1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO - THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

15 830 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 667,9 KB

Nội dung

CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO - THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tel (84-511) 736 949, Website: itf.ud.edu.vn, E-mail: cntt@edu.ud.vn

BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC

CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Nhóm HV : 1 Hoàng Cao Cường

2 Võ Thị Thanh Minh

3 Nguyễn Thị Thùy Trang

4 Phan Thị Huyền Trang

5 Lê Thị Bảo Yến

Lớp Cao học KHMT Khóa 27 (2013 2015)

ĐÀ NẴNG, 08/2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 3

Chương 1: PHÁT BIỂU BÀI TOÁN 4

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

1.2 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN 6

Chương 2: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 7

2.1 THIẾT KẾ LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ TỔNG THỂ 7

2.2 THIẾT KẾ PHÂN MẢNH 8

2.2.1 Phân mảnh lược đồ ChiNhanh 8

2.2.2 Phân mảnh lược đồ KhachHang 8

2.2.3 Phân mảnh lược đồ TaiKhoan 9

2.2.4 Phân mảnh lược đồ TKKH 9

2.3 THIẾT KẾ ĐỊNH VỊ CÁC MẢNH 10

2.4 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU VẬT LÝ 11

Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG 12

3.1 CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG 12

3.2 CÁC GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm của thập kỷ 70, máy tính dù có khả năng xây dựng hệ thống thông tin

và hệ Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL) Một mặt đã hành thành và phát triển các mô hình lý thuyết cho hệ CSDL và mặt khác là những nguồn phát triển các hệ thống ứng dụng ngày càng có nhiều kinh nghiệm Hệ thống thông tin hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính với nhau Những năm gần đây, Hệ Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán (CSDLPT) được phát triển dựa trên hệ quản trị CSDL và mạng máy tính CSDLPT gồm nhiều CSDL được tích góp lại với nhau thông qua mạng máy tính để trao đổi dữ liệu thông tin… CSDL được tổ chức và lưu trữ ở những vị trí khác nhau trong mạng máy tính và chương trình ứng dụng làm việc trên cơ sở truy cập dữ liệu ở các điểm khác nhau đó Vấn đề hoàn toàn mới là xây dựng và cài đặt một CSDLPT Cần giải quyết vấn đề xây dựng và cài đặt CSDLPT cụ thể như vấn đề thiết kế phân tán, thiết kế CSDL…

Với những kiến thức được học tập trong môn học Hệ tin học Phân tán và Cơ sở

dữ liệu Nâng cao tại chương trình đào tạo Cao học: Đại học Đà Nẵng - Chuyên

nghành Khoa học Máy tính - Khóa K27, nhóm chúng em chọn đề tài “Thiết kế Cơ sở

dữ liệu Phân tán Quản lý Dịch vụ Ngân hàng” để phân tích và nghiên cứu Nội dung

và yêu cầu của đề tài này bao gồm những yêu cầu, cụ thể như sau:

Phát biểu bài toán

Xây dựng lược đồ quan hệ tổng thể: 3 5 quan hệ ở dạng chuẩn Boyce-Codd, đảm bảo các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu, mỗi quan hệ có 20 30 bản ghi

Thiết kế Phân mảnh, Thiết kế Cơ sở dữ liệu vật lý: 3 5, có chi phí lưu trữ, xử lí và truyền số liệu giống nhau Mỗi vị trí đều có lưu dữ liệu

Xây dựng chương trình ứng dụng: 3 5 câu vấn tin SQL, được thực hiện tại tất cả vị trí với tần suất khác nhau

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình soạn thảo bài tiểu luận và viết chương trình sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn và các thầy cô để nhóm có thể hiểu rõ vấn đề và hoàn thiện hơn kiến thức về môn

học Cơ sở dữ liệu Nâng cao

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS TSKH Trần Quốc Chiến đã cung cấp

kiến thức và tài liệu để chúng em có thể hoàn thành tiểu luận này

Nhóm học viên thực hiện:

Hoàng Cao Cường

Võ Thị Thanh Minh Nguyễn Thị Thùy Trang Phan Thị Huyền Trang

Lê Thị Bảo Yến

Trang 4

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

(theo mục lục)

