1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3

18 1,2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 818,7 KB

Nội dung

Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3

Trang 1

a) Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010

Đến năm 2010, vận tải hành khách công cộng cần đạt được chỉ tiêu vận chuyển đượckhoảng 30 – 35% lưu lượng hành khách Theo số liệu dự báo đến năm 2010, số chuyến đitrong 7 quận nội thành là 2,82 triệu khách/ngày tương đương với 1030 triệu khách/năm Cácchuyến đi của toàn thành phố đạt 7.447 triệu lượt người/ngày, tương đương 2.718 tỷ lượt hànhkhách/năm Khi đó lưu lượng hành khách đi bằng phương tiện giao thông công cộng tươngứng với 30% và 35% số chuyến đi trong nội thành, dao động trong khoảng 308,5 triệu đến360 triệu lượt khách/năm gấp khoảng gần 3 lần năm 2003 Nếu tính chung cho toàn thành phốthì vận tải hành khách công cộng muốn đạt chỉ tiêu vận chuyển được 30 – 35% khối lượngvận chuyển thì cần vận chuyển được với lưu lượng hành khách tương ứng là 815 – 951 triệulượt hành khách 1 năm gấp 5,4 – 6,3 lần năm 2003 Nếu tính chung cho toàn thành phố vậntải hành khách công cộng muốn đạt được chỉ tiêu vận chuyển được 30%  35% cần vậnchuyển được với lưu lượng hành khách tương ứng là 815 triệu  951 triệu hành khách/1 nămgấp 5,4  6,3 lần so với năm 2003 Để tăng cường khả năng vận tải bằng xe buýt thì ngoàiviệc đưa thêm các tuyến xe buýt mới vào hoạt động, điều chỉnh lại các tuyến xe buýt đanghoạt động cần đưa vào sử dụng loại phương tiện vận tải hành khách công cộng có khối lượnglớn Phủ khắp mạng lưới xe buýt ở tất cả các đường phố có đủ chiều rộng chạy xe; Đưa vàokhai thác những tuyến đường xe buýt chạy riêng ở những tuyến đường có nhu cầu đi lại lớn,những tuyến đường đã tổ chức làn xe buýt chạy riêng nếu được thay bằng loại phương tiệnkhác có năng lực vận chuyển lớn hơn sẽ không dùng làn xe buýt chạy riêng nữa.

Trang 2

Bảng 3.1: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2010

xe bus (HK.Km) Tỷlệ (%)

Số lượngđầu xe

Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố

Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố

Nguồn: Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020_ TEDI 2002

b) Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội định hướng đến năm 2020 là vận chuyểnhành khách bằng xe buýt đạt 25%  30% tổng lưu lượng các chuyến đi trong đô thị.

Theo số liệu dự báo đến năm 2020, tổng số các chuyến đi trong các quận nội thành (7quận) là khoảng 2.853 triệu lượt hành khách/ngày, tương đương khoảng 1.04 tỷ lượt hànhkhách/năm; các chuyến đi toàn thành phố là 9.246 triệu lượt hành khách/ngày, tương đươngvới 3.37 tỷ lượt chuyến đi/năm Từ đó ta có 30% khối lượng các chuyến đi trong một năm của7 quận nội thành và toàn thành phố sẽ tương ứng với số chuyến đi trong 1 năm là 312 triệu và1.012 tỷ lượt người Trong một năm xe buýt vận chuyển được khoảng gần 400 triệu lượt hànhkhách, đó là chưa kể lưu lượng hành khách của các quận mới thành lập, khách vãng lai vàkhách đi qua thành phố Hà Nội Nếu chỉ tính cho 7 quận nội thành thì cơ sở hạ tầng củađường bộ phải được cải thiện, nâng cấp triệt để kể cả về quy mô cũng như phân bổ mạng lướiđường mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu vận tải hành khách công cộng lúc đó Khi đó đưa mậtđộ phủ của mạng lưới xe buýt lên 3,6 km/km2 ở 7 quận nội thành và 1,5  1,76 km/km2 trongtoàn thành phố Đối với khu đô thị mới vùng phía Bắc sông Hồng mật độ đường cho vận tảihành khách công cộng bằng xe buýt là 1 km/km2; khu vực Sóc Sơn và khu vực huyện ĐôngAnh là 2 km/km2 tương đương với 670 km đường có xe buýt hoạt động.

