Qua những câu văn trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ?. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người b
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ văn – Năm học: 2016-2017 Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
" Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!"
1 Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của
em về tác giả của đoạn trích?
2 Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?
3 Qua những câu văn trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
4 Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
Phần II: (7 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Bếp lửa - Bằng Việt)
1 Bài thơ "Bếp lửa" ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
2 Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu? Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "Bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?
3 Tình cảm gia đình hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước là một đề tài quen thuộc được thể hiện trong bài thơ Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?
4 Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu trình bày cảm nhận của em
về hình ảnh người bà trong bài thơ "Bếp lửa" trong đó có sử dụng câu cảm thán
5 Bằng những hiểu biết của em, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016
Phần I: (3 điểm).
1.- Nêu được tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí"
- Của nhóm tác giả: Ngô gia văn phái
- Quê: Làng Tả Thanh Oai-Hà Tây cũ Nay thuộc Hà Nội Là dòng họ lớn nổi tiếng
đỗ cao có tài văn học Một số người trong gia đình đó đã viết chung tác phẩm
"Hoàng Lê nhất thống chí" Tiêu biểu là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Nhậm
2 Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung ở trấn Nghệ An
Trang 2- Đoạn văn trên giống thể loại "Hịch" trong văn học cổ.
3 Những câu trên khiến người ta liên tưởng giống như những lời văn trong bài
"Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn Viết để kêu gọi quân sĩ học tập "Binh thư yếu lược" chuẩn bị đánh giặc Nguyên-Mông
4 Nội dung đoạn văn: Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành với vua Quang Trung
Phần II: (7 điểm)
1 Bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang sinh sống và học tập tại Liên Xô
Đây là thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
2 Từ láy "chờn vờn": ánh sáng ngọn lửa bếp bập bùng lúc to lúc nhỏ gợi lên một bếp lửa bình dị quen thuộc trong cuộc sống ở làng quê Việt Nam
3 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
Nói với con (Y Phương)
4 Hình thức: (1.5đ)
Đúng một đoạn văn quy nạp (câu chốt đứng cuối đoạn văn) Đảm bảo số câu theo yêu cầu
Có câu cảm thán (đánh số câu và chú thích câu cảm thán)
* Nội dung: (2.5đ) Đoạn văn đảm bảo những ý sau:
Tình yêu thương bà giành cho cháu lớn lao, sâu sắc
Bà là người che chở, bảo bọc, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu trong những năm tháng tuổi thơ
Hình ảnh người bà tẩn tảo, chắt chiu, nhen nhóm lên ngọn lửa mỗi sớm mai Nhen nhóm ý chí, niềm tin cho cháu
Bà là người đầy nghị lực, vượt qua những biến cố lớn lao trong cuộc đời, trở thành chỗ dựa vững vàng cho cháu
Hình ảnh người bà-người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy yêu thương, với tấm lòng nhân hậu giàu đức hi sinh, với một nghị lực sống phi thường
5 Tùy theo cách viết của học sinh để cho điểm (Viết đoạn hoặc bài văn ngắn) có thể đi theo hướng sau:
Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rất đa dạng:
o Bảo vệ tổ quốc
o Xây dựng và phát triển đất nước
Trang 3ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016 – 2017 Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I (6 điểm)
“Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dang tay ra về, Bước dần theo ngọn tiếu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
1 Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó?
2 Chúng ta đều biết “nao nao” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy
mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh” cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
3 Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích"có cách dùng từ như vậy
4 Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu diễn tả cảm nhận của em vê khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thể đế liên kết câu (Gạch chân câu bị động và các từ ngữ làm phép thế)
Phần II (4 điểm)
“Tôi, một quả bom trên đồi Nho, hai quả dưới lòng đường Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
1 Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?
2 Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi Nho phải hai quả dưới lòng đường Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?
3 Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng Hãy viết một đoạn văn khoảng 12
Trang 4câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2014 – 2015
Phần 1.
1 Sáu câu thơ trên nằm ớ phần thứ nhất của tác phẩm Truvện Kiều: “ Găp gỡ và đính ước” (0,5 đ)
Đoạn thơ gợi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về (0 5 đ)
2 Phân tích để thây rõ: Cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mô Đạm Tiên và chàng Kim Trọng (1 đ)
3 ( 0,5 đ) Hai câu thơ có cách dùng từ như vậy trong đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích:
Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?
4 Đoạn văn( 3,5 đ)
Nội dung: (2,5 đ)
Đoạn văn cần làm rõ cảnh chị em Kiều du xuân trở về
o Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu của mùa xuân
o Không khí rộn ràng không còn nữa mà đang nhạt dần lặng dần
o Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng: xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nồi buồn vô cớ
Hình thức: (1 đ) Không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi diễn đạt
o Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp (0 25 đ)
o Độ dài khoảng 15 câu (0,25 đ)
o Câu bị động gạch chân (0,25 đ)
o Phép thế gạch chân (0,25 đ)
Phần II
1 (0,5 đ) Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm
2 (1đ) Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:
Các câu được viết phải có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ
Thế nhưng, cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; do đó, sự can đảm của
họ cũng hiện lên thật lớn lao
3 Đoạn văn: (2,5 đ)
Hình thức (0,5 đ):
Trang 5o Là một đoạn văn hoàn chỉnh không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi diễn đạt, có sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức
o Đúng quy cách của một đoạn văn, độ dài đoạn văn khoảng 12 câu
Nội dung (2đ): Trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay Đoạn văn có thể gồm các ý sau:
o Giải thích khái niệm lòng dũng cảm (Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chí nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống )
o Biểu hiện của lòng dũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiến đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo Lòng dũng cảm cũng có thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường, và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình)
o Bàn luận về lòng dũng cảm
o Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyêt định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu
o Lòng dũng cảm là đức tính phải được nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện đạo đức của tuổi trẻ
o Lòng dũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực
o Bài học về nhận thức và hành động
o Lòng dũng cảm là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay Xã hội cần những người này để giúp đất nước phát triển và đức tính này cần phải được rèn luyện nuôi dưỡng thường xuyên
o Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác
và đời sống con người phải có ý chí cao để vượt lên, đạt kểt quả và thành công,
o Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thủ của dân tộc, phải nêu lên lòng dũng cảm để đấu tranh giành thắng lợi
P H Ò N G
Trang 6D
&
Đ
T
Q
U
Ậ
N
T
Â
Y
H
Ồ
T
R
Ư
Ờ
N
G
T
H
C
S
X
U
Â
N
L
A
ĐỀ THI THỬTUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ văn
Năm học: 2016 - 2017
Thời gian: 120
Trang 7Phần I: (7 điểm): Cho đoạn văn:
"Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng nguyên đó thôi Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba a a ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như
vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên".
1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
2 Đoạn văn trên nhắc tới tình huống nào trong truyện? Vì sao tiếng kêu của "con bé" trong truyện lại "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa"?
3 Xác định thành phần biệt lập trong câu: "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa "
4 Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm
rõ tình cảm yêu thương cha thắm thiết, sâu nặng của nhân vật "con bé" trong tác phẩm chứa văn bản trên, trong đoạn có sử dụng câu bị động và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích)
5 Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?
Phần II: (3 điểm)
Kết thúc bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
1 Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ "Bếp lửa"?
2 Xác định phép tu từ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?
3 Trong bài thơ trên, người cháu dù đã đi xa, không được ở bên bà nhưng vẫn luôn hướng về bà để nhắc nhở mình Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy về những điều em luôn tự nhắc nhở mình trong cuộc sống?
Trang 8Đáp án đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
PHẦN I:
1 Đoạn văn trích từ "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng 1.0đ
2 Tình huống: ông Sáu chia tay mọi người lên đường chiến đấu 0.5đ
Tiếng kêu "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa" vì:
Bất ngờ: ai cũng tưởng con bé sẽ không nhận ba, không gọi ba 0.5đ
Xúc động: tiếng kêu là sự bùng nổ cảm xúc dồn nén bao lâu, vang lên giữa lúc sinh ly tử biệt 0.5
3 TPBL phụ chú "xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người" 0.5đ
4 Hình thức: Đoạn T-P-H 0.25đ; dài 10-12 câu 0.25đ; câu bị động 0.25đ; thành phần tình thái 0.25đ (Gạch chân và chú thích)
Nội dung: tình yêu cha của bé Thu
Bảo vệ người ba trong bức ảnh bằng những hành động, thái độ cứng cỏi, bướng bỉnh 1.0đ
Tiễn ba lên đường đánh giặc bằng những hành động, cảm xúc bùng nổ, dữ dội 1.5đ
5 "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" - Nguyễn Khoa Điềm; Nói với con
- Y Phương 0.5
THAM KHẢO
Trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà", nhân vật Thu có một tình cảm yêu thương cha
thắm thiết, sâu nặng (1).Đầu truyện, ông Sáu bị Thu xa lánh trong suốt 3 ngày
phép (2) Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng "ba" (3) Dù má doạ đánh, hay là nồi
cơm sôi Thu cũng nhất quyết không gọi "ba" mà chỉ nói trống không hoặc kêu ông sáu là "người ta" (4) Hành động của Thu ngày càng quyết liệt: hất tung cái trứng cá
ra mâm, cơm văng tung tóe , bị đòn, không khóc, chạy sang nhà ngoại (5) Rõ
ràng bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu, gan lì (6) Nhưng chính thái độ ương
ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con (7) Lý do nó không nhận ba thật đơn giản kiểu trẻ con: vết thẹo dài trên má không giống với ảnh ba thì ông ta nhất định không phải ba rồi (8) Khi hiểu lầm được bà ngoại giải tỏa, tình cảm trong Thu như cơn lũ tràn bờ (9) Lần đầu bé Thu cất tiếng gọi ba -trạng thái tình cảm bấy lâu bị dồn nén đã bung ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt xen
cả hối hận: chạy tới, ôm chặt, hôn ba cùng khắp trong nước mắt (10) Em nhất định không cho ba đi, rồi khi biết không thể giữ ba, em đòi ba mua cho em cây lược, một cách vòi quà đúng với tâm lí của con trẻ (11) Có thể nói tình cảm bé
Trang 9Thu dành cho người cha thật đặc biệt bởi cảnh ngộ éo le của chiến tranh nhưng cũng chính là sức mạnh đẩy lùi chiến tranh để có ngày hòa bình, thống nhất cho
Tổ quốc (12)
Chú thích: câu bị động là câu 2; thành phần tình thái ở câu 6
PHẦN II:
1 Ý nghĩa nhan đề "Bếp lửa": Hình ảnh xuyên suốt bài thơ
Nghĩa thực: hình ảnh quen thuộc của mỗi gia đình, gắn liền với tuổi thơ của tác giả 0.25đ
Nghĩa biểu tượng: tượng trưng cho tình cảm bà cháu sâu nặng 0.25đ
2 Phép liệt kê kết hợp điệp từ: có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả 0.5đ
Tác dụng: nhấn mạnh hiện tại cháu đã có một cuộc sống thành đạt với bao điều mới
lạ 0.5đ
3 Hình thức: đoạn văn dài 2/3 trang giấy 0.5đ
Nội dung: nói những điều bản thân tự nhắc nhở để tiến bộ trong cuộc sống:
Trách nhiệm với bản thân 0.5đ
Trách nhiệm với mọi người (gia đình, bạn bè, xã hội ) 0.5đ