1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

129 186 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong quá trình hoạt động của mình nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì các cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 1

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC B¸CH KHOA Hµ NéI

Trang 2

i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU vi

DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT vii

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của lập dự án đầu tư 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU

1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về đầu tư 4 1.1.2 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 5

1.1.3 Khái niệm về dự án đầu tư phát triển 6

1.1.4 Vai trò và sự cần thiết của dự án đầu tư phát triển 8

1.1.5 Yêu cầu của một dự án đầu tư phát triển 10

1.1.6 Ý nghĩa của dự án đầu tư phát triển 10

1.1.7 Phân loại dự án đầu tư 11 1.1.7.1 Các hình thức phân loại chung về dự án đầu tư 11

1.1.7.2 Các hình thức phân loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp 12

1.2 Các nội dung lập và phân tích dự án đầu tư phát triển hạ tầng CNTT 13

1.2.1 Nghiên cứu dự án đầu tư 13 1.2.2 Cơ sở kỹ thuật dự án đầu tư phát triển CNTT & TT 13

1.2.2.1 Xác định trang thiết bị, công nghệ cho dự án đầu tư 14

1.2.2.2 Xem xét lựa chọn các nhà cung cấp 15

Trang 3

ii

1.2.2.3 Yếu tố con người và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài 17

1.2.3 Phân tích kinh tế, tài chính dự án đầu tư 19

1.2.3.1 Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn tài trợ và chi phí

vốn 19 1.2.3.2 Xác định các khoản thu, chi và lợi nhuận 20

1.2.3.3 Các phương pháp khấu hao và trả nợ 20

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phẩn nhiệt điện Phả Lại 35

2.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh 35

2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 36

2.3.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT & TT 43

2.3.3 Hiện trạng phổ biến và ứng dụng CNTT & TT ở PPC 44

Trang 4

iii

2.3.4 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT & TT ở Nhiệt Điện Phả Lại 46

2.3.5 Đánh giá chung về hiện trạng CNTT & TT của PPC 47

CHƯƠNG 3: LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT

ĐIỆN PHẢ LẠI 50

3.1 Nhu cầu thực tế 50

3.2.1 Thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hệ thống mạng kết nối

thông tin nội bộ thị trường điện (VCGM WAN) 52

3.2.2.Yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị truyền dẫn quang 53

3.2.3 Thông số kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với các thiết bị trong

3.2.5.Thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hệ thống đo đếm 59

3.2.6 Thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các hệ thống DIM, chào

3.3 Dự tính chi phí, tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ dự án cho dự án 63

3.3.1.Ước tính chi phần cứng 63 3.3.2.Ước tính chi phí phần mềm 67 3.3.3.Ước tính chi phí nhà cửa bảo quản, vận hành thiết bị 68

3.3.4 Ước tính định phí hàng năm 68 3.3.5 Ước tính biến phí hàng năm 69

3.3.6 Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ dự án 69

3.4.1 Dự kiến doanh thu trong giai đoạn 2012 – 2022 69

3.4.2 Dự tính lãi, lỗ và dòng tiền 71 3.4.3 Ước tính NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn PP 75

KẾT LUẬN 76

Trang 5

iv

TÀI LIỆU THAM KHẢO viii PHỤ LỤC 1: QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT TỔNG THỂ CSHT CNTT CHO VẬN HÀNH VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TT PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH ix PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CSHT CNTT PHỤC VỤ TT PHÁT ĐIỆN

PHỤ LỤC 3: CÁC CHỨC NĂNG, YÊU CẦU CỦA TỪNG HỆ THỐNG

PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP HẠNG MỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC HỆ

Trang 6

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng các tiêu chí chọn nhà cung cấp 16 

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá sản phẩm mua phần mềm 17 

Bảng 2.1: Các sự kiện chính 28 

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của PPC 2009 - 2011 36 

Bảng 2.3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (%) 38 

Bảng 2.4: Giá trị đầu tư CNTT & TT Bình quân (đồng) trên CBCNV 46 

Bảng 2.5: Số lượng cán bộ CNTT & TT ở PPC 46 

Bảng 3.1: Mô tả yêu cầu kỹ thuật 54 

Bảng 3.2: Yêu cầu kỹ thuật thiết bị dẫn quang STM-1 55 

Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật hệ thống VCGM WAN 58 

Bảng 3.4: Thông số kỹ thật máy tính trạm cho hệ thống DIM 62 

Bảng 3.5: Cấu hình máy chủ cơ bản 63 

Bảng 3.6: Chi phí phần cứng 64 

Bảng 3.7: Danh mục chi phí thiết bị mạng 66 

Bảng 3.8: Thiết bị AMP – FIBER – OPTIC – CABLE 67 

Bảng 3.9: Chi phí phần mềm 68 

Bảng 3.10: Bảng doanh thu dự kiến 2012 - 2022 70 

Bảng 3.11: Dự tính lãi lỗ, dòng tiền 71 

Bảng 3.12: NPV, IRR, PP 75 

Trang 7

vi

DANH MỤC BIỂU

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhiệt điện Phả Lại 32 

Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu, giá vốn, lãi gộp (triệu đồng) 2009 - 2011 35 

