kiến tổ chức nhập học nguyện vọng bổ sung đợt III Ngày 6,7/11/2015

18 Hoàn thiện các công tác nghiệp vụ tuyển sinh Trước 31/12/2015

19 Báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2015 về Bộ GD-ĐT Trước 31/12/2015

20 Đăng ký thông tin tuyển sinh năm 2016 về Bộ GD-ĐT Trước 31/12/2015

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2.3.1.4 Tổ chức thực hiện

* Hội đồng Tuyển sinh

- Chỉ đạo thực hiện công tác tuyển sinh hệ chính quy theo kế hoạch và các quy định, quy chế;

- Xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh đại học liên thông hệ chính quy

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể

* Ban thư ký

- Dự thảo kế hoạch tuyển sinh hệ chính quy tổng thể và chi tiết cho từng công việc

- Triển khai thực hiện công tác xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy: Nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển; nhập và rà soát thông tin đăng ký xét tuyển vào phần mềm tuyển sinh; cập nhật dữ liệu điều kiện xét tuyển vào trường lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; lập danh sách thí sinh trúng tuyển; in và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển; dự kiến phương án trúng tuyển nguyện vọng

I, nguyện vọng bổ sung, trình Hội đồng tuyển sinh quyết định; gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển; trả hồ sơ điều kiện xét tuyển

- Xây dựng kế hoạch nhập học các đợt

Ngày đăng: 10/10/2016, 11:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chapman D. W (1981), “ A model of student college choice”, The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A model of student college choice"”, The Journal of Higher Education
Tác giả: Chapman D. W
Năm: 1981
2. Michael E. Porter (2004), “Competitive Advantage”, NXB Free Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Advantage
Tác giả: Michael E. Porter
Nhà XB: NXB Free Press
Năm: 2004
3. Mei Tang, Wei Pan, Mark D. Newmeyer (2008), Factors influencing High School student’s career aspriations, University of Cincinnati, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors influencing High School student’s career aspriations
Tác giả: Mei Tang, Wei Pan, Mark D. Newmeyer
Năm: 2008
4. Joseph Sia Kee Ming (2010), “Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework”, International Journal of Business and Social Science, Vol. 1 No. 3; December 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Joseph Sia Kee Ming (2010), “Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework”, "International Journal of Business and Social Science
Tác giả: Joseph Sia Kee Ming
Năm: 2010
5. Russayani ISMAIL (2010), Factors affecting choice for eduation destination: A case study of international students at Universiti Ltara Malaysia, Department of Economics, College of Arts and Sciences UNIVERSITI UTARA MALAYSIA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting choice for eduation destination: "A case study of international students at Universiti Ltara Malaysia
Tác giả: Russayani ISMAIL
Năm: 2010
6. Ruth E. Kallio (1995), Factors influencing the college choice decisions of graduate students. Research in Higher Education, Vol. 36, No. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors influencing the college choice decisions of graduate students. Research in Higher Education
Tác giả: Ruth E. Kallio
Năm: 1995
7. Dương Ngọc Dũng (2009), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter”, NXB Tổng hợp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP. HCM
Năm: 2009
9. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh trung học phổ thông ”, Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ (số 15-2009), ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh trung học phổ thông"”, Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ
Tác giả: Trần Văn Quí, Cao Hào Thi
Năm: 2009
10. Hoàng Phê (Chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội- Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội- Trung tâm từ điển học
Năm: 1994
3. Cổng Thông tin điện tử Nam Định: http://www.namdinh.gov.vn/ Link
4. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định: http://www.nute.edu.vn 5. Tổng Cục Thống Kê: https://www.gso.gov.vn/ Link
8. Nguyễn Minh Hà & Ctg (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn Trường Đại học Mở TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Mở TP.HCM Khác
11. Luật giáo dục số 38/2005/QH11; Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ GD - ĐT Khác
12. Một số số liệu, tài liệu, văn bản có liên quan của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định trong giai đoạn 2010 – 2014.Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w