1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giới thiệu về Thạch quyển

36 851 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Đa số các nhà khoa học cho rằng hoạt động của núi lửa là cơ sở để hình thành lớp trên cùng của thạch quyển.

Trang 2

• Các khoáng vật là hợp chất silicat (Al,Si,O,H) của

Ca, Na, K, Fe…

• Ngoài ra còn có các hợp chất oxyt, sunphat,

photphat, sunphua hình thành các khoáng vật

quặng,

• Các vật chất thuộc nhóm hữu cơ hình thành các

đá hữu cơ như than đá, san hô…

Trang 3

Một số loại đá chính

Sự di chuyển vật chất trong thạch

quyển và hoàn lưu của đá

Sự di chuyển vật chất:

Kiểu di chuyển vật lý: các đá được hình thành trước,

khi lộ ra bề mặt bị phá huỷ bởi quá trình ngoại

sinh (phong hoá, nước, gió) thành mảnh vụn,

được nước và gió di chuyển đi nơi khác

Kiểu di chuyển hóa học: vật chất dưới tác động của

hoá học biến thành các dung dịch -> theo dòng

nước di chuyển, tích tụ biến đổi thành đá…

Kiểu di chuyển sinh vật: sinh vật có khả năng tổng

hợp các nguyên tố hoá học thành các hợp chất

hữu cơ trong cơ thể Khi chết, được tích tụ lại

tạo thành đá có nguồn gốc hữu cơ

Trang 4

II.2 Nguồn gốc thạch quyển và thuyết kiến

tạo

Đa số các nhà khoa học cho rằng hoạt động của núi lửa là cơ sở để

hình thành lớp trên cùng của thạch quyển (vỏ Trái Đất) Bề mặt ban

đầu của Trái Đất khi mới hình thành là mặt Mohorovisic, phần trên cùng

của Manti

Trang 5

Trong suốt thời gian phát triển, mỗi năm hoạt

động của núi lửa đưa lên bề mặt đất khoảng

3 tỷ tấn vật chất

Các châu lục và đại dương

Trang 6

Thuyết kiến tạo

1 Thuyết kiến tạo mảng

2 Cơ chế hoạt động của các kiểu ranh giới

mảng :

1 Cơ chế phân kỳ

2 Cơ chế hội tụ

1 Thuyết kiến tạo mảng

– Do nhà địa vật lý người Đức A.Wegener

đưa ra vào năm 1915

– Ra đời theo quan điểm động: Các mảng

kiến tạo nhẹ, nổi lên trên một lớp vật chất

quánh dẻo thuộc phần trên của lớp Mati

Chúng không đứng yên mà dịch chuyển

do hoạt động dòng đối lưu vật chất quánh

dẻo và nhiệt độ cao ở lớp Mati

– Trong khi dịch chuyển các mảng kiến tạo

có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc

hút chờm lên nhau

– Chính những hoạt động dịch chuyển này

là nguồn gốc của những hoạt động chủ

yếu trong lịch sử phát triển của vỏ trái đất

Cuối cùng tạo ra các đới, các dải núi …

Trang 7

Các nhà địa chất chấp nhận các hệ thống đối lưu nhiệt là quá

trình cơ bản gây nên sự chuyển động của các mảng

Tuổi của vỏ đại dương (màu đỏ trẻ nhất)

Trang 8

Sự di chuyển ngang của các

» Hội tụ đại dương – đại dương:

» Đại dương – lục địa

» Lục địa – lục địa

– Chuyển dạng

Trang 9

- Cơ chế phân kỳ:

Các mảng tách giãn và vỏ đại dương mới được hình

thành

Hình thành các sống núi đại dương, hiếm hơn cũng

gặp trên lục địa dưới dạng thung lũng rift

Trong nội bộ mảng ở lục địa, quá trình tách giãn

hình thành các trũng địa hào và các vùng cao nằm

kề địa hào địa luỹ

Tách giãn trong nội bộ các mảng

Trang 10

3 Cơ chế hoạt động của các kiểu ranh giới

mảng

• Hội tụ:

– Trong cơ chế hội tụ các mảng tiến ngược chiều sáp lại

với nhau theo cơ chế nén ép gồm 3 loại:

– Cơ chế hút chìm:

– Cơ chế chờm trượt: 1 phần vỏ đại dương không chúi

xuống mà phủ chờm lên vỏ lục địa, luôn hướng về phía lục địa, biên độ phủ chờm có thể đạt tới 100km

– Cơ chế xô húc: xô húc lục địa với lục địa, 2 cung đảo,

hoặc cung đảo với lục địa Quá trình trượt ngang phát triển phong phú (hàng trăm km), thường kèm theo các trận động đất lớn, có khi ở xa đới đụng độ

Ở những vùng hai mảng thạch quyển va chạm nhau vỏ

trái đất sẽ được nâng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gãy

1-Quyển mềm; 2-Thạch quyển; 3-Điểm nóng; 4-Vỏ đại

dương; 5-Mảng hút chìm; 6-Vỏ lục địa; 7-Đới tách giản

trên lục địa; 8-Ranh giới mảng hội tụ; 9-Ranh giới

mảng phân kỳ; 10-Ranh giới mảng chuyển dạng;

11-Núi lửa dạng khiên; 12-Sống núi giữa đại dương; 13-Ranh giới mảng hội tụ;

14-Núi lửa Strato; 15-Cung đảo núi lửa; 16-Mảng 17-Quyển mềm; 18-Rãnh đại dương

Trang 11

Các đứt gãy:

Đứt gãy thuận

Đứt gãy nghịch

Trang 12

3 Cơ chế hoạt động của các kiểu ranh giới

mảng:

• Chuyển dạng:

– Các mảng trượt ngang, song song với hướng chuyển động

của mảng

– Thạch quyển không được sinh ra và cũng không bị phá hủy

– Nhưng chuyển động mảng diễn ra trong đới đá bị vỡ gãy

mạnh mẽ Động đất nhiều ví dụ như ở dãy San Andreas ở

California

II.3 Địa hình bề mặt thạch quyển

Địa hình

Là tập hợp các dạng lồi, lõm và bằng phẳng trên bề

mặt thạch quyển của Trái Đất hoặc của một khu vực

nhất định, có kích thước, nguồn gốc phát sinh, tuổi và

Trang 13

1 Một số khái niệm cơ bản

• Dạng địa hình và yếu tố địa hình:

Dạng địa hình (đồi, núi, yên ngựa ): là tổng hợp các yếu tố địa hình

tạo nên hình dạng của địa hình: dạng địa hình đơn giản và dạng địa

hình phức tạp

Yếu tố địa hình: là các bề mặt, các đường, các điểm của một dạng địa

hình nhất định (Đồi có đỉnh, sườn )

Kiểu địa hình: Tập hợp các dạng địa hình một cách có quy luật, có mối

quan hệ mật thiết về nguồn gốc phát sinh và cùng tồn tại trên một

khoảng không gian nhất định

• Hình thái địa hình: Hình thái địa hình là diện mạo bên ngoài

của các yếu tố địa hình Có hai thông tin về hình thái:

– Hình thái mô tả: bao gồm những đặc điểm chung các yếu

tố bên ngoài như độ cao khái quát, hình dạng bề mặt đỉnh,

độ dốc sườn, hình khối, kiểu sắp xếp v.v

– Trắc lượng hình thái: là những thông tin định lượng của

các dạng địa hình

• Tuổi địa hình:

– Tuổi tương đối: tương đối trong thời đại nào, niên đại nào

– Tuổi tuyệt đối:được xác định bằng số năm cụ thể theo

phân tích đồng vị

• Nguồn gốc địa hình:

– Các quá trình nôi sinh: là các quá trình hình thành địa hình

liên quan đến các nguồn nhiệt tạo ra trong thạch quyển

– Các qúa trình ngoại sinh: Là các quá trình tạo địa hình diễn ra

trên bề mặt hoặc ở độ sâu không lớn lắm của thạch quyển

Nguồn năng lượng ở đây chủ yếu là mặt trời và sự phân dị trọng

lực của vật chất

Trang 14

Địa hình bề mặt Trái Đất

2 Địa hình lục địa

A Địa hình kiến tạo:

Được hình thành chủ yếu do các quá trình

nội sinh

B Địa hình bóc mòn-bồi tụ: được hình

thành do các quá trình ngoại sinh

Trang 15

A Địa hình kiến tạo

1 Miền núi

2 Đồng bằng

3 Trung du

1 Miền núi – Núi là dạng địa hình có độ cao tương đối trên 200m so với các

địa hình tạo mặt bằng xung quanh

– Miền núi là tập hợp của nhiều vùng núi, phân bố trên diện rộng

– Địa chất: miền núi được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc địa chất, có

các đá tuổi khác nhau của vỏ lục địa được nâng cao trên mặt

nước biển hoặc đồng bằng lân cận

– Hình thái: có sự phân biệt rõ nét: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung

lũng sâu, độ cao thay đổi mạnh trên những khoảng cách không

lớn.Ngoài địa hình dương, còn có địa hình âm (thung lũng, bồn

địa) tạo ra sự chênh lệch độ cao tương đối lớn: hàng

100-1000m

– Trên thế giới núi chiếm 36% diện tích lục địa, ở VN núi chiếm

75% diện tích đất liền

• Miền núi được hình thành do:

– Va chạm giữa các mảng, tách giãn giữa các mảng, tách giãn

trong nội bộ các mảng, …

Trang 16

• Cao nguyên: là những vùng rộng lớn trên lục địa có độ cao từ vài

trăm m hoặc lớn hơn so với mực nước biển, tạo vách rõ với các

vùng xung quanh, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng, cấu trúc địa

chất đơn giản với các lớp đá trầm tích nằm ngang hoặc đá phun

trào: Cao nguyên Mộc châu; Kôn Hà Nừng tỉnh Kôn tum; Pleiku tỉnh

Gia Lai, Bảo Lộc, Di linh tỉnh Lâm Đồng,… phủ đá Bazan

• Bình sơn nguyên: Là các cao nguyên được nâng cao trên 1000m,

địa hình chia cắt mạnh mẽ, hình thành các bề mặt đỉnh tương đối

bằng phẳng, xen kẽ các thung lũng sâu, sườn dốc

• Sơn nguyên: Những bộ phận lớn trên lục địa bao gồm các dãy núi,

khối núi, cao nguyên, bình sơn nguyên và các lòng chảo bằng

phẳng xen kẽ VD: Tây nguyên

– Không có một độ cao tuyệt đối nào được công nhận

dùng làm ranh giới phân biệt giữa núi trung bình và

núi thấp

– Núi thấp là những núi có độ cao tuyệt đối dưới

1000m, độ cao tương đối không quá vài trăm mét,

sườn thoải, các đai cao không có hoặc biểu hiện

không rõ

– Đồi :

• Là dạng địa hình dương, kích thước không lớn , đường nét

mềm mại, có dạng vòm thoải kế tiếp nhau kiểu bát úp, kéo

dài với độ cao tương đối không vượt quá 200m

• Ví dụ: Những dãy đồi trên cao nguyên Tả Phình, Xin Chải

thuộc Tây Bắc, cao nguyên Đồng Văn vùng Đông Bắc

Trang 17

2 Đồng bằng

- Đồng bằng là dạng địa hình tương đối bằng

phẳng với diện tích đáng kể (từ vài km2)

- Độ cao tuyệt đối không lớn

- Độ cao tương đối giữa các bộ phận không đáng

kể

- Miền đồng bằng: Là những khu vực rộng lớn,

trong đó bao gồm nhiều đồng bằng có nguồn

gốc phát sinh hoặc cấu tạo địa chất khác

nhau

Trang 18

- Phân loại đồng bằng:

Theo độ cao:

Đồng bằng thấp: có độ cao từ vài mét tới vài chục mét

Đồng bằng cao: có độ cao đến vài trăm mét

Theo điều kiện hình thành:

- Hình thành trong chế độ nền: Điều kiện kiến tạo tương đối yên ả

- Hình thành trong chế độ kiến tạo động:

Theo tuổi: Đồng bằng nền mới và đồng bằng nền cổ

Tính phân đới theo chiều ngang của địa hình đồng bằng:

Đới địa hình băng hà;