Hình 2.3: Quy trình sản xuất điện 40 

Hình 2.4: Trang bị máy tính của PPC 43 

Hình 2.5: Giá trị đầu tư CNTT & TT PPC 44 

Hình 2.6: Tốc độ phổ cập máy tính (máy bình quân/ người) 45 

Hình 3.1: Hệ thống CNTT & TT phục vụ thị trường điện cạnh tranh 53 

Hình 3.2: Mô hình kết nối hệ thống đo đếm tại đơn vị phát điện 59 

Hình 3.3: Mô hình dự kiến triển khai các hệ thống phần mềm 61 

Trang 8

vii

DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT

CNTT &TT Công nghệ thông tin và truyền thông

PPC Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại

DIM Hệ thống quản lý lệnh điều độ

VCGM Thị trường phát điện cạnh tranh

WAN Wide Area Networks - Hệ thống mạng lan diện rộng

Trang 9

1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết của lập dự án đầu tư

Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặt bản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh và phục vụ sinh hoạt xã hội Quá trình này còn được gọi là hoạt động đầu tư hay đầu tư vốn

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong quá trình hoạt động của mình nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và là điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận khả năng sinh lợi của

dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư

Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự

án Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không.Việc phân tích chính xác các chỉ tiêu kinh tế của dự án sẽ chứng minh được điều này

Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại là đơn vị có quy mô và tầm vóc lớn trong ngành nhiệt điện Hưởng ứng chủ trương của nhà nước về việc phát triển

hệ thống CNTT & TT, cũng như yêu cầu của ngành và tập đoàn điện lực về việc phát triển thị trường điện cạnh tranh Vấn đề nâng cấp, hoàn thiện và đầu tư mới

Trang 10

2

hệ thống CNTT & TT trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Xuất phát từ nhận thức đấy, cộng với việc có được cơ hội nghiên cứu, khảo sát tại Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, tác giả đã mạnh dạn trọn đề tài

“ Lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Công ty

cổ phần nhiệt điện Phả Lại” làm chuyên đề nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Như đã phân tích ở phần trên, lập dự án đầu tư CNTT & TT là công việc

quan trọng; vì vậy, với đề tài “ Lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin

và truyền thông tại Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại” tác giả hy vọng đạt

được các mục tiêu sau:

Hệ thống hóa được các lý luận, mô hình lập dự án đầu tư CNTT & TT Nghiên cứu được thực tiễn CNTT & TT tại Phả Lại

Lập dự án đầu tư CNTT & TT cho việc liên kết, tham gia vào vận hành thị trường điện cạnh tranh của Phả Lại

Góp phần đóng góp các sáng kiến mới cho việc áp lập và đầu tư các dự án

về CNTT & TT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hệ thống công nghệ thông tin của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại; tác giả tập trung nghiên cứu phương án đầu tư mạng kết nối thông tin nội bộ TTĐ (VCGM WAN) cho công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại II

4 Phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Thu thập số liệu

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, trao đổi với lãnh đạo, công nhân viên,…

Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê,…

Trang 11

3

Bước 2: Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét

Phương pháp thống kê: lập và phân tích dự án đầu tư

Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại, mục tiêu mô tả khái quát Phả Lại và thực trạng CNTT & TT

Chương 3: Lập dự án phát triển CNTT và TT.; tiến hành lập và phân tích hiệu quả của dự án CNTT & TT cho thị trường điện cạnh tranh tại công ty

Trang 12

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ

ÁN ĐẦU TƯ CNTT & TT

1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ vốn (bao gồm tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhất định nào đó Mục tiêu cần đạt được của đầu tư có thể là mục tiêu chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội hay cũng có thể chỉ là mục tiêu nhân đạo Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đầu tư và mỗi quan điểm khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau lại có cách nhìn nhận không giống nhau về đầu tư

Trong hoạt động kinh tế, đầu tư được biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế hơn Đó là quá trình bỏ vốn (tiền, nhân lực, nguyên vật liệu, công nghệ ) vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Đây được xem là bản chất cơ bản của hoạt động đầu tư Trong hoạt động kinh tế không có khái niệm đầu tư không vì lợi nhuận Như vậy, có thể hiểu đầu

tư là đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một lượng lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định

Các hoạt động đầu tư có thể gọi chung là hoạt động sản xuất kinh doanh (với hoạt động đầu tư bỏ vốn để nâng cao năng lực sản xuất cả về chất lượng và

số lượng) Sau đây là một số khái niệm cụ thể của vấn đề đầu tư

- Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và

dự trữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt Các tài sản cố định được tạo nên trong quá trình đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của một đối tượng nào đó

- Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo

Trang 13

5

hoàn vốn, đủ trang trải các chi phí và có lãi

- Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời

Tóm lại đầu tư là quá trình bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh

tế, xã hội để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau Hoạt động đầu

tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư xây dựng cơ bản Ở đây xây dựng được coi như là một phương tiện để đạt được mục đích đầu tư Quá trình đầu tư cơ bản là toàn bộ các hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu được kết quả thông qua việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định, hay nói khác đi là toàn bộ các hoạt động để chuyển vốn đầu

tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ mục đích đầu tư Mục đích của hoạt động xây dựng cơ bản là tạo ra được các tài sản có năng lực sản xuất hoặc phục

vụ phù hợp với mục đích đầu tư

Như trên ta đã thấy vốn đầu tư là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nguồn lực tài chính và phi tài chính khác nhau Để thống nhất trong quá trình đánh giá, phân tích và sử dụng, người ta thường quy đổi các nguồn lực này về đơn vị tiền tệ chung Do đó khi nói đến vốn đầu tư, ta có thể hình dung đó là những nguồn lực tài chính và phi tài chính đã được quy đổi về đơn vị đo lường tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho các hoạt động kinh tế xã - hội

