Đọc-hiểu từ ngữ, bố cục 1 Đọc:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới (Trang 28 - 30)

1. Đọc:

-phát âm đúng

-giọng đọc đúng, hay các câu hội thoại, đoạn Gióng ra đời, đoạn Gióng đánh giặc đoạn Gióng bay về trời

* chú ý

-Tục truyền: phổ biến, truyền miệng trong dân gian.

-Tâu: báo cáo, nói với Vua -Tục gọi là: thường được gọi là

2. Bố cục: 4 phần

-Phần 1: Từ đầu đến: “ Cứ đặt đâu thì nằm đấy”. Sự ra đời kỳ lạ của Gióng -Phần 2: Từ “ Bấy giờ” đến “giết giặc cứu nước”. Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng

-Phần 3:Từ “giặc đã đến” đến “quật vào giặc” . Gióng ra trận.

-Phần 4: còn lại. Gióng bay về trời HĐ II.III.IV.V.VI

(tìm hiểu nội dung ý nghĩa của truyện) HĐ II:

Tìm hiểu sự ra đời kỳ lạ của Thánh gióng -H: Trong đoạn đầu Thánh Gióng được giới thiệu qua những chi tiết nào?

-H: Nhận xét sự ra đời của Gióng? Nó có điểm gì giống với sự ra đời của Sọ Dừa

II. Phân tích

1.Hình tượng nhân vật Thánh Gióng

a. Sự ra đời của Thánh Gióng

*Bà mẹ có mang vì ướm bàn chân lên một bàn chân lạ, quá to ở ngoài đồng. -Sinh ra đã 3 năm mà vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

* Thánh Gióng ra đời một cách kỳ lạ khác thường.

-Giống Sọ Dừa: Đều là sự ra đời kỳ lạ HĐ III.

(tìm hiểu sự trưởng thành của Gióng) -H: Câu nói đầu tiên của Gióng sau 3 năm không biết nói là câu nói nào?

-H: Gióng đã nói gì với sứ giả?

-H: ý nghĩa của câu nói đó?

b. Sự lớn nhanh kỳ lạ

* Câu nói đầu tiên: Là câu nói nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào để nói chuyện

-Yêu cầu Sứ giả nói với nhà Vua chuẩn bị ngựa sắt, áo giáp sắt, nón sắt, roi sắt để Gióng đi đánh giặc.

-H: Câu nói đầu tiên của Gióng có gì khác với câu nói của Sọ Dừa?

-H: Việc Gióng lớn lên có gì khác thường? điều đó có ý nghĩa gì?

( GV đưa ra các câu hỏi gợi mở)

Việc bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gi?

-H: Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng lớn bổng dậy gấp trăm ngàn lần, bóng che trùm cả thôn chứng tỏ điều gì?

Hs phát biểu, giáo viên hệ thống (GV đưa các câu hỏi gợi mở)

-H: Em có nhận xét gì về các từ “ lẫm liệt” “tráng sĩ” khi miêu tả Gióng? Những từ này được sử dụng trong những trường hợp nào?

GV chốt: Như vậy những từ “ lẫm liệt” “tráng sĩ” “oai phong” là những từ Hán Việt. Để hiểu rõ hơn về từ Hán Việt ta sẽ được học tiếp ngay sau bài văn ở phần Tiếng Việt: Từ mượn

giặc, lời yêu cầu cứu nước là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm.

-Sự khác nhau: Câu nói đầu tiên của Sọ Dừa là lời cầu xin tội nghiệp, xin mẹ đừng vứt bỏ. Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng là lời yêu cầu được đi đánh giặc. *Sự lớn nhanh kỳ lạ

-Gióng lớn nhanh như thổi, ăn rất khoẻ, bao nhiêu cũng hết:

Bảy nong cơm, ba nong cà Uống một hơi nước cạn và khúc sông” -Ước mơ của nhân dân có sức mạnh phi thường để đánh giặc và thắng giặc.

-Tinh thần đoàn kết đánh giặc, mong muốn có người ra giúp nước.

-Sức sống mãnh liệt, kỳ diệu của dân tộc ta mỗi khi có giặc ngoại xâm.

+Sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.

+Chỉ có nhân vật của thể loại truyền thuyết, thần thoại mới có sự tưởng tượng kỳ vĩ như vậy.

-Đó là những từ Hán Việt

+Được sử dụng trong những trường hợp trang trọng, miêu tả người anh hùng với thái độ tôn kính.

HĐIV

( hình ảnh Gióng lúc ra trận) Hs đọc đoạn Gióng đánh giặc

-H: Nhận xét cách kể tả của tác giả dân gian?

-H: Chi tiết roi gẫy, Gióng lập tức nhổ từng bụi tre vung lên thay gậy quật túi bụi vào giặc, có ý nghĩa gi?

-H: Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời điều đó có ý

c. Gióng ra trận

-Giọng kể khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh, gấp. Cách kể, tả gọn gàng, rõ ràng, nhanh gọn, cuốn hút.

-Gióng đánh giặc bằng mọi vũ khí, kể cả cỏ cây quê hương:

“ Quân Ân phải lối ngựa pha Tan ra như nước, nát ra như bèo”

d. Gióng bay về trời.

-Gióng không cần danh lợi, bổng lộc. Gióng là con của thần, của trời thì nhất định phải về trời, trả lại cho người những

nghĩa gì?

Hs thảo luận, nêu ý kiến, giáo viên hệ thống

gì thuộc về trần gian

-Chi tiết mẹ Gióng thụ thai và chi tiết Gióng bay về trời là những chi tiết hoang đường, kỳ ảo. Nếu thiếu sẽ không còn là truyền thuyết nữa bởi truyền thuyết chỉ dựa trên một số yếu tố có thật trong lịch sử còn hầu hết là sự tưởng tượng của tác giả dân gian.

HĐVI:

(Đánh giá chung ý nghĩa của truyện và hình tượng Thánh Gióng)

-H: Qua việc phân tích văn bản em hãy nêu ý nghĩa của truyện và ý nghĩa hình tượng nhân vật Thánh Gióng?

-H: Theo em truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử gì?

(dùng cho học sinh khá giỏi)

-H: hãy nêu những chi tiết chứng tỏ dấu tích của trận đánh vẫn còn?

2. Ý nghĩa của truyện và hình tượng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w