Đới địa hình khí hậu ôn hòa,

Đới địa hình khí hậu khô,

Đới địa hình khí hậu nóng ẩm

3 Trung du

– Là khu vực mang tính chất chuyển tiếp giữa

miền núi và đồng bằng cả về vị trí lẫn hình

thái

– Vùng gồm nhiều đồi thấp xem lẫn với các

thung lũng rộng Vd: các dải đất cao ven sông

của đồng bằng Bắc bộ

Trang 19

B ĐỊA HÌNH BÓC MÒN- BỒI TỤ

Là các dạng địa hình tạo nên do quá trình ngoại lực là chính

1 Tác nhân:

– là các yếu tố của khí quyển, thủy quyển, sinh quyển

– Năng lượng trực tiếp hay gián tiếp của các tác nhân này là

bức xạ mặt trời

– Nguồn năng lượng thứ hai là nội lực

B ĐỊA HÌNH BÓC MÒN- BỒI TỤ

2 Cơ thức: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

Phong hóa: quá trình làm vỡ nhỏ hay làm thay đổi thành

phần khoáng vật và thành phần hóa học của đá trong điều

kiện nhiệt độ và áp suất thường: phong hóa vật lý, phong hóa

hóa học, phong hóa sinh học

Bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực tác dụng làm di

dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí vốn có của nó: xâm

thực- bóc mòn do nước chảy; mài mòn – bóc mòn do nước

biển; thổi mòn – bóc mòn do gió

Vận chuyển: là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn: có thể do

trọng lực (trượt lở), hoặc gián tiếp do các tác nhân nào đó:

gió, nước, …

Bồi tụ: giai đoạn kết thúc của quá trình vận chuyển

Các quá trình bóc mòn và bồi tụ đều hướng tới sự san bằng địa

hình, hình thành những bề mặt san bằng trong những điếu

kiện địa chất và khí hậu tương đối ổn định

Trang 20

d Địa hình các miền khí hậu khô hạn

e Địa hình miền bờ biển

f Địa hình băng hà

3 Các quá trình

a Các quá trình sườn:

Sự di chuyển của vật liệu trực tiếp dưới tác dụng của trọng

lực Quá trình này xảy ra trên diện rộng và còn được gọi

là chuyển dịch theo khối

Nguyên nhân của chuyển động:

– Tăng khối lượng

– Thay đổi thể tích

– Tác động của sinh vật

Trang 21

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển động:

• Độ dốc: sườn càng dốc thì chuyển dịch của vật liệu càng nhanh

• Tính gắn kết: đá kém gắn kết, vật liệu có thể di chuyển tương đối

dễ dàng

• Tính ma sát:

• Tầm quan trọng của thực vật

Các kiểu di chuyển:

• + Di chuyển nhanh: trượt đất, lở đất:

• + Kiểu di chuyển chậm: kiểu di chuyển chậm là di chuyển với tốc độ

rất nhỏ, khó nhận thấy nhưng lại rất phổ biến vì nó xảy ra trong

lớp vỏ phong hoá của tất cả các sườn với độ dốc rất khác nhau Di

chuyển chậm bao gồm trượt ngắn, sự đập của giọt mưa, hiện tượng

rửa trôi trên mặt v.v

• Các sản phẩm bị xâm thực được mang đi bằng con

đường hoà tan cơ học Đó là tác dụng vận chuyển của

dòng nước Quá trình này có thể là bồi tụ

• Có thể chia địa hình nước chảy thành địa hình do các

dòng thường xuyên và địa hình do các dòng tạm thời

tạo thành

Trang 22

Địa hình do các dòng tạm thời tạo thành

• Các bộ phận của địa hình do các dòng chảy tạm thời

hình thành:

– Bồn thu nước (lưu vực)

– Kênh dẫn nước

– Nón phóng vật

• Các giai đoạn phát triển dọc của khe rãnh:

Rãnh nông – mương xói – Khe rãnh – máng xói

Địa hình do dòng chảy thường xuyên tạo thành

• Dòng nước chảy quanh năm được gọi là dòng chảy

thường xuyên (sông suối) Sông suối cũng có tác dụng

xâm thực, vận chuyển và bồi tụ để tạo thành thung lũng

sông và đồng bằng châu thổ

Trang 23

Thung lũng sông: Là dạng địa hình âm kéo dài do xâm

thực của dòng nước thường xuyên, có hướng dốc phù

hợp với hướng dòng chảy Thung lũng có trắc diện dọc

trắc diện ngang

• Trắc diện dọc (mặt cắt dọc sông): Là điểm nối tất cả các

điểm thấp nhất của thung lũng Điểm cuối cùng được gọi

Trang 24

Trắc diện ngang: Là giao tuyến của thung lũng sông với

mặt phẳng thẳng đứng cắt ngang thung lũng

• Trong trắc diện ngang: sườn và đáy thung lũng

• Giữa 2 chân sườn là đáy thung lũng:

• Đáy thung lũng được chia thành lòng sông và bãi bồi

• Lòng sông: phần diện tích thường xuyên có dòng chảy

• Bãi bồi: Là bộ phận tương đối rộng và phẳng của đáy

sông, chỉ bị ngập nước vào mùa lũ

– Bãi bồi hình thành như thế nào? Cấu tạo bãi bồi.Trạch ven lòng

Lạch trũng ven sông, phần trung tâm

– Sự dịch chuyển uốn khúc của sông theo chiều dọc sông

• Thềm sông: Bãi bồi không còn bị ngập nước ngay cả

trong mùa lũ

Sự hình thành khúc uốn và bãi

bồi ven sông

Trang 25

Khúc uốn sông

Trang 26

Đồng bằng châu thổ

Phù sa sông ra đến biển nói chung sẽ lắng đọng

lại do hai nguyên nhân: đối với các hạt vụn, đó

là sự giảm dần đến mức triệt tiêu của động năng

dòng nước; còn đối với phù sa lơ lửng thì đó là

sự thay đổi thành phần hoá học của nước sông

khi hoà cùng nước biển

• Trong những điều kiện thuận lợi nhất định, phù

sa lắng đọng đó sẽ tạo thành châu thổ

• Những điều kiện thuận lợi đó là:

– lượng phù sa của sông lớn;

– khu vực gần cửa sông nông;

– sóng biển nhỏ và thuỷ triều yếu

Trang 27

• Châu thổ hình mỏ chim

• Châu thổ hình chân chim

• Châu thổ hình quạt hay tam giác châu

• Châu thổ hình quạt hay tam giác châu : tạo

thành ở những vùng biển rất rộng Trong điều

kiện này, cửa sông bị lấp đầy phù sa một cách

nhanh chóng tạo thành một đảo chắn giữa dòng

chảy Đảo này chia sông chính thành hai nhánh,

rồi các nhánh có thể bị phân nhỏ hơn nữa theo

cách trên Phù sa cứ lấn dần ra biển tạo thành

một khu vực tam giác, đỉnh hướng về phía đất

liền từ đó mà có tên gọi tam giác châu

Trang 28

c Địa hình cacxtơ

• Địa hình cacxtơ là địa hình liên quan đến sự lưu

thông của nước trong các đá dễ hoà tan

1 Tác nhân: 3 quá trình hình thành

+ Ăn mòn là sự hoà tan gây ra do nước và cacbondioxit có

trong nước

+ Xâm thực là sự phá huỷ bằng con đường cơ học của nước

+ Phong hoá sinh hoá học là sự phá huỷ đá bằng những axit

hữu cơ liên quan với các hoạt động sinh sống của sinh vật

2. Các điều kiện chủ yếu để xuất hiện địa hình cacxtơ liên

quan tới sự có mặt của đá dễ hoà tan và nước ở thể lưu

động

3 Các dạng địa hình cacxtơ trên mặt

Là dạng thấy được từ bên ngoài

Địa hình âm:

• Caren: Caren là những dạng địa hình âm sâu vài centimet đến vài

mét, được hình thành nhờ quá trình ăn mòn xảy ra trên những khe

nứt hay trên những chỗ hơi thấp xuống của bề mặt địa hình

• Lũng cacxtơ (hay phễu cacxtơ) là những dạng lòng chảo gần tròn

hay bầu dục, đường kính từ vài mét đến hàng chục mét và sâu từ

2-4m đến 40-50m

• Máng cacxtơ hay lũng hình máng là những chỗ trũng với nhiều hình

dạng khác nhau: tròn, bầu dục hay hình lá cắt Chúng có đường

kính khoảng 500-1000m, sâu khoảng 100m

• Cánh đồng cacxtơ là dạng địa hình âm lớn nhất, rộng 7-10km, dài

30km Ở rìa của các cánh đồng cacxtơ thường có các nguồn nước

cacxtơ, chúng tập hợp lại thành suối , thậm chí thành sông chảy vào

cánh đồng để rồi lại mất đi trong các hố hút nước ngay trên cánh

đồng hoặc rìa đối diện

• Giếng cacxtơ là hố sâu tự nhiên và hang thẳng đứng: Giếng cacxtơ

có thể có các nguồn gốc sau: mở rộng tường khe nứt do hoà tan,

sụt trần các hang nằm ngang hoặc các sông ngầm

Ngày đăng: 08/10/2016, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w