II. Thực trạng của QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hiện nay
4. Đánh giá công tác QTCL của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm 1 Ưu điểm
4.1. Ưu điểm
Công tác QLCL được coi trọng và đã được phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Cùng với sự đổi mới kỹ thuật và công nghệ các nhà sản xuất cũng như nhà quản lý thấy được vai trò của quản lý chất lượng trong nền kinh tế. Họ đã tìm cách tổ chức việc quản lý chất lượng theo đúng hướng thông qua những việc cụ thể.
+ Tìm hiểu thị trường - tìm hiểu nhu cầu thay đổi nhận thức về khách hàng và người cung ứng. Các kế hoạch và người cung ứng cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Định ra những chính sách để điều hành QLCL tìm ra phương thức thích hợp để QLCL như TQM, ISO, HACCP, 5S và số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000, GMP, HACCP ngày càng tăng đặc biệt những năm gần đây:
Ta có số liệu như sau:
Năm Số lượng doanh nghiệp áp dụng ISOO 9000 2000 156 2003 1200 2004 1500 2005 2000 2007 2600 2008 5000
+ Hoạt động quản trị chất lượng hiện nay đã có sự quan tâm thật sự của các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp vì thế hoạt động chất lượng được tiến hành ở nhiều cấp bậc khác nhau trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tăng cường quản lý chất lượng thông qua áp dụng mô hình quản lý chất lượng mà còn đi xa hơn là biến hoạt động chất lượng thành phương châm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đa phần được thông qua việc chú trọng đến đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp đã xác định trong hệ thống nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi nắm bắt được nhu cầu thị trường thì đổi mới công nghệ ở nước ta còn thua kém nhiều so với thế giới nên để chất lượng được nâng cao cùng mặt bằng với chất lượng một số nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta phải đổi mới công nghệ. Đi song song với đổi mới công nghệ là các giải pháp quan trọng khác liên quan trực tiếp đến đảm bảo chất lượng sản phẩm như nghiên cứu thiết kế sản phẩm phù hợp với thị trường, nâng cao thông số kỹ thuật tăng giá trị sử dụng, đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng vì sự tiện lợi an toàn, thẩm mỹ xác định nâng cao trách nhiệm là nhiệm vụ của mọi người do đó phân công công việc cụ thể phù hợp với khả năng để phát huy tối đa năng lực của người lao động.
+ Bên cạnh những doanh nghiệp lớn quan tâm nghiên cứu tìm hiểu mô hình kỹ thuật và phương thức quản lý chất lượng hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân với quy mô sản lượng hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân với quy mô sản xuất vừa và nhỏ cũng thực hiện công tác liên quan đến chất lượng qua các khâu mua bán nguyên vật liệu, kiểm soát các sản phẩm trong quá trình sản xuất.
+ Số lượng các DNCNVN tham gia các hội thảo, hội nghị tập huấn do nhà nước hoặc các tổ chức nước ngoài thực hiện ngày càng tăng.
+ Hoạt động QLCL của Việt Nam đã hoà nhập bước đầu với thế giới thông qua việc tiếp cận các hệ thống QLCL tiên tiến như quan niệm quản lý chất lượng toàn diện, chất lượng và trình độ quản lý, xu hướng QLCL vì con người.
Những sự thay đổi tích cực đó đã đưa đến những thành công ban đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng hệ thống QLCL.
Sau đây là ví dụ cụ thể:
CÔNG TY KINH ĐÔ: CHẤT LƯỢNG LÀ VÀNG.
CTCP Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tiên công nghệ một cách tốt nhất để đáp ứng nhu câu thị trường trong một ngành rất nhạy cảm đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Công ty mở rộng xuất khẩu ra thế giới và thành công lớn. Trong khi đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trong nước.
Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Cùng với việc vốn điều lệ được nâng lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô. Đây là một thành công lớn của tập thể và các thành viên của công ty, chứng tỏ rằng ban lãnh đạo của công ty đã nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quản trị chất lượng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's.
Có được những thành công đó hẳn là những mơ ước của những công ty thực phẩm của Việt Nam, chứng tỏ cái nhìn đúng đắn của ban lãnh đạo công ty về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản trị chất lượng sản phẩm của ban lãnh dạo công ty.
4.2. Nhược điểm
Hoạt động QLCL trong một số doanh nghiệp còn mang tính tự phát thiếu sự nghiên cứu và định hướng khoa học.
Một số doanh nghiệp còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình quản lý chất lượng.
Sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam trong hệ thống chất lượng chưa đồng bộ. Trong đó:
+ Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh trong sự hiểu biết khá sâu sắc về hệ thống TQM, HACCP, ISO, GMP… và phần lớn các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO hiện nay đều thuộc loại này.
+ Các doanh nghiệp nhà nước có sự hiểu biết nhất định về các HTCL. Nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu đạt ISO 9000 hoặc triển khai TQM. Tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này do đang có lợi thế độc quyền về sản xuất kinh doanh.
+ Các doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ở địa phương xa còn rất hạn chế trong sự hiểu biết và áp dụng các hệ thống chất lượng.
Một số doanh nghiệp chỉ coi trọng vấn đề được cấp chứng chỉ chất lượng mà áp dụng như một phong trào mang tính đối phó không đi sâu vào bản chất của quản trị chất lượng.
Do không đủ năng lực và trình độ một số doanh nghiệp đã thực hiện làm hàng nhái bắt chước. Họ không tự tìm cho mình một đường đi thích hợp mà lợi dụng sự uy tín của một người khác để đánh lừa người tiêu dùng còn chất lượng thực sự của họ về sản phẩm họ không quan tâm.