Trang 3

Trong khu vực 7 quận nội thành, mạng lưới đường bộ đến năm 2020 được xây dựng kháhoàn chỉnh theo quy hoạch và những năm sau sẽ phát triển thêm không nhiều, khả năng vậnchuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong khu vực này tăng hơn khối lượng vậnchuyển của năm 2010 không lớn Trong khi đó, khối lượng các chuyến đi ở khu vực lân cậnvào nội thành tăng lên nên việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt sẽ không thể đáp ứngthêm được nữa.

Đến năm 2020, mạng lưới vận tải hành khách công cộng phụ thuộc rất nhiều vào đường sắtnội đô, luồng vận chuyển hành khách công cộng có khối lượng lớn sẽ do đường sắt đảmnhiệm Xe buýt là phương tiện kết nối các khu vực dân cư không có mạng lưới đường sắt đôthị với các ga của đường sắt đô thị Những khu vực có lưu lượng hành khách vừa và nhỏ vẫndo xe buýt đảm nhiệm Ga đường sắt đô thị sẽ là điểm trung chuyển của các loại phương tiệnvận tải hành khách công cộng

Bảng 3.2: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2020

xe bus (HK.Km) Tỷlệ (%)

Sốlượng đầuxe

Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố

Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố

Nguồn: Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020_ TEDI 2002

Qua các phân tích có thể đưa ra một số nhận xét sau:

+ Đến năm 2010, do khả năng đầu tư mở rộng và làm mới mạng lưới đường bộ trong cáckhu đô thị trong 7 quận nội thành của thành phố, đặc biệt là những quận có mật độ đường choxe buýt hoạt động còn thấp như quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân và quận

Trang 4

Đống Đa Đưa mật độ đường có thể chạy xe buýt trong 7 quận nội thành lên 3,3 km/km2 vàkhu vực đô thị Bắc sông Hồng bao gồm cả Đông Anh và Sóc Sơn lên 0,5km/km2 (Theo quyhoạch thì đến năm 2010, mật độ đường chính và đường liên khu vực huyện Đông Anh là0,67km/km2) đồng thời mật độ của toàn thành phố lên 1km/km2 Vận tải hành khách côngcộng phấn đấu đáp ứng từ 22% đến 25% tổng lưu lượng hành khách toàn thành phố tức là vậnchuyển được từ 600 triệu đến 680 triệu hành khách/năm Nếu vượt quá khối lượng này thìmạng lưới xe buýt sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân mà phải lựa chọn thêmloại phương thức vận tải công cộng khác hoặc dựa trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức các tuyếnxe buýt có làn xe chạy riêng bổ sung thêm 3 tuyến có lưu lượng khách lớn khi chưa có đủđiều kiện xây dựng đường sắt đô thị.

+ Năm 2020, từ quy hoạch mạng lưới đường bộ của thành phố Hà Nội cho thấy khả năngvận chuyển của mạng lưới xe buýt chỉ đạt khoảng 850 triệu lượt hành khách/năm Nếu vượtquá khối lượng này thì mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ quá tải vàmạng lưới đường bộ sẽ bị tắc nghẽn Theo dự báo đến năm 2020 cần xây dựng từ 3 đến 5tuyến đường sắt đô thị Mạng lưới xe buýt sẽ đóng vai trò chính trong các khu vực và cáctuyến đường có lưu lượng vừa và nhỏ đồng thời hỗ trợ và kết nối với hệ thống đường sắt nộiđô Đưa mật độ đường có xe buýt chạy lên 3,61km/km2 trong 7 quận nội thành, khu vực đô thịBắc sông Hồng là từ 1km/km2 đến 2km/km2 và là 1,76km/km2 cho toàn thành phố Để đápứng nhu cầu phát triển xe buýt thì việc phát triển mạng lưới đường bộ phải phát triển theođúng quy hoạch đã đề ra.