1.1.2 Vốn đầu tư của doanh nghiệp

Vốn đầu tư rất cần thiết để tiến hành các hoạt động đầu tư rất lớn, trên thực tế doanh nghiệp không thể cùng một lúc trích ra từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các cơ sở vì điều này sẽ làm xáo động mọi hoạt động bình thường của sản xuất, kinh doanh Ngay nay, các quan hệ tài chính ngày càng được mở rộng và phát triển Do đó, để tập trung nguồn vốn cũng như phân tán rủi ro, số vốn đầu tư cần thiết thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các quỹ của

Trang 14

- Chi phí để tạo các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng, sửa chữa hoạt động của các tài sản cố định có sẵn

- Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động

- Chi phí chuẩn bị đầu tư

- Chi phí dự phòng cho các khoản chi phát sinh không dự kiến được

1.1.3 Khái niệm về dự án đầu tư phát triển

Dự án đầu tư là tế bào có bản của hoạt động đầu tư Đó là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được

Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”

Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư phát triển là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ :

Trang 15

7

- Về mặt hình thức : dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một

cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Xét trên góc độ quản lý : dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử

dụng vốn, vật tư lao động, để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài

- Trên góc độ kế hoạch hoá : dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế

hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế

xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Xét góc độ này dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án)

- Xét về mặt nội dung : dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí

cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai

Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm các thành phần chính :

+ Mục tiêu của dự án: Được thể hiện ở hai mức, mục tiêu phát triển là

những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại, còn mục tiêu trước mắt

là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án

+ Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra

từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án

+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện

trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án

+ Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến

Trang 16

8

hành các hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án

+ Thời gian: Bất cứ một dự án nào cũng được giới hạn trong một khung

thời gian nhất định, vì một dự án khả thi vào thời gian này có thể không khả thi vào một thời gian khác

1.1.4 Vai trò và sự cần thiết của dự án đầu tư phát triển

Trong quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần Để đáp ứng được nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế luôn luôn cần sự bù đắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu tư cơ bản

Hoạt động đầu tư cơ bản có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quy mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế

Đầu tư phát triển (gọi là đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nóí riêng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật này

Do đó, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư phát triển là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một

bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì thế là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, đó là:

Trang 17

kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không

ổn định về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội

- Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc của thế giới điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển

- Ngoài ra các thành quả hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó tạo dựng nên Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư này

Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý … có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư đến

sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư: phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thức hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư

Trang 18

10

1.1.5 Yêu cầu của một dự án đầu tư phát triển

Một dự án đầu tư mang tính khả thi khi nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau :

- Tính khoa học : để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi người xây dựng dự án

phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, tính toán chính xác từng nội dung của dự án Đặc biết đối với những nội dung phức tạp như phân tích khía cạnh tài chính, kỹ thuật cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch

vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án

- Tính thực tiễn : muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án

phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư

- Tính pháp lý : dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là dự án phải

chứa đựng các nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước Muốn vậy, người xây dựng dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư

- Tính thống nhất: để đảm bảo tính thống nhất của dự án, dự án được xây

dựng phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư và những quy định chung mang tính chất quốc tế Có đảm bảo được yêu cầu này mới tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án và Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho

dự án

1.1.6 Ý nghĩa của dự án đầu tư phát triển

- Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: dự án đầu tư là cơ sở để

thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án

- Đối với chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết

định bỏ vốn đầu tư

Trang 19

11

+ Dự án đầu tư là cơ sở để xin giấy phép được đầu tư (hoặc được ghi vào

kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động

+ Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, gọi vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

+ Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư

+ Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn

+ Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư và cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu

+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh

Như vậy, dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của doanh nghiệp, của ngành, của địa phương và của cả nước, nhằm biến

kế hoạch thành hành động cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư

1.1.7 Phân loại dự án đầu tư

1.1.7.1 Các hình thức phân loại chung về dự án đầu tư

Theo đối tượng đầu tư, Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác

cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác (đầu tư trực tiếp); Đầu tư tài chính

Theo chủ đầu tư, Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở

hạ tầng kinh tế và xã hội do vốn của Nhà nước); Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước, độc lập và liên doanh, trong nước

Trang 20

12

và ngoài nước); Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ

Theo nguồn vốn, Vốn từ ngân sách Nhà nước; Vốn tín dụng ưu đãi, từ

ngân sách Nhà nước; Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA); Vốn tín dụng thương mại; Vốn tự huy động từ các doanh nghiệp Nhà nước; Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước; Vốn đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc lợi công cộng; Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh và của dân; Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

Theo cơ cấu đầu tư; Đầu tư theo các ngành kinh tế; Đầu tư theo các vùng

lãnh thổ; Đầu tư theo các thành phần kinh tế

Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định; Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm

tài sản cố định loại mới); Đầu tư lại thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có);

Theo góc độ trình độ kỹ thuật, Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo

chiều sâu; Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các thành phần mua sắm thiết bị, xây lắp và chi phí đầu tư khác

Theo thời đoạn kế hoạch: Đầu tư ngắn hạn; Đầu tư trung hạn; Đầu tư dài

hạn

Theo tính chất và quy mô của dự án: Gồm nhóm dự án quan trọng quốc

gia và các nhóm A, B, C

1.1.7.2 Các hình thức phân loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp là đối tượng sản xuất, kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận; các hình thức phân loại dự án đầu tư về cơ bản giống hình thức phân loại ở mực 1.1.5.1 tuy nhiên có một số điểm lưu ý như sau:

- Quy mô, phạm vi của dự án là nhỏ hơn các dự án ở cấp vĩ mô

- Thời gian triển khai, cũng như khai thác vận hành sau này thông thường

là ngắn hơn các dự án cấp vĩ mô, quốc gia

- Quy trình, thủ tục đơn giản hơn

- Nguồn vốn huy động chủ yếu từ vốn tự có, vốn kinh doanh, trái phiểu, vay ngân hàng của doanh nghiệp

Trang 21

13

- Không có sự phân chia các cấp đầu tư, các ngành đầu tư, vùng đầu tư, các loại dự án nhóm A, B, C

1.2 Các nội dung lập và phân tích dự án đầu tư phát triển hạ tầng CNTT

Nội dung của quá trình lập và phân tích dự án đầu tư trải qua 5 bước: nghiên cứu dự án đầu tư, xem xét cơ sở kỹ thuật của dự án, xem xét cơ sở pháp

lý của dự án, xây dựng các phương án khả thi, phân tích hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dự án Sau đây chúng ta lần lượt đi xem xét các bước này

1.2.1 Nghiên cứu dự án đầu tư

Đây là bước đầu tiên của việc lập dự án, ở bước nghiên cứu này mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu Xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa

ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án hiệu quả Nội dung nghiên cứu của gồm những vấn đề sau:

- Xem xét các khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quát có liên quan đến việc phát triển và phát huy tác dụng của dự án đầu tư

- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc thị trường

sử dụng dịch vụ của dự án

- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án để lựa chọn công nghệ, trang thiết bị được tiến hành với các dự án đầu tư có chi phí đầu tư cho công nghệ và thiết bị là lớn mà công nghệ và trang thiết bị này lại có nhiều nguồn cung cấp với giá khác nhau, các thông số kỹ thuật (công suất tuổi thọ ), thông số kinh tế (chi phí sản suất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được) khác nhau

- Phân tích khía cạnh tài chính của dự án

- Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án

1.2.2 Cơ sở kỹ thuật dự án đầu tư phát triển CNTT & TT

Cơ sở kỹ thuật dự án là yếu tố quan trong nhất trong một dự án đầu tư

Trang 22

Phân tích cơ sở kỹ thuật dự án là công việc phức tạp đòi hỏi phải có chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật của dự án Chi phí nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án thông thường chiếm tới trên dưới 80% chi phí nghiên cứu khả thi, và từ 1 - 5% tổng chi phí đầu tư của dự án Nội dung cơ sở

kỹ thuật dự án đầu tư bao gồm các vấn đề dưới đây:

1.2.2.1 Xác định trang thiết bị, công nghệ cho dự án đầu tư

Trong phần phân tích cơ sở kỹ thuật của dự án chúng ta cần xem xét trang

bị một hệ thống phần cứng và phần mềm làm cơ sở hạ tầng tối thiểu cho hoạt động Ngày nay, do sự phát triển và phổ cập của CNTT nên phần lớn các hoạt động hàng ngày của các tổ chức, doanh nghiệp, như công tác văn phòng, thông tin liên lạc, đều đã được “tin học hoá” Gần như chúng ta không còn tìm được các cơ sở làm việc chỉ với các máy chữ cũ, rất ít cơ sở làm việc chỉ với các

Trang 23

15

phương tiện liên lạc truyền thống: thư tín, fax, điện thoại theo công nghệ trước

số hoá Thậm chí, nếu chúng nhất quyết trang bị các hệ thống cũ đó, chúng ta sẽ tốn kém hơn trong mua sắm và bảo trì, và quan trọng hơn, sẽ gặp nhiều bất tiện trong giao dịch, dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm đi Chúng ta đang được thừa hưởng các tiến bộ kỹ thuật về mặt này, với giá ngày càng rẻ và dịch vụ ngày càng tốt

Trang bị cơ sở về CNTT hiện nay của một doanh nghiệp thường là: một

số máy PC, máy in, với các phần mềm văn phòng phổ dụng (soạn thảo văn bản, bảng tính) Gần đây, do sự phát triển và phổ cập nhanh chóng của công nghệ mạng và Internet, cũng như sự giảm giá đầu tư cho chúng, nhiều doanh nghiệp

đã trang bị cho mình một mạng máy tính cục bộ (LAN) quy mô nhỏ, chia sẻ một đĩa cứng chứa dữ liệu và phần mềm dùng chung, một kết nối với Internet cùng một phần mềm thư điện tử

Riêng về phần mềm, có một số lưu ý thêm sau đây: phần mềm hệ thống quan trọng nhất là Hệ điều hành của máy thường được nhà cung cấp trang bị luôn khi mua phần cứng Nếu có vấn đề (thí dụ về bản quyền) hoặc yêu cầu đặc biệt thì cần hợp đồng với các nhà cung cấp Đối với phần mềm ứng dụng, ngoài nhóm phần mềm chức năng phổ dụng, thí dụ các phần mềm văn phòng trong bộ Microsoft Office hoặc tương đương (xem bảng dưới), còn cần một phần mềm thư điện tử nếu Bạn có mạng, và trình duyệt web nếu có kết nối Internet

Ngoài các hệ thống phổ dụng trên, tuỳ theo công việc kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đã cần trang bị một số phần cứng và phần mềm cho các hoạt động nghiệp vụ hoặc chuyên môn đặc thù khác

