1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của NÔNG dân TỈNH NAM ĐỊNH TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HIỆN NAY

105 421 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 626,5 KB

Nội dung

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng, là yêu cầu bức thiết, bước đi có ý nghĩa quyết định đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển khu vực này. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng đã có nhiều Nghị quyết liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn như Nghị quyết TW2, TW4, TW6 (lần 1) khoá VIII; Nghị quyết của Bộ chính trị (11 1998); Nghị quyết TW7 khoá X năm 2008.

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Ban Chấp hành Trung ương BCHTW

Chương1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI

TRÒ NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

Trang 2

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY 111.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

và vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

1.2 Thực trạng vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn hiện nay và một số vấn đề đặt ra 33

Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

PHÁT HUY VAI TRÒ NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY

572.1 Phương hướng phát huy vai trò nông dân tỉnh Nam Định

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

2.2 Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò nông dân tỉnh

Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay 62

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trươnglớn của Đảng, là yêu cầu bức thiết, bước đi có ý nghĩa quyết định đưa nôngnghiệp, nông thôn phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập chongười lao động, tạo tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Quátrình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự pháttriển nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn

để đẩy nhanh sự phát triển khu vực này Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng đã cónhiều Nghị quyết liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn như Nghịquyết TW2, TW4, TW6 (lần 1) khoá VIII; Nghị quyết của Bộ chính trị (11 -1998); Nghị quyết TW7 - khoá X năm 2008

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giai cấp nôngdân có vai trò rất to lớn Bởi nông dân là lực lượng nòng cốt, là chủ thểtrực tiếp thực hiện những nhiệm vụ của quá trình này Nông dân là độnglực phát triển của nông nghiệp, nông thôn Những thành tựu đạt đượctrong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônvừa qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có đóng góp rấtlớn của nông dân

Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có nhiềutiềm năng để phát triển Những năm qua cùng với những thành tựu chungtrong quá trình đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ởNam Định đạt được nhiều thành tựu quan trọng Là một bộ phận của giai cấpnông dân Việt Nam, cùng với sự phát triển của đất nước, nông dân tỉnh NamĐịnh không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đã và đang phát huy mọi tiềm năngcủa tỉnh, đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh

và bền vững của tỉnh Sự lớn mạnh của nông dân tỉnh là điều kiện tiên quyết

Trang 4

bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theođịnh hướng XHCN ở Nam Định

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông thôn

ở Nam Định vẫn còn những hạn chế, yếu kém Nền kinh tế vẫn mang nặngdấu ấn sản xuất nhỏ, độc canh cây lúa là chủ yếu Đời sống của người nôngdân vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, những vấn đề chính trị, xã hội nhưhiện tượng nông dân mất đất sản xuất, hiện tượng phân hoá giàu nghèo, tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, gây mất ổn định vềtrật tự an ninh ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn ra đang ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống của người nông dân và tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh chính trị –

xã hội Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyênnhân cơ bản là do vai trò chủ thể của người nông dân ở đây chưa được phát huycao độ Vì vậy, phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định hiện nay không chỉ là vấn đề tất yếu kháchquan mà còn là đòi hỏi bức thiết của chính sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung

và phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Nam Định nói riêng

Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề nông dân và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đóng vai tròquan trọng, có ý nghĩa chiến lược bảo đảm cho thắng lợi của cách mạngXHCN nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng Vì vậy, vấn đề này đượcnhiều ngành, nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài quân đội, cả trong nước vàngoài nước nghiên cứu Ở trong nước, các công trình đã đề cập đến vấn đềnông nghiệp, nông dân, nông thôn trên các mặt, các góc độ khác nhau

Trang 5

Trong công cuộc đổi mới, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dânluôn được quan tâm, đề cập qua các kỳ Đại hội Đảng và được cụ thể trongnhiều Nghị quyết như Nghị quyết TW2, TW4, TW6 (lần 1), TW7 khoá VIII;

Nghị quyết của Bộ chính trị (11 - 1998) Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết TW5 khoá IX với chuyên đề Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010;

gần đây là Nghị quyết TW7 khoá X (2008) đã thể hiện rõ quá trình hìnhthành, bổ sung, phát triển và hoàn thiện chủ trương, chính sách về CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và chính sách đối với nông dân

Dưới góc độ nghiên cứu về kinh tế - xã hội nông thôn có các công trình

như: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010” của tác giả Trần Ngọc Bút, Nxb CTQG, Hà Nội, (2002); Công trình nghiên cứu: “Phát triển nông thôn” của Phạm Xuân

Nam, Nxb Khoa học xã hội (1997) nghiên cứu về nông thôn dưới khía cạnhdân số và kế hoạch hoá gia đình, lao động và tạo việc làm ở nông thôn,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sử dụng và quản lý tài nguyên: đất

và nước, sự phân tầng xã hội và việc xoá đói, giảm nghèo

Gần đây có các công trình: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới” của Tiến sĩ Lê Quang Phi, Nxb

CTQG, Hà Nội, (2007) Nội dung của cuốn sách bước đầu làm rõ sự lãnh đạocủa Đảng trước yêu cầu khách quan của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn nước ta; tập trung vào tổng kết Đảng lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006; rút ra một số kinh nghiệmtrong quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;cung cấp một số tư liệu tham khảo về đổi mới đối với khu vực này

Một số công trình khoa học nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn như: “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn –

Trang 6

một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Hồng Vinh chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội (1998); “ Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” gồm 2 tập của Hội Khoa học Kinh tế Việt

Nam, Ban đào tạo và phổ biến kiến thức, Nxb CTQG, Hà Nội (1998);… Cáccông trình này đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn ở nước ta, nêu lên một số xu hướng biến đổi, vậnđộng của kinh tế nông nghiệp trong những năm đầu thế kỷ XXI, làm rõ nộidung, chủ trương, giải pháp chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nôngthôn

Nghiên cứu về nông dân có đề tài cấp bộ “Tác động của tâm lý làng,

xã trong việc xây dựng đời sống kinh tế – xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc

Bộ ở nước ta hiện nay” do Tiến sĩ Lê Hữu Xanh chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, “Những căn cứ lý luận và thực tiễn cấp thiết để thực hiện tốt liên minh công – nông – trí thức ở nước ta hiện nay” của Viện chủ nghĩa xã hội khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2001); “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn”, Nguyễn Tuấn

Dũng, Tạp chí Cộng sản, số 28 (tháng 10 – 2003); Các công trình trên đề cậpđến nhiều vấn đề khác nhau như đời sống vật chất, tinh thần, lối sống, phongtục tập quán, xu hướng biến đổi của nông dân, quyền làm chủ của người nôngdân và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao đời sống của người nôngdân trong quá trình CNH, HĐH đất nước

Các công trình như: “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này”, Nguyễn Văn Bảy Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội (2001); “Phát triển công nghiệp nông thôn – mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh

và bền vững nông nghiệp, nông thôn”, Nguyễn Đình Bích, Tạp chí Cộng

Trang 7

sản, số 17 (tháng 6 - 2003); “Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn ở nước ta”, Ngô Văn Giang,

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 303 (tháng 8 - 2003);… Các các trình khoahọc này đề cập các nội dung: Quan niệm, vai trò của CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn, vai trò của công nghiệp nông thôn trong CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam; hệ thống hoá những quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; nhữngvấn đề đặt ra, đề xuất những phương hướng, giải pháp trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn; mối quan hệ giữa CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ với củng cố, xây dựng, tăng cường sức mạnhphòng thủ ở khu vực này, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vàthế trận chiến tranh nhân dân

