1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng hợp câu hỏi NLCB 2 (kinh tế chính trị) Hvtc

90 24,2K 84

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 239,53 KB

Nội dung

Tổng hợp các câu hỏi ôn thi cuối kỳ, thi cao học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa máclênin 2, phần kinh tế chính trị bao gồm phần nội dung hàng hóa, tiền tệ, học thuyết giá trị thặng dư, cách mạng xã hội chủ nghĩa....

Trang 1

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

Câu 1 Trình bày điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa, vì sao nảy sinh nhu cầu trao đổi (điều kiện 2) và điều kiện để trao đổi là gì, cho ví dụ minh họa?

Khái niệm: sản xuất hàng hóa là mô hình tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản

xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường SX hàng hóa là 1 bước tiến trong sựphát triển của nền sxxh, và nó chỉ ra đời khi có những điều kiện nhất định

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau:

Thứ nhất là Phân công lao động xã hội.

Khái niệm: phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động thành các ngành nghềsản xuất khác nhau

Vai trò: Trong phân công LĐXH mỗi người sản xuất chỉ sản xuất ra một số sản phẩmnhất định Song cuộc sống của họ cần nhiều sản phẩm khác nhau do đó tất yếu nảy sinhnhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất

Ví dụ: giả sử rằng lao động trong xã hội được phân chia thành các ngành nghề sản xuất như sau:

Ngành sản xuất Sản phẩm tạo ra Khả năng Nhu cầu

Dệt may Quần áo 100 bộ quần áo 50 bộ quần áo, 50 đôi giầy

Da giày Giầy 100 đôi giầy 100 đôi giầy, 50 bộ quần áo

Trong ví dụ này: Người sản xuất trong ngành dệt may chỉ sản xuất ra quần áo Tuy nhiên nhu cầu của họ lại cần cả giầy để đi Do đó, họ phải tiến hành trao đổi mua bán sản phẩm của mình với sản phẩm của người sản xuất trong ngành da giầy Và ta thấy người này có khả năng sản xuất được 100 bộ quần áo trong khi nhu cầu cần sử dụng

50 bộ do đó có thể mang 100 bộ quần áo thừa đi trao đổi để lấy giày.Còn người sản xuất trong ngành da giày mặc dù nhu cầu của người đó là quần áo và giầy Tuy nhiên, khả năng sản xuất của người này là 100 đôi chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu nên không có sản phẩm dư thừa để thực hiện trao đổi.

Từ ví dụ trên ta thấy rằng nguồn gốc nảy sinh nhu cầu trao đổi xuất phát từ phân cônglao động xã hội phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động thành các ngànhnghề sản xuất khác nhau Trong phân công LĐXH mỗi người sản xuất chỉ sản xuất ramột hoặc một số sản phẩm nhất định Song cuộc sống của họ cần nhiều sản phẩm khácnhau do đó tất yếu nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán và điều kiện để trao đổi là sảnxuất thừa sản phẩm ở lĩnh vực của mình và thiếu sản phẩm ở lĩnh vực của người khácthừa

Phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa.Mác chỉ ra rằng, trong xã hội ấn độ cổ đại phân công LĐXH đã đạt tới một trình độ caonhất định.Tuy nhiên, SXHH chưa hình thành trong xã hội ấn độ cổ đại

Hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

Trang 2

Chế độ sở hữu tư hữu chính là nguồn gốc làm cho những sản xuất tách biệt tương đốivới nhau về mặt kinh tế, làm cho những người sản xuất trở nên độc lập và đối lập vớinhau Tuy nhiên vì họ cùng nằm trong một hệ thống phân công lao động xã hội Vì vậy,

họ phụ thuộc vào nhau về cả sản xuất và tiêu dùng.Trong điều kiện ấy để người này cóthể sử dụng sản phẩm của người khác thì phải thông qua trao đổi mua bán

Ví dụ: Trong XH ấn độ cổ đại, Mác chỉ ra rằng phân công lao động ra đời đã phát triển ở 1 trình độ cao nhất định Song sx hàng hóa chưa ra đời ở đó bởi xh ấn độ cổ đại dựa trên chế độ quốc hữu ruộng đất, do đó chưa có sự tách biệt tương đối.

Kết luận: để sản xuất hàng hóa ra đời phải có đầy đủ cả hai điều kiện trên Nếu thiếumột trong hai điều kiện trên thì sản xuất hàng hóa không thể ra đời và tồn tại

Phân công lao động xh chỉ tạo ra cơ sở hình thành nhu cầu trao đổi mà nó chưa phải

là nguyên nhân dẫn tới hành vi trao đổi sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữangười sx mới dẫn tới hành vi trao đổi Chế độ tư hữu về TLSX là yếu tố trực tiếp sinh raquan hệ trao đổi

Câu 2: So sánh sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất tự cung tự cấp?

Khái niệm sản xuất tự cung tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được làm

ra để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất

ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường

Dù là sản xuất tự cung tự cấp hay sản xuất hàng hóa đều là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đóđều có sự kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm

Tiêu chí so sánh SX tự cung tự cấp Sản xuất hàng hóa

1, Mục đích Thỏa mãn nhu cầu của

người sản xuất

Thỏa mãn nhu cầu của thị trường

2, Lực lượng sản xuất Trình độ thấp Trình độ cao

3, Quan hệ kinh tế Hiện vật Vừa là hiện vật vừa là quan hệ giá trị

Câu 3: Phân biệt sản xuất hàng hóa giản đơn và sản xuất hàng hóa TBCN?

Khái niệm sản xuất hàng hóa giản đơn: là hình thức sản xuất hàng hóa dựa trên tư hữu

nhỏ về tư liệu sản xuất Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển và còn thủ công, lạc hậu,SXHH giản đơn dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật thủ công, năng suât lao động thấp

Khái niệm sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa: là hình thức sản xuất hàng hóa dựa trên

sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê

c) Khác nhau: trình bày đoạn

liệu sản xuất

dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm

Trang 3

3, Đặc trưng

Quy mô sản xuất nhỏ, NSLĐ thấp, số lượng chủng loại hàng hóa còn ít

Quy mô sản xuất lớn, NSLĐ cao hơn, số lượng chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng

Câu 4: Trình bày đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa ví dụ minh họa?

Khái niệm: sản xuất hàng hóa là mô hình tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản

xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường

Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán trên thị trường

- Lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt là tính chất tư nhân và tính chất

xã hội Mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hànghóa chính là nguồn gốc đẻ ra các cuộc khủng hoảng kinh tế trong nền sản xuất hànghóa

- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị và lợi nhuận mà không phải là giá trị sửdụng

Ưu thế của sản xuất hàng hóa (so ánh ngầm với sx tự cung tự cấp)

sâu sắc, sự liên hệ giữa ngành sx ngày càng trở nên chặt chẽ, nhờ đó xóa bỏ tình trạng

tự cung tự cấp của nkt, đồng thời thúc đẩy quá trình sx và lao động

Mục đích của sản xuất hàng hóa là để trao đổi mua bán trên thị trường.tức là thỏa mãnnhu cầu của thị trường, sự gia tăng không giới hạn nhu cầu của thị trường là động lựcmạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển ví dụ như: Trong sản xuất tự cung tựcấp người thợ dệt vải dệt ra vải là để đáp ứng nhu cầu mặc của mình mà thôi còn trongnền sản xuất hàng hóa thì vải của người thợ dệt được đem ra mua bán trao đổi trên thịtrường nhằm thỏa mãn nhu cầu mặc của nhiều người và nhu cầu này không ngừng giatăng trên thị trường để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi người thợ dệt phải không ngừng cảitiến chất lượng vải,số lượng vải…trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa khách hàng làthượng đế Vì vậy, sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào luôn được cácnhà sản xuất căn cứ vào mục đích của thị trường.từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa pháttriển

gắt Cạnh tranh thúc đẩy những người sản xuất phải năng động, không ngừng tìm cách

cải tiến kỹ thuật,hợp lý hóa quá trình sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất khôngngừng phát triển

đó phù hợp với sự phát triển của sx hiện đại

sở cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, chính trị,văn hóa.từ đó tạo ra tiền đề cho xã hội

không ngừng phát triển ví dụ như so sánh nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới đó

là nền kinh tế chỉ huy Do đó,không phát huy được lợi thế so sánh, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp khó khăn Sau gần 20 năm đổi mới và hội nhập chuyển từ nền

Trang 4

kinh tế chỉ huy sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần khai thác được lợi thế so sánh của từng vùng,từng địa phương, các hàng hóa đa dạng đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- Bên cạnh ưu thế trên của sản xuất hàng hóa thì SXHH cũng có mặt trái của nónhư phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn trong nó các

cuộc khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trường… ví dụ như trước đây tình trạng nghèo

là chung, hiện nay chênh lệch thu nhập năm 2000 là 4,2 lần và năm 2009 là 8,4 lần và nay hơn 9 lần phát triển sản xuất hàng hóa dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng năm 2012 kinh tế suy thoái dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp phá sản…

Câu 5: Khái niệm, hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa, mối quan hệ giữa 2 thuộc

tính

Kn: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người, thông qua trao đổi mua bán

Đặc trưng cơ bản (đặc điểm phân biệt đâu là hàng hóa đâu không là hàng hóa)

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động (sp của lđ có thể là hàng hóa, ko phải sp củalao động thì chắc chắn không là hàng hóa)

- Có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

- Thông qua trao đổi mua bán trên thị trường (sx ra cho chính mình sử dụng không

p là hàng hóa)

Ví dụ: Người nông dân trồng rau mang bán thì rau là hàng hóa là bởi vì nó là sảnphẩm của lao động của người nông dân, là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ăn của conngười và được đem ra trao đổi mua bán ngược lại cũng là rau do người nông dân đótrồng nhưng không đem bán mà giữ lại để ăn thì rau khi đó không được gọi là hàng hóa

Ví dụ: hàng hóa vô hình như thương hiệu là hàng hóa vì là sp của dn, có mang lại cho

dn giá trị lớn,nâng cao them giá trị mà nó đưa ra; có thông qua trao đổi, mua bánthương hiệu

Nghiên cứu nền sản xuất tư bản Mác bắt đầu từ hàng hóa là bởi vì:

- Hàng hóa là hình thái của cải phổ biến nhất trong xã hội tư bản

- Hàng hóa là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mầm mống mâu thuẫn cơ bản củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Phân tích hàng hóa là phân tích giá trị của nó, phân tích cơ sở hình thành cácphạm trù kinh tế khác của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Hai thuộc tính của hàng hóa.

Đã là hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng

a) Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa.

Khái niệm: giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào

đó của con người, không kể là sự thỏa mãn trực tiếp (tư liệu sinh hoạt) hay sự thỏa mãn

Trang 5

Đặc điểm của giá trị sử dụng:

- Giá trị sử dụng do các thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định, với ý nghĩa đógiá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn Nó không phải do ý chí chủ quan của người

sản xuất quy định mà do thuộc tính vốn có, bản chất của vật phẩm ấy Ví dụ như gạo

công dụng thỏa mãn nhu cầu ăn của con người là do tính chất lý hóa có tinh bột,vitamin trong gạo tạo nên và nó không thay đổi cho dù do ai sản xuất ra hay trong

xã hội nào thì gạo vẫn có công dụng là thỏa mãn nhu cầu ăn của con người giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

- Số lượng giá trị sử dụng của hh phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con

người.Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao thì càng khám phá ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa Ví dụ như than đá ban đầu chỉ làm chất đốt, ngày

nay còn được dùng để làm kim cương, máy lọc nước/ Ngành công nghiệp hóa dầu

- Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng nó Khi chưa tiêudùng thì giá trị sử dụng tồn tại ở dạng tiềm năng Nó là nội dung vật chất của của cải

- Với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, giá trị sử dụng không phải cho người sảnxuất ra nó mà cho người khách thông qua trao đổi mua bán Do đó, giá trị sử dụng là vậtmang trong nó giá trị trao đổi

KL: Vật là hàng hóa thì dứt khoát phải có giá trị sử dụng Tuy nhiên vật mang giá trị

sử dụng chưa chắc đã phải là hàng hóa.Ví dụ như nước suối, hoa quả rừng, vải người

thợ dệt ra tự tiêu dung, gạo người nông dân trồng để ăn…

b) Thuộc tính giá trị của hàng hóa.