3.1.2 Kết quả điều tra quan điểm hành khách trên tuyến

Luồng hành khách trên tuyến Mỹ Đình- Gia Lâm là luồng hành khách với công suất khálớn Do đặc điểm của tuyến, điểm đầu và điểm cuối là 2 bến xe khách liên tỉnh nên cơ cấuhành khách đi trên tuyến khác với các tuyến nội đô khác Đó là ngoài nhiệm vụ đáp ứng nhucầu đi lại chủ yếu của người dân trong nội thành còn có nhiệm vụ đáp ứng cho hành khách cónhu cầu chuyển tải từ nội thành ra ngoại tỉnh và ngược lại nên lượng hành khách vận chuyểntrên tuyến phụ thuộc rất nhiều vào lượng hành khách ở 2 bến xe.Do đó tại hai bến xe này nêncung cấp đầy đủ các thông tin về VTHKCC cho hành khách nhất là những người dân ngoạitỉnh chuyển tải từ ngoại thành vào nội thành Hà Nội.Vì đây là những đối tượng hành khách íthoặc không sử dụng Internet do vậy chỉ có thể tiếp cận thông tin VTHKCC tại hai bến xehoặc thông tin trên bảng điện tử nhà chờ

Khi lập kế hoạch và thực hiện chuyến đi trên tuyến buýt 34 một hành khách cần được cungcấp đầy đủ các thông tin về mạng lưới tuyến buýt, lộ trình tuyến, hệ thống các điểm dừng đỗ,khả năng trung chuyển của tuyến với các tuyến buýt khác.

Theo điều tra bằng phương pháp phỏng vấn hành khách trên tuyến buýt 34 thì có đến 60%hành khách đánh giá rằng thông tin trên tuyến chưa thật đầy đủ Cơ cấu hành khách của tuyến

Trang 5

được chia theo tỷ lệ: 40% là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức còn lại 60% hành kháchlà những người dân trung chuyển từ hai bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm Với phần đa hành kháchlà những người dân ngoại tỉnh thì việc tiếp cận thông tin của tuyến là tương đối khó vì đây lànhững hành khách không thường xuyên sử dụng VTHKCC hoặc lần đầu tiên sử dụngVTHKCC Kết quả điều tra cho thấy : 65% hành khách đánh giá thông tin trên tuyến chưa đầyđủ và rất khó nắm bắt, 15% đánh giá rằng thông tin trên tuyến bình thường còn lại 20% hànhkhách cho rằng họ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin để thực hiện chuyến đi trên tuyến.

Biểu đồ đánh giá hành khách về thông tin trên tuyến

ĐủChưa đủBình thường

Hình 3.1 Biểu đồ đánh giá quan điểm thông tin hành khách trên tuyến3.2 Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách cho toàn mạng VTHKCC bằng xebuýt ở Hà Nội.

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng phát triển Nhu cầu sử dụng củangười dân về loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe búyt ngày càng nhiều đòi hỏi sựcố gắng và nỗ lực hơn nữa của các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị tham gia vận tảihành khách công cộng bằng xe buýt Việc cải thiện hệ thống thông tin hành khách công cộngbằng xe buýt sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút người dân đi lại bằng xe buýt và dần dần hìnhthành thói quen đi lại bằng xe buýt, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí xã hội và tainạn giao thông.Tạo sự thu hút không chỉ với những khách hàng hiện tại mà còn một lượng lớnkhách hàng tiềm năng.Hệ thống thông tin không chỉ được cải thiện về nội dung mà VTHKCCcòn phải được áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại giúp hành khách theo dõi lộ trình củatuyến buýt, giúp cho hành khách tiếp cận với buýt một cách nhanh nhất, giảm thời gian chờđợi và số lần chuyển tuyến của họ.

Việc đưa ra các giải pháp cải thiện thông tin hành khách cho toàn mạng VTHKCC được cụthể như sau:

Trang 6

- Xây dựng các trang Web với đầy đủ các thông tin về các tuyến buýt, các điểm dừng vàthời gian biểu hoạt động của từng tuyến.

- Cải thiện thông tin tại nhà chờ: Xây dựng mới các nhà chờ và biển báo với nội dungthông tin đầy đủ hơn.

- Đổi mới nội dung về thông tin tại các nhà chờ, các pano, các điểm đầu cuối

- Cải thiện thông tin trên phương tiện: áp dụng công nghệ GIS, có radio,sơ đồ lộ trìnhtuyến đầy đủ.