Một số Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ: “Sự chuyển hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Đức Hưởng, Hà Nội (1991); “Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Bùi Thị Thanh Hương, Hà Nội (2000); “Một vài suy nghĩ về vấn đề nông dân trong xây dựng chặng đường đầu tiên của thời

kỳ quá độ định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Luận văn thạc sĩ Triết học, của Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Hà Nội (1995); “Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Hải Dương hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Triết học của Phạm Văn Hiền (2009); “ Nông dân Tây Bắc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay” - Luận án tiến sỹ Triết học của Đỗ Ngọc Sơn (2009), trong

luận án này tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về vai trò nông dân Tây Bắc trongxây dựng nền QPTD giai đoạn hiện nay; đánh giá thực trạng vai trò nông dânTây Bắc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn hiện nay và làm rõnguyên nhân của thực trạng đó; từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát

Trang 8

huy vai trò nông dân Tây Bắc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạnhiện nay… Các đề tài này bước đầu đi nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo, đặcđiểm của giai cấp nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước, làm rõ xu hướngbiến đổi khách quan của giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo,trình bày một số phương hướng đưa giai cấp nông dân Việt Nam phát triển theođịnh hướng XHCN Các đề tài này tuy bàn đến đối tượng là nông dân nhưng chưa

đi sâu vào vai trò của nông dân cũng như việc phát huy vai trò của nông dân trong

sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân dưới các góc độ khác

như: “Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay từ nghiên cứu lý luận đến ứng dụng thực tiễn” của tác giả Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, 2002; tác giả Ngô Đức Thịnh, “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội

và vốn xã hội cho phát triển”, Tạp chí Cộng sản số 791, tháng 9 - 2008 với cách

tiếp cận nông thôn, nông dân Việt Nam mới đi từ các hình thức liên kết, các mạnglưới xã hội và vốn xã hội từ đó có thể phát hiện và khơi thông các nguồn lực nôngthôn vốn tiềm ẩn thành nguồn lực cho phát triển trong thời đại CNH, HĐH

“Những bài học kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ỏ cơ sở” của tác giả Tòng Thị Phóng, Tạp chí Cộng sản số 804 (tháng 10 - 2009),

đã khẳng định thông qua 10 năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở nhậnthức về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong đó có nôngdân đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tinh thần làm chủ và trách nhiệm thựchành dân chủ của nhân dân đã và đang trực tiếp giải quyết có hiệu quả nhiềuvấn đề đặt ra ở cơ sở

Về phía tỉnh Nam Định, những năm qua cũng có nhiều đề tài nghiên cứu ở

các lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: “Giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Nam Định” của Sở công nghiệp (2002); “Cấp uỷ đảng cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” của

Trang 9

Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ (2003); “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống” của Sở Văn hoá và Thông tin tỉnh (2004);

“Chương trình thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khoá X của tỉnh Nam Định” của

Tỉnh ủy Nam Định ( 2009)

Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, các bài báo khoahọc nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập

một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu đến vấn đề: Vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Vì vậy, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu độc lập, không trùnglặp với các công trình, luận văn, luận án đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò nông dântỉnh Nam Định trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gianqua, đề ra phương hướng, một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của họtrong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luân văn

+ Làm rõ về vai trò của nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay

+ Đánh giá thực trạng vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệpCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và một

số vấn đề đặt ra cần giải quyết

+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm pháthuy vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn hiện nay

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò nông dân tỉnh Nam Địnhtrong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu vấn đề vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sựnghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 2006 đến năm 2010

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giai cấp nôngdân và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trang 11

* Cơ sở thực tiễn của luận văn

Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hìnhthực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn ở tỉnh Nam Định trong những năm qua (từ năm 2006 đến năm2010), thông qua các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của các cơquan chức năng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, cùng kếtquả điều tra khảo sát thực tế của tác giả về vai trò nông dân tỉnh Nam Địnhtrong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

* Phương pháp nghiên cứu luận văn

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợpvới phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, hệ thống, so sánh, điềutra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

5 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy môn chủ nghĩa xãhội khoa học

- Luận văn cung cấp nguồn tư liệu để các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các

tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, nhất là ở cơ sở tham khảo trong quá trìnhlãnh đạo phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở địa phương mình

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY

1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay

1.1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định hiện nay

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay

Ở nước ta hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có vị trí quantrọng hàng đầu, tạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình CNH,HĐH đất nước, góp phần quan trọng giải phóng sức lao động dồi dào và nguồnđất đai rộng lớn ở nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ đượcđộc lập chủ quyền của đất nước Bởi nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn

đề chiến lược, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự ổn định và phát triểncủa đất nước, chiếm vị trí, vai trò to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốcXHCN CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế đơnthuần mà còn là vấn đề an sinh xã hội, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, thayđổi cơ cấu dân số nông thôn - thành thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thunhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn, làm cho thu nhập kinh tế khuvực nông thôn không chênh lệch quá xa so với khu vực đô thị, đảm bảo cho

sự nghiệp CNH, HĐH thành công Đảng ta khẳng định: “Công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [18, tr.94] Do vậy, tronggiai đoạn hiện nay nước ta cần tập trung trước tiên vào phát triển nông nghiệp và

Trang 13

nông thôn một cách toàn diện, đồng bộ nhằm tạo đà cho toàn bộ nền kinh tế tăng

trưởng nhanh và bền vững

Chủ trương, đường lối của Đảng ta về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Từ thực tiễn thế giới và đất nước, Đảng ta từng bước đề ra chủ trương,đường lối CNH, HĐH cho phù hợp Đại hội lần thứ VI đánh dấu sự nghiệpđổi mới toàn diện đất nước đã xác định: Trước hết là đổi mới về kinh tế, thựchiện ba chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trò hàng đầu của nông nghiệptrong việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm,nguyên liệu sản xuất tiêu dùng và hàng xuất khẩu Phấn đấu đưa nông nghiệpnước ta trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa Vănkiện Đại hội chỉ rõ: "Công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liềnvới sự phát triển một nền nông nghiệp toàn diện" [9, tr 40]

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng với

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”một lẫn nữa khẳng định rõ hơn quan điểm “phát triển nông, lâm, ngư nghiệpgắn với công nghiệp chế biến; phát triển toàn diện nông thôn và xây dựngnông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế

xã hội” [10, tr.63] Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng năm 1994khẳng định dứt khoát: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoátkhỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được ổn địnhchính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xãhội chủ nghĩa" [13, tr.26]

Phát triển tư tưởng cơ bản đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIIcủa Đảng và tại các Hội nghị TW 4, Nghị quyết 6 của Bộ chính trị khoá VIIItiếp tục cụ thể hoá hơn về những nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn đã khẳng định: "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp và nông thôn"[14, tr.86] nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến và sản xuất hàng hoá lớn, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Trang 14

Đồng thời chỉ rõ những nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là:

Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùngtập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sảnphẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn

về an ninh lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của côngnghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước Thực hiện thuỷlợi hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá phát triển công nghiệp chế biếnnông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao phát triển các ngànhnghề, làng nghề truyền thống xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại [14, tr.87].Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "Trong nhiều năm tới,vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một trọngđiểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết" [17, tr.32] Đặc biệt

tại Hội nghị TW 5 khoá IX (năm 2002) về “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010” đã tiếp tục làm rõ hơn

những quan điểm của Đảng về quan niệm, cũng như xác định các mục tiêu,phương hướng, quan điểm và nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.Nghị quyết TW 5 đã đưa ra tổng quát về CNH, HĐH nông nghiệp và CNH,HĐH nông thôn nhằm tạo ra một bước đột phá, nhảy vọt mạnh mẽ để khaithác hết mọi tiềm năng và nội lực của đất nước

Đến Đại hội X của Đảng năm 2006 tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nôngnghiệp, nông thôn và nông dân Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã nhậnthức ngày càng đúng đắn vị trí và vai trò quan trọng của nông nghiệp, nôngdân và nông thôn trong phát triển đất nước Do vậy, tại Nghị quyết TW 7khoá X (2008) đã đề ra quan điểm, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để