Giá trị trao đổi: là một quan hệ số lượng, là một tỷ lệ mà theo đó những giá trị

sử dụng loại này được trao đổi với giá trị sử dụng loại khác.

Ví dụ:

1m vải = 10kg thóc

Nhìn vào phương trình trao đổi trên tất yếu có hai câu hỏi đặt ra là:

- Vải và thóc là hai vật phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao lại trao đổi đượcvới nhau?

- Vì sao vải và thóc lại trao đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định?

=> Hai câu hỏi trên tất yếu đi đến câu trả lời sau: Sở dĩ vải có thể trao đổi được vớithóc là do giữa vải và thóc phải tồn tại một cơ sở chung để cả vải và thóc phải quy được

về cơ sở chung đó theo một tỷ lệ nhất định.Cơ sở chung đó không phải là giá trị sửdụng bởi giá trị sử dụng của vải và thóc là khác nhau Do đó, nếu gạt bỏ giá trị sử dụngsang một bên thì giữa chúng tồn tại một cơ sở chung là để sản xuất ra vải và thóc thìngười sản xuất phải hao phí lao động Hao phí lao động của người sản xuất kết tinhtrong vật phẩm chính là cơ sở chung để vải và thóc có thể trao đổi được với nhau vàtrao đổi theo một tỷ lệ nhất định (Hplđ làm ra 1m vải= Hplđ làm ra 10kg thóc) KL: Giátrị trao đổi là hình thức biêt hiện ra bên ngooài của giá trị

Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi là sự biểu hiện ra bên ngoài của giá trị.

Trang 6

Đặc điểm của giá trị:

+ Thuộc tính giá trị là 1 phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.Nếukhông có sx hàng hóa, ko có trao đổi thì ko nhất thiết phải đi tìm cơ sở chung cho sựtrao đổi Do đó sẽ ko có phạm trù giá trị

+ Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hhKL: giá trị là hao phí lao động của con người được kết tinh trong hàng hóa Tuynhiên, ko phải mọi hao phí lao động của con người được kết tinh trong vật phẩm đềumang hình thái giá trị VD: những vật phẩm tự cung tự cấp cũng chứa đựng hao phí củacon người nhưng nó ko mang hình thái giá trị

c, Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.

Khi phân tích hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng thì Mác đã rút

ra được mối quan hệ giữa chúng như sau: Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tínhgiá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập

Mặt thống nhất giữa chúng đến thể hiện ở chỗ: Chúng là hai thuộc tính của một thựcthể của một hàng hóa thống nhất mà thiếu một trong hai thuộc tính đó không thànhhàng hóa.(giá trị sử dụng là cơ sở để hình thành giá trị còn giá trị là phương tiện để giátrị sử dụng được thể hiện)

Ví dụ: nước suối, hoa quả rừng chúng là những vật phẩm có giá trị sử dụng nhưng không có giá trị nên không được coi là hàng hóa.hay nếu một sản phẩm có giá trị nhưng không có giá trị sử dụng như máy tính vừa sản xuất ra bị lỗi.

Mặt đối lập giữa chúng được thể hiện như sau: Đối với người bán chỉ quan tâm tớigiá trị của hàng hóa(mục tiêu) Tuy nhiên, để có được giá trị thì người bán phải tạo ramột giá trị sử dụng nào đó(phương tiện) Bởi giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trịtrao đổi và giá trị Còn đối với người mua họ chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của hànghóa(mục tiêu) Tuy nhiên, để có được giá trị sử dụng mình cần thì người mua phải trảgiá trị cho người bán(phương tiện) Như vậy, quá trình thực hiện hai thuộc tính giá trị

và giá trị sử dụng là 2 quá trình tách rời nhau, tính tách rời đó phản ánh tính mâu thuẫngiữa 2 thuộc tính của hàng hóa Thuộc tính giá trị thực hiện trước,thực hiện trên thịtrường Thuộc tính giá trị sử dụng được thực hiện sau, thực hiện trong tiêu dùng

Câu 6: Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hh

Ý nghĩa lý luận:

Học thuyết về tính hai mặt của sản xuất hàng hóa đã tao ra cơ sở khoa học cho họcthuyết giá trị Bởi vì các nhà kinh tế trước Mác cũng chỉ dừng lại ở chỗ giá trị do laođộng tạo nên Với việc phát hiện học thuyết về tính hai mặt của sản xuất hàng hóa.Mác

đã chỉ rõ lao động trìu tượng tạo ra giá trị hàng hóa

Tạo ra cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư nhờ đó Mác giải thích được nguồn gốcthực sự của giá trị thặng dư là do lao động trìu tượng của người công nhân tạo ra trong

Trang 7

Học thuyết về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp chúng ta giải thíchđược hiện tượng trong thực tế: Khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lênđi liềnvới giá trị ngày càng giảm hoặc không đổi Bởi vì ngày nay, lao động sản xuất ngàycàng phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại dẫn tới hao phí lao động để sản xuất ramột đơn vị sản phẩm giảm xuống Vì vậy của cải ngày càng tăng nhưng đi liền với giátrị của nó ngày càng giảm hoặc không đổi.

Câu 7: Tính hai mặt của lao động sx hàng hóa.Vì sao hh có 2 thuộc tính Mâu thuẫn giữa Lđ tư nhân và Lđ xã hội

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là bởi vì lao động sản xuất hàng hóa có tính haimặt đó là lao động cụ thể và lao động trìu tượng Trong đó lao động cụ thể tạo giá trị sửdụng, lao động trìu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa

Lao động cụ thể

Khái niệm: lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của nhữngnghề nghiệp chuyên môn nhất định

Các đặc điểm cơ bản của lao động cụ thể

- Phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm

- Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp,

phương tiện và kết quả riêng Ví dụ lao động cụ thể của người thợ dệt có mục đích là

sản xuất ra vải,đối tượng là sợi,phương pháp là tập hợp các thao tác dệt,phương tiện là máy dệt và kết quả là vải được dệt ra.

- Mỗi lao động cụ thể chỉ tạo ra một hoặc một số giá trị sử dụng nhất định Do vậy,

lao động cụ thể càng phong phú giá trị sử dụng được tạo ra càng nhiều Ví dụ lao động

của người nông dân tạo ra thóc để thỏa mãn nhu cầu ăn của con người Còn lao động của người thợ dệt tạo tư liệu sản xuất để thỏa mãn nhu cầu sản xuất.

- Các lao động cụ thể được tập hợp lại với nhau tạo nên hệ thống phân công lao

động xã hội Lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng bao nhiêu phản ánh trình độ

phân công lao động xã hội càng cao bấy nhiêu.Ví dụ: Ngày nay để sản xuất ra một

chiếc may bay Bô-ing xuất xưởng tại Mỹ là sự kết hợp sản xuất ở trên 650 công ty khác nhau đặt trên 300 quốc gia khác nhau

- Lao động cụ thể là một trong hai nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng Giá trị sử dụng

được tạo ra bởi vật chất và lao động với ý nghĩa là nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng thì

lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm Ví dụ trong

thời phong kiến người thợ dệt dệt vải bằng khung cửi thì ngày nay ở các nước phát triển người thợ dệt dùng máy móc dây chuyền để tạo ra vải Nội dung của lao động cụ thể không thay đổi chỉ có hình thức của lao động cụ thể là thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

- Biểu hiện của lao động tư nhân

Lao động trừu tượng.

Trang 8

Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động của ngoòi sản xuất hàng hóa khi đãgạt bỏ những hình thức cụ thể của nó hay chính là sự tiêu hao sức lao động(sự hao phísức ép, sức thần kinh, sức cơ bắp) của người trong sản xuất hh nói chung.

Đặc điểm của lao động trừu tượng:

- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử Nếu không có sản xuất hàng hóa,

không có trao đổi hàng hóa thì không cần thiết phải quy các lao động vốn rất khác nhau

về lao động đồng chất tức là lao động trìu tượng tức là không có lao động trìu tượng

- Nếu như lao động cụ thể chỉ là một trong hai nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng thì

lao động trìu tượng là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị, tạo cơ sở cho sự ngang bằngtrong trao đổi

- Biểu hiện của lao động xã hội

KL => Lao động cụ thể và lao động trìu tượng không phải là hai loại lao độngkhác nhau mà là hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa hai mặt này phản ánh tính chất

tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa

Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi một người sản xuất là một chủ thể kinh tế kinh tếđộc lập họ tự quyết định sản xuất ra cái gì và sản xuất như thế nào đó là tính chất tưnhân của lao động sản xuất hàng hóa Lao động cụ thể là sự thể hiện của lao động tưnhân Mặt khác nếu lao động sản xuất hàng hóa được xem xét như là hao phí lao động

xã hội nói chung tức là lao động trìu tượng lại là một bộ phận của lao động xã hội thốngnhất Lao động trìu tượng là sự thể hiện của lao động xã hội

Lao động tư nhân và lao động xã hội cũng không phải là hai loại lao động khácnhau mà là hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hai mặt này vừa có quan hệ thốngnhất vừa có quan hệ mâu thuẫn

Quan hệ thống nhất giữa chúng được thể hiện ở chỗ: Chúng là hai mặt không táchrời nhau của lao động sản xuất hàng hóa

Quan hệ mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn Mâu thuẫn này được thể hiện ở chỗ:

- Sản phẩm sản xuất ra của việc sản xuất hàng hóa có thể không đáp ứng (ko ăn

khớp, không phù hợp) được nhu cầu của xã hội Bởi vì, việc sản xuất ra cái gì, sản xuất

như thế nào là công việc của người sản xuất cho nên sản phẩm họ sản xuất ra có thể có thể phù hợp hoặc có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội Nếu sản phẩm mà không phù hợp với nhu cầu của xã hội thì sẽ không bán được và khi đó mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội trong sản xuất hàng hóa chưa được giải quyết.

- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp

hơn hao phí lao động xã hội cần thiết Bởi vì, mỗi người sản xuất là một chủ thể kinh tế

khác nhau Có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau cho nên hao phí lao động

cá biệt sẽ khác nhau Vì vậy những người mà có hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thua lỗ vì hàng hóa của họ không thể cạnh tranh được với người khác Còn những người có hao phí lao động xã hội thấp hơn hao phí

Trang 9

- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội luôn tiềm ẩn khả năng

khủng hoảng “sản xuất thừa” Bởi vì vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, san xuât

như thế nào, sản xuất bao nhiêu là công việc độc lập của các chủ thể kinh tế cho nên có thể dẫn đến cung lớn hơn cầu về hàng hóa Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa Mà sản xuất thừa hiện nay là căn bệnh nan giải của nền sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.

Như vậy, mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xà hội được giải quyếtthông qua trao đổi.Nếu hàng hóa bán được thì mâu thuẫn này được giải quyết và ngượclại

Nhận xét: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội 1 mặt là động lực

thúc đẩy nkt hàng hóa phát triển, mặt khác nó lại tiềm ẩn nguy cơ các cuộc khủnghoảng kinh tế

Câu 8: Cấu thành lượng giá trị hàng hóa.

Để sản xuất ra hang hóa đòi hỏi phải cho 1 lượng lao động nhất định bao gồm laođộng quá khứ và lao động hiện tại (lao động sống)

- Lao động quá khứ kết tinh trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công

cụ, nguyên vật liệu Trong quá trình sx, giá trị tư liệu sx được bảo tồn và chuyển vào

sp gọi là giá trị cũ

- Lao động sống (Lđ hiện tại) hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất

thành sản phẩm mới, có vai trò làm tăng giá trị cho hàng hóa, tạo ra giá trị mới chosản phẩm

Trong quá trình sản xuất lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và dichuyển giá trị của của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong sảnphẩm (ký hiệu là c) Còn lao động trìu tượng (biểu hiện ở sự hao phí lao động sốngtrong quá trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng giá trị cho sản phẩm, đây là bộphận giá trị mới trong sản phẩm(ký hiệu là v+m)

Vì vậy, cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: Giá trị cũ tái hiện vàgiá trị mới được xác định bới công thức: c+v+m

Câu 9: Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng đại lượng nào?Thước đo/ phương pháp đo lượng giá trị hàng hóa Không phải Thời gian lao động hay thời gian

lao động xã hội cần thiết mà chính xác nhất là thời gian lao động giản đơn trung bình

xã hội cần thiết.

Giá trị hàng hóa được xem xét về cả mặt chất và mặt lượng: Về mặt chất, giá trị hànghóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hh; Về mặt lượng, giá trị hh là lượng hao phílao động của người sản xuát kết tinh trong hh

Người ta dùng thước đo thời gian để do lượng giá trị của hàng hóa (như là 1h, 1ngày, …) tuy nhiên mỗi 1 hàng hóa không chỉ do một người sx ra mà có thể do nhiềungười sản xuất cùng sản xuất ra Do trình độ kỹ thuật vàđiều kiện sx khác nhau nên mỗi

Trang 10

người sản xuất cót/g lao động cá biệt khác nhau khi cùng sản xuất ra 1 đơn vị hànghóa

Ví dụ:

- Để sản xuất ra 1m vải thì A sản xuất mất 3 giờ.

- Để sản xuất ra 1m vải đó thì B sản xuất mất 4 giờ.

- Để sản xuất ra 1m vải đó thì C sản xuất mất 5 giờ.

Ví dụ trên cho ta thấy: Do trình độ sản xuất khác nhau, điều kiện sản xuất khácnhau mà chi phí thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất để sản xuất ra1đơn vị sản phẩm là khác nhau Do vậy, để đo lượng giá trị hàng hóa người ta đo bằng

thời gian lao động xã hội cần thiết

Thời gian lao động xã hội cần thiết là: Thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn

vị hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội Tức là, với một trình độ sản xuấttrung bình, trình độ khéo léo trung bình, cường độ lao động trung bình gắn với một điềukiện lịch sử cụ thể

Phương pháp đo lượng giá trị hàng hóa

Phương pháp thống kê số lớn: Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bằng thời gianlao động cá biệt của cơ sở sản xuất cung cấp phần lớn lượng hàng hóa đó trên thịtrường

Ví dụ: để sx ra 1m vải

Cơ sở A mất 3 giờ - cung cấp5% số vải trên thị trường

Cơ sở B mất 4 giờ - cung cấp 85% số vải trên thị trường

Cơ sở C mất 5 giờ - cung cấp 10% số vải trên thị trường

Theo phương pháp này thì giá trị của 1 đơn vị hàng hóa bằng 4 giờ là thời gian laođộng cá biệt của cơ sở sản xuất B

Phương pháp bình quân gia quyền

Nếu gọi: α là số lượng hàng hóa mà cơ sở sản xuất đưa ra trên thị trường

X là giá trị cá biệt của một đơn vị sản xuất hàng hóa thì khi đó

Thờigianlaođộngxãhộicầnthiết = x 1 α 1+ x 2 α 2 …+xn α n.

α 1+ α 2 … …+α n

(của 1 đơn vị hàng hóa) (đơn vị t/g)

Câu 10: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?(3 nhân tố) VD

1, Năng suất lao động

- Năng suất lao động là khái niệm phản ánh năng lực sản xuất của lao động được

xác định bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Ví dụ 1

người công nhân mất 2h để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

- Năng suất lao động có hai loại là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao

động xã hội Trong đó, NSLĐ cá biệt quy định giá trị cá biệt của hh, NSLĐ xãhội ảnhhưởng tới giá trị thị trường của hh

- Khi năng suất lao động xã hội tăng lên thì số lượng sản phẩm làm ra trong một

Trang 11

là lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm và ngược lại Nếu năng suất lao động xãhội giảm tức là sản lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian giảm thì thời gianlàm ra một đơn vị sản phẩm tăng tức lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm tăng.

Ví dụ: Người công nhân trong điều kiện bình thường 1h tạo ra được 2 đơn vị sản phẩm.Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm là ½ giờ.

Thời gian (tổng lượng giá trị hàng hóa)

Số lượng SP làm ra trong 1h

Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1đvsp (lượng giá trị của 1đvsp)

Năng suất lao động xã

hội tăng gấp đôi

từ ½ xuống còn ¼ giờ Ngược lại khi năng suất lao động xã hội giảm thì lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm tăng từ ½ giờ lên 1 giờ.

Lượng giá trị của 1đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.

Các biện pháp tăng năng suất lao động: nâng cao trình độ chuyên môn của ngườilao động Ứng dụng tiến bộ khoa học,công nghệ và sản xuất Nâng cao trình độ tổ chứcquản lý sản xuất

=> Năng suất lao động chịu sự tác động của các nhân tố sau: trình độ khéo léo củangười lao động, trình độ phát triển của kh-kt, trình độ kết hợp xh của sản xuất, hiệu quả

sử dụng tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên

2, Cường độ lao động

Khái niệm: cường độ lao động phản ánh sự căng thẳng,mệt nhọc của người lao

động, được đo bằng lượng hao phí lao động trong một đơn vị thời gian Ví dụ trong 1h

lao động người lao động hao phí 200calo

Khi cường độ lao động tăng lên Tức là, lượng hao phí lao động trong cùng mộtđơn vị thời gian cũng tăng lên tương ứng số lượng sản phẩm tạo ra cũng tăng lên tươngứng Do vậy, lượng hao phí lao động kết tinh trong một sản phẩm không đổi Do đó,lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi nhưng tổng lượng giá trị hàng hóalại tăng lên

Ví dụ: trong điều kiện bình thường cứ 1h lao động thì người lao động hao phí 200calo và sản xuất ra 2 đơn vị sản phẩm Khi cường độ lao động tăng lên gấp đôi thì

1 giờ lao động hao phí 400calo và sản xuất ra 4 đơn vị sản phẩm.

Thời gian (Giờ)

HPLĐ (calo)

Số lượng sản phẩm

Giá trị một đơn

vị sản phẩm

Trang 12

Nhận xét: khi tăng cường độ lao động giá trị của 1 đơn vị sản phẩm không đổi và vẫn bằng 100calo Còn tổng lượng giá trị hàng hóa tăng từ 200calo lên 400calo.

Khi nghiên cứu về cường độ lao động CMác nói: Xét về bản chất “tăng cường độlao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động” Vì thực chất tăng cường độ laođộng là tăng mức độ khẩn trương, năng nhọc của công việc cũng giống như kéo dài thờigian lao động trong điều kiện bình thường

Ví dụ: trong điều kiện bình thường cứ 1h lao động thì người lao động hao phí 200calo,một ngày làm việc 8 giờ thì hao phí 1600calo Khi tăng cường độ lao động thì 1h lao động sẽ hao phí 400calo, 1 ngày lao động 8h thì sẽ hao phí 3200calo Điều đó cũng giống như trong điều kiện bình thường, thời gian lao động của một ngày lao động kéo dài từ 8 giờ lên 16 giờ.

3, Mức độ phức tạp của lao động.

Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Tuynhiên lao động được chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là lao động mà bất cứ một người bình thường nào cũng có thể

thực hiện được Ví dụ lao động của một người rửa bát,nội trợ gia đình…

Lao động phức tạp là lao động phải thông qua đào tạo, huấn luyện thành lao động

chuyên môn lành nghề mới có thể thực hiện được Ví dụ lao động của người sữa chữa

đồng hồ, sữa chữa điện thoại, kế toán doanh nghiệp…

Như vậy, để các hàng hóa được sx ra bằng lao động giản đơn có quan hệ bình đẳngvới các hàng hóa được sản xuất ra bằng lao động phức tạp thì người ta tìm cách quy laođộng phức tạp về lao động giản đơn Do đó, giá trị 1 đơn vị hàng hóa được đo bằng thờigian lao động xh cần thiết giản đơn trung bình

Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình

Câu 11: SS tăng NSLĐ với tăng CĐLĐ? Tăng NSLĐ,ảnh hưởng ntn?

Giống nhau: Đều làm cho số lượng hàng hóa tăng lên (đều tỉ lệ thuận)

Khác nhau:

Lượng giá trị 1 đơn vị hàng

hóa

Giảm xuống (tỷ lệ nghịch) Không đổi

Phụ thuộc vào các yếu tố Máy móc, kỹ thuật, tay nghề

người lđ-> có sức sx vô hạn

thể chất tinh thần củangười l-> có giới hạnTổng lượng giá trị hàng hóa Không đổi Tăng lên(tỷ lệ thuận)

Trang 13

Câu hỏi suy luận: khi năng suất lao động tăng đại lượng nào giảm một cách tuyệt đối?( cấu thành lượng giá trị hàng hóa) Giá trị hàng hóa= C+v+m

2 V+m (giảm tuyệt đối vì lao động sống)

3 C+v+m (giảm)

NSLĐ của 1 DN tăng ta xét 2 trường hợp xảy ra:

TH1: Nếu DN cung cấp 1 tỉ trọng nhỏ hàng hóa trên thị trường thì giá trị thị trường của hh

Trong việc hình thành giá trị sản phẩm trong công nghiệp(công nghệ phẩm) và

việc hình thành giá trị sản phẩm trong nông nghiệp(nông sản phẩm) có đặc diểm giống

nhau là: Đều được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra

Nhưng giữa chúng có sự khác nhau cơ bản là:

- Trong lĩnh vực công nghiệp giá trị của công nghệ phẩm bao giờ cũng được hình

thành dựa trên điều kiện sản xuất trung bình xã hội của nghành

- Trong nông nghiệp giá trị của nông sản phẩm được hình thành dựa trên điều kiện

sản xuất ở ruộng đất xấu nhất ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu của nôngnghiệp, nó lại có độ phì nhiêu màu mỡ khác nhau bao gồm ruộng tốt, ruộng trung bình

và ruộng xấu Nhu cầu của sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng lên theo tốc độ tăngdân số vì vậy chỉ kinh doanh trên ruộng đất tốt hoặc trung bình thì không đủ nông sản

để đáp ứng nhu cầu của xã hội vì vậy phải kinh doanh trên cả ruộng đất xấu nhất Trongnông nghiệp dù kinh doanh trên ruộng đất xấu cũng đòi hỏi phải phải bù đắp được chiphí để có doanh lợi

- Từ các lý do trên Mác kết luận: lượng giá trị của sản phẩm nông nghiệp bao giờ

cũng được quy định sản phẩm sản xuất trên ruộng đất xấu và nó khác hẳn với đặc điểmhình thành giá trị của sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp

Câu 13: Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ?

Sự phát triển của các hình thái giá trị:

Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị Về mặt giátrị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hóa ta có thể nhận biết trực tiếp bằng cácgiác quan Nhưng về mặt giá trị, tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có mộtnguyên tử vật chất nào ta không thể nhìn thấy,sờ thấy giá trị của nó Giá trị chỉ có mộttính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu hiện ra cho người ta thấy trong hành vi

Trang 14

trao đổi nghĩa là trong mối quan hệ giữa các hàng hóa với nhau Chính vì vậy, thôngqua sự nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc phátsinh của tiền tệ , hình thái giá trị nổi bật và tiêu biểu nhất.

Nguồn gốc: tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của hình thái giá trị

a, Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Là hình thái phôi thai của hình thái giá trị, nó gắn với sx hàng hóa ở giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa Được thể hiên ra

là sự trao đổi ngẫu nhiên giữa hàng hóa này với hàng hóa khác

Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc

Cụ thể: trong phương trình trao đổi giữa vải và thóc thì vải ko tự thể hiện được giátrị của nó, mà giá trị của vải được thể hiện thông qua thóc Do đó, giá trị của vải đượcgọi là hình thái tương đối của giá trị, còn thóc là phương tiện biểu hiện giá trị của vải

Vì thế giá trị của thóc là hình thái ngang giá của giá trị, còn bản thân thóc là hình tháivật ngang giá

- Các đặc điểm của hình thái giản đơn

+ giá trị sử dụng trở thành hình thức biểu hiện của giá trị

+ lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiệnlao động trừu tượng

+ lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiệnlao động xa hội

- Trong hình thái giá trị giản đơn mỗi hàng hóa chỉ trao đổi được với một hàng hóaduy nhất khác biệt với nó.(vải chỉ trao đổi được với thóc mà không trao đổi được vớihàng hóa khác) Quy mô trao đổi hẹp và cố định, trao đổi diễn ra trực tiếp và tỷ lệ traođổi chưa cố định

b, Hình thái giá trị mở rộng

Khi lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội phát triển ở mộttrình độ mới thì trao đổi hàng hóa trở nên thường xuyên hơn Khi đó, mỗi một loại hànghóa không chỉ quan hệ duy nhất khác mà còn có thể quan hệ với nhiều hàng hóakhác.Khi đó, ra đời hình thái giá trị mở rộng

Ví dụ:

1m vải =

10kg thóc hoặc

2 con gà hoặc0,1 chỉ vàng hoặc

…vvCác đặc điểm của hình thái giá trị mở rộng:

- Trong hình thái giá trị mở rộng, mỗi hàng hóa không chỉ quản hệ với một hàng

hóa duy nhất mà còn có quan hệ với một số hàng hóa khác

- Trao đổi vẫn diễn ra một cách trực tiếp và tỷ lệ trao đổi chưa cố định.

c, Hình thái chung của giá trị

Trang 15

vải thì cần thóc nhưng người có thóc thì không cần vải mà cần một hàng hóa khác Do

đó trao đổi phải thực hiện theo con đường vòng Có nghĩa là, người ta đem hàng hóacủa mình đổi lấy hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, sau đó dùng hàng hóa đó đểđổi lấy hàng hóa mình cần khi đó hình thành hình thái chung của giá trị

Các đặc điểm của hình thái chung của giá trị

- Trong hình thái chung của giá trị hình thái vật ngang giá được thống nhất ở một

hàng hóa Tuy nhiên vật ngang giá chưa được cố định, ở các địa phương khác nhau thì

có hình thái vật ngang giáchung khác nhau

- Trong hình thái chung của giá trị tỷ lệ trao đổi cũng chưa được cố định.

d, Hình thái tiền tệ

LLSX và phân công lao động xh tiếp tục phát triển lên 1 trình độ cao nữa, trao đổihàng hóa trở nên phổ biến.Do vậy việc tồn tại nhiều hình thái vật ngang giá khác nhaucản trở quá trình trao đổi, từ đó tất yếu đòi hỏi hình thành 1 vật ngang giá chung thốngnhất Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 hàng hóa độc tôn phổ biến, khi đótiền tệ ra đời

Các đặc điểm của hình thái tiền tệ

- Khi hình thái tiền tệ ra đời thì tất cả hàng hóa điều được biểu thị giá trị của mình

ở hình thái vật ngang giá thống nhất đó là tiền

- Tỷ lệ trao đổi được cố định nhờ đó mà trao đổi có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

- Ban đầu người ta sử dụng nhiều kim loại làm tiền, sau đó được cố định lại ở bạc

và vàng và cuối cùng là vàng Sỡ dĩ vàng được chọn làm tiền là bởi vì nó có các đặcđiểm sau: dễ kéo sợi và sát mỏng, ít bị hư hỏng, 1 khối lượng nhỏ chứa đựng bên trongmột giá trị lớn

- Khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa được phân chia thành 2 cực, 1 bên là tiền

còn bên kia là tất cả các hàng hóa thông thường Đến đây, các hàng hóa có 1 phươngtiện biểu hiện giá trị thống nhất, nhờ đó tỷ lệ trao đổi ban đầu được cố định lại

Trang 16

Bản chất của tiền tệ:

Các nhà kinh tế học tể học trước mác phân tích bản chất tiền tệ từ hình thái caonhất của nó Do vậy mà không chỉ ra được bản chất đích thực của tiền tệ Mác nghiêncứu bản chất đích thực của tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hànghóa, từ lịch sử phát triển của các hình thái giá trị nhờ vậy Mác chỉ ra được bản chất đíchthực của tiền tệ Như vây, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hànghóa làm vật ngang giá chung thống nhất Nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện mốiquan hệ giữa những người sản xuất với nhau

Câu 14: phân tích các chức năng của tiền tệ? trong các chức năng đó chức năng nào là quan trọng nhất?chức năng nào cần là tiền vàng (1,3,5 phải là tiền vàng

vì nên cần đủ giá trị)?

Theo Mác tiền tệ có 5 chức năng sau đây:

1 chức năng thước đo giá trị (phải là tiền vàng và đây là chức năng quan trọng

nhất)

- Với tư cách là thước đo giá trị Tiền tệ được dùng để đo lượng giá trị các hànghóa khác.Đểđo lường đc thìbản thân tiền phải có đủgiá trị tức phải là tiền vàng Tuynhiên khi đo lường giá trị các hàng hóa khác không nhất thiết phải có tiền mặt(vàng) màchỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định trong ý tưởng Sở dĩ có thể làm như vậy

là bởi vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa có một cơ sở chung là thời gianlao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa đó

- Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả, giá cả phụ thuộcvào các nhân tố cơ bản sau: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền(sức mua của tiền), qua

hệ cung cầu Trong 3 nhân tố đó giá trị giữ vai trò quyết định vì giá trị là nội dung củagiá cả

=> để đo lường được giá trị hàng hóa thì bản thân tiền tệ cũng phảiđc đo lường.đơn vị đo lường tiền tệ và các phần phân chia của nó được gọi là tiêu chuẩn của giá cả.Với tư cách là thướcđo giá trị, tiền tệđc dùng đểđo lường giá trị cảu các hàng hóa khác;với tư cách là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ đo lường bản thân kim loại được sử dụnglàm tiền

Ví dụ: 1USD = 0,736662gr vàng, 1 đồng Frăng = 0,160000 gr vàng

Trong quá trình vận động phát triển của nkt hàng hóa thì giá trị của tiền tệ có thểthay đổi điều đó phụ thuộc vào lượng hao phí lao động xã hội cần thiết làm ra nó xongđiều đó không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn giá cả của tiền Ví dụ: Mặc dù giá trị của vàngthay đổi như thế nào thì 1 đô la vẫn bằng 10 xen

Trang 17

2 chức năng phương tiện lưu thông.

- Với tư cách là phương tiện lưu thông thì tiền tệ được sử dụng là môi giới trunggian trong quá trình trao đổi hàng hóa và khi đó làm cho hành vi bán và mua tách rờinhau về cả không gian và thời gian.sự tách rời này tiềm ẩn các cuộc khủng hoảng kinhtế

- Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới trung gian được gọi là lưu thông hànghóa Lưu thông hàng hóa được vận động theo công thức: H-T-H

Trong lưu thông ban đầu tiền tham gia với hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đóđược thay thế bằng tiền đúc Trong quá trình lưu thông tiền đúc bị hao mòn mất đi mộtphần giá trị.xong nó vẫn được xem là đủ giá trị Sở dĩ như vậy là bởi vì tiền chỉ đóngvai trò là môi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa và thực hiện chức năng đó trongchốc lát

Lợi dụng vào tình hình đó, nhà nước tìm cách đúc tiền nhỏ hơn giá trị thật của nóđiều đó làm cho giá trị thật của tiền và giá trị danh nghĩa của nó tách rời nhau Sự táchrời này chính là nguồn gốc ra đời tiền giấy.Bản thân tiền giấy không có giá trị Tuynhiên không vì thế có thể phát hành tùy tiện tiền giấy mà lượng tiền giấy được đưa vàolưu thông phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy quy luật đó là: “ lượng tiền giấyđược phát hành vào lưu thông phải bằng lượng tiền thật đáng ra phải tham gia vào lưuthông mà lượng tiền giấy biểu trưng Khi lượng tiền giấy được phát hành vào lưu thônglớn hơn lượng tiền giấy cần thiết trong lưu thông sẽ dẫn tới lạm phát.”

Tổng tiền tệ =Tổng giá cả hh trong lưu thông/vòng quay của đồng tiền

3 Chức năng cất trữ.(phải là tiền vàng )

Với tư cách là phương tiện cất trữ thì tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ.Sở

dĩ tiền được sử dụng làm phương tiện cất trữ là bởi vì tiền là đại biểu cho của cải xã hộidưới hình thái giá trị nên cất trữ tiền là một hình thức để cất trữ của cải.để thực hiệnchức năng cất trữ thì tiền phải có giá trị tức là tiền vàng.Chức năng cất trữ của tiền tệ cóvai trò điều tiết một cách tự phát lượng tiền trong lưu thông Khi sản xuất hàng hóa tănglượng hàng hóa trong lưu thông tăng lên tiền được rút ra khỏi cất trữ đi vào lưu thông.Ngược lại khi sản xuất hàng hóa giảm, tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ

4 Chức năng phương tiện thanh toán

Với tư cách là phương tiện thanh toán thì tiền được sử dụng để nộp thuế, trả nợ vàthanh toán các khoản mua bán chịu.Nền sản xuất hàng hóa phát triển tới một trình độnhất định nào đó sẽ xuất hiện hiện tượng mua bán chịu thì chỉ khi đến kỳ hạn thanh toánthì tiền mới được đưa vào lưu thông.Điều đó làm cho lượng tiền cần trong lưu thông có

sự thay đổi.sự thay đổi đó được xác định bằng công thức sau:

T là lượng tiền cần cho lưu thông

G là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông

Gc là tổng giá cả hàng hóa bán chịu

Trang 18

Tk là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau.

Ttt là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ hạn phải thanh toán

N là số vòng quay trung bình của các đồng tiền trong lưu thông

đổ vỡ, khi đó sẽ tạo ran guy cơ các cuộc khủng hoảng kinh tế

5 Chức năng tiền tệ thế giới( phải là tiền vàng)

Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thì tiền tệ đóng vai trò là tiền

tệ thế giới để thực hiện chức năng là tiền tệ thế giới thì tiền phải quay trở lại hình tháiđầu tiên của nó là tiền vàng Đến đây vàng đc dùng làmphương tiện mua bán hànghóa,phương tiện thanh toán quốc tếvà biểu hiệncủa cải chung của xã hội

Kết luận: Tiền tệ có 5 chức năng, 5 chức năng của tiền tệ được hình thành và pháttriển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và có quan hệ mật thiết với nhau

Câu hỏi 15: Vì sao tiền tệ được gọi là hàng hóa đặc biệt?

+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt bởi vì khi nó ra đời thì toàn bộ thế giới hàng hóađược chia thành hai cực: một bên là tiền còn bên kia là tất cả các hàng hóa còn lại

+ Các hàng hóa thông thường thì chỉ chứa đựng một số giá trị sử dụng nhất định

Do đó, chỉ thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của con người Vòn tiền tệ với tư cách làhình thái vật ngang giá chung thống nhất thì nó giúp con người thỏa mãn nhiều nhu cầu

- Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản là thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phươngtiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới 5 chức năng của tiền tệ được hìnhthành và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và có quan hệ mậtthiết với nhau Góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất của tiền tệ

Câu 16: phân biệt giá trị chức năng thước đo giá trị và thước đo tiêu chuẩn giá cả của tiền?

- với tư cách là thước đo giá trị Tiền tệ được dùng để đo giá trị các hàng hóa khác thì bản thân tiền phải có giá trị tức phải là tiền vàng Tuy nhiên khi đo lường giá

trị các hàng hóa khác không nhất thiết phải có mặt tiền mặt(vàng) mà chỉ cần so sánhvới một lượng vàng nhất định trong ý tưởng sở dĩ có thể làm như vậy là bởi vì giữa giátrị của vàng và giá trị của hàng hóa có một tỷ lệ nhất định Cơ sở của chúng là thời gianlao động xã hội cần thiết hao phí để làm ra hàng hóa đó

- giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả, giá cả phụ

thuộc vào các nhân tố cơ bản sau: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền, qua hệ cung cầu.trong 3 nhân tố đó giá trị của hàng hóa quyết định giá cả của hàng hóa bởi vì giá trị là

Trang 19

- để đo lường được giá trị hàng hóa thì bản thân tiền tệ cũng phải đo lường đơn vị

đo lường tiền tệ và các phần phân chia của nó được gọi là tiêu chuẩn của giá cả, với tư cách là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ đo lường bản thân kim loại được sử dụng làm tiền.

Ví dụ: 1USD = 0,736662gr, 1 đồng Frăng có hàm lượng vàng bằng 0,160000gr…Trong quá trình vận động phát triển thì giá trị của tiền tệ có thể thay đổi điều đóphụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết làm ra nó xong điều đó không ảnhhưởng đến tiêu chuẩn giá cả của nó Ví dụ: Mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thếnào thì 1 đô la vẫn bằng 10 xen

Câu 17: Quy luật lưu thông tiền tệ? Lạm phát và nguyên nhân của hiện tương lạm phát là gì?

1 Quy luật lưu thông tiền tệ.

Khái niệm: là quy luật cácđịnh lượng tiền cần thiết cho lưu thông C.Mác cho rằng,

số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thôngtrên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và số vòng lưu thông của những đơn vịtiền tệ cùng loại Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu

thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng

lưu thông của các đồng tiền cùng trong một thời gian nhất định

- Khi tiền chỉ mới thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiềncần thiết cho lưu thông được tính theo công thức:

M= (P.Q)/V

Trong đó

M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông

P: là mức giá cả

Q: khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông

P.Q: Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông

V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

T là lượng tiền cần cho lưu thông

G là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông

Gc là tổng giá cả hàng hóa bán chịu

Tk là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau

Tức là M =

tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thông

Số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

Trang 20

Ttt là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ hạn phải thanh toán.

N là số vòng quay trung bình của các đồng tiền trong lưu thông

2 Lạm phát:

NN: khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thíchứng một cách tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông Khi phát hành tiền giấythì tình hình sẽ khác.Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị thay thế tiền vàng hay bạc trongchức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực.do đó sốlượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tượng trưng Khi số lượngtiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng mà nó đại diện thì sẽ dẫn đếnhiện tượng SL tiền cần thiết > số lượng hàng hóa trong lưu thông; dẫn đến lạm phát.Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đó là hiệntượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộnền kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng:

“KN:lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một

thời gian nhất định”.

Căn cứ vào mức giá tăng lên có thể chia lạm phát thành: lạm phát vừa phải ( chỉ sốgiá cả tăng dưới 10%/năm), lạm phát phi mã(trên 10%/năm) và siêu lạm phát(chỉ số giá

cả tăng lên hàng trăm,hàng nghìn lần và hơn nữa)

Hậu quả: khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại các nguồn thu nhập giữacác tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời người có thu nhập

và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt.(do sức mua của đồng tiền giảmsút) Khuyến kích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế

bị méo mó biến dạng, tâm lý người dan hoang mang…

Lạm phát hiện tượng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội.bởi vậychống lạm phát được xem là mục tiêu hàng đầu của các nước phát triển trên thế giớinhằm ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát cần tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạmphát, đánh giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn

Câu 18: Phân tích nội dung và yêu cầu, tác động của quy luật giá trị?

a, Vị trí của quy luật.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của nền sản xuất hàng hóa.Ở đâu có sảnxuất hàng hóa ở đó có sự tác động của quy luật giá trị

b, Nội dung của quy luật giá trị

Yêu cầu chung: sản xuất và trao đổi hh phải dựa trên hao phí lao động xã hội cầnthiết (vì cơ sở của gía trị là hao phí lao động xã hội cần thiết)

- Trong nền sản xuất hh, mỗi người sản xuất là một chủ thể kinh tế độc lập Họ tự

quyết định sx cái gì và hao phí lao động cá biệt của mình trong quá trình sản xuất hànghóa Tuy nhiên, giá trị của hàng hóa không xác định dựa trên hao phí lao động cá biệt

Trang 21

xuất có lãi thì người sản xuất phải điều chỉnh hao phí lao động cá biệt của mình theohao phí lao động xã hội cần thiết.

- Trong lưu thông, trao đổi: Trao đổi hàng hóa cùng phải dựa trên hao phí lao động

xã hội cần thiết tức là phải trao đổi theo nguyên tắc ngang giá (Vì cơ sở của trao đổi làgiá trị)

- Sự vận động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự vận động giá cả trên thị trường.

giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị Như vậy, giá cả chịu sự chi phối bởi giá trịngoài ra giá cả còn bị tác động bởi các nhân tố như: giá trị của tiền, cạnh tranh và quyluật cung cầu Các nhân tố này làm cho giá cả tách rời khỏi giá trị và vận động lênxuống xung quanh trục giá trị Sự vận động đó của giá cả thể hiện cơ chế vận động củaquy luật giá trị

giá trị

giá cả

Ví dụ: cung = cầu: giá cả = giá trị

Cung < cầu: giá cả > giá trị

Cung > cầu: giá cả < giá trị

Sự vận động đó phản ánh cơ chế hoạt động của quy luật giá trị xét ở từng thờiđiểm thì giá trị và giá cả có thể không bằng nhau, nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xãhội và ở 1 khoảng t/g nhất định thì giá cả luôn luôn bằng giá trị

c Tác động của quy luật giá trị

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Khái niệm: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa là điều phối, phân bổ các yếu

tố của sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế

Đối với sản xuất: tác động của quy luật giá trị trong việc điều tiết sx được thể hiệnthông qua sự vận động của giá cả dưới sự chi phối của quan hệ cung cầu Những ngànhsản xuất có cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị, người sản xuất ở ngành đó sẽ cólãi, thu hút những người sản xuất ở ngành khác tìm cách chuyển sang ngành đó Do vậysản xuất ngành đó không ngừng được mở rộng Ngược lại, những ngành sản xuất nào

có cung nhỏ cầu, giá cả nhỏ hơn giá trị thì người sản xuất ở ngành đó sẽ bị thua lỗ Dovậy sản xuất ở ngành đó sẽ bị thu hẹp

Ví dụ:

Vào các dịp lễ, tết giá cả hầu hết các loại hàng hóa đều tăng do nhu cầu mua sắm,

đi lại…của người dân tăng Vì vậy các công ty, doanh nghiệp đều có động thái mở rộng quy mô sản xuất Cụ thể như các doanh nghiệp, công ty hoặc các chủ xe sẽ có động thái tăng số xe chạy hoặc chuyến xe chạy trong những dịp này.

Năm vừa qua giá cả thu mua dừa của các thương lái quá rẻ không đủ bù đắp chi phí cho người trồng dừa nên họ đã quyết định chặt bỏ cây dừa để chuyển sang trồng những loại cây khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn

Trang 22

Đối với trao đổi hàng hóa: tác động của quy luật giá trị cũng được thể hiện thôngqua sự vận động của giá cả Hàng hóa có xu hướng chảy từ nơi có giá cả thấp đến nơi

có giá cả cao hơn, nhờ vậy mà hàng hóa được lưu thông thông suốt Ví dụ: Rau xanh

thường được mua ở nông thôn thông qua các thương lái được chuyển ra thành phố lớn bán Bởi vì, giá cả của rau khi bán ở thành phố cao hơn bán ở nông thôn.Các thành phố lớn các hàng hóa thường rất đa dạng và phong phú.Bởi vì chính yếu tố giá cả đã chi phối luồng vận động của hàng hóa từ nơi có giá trị thấp hơn đến nơi có giá trị cao hơn.

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,Thúc

đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi người sx có điều kiện sản xuất không giốngnhau Do đó, chi phí lao động cá biệt của mỗi người sản xuất cũng không giống nhau.Người nào có chi phí lao động cá biệt thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết thìgiành được lợi thế Còn những người sản xuất nào mà có chi phí lao động cá biệt caohơn chi phí lao động xã hội cần thiết thì rơi vào tình thế bất lợi Do đó để sx có lãi vàtạo lợi thế trong cạnh tranh, họ phải không ngừng tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóaquá trình sản xuất… nhờ đó mà thúc đẩy lực lượng sản xuất ko ngừng phát triển

- Thực hiện sự phân hóa giàu nghèo và sự chọn lọc tự nhiên trong nền kinh tế

Ví dụ: sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như ở việt nam đã chứng minh rất rõ điều này Ở Việt Nam nếu như trước thời kỳ đổi mới người Việt Nam nằm trong cái nghèo là chung Nhưng bắt đầu từ năm 1986 đến nay chúng ta thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Thành tựu lớn nhất là đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhưng mặt trái của nó là ở chỗ sự phân hóa giàu nghèo,

sự phân cực về của cải và bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng Tính đến năm 2000 chênh lệch giàu nghèo ở nước ta là 4,2 lần và đến năm 2009 con số này tăng lên gấp đôi là 8,4 lần và cho đến nay con số đó đã tăng lên 12 lần.

Câu 19: Vì sao trên thị trường giá cả hàng hóa luôn xoay quanh trục giá trị? Cho ví dụ chứng minh?

Trong nền kinh tế hàng hóa thì giá trị hàng hóa là cơ sở, là nội dung bên trong củagiá cả và quyết định giá cả hàng hóa

Trang 23

Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài, do đó giá cả hànghóa còn chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh và sức mua của tiền Với sự tácđộng của các nhân tố đó làm cho giá cả hàng hóa vận động lên xuống xung quanh trụcgiá trị nhưng phải lấy giá trị làm cơ sở và không bao giờ thoát ly khỏi giá trị Hay nhưMác nói “ giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa”

Ví dụ minh họa:

Bảng khái quát các yếu tố tác động đến giá cả.Bới vì các yếu tố này đã làm cho giá cả luôn vận động xoay quanh trục giá trị.

Quy luật cung - cầu

Khi cung= cầu thì giá cả = giá trịKhi cung > cầu thì giá cả < giá trịKhi cung< cầu thì giá cả > giá trịCạnh tranh Cạnh tranh giữa người bán với người bán Cùng một loại hàng

hóa nhưng hai cửa hàng khác nhau có thể bán với giá khácnhau Ví dụ: cùng là mặt hàng

Sức mua của tiền Dưới tác động của sức mua của tiền thì nếu giá trị của đồng

tiền tăng lên thì giá cả sẽ giảm xuống.nếu giá trị đồng tiềngiảm thì giá cả hàng hóa sẽ được tăng lên

Câu 20: Trình bày các hình thức biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản?

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa tưbản tự do cạnh tranh và giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Giai đoạn 1: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động thành quy luật giá cả sản xuất Bởi vì, cạnh tranh giữa các ngành sản xuất

dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa (W=C+V+m) đã chuyểnhóa thành thành giá cả sản xuất khi đó giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lờinhuận bình quân.khi đó, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thịtrường vận động lên xuống xung quanh giá cả sản xuất

Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân

Công thức tính: giá cả sản xuất = k + p

Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

Điều kiện giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất bao gồm:

- Phải có nền công nghiệp cơ khí.

- Sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành, tín dụng ngân hàng phát triển.

- Tư bản phải được chảy tự do từ ngành này sang ngành khác.

Khi hình thành phạm trù giá cả sản xuất thì giá trị hàng hóa sẽ chuyển hóa thành giá cả sản xuất Nếu trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hóa

Trang 24

xoay quanh trục giá trị hàng hóa còn trong nền sản xuất tư bản tự do cạnh tranh giá cảhàng hóa vận động xung quanh trục giá cả sản xuất.

Xét ở từng thời điểm cụ thể và không gian cụ thể thì giá cả sản xuất và giá trị hànghóa không bằng nhau Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội và một khoản thời gian dàithì tổng giá cả sản xuất = tổng giá trị hàng hóa Qúa trình hình thành lợi nhuận bìnhquân và giá cả sản xuất được thể hiện qua bảng sau đây:

m (m’=100)

Giá trị hàng hóa

Lợi nhuận bình quân

Giá cả sản xuất

- Giai đoạn 2: chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động thành quy luật giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc

quyền.Bởi vì, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền thống trị, chi phối đời sống kinh tế củacác nước tư bản Do đó các tổ chức độc quyền định giá cả độc quyền lớn hơn giá cả sảnxuất đối với hàng hóa họ bán ra Họ quy định giá cả độc quyền nhỏ hơn giá cả sản xuấtđối với hàng hóa họ mua vào.Họ quy định các giá cả độc quyền này để mua nguyên liệuvới giá rẻ bán sản phẩm ra với giá cao

Câu 21: trình bày hình thức biểu hiện và hình thức chuyển hóa của giá trị hàng hóa? mối quan hệ giữa giá cả sản xuất và giá cả thị trường?

1 Hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa:

- Giá trị hàng hóa có 2 hình thức biểu hiện là: giá trị trao đổi và giá cả hàng hóa.

- Giá trị hàng hóa có 2 hình thức chuyển hóa là: giá cả sản xuất và giá cả độc

 Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa: giá trị hàng hóa là

cơ sở, nội dung bên trong của giá cả hàng hóa Giá cả hàng hóa là biểu hiện bên ngoàicủa giá trị khi tiền tệ xuất hiện

Trang 25

2 Hình thức chuyển hóa của giá trị:

2 hình thức chuyển hóa của giá trị là: giá cả sx và giá cả độc quyền

+ giá trị hh = C + v + m

+ giá cả sx = k + p

+ giá cả độc quyền = k + p độc quyền

 Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá cả sx: giá trị hàng hóa là cơ sở,nội dung bên trong của giá cả hàng hóa Giá cả sx là biểu hiện bên ngoài của giá trị

 Mối quan hệ giữa giá cả sx và giá cả thị trường: giá cả sx là cơ sở của giá

cả thị trường giá cả thị trường là biểu hiện bên ngoài của giá cả sx trong giai đoạnCNTB tự do cạnh tranh

Về mặt lượng, xét trong từng ngành: giá trị hh, giá cả sx có thể khác nhau, nhưngxét trong tổng thể nkt: tổng giá trị hàng hóa = tổng giá cả sx = tổng giá cả thị trường

Câu 22: Phân tích (trình bày) công thức chung của tư bản /So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H –T – H và công thức lưu thông của tư bản T –

H – T

Mọi tư bản ở hình thái tồn tại đầu tiên đều là 1 lượng tiền nhất định.Tuy nhiên bản

thân tiền tệ không phải là tư bản.Tiền chỉ biến thành tư bản khi có các điều kiện sau:

+ Tiền phải được tích lũy với một lượng đủ lớn, nghĩa là tiền phải đủ để muaTLSX, SLĐ và tiến hành hoạt động sxkd Lượng tiền là bao nhiêu phụ thuộc vào quy

mô sx, tính chất ngành, sự phát triển của khoa học công nghệ

+ Tiền phải được vận động trong lưu thông, tức là tiền phải được đưa vào trongsxkd

+ Tiền phải được sử dụng để bóc lột lao động làm thuê nhằm mang lại tiền phụthêm Đây là điều kiện quyết định tiền trở thành tư bản

Sự vận động của đồng tiền thông thường với đồng tiền là tư bản có sự khác nhauhết sức cơ bản

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền tham gia được coi là tiền thông thường,

vận động theo công thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng) ví dụ : 1kg thịt gà bán được

120000đ và 120000đ đó mua được 1 áo len, nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành

tiền, rồi tiền lại chuyển thành hàng hóa Ở đây tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ làtiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó.Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa củamình, rồi dùng tiền đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu thiết yếu củamình Ở đây tiền chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông Hìnhthức lưu thông hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủcông và nông dân

Còn tiền được coi tư bản thì vận động theo công thức: T – H – T (Tiền – hàng –

tiền)ví dụ 100000đ – 1 quạt điện – 150000đ, tức là sự chuyển hóa của tiền thành thành

hàng hóa, rồi hàng lại chuyển hóa ngược lại thành tiền

Trang 26

(*) So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H –T – H và công thức lưu thông của tư bản T – H – T

- Giống nhau: cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bánhợp thành Trong mỗi giai đoạn đều có hai yếu tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng,

và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là những người mua và người bán

- Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức Giữa hai công thức đó còn

có sự khác nhau (phải trình bày theo đoạn văn)

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H

thì bắt đầu là hành vi bán và kết thúc là

hành vi mua

Còn trong lưu thông TB T-H-T thì bắt đầu

là hành vi mua và kết thúc là hành vi bán

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn tiền

đóng vai trò là môi giới trung gian trong

trao đổi

Còn trong lưu thông TB (T-H-T) thì hàngđóng vai trò là môi giới trung gian

Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn

là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên

các hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử

dụng khác nhau

Còn mục đích của lưu thông tư bản khôngphải là giá trị sử dụng mà là giá trị hơnnữa là giá trị tăng thêm Nếu lượng tiềnthu về chỉ bằng lượng tiền ứng ra thì sựvận động là vô nghĩa Do đó, số tiền thu

về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên côngthức vận động đầy đủ của tư bản là T – H– T’ , trong đó T’ = T + ▲T số tiền trộihơn so với số tiền đã ứng ra (▲T), C.Mácgọi là giá trị thặng dư Số tiền ứng ra banđầu đã chuyển hóa thành tư bản Vậy, tưbản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.Giới hạn của sự vận động: Vận động của

lưu thông hàng hóa giản đơn là vận động

có giới hạn bởi vì mục đích của lưu thông

hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng Do đó

quá trình lưu thông sẽ kết thúc khi người

tham gia lưu thông có được giá tri sử dụng

mà họ cần đến Như vậy, lưu thông hh giản

đơn là sự vận động có giới hạn

Còn Mục đích lưu thông tư bản là sự tăngthêm tức là sự lớn lên của giá trị, là giá trịthặng dư, nên sự vận động của tư bản làkhông giới hạn, vì sự lớn lên của giá trịkhông có giới hạn

Như vậy,TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư (giá trị tăng thêm), được vận độngtheo công thức: T-H-T’ Mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát

đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay hay TB khác

! TB là tiền nhưng tiền chưa chắc là TB

Trang 27

Câu 23: Phân biệt tiền tệ thông thường với tiền tệ là tư bản và rút ra bản chất của tư bản? Vì sao nói quan hệ tư bản là quan hệ sản xuất xã hội ( làm rõ bản chất của tư bản)?

Từ việc phân biệt giữa tiền thông thường với tiền là tư bản (câu 22) Mác đã đi đến

kết luận “ Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách bóc lột

công nhân làm thuê ”

Để là rõ bản chất của tư bản Mác đã đưa ra hai định nghĩa Tư bản: tư bản cổxưa(tiền tư bản) và tư bản dưới CNTB(hiện đại)

Định nghĩa tư bản cổ xưa: tư bản là tiền nhưng là đồng tiền có bản năng tự tănglên, là giá trị tự lớn lên mà không cần người chủ của nó phải tham gia vapf quá trìnhsản xuất

Định nghĩa tư bản dưới CNTB(hiện đại): tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dưcho nhà tư bản bằng cách bóc lột lao động làm thuê

Phân biệt hai định nghĩa:

Cả hai định nghĩa đều chỉ rõ tư bản là giá trị

Khác nhau: ở khái niệm tư bản cổ xưa khẳng định giá trị thặng dư mà nhà tư bảnđạt được là do tính chất đặc biệt hay bản năng tự có của đồng tiền chứ không phải hìnhthành thông qua quan hệ bóc lột Ngược lại khái niệm tư bản hiện đại lại phản ánh rõgiá trị của hàng hóa và giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được đều là do lao động làmthuê của người công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt không công Mác kết

luận: Chỉ có định nghĩa tư bản hiện đại mới chỉ rõ tư bản là một quan hệ sản xuất xã

hội mà ở đó nảy sinh mối quan hệ giữa hai giai cấp tư sản và vô sản mà trong đó giai cấp tư sản đã bóc lột giai cấp vô sản làm thuê để phục vụ cho mục đích làm giàu.

Các nhà kinh tế học trước Mác thường cho rằng mọi công cụ lao động, tư liệu sảnxuất đều là tư bản Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu

tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi

nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê khichế độ tư bản bị xóa bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa Như vậy tư bảnkhông phải là một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người và ngườitrong quá trình sản xuất, nó có tính tạm thời trong lịch sử

Qua nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác

tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của lao

động làm thuê Như vậy, bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà

trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

Câu 24: phân tích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản, mối quan hệ giữa mâu thuẫn trong công thức chung với hàng hóa sức lao động?

Trong công thức chung của tư bản vấn đề đặt ra là giá trị thặng dư được sinh ra từđâu?

Từ công thức của TB: T-H-T’ trong đó T’=T+∆ t

Trang 28

- Xét trong lưu thông: dù trao đổi theo nguyên tắc ngang giá hay ko ngang giá thì

cũng ko sinh ra giá trị thặng dư

+ Trường hợp trao đổi ngang giá

Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị,

từ tiền thành hàng và hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trongtay mỗi bên trao đổi trước sau vẫn không thay đổi Do đó chỉ có sự thay đổi vị trí củagiá trị mà không đẻ ra giá trị tăng thêm

+ Trường hợp trao đổi không ngang giá

Có thể xảy ra ba trường hợp đó là

Thứ nhất: giả định rằng có một nhà tư bản nào đó bán hàng hóa của mình cao hơn

giá trị của nó 10% chẳng hạn Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao

lên 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư Nhưng thực tế không nhà tưbản nào lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là người đi mua cácyếu tố để sản xuất ra các hàng hóa đó Vì vậy đến lượt anh ta là người đi mua thì anh tacũng phải mua hàng hóa cao hơn giá trị của nó 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu

tố sản xuất cũng muốn bán cao hơn giá tri 10% để có lời Thế là 10% nhà tư bản thuđược khi là người bán cũng sẽ mất đi khi anh ta là người mua Kết hợp 2 hành vi mua

và bán của nhà tư bản, nhà TB ko làm ra giá trị tăng thêm

Thứ hai: giả định rằng có một nhà tư bản nào đó, có hành vi mua hàng hóa thấp

hơn giá trị của nó 10% và bán thấp hơn giá trị của nó 10% - > không thu được giá trị tăng thêm

Thứ ba: Giả sử nhà TB mua được hàng hóa thấp hơn giá trị của nó 10% và bán

cao hơn giá trị của nó 10% Xét hành vi mua và bán của nhà TB này thì ông ta thu

được 20% giá trị tăng thêm Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi toàn xã hội thì 20% giá trịtăng thêm mà nhà TB có được là do sự mất đi của người khác mà có Tổng giá trị của

xã hội không thay đổi

Như vậy, “ lưu thông không đẻ ra giá trị thặng dư ”.Vậy phải chăng giá trị thặng

dư có thể đẻ ra ở ngoài lưu thông?

- Xét ngoài lưu thông, chúng ta xem xét hai trường hợp

+ Nếu người trao đổi đứng một mình với hàng hóa của anh ta thì giá trị của hànghóa không thể tăng thêm

+ Nếu người sản xuất muốn giá trị hàng hóa của mình có giá trị tăng thêm thì phảichi phí thêm lao động vào hàng hóa đó

Ví dụ: một người thợ may mua một miếng vải là 10USD để may thành một cái áo

có giá là 15USD Như vậy giá trị của chiếc áo lớn hơn giá trị của miếng vải là 5$, thì kophải là do giá trị của miếng vải tăng thêm mà do hao phí lao động của người thợ maykết tinh trong chiếc áo đó tạo ra

=> Từ sự phân tích cả trong lưu thông và ngoài lưu thông Mác đã chỉ ra rằng “ Tư

bản không xuất hiện trong lưu thông mà cũng không thể xuất hiện ngoài lưu thông Nó

Trang 29

mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản” Để giải quyết những mâu thuẫn này,

Mác chỉ rõ “ phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở để giảithích sự chuyển hóa tiền thành tư bản Nghĩa là phải căn cứ vào nguyên tắc trao đổingang giá để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản Với việc tìm ra hàng hóasức lao động, Mác đã tìm ra được chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong công thứcchung tư bản

* Mối quan hệ trong công thức chung tư bản và hàng hóa sức lao động là:hàng

hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung tư bản bởi

vì Hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là khi tiêu dùng nó lại chính là quá trình

người công nhân kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để sản xuất ra hàng hóa màtrong giá trị hàng hóa có giá trị tăng thêm( tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động

là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của nó) Đó là nguồn gốc đẻ ra giá trị thặng dư

Câu 25: so sánh(phân biệt) hàng hóa thông thường với hàng hóa sức lao động

Khái ni m ệm : Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó củacon người, thông qua trao đổi mua bán

Sức lao động là tổng hợp thể lực trí lực của con người được sử dụng để sản xuất ranhững vật có ích

So sánh hàng hóa thông thường với hàng hóa sức lao động (trình bày đoạn văn)

Chỉ tiêu

so sánh

Hàng hóa thông thường Hàng hóa sức lao động

Giá trị - Giá trị của hàng hóa thông

thường là sự kết tinh trực tiếpcủa hao phí lao động xã hội cầnthiết

- Giá trị của hàng hóa thông

thường đo trực tiếp bằng thờigian LĐXHCT để làm ra hànghóa đó

- Giá trị hàng hóa sức lao động là sự kết

tinh gián tiếp của hao phí lao động xã hộicần thiết và các tư liệu sinh hoạt tiêu dùngcho người công nhân để tái tạo slđ củamình

- Giá trị hàng hóa sức lao động được đo

gián tiếp bằng TGLĐ XHCT để sx ra các tưliệu sinh hoạt tiêu dùng cho người côngnhân

- Giá trị sức lao động còn mang yếu tố tinh

thần và lịch sửGiá trị sử

dụng

- Trong quá trình sử dụng thì cả

giá trị và giá trị sử dụng đều bịmất đi

- Không tạo ra giá trị mới

- Trong quá trình tiêu dùng nó Giá trị sử

dụng có thể mất đi nhưng có khả năng táitao thông qua tiêu dùng tư liệu sinh hoạt

- Hàng hóa sức lao động tạo ra một giá trị

lớn hơn giá trị của bản thân nó(= giá trị bảnthân nó + giá trị thăng dư)

Đặc điểm

mua bán

bán quyền sử dụng và mấtquyền sở hữu

Bán quyền sử dụng nhưng ko mất quyền sởhữu

Trang 30

Câu 26: hàng hóa sức lao động là gì? Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động? Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đăc biệt

? trong trao đ i hàng hóa s c lao đ ng nhà t b n thu đ ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ợc giá trị thặng dư thì có vi phạm c giá tr th ng d thì có vi ph m ị thặng dư thì có vi phạm ặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ạm quy lu t giá tr không? Vì sao? ật giá trị không? Vì sao? ị thặng dư thì có vi phạm

1 Khái ni m hh slđ và đi u ki n đ slđ tr thành hàng hóa ệm ều kiện để slđ trở thành hàng hóa ệm ể slđ trở thành hàng hóa ở thành hàng hóa

Khái niệm: sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực của con người được sử dụng

trong quá trình sản xuất ra những vật có ích

Sức lao động là yếu tố tất yếu của mọi quá trình sản xuất Tuy nhiên sức lao độngchỉ có thể trở thành hàng hóa khi có những điều kiện nhất định sau:

+ Người lao động phải được tự do về thân thể, đc quyền làm chủ và được quyềnbán lao động của mình Ví dụ xét trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được

tự do về thân thể do đó sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa

+ Người lao động phải bị tước đoạt hầu hết các tư liệu sản xuất tư bản Do đó, đểtồn tại họ phải bán sức lao động của mình Ví dụ trong xã hội phong kiến sức lao độngcủa người nông dân không phải là hàng hóa vì người nông dân ít nhiều có tư liệu sảnxuất họ dùng tư liệu sản xuất đó để sản xuất ra hàng hóa bán mà không bán sức laođộng của mình

Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có cả hai điều kiện cơ bản trên Thiếu mộttrong hai điều kiện đó thì sức lao động không thể trở thành hàng hóa Khi sức lao độngtrở thành hàng hóa là điều kiện cơ bản để tiền chuyển hóa thành tư bản và là dấu hiệu rađời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

2 Hai thu c tính c a c a hàng hóa s c lao đ ng: ộc tính của của hàng hóa sức lao động: ủa của hàng hóa sức lao động: ủa của hàng hóa sức lao động: ức lao động: ộc tính của của hàng hóa sức lao động:

a, Giá trị

Cũng giống như hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộctính là giá trị và giá trị sử dụng

- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội

cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động Tuy nhiên, sức lao động chỉ tồn tạiđưới dạng năng lượng sống của con ng Do đó để tái sản xuất sức lao động thì người laođộng phải được tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định Đồng thời con cái

và gia đình họ cũng phải được tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định, chỉnhư vậy sức lao động mới được tái sản xuất một cách liên tục Như vậy, giá trị sức laođộng được đo một cách gián tiếp thông qua giá trị các tư liệu sinh hoạt đó

- Là hàng hóa đặc biệt, giá trị sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở

chỗ: Giá trị hàng hóa sức lao động còn mang yếu tố tinh thần và lịch sử Có nghĩa là,ngoài nhu cầu về vật chất người lao động còn cần nhu cầu về văn hóa, tinh thần Tuyrằng, giá trị sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng ở mỗi thời kỳ nhất

Trang 31

+ giá trị các nhu cầu vật chất và tinh thần cho người lao động

+ Phí tổn đào tạo người lao động

+ Các nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần cho gia đình họ

-> Sự vận động, biến đổi của giá trị sức lao động phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bảnsau:

+ Nhu cầu trung bình của XH: nếu như nhu cầu trung bình của xh tăng lên thì giátrị slđ tăng lên

+ NSLĐ XH: khi NSLĐ XH tăng lên thì giá trị slđ sẽ giảm xuống Do giá trị slđđược đo gián tiếp qua giá trị tư liệu sinh hoạt (hh) Khi NSLĐ tăng thì giá trị 1 đơn vị

hh giảm, giá trị slđ giảm

KL: Sự tác động của 2 nhân tố trái chiều nhau làm cho giá trị slđ diễn biến mộtcách phức tạp

b, Giá tr s d ng c a hàng hóa s c lao đ ng ị ử dụng của hàng hóa sức lao động ụng của hàng hóa sức lao động ủa hàng hóa sức lao động ức lao động ộng : cũng giống như hàng hóa thông thường

hàng hóa hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng nó, tức là quátrình lao động của người công nhân Tuy nhiên khác biệt với hàng hóa thông thườngtrong quá trình tiêu dùng cả giá trị và giá trị sử dụng đều bị mất đi Còn trong quá trìnhtiêu dùng hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra giá trị mới lớn hơn giá trị bảnthân nó (giá trị mới = giá trị bản thân nó v + m) Giá trị sử dụng của hàng hóa sức laođộng có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, Đó là chìa khóa đểgiải thích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản Chính đặc tính này đã làm cho

sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ trở thành tư bản

Câu 27 Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra ra giá trị thặng dư.

- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là là giá trị sử dụng

mà là giá trị thặng dư Tuy nhiên để sản xuất ra giá trị thặng dư thì nhà tư bản phải sảnxuất ra giá trị sử dụng nào đó bởi giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trị thặng dư

Do đó quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ragiá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

C.Mác viết “ với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làmtăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa”

- Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm sau :

+ người công nhân làm việc dưới sự quản lý của nhà tư bản, lao động của ngườicông nhân thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất

+ sản phẩm là do lao động của người công nhân tạo ra, nhưng nó không thuộc vềngười công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tư bản

Ví dụ về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

Các giả định của Mác

- Để sản xuất ra 10 kg sợi cần 10kg bông và giá 10kg bông là 10usd.

Trang 32

- Để biến 10 kg bông thành 10kg sợi thì một người công nhân cần phải làm việc

trong 6 giờ và trong khoảng thời gian đó máy móc hao mòn là 2usd

- Giá trị một ngày lao động là 3usd và thời gian ngày lao động là 12 giờ, mỗi giờ

người công nhân tạo ra giá trị mới là 0,5usd

- Giá trị của TLSX được dịch chuyển toàn bộ vào sản phẩm (toàn bộ gtri của bông

và hao mòn của máy móc đc dịch chuyển hoàn toàn vào sợi)

- HH được mua bán đúng theo giá trị của nó, tức giá cả = giá trị

- Hfi lđ cá biệt = hao phí lao động xã hội cần thiết.

Giả sử nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động 6 giờ /ngày thì khi đó chi phí mà

nhà TB phải ứng ra để sx ra sẽ là: 10$+2$+3$=15$

Giá trị cuả nhà TB thu về sẽ là: 10$+2$+(6*0,5$)=15$

Như vậy số tiền nhà TB thu về = số tiền mà nhà TB ứng ra Do đó tiền mà nhà TBứng ra chưa trở thành TB

Còn khi người công nhân làm đủ 12h thì chi phí sx mà nhà TB phải bỏ ra sẽ là:

20$+4$+3$=27$

Giá trị mà nhà TB thu về: 20$+4$+(12*0,5$)=30$

Như vậy, 27 usd ứng trước đã chuyển hóa thành 30usd, đem lại một giá trị thặng

dư là 3usd Do đó, tiền ứng ra ban đầu của nhà TB đã chuyển hóa thành tư bản

=> Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta có những kết luận sau:

Một là: phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chúng ta thấy giá trị sản

phẩm bao gồm 2 phần là giá trị các tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân

mà đươc bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, phần giá trị đó được gọi là giá trị cũ (c).Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giátrị mới Phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộngvới giá trị thặng dư (v+m)

Vậy “ Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao

động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”.

Công thức xđ gtri hàng hóa=c+v+m

Hai là: Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần

ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức laođộng của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian đó

là lao động tất yếu Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư

và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư

Ba là, nghiên cứu quá trình sx ra giá trị thặng dư cho ta chìa khóa để giải quyết

mâu thuẫn của công thức của TB đó là: chỉ trong lưu thông thì nhà TB mới mua được 1loại hh đặc biệt đó là hh slđ Do đó nhà TB sử dụng hh đó trong sx để tạo ra giá trịthặng dư Do vậy mà TB ko xuất hiện từ lưu thông và ko xuất hiện ở bên ngoài lưuthông

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch rõ được bản

Trang 33

Câu 28 Bản chất của tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến

a, B n ch t c a t b n ản chất của tư bản ất của tư bản ủa của hàng hóa sức lao động: ư bản ản chất của tư bản

Các nhà kinh tế học trước Mác thường cho rằng mọi yếu tố của tư liệu sản xuấtđều là tư bản Còn Mác chỉ ra rằng bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nóchỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào Tư liệu sản xuất chỉ trở thành

tư bản khi chúng là sở hữu của các nhà tư bản và được nhà TB dùng để bóc lột lao độnglàm thuê Từ đó Mác chỉ ra bản chất của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằngcách bóc lột lđ ko công của người công nhân TB là 1 QHSX XH nhất định mà trong đónhà TB chiếm giá trị thặng dư do người công nhân sx ra

b, T b n b t bi n và t b n kh bi n ư bản bất biến và tư bản khả biến ản bất biến và tư bản khả biến ất biến và tư bản khả biến ến và tư bản khả biến ư bản bất biến và tư bản khả biến ản bất biến và tư bản khả biến ản bất biến và tư bản khả biến ến và tư bản khả biến

Để tiến hành sản xuất ra hh thì nhà tư bản phải ứng ra một lượng tư bản nhất định

để mua tư liệu sản xuất và sức lao động Tức là phải chuyển hóa tư bản tiền tệ thành tưbản sản xuất

d) Trước hết xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất Tưliệu sản xuất có nhiều loại và được phân chia thành hai loại cơ sau:

- Máy móc, thiết bị, nhà xưởng…loại tư liệu sản xuất này tham gia vào toàn bộ

quá trình sản xuất nhưng chỉ dịch chuyển một phần giá trị của nó vào sản phẩm trongmột chu kỳ sản xuất

- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…loại này cũng tham gia vào toàn bộ quá trình

sản xuất nhưng dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong 1 chu kỳ sản xuất

Cho dù bất kỳ loại tư liệu sản xuất nào thì đều nhờ vào lao động cụ thể của ngườicông nhân mà giá trị của nó được bảo toàn và dịch chuyển vào sản phẩm Giá trị của nótrong sản phẩm không hề lớn hơn giá trị của nó đã bị tiêu dùng Bộ phận tư bản nàyđược C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c)

- Khái niệm : “Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất; nhờ lao động cụ thể mà giá trị của nó được bảo toàn và dịch chuyển vào sản phẩm Giá trị của nó không hề lớn lên về mặt lượng”

e) Xét Bộ phận tư bản biến thành sức lao động Một mặt giá trị của nó biến thànhcác tư liệu sinh hoạt của người công nhân và mất đi trong tiêu dùng của công nhân Mặtkhác, trong quá trình lao động, bằng lao động trìu tượng, công nhân tạo ra một giá trịmới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giátrị thặng dư C.mác gọi bộ phận TB này được Mác gọi là tư bản khả biến

- Khái niệm: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động; nhờ

lao động trìu tượng của người công nhân mà được lớn lên về mặt lượng Tức noa chuyển từ đại lượng bất biến thành đại lượng khả biến”

=> TB bất biến là điều kiện cần thiết cho quá trình sx ra giá trị thặng dư, còn TBkhả biến có vai trò quyết định quá trình sx ra giá trị thặng dư

Việc phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất hàng hóa đó là lao động cụ thể và laođộng trìu tượng đã giúp Mác phân chia được sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư

Trang 34

bản khả biến Do đó đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động

lam thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản

Cơ sở phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là vai trò của các loại tư

bản này trong quá trình sản xuất Cụ thể là tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không

thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong

quá trình đó, vì vó chính là bộ phận tư bản lớn lên

Câu 29: Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.

f) Tỷ suất giá trị thặng dư m’

- Khái niệm: tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần theo phầm trăm giữa

giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó

m Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư

- Ý nghĩa: công thức này chỉ ra rằng trong toàn bộ giá trị mới của sản phẩm do sức

lao động tạo ra thì người công nhân được hưởng bao nhiêu phần và nhà tư bản chiếm

không bao nhiêu

Tỷ suất giá trị thặng dư còn được xđ theo công thức:

Ý nghĩa: trong toàn bộ thời gian lao động thì người lđ sd bao nhiêu tg làm việc cho

mình và bao nhiêu tg làm việc ko công cho nhà tb

=> Ý nghĩa chung: Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư

bản đối với công nhân làm thuê.

g) Khối lượng giá trị thặng dư (M)

Khái niệm: là tích số giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng

Công thức tính

Thời gian lao động thặng dư t’

Thời gian lao động tất yếu t

m Trong đó: M là khối lượng giá trị thặng dư

Trang 35

Ý nghĩa: khối lượng giá trị phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản đối với lao

động làm thuê Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.

Câu 30: Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư/ phân tích (so sánh) hai phương sản xuất giá tri thặng dư?

a, Ph ư bảnơng pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối ng pháp s n xu t giá tr th ng d tuy t đ i ản chất của tư bản ất của tư bản ị thặng dư tuyệt đối ặng dư tuyệt đối ư bản ệm ối.

- Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp kéo

dài tuyệt đối ngày lao động, trong điều kiện thời gian lao động tất yếu là không đổi Vàgiá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối

- Ví dụ: giả định ngày lao động có độ dài 8 tiếng và được chia thành 4 giờ là thời

gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư Sự phân chia đó được thểhiện ở sơ đồ sau:

Thời gian lao động tất yếu t thời gian lao động thặng dư t’

Khi đó ta có tỷ suất giá trị thặng dư là

Kết luận: Như vậy, khi thời gian lao động tất yếu không đổi nếu kéo dài ngày lao

động thêm 2 giờ thì nhà tư bản đã nâng trình độ bóc lột lên của mình từ 100% lên150%

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải giới hạn trên và giới hạndưới của ngày lao động Cụ thể giới hạn dưới của ngày lao động thì ngày lao độngkhông thể bằng thời gian lao động tất yếu bởi như vậy nhà tư sẽ không thu được giá trịthặng dư Còn giới hạn trên của ngày lđ do thể chất, tinh thần của người lao động quyếtđịnh, bởi người lao động phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao độngcủa mình Giới hạn trên của ngày lao động còn do cuộc đấu tranh của người lđ do đòigiảm giờ làm quy định

Trang 36

Phương pháp sx giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của CNTBkhi mà trình độ sx chưa cao Do vậy, để có được giá trị thặng dư tối đa thì nhà TB tìmcách kéo dài tối đa ngày lđ.

b, Ph ư bảnơng pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối ng pháp s n xu t giá tr th ng d t ản chất của tư bản ất của tư bản ị thặng dư tuyệt đối ặng dư tuyệt đối ư bản ư bảnơng pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối ng đ i ối.

Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độdài ngày lao động không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương pháp này gọi

là giá trị thặng dư tương đối

- Ví dụ: giả định ngày lao động có độ dài 8 tiếng và được chia thành 4 giờ là thời

gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư Sự phân chia đó được thểhiện ở sơ đồ sau:

Thời gian lao động tất yếu t thời gian lao động thặng dư t’

Khi đó ta có tỷ suất giá trị thặng dư là

Kết luận chung: ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp sản xuất giá

trị thặng dư tuyệt đối là phổ biến còn những giai đoạn tiếp theo thì phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tương đối là phổ biến

Trang 37

- So sánh hai ph ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ơng pháp sản xuất giá trị thặng dư ng pháp s n xu t giá tr th ng d ản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ất giá trị thặng dư ị thặng dư thì có vi phạm ặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm

Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp kéo

dài tuyệt đối ngày lao động, trong điều kiện thời gian lao động tất yếu là không đổi Vàgiá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối

Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độdài ngày lao động không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương pháp này gọi

là giá trị thặng dư tương đối

- Giống: nhằm mục đích nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư, đều làm tăng

tỷ suất gtri thặng dư m’

Áp dụng từ khi khkt phát triểncho đến nay

Nội dung Kéo dài tuyệt đốt ngày lđ

trong đk tg lđ tất yếu ko đổi

rút ngắn tg lđ tất yếu trong điềukiện ngày lđ ko đổi

Giới hạn Làm tăng m’ có giới hạn bởi

chặn trên chặn dưới ngày lđ

Ko giới hạn; khkt càng tăng thì

TB càng áp dụng

Câu 31 Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?

Khái niệm giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng

năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thịtrường của chúng

Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu nghạch chỉ là hiện tượng tạm thời nónhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh chóng mất đi Tuy nhiên xét trên phạm vi toàn xãhội tư bản thì giá trị thặng siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên Nó khôngxuất hiện ở nhà tư bản này thì sẽ xuất hiện ở nhà tư bản khác Theo đuổi giá trị thặng dưsiêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh mẽ nhất thức đẩy các nhà

tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động làm cho năng suấtlao động xã hội tăng lên nhanh chóng

Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng

dư tương đối là bởi vì:

Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cở sở tăngnăng suất lao động XH

Sự khác biệt giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đó là:

- Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được là nhờ tăng năng suất lao động cá biệt còn

giá trị thặng dư tương đối là nhờ tăng năng suất lao động xã hội

Trang 38

- Mặt khác, giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư bản thu được Xét về

mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ các nhà tư bản với toàn bộ giai cấpcông nhân làm thuê Còn giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹthuật tiên tiến thu được, xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tưbản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa cácnhà tư bản với nhau

Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là động lực thúc đẩy các nhà TB ko ngừng cảitiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN mới vào sx Do đó tăng NSLĐ xh và thúc đẩy LLSXphát triển

Trong quá trình vận động phát triển khi nslđ cá biệt chuẩn hóa thành nslđ xh, khi

đó giá trị thặng dư siêu ngạch chuyển hóa thành giá trị thặng dư tương đối

? Lợi nhuận siêu ngạch trong cạnh tranh là nhờ tăng NSLĐ cá biệt, gtri cá biệt <gtri thị trường - biện pháp kinh tế Lợi nhuận siêu ngạch trong độc quyền nhờ vị thế độcquyền- biện pháp phi kinh tế

Câu 32: So sánh giá tr th ng d t ị thặng dư thì có vi phạm ặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ơng pháp sản xuất giá trị thặng dư ng đ i v i giá tr th ng d siêu ng ch? ối với giá trị thặng dư siêu ngạch? ới giá trị thặng dư siêu ngạch? ị thặng dư thì có vi phạm ặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ạm

Khái niệm giá trị thặng dư siêu ngạchlà phần giá trị thặng dư thu được do tăng

năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thịtrường của nó

Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để tăng tương ứngthời gian lao động thặng dư lên trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điềukiện độ dài ngày lao động không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương phápnày gọi là giá trị thặng dư tương đối

Giống nhau: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên

cở sở tăng năng suất lao động

Sự khác biệt: giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đó là:

- Giá trị thặng dư siêu nghạch thu được là nhờ tăng năng suất lao động cá biệt còn

giá trị thặng dư tương đối là nhờ tăng năng suất lao động xã hội

- Chúng còn khác nhau ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư bản

thu được Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ các nhà tư bản vớitoàn bộ giai cấp công nhân làm thuê Còn giá trị thặng dư siêu nghạch chỉ do một sốnhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được, xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mốiquan hệ giữa nhà tư bản và lao động lam thuê, mà còn trực tiếp thể hiện mối quan hệcạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau

- Từ đó ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất

thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoànthiện tổ chức lao động để tăng năng suất lao động

Câu 33: phân bi t giá tr th ng d /LN siêu ng ch trong công nghi p và nông nghi p ị thặng dư thì có vi phạm ặng dư thì có vi phạm ư bản thu được giá trị thặng dư thì có vi phạm ạm ?

Trang 39

chung và chi phí cá biệt Khác: Cạnh tranh dựa trên cơ sở tăng NSLĐ cá biệt, hạ thấp

chi phí cà biệt, biện pháp kinh tế/ độc quyền do vị thế, thu lợi nhuận siêu ngạch, biện

pháp phi kt)

Trong xã hội tư bản sản xuất ra giá trị thặng dư vẫn là mục đích tối cao đối với cácnhà tư bản dù là kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hay nông nghiệp Vì vậy để đạtđược mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì tất cả các nhà tư bản dưới chủ nghĩa tư bản đềutìm mọi cách để đạt được giá trị thặng dư siêu ngạch bằng cách tăng năng suất lao động

cá biệt và giảm chi phí cá biệt Mặc dù vậy kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp vànông nghiệp là những lĩnh vực sản xuất có điều kiện kinh tế kỹ thuật không giống nhau

vì vậy quá trình hình thành lợi nhuận siêu nghạch trong nông nghiệp và công nghiệpcũng không giống nhau:

- nếu trong lĩnh vực công nghiệp, giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản

xuất trung bình thì trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định bởi điềukiệm sản xuất trung bình thì ruộng đất xấu sẽ không có người canh tác như vậy sẽkhông đủ nông phẩm để thỏa mãn nhu cầu xã hội Vì vậy, trong nông nghiệp giá cả sảnxuất do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định

- Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch Nguồn gốc của nó là từ

một phần giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân nông nghiệp làm thuêtạo ra Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bảnchủ nghĩa

- Tuy nhiên nếu như trong công nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là

tạm thời đối với từng tư bản cá biệt, thì trái lại, trong nông nghiệp sự tồn tại của lợinhuận của lợi nhuận siêu nghạch có tính ổn định và lâu dài Nguyên nhân là do trongnông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, ruộng tốt, xấu khác nhau nhưng đạibôn phận là xấu Do người ta không tạo được thêm ruộng đất, mà những ruộng đất tốtlại bị kinh doanh độc quyền theo lối tư bản chủ nghĩa điều đó làm cho những nhà tưbản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện thuận lợi hơn luôn thu được lợi nhuận siêungạch Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyển hóa thành địa tô chênh lệch

Câu 34 Quy luật giá trị thặng dư/tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản? Quy lu t này còn chuy n hóa thành ật giá trị không? Vì sao? ển hóa thành

quy luật nào(Câu 48)?

(Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật kinh tế tuyệtđối phản ánh mới quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó Theo Máctạo ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đói của chủ nghĩa tư bản vì: giá trị thặng

dư là phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tưbản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản –quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê Giá trị thặng dư do lao động không công củacông nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu cho các nhà tư bản.)

Trang 40

Vị trí của quy luật: quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ

nghĩa tư bản, phản ánh quan hệ kinh tế bản chất của chủ nghĩa tư bản

Nội dung: sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột lao động

làm thuê Theo đuổi m tối đa vừa là mục đích, vừa là động cơ hoạt động của nhà TBMục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sảnxuất giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên.Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa vừa là mụcđích và là động cơ thúc đẩy hoạt động của nhà tư bản cũng như của toàn bộ xã hội tưbản.các nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa có chất lượng tốt cũng chỉ vì họ muốnthu về nhiều giá trị thặng dư

Quy luật giá trị thặng dư cách thức, phương tiện và thủ đoạn của nhà tư bản trongquá trình sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, đó là kéo dài ngày lao động, tăng năng suấtlao động, tăng cường độ lao động và bớt sén tiền công

Vai trò (tác dụng) của quy luật giá trị thặng dư:

Quy luật giá trị thặng dư quy định toàn bộ cấu trúc và quá trình kinh tế chủ yếucủa chủ nghĩa tư bản.Một mặt nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tưbản Đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâuthuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đẫn đến tất yếu phải thay thếphương thức sx TBCN bằng một phương thức sx mới cao hơn

Chỉ ra cách thức, thủ đoạn của các nhà TB trong việc thực hiện giá trị thặng dư tốiđa: tăng cường độ lđ, kéo dài t/g lđ, tăng năng suất lđ

Những biểu hiện mới của quy luật giá trị thặng dư:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đối với nền sx

hiện đại mà tỷ lệ lao động sống chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cấu trúc giá trị của hh.Máy móc hiện đại ngày càng thay thế cho lao động sống hơn

- cấu trúc lao động có sự thay đổi cơ bản là: lao động phức tạp, lao động trí tuệ

tăng lên và thay thế cho lao động giản đơn, lao động cơ bắp Do đó, lao động phức tạpgiữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

- Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được

mở rộng dưới hình thức xuất khẩu tư bản Do lợi thế về vốn và tư liệu sx mà các nướcphát triển chiếm được giá trị thặng dư siêu ngạch, nhờ đó ngày càng giàu có hơn, cònnhững nước đang phát triển thì ngày càng nghèo khó đi

Hình thức biểu hiện:

- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là quy luật lợi nhuận bình quân

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là quy luật lợi nhuận độc quyền

Ngày đăng: 04/10/2016, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w