3.3 Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34 (BX Mỹ BX Gia Lâm)

Đình-Qua phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34 thìcác câu hỏi được đặt ra: Thông tin trên tuyến đã cung cấp đủ nhu cầu của hành khách chưa?Hành khách đã tiếp cận thông tin một cách dễ dàng chưa? Cần phải thiết kế các phương thứctruyền tin cho hành khách như thế nào? Cần phải cung cấp cho hành khách những thông tingì?

3.3.1 Nội dung hệ thống thông tin hành khách trên tuyến 34a, Nội dung thông tin trên phương tiện

 Yêu cầu nội dung thông tin cung cấp trên phương tiện:

Trên phương tiện buýt cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin để hành khách dễ dàngnhận biết như:

 Thông tin bên ngoài xe

+ Màu sơn đặc trưng của GTCC để hành khách dễ dàng nhận ra.+ Số hiệu tuyến dán ở đầu xe và cuối xe.

+ Thương hiệu HANOI BUS

+ Chỉ dẫn cửa lên xuống giúp những hành khách mới sử dụng phương tiện VTHKCC dễdàng hơn

+ Giá vé và lộ trình tuyến rút gọn Thông tin trong xe:+ Nội quy đi xe buýt

+ Biển kiểm soát xe và số hiệu tuyến, lộ trình điểm dừng + Thông tin dự kiến về phương tiện tiếp theo

+ Thông tin về giá vé trên tuyến

Trang 7

+ Tần suất, giãn cách chạy xe+ Tên điểm dừng đỗ

Theo phần hiện trạng về phương tiện như đã trình bày ở chương 2 thì hiện nay phương tiệnhoạt động trên tuyến 34 sử dụng xe Renault với sức chứa 80 chỗ, và sử dụng công nghệ GISđọc điểm dừng đỗ trên phương tiện.Hiện nay trên phương tiện thông tin chưa đầy đủ vì vậy đềxuất giải pháp bổ sung thông tin trên phương tiện.

Trên phương tiện của tuyến hiện nay mới chỉ có thông tin về sơ đồ lộ trình rút ngắn màkhông thể hiện được mối quan hệ của từng điểm dừng với các vị trí của các công trình xungquanh đó Hành khách rất khó có thể xác định được vị trí điểm đến của họ so với điểm dừngđó.

Chưa có thông tin về thời gian mở bến, đóng bến, tần suất chạy xe trên phương tiện vìvậy cần cung cấp thêm các thông tin này.

Như vậy trên phương tiện cần cung cấp cho hành khách các thông tin về tuyến, tên điểm,vị trí điểm dừng mà tuyến đi qua, dừng đỗ đón khách, chiều đi của điểm dừng đỗ, giờ mở bến,giờ đóng bến, giá vé khi đi trên tuyến, sơ đồ mạng lưới đường mà tuyến đi qua Tên điểm đầuvà điểm cuối mà tuyến đi qua, để hành khách khi đi trên xe cũng có thể biết được mình đang

đi đến đâu để có sự chuẩn bị xuống xe ( Chúng ta có thể tham khảo thông tin cung cấp chohành khách trên tuyến 44, (Hình 3.4)

Hình 3.2 Ví dụ tham khảo về nội dung trên phương tiện

b, Nội dung thông tin tại điểm dừng và điểm công cộng

Hiện nay trên toàn bộ mạng lưới tuyến buýt Hà Nội nói chung và hạ tầng trên tuyến 34 nóiriêng có hệ thống các điểm dừng đỗ không đồng đều Các điểm dừng trên tuyến mới chỉ cóvai trò thông báo điểm dừng đỗ của xe buýt trên đường còn vai trò cung cấp thông tin chohành khách thì chưa được chú trọng phát huy Thông tin trên các phương tiện biển báo, panôchưa thật sự hướng tới nhu cầu của hành khách Các thông tin đều được thông báo mang tínhchất chung chung, không rõ các điểm dừng đỗ trên tuyến ở đâu, không rõ thời gian chạy xe

SỐHIỆUTUYẾN

Trang 8

như thế nào, giá vé trên tuyến này là bao nhiêu Đối với một hệ thống thông tin hành kháchhiện đại, thông tin cung cấp cho hành khách phải luôn đầy đủ, cập nhập, và dễ tiếp cận Vìvậy, yêu cầu đặt ra cho các điểm dừng hiện nay trên tuyến phải hướng tới nhu cầu của hànhkhách Do đó thông tin tại các điểm dừng đỗ phải cung cấp thêm thông tin về điểm dừng đỗtiếp theo, thời gian hoạt động, giá vé trên tuyến, các điểm có thể chuyển tuyến

 Yêu cầu thông tin tại điểm dừng

Các điểm dừng đỗ cần phải có đầy đủ các thông tin để phục vụ hành khách và hành kháchcó thể nhận biết từ xa.

