Sở giáo dục và đào tạo Trường THPT Tĩnh Gia 2 Đề thi học kì I - năm học 2008-2009 Môn thi : hoá học - lớp11 ĐỀ 2: I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (8 điểm) Câu 1:(3 điểm) Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện): NH 3 (1) → N 2 (2) →NO (3) → NO 2 (4) → HNO 3 (5) → AgNO 3 (6) →O 2 Câu 2: (2 điểm) Trộn 400 ml dung dịch KOH 0,05 M với 800 ml dung dịch HNO 3 0,04 M. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn. b) Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn. Câu 3: (3 điểm) Nhiệt phân hoàn toàn m gam BaCO 3 , sục toàn bộ khí thu được vào 600 ml dung dịch Ca(OH) 2 a mol/l thấy tạo thành 2,4 gam kết tủa trắng và dung dịch X. Đun nóng X lại thu được 1,8 gam kết tủa trắng . a) Viết các phương trình hoá học xảy ra b) Tính m và a. II. Phần dành riêng cho từng đối tượng thí sinh.(2 điểm) A. Thí sinh học theo chương trình cơ bản Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm Fe và Cu, chia m gam X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: cho tác dụng với axit HNO 3 đặc nguội dư thấy thoát ra 5,6 lit khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) - Phần 2: cho tác dụng với HNO 3 đặc nóng dư thấy thoát ra 10,976 lit khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính m. B. Thí sinh học theo chương trình nâng cao. Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 35% về khối lượng), cho m gam X tác dụng với HNO 3 loãng, sau phản ứng thu được 0,72m gam chất rắn, dung dịch Y và 8,96 lit NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc.Cô cạn Y rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính m và b. -------------------------------------- HÕt ---------------------------------------------- Hä vµ tªn: .Líp: . SBD: ĐÁP ÁN ĐỀ 2: Phần I. Câu 1(3điểm). Các phương trình hoá học xảy ra : 4NH 3 + 3O 2 0 t → 2N 2 + 6 H 2 O N 2 + O 2 0 3000 C → ¬ 2 NO 2NO + O 2 → 2NO 2 4NO 2 + 2H 2 O + O 2 4HNO 3 2HNO 3(đ) + Ag AgNO 3 + NO 2 + H 2 O 2AgNO 3 2Ag + 2NO 2 + O 2 Câu 2: (2 điểm) a)(1 điểm): KOH + HNO 3 KNO 3 + H 2 O OH - + H + H 2 O c) Ta có: số mol KOH = 0,4 x 0,05 = 0,02 mol số mol HNO 3 = 0,8 x 0,04 = 0,032 mol Theo pthh: 0,02 mol HNO 3 phản ứng đủ với 0,02 mol KOH => sau phản ứng HNO 3 còn dư là 0,012 mol. Phương trình điện li: HNO 3 H + + NO 3 - Sau phản ứng số mol H + dư là: 0,012 mol => [H + ] = 0,012 1,2 = 0,01 M = 10 -2 M => pH = 2. Câu 3: (3 điểm): a) (1 điểm). Các phương trình hoá học xảy ra: BaCO 3 BaO + CO 2 (1) CO 2 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + H 2 O (2) 2CO 2 + Ca(OH) 2 Ca(HCO 3 ) 2 (3) Ca(HCO 3 ) 2 CaCO 3 + CO 2 (4) c) Theo bài ra ta có: số mol CaCO 3 (2) = 0,024 mol số mol CaCO 3 (4) = 0,018 mol Theo (2), (3), (4): số mol CO 2 tạo ra ở (1) = 0,06 mol số mol Ca(OH) 2 dùng ở (2) và (3) = 0,042 mol [ Ca(OH) 2 ] = 0,042 0,6 = 0,07 (M) => a = 0,07 M Theo (1): số mol BaCO 3 dùng là: 0,06 mol => m = 197 x 0,06 = 11,82 (g) Phần II. A. Phần dành cho thí sinh học theo chương trình cơ bản (2đ) a(0,75đ) Phần I: Cu + 4HNO 3 Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O (1) Phần 2: Fe + 6HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + 3NO 2 + 3H 2 O (2) Cu + 4HNO 3 Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O (3) b) Số mol NO 2 tạo ra ở (1) là: 5,6 22,4 = 0,25 mol Theo (1): số mol Cu phản ứng là: 0,125 mol Số mol NO 2 tạo ra ở (2) và (3) là: 10,976 22,4 = 0,49 mol => số mol NO 2 tạo ra ở (2) là: 0,49 – 0,25 = 0,24 mol Theo (2): số mol Fe phản ứng là: 0,08 mol Vậy: m = 64 x 2.0,125 + 56 x 2.0,08 = 24,96 (g) B. Phần dành cho thí sinh học theo chương trình nâng cao(2đ) a)(1đ) Theo bài ra ta có: m Fe = 0,35m (g) ; m Cu = 0,65m (g). Do khối lượng của chất rắn sau phản ứng với HNO 3 là 0,72m gam, nên Cu chưa phản ứng với HNO 3 , Fe còn dư là: 0,35m – 0,07m = 0,28m (g) Các pthh xảy ra: Fe + 4HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + NO + 3H 2 O (1) Fe + 2Fe(NO 3 ) 3 3Fe(NO 3 ) 2 (2) 2Fe(NO 3 ) 2 Fe 2 O 3 + 4NO 2 + O 2 (3) b) Ta có các quá trình sau: Fe 0 Fe 2+ +2e (4) NO 3 - + 4H + + 3e NO + 2H 2 O (5) Số mol NO tạo ra ở (1): 8,96 22,4 = 0,4 mol Theo (5) số mol e nhận là: 3 x 0,4 =1,2 mol Theo định luật bảo toàn e, số mol e nhường ở (3) là: 1,2 mol Theo (4) số mol Fe tham gia phản ứng là: 0,6 mol => Khối lượng Fe phản ứng là: 56 x 0,6 = 33,6 (g) => 0,28m = 33,6 => m = 120 (g) Theo (4) số mol Fe 2+ = 0,6 mol = số mol Fe(NO 3 ) 2 Theo (3) số mol Fe 2 O 3 = 0,3 mol => b = 0,3x 160 = 48 (g) . Sở giáo dục và đào tạo Trường THPT Tĩnh Gia 2 Đề thi học kì I - năm học 2008-2009 Môn thi : hoá học - lớp 11 ĐỀ 2: I. Phần chung cho tất cả các thí sinh. a = 0,07 M Theo (1): số mol BaCO 3 dùng là: 0,06 mol => m = 197 x 0,06 = 11, 82 (g) Phần II. A. Phần dành cho thí sinh học theo chương trình cơ bản (2đ)