Chữ ký Nhận xét của

giáo viên

Cường

Chương 3 – Chương trình ứng dụng

2 Võ Thị Thanh

Minh

Chương 1 – Phát biểu bài toán

Chương 2 – Thiết kế

cơ sở dữ liệu vật lý

Thùy Trang

Chương 2 - Thiết kế lược đồ quan hệ tổng thể

4 Phan Thị Huyền

Trang

Chương 2 – Thiết kế phân mảnh

– Thiết kế định vị các mảnh

5 Lê Thị Bảo Yến

Trang 5

Chương 1: PHÁT BIỂU BÀI TOÁN

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL) được hiểu theo cách định nghĩa kiểu kỹ thuật thì nó

là một tập hợp thông tin có cấu trúc Tuy nhiên, thuật ngữ này thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để lưu trên một thiết bị lưu trữ như đĩa hay băng từ Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Trong những năm gần đây thuật ngữ CSDL phân tán (viết tắt CSDLPT) đang dần

trở nên quen thuộc và dần được ứng dụng rộng rãi trong nghành Công nghệ Thông tin CSDL phân tán là sự hợp nhất giữa hai hướng tiếp cận đối với quá trình xử lý dữ liệu:

Công nghệ CSDL và Công nghệ Mạng máy tính

Ngày nay, tầm quan trọng của CSDLPT là không thể phủ nhận và các lý do chính yếu để giải thích tại sao lại cần sử dụng và phát triển CSDLPT là:

Nguyên nhân về tổ chức và kinh tế: Các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức

kinh tế lớn thường có khuynh hướng mở rộng địa bàn hoạt động (mở các chi nhánh mới) nhưng vẫn phải đảm bảo tính thông suốt và nhất quán của

hệ thống CSDL

Sự liên kết các CSDL đang tồn tại: CSDLPT là giải pháp tự nhiên khi có

các CSDL đang tồn tại và sự cần thiết xây dựng một ứng dụng toàn cục Trong trường hợp này CSDLPT được làm từ dưới lên (bottom-up) từ các CSDL đã tồn tại từ trước Tiến trình này có thể đòi hỏi phải cấu trúc lại một cách cục bộ ở một mức độ nhất định Nhưng dù sao những sửa đổi này vẫn nhỏ hơn nhiều so với việc tạo lập một CSDL tập trung hoàn toàn mới

Hỗ trợ truy cập CSDL hiệu quả: CSDLPT cho phép mỗi vị trí lưu giữ

CSDL riêng nhằm hỗ trợ truy cập hiệu quả và tức thì các dữ liệu được

Trang 6

dùng thường xuyên Các dữ liệu này vẫn có thể được dùng ở những nơi khác nhưng có tần suất sử dụng ít hơn

Đảm bảo tính an toàn của hệ thống: Nếu có sự cố hư hỏng máy tính cục

bộ hoặc đường liên lạc bị sụp đổ thì phần còn lại của mạng vẫn tiếp tục làm việc được

Tiết kiệm chi phí: Làm giảm tổng chi phí tìm kiếm Giảm dòng dữ liệu trên

đường truyền đồng thời tăng khả năng trả lời

Khả năng phục hồi nhanh chóng: việc truy cập dữ liệu không phụ thuộc

vào một máy tính hay một đường kết nối trên mạng Nếu có bất kỳ một lỗi nào xảy ra thì sẽ có một vài CSDL được truy cập trên các nút cục bộ khác, hơn nữa, nếu có lỗi xảy ra trên đường kết nối thì có thể đường nối dữ liệu khác được chọn thay thế

Cách thức mở rộng dễ dàng: dễ dàng phát triển, mở rộng và điều này là

nhờ vào:

o Nhiều bộ xử lý có thể được thêm vào mạng;

o Nhiều CSDL có thể được thêm vào trên một nút mạng;

o Cập nhật phần mềm độc lập với cấu trúc vật lý

Môi trường của một hệ CSDLPT có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Mô hình Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán

Trạm 4

Trạm 5

Trạm 1

Trạm 2

Trạm 3 Mạng truyền dữ

liệu

Trang 7

Với những ứng dụng thiết thực được nêu ở trên của hệ CSDLPT và những kiến

thức được học tập trong môn học Hệ tin học Phân tán và Cơ Sở Dữ Liệu Nâng Cao

Nhóm chúng em xin chọn đề tài “Khảo sát, phân tích, thiết kế CSDLPT quản lí dịch vụ ngân hàng” để phân tích và nghiên cứu

1.2 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN

Ngân hàng ABC gồm có các trụ sở chính đặt tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, mỗi trụ sở có nhiều chi nhánh con trong phạm vi địa bàn do

mình quản lý

Ngân hàng có nhu cầu muốn xây dựng CSDL phân tán đặt tại các trụ sở chính để quản lý khách hàng sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp với các yêu cầu sau:

 Các khách hàng thuộc một chi nhánh cụ thể được quản lý các thông tin

bao gồm: Số chứng minh nhân dân, tên khách hàng, địa chỉ, nghề nghiệp, nơi công tác, số điện thoại

Tài khoản được mở tại các chi nhánh được quản lý các thông tin: Số tài khoản, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản, chi nhánh nào và số tiền

có trong tài khoản

 Một tài khoản có thể thuộc về một hay nhiều khách hàng Một khách hàng cũng có thể có nhiều tài khoản

Mô hình lưu trữ dữ liệu phân tán của ngân hàng như hình dưới

TP Hồ Chí Minh

Tp Hà Nội

Tp Đà Nẵng

Mạng truyền

dữ liệu

Trang 8

Chương 2: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

2.1 THIẾT KẾ LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ TỔNG THỂ

Từ yêu cầu bài toán ta xác định được các lược đồ như sau:

ChiNhanh(MaCN, tenCN, ThanhPho)

KhachHang(SoCMND, tenKH, diachi, nghenghiep, noicongtac, sodienthoai, MaCN) TaiKhoan(SoTK, ngaymoTK, ngaydongTK, MaCN, sotien)

TKKH(SoTK, SoCMND)

Quan hệ giữa các lược đồ như hình dưới

Bảng xác định quan hệ chủ và quan hệ thành viên của các Li (i=1,2,3,4)

1

1

L4 L3

L1

n

1

n

n

1

n

MaCN ChiNhanh

TenCN ThanhPho

SoCMND

KhachHang

tenKH

diachi

nghenghiep

noicongtac

sodienthoai

MaCN

SoTK TaiKhoan

ngaymoTK ngaydongTK MaCN

SoTK TKKH SoCMND

sotien

L2

Trang 9

2.2 THIẾT KẾ PHÂN MẢNH

Từ lược đồ quan hệ tổng thể, ta tiến hành phân mảnh dữ liệu bằng kỹ thuật phân mảnh ngang theo các yêu cầu được lựa chọn như sau

1 Phân mảnh ngang nguyên thủy cho lược đồ ChiNhanh

2 Phân mảnh ngang dẫn xuất cho lược đồ KhachHang và TaiKhoan ứng với các mảnh đã được phân mảnh từ lược đồ ChiNhanh

3 Phân mảnh ngang dẫn xuất cho lược đồ TKKH ứng với các mảnh đã được phân mảnh từ lược đồ TaiKhoan

2.2.1 Phân mảnh lược đồ ChiNhanh

Lược đồ ChiNhanh được phân mảnh ngang nguyên thủy qua phép toán chọn như sau:

ChiNhanhi = σFi (ChiNhanh), với i=1, 2, 3 Công thức chọn mảnh Fi:

F1: ThanhPho = “HNI”

F2: ThanhPho = “DNG”

F3: ThanhPho = “HCM”

Cụ thể các mảnh như sau:

ChiNhanh1 = σThanhPho=”HNI” (ChiNhanh)

ChiNhanh2 = σThanhPho=”DNG” (ChiNhanh)

ChiNhanh3 = σThanhPho=”HCM” (ChiNhanh)

2.2.2 Phân mảnh lược đồ KhachHang

Lược đồ KhachHang được phân mảnh dẫn xuất theo các mảnh của lược đồ ChiNhanh đã được phân mảnh ở trên qua phép bán nối ứng với quan hệ chủ là ChiNhanh và quan hệ thành viên là KhachHang như sau:

KhachHangi = KhachHang ChiNhanhi , với i=1, 2, 3

Trang 10

KhachHang.MaCN = ChiNhanh.MaCN

Ta có các mảnh của lược đồ KhachHang như sau:

KhachHang1 = KhachHang (σThanhPho=”HNI” (ChiNhanh))

KhachHang.MaCN=ChiNhanh.MaCN

KhachHang2 = KhachHang (σThanhPho=”DNG” (ChiNhanh))

KhachHang.MaCN=ChiNhanh.MaCN

KhachHang3 = KhachHang (σThanhPho=”HCM” (ChiNhanh))

KhachHang.MaCN=ChiNhanh.MaCN

2.2.3 Phân mảnh lược đồ TaiKhoan

Lược đồ TaiKhoan được phân mảnh dẫn xuất theo các mảnh của lược đồ ChiNhanh đã được phân mảnh ở trên qua phép bán nối ứng với quan hệ chủ là ChiNhanh và quan hệ thành viên là TaiKhoan như sau:

TaiKhoani = TaiKhoan ChiNhanhi , với i=1, 2, 3

Vị từ nối được sử dụng giữa quan hệ chủ và quan hệ thành viên là:

TaiKhoan.MaCN = ChiNhanh.MaCN

Ta có các mảnh của lược đồ KhachHang như sau:

TaiKhoan 1 = TaiKhoan (σThanhPho=”HNI” (ChiNhanh))

TaiKhoan.MaCN=ChiNhanh.MaCN

TaiKhoan 2 = TaiKhoan (σThanhPho=”DNG” (ChiNhanh))

TaiKhoan.MaCN=ChiNhanh.MaCN

TaiKhoan 3 = TaiKhoan (σThanhPho=”HCM” (ChiNhanh))

TaiKhoan.MaCN=ChiNhanh.MaCN

2.2.4 Phân mảnh lược đồ TKKH

Lược đồ TKKH có hai lựa chọn để phân mảnh:

1 Phân mảnh dẫn xuất theo lược đồ TaiKhoan

2 Phân mảnh dẫn xuất theo lược đồ KhachHang

Trang 11

Tuy nhiên, để tránh việc cập nhật dữ liệu về các tài khoản ở nhiều nơi khác nhau thì lựa chọn phân mảnh dẫn xuất của lược đồ này theo lược đồ TaiKhoan là phương án hợp lý

Ta có quan hệ chủ là lược đồ TaiKhoan và quan hệ thành viên là lược đồ TKKH, các mảnh của lược đồ TKKH sử dụng phep bán nối như sau:

TKKHi = TKKH TaiKhoani , với i=1, 2, 3

Vị từ nối được sử dụng giữa quan hệ chủ và quan hệ thành viên là:

TKKH.SoTK = TaiKhoan.SoTK

Ta có các mảnh của lược đồ TKKH như sau:

TKKH1 = TKKH (TaiKhoan (σThanhPho=”HNI” (ChiNhanh)))

TKKH.SoTK=TaiKhoan.SoTK TaiKhoan.MaCN=ChiNhanh.MaCN

TKKH2 = TKKH (TaiKhoan (σThanhPho=”DNG” (ChiNhanh)))

TKKH.SoTK=TaiKhoan.SoTK TaiKhoan.MaCN=ChiNhanh.MaCN

TKKH3 = TKKH (TaiKhoan (σThanhPho=”HCM” (ChiNhanh))) TKKH.SoTK=TaiKhoan.SoTK TaiKhoan.MaCN=ChiNhanh.MaCN

2.3 THIẾT KẾ ĐỊNH VỊ CÁC MẢNH

Hệ thống được xây dựng có 3 trạm lưu dữ liệu là:

Trạm 1: HNI – Hà Nội

Trạm 2: DNG – Đà Nẵng

Trạm 3: HCM – Hồ Chí Minh

Các mảnh được phân tán về các trạm tương ứng như sau:

Trang 12

 Các mảnh 1 của các lược đồ được lưu trữ tại trạm 1

 Các mảnh 2 của các lược đồ được lưu trữ tại trạm 2

 Các mảnh 3 của các lược đồ được lưu trữ tại trạm 3

2.4 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU VẬT LÝ

Cơ sở dữ liệu vật lý lưu trữ dữ liệu phân tán tại các trạm có cấu trúc chi tiết như sau:

ChiNhanh:

Thuộc tính Viết đầy đủ Định dạng Đặc tả

TenCN Tên Chi Nhánh VARCHAR2(200)

ThanhPho Thành phố VARCHAR2(50)

KhachHang:

Thuộc tính Viết đầy đủ Định dạng Đặc tả

nghenghiep Nghề nghiệp VARCHAR2(200)

noicongtac Nơi công tác VARCHAR2(200)

sodienthoai Số điện thoại VARCHAR2(20)

TaiKhoan:

Thuộc tính Viết đầy đủ Định dạng Đặc tả

ngaymoTK Ngày mở Tài khoản DATE

ngaydongTK Ngày đóng tài khoản DATE

sotien Số tiền trong tài

khoản

NUMBER(12)

TKKH:

Trang 13

Thuộc tính Viết đầy đủ Định dạng Đặc tả

Khóa chính

Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG

3.1 CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: ORACLE

 Ngôn ngữ lập trình: VISUAL BASIC 6.0

 Thư viện kết nối tương tác dữ liệu: ADO 2.7

3.2 CÁC GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1 Lựa chọn trụ sở hoặc tổng công ty

2 Xem chi tiết dữ liệu các lược đồ hoặc sử dụng quy vấn nhân công qua cú pháp lệnh SQL

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng – Cơ sở dữ liệu nâng cao – PGS TSKH Trần Quốc Chiến, Trường

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

[2] Một số tài liệu trên Internet

Ngày đăng: 10/10/2016, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w