 Biển báo với các thông tin:

+ Tên các tuyến, số hiệu tuyến, lộ trình rút gọn của các tuyến + Tên của điểm dừng đó

+ Có lô gô và gam màu biểu tượng của GTCC

- Bản đồ mạng lưới vận tải hành khách công cộng thành phố.- Thông tin về thời gian xe đi qua hoặc tần suất

Ta cần xây dựng một điểm dừng đỗ cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách như sau

Hình 3.3 Tham khảo biển báo điểm dừng xe buýt cung cấp đầy đủ thông tin cho

hành khách (Tại điểm trung chuyển Cầu Giấy)

+ Biển báo hiệu vị trí dừng.

+ Một logô và gam màu biểu tượng của giao thôngcông cộng.

+ Tên điểm dừng, tên tuyến, số hiệu, hướng và lộtrình.

+ Thời gian có xe buýt chạy qua hoặc tần suất.

Hình 3.4 Bản đồ mạng lưới tuyến cung cấp trong nhà

chờ (Tham khảo)

Trang 9

+ Bản đồ lộ trình tuyến + Biểu đồ chạy xe của tuyến.

+ Tần suất, thời gian biểu chạy xe của tuyến

+ Bản đồ mạng lưới tuyến, các vị trí có điểm dừng, cũng như cácđiểm dừng có các tuyến khác đi qua….

Nhà chờ khi ta xây dựng trên tuyến cần phải có những yếu tố sau:+ Có vịnh đổ xe cho xe vào đón, trả hành khách.

+ Có mái che, ghế ngồi cho hành khách.

+ Có thông tin về xe cho hành khách (Bản đồ lộ trình tuyến, biểu đồ chạy xe của tuyến,thời gian xe có tại các điểm dừng, biểu đồ mạng lưới tuyến,…)

+ Việc thiết kế bệ xe buýt và các điểm dừng đỗ cần phải tính đến việc thuận lợi cho hànhkhách là cao tuổi, trẻ em và người tàn tật sử dụng dịch vụ xe buýt Về thiết kế của xe hiện tạitrên tuyến có thể chưa thay đổi được nhưng có thể thiết kế bậc lên xuống cao tai các điểmdừng đổ.

+ Tuy nhiên không nhất thiết điểm dừng đỗ nào cũng phải có nhà chờ, tùy thuộc vào nhucầu, vị trí, lượng hành khách, diện tích đất tại vị trí điểm dừng mà có xây dựng nhà chờ haykhông Tùy thuộc vào không gian đặt nhà chờ, mà ta chọn kiểu dáng nhà chờ cho phù họp vớikhông gian

3.3.2 Giải pháp cải thiện phương thức truyền tin

Với các phương thức truyền tin trên tuyến hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu thông tin chohành khách Các phương tiện truyền tin đó với nội dung thông tin chỉ mang tính cố định vìvậy cần phải xây dựng một phương thức truyền tin khác để hành khách có thể truy cập thôngtin một cách dễ dàng hơn Cụ thể:

- Thiết kế lại phương tiện cung cấp thông tin truyền thống: Bản đồ, sách hướng dẫn đi xebuýt,

- Cần xây dựng bảng điện tử tại nhà chờ, trên phương tiện hoặc tại những nơi dễ tiếp cậnnhất của hành khách.

- Cần có hệ thống thông tin, phương tiện nghe nhìn trên xe buýt, tại các trạm dừng đỗ vàtại các trạm dừng đỗ để phục vụ theo dõi hoạt động của xe buýt.

Trang 10

Cần bổ sung các thông tin về giá vé, giãn cách chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến trênbản đồ, sách hướng dẫn đi xe buýt, báo chí Đây là phương tiện có tính đại chúng cao, khảnăng phổ cập thông tin tới người dân rất nhanh chóng Tuy nhiên bản đồ mới chỉ dừng lại mớichỉ thiết kế ở dạng truyền thống và thông báo thay đổi trong dịch vụ buýt Các thông tin kháctrên tuyến chưa được cung cấp đầy đủ Vì vậy bản đồ cần được thiết kế hướng tới đối tượngsử dụng Không nên đem tất cả các thông tin vào một bản đồ vì như thế kích thước sẽ rất to vàkhó sử dụng Đối với học sinh, sinh viên bản đồ cần được thiết kế nhỏ gọn với sự tập trungchủ yếu với các điểm vui chơi, giải trí, trường học, các điểm chuyển tuyến Đối với công nhânviên lao động, bản đồ cần ghi rõ các điểm dừng đỗ, giá vé từng chặng, thông tin về vị trí cáccơ quan, công ty Do đó bản đồ cần có thêm thông tin về giãn cách chạy xe của tuyến 34, giávé Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao trên tuyến của hành khách.

a, Tại điểm dừng và các điểm trung chuyển

 Giải pháp1: Lắp đặt bảng điện tử tại nhà chờ

Bảng điện tử tại nhà chờ là một trong các phương tiện đem lại lợi ích trực tiếp cho hànhkhách Đồng thời nó cũng nâng cao chất lượng phục vụ Hệ thống bảng điện tử này cho phépthông báo với hành khách các thông tin cần thiết về xe buýt sắp tới, tuyến đường đang đi vàtình trạng giao thông Đây là các thông tin rất cần cho hành khách khi chờ xe buýt hoặc giảmthời gian chờ đợi sau mỗi lần chuyển tuyến, là những thông tin đã được tính toán và lựa chọnkhá cẩn thận nên có độ chính xác tương đối cao.

Việc triển khai các phương tiện này dựa trên khả năng kết nối về trung tâm lưu trữ và xử lýdữ liệu Dựa trên số liệu thu nhận từ các thiết bị lắp đặt trên đưòng, đặt trên xe buýt, các phầnmềm mô phỏng giả lập các thông tin sẽ được truyền và thông báo trên bảng điện tử này Đâylà một quá trình triển khai đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ cho công nghệ vốn và đầu tư banđầu Tuy nhiên những lợi ích mà nó đem lại là rất lớn.

Hình 3.5 Ví dụ về biển báo màu với đầy đủ thông tin

Ngày đăng: 08/10/2012, 08:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2020 - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
Bảng 3.2 Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2020 (Trang 3)
khách trên tuyến 44, (Hình 3.4) - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
kh ách trên tuyến 44, (Hình 3.4) (Trang 7)
Hình 3.3. Tham khảo biển báo điểm dừng xe buýt cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách (Tại điểm trung chuyển Cầu Giấy) - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
Hình 3.3. Tham khảo biển báo điểm dừng xe buýt cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách (Tại điểm trung chuyển Cầu Giấy) (Trang 8)
 Giải pháp1: Lắp đặt bảng điện tử tại nhà chờ - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
i ải pháp1: Lắp đặt bảng điện tử tại nhà chờ (Trang 10)
Hình 3.6 Ví dụ về bảng điện tử màu tại điểm dừng đỗ thay thế biển báo truyền thống - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
Hình 3.6 Ví dụ về bảng điện tử màu tại điểm dừng đỗ thay thế biển báo truyền thống (Trang 11)
Sau khi lắp đặt bảng điện tử tại các nhà chờ trên tuyến tại các điểm trung chuyển mà tuyến đi qua thì thông tin mà phương tiện này cung cấp cho hành khách khá đầy đủ đem lại cho hành  khách cảm giác thoải mái hơn - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
au khi lắp đặt bảng điện tử tại các nhà chờ trên tuyến tại các điểm trung chuyển mà tuyến đi qua thì thông tin mà phương tiện này cung cấp cho hành khách khá đầy đủ đem lại cho hành khách cảm giác thoải mái hơn (Trang 11)
Hình 3.8 Ví dụ về trạm thông tin cho hành khách - Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
Hình 3.8 Ví dụ về trạm thông tin cho hành khách (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w