Trang 15

phát triển toàn diện và vững chắc nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vì lợi íchcủa người dân, vì sự phát triển cộng đồng và thực hiện đoàn kết dân tộc -nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắnvới công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khíhoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, trước hết làcông nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào cáckhâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệuquả và sức cạnh tranh của hàng nông sản hàng hoá trên thị trường

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trịsản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷtrọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môitrường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phùhợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừngnâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn [18,tr.93,94]

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và CNH, HĐH nông thôn tuy

là hai quá trình có phạm vi, đối tượng và cách thức tiến hành khác nhau, nhưngquan hệ chặt chẽ với nhau, tác động cùng nhau phát triển trong cùng một khu vựcrộng lớn ở nông thôn, chủ thể lao động chủ yếu là người nông dân Bởi vậy, tách

ra giữa CNH, HĐH nông nghiệp và CNH, HĐH nông thôn chỉ nhằm nhận thức

về bản chất khoa học của mỗi quá trình, từ đó xác định những chủ trương, giảipháp tác động phù hợp, thúc đẩy sản xuất phát triển Trên thực tế, hai quá trìnhnày luôn gắn bó biện chứng, bổ sung hỗ trợ cho nhau cùng phát triển

Trang 16

Thực chất của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra

những tiền đề cần thiết về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ,phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất chochủ nghĩa xã hội Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉđơn giản là phát triển công nghiệp nông thôn và HĐH một số công đoạn sảnxuất nông nghiệp như cơ giới hoá, điện khí hoá mà nó còn bao gồm toàn bộhoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống vật chất và văn hoá tinhthần nói chung ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại

và phương thức tổ chức tiên tiến

Mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là: Phát triển toàn

diện nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, các ngành nghề

đa dạng, trú trọng phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nôngnghiệp và kinh tế nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng theo hướng CNH, HĐH, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phầnthực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tích cực giảiquyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống cho dân cưnông thôn, thực hiện xoá đói, giảm nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hộinông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, làm tốt công tác bảo vệ rừng và trồng rừng

Nâng cao hiệu quả trong khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản; gắn CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòngtoàn dân, thế trận an ninh nhân dân, làm chủ vùng biển của Tổ quốc bảo đảm

ổn định về chính trị - xã hội và đoàn kết trong dân cư nông thôn

Quan điểm chỉ đạo trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay:

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưanông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn, là nhiệm vụ cực kỳ quantrọng cả trước mắt và lâu dài

Trang 17

Gắn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với thực hiện dân chủ hoá, tạo

sự phân công lao động mới, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân vàxây dựng nông thôn mới

Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao cả đời sống xã hội và nguyên liệu cung cấp cho các ngành côngnghiệp và xuất khẩu

Phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, trong đó kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng trong nền kinh

tế nông thôn Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình hợptác xã và dịch vụ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay là: Một là, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp với cơ cấu hợp lý, tạo rasản phẩm hàng hoá đa dạng, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu củađời sống xã hội và xuất khẩu Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biếnnông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu

và liên kết với công nghiệp ở đô thị Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất

và đời sống ở nông thôn như thuỷ nông, thú y, dịch vụ cung ứng vật tư

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kinh tế tri

thức vào sản xuất, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên một trình độmới Thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, sinh học hoá trong cácngành sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng cao năng suất và hiệu quả củasản xuất nông nghiệp

Ba là, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông

thôn; xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất của lực lượng sảnxuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 18

Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và các cơ

sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cho nông nghiệp, nông thôn về điệnđường, trường, trạm, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại

* Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định

Đặc điểm tự nhiên: Tỉnh Nam Định nằm ở vùng duyên hải Bắc Bộ,

tiếp giáp các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, phía Đông Nam giápvịnh Bắc Bộ và nằm giữa hai con sông Hồng và sông Đáy, có diện tích tựnhiên là 1.669km2 bằng 0,52% diện tích cả nước, đứng thứ 57/63 tỉnh,thành phố Đất đai Nam Định được chia làm 2 vùng rõ rệt: đất đồng bằng

và đất ven biển Khí hậu Nam Định thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm - ngư nghiệp với các loại cây trồng vô cùng phong phú, nhiều nhất làlúa, ngô, đỗ, lạc, vừng, các loại rau và hoa quả Nam Định có bờ biển dài72km, với nhiều hải sản quý theo thống kê có khoảng 746 loài, hàng năm

-có thể khai thác được từ 100 đến 120 ngàn tấn hải sản Vùng ven biểnNam Định có những khu rừng ngập mặn, thu hút tới 150 loài chim sinhsống, số lượng có khi lên đến 25.000 con Vùng đất ngập mặn Xuân Thuỷ

là vùng đất đầu tiên của Việt Nam được ghi vào Công ước quốc tế bảo vệđất ngập nước (RAMSAR) Nơi đây có nhiều cánh đồng muối như cánhđồng muối Văn Lý

Đặc điểm văn hoá: Nam Định là địa phương có truyền thống văn hiến,

yêu nước và cách mạng, nơi phát tích của Vương triều Trần nổi tiếng với hàokhí “Đông A”, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông Cả tỉnh hiện nay cókhoảng 1.655 di tích lịch sử văn hoá, khoảng 300 nhà thờ, đặc biệt là hơn3.000 từ đường dòng họ, hàng trăm vùng có làng nghề truyền thống và các lànđiệu dân ca, hàng ngàn bản hương ước, hàng trăm văn chỉ, văn từ Nam Định

là mảnh đất có truyền thống hiếu học, trong chế độ khoa bảng thời phongkiến, cả tỉnh có 5 trạng nguyên, 3 bảng nhãn, 3 thám hoa, 14 hoàng giáp, 62

Trang 19

tiến sỹ và phó bảng Đây là quê hương của nhiều danh nhân, danh sỹ, võtướng mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã được sử sách ghi công mà nổi bật làHưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Nguyễn Hiền,Lương Thế Vinh, Đào Sử Tích, Trần Bích San…

Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 đến nay, dưới

sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Định đã viết tiếp những trang sử chói lọi

về truyền thống chống ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong lao động, xây dựngquê hương đất nước giàu đẹp, tiêu biểu như: Cố Tổng Bí thư Ban chấp hànhTrung ương Đảng Trường Chinh, đồng chí Lê Đức Thọ, nhạc sỹ Văn Cao…

Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo Đảng, trực tiếp là Tỉnh uỷNam Định, nhân dân trong tỉnh đang phát huy tối đa các nguồn lực để đẩynhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần làm nênnhiều kỳ tích trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Đặc điểm kinh tế - xã hội: Nam Định có 01 thành phố trực thuộc tỉnh

và 09 huyện Theo điều tra dân số năm 2009 Nam Định có 1.825.771 người,với mất độ dân số 1.196 người/km2 Dân cư sống ở nông thôn chiếm 84%, ởthành thị chiếm 16%, thuộc các dân tộc Việt, Mường, Tày, Hoa Năm 2006ước GDP của tỉnh đạt 713,34 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1.283,16 tỷ đồng Năm

2009 cơ cấu kinh tế là: Nông - lâm - thuỷ sản: 34,42%%; Công nghiệp - xâydựng: 35,08%; Dịch vụ: 33,50%

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định hiện nay

Sau khi tái lập năm 1997, tỉnh Nam Định phải đối mặt với rất nhiều khókhăn: là một tỉnh thuần nông, độc canh cây lúa, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,

cơ cấu kinh tế còn mất cân đối gữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thunhập bình quân đầu người mới bằng 59,69% mức bình quân của cả nước vàbằng 68, 59% của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Từ thực tế đó, tất yếu

Trang 20

đặt ra phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Trong quátrình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhlần thứ XVII nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra 6 chương trình kinh tế - xã hội,trong đó có 3 chương trình liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) đã ban hành Nghị quyết 10 -NQ/TU về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Chương trình 05/CTr -

TU về phát triển kinh tế biển Để tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh khóa XVII ra Nghị quyết số 03 - NQ/TƯ tháng 12/2006 về phát triểnnông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010,định hướng đến năm 2020

Căn cứ vào mục tiêu chung của cả nước, căn cứ vào điều kiện kinh tế

xã hội, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, nội dung của CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định hiện nay là:

Một là, phát huy lợi thế của tỉnh để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp

sang sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướnggiảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ Trong nôngnghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng giá trị ngành chăn nuôi và khaithác, nuôi trồng thủy sản Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ Đa dạnghoá các loại hình dịch vụ, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá Khuyến khích

và tạo điều kiện phát triển dịch vụ ở nông thôn, nhất là dịch vụ chế biến vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên

tiến vào sản xuất, trọng tâm là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin Cóchính sách thu hút các nhà khoa học trong hợp tác, chuyển giao tiến bộ kỹthuật vào sản xuất Tăng dần hàm lượng khoa học - công nghệ trong giá trị

Trang 21

nông sản Từng bước thực hiện cơ khí hoá, điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứngdụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ba là, khuyến khích mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên

kết phát triển sản xuất, phát triển liên hiệp các hợp tác xã chuyên ngành, đangành Tạo điều kiện hình thành các hình thức hợp tác mới Phát triển kinh tế

hộ, trang trại, các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, phát huy vai trò tự chủcủa nông dân trong sản xuất, kinh doanh

Bốn là, tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ

tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh,

hiện đại Tập trung vào củng cố, hiện đại hóa điện, đường, trường, trạm Tăng

cường đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn Thực hiện tốt dự án nâng cấp lưới điện trung áp trên địa bàn Xây dựngcác mô hình quản lý điện nông thôn, giảm thất thoát điện năng

Như vậy, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầukhách quan, nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta trong thời kỳ đầuCNH, HĐH đất nước Khẳng định vấn đề này cũng chính là khẳng định vaitrò to lớn của giai cấp nông dân nói chung và nông dân tỉnh Nam Định nóiriêng trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội,đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

1.1.2 Vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay

* Quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nông dân

Quan niệm về giai cấp nông dân

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nông dân hay những người

“tiểu nông” là “một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đềusống trong một hoàn cảnh như nhau nhưng lại không nằm trong mối quan hệ

Trang 22

nhiều mặt đối với nhau Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên

hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau” [26, tr.264] V.I Lênin cũngđưa ra quan niệm về giai cấp nông dân (tiểu nông) “người tiểu nông tức lànhững dân cày, ít ruộng, có riêng hay lĩnh canh được những mảnh đất nhỏ,khiến khi họ cày cấy để cung cấp cho nhu cầu gia đình và nhu cầu sản xuấtcủa họ, họ không phải thuê nhân công bên ngoài”[24, tr.209] Hồ Chí Minhquan niệm: Giai cấp nông dân là cộng đồng những người lao động, nhân tốchủ yếu của lực lượng sản xuất và là những người tư hữu nhỏ Ngườikhẳng định: “Nước ta là nước nông nghiệp, hơn 9/10 dân ta là nông dân.Hơn 9/10 nông dân là trung, bần và cố nông” [30, tr.710]

Trong Từ điển “Chủ nghĩa cộng sản khoa học”, khái niệm giai cấp nông

dân cũng được khái quát như sau: “Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuấtnhững sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về

tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình” [42, tr 227]

Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự vận động pháttriển của đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp nói chung và giai cấp nông dân ViệtNam nói riêng đang diễn ra rất phức tạp Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị

Tiến: “Giai cấp nông dân Việt Nam gồm nông dân nhận ruộng khoán của các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước, hộ nông dân trong các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi và hộ nông dân cá thể” [41, tr.65] Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn quan niệm: “Giai cấp nông dân Việt Nam là cộng đồng những người lao động,

mà hoạt động của họ gắn liền với sản xuất nông nghiệp ở trình độ sản xuất nhỏ

là phổ biến dưới hình thức hộ gia đình, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân, hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất” [38, tr.25].

Dựa trên các quan điểm giai cấp nông dân của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tham khảo quan điểm của các nhà khoahọc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước, tác giả đưa ra quan niệm về

Trang 23

-giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay như sau: Giai cấp nông dân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, địa bàn cư trú của họ ở nông thôn, gồm những người lao động sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực kinh tế hợp tác và kinh tế cá thể, tiểu chủ.

Vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Từ quan niệm về giai cấp nông dân, với phương pháp luận khoa họcC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nhận thấy rõ vai trò to lớn của nôngdân trong sự phát triển của xã hội cũng như trong các cuộc đấu tranh cáchmạng Ở mọi quốc gia “người nông dân đều là một nhân tố rất cơ bản củadân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị” [28 ,tr.715]

Giai cấp nông dân là lực lượng chủ yếu của khối liên minh côngnhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,

nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa C.Mác

và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giai cấpcông nhân không thể thắng lợi nếu không liên minh được với giai cấp nôngdân Tổng kết cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp (1848 - 1850), C.Mác đã viết:

“Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể đụngđến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân đứng giữa giaicấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản nổi dậy chốngchế độ tư sản, chống sự thống trị của tư bản, chưa bị tiến trình của cách mạngbuộc phải đi theo những người vô sản coi là đội tiên phong của mình” [27, tr.30]

Phát triển những tư tưởng này V.I.Lênin đã khẳng định ý nghĩa chiếnlược của vấn đề nông dân, Người chỉ rõ: “Nếu không liên minh với nông dânthì không thể có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩ đượcđến việc duy trì chính quyền đó” [25, tr.57] Theo Lênin, giai cấp nông dândưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân không chỉ quan trọng ở giai đoạngiành chính quyền mà còn có ý nghĩa to lớn trong quá trình giữ chính quyền,xây dựng xã hội mới Khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản phải thiết

Trang 24

lập nền chuyên chính vô sản dựa trên nền tảng liên minh công nông, đâychính là điều cần và đủ cho sự vững mạng của chính quyền Xô viết V.I.Lêninchỉ rõ: “Nguyên tắc tối cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liênminh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vaitrò lãnh đạo chính quyền nhà nước” [23, tr.57] Sau nội chiến, V.I.Lênin đãthực hiện chính sách Kinh tế mới, trong đó chọn giải pháp “bắt đầu từ nôngdân”, từ khôi phục nông nghiệp, từ cải thiện đời sống nông dân để ổn địnhtình hình đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu kế thừa và phát triển quan điểm về vai trò giai cấp nông dâncủa chủ nghĩa Mác - Lênin và thông qua thực tiễn hoạt động cách mạng phongphú, Hồ Chí Minh là người đầu tiên nhìn thấy khả năng cách mạng to lớn củanông dân Theo Người, nông dân Việt Nam rất yêu nước, họ là lực lượng đôngđảo, hùng hậu trong dân tộc chống đế quốc, chống phong kiến, là bạn đồng minhchiến lược của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân Người chỉ rõ: “Nông dân lao động là lực lượng rất to lớncủa dân tộc, một đồng minh rất chắc chắn của giai cấp công nhân” [33, tr.23]

Theo Hồ Chí Minh sức mạnh đoàn kết toàn dân - trong đó chủ yếu lànông dân - là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng do Đảng Cộng sảnlãnh đạo Nếu giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản không lôi kéo được lựclượng cách mạng đông đảo nhất này trong dân tộc về phía mình thì không thểđưa cách mạng đi đến thành công: “Cách mạng muốn thành công thì phải lấydân chúng (công nông) làm gốc” [31, tr.280] Khẳng định vai trò to lớn củanông dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “lực lượng của chúng ta là hàng chục triệu đồngbào nông dân lao động Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì lực lượng ấy sẽ làm xoaytrời, chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấyđánh tan” [34, tr.185]

Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh nông dân làngười trực tiếp thực hiện và cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng

Trang 25

và Nhà nước, góp phần to lớn vào xây dựng cơ sở vật chất cho xã hộimới tốt đẹp Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là một nước sống về nôngnghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xâydựng nước nhà Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nôngnghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông dân tathịnh thì nước ta thịnh” [32, tr.215].