1.2.2.2 Xem xét lựa chọn các nhà cung cấp

Do đặc thù của dự án CNTT & TT bao gồm cả phần cứng, phần mềm, con người do vậy chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề các nhà cung cấp phầm mềm cho dự án (Có thể nói phần mềm như huyết mạch chảy trong cơ thể, phần cứng khung xương)

Trang 24

16

Phần mềm là loại hàng hóa đặc biệt thường đi kèm với dịch vụ phát triển, triển khai và khi đã đưa vào sử dụng, bạn cũng thường phải đồng hành với nhà cung cấp để được hỗ trợ, và còn bảo hành, nâng cấp, mở rộng về sau Do vậy, chúng ta phải lựa chọn nhà cung cấp cẩn thận dựa trên việc xem xét năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự, đồng thời xem xét giải pháp, kế hoạch thực hiện, hỗ trợ bảo hành, đào tạo chuyển giao và nâng cấp của họ Đây thực sự là vấn đề rất quyết định trong thành công của một dự án đầu tư cho CNTT của doanh nghiệp Để lựa chon đúng nhà cung cấp, nên xem xét cả về bản thân nhà cung cấp với tư cách là một công ty phần mềm, lẫn phần mềm

Sau đây xin giới thiệu một số tiêu chí đánh giá năng lực để chúng ta nghiên cứu, tham khảo khi chọn nhà cung cấp

Bảng 1.1: Bảng các tiêu chí chọn nhà cung cấp Tiêu chí Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Ghi chú

Năng lực tài chính Vốn điều lệ Doanh thu trong 3

năm gần nhất

Đội ngũ Quản lý dự án Kỹ sư hệ thống

Các dự án tương tự Đang triển khai Đã triển khai

Tổ chức bảo hành Mức bảo hành Cơ sở bảo hành

Hoạt động hỗ trợ Dạng thức hố trợ Thời gian thực

hiện

Đào tạo Hình thức đào tạo Chi phí đào tạo

(Nguồn: Sổ tay CNTT & TT cho doanh nghiệp, VNCi, 2004 )

Về sản phẩm, giống như khi đưa một công nghệ mới vào sử dụng, chúng

ta cần xem xét ứng dụng có dễ sử dụng, dễ quản trị và có đầy đủ tài liệu hướng

Trang 25

1.2.2.3 Yếu tố con người và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài

Các kết quả xử lý, đầu ra của hệ thống, là dữ liệu đã được biến đổi, được sắp xếp lại, được cấu trúc lại, nhằm làm rõ hơn về đối tượng ta quan tâm Đó đã

dữ liệu thô đã được “chưng cất”, đã thành thông tin Cách mà thông tin thu được được sử dụng như thế nào sẽ quyết định hiệu quả của toàn hệ thống Điều này không thuộc trách nhiệm của phần cứng, phần mềm, dữ liệu, …, mà là trách nhiệm của con người Con người có vai trò quyết định không chỉ trong việc sử dụng các thông tin thu được, mà còn trong toàn bộ các khâu hình thành nên hệ thống và vận hành nó

Đương nhiên, chính con người xây dựng nên hệ thống, đặc biệt các phầm mềm, dữ liệu, và các thủ tục Các thủ tục do con người đặt ra đó có thể có vai trò rất quyết định để triển khai thành công và khai thác một cách hiệu quả hệ thống CNTT Và chúng cũng có thể trở thành các trở ngại đáng kể để triển khai một hệ thống, nhiều khi khá lớn và đắt tiền, nếu như mọi việc “còn phải chờ thủ tục” Vấn đề con người và chuyên gia nước ngoài sẽ được xem xét trên một số vấn đề sau:

Trang 26

18

Nhu cầu về lao động: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và hoạt động điều hành

dự án để ước tính số lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại công việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp

Nguồn lao động: Cần ưu tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa phương

để tuyển dụng đào tạo Nếu phải đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao động chuyên môn, lập kế hoạch và dự tính chi phí Việc đào tạo có thể tiến hành ở trong hoặc nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện ở trong nước

Chi phí lao động : bao gồm chi phí để tuyển dụng và đào tạo và chi phí cho lao động trong các năm hoạt động của dự án sau này

Dự án có thể áp dụng trả lương khoán, lương sản phẩm hay lương thời gian Căn cứ vào hình thức trả lương được áp dụng, số lao động mỗi loại sử dụng, các chi phí có liên quan để tính ra quỹ lương hàng năm cho mỗi loại lao động và cho tất cả lao động của dự án

Trợ giúp của chuyên gia nước ngoài cho các lĩnh vực:Nghiên cứu soạn

thảo các dự án khả thi có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp Thiết kế, thi công và lắp đặt các thiết bị mà trong nước không thể đảm nhiệm được Huấn luyện chuyên viên, công nhân kỹ thuật vận hành Chạy thử và hướng dẫn vận hành công nghệ cho tới khi đạt yêu cầu Bảo hành thiết bị theo hợp đồng mua bán công nghệ trong thời gian quy định

Chi phí cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ và phải được ghi trong hợp đồng mua bán công nghệ Nếu chưa tính trong giá mua công nghệ thì người thuê phải trả Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài gồm chi phí bằng ngoại tệ (tiền lương, tiền máy bay ) và tiền Việt Nam (ăn ở, đi lại trong nước Việt Nam có liên quan đến công việc) trong một thời gian nào đó Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng

Trang 27

19

1.2.3 Phân tích kinh tế, tài chính dự án đầu tư

Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư với mục tiêu đánh giá; xác định mức độ “tốt - xấu” của bản thân nó, và tạo một cơ sở chung để so sánh các dự án với nhau Nội dung và trình tự tiến hành như ở bên dưới đây và là tổng quát cho đánh giá dự án nói chung Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu cụ thể và đặc trưng của từng dự án có thể chỉ cần tiến hành một phần trong số các nội dung đó Ngoài ra cũng có thể tiến hành công việc đánh giá này tại từng giai đoạn nhất định của dự

án

Mục đích của phân tích dự án nhằm đánh giá một cách định lượng về:

Hiệu quả của dự án, được quy ra hiệu quả kinh tế, mức độ thành công / thất bại của dự án

Phân tích dự án có thể được thực hiện đối với: một kế hoạch dự án, nhằm

lựa chọn được giải pháp tối ưu, hoặc; một dự án đã hoàn thành, nhằm đánh giá bản thân dự án và so sánh với các dự án tương tự

Phân tích tài chính là quá trình nghiên cứu đánh giá dự án trên góc độ lợi ích của chủ đầu tư cho dự án Thông qua phân tích, chúng ta có thể xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án; tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích mang lại cho chủ đầu tư

1.2.3.1 Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn tài trợ và chi phí vốn

- Tổng mức đầu tư của dự án :

+ Vốn cố định: tổng mức đầu tư xây lắp và mua sắm trang thiết bị + Vốn lưu động : chi phí khác

+ Dự phòng vốn đầu tư : trượt giá, công việc chưa tính

+ Lãi trong thời gian xây dựng

+ Thuế VAT

- Cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn tài trợ và chi phí vốn :

Trang 28

20

+ Nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí nguồn vốn là chi phí cơ hội

+ Nguồn vốn vay, chi phí là lãi vay

1.2.3.2 Xác định các khoảng thu, chi và lợi nhuận

- Thu nhập của dự án :

+ Doanh thu : số tiền thu được từ bán hàng hóa và dịch vụ

+ Thu nhập khác : thanh lý tài sản cố định, phạt hợp đồng,

- Chi phí của dự án :

+ Chi phí đầu tư

+ Chi phí vận hành : không kể chi phí khấu hao và trả lãi

+ Chi phí khấu hao

+ Chi phí trả lãi

- Ước tính chi phí:

+ Ước tính chi phí là quá trình phát triển một cách hợp lý các nguồn

lực yêu cầu, thể hiện bằng đơn vị tiền tệ cho đến khi hoàn thành dự án

- Dự phòng, bất thường :

+ Dự kiến chi phí biến đổi có khả năng xảy ra nhưng không thể xác

định rõ ràng theo lý thuyết khi ước tính chi phí

- Ngân sách dự án = dự toán cơ sở + dự phòng

- Dự trữ : khoảng vốn thêm vào để dành cho quản lý

+ Dành cho việc xảy ra một sự kiện bất lợi không mong đợi

+ Hoàn thiện khi hoàn thành dự án

1.2.3.3 Các phương pháp khấu hao và trả nợ :

- Các khái niệm cơ bản về khấu hao :

+ Nguyên giá P : giá trị tài sản cố định của dự án

+ Giá trị thu hồi khi thanh lý : SV

+ Thời hạn khấu hao : N

+ Chi phí khấu hao năm : Dx

Trang 29

21

+ Giá trị tài sản cố định còn lại cuối năm khấu hao : Bx

- Các phương pháp khấu hao :

+ Phương pháp khấu hao đều : tiền khấu hao hằng năm không đổi

Tx : tổng giá trị khấu hao đến năm t

+ Khấu hao theo tổng số thứ tự các năm (SYD) : tiền khấu hao tăng

dần ở các năm sau

Tổng số thứ tự các năm :

Tiền khấu hao năm :

+ Khấu hao theo kết số còn lại của tài sản : chi phí khấu hao các năm

lớn và sau nhỏ dần, được xác định bằng tích số giữa giá trị còn lại chưa khấu hao ở cuối mỗi năm với một hệ số không đổi dx Phương pháp khấu hao này là phương pháp kết sổ giảm nhanh

Tại cuối năm N ta có :

Hệ số dx được xác định :

Trang 30

22

Với phương pháp khấu hao này, nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn

ngay từ đầu

1.2.3.4 Các phương thức trả vốn gốc và trả lãi :

- Lãi suất : là chi phí sử dụng vốn của vốn vay

+ Lãi kép : là cách tính mà lãi của kỳ này được tính vào vốn gốc để

tính lãi cho kỳ tiếp theo + Lãi đơn : thường những khoảng vay có tính lãi từ một năm trở

xuống + Lãi suất danh nghĩa : tính theo tiền tệ

+ Lãi suất thực tế : tính theo sức mua

- Các phương thức trả vốn gốc và trải lãi :

+ Lãi trả đều

+ Gốc trả đều

+ Trả nợ đều

1.2.3.5 Đánh giá hiệu quả của dự án

Đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp tức là đo lường và đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư

- Thời hạn thu hồi vốn Thời hạn thu hồi vốn đầu tư xác định khoảng thời

gian số vốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại được hoàn toàn Thời hạn thu hồi vốn đầu

tư có thể xác định theo thời hạn thu hồi vốn đầu tư giản đơn (ký hiệu là T) và thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền ( thời hạn thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu T )

+ Thời hạn thu vốn đầu tư giản đơn:

T: thời hạn thu hồi vốn giản đơn

CFi = lợi nhuận + khấu hao = Bi - Ci

Trang 31

23

K: tổng vốn đầu tư ban đầu

+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu:

Ki: là số vốn đầu tư qui về năm i

CFi = lợi nhuận + khấu hao năm i

∆I = Ki - CFi là số vốn đầu tư đã thu hồi một phần tại năm i sẽ chuyển sang năm i + 1 để thu hồi tiếp Ta có: Ki+1 = ∆ i (1+r)

Ki = ∆i-1 (1+r) Khi ∆i → 0 thì i → T + Phương pháp cộng dồn:

Quy đổi các giá trị CFi về năm 0 rồi cộng lại cho đến khi bằng với giá trị

K khi đó ta sẽ xác định được thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền

- Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại (IRR), Tỷ lệ huy động vốn nội tại IRR là tỷ lệ lãi

do dự án đem lại Nếu ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRR thì :

Trang 32

24

Xác định IRR

Giải phương trình này dùng hai phương pháp nội suy và ngoại suy

- Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV), Giá trị hiện tại thuần là chỉ tiêu được chủ

đầu tư quan tâm nhất, được sử dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá dự án đầu tư NPV cho biết giá trị tuyệt đối quy đổi về hiện tại Tiêu chuẩn đã tính đến

cả thu, chi trong suốt đời dự án và phụ thuộc hệ số chiết khấu i Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của dự án quy về thời điểm hiện tại với tỷ suất chiết khấu thích hợp

- Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C), Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C) là tỷ số giữa

hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí, được tính theo công thức:

t =1 → n Trong đó : Bt thu nhập năm t

Trang 33

25

Ct Chi phí năm t I: suất chiết khấu N: Tuổi thọ kinh tế hoặc thời hạn của dự án đầu tư Nếu B/C >1 : Thu nhập > Chi phí, dự án có lãi (hiệu quả ) Nếu B/C = 1 :Thu nhập = Chi phí, dự án không có lãi Nếu B/C < 1: Thu nhập < Chi phí , dự án bị lỗ

Ưu điểm của chỉ tiêu này cho thấy mức thu nhập của một đồng chi phí, nhưng nhược điểm là không cho biết tổng số lãi ròng thu được (có dự án B/C lớn, nhưng tổng lãi ròng vẫn nhỏ )

1.2.3.6 Các dòng tiền của dự án:

a)Dòng tiền trước thuế : CFBT (cash flow before tax)

CFBT = Doanh thu – chi phí vận hành – chi phí đầu tư Chi phí vận hành : các chi phí của dự án không kể chi phí khấu hao và lãi

vay

b)Dòng tiền sau thuế : CFAT (cash flow after tax)

CFAT = CFBT – thuế thu nhập (T1) Thuế thu nhập T1 = Thu nhập chịu thuế * thuế suất thuế thu nhập

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí hợp lý, hợp lệ

Thuế thu nhập = (CFBTx – Dx).t CFATx = CFBTx – (CFBTx – Dx).t = CFBTx.(1 – t) + Dx.t Dx.t : phần giảm thuế do khấu hao

Lợi nhuận sau thuế = (CFBTx – Dx) – (CFBTx – Dx).t

Lợi nhuận sau thuế = CFBTx.(1 – t) + Dx.t – Dx

Lãi sau thuế = CFATx – Dx

CFATx = Lợi nhuận sau thuế + Dx

c)Dòng tiền chủ sở hữu :

Dòng tiền sau thuế chủ sở hữu : CFATcsh

CFATcsh = CFBT – trả vốn gốc – trả lãi vay – thuế thu nhập

Trang 34

26

Thuế thu nhập = thu nhập chịu thuế x thuế suất Thu nhập chịu thuế = CFBT – D – Trả lãi vay Thuế thu nhập = (CFBT – D – trả lãi vay).t = (CFBT – D).t – trả lãi vay.t

Phần giảm thuế do lãi vay = Trả lãi.t CFATcsh = lợi nhuận sau thuế - trả gốc + khấu hao

e)Dòng tiền nợ :

Dòng tiền vay nợ trước thuế : CFBTnợ

CFBTnợ = Trả gốc + trả lãi vay Dòng tiền vay nợ sau thuế : CFATnợ

CFATnợ = CFBTnợ + phần giảm thuế do trả lãi

CFATcsh = CFATda + CFATnợ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tác giả đã tóm lược và trình bày một cách có hệ thống các lý luận về đầu tư, và đầu tư phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung về khái niệm đầu tư, vốn đầu tư của doanh nghiệp, khái niệm về đầu tư phát triển, vai trò và sự cần thiết của dự án đầu tư phát triển, các hình thức phân loại dự án đầu tư phát triển

và sự khác biêt của dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp, yêu cầu, ý nghĩa của nó Hệ thống các lý luận này là sự kế thừa, chắt lọc và kết hợp từ hệ thống các lý luận chung về đầu tư, dự án đầu tư và đặc thù của doanh nghiệp Tác giả cũng đã trình bày quy trình lập một dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung từ viêc nghiên cứu, phân tích góc độ

kỹ thuật, phân tích góc độ tài chính, đánh giá hiệu quả của dự án Những vấn đề này là cơ sở lý luận căn bản cho việc ứng dụng vào nghiên cứu tình hình về kinh doanh, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và tạo cơ sở cho lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

