Bài soạn chi tiết các môn học được tham khảo từ nguồn sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 5 và các tài liệu tham khảo khác. Rất mong nhận được ý kiến đong góp của quý thầy giáo, cô giáo để tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn.
Trang 1TIẾT 2: TẬP ĐỌC
LỚP HỌC BÊN ĐƯỜNG
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 153)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi
- Cả lớp trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học sinh khá giỏi phát biểu được những suy
nghĩ về quyền học tập của trẻ em – câu hỏi 4.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Viết đoạn vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc đoạn Cụ Vi-ta-li hỏi là một đứa
trẻ có tâm hồn.
- Tranh minh hoạ bài đọc - trang 153
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A- Kiểm tra bài cũ:
lời câu hỏi về nội dung bài đọc
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài
* Tham khảo nội dung giới thiệu sau:
- Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền
lợi này Rất may, các em lại được gặp những con người nhân từ Truyện Lớp học bên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ
nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống.
2- Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- 1 học sinh đọc cả bài
Tranh vẽ một bãi dất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc
một chữ cái Cụ Vi-ta-li – trên tay có một chí khỉ – đang hướng dẫn Re-mi và chó Ca-pi học bài Rê-mi đang ghép chữ “Rêmi”” Ca-pi nhìn cụ Vi-ta-li, vẻ phấn chấn.
- Đọc xuất xứ đoạn trích sau bài đọc
- Giới thiệu 3 đoạn đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ngày một ngày hai mà học được.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến nên đắc chí vẫ vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp 3 đoạn ( 2 lần)
+ Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu
có) và luyện đọc thêm: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: ngày
một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
- Theo dõi, nhận xét việc đọc của học sinh - Luyện đọc theo nhóm đôi
- Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc - Lắng nghe
* Chú ý giọng đọc:
Đọc diễn cảm toàn bài – giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
b) Tìm hiểu bài
Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau:
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? - Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh ? - Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê-mi và chó chó Ca-pi; Sách
là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường; Lớp học ở trên đường đi.
Trang 2- Kết quả học tập của Rê-mi và Ca-pi khác nhau như thế
nào? + Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáođọc lên Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào
đầu thì không bao giờ quên.
+ Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê Từ đó Rê-mi quyết chí học Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết viết tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu
+ Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê-mi trả lời: Đấy là
điều con thích nhất
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập
của trẻ em ?
Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành / Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập / Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ
em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng
của các bạn
- Nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài
( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn)
- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm, đọc mẫu và
Gợi ý luyện đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm như đã nêu ở mục 2a Nhấn giọng ở những từ ngữ học nhạc,thích nhất, muốn cười, muốn khóc, nhớ đến,
trông thấy, cảm động tâm hồn.
3- Củng cố, dặn dò.
- Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý
nghĩa của câu chuyện ? (Kết hợp ghi ý chính
khi học sinh trả lời đúng).
- Đọc thầm lại và suy nghĩ để trả lời, sau đó vài
em đọc lại trên bảng
+ Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy
- Ôn lại bài ở nhà
TIẾT 3: KĨ THUẬT
Bài 30: LẮP MÔ HÌNH TỰ CHỌN– TIẾT 2
(Kĩ thuật 5, trang 91)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
(Đã đề ra ở tiết 1)
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
(Đã đề ra ở tiết 1)
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
* Hoạt động 1- Học sinh thực hành lắp ghép mô hình tự chọn.
Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp tục thực hành lắp mô hình tự chọn.
-Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ lắp ghép
của học sinh
- Xác định và chọn chi tiết cho mô hình đãchọn
- Tiếp tục thực hành lắp một số bộ phận của môhình dã chọn
- Gợi ý học sinh chọn dụng cụ dùng dụng cụ
nào để tháo ?
- Chọn dụng cụ và trả lời cờ-lê dùng để tháo ốc;
tua vích dùng để tháo vích.
- Một học sinh thực hành tháo và xếp các chi
Trang 3tiết vào hộp theo đúng vị trí.
Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy
- Ôn lại bài ở nhà và chuẩn bị đồ dùng cho tiết3
TIẾT 4: TOÁN
166 LUYỆN TẬP
(Toán 5, trang 171)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Biết giải toán về chuyển động đều
+ Bài tập cần làm: các bài tập 1, bài 2;
+ Bài tập 3 dành cho học sinh khá, giỏi.
II TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
* Hoạt động 1: Ôn tập – thực hành
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động
đều
- Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theocác gợi ý sau:
Bài tập 1:
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là: 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là: 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là: 6 : 5 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 12 phút.
Bài tập 2:
- Vận tốc của ô tô là: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
- Vận tốc của xe máy là : 60 : 2 = 30 (km/giờ)
- Thời gian xe máy đi quãng đường AB là: 90 : 30 = 3 (giờ)
- Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là: 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Bài tập 3: Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Theo bài toán ta có sơ đồ sau:
- Dựa vào sơ đồ ta có tổng vận tốc của hai ô tô là: 180 : 2 = 90 (km/giờ)
- Ta có được sơ đồ tiếp sau:
V A B
? km/giờ
? km/giờ
- Vận tốc của ô tô đi từ B là: 90 : (2+3) x 3 = 54 (km/giờ)
- Vận tốc của ô tô đi từ A là: 90 – 54 = 36 (km/giờ)
* Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy
- Tiếp tục hoàn chỉnh các bài tập ở nhà
Trang 4TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH VỚI VIỆC BẢO VỆ CỦA CÔNG-TIẾT 1
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh biết:
- Bảo vệ của công là nhiệm vụ mà mỗi học sinh phải thực hiện cho tốt
- Có thái độï phù hợp trước một hành vi có liên quan đến việc bảo vệ của công của mộtbạn học sinh
II TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Giới thiệu bài
Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: Học sinh biết những việc làm thể hiện là người có ý thức tốt trong việc bảo
vệ của công
- Nêu yêu cầu bài tập
+ Theo em, việc làm nào thể hiện là một bạn học sinh có ý
thức tốt trong việc bảo vệ của công:
a) Đóng của phòng học trước khi ra về.
b) Cùng tham gia với các bạn nô đùa trên bàn ghế, trong
phòng học cho vui.
c) Nhắc các bạn không được đu trên của sổ phòng học.
d) Quét dọn trần nhà phòng học là nhiệm vụ của chú bảo
vệ, học sinh không phải làm.
- Xác định yêu cầu
- Thảo luận, bày tỏ ý kiến theo 4 nhóm
- Giúp học sinh nhận xét và rút ra kết luận - Nối tiếp nhau trình bài và thảo luận trước lớp Kết luận:
- (a), (c) là các việc làm thể hiện học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ của công.
- (b), (e) không phải là một bạn học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ của công.
- Là học sinh, các em phải có ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường, góp phần tốt cho việc thực hiện bảo vệ của công.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm – đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ phù hợp trước một việc làm liên quan đến ý thứcbảo vệ của công của một bạn học sinh
- Yêu cấu học sinh thảo luận và đóng vai
theo các gợi ý sau:
+ Nhóm 1 – 2: nói về một bạn học sinh rất tích cực
trong việc bảo vệ của công.
+ Nhóm 3 – 4: nói về việc các bạn động viên, giúp đỡ
một bạn trong lớp chưa có ý thức bảo vệ của công trước kia,
nay đã trở thành người gương mẫu thực hiện bảo vệ của
công.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu đã nêu
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, hoàn chỉnh
Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy
- Ôn lại bài ở nhà và sưu tầm những mẫuchuyện, những tấm gương tốt trong việc bảo vệcủa công
TIẾT 1: CHÍNH TẢ (Nhớ-viết)
SANG NĂM CON LÊN BẢY
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 154)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó(bài tập 2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti ở địa phương (bài tập 3)
Trang 5II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Viết vào bảng phụ tên các cơ quan, tổ chức chưa viết đúng ở bài tập 2 (như mẫu tronghoạt động dạy học)
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A- Kiểm tra bài cũ:
tập 2 của tiết trước
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2- Hướng dẫn học sinh nhớ - viết
khổ thơ 3)
- Xung phong đọc thuộc lòng
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung đoạn viết
theo gợi ý: Đoạn văn kể điều gì ? - Đọc thầm, suy nghĩ và nêu:+ Thế giới tuổi thơ thay đổi cùng với những hạnh phúc mà con
- Nhắc các yêu cầu cần thiết trước khi viết:
ngồi, cầm viết
- Chuẩn bị viết
- Chấm một số bài và nhận xét - chữa lỗi - Tự chữa lỗi
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
- Giới thiệu bài tập và giúp học sinh xác
+ Tìm tên các cơ quan tổ chức có trong đoạn văn.
+ Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
- Giúp học sinh hoàn chỉnh nội dung bài
tập theo gợi ý:
- Làm bài trên vở bài tập sau đó trao đổi với bạnbên cạnh – 2 em làm trên bảng phụ đã được giáoviên kẻ
- Trình bày và thảo luận trước lớp
Gợi ý:
Tên viết chưa đúng Tên viết đúng
Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Uỷ ban / bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Bộ / giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ / lao động – Thương binh và Xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Hội / liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Bài tập 3:
- Giới thiệu bài tập sau đó giới thiệu
- Theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn chỉnh bài
tập theo gợi ý sau:
- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Đọc lại và phân tích cách viết hoa theo mẫu
Công ti/ Giày da / Phú Xuân
- Suy nghĩ và làm theo 4 nhóm – viết kết quả thảoluận trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét hoàn chỉnh
Trang 6nội dung bài tập.
Gợi ý:
a) Nhà máy Nước đá Vàm Răng
b) Trường Cao đẳng Kinh tế kỉ thuật Kiên Giang
c) Trường Trung học cơ sở Sơn Kiên
4- Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy - Tiếp tục ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quanđơn vị
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VĂN TẢ NGƯỜI
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 155)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nội dung điều chỉnh Không dạy bài Mở rộng vấn từ: Quyền va bổn phận.
- Viết được đoạn văn tả hoạt động của người thân
II TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Viết được đoạn văn tả hoạt động của người thân
- Giúp học sinh xác định
yêu cầu và thực hiện yêu
cầu bài tập
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập
- Đọc thầm lại nội dung bài tập suy nghĩ và làm vào vở bài tậpsau đó trao đổi với bạn bên cạnh – 1 em làm bảng phụ đã kẻ củagiáo viên
- Trình bày và chữa bài trên bảng phụ
3- Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu học sinh:
TIẾT 4: TOÁN
167 LUYỆN TẬP
(Toán 5, trang 172)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Biết giải bài toán có nội dung hình học
+ Bài tập cần làm: các bài tập 1, bài 3(a, b);
+ Bài tập 2; bài tập 3c dành cho học sinh khá, giỏi.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Vẽ hình của bài tập 3 vào
bảng phụ
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Giới thiệu bài
2 8 c m
M C
Trang 7Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
* Hoạt động 1- Ôn tập và Thực hành
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức và kĩ năng giải các bài toán có nội dung hình
- Diện tích nền nhà là: 8 x 6 = 48 (m2) hay 4 800 (dm2)
- Diện tích một viên gạch hình vuông cạnh 4dm là: 4 x 4 = 16 (dm2)
- Số viên gạch dùng để lát nền nhà là: 4 800 : 16 = 300 (viên)
- Số tiền dùng để mua gạch là: 20 000 x 300 = 6 000 000 (đồng)
Bài tập 2: Dành cho học sinh khá, giỏi.
a) Cạnh mảnh đất hình vuông là: 96 : 4 = 24 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông (hay diện tích mảnh đất hình thang) là:
24 x 24 = 576 (m2)
Chiều cao mảnh đất hình thang là: 576 : 36 = 16 (m)
b) Tổng hai đáy hình thang là: 36 x 2 = 72 (m)
Độ dài đáy lớn của hình thang là: (72 + 10) : 2 = 41 (m)
Độ dài đáy bé hình thang là: 72 – 41 = 31 (m)
Bài tập 3: Cả lớp làm được bài 3 (a, b); học sinh khá, giỏi làm được cả bài tập.
a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (28 + 84) x 2 = 224 (cm)
b) Diện tích hình thang EBCD là: (84 + 28) x 28 : 2 = 1 568 (cm2)
c) Ta có BM = MC = 28cm : 2 = 14cm
Diện tích hình tam giác EBM là: 28 x 14 : 2 = 196 (cm2)
Diện tích hình tam giác MDC là 84 x 14 : 2 = 588 (cm2)
Diện tích hình tam giác EDM là: 1 568 – 196 – 588 = 784 (cm2)
* Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 157
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được những chi tiết , hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộnghĩnh của trẻ thơ
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em
- Cả lớp trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học sinh khá giỏi trả lời được tất cả các câu
hỏi.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài văn SGK, trang 157
- Viết đoạn thơ sau vào bảng phụ để giúp học sinh luyệïn đọc
Pô-pốp bảo tôi: Các anh hùng là những-đứa-trẻ-lớn-hơn.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Trang 8A- Kiểm tra bài cũ:
hỏi về nội dung bài đọc.