Trong lĩnh vực kinh tế xã hội, nông dân là lực lượng xã hội đông đảo,trực tiếp thực hiện vai trò quan trọng trong nông nghiệp Lao động nông thônkhông chỉ là nguồn nhân lực chủ yếu và quyết định trong phát triển sản xuất

và kinh tế nông thôn mà còn có đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh

tế - xã hội khác của cả nước, nhất là trong việc cung cấp nguồn lao động chocông nghiệp, đô thị hóa Cư dân nông thôn chiếm đa số dân cư cả nước, tạonền tảng của xã hội và lực lượng chính trị của chế độ Vai trò quan trọng củacủa nông dân Việt Nam không chỉ được thể hiện trong phát triển kinh tế nôngnghiệp, xây dựng nông thôn mới mà còn trong toàn bộ tiến trình đổi mới, pháttriển và hiện đại hóa xã hội Việt Nam nói chung, nhất là trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta qua các giai đoạn dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh vai trò của giai cấp nôngdân là vô cùng quan trọng Hiện nay, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo vàgiữ vai trò quan trọng, kề vai sát cánh cùng các giai tầng xã hội khác lập nênnhững kỳ tích thật đáng tự hào, góp phần quan trọng đưa nông nghiệp nước

ta phát triển toàn diện, thúc đẩy đổi mới và thực hiện thắng lợi mục tiêu của

sự nghiệp đổi mới đất nước

* Đặc điểm nông dân tỉnh Nam Định

Về cơ cấu và xu hướng biến đổi, trong cơ cấu giai cấp - xã hội của

tỉnh, nông dân chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2009 dân số sống ở nông thônchiếm 84% số dân và chiếm 70,4% tổng số lao động trong toàn tỉnh Họ là

Trang 26

một lực lượng xã hội đông đảo bao gồm nhiều tầng lớp: hộ nông dân cá thể,nông dân trong các hợp tác xã, các ngành sản xuất hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dưới nhiều hình thức và trình độ khác nhau.Trước đổi mới, cơ cấu nông dân chủ yếu là thuần nông Sau hơn 20 năm đổimới, cùng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn đã làm cho cơ cấunông dân Nam Định có sự biến đổi Bên cạnh các hộ thuần nông, đã xuất hiệnngày càng nhiều các hộ kiêm ngành nghề, dịch vụ Theo số liệu thống kê năm

2009 lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp là 684.914 người chiếm67,5% lao động toàn tỉnh và trong lĩnh vực thuỷ sản là 22.176 người khoảng2,9% trong tổng số 1.014.046 lao động của địa phương

Cơ cấu ngành ở Nam Định có sự chuyển dịch nhưng diễn ra chủ yếutrong ngành trồng trọt, phát triển vườn - ao - chuồng (VAC), nuôi trồng thuỷsản… Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành phi nông nghiệp (côngnghiệp, dịch vụ, thương nghiệp) còn hạn chế và chưa đồng đều Ở những xã cóđiều kiện thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội, có các ngành nghề truyền thốngtốc độ biến đổi cơ cấu lao động sang các ngành phi nông nghiệp nhanh hơn ở các

xã không có điều kiện thuận lợi, không có ngành nghề truyền thống

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng hết sức đa dạng với nhiều hìnhthức khác nhau Có kinh tế hộ nông dân, nông dân hợp tác xã, kinh tế tư nhân,kinh tế trang trại Sự đa dạng và phong phú về thành phần kinh tế trong nôngdân Nam Định là một xu hướng tích cực Nó tạo động lực cho phát triển kinh

tế hàng hoá ở nông thôn, phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống ngườinông dân Trong nông thôn của tỉnh cũng xuất hiện ngày càng nhiều các hộ tưnhân kinh doanh dịch vụ sửa chữa công cụ, chế tạo máy móc nhỏ, công cụ cảitiến, làm giao thông vận chuyển, xây dựng dân dụng, chế biến nông, thuỷ sản

Là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhưng ở đây cũng có nhiều làngnghề truyền thống đa dạng, phong phú, với hơn 80 làng nghề đang hoạt động

Trang 27

tiêu biểu như: làng nghề đúc đồng Tống Xá, làng nghề sơn mài Yên Tiến, làngnghề đồ gỗ La Xuyên (huyện Ý Yên), làng nghề trồng cây cảnh Vị Khê (huyệnNam Trực), làng nghề dệt khăn xuất khẩu Liên Tỉnh (huyện Nam Trực) đónggóp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế địa phương

Về văn hoá, tâm lý, lối sống: Nam Định là vùng đất có bề dày lịch sử lâu

đời, cho nên nông dân Nam Định vừa mang trong mình bản sắc chung của dântộc Việt Nam, vừa mang những nét riêng truyền thống của vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng Đó là những con người cần cù, bền bỉ trong lao động, say

mê sáng tạo trong học tập, kiên cường tài trí trong đấu tranh, chất phác giản dịtrong cuộc sống, bao dung, nghĩa khí trong ứng xử Con người nơi đây đoànkết trong tình làng nghĩa xóm, tộc họ, yêu thương quê hương đất nước để xâydựng và giữ gìn cuộc sống

Dưới sự lãnh đạo của Đảng những truyền thống và đức tính đó ngàycàng được phát huy, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn hiện nay Nông dân Nam Định ngày càng được phát huy tính cố kết cộngđồng tối lửa tắt đèn có nhau với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm

lá rách”, từng bước khắc phục tâm lý của người tiểu nông làm ăn manh mún,nhỏ lẻ, dần dần đổi mới nếp nghĩ, cách nhìn, mạnh dạn sáng tạo, linh hoạt,nhanh nhạy, cởi mở trong sản xuất, chăn nuôi, làm giàu cho bản thân và quêhương

Tuy nhiên, do tác động cơ chế thị trường trong nông thôn, trong nông dânNam Định cũng xuất hiện nhiều tiêu cực Đó là một bộ phận nông dân sống thờ

ơ, vô trách nhiệm trước các vấn đề chính trị xã hội, trước khó khăn của ngườikhác Tư tưởng tiểu nông vẫn còn nặng nề, lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn hạnhẹp, bảo thủ, lề lối làm ăn thiếu kỷ luật… Do vậy, nhiều nông dân còn bỡ ngỡchưa tìm ra hướng đi cho mình, ngại và không có khả năng áp dụng các thànhtựu khoa học, áp dụng cái mới trong sản xuất kinh doanh Không những vậy,

Trang 28

tâm lý đố kỵ, cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết trong nông dân vẫn tồn tại,đang là những yếu tố làm cản trở sự phát triển của CNH, HĐH ở địa phương

Những đặc điểm trên của nông dân Nam Định một mặt phản ánh đặc điểmcủa nông dân vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, mặt khác phản ánh những nétriêng của Nam Định Dù có nhiều khó khăn song nông dân Nam Định đã và đangphát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, từng bước được loại bỏ những hạn chế,hình thành những phẩm chất mới xứng đáng là chủ thể tích cực trong quá trìnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hiện nay

* Vai trò của nông dân tỉnh Nam Định trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) năm

2008 đã khẳng định vai trò to lớn của giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là

cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn pháthuy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đấtnước Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giảiquyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là mộtnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân

và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựngnông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ vàphát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiệnđại hoá nông nghiệp là then chốt [20, tr 123 - 124]

Trang 29

Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và nội dung của sự nghiệp CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn ở Nam Định, căn cứ vào thực tiễn kinh tế - xã hội của tỉnhhiện nay, đặc điểm nông dân tỉnh có thể khái quát vai trò của nông dân Nam Địnhtrong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay như sau:

Một là, nông dân Nam Định là chủ thể trực tiếp phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Với một lực lượng đông đảo nông dân Nam Định là chủ thể trựctiếp của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương, làthành phần nòng cốt trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vựcnông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo ra một khối lượng của cảivật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện mạo nông thôn ngày càngvăn minh, tiến bộ Người nông dân với ý chí vươn lên, bản chất cần cù,sáng tạo, hăng say lao động chính là động lực to lớn khơi dậy mọi tiềnnăng vốn có, mọi nguồn lực kể cả nguồn lực bên trong lẫn nguồn lực bênngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp tấn công vào mặt trận sản xuất, pháttriển nông nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới ngày càng giàuđẹp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi khách quan,

là cơ sở cho nền nông nghiệp hàng hoá và là nội dung quan trọng của CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn Thực chất của nội dung này là từng bước thực hiện hợp

lý hoá phân công lao động xã hội Đồng thời đây cũng là biện pháp cơ bản để tạo

ra nhiều việc làm, cải thiện nâng cao đời sống cho nông dân Để thực hiện đượcđiều đó, trước hết và quan trọng nhất là phụ thuộc vào vai trò tích cực, chủ động,sáng tạo của người nông dân Bởi nông dân là người lao động trực tiếp trong cácngành kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trong cơ chế mới, nông dân dần dầnxoá bỏ thói quen, an phận, trông chờ, ỷ lại chuyển sang năng động, nhạy béntìm hướng đi cho mình Bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề, cân đối

Trang 30

lại chăn nuôi, trồng trọt, theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi nhằm đạtmục tiêu tăng chất lượng và giá trị sản phẩm thay vì chạy theo số lượng lươngthực đơn thuần như trước đây Sự mở rộng các hoạt động dịch vụ và sản xuấtphi nông nghiệp của nông dân, một mặt thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá,mặt khác góp phần tích cực vào phân bố cơ cấu lao động - xã hội theo hướngngày càng giảm lao động nông nghiệp, bổ sung lực lượng lao động quan trọngcho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Nông thôn Nam Định chiếm đại bộ phận dân cư, với trên 70% lực lượnglao động toàn tỉnh, là nguồn nhân lực dồi dào có khả năng phát huy sức sáng tạo

vô tận phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để mở rộngphát triển phân công lao động xã hội, phát triển mở rộng các ngành nghề, pháttriển công nghiệp, dịch vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ thúc đẩynhanh đô thị hoá và thu hút nguồn lao động từ nông nghiệp chuyển sang ngànhnghề phi nông nghiệp, chủ yếu là dịch vụ như thông tin thị trường, y tế, văn hoá,giáo dục, môi trường, điện nước Khi các hoạt động này tăng nhanh cả về sốlượng và năng lực thì đòi hỏi nguồn lao động bổ sung rất lớn từ nông nghiệp

Không những vậy, trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tếngày càng sâu rộng, những đóng góp của nông dân Nam Định cùng nông dân

cả nước cũng vô cùng quan trọng, bên cạnh bảo đảm an ninh lương thực, tạo

ra nguồn của cải lớn đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đấtnước, những sản phẩm của nông dân nước ta đã tạo ra những lợi thế cạnhtranh và nâng uy tín, vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế

Hai là, nông dân Nam Định là lực lượng lao động quyết định thực hiện thủy lợi hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Trang 31

Đối với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì khoa học công nghệ là nềntảng, là động lực tạo đà cho quá trình phát triển nhanh và bền vững Muốn tăngyếu tố khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp này thì vai trò của nông dân rất quantrọng Bởi nông dân là người trực tiếp ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹthuật vào sản xuất, hoạt động của họ sẽ là cầu nối cho phép kết hợp tri thức, khoahọc công nghiệp với sản xuất nông nghiệp Chính người nông dân là người quyếtđịnh lựa chọn quy mô sản xuất và lựa chọn công nghệ ứng dụng vào sản xuất Cócông nghệ sản xuất nông nghiệp mới nhưng không thể nâng cao năng suất nếu

có một khoảng cách giữa công nghệ mới với khả năng và trình độ vận dụngvào thực tế của người nông dân Chi khi làm được vấn đề này mới giúp nôngdân thoát khỏi tình trạng sản xuất theo kinh nghiệm, lối mòn, xây dựng mộtnền sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao

Thông qua Hội Nông dân và các tổ chức hợp tác sản xuất khác các hộiviên đã chủ động xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp ở nhiềuđịa bàn tạo thành mô hình điểm và được các hộ gia đình học tập, nhân rộng.Các cấp Hội nông dân đã tổ chức các lớp tập huấn, đa dạng hoá công tác tuyêntruyền bằng cách tổ chức các hội thi, hội diễn nhằm chuyển tải đến hội viênnông dân những kiến thức cơ bản về ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào đờisống, sản xuất và kinh doanh, bảo vệ môi trường, phát triển ngành nghề Chínhnhững hoạt động này, góp phần nâng cao hiệu quả, tầm quan trọng của khoahọc và công nghệ đối với sản xuất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng

Từ hoạt động thực tiễn sản xuất của nông dân và qua việc ứng dụng khoahọc công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là một kênh thông tin quan trọng,

“phản biện”, thẩm định kết quả đạt được của các đề tài khoa học, bao gồm cảnhững mặt ưu điểm, tính hiệu quả cũng như những hạn chế, mặt chưa đạt được.Trên cơ sở đó giúp các nhà khoa học, không ngừng phát huy kết quả đạt được,khắc phục những hạn chế làm cho các công trình khoa học công nghệ ngày càng

Trang 32

hoàn thiện hơn Rõ ràng sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn khôngthể thiếu sự đóng góp của khoa học, kỹ thuật, nhưng đóng góp của khoa học kỹthuật vào phát triển nền sản xuất nông nghiệp đến đâu đòi hỏi phải thông quahoạt động của nông dân Suy cho cùng, trong mọi lĩnh vực nông dân vẫn làngười giữ vai trò nòng cốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ba là, nông dân Nam Định từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại địa phương

Quan điểm nhất quán của Đảng ta trong chủ trương CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn là thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN Nhờ có sự đổimới về quan hệ sản xuất các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đãkhẳng định vị trí, vai trò của mình đối với nền kinh tế - xã hội Trong đó phát huyvai trò đơn vị kinh tế độc lập tự chủ của hộ nông dân là một trong những nhân tố

cơ bản Chính kinh tế hộ nông dân với các quy mô, hoạt động kinh tế khác nhau,nằm trong sự hợp tác đan xen với các thành phần kinh tế khác đã và đang pháthuy tiềm năng và sức sáng tạo của người nông dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh

mẽ về sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tỉnh và xuấtkhẩu Các hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng tạo ra những sảnphẩm hàng hóa đa dạng và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Từ sự phát triển của kinh tế hộ đã xuất hiện mô hình kinh tế trang trại, các tổnhóm, liên ngành sản xuất cũng được hình thành và phát triển ở Nam Định Kinh tếtrang trại và các tổ, nhóm sản xuất sẽ khắc phục dần tính chất sản xuất manh mún,phân tán của kinh tế hộ nông dân, đưa kinh tế hộ lên sản xuất hàng hóa

Mặt khác khi kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, kinh

tế hợp tác xã được chuyển đổi thành các hợp tác xã kiểu mới (gồm các hợptác xã nông nghiệp, tín dụng, thương mại, vận tải, xây dựng và dịch vụ khác)

Trang 33

từng bước đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa Các hợp tác

xã này làm tốt các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ và các thànhphần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân vànông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ và công bằng hơn, góp phần tăngcường khối đoàn kết toàn dân ở địa phương

Bốn là, nông dân Nam Định là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại ở địa phương

Xây dựng nông thôn mới là một nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn và cũng chính là nhiệm vụ của người nông dân Định hướng xây dựngnông thôn mới của Đảng ta là:

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiệnđại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quyhoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân tríđược nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ởnông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [20, tr.126]

Để đạt được mục tiêu này, với tư cách là chủ thể người nông dân có vai tròrất quan trọng Trên thực tế, chính người nông dân đang thể hiện vai trò chủ động,sáng tạo của mình trong xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, công trình giao thông,thuỷ lợi ở nông thôn, thực hiện các chính sách xã hội như giáo dục, chăm sóc sứckhoẻ, xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư Không có sự đóng góp củanông dân, thì sẽ không thể có sự thay đổi mạnh mẽ của nông thôn Việt Nam nóichung và ở Nam Định trong những năm đổi mới vừa qua

Nông dân là lực lượng quan trọng trong khối liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn, những hoạt động của công nhân, trí thức luôn được nông dân quan tâm,hưởng ứng Chính nông dân đã cung cấp một đội ngũ lao động trẻ, có trình độ

Trang 34

chính trị, có kỹ thuật, có văn hoá và sức khoẻ, kỷ luật gắn bó chặt chẽ với giaicấp công nhân và đội ngũ trí thức trong liên minh, tạo nền móng vững chắccho chế độ xã hội mới Thông qua sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, giaicấp nông dân và đội ngũ trí thức càng gắn bó, tin tưởng hơn vào vai trò lãnhđạo của giai cấp công nhân, tạo thành động lực lớn và tăng thêm sức mạnh, đểđẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế xã hội.

Bản thân người nông dân là một nhân tố quan trọng trong đóng góp vàtham gia xây dựng HTCT ở cơ sở vững mạnh và thực hiện quy chế dân chủ ởnông thôn có hiệu quả Để các cấp uỷ Đảng và chính quyền phát huy được vaitrò, chức năng và hiệu lực quản lý xã hội đòi hỏi phải có sự ủng hộ, đoàn kết củanhân dân trong đó có nông dân Vai trò của người nông dân thể hiện ở việc gópcông sức trí tuệ xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội địaphương, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách ấy, gópphần xây dựng đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, chính quyền trong sạch, vững mạnh.Không có sự tham gia tích cực, tự giác của nông dân, thì việc dân chủ hoá mọimặt đời sống kinh tế - xã hội nông thôn chỉ là hình thức, không mang lại hiệuquả thực sự Từ đó, sẽ không tạo được động lực cho phát huy tiềm năng, sứcsáng tạo trong nông dân hướng tới mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn

Nông dân Nam Định còn là chủ thể tích cực sáng tạo, bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới nông thôn Chính nông dân

là những người tích cực thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá”, thực hiện nếp sống mới có văn hoá trong việc cưới, việc tang, bài trừ hủtục mê tín dị đoan, xây dựng hương ước, quy ước về làng văn hoá để cùng nhau thựchiện

Thông qua các ban ngành, đoàn thể đã vận động nông dân xây dựng giađình văn hoá, làng, xã văn hoá; tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thểdục, thể thao; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ

Trang 35

hội; phòng, chống các tệ nạn xã hội, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bảođảm an toàn giao thông; an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, vệsinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường nông thôn

Nông dân Nam Định có vai trò quan trọng trong tăng cường đoàn kết, giữgìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh

ở nông thôn Nông dân gương mẫu chấp hành luật pháp, tham gia xây dựng thôn,bản vững mạnh, bình yên, đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh ở địaphương; phát hiện tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội, giữ vững

an ninh nông thôn, góp phần thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia;Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; xây dựng,củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh

Hiện nay, kẻ thù đang thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạnlật đổ, trước mắt chúng tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn về vấn đề dân tộc,tôn giáo, lợi dụng những hạn chế, yếu kém của đất nước để chống phá Đảng

và Nhà nước ta Do đó, khi thu hút, động viên nông dân tham gia xây dựngHTCT cơ sở xã (phường, thị trấn) trong sạch, vững mạnh còn có ý nghĩa tolớn ngăn ngừa được âm mưu phá hoại của kẻ thù chia rẽ dân với Đảng, chia rẽkhối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.2 Thực trạng vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay và một số vấn đề đặt ra

1.2.1 Những thành tựu, hạn chế của vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nguyên nhân

* Thành tựu và nguyên nhân

- Thành tựu của vai trò nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Trang 36

Một là, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Nông dân Nam Định là nguồn nhân lực to lớn cho quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn Cơ cấu dân cư nông thôn chiếm hơn 80% dân

số của tỉnh, trong đó số người dưới độ tuổi lao động (15 tuổi trở xuống) chiếm35%, trong độ tuổi lao động chiếm 55,50%, trên độ tuổi lao động là 9,5%.Năm 2009, Nam Định có 2.000.160 người, số người sống ở thành thị là343.819 người, sống ở nông thôn là 1.656.341 người Năm 2009 số ngườitrong độ tuổi lao động là 1.008.400 người chiếm 52,3% dân số, trong đó laođộng nông thôn chiếm 70,43%, cụ thể trong ngành nông nghiệp và lâmnghiệp là 684.914 người, trong ngành thuỷ sản là 22.176 người

Đa số hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tự chủ trong quá trìnhsản xuất, tự do tìm kiếm thị trường, tìm đối tác liên doanh liên kết; tự tổ chứcquản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phù hợp với nhu cầu thịtrường, với pháp luật nhà nước nên đã tạo ra được môi trường kinh tế sôi động,hiệu quả Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọngcông nghiệp, xây dựng và dịch vụ; năm 2006 cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp,thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ (tỷ lệ %) là 32,15 - 31,99 - 35,86;đến năm 2009 là 30,50 - 35,08 - 34,42 Cụ thể năm 2009 ngành nông, lâmnghiệp đạt giá trị là 540,342 tỷ đồng, ngành thuỷ sản đạt 624,315 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch theo hướng sản xuấthàng hoá Tính từ năm 2000 đến năm 2008 mặc dù tỷ trọng nông nghiệpgiảm, nhưng giá trị sản lượng nông, lâm, thuỷ sản hàng năm đều tăng khoảng3,2%/năm, trong đó trồng trọt và lâm nghiệp tăng 2,86%/năm, chăn nuôi vàthuỷ sản tăng 6,81%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng 15,56%/năm Năm 2005giá trị sản lượng nông nghiệp ước đạt 329,513 tỷ đồng, năm 2008 ước đạt

Trang 37

591,621 tỷ đồng Các lĩnh vực chăn nuôi ngày càng tăng, trồng trọt có xunghướng giảm, tỷ trọng (%) giữa ngành chăn nuôi - trồng trọt - dịch vụ năm

số cây công nghiệp đều tăng, năm 2005 có 10.700 ha đến năm 2008 tănglên 11.192 ha, diện tích của một số cây ăn quả như cam, quýt, bưởi,chanh, nhãn tăng từ 1.264 ha lên 1.445 ha

Cơ cấu ngành chăn nuôi cũng có bước chuyển dịch Nông dân đã thay thếnhững loại giống cũ, năng suất thấp bằng các con giống mới có năng suất caođáp ứng nhu cầu của thị trường như dự án “Nạc hoá đàn lợn”, nuôi lợn, gà theophương pháp công nghiệp đã trở thành phong trào trong nông dân Năm 2005 sốlượng lợn của tỉnh có 774.975 con, đến 2007 có 810.558 con Số lượng gia cầmnăm 2005 có 5,398 triệu con, đến năm 2007 có 5,405 triệu con

Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có bước phát triển mới Toàn bộdiệc tích rừng trồng đã được giao khoán lâu dài cho các hộ nông dân tập trung

ở các huyện Vụ Bản, Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, từ năm 2000 đếnnăm 2009 đã 1.458 ha rừng tập trung, tiến hành chăm sóc 3.674 ha rừng, gópphần phủ xanh đất trống, đồi trọc, giữ nước, chống xâm nhập mặn và môitrường sinh thái ở nông thôn

Trang 38

Do có sự chuyển đổi từ những vùng đất ít thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp sang đào ao nuôi cá và tận dụng lợi thế của vùng ven biển cho nêndiện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hàng năm đều tăng rất nhanh, năm

2005 có 13.996 ha, năm 2009 có 15.315 ha Không những vậy, sản lượng vàgiá trị sản xuất thuỷ sản đều tăng cao, năm 2006 sản lượng nuôi trồng đạt33.571 tấn, còn khai thác đạt 31.683 tấn quy ra thành 106,296 tỷ đồng, đếnnăm 2009 sản lượng nuôi trồng đạt 39.682 tấn, khai thác đạt 36.513 tấn quy

Thông qua những mô hình, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại câytrồng, vật nuôi, phương pháp thâm canh mới đã được bà con nông dân tiếp nhận

và ứng dụng ngày một nhiều, tạo những bước đột phá mới của nông nghiệp tỉnhnhà với những vùng nông sản hàng hoá tập trung được hình thành và nhân rộng,giải quyết các vấn đề về giống cây trồng, vật nuôi

Nhiều nông dân đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng những tiến bộkhoa học vào sản xuất kinh doanh Các giống, cây con có năng suất cao, chấtlượng tốt và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: rau an toàn, cây ăn quả

Trang 39

đặc sản, hoa chất lượng cao, lợn hướng nạc, thuỷ sản giá trị cao đã được nôngdân chủ động áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp thực hiện chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí sản xuất, quy hoạch lại đồng ruộng, kiên cốhoá kênh mương, không ngừng nâng cao năng suất lao động, góp phần cải thiệnđời sống của gia đình, phát triển kinh tế xã hội địa phương Mức tăng trưởnghàng năm của sản xuất nông nghiệp trên 4%, giá trị sản xuất từ 28 triệu đồng/

ha lên trên 57 triệu đồng/ha Năm 2005 năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt49,44 tạ/ha, đến năm 2009 đạt 59,75 tạ/ha Sản lượng lúa năm 2005 là 782.549tấn, đến năm 2009 đạt 939.561 tấn

Xu hướng cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật vàothâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng Cùngvới sự giúp đỡ của Nhà nước các hộ nông dân đã tự mua sắm và tạo thêmnhiều loại công cụ, máy móc để phát triển sản xuất Năm 2007 cơ giới hoátrong tỉnh ở khâu làm đất đạt 92%, tuốt lúa 98%, vận tải 65%, xay sát 100%.Năm 2005 số lượng máy kéo trong các hộ nông dân là 2.674 cái Sự tăng lêncủa máy kéo làm cho số lượng trâu, bò cày kéo có xu hướng giảm Số lượngtrâu năm 2005 là 9.059 con, nhưng đến năm 2009 còn có 6.774 con Từ năm

2005 đến 2009 phương tiện khai thác thuỷ sản xa bờ (tàu, thuyền đánh cá cơgiới) đã tăng từ 1.624 cái lên 2.590 cái, qua đó góp phần nâng sản lượng cábiển khai thác từ 23.483 tấn lên 26.342 tấn

Ba là, phát triển lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Cùng với sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, quan hệ sản xuất ở nông thônNam Định đã có sự thay đổi rất căn bản Hệ thống quản lý công kềnh, quanliêu (chủ yếu từ hai thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể) kém hiệu quả đãchuyển dần sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó hộ nông dân sản xuấtđược xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ có quyền làm chủ tư liệu sản

Trang 40

xuất và tự quyết định sản xuất kinh doanh của chính mình Mặc dù chịu tácđộng mạnh mẽ của cơ chế quản lý mới, của cơ chế thị trường và thiên tainhưng kinh tế hộ nông dân với những quy mô, hoạt động kinh tế khác nhau đãtrở thành lực lượng chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônNam Định trong thời gian gần đây Theo số liệu thống kê, số hộ nông dânnăm 2005 là 322.565 hộ, đến năm 2009 là 355.512 hộ, tương ứng với đó làlao động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm hơn 70% lao động toàn tỉnh.Năm 2005 toàn tỉnh không còn hộ đói, giảm hộ nghèo từ 14,5% năm 2005xuống còn 8,3% năm 2009 Năm 2005 số hộ nông dân sản xuất, kinh doanhgiỏi là 132.311 hộ bằng 34% tổng số hộ, năm 2009 có 144.992 hộ bằng35,7% Mô hình kinh tế trang trại, các tổ, nhóm liên ngành sản xuất trongnông, thủy sản đã xuất hiện và ngày càng phát triển ở Nam Định Hiện naytoàn tỉnh có 368 trang trại, trong đó có 98 trang trại chăn nuôi gia súc, giacầm, 85 trang trại nuôi trồng thủy sản, tổng doanh thu năm 2009 ước đạt 65 tỷđồng Các mô hình trang trại, tổ nhóm nuôi trồng tôm sú, tôm càng xanh, cáchim trắng, cá rô phi đơn tính, nuôi ngao đã và đang phát triển mạnh.

Song song với quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân, các khu vựckinh tế Nhà nước (nông trường, trang trại kỹ thuật, xí nghiệp khai thác côngtrình thủy lợi ở các huyện) và kinh tế tập thể (các hợp tác xã) cũng được đổimới về cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý cũng như tổ chức lại các mốiquan hệ với sản xuất nông - lâm - thủy sản và với các thành phần kinh tế kháctrên địa bàn Đến năm 1999, Nam Định đã cơ bản hoành thành việc chuyển đổicác hợp tác xã theo Luật hợp tác xã ban hành năm 1996 Hiện nay toàn tỉnh có

325 hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, hầu hết tập trung vào việcchỉ đạo điều hành thời điểm gieo trồng mùa vụ, xây dựng kế hoạch sản xuất vàthực hiện một số khâu dịch vụ đầu ra cho hộ xã viên Đa số các hợp tác xã hoạt

Ngày đăng: 07/10/2016, 23:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2002), “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2002
2. Hoàng Chí Bảo (2002) “Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay từ nghiên cứu lý luận đến ứng dụng thực tiễn”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay từ nghiên cứu lý luận đến ứng dụng thực tiễn”
3. Nguyễn Văn Bảy (2001)“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này” , Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này”
4. Nguyễn Đình Bích (2003), “Phát triển công nghiệp nông thôn - mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển công nghiệp nông thôn - mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp, nông thôn”
Tác giả: Nguyễn Đình Bích
Năm: 2003
6. Trần Ngọc Bút (2002), “Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010” , Nxb CTQG, Hà Nội, 7. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2009), “Niên giám thông kê tỉnh Nam Định2009”, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010” ", Nxb CTQG, Hà Nội, 7. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2009), "“Niên giám thông kê tỉnh Nam Định "2009”
Tác giả: Trần Ngọc Bút (2002), “Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010” , Nxb CTQG, Hà Nội, 7. Cục thống kê tỉnh Nam Định
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
8. Vũ Năng Dũng (chủ biên), (2001), “ Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh, thành phố”, Nxb Nông nghịêp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh, thành phố”
Tác giả: Vũ Năng Dũng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nông nghịêp
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội VI, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1986
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội VII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1991
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1993
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994 ), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá VII
Nhà XB: Nxb CTQG
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 86, 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1998
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.23, 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 35,93 – 94,125,166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 123 - 124,125,126,139,141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2008
21. Ngô Văn Giang (2003), “Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn ở nước ta” , Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn ở nước ta”
Tác giả: Ngô Văn Giang
Năm: 2003
22. Bùi Thị Thanh Hương (2000), “ Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hương
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w