Trang 35

Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 121NL/TCCB-LĐ ngày 04/3/1995 của Bộ Năng lượng), hạch toán phụ thuộc

Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Bộ Công Nghiệp có Quyết định số 16/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán độc lập - thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Ngày 18 tháng 5 năm 2005 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV-EVN-TCKT hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành Công ty hạch toán độc lập, Công ty TNHH một thành viên, theo đó Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/7/2005 Thực hiện Quyết định số 3537/QĐ-TCCB ngày 31/12/2004 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hóa, Công ty Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành công tác

cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần với tên mới là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0403000380 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/01/2006

Ngày 15/5/2006, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại chính thức được cấp phép đăng ký giao dịch trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Trang 36

28

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có trụ sở chính tại thôn Phao Sơn, thị trấn Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có 2 nhà máy riêng biệt là Phả Lại 1

và Phả Lại 2, gồm 6 tổ máy, với tổng công suất lắp đặt là 1040 MW, đây là một Nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất lớn

Công ty hiện có 17 đơn vị gồm các phòng kỹ thuật nghiệp vụ và cá phân xưởng, được chia làm 03 khối gồm khối các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, khối vận hành và khối sửa chữa

Bảng 2.1: Các sự kiện chính Năm Sự kiện kiện

1982 Thành lập Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại theo quyết định của Bộ

Điện lực, trực thuộc Công ty Điện lực I

1983 Tổ máy số 1 (dây chuyền I) được đưa vào vận hành

1984 Tổ máy số 2 (dây chuyền I) được đưa vào vận hành

1985 Tổ máy số 3 (dây chuyền I) được đưa vào vận hành

1986 Tổ máy số 4 (dây chuyền I) được đưa vào vận hành

1995 Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN

2001 Tổ máy số 5 (dây chuyền II) được đưa vào vận hành

2002 Tổ máy số 6 (dây chuyền II) được đưa vào vận hành

2005 Bộ Công nghiệp quyết định chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại

thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại

2005 Bộ Công nghiệp có quyết định về việc chuyển Công ty Nhiệt điện

Phả Lại thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thành Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

26/1/2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy phép đăng ký

kinh doanh lần đầu cho Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

13/3/2006 Bộ Công nghiệp đã có văn bản số 1294/BCN-TCCB đồng ý về chủ

Trang 37

29

trương bán tiếp cổ phần Nhà nước

15/5/2006 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có quyết định số

12/QĐ-TTGDHN chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

19/5/2006 Cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được chính thức

giao dịch trên TTGDCK Hà Nội 8/1/2007 TTGDCK Hà Nội có quyết định chấp thuận hủy đăng ký giao dịch

tự nguyện cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại để chuyển sang niêm yết tại TTGDCK TP Hồ Chí Minh

17/01/2007 UBCKNN có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ

phần Nhiệt Điện Phả Lại tại TTGDCK TP Hồ Chí Minh

26/01/2007 Cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được chính thức

giao dịch trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Thị trấn Phả Lại, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 84-(320) 3881 126 Fax: 84-(320) 3881 338 Người công bố thông tin: Ông Lê Thế Sơn

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh điện năng;

- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình Nhiệt điện, công trình kiến trúc của Nhà máy điện;

Trang 38

30

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện;

- Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình điện;

- Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị;

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư phụ tùng cơ - nhiệt điện;

- Đầu tư các công trình nguồn và lưới điện;

- Bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện

2.1.2.2 Định hướng phát triển

a) Các mục tiêu chủ yếu của Công ty

- Đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn - liên tục - kinh tế Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt từ 6,0 tỷ kWh trở lên

- Thực hiện tốt kế hoạch sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc, nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị đáp ứng nhu cầu điện năng của hệ thống điện quốc gia

- Bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong Công ty

- Tiếp tục duy trì khai thác bán xỉ, tro bay và thạch cao để góp phần cải tạo môi trường và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung

- Tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hướng tới sự phát triển bền vững

b) Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Tham gia đầu tư góp vốn xây dựng các nhà máy điện theo định hướng của

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công thương

Trang 39

31

- Đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao cơ bản, lợi nhuận hàng năm để lại và các nguồn khác

- Trang bị và hiện đại hóa công nghệ thông tin và truyền thông của công

ty để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Đại hội đồng Cổ đông, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty

bao gồm các Cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển… của Công ty theo quy định của Điều lệ Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản

lý Công ty giữa hai kỳ đại hội

Hội đồng quản trị, hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công

ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng Quản trị Hội đồng quản trị có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty trên cơ sở các định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 40

32

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhiệt điện Phả Lại

Nguồn: Bản cáo bạch, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát, do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ

đông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc quản

lý và điều hành Công ty, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều

P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT (P.TRÁCH TRUNG TÂM SỬA CHỮA VÀ DỊCH VỤ)

PX.VẬN HÀNH 2

PX.NHIÊN LIỆU

PX.HOÁ

VĂN PHÒNG P.TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

P KH - VẬT TƯ

P TC - KẾ TOÁN

PHÒNG KỸ THUẬT

P BẢO VỆ CỨU HOẢ

-PX CƠ KHÍ

PX S/C CƠ - NHIỆT

PX S/C ĐIỆN- KIỂM NHIỆT

PHÒNG TỔNG HỢP

PX SC TỰ ĐỘNG - ĐK ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PX SẢN XUẤT PHỤ

Ngày đăng: 09/10/2016, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w