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài
* Tham khảo gợi ý giới thiệu sau: Tiếp tục chủ điểm Những chủ nhân tương lai, bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ emcủa nhà thơ Đỗ Trumg Lai sẽ giúp các em hiểu: Trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất.
2- Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc - Lắng nghe
Chú ý giọng đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm bài thơ – giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; thể hiện đúng lời của phi công Vũ trụ Pô-pốp (ngạc nhiên, vui sướng lúc ngắm những bức tranh các em vẽ mình; trầm lắng ở câu kết – bình luận về tầm quan trọng của trẻ em) Chú ý đọc vắt dòng, liền mạch một số dòng thơ để thể hiện trọn vẹn ý của câu thơ:
Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ // (dòng 1, 2, 3 đọc khá liền mạch)
Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ
Trẻ nhất / lá các em //
Pô-pốp bảo tôi:
“- Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế ? // (dòng 6, 7, 8 đọc nhanh khá liền mạch)
Anh hãy nhìn xem !
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trông đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời !”// (dòng 9, 10, 11, 12 đọc nhanh khá liền mạch)
- Giới thiệu 3 đoạn đọc:
+ Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu
có) và luyện đọc thêm: Pô-pốp, khuôn mặt + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: Pô-
pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa.
+ Quan sát và nói về nội dung các tranh SGK.
- Theo dõi, giúp đỡ và nhận xét việc đọc
b) Tìm hiểu bài
Yêu cầu học sinh đọc thầm bài, thảo luận (theo 4 nhóm) để tìm ý trả lời lần lượt các câuhỏi theo gợi ý sau trước lớp:
- Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai ? Vì sai
chữ “Anh” được viết hoa ? - Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai “Anh” làphi công vũ trụ Pô-pốp Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ
lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
- Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc
lộ qua những chi tiết nào ?
- Qua các chi tiết:
+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc
lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem ! + Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở
đâu đầu tôi to được thế ? Và thế này thì “ghê gớm” thật: Trông đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – Các em tô lên một nửa số sao trời !
+ Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sưng sướng mỉm cười.
- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ? - Tranh vẽ của các bạn nhỏ rất ngộ nghĩnh Các bạn vẽ: Đầu phi
công vũ trụ Pô-pốp rất to – Đôi mắt to chiếm nửa già khôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời – Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa – Mọi người đều quàng khăn đỏ – Các anh hùng là những-đứa-trẻ-lớn-hơn
- (Bổ sung khi thảo luận) : Nét ngộ nghĩnh của các bạn chứa
đượng những điều gì sâu sắc ? (Ví dụ: Vì sao các bạn vẽ đầu
- Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói anh rất thông minh / Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi
Trang 9phi công vũ trụ rất to ? Khi vẽ đôi mắt Pô-pốp chiếm nửa
già khuôn mặt, một nửa số sao trời được tô trong mắt, các
bạn có ý gì ? Vì sao các bạn vẽ mọi người trên thế giới đều
quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn ?
mắt chiếm một nửa số sao trời, các bạn muốn nói ước mơ chinh phục các vì sao của anh rất lớn Vẽ cả thế gới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; có tâm hồn như trẻ em, cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi
- Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào ?
Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Ba dòng thơ cuối là lời của anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai: Ngừơi lớn làm mọi việc vì trẻ em./ Trẻ em là tương lai của thế giới, vì vậy: Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa./ Vì trẻ em, mọi họat động của con người trở nên có ý nghĩa.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng
của các bạn
- Nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài
( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn)
- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (đã chuẩn bị)
đọc mẫu và hướng dẫn đọc như gợi ý sau: - Thi đọc diễn cảm trước lớp.
Gợi ý hướng dẫn đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm đoạn thơ như mục 2a–nhấn giọng ở các từ ngữ hãy nhìn xem, to
được thế, hãy nhìn xem, ghê gớm, nửa già, một nửa, sung sướng, trẻ nhỏ, cả thế giới, những-đứa-trẻ-lớn-hơn.
3- Củng cố, dặn dò.
Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý
nghĩa của bài thơ ? (Kết hợp ghi ý chính khi
học sinh trả lời đúng).
- Nhẩm lại bài, suy nghĩ và nêu ý nghĩa củabài: (vài em đọc lại)
+ Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
- Yêu cầu học sinh:
TIẾT 3: LỊCH SỬ
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Támthành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủCộng hoà
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộckháng chiến giữ nước Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
+ Giai đoạn 1954-1975: nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xâydựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chiviện cho miền Nam Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
Hoạt động : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật
trong các giai đoạn lịch sử đã học
- Yêu cầu HS thảo luận và tập trình bày diễn
biến, kết quả, ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
nổi bật trong các giai đoạn lịch sử đã học
theo gợi ý sau:
Tổ 1 + Từ năm 1858 đến năm 1945;
Tổ 2 + Từ năm 1945 đến năm 1954;
Tổ 3 + Từ năm 1954 đến năm 1975;
- Suy nghĩ, tập trình bày trong tổ theo nhiệm vụđược giao
- Thảo luận phân công bạn nhận xét khi các tổtrình bày
Trang 10Tổ 4 + Từ năm 1975 đến nay.
về đoạn viết
Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy
- Ôn lại bài và tự ghi nhớ nội dung bài học
TIẾT 3: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 156)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếunhi hoặc kể được câu chuyện về một lần em cùng các bạn tham gia hoạt động xã hội
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Viết đề bài lên bảng lớp và viết các gợi ý vào bảng phụ
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A- Kiểm tra bài cũ
về việc gia đình, nhà trường, xã hội tham giachăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặv trẻ em thựchiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội(đã kể ở tiết trước)
1- Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Giới thiệu đề và kết hợp gạch dưới những
từ ngữ cần chú ý khi học sinh xác định yêu
cầu của đề
* Đề bài:
1 Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà
trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2 Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi
đội tham gia công tác xã hội.
- Đọc và xác định yêu cầu của đề
- Gợi ý: gợi ý của SGK giúp em rất nhiều khả
năng tìm được câu chuyện. - Nối tiếp nhau đọc 2 gợi ý cho 2 đề– SGK.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh - Nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình
chọn
- Viết nhanh dàn ý kể chuyện ra nháp
3- Hướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Theo dõi, giúp đỡ khi học sinh gặp khó
khăn
- Kể theo cặp - trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(dựa vào dàn ý đã lập)
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trước lớp và
hướng dẫn học sinh nhận xét lời kể của bạn
- Thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câuchuyện trước lớp
- Bình chọn bạn có câu chuyện rõ nghĩa nhất,bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn kể chuyện cótiến bộ nhất
4 Củng cố, dặn dò
Trang 11- Yêu cầu học sinh:
TIẾT 3: TĂNG TIẾT
BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh yếu luyện đọc tiếng Việt
II TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Kiểm tra việc luyện đọc ở nhà của các em
2 Giúp học sinh luyện đọc
a- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại bài Nếu trái đất thiếu trẻ con.
b- Hướng dẫn học sinh tập chép một đoạn Nếu trái đất thiếu trẻ con.
c- Yêu cầu về nhà
- Luyện đọc lại đoạn văn đã được luyện đọc tại lớp
TIẾT 4: TOÁN
168 ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
(Toán 5, trang 173)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu
+ Bài tập cần làm: các bài tập 1, bài 2a, bài tập 3;
+ Bài tập 2b dành cho học sinh khá, giỏi.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sử dụng các biểu đồ của SGK Toán 5, trang 173, 174
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
* Hoạt động 1- Ôn tập và thực hành
Mục tiêu: Giúp học sinh cũng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong
bảng thống kê số liệu
- Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theocác gợi ý sau:
Bài tập 1:
- Học sinh được:
+ Các số trên cột dọc của biểu đồ chỉ số cây do học sinh trồng được; Hàng ngang là tên củatừng học sinh trong nhóm cây xanh
a) Có 5 học sinh với số cây của mỗi học sinh là: Lan: 3 cây; Hoa: 2 cây; Liên: 5 cây; Mai: 8cây; Dũng: 4 cây
b) Trồng ít cây nhất là Hoa: 2 cây
c) Trồng nhiều cây nhất là Mai: 8 cây
d) Trồng nhiều cây hơn bạn Dũng là bạn Liên: 5 cây; Mai: 8 cây
e) Trồng ít cây hơn bạn Liên là: Dũng: 4cây; Lan: 3cây; Hoa: 2 cây
Bài tập 2: Cả lớp làm được bài 2a; học sinh khá, giỏi làm được cả bài tập.
a) Bổ sung vào ô trống: