1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đồ án Khai thác HT bôi trơn ( kèm bản vẽ)

43 724 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,87 MB
File đính kèm LOP_CO_KHI_OTO_B_-_KHOA_50.rar (2 MB)

Nội dung

http://mkienthuc.blogspot.com/2017/06/khai-thac-he-thong-lam-mat-va-boi-tron-dong-co-Cummin-ISDe210-31.html

Trang 1

Mục lục

Lời Mở Đầu

Sau thời gian học tập tại trường và trải qua đợt thực tập tố nghiệp tại xínghiệp xe khách Nam Hà Nội, và qua tìm hiểu về xu thế phát triển của phương tiện

Trang 2

xe bus công cộng cùng với sự góp ý của thầy giáo Th.s Nguyễn Hồng Quân Kếtthúc khóa học em đã lựa chọn đề tài sau làm đồ án tốt nghiệp.

Tên đề tài: Khai Thác Kỹ Thuật Động Cơ ISDe210 31 Trên Xe Bus KingLong XMQ 6900G (Phần Hệ thống làm mát và Hệ thống bôi trơn)

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án, nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản

thân, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Hồng Quân trong thời gian làm đồ án và sự giúp đỡ của các bạn Đến nay em đã

hoàn thành các yêu cầu và nhiệm vụ được giao Em xin bày tỏ lòng biết ơn đếnthầy giáo hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo để em có thể hoàn thiện đồ ánđúng tiến độ

Với khả năng và tài liệu còn giới hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót

về mặt nội dung cũng như về mặt hình thức trình bày Vậy em kính mong nhậnđược những các chỉ bảo và đóng góp quý báu của quý thầy cô

Một lần nữa em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của thầy

hướng dẫn Th.s Nguyễn Hồng Quân cùng quý thầy cô giáo trong Khoa và Bộ

Môn

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

PHẠM VĂN HÙNG

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về xe KING LONG XMQ6900G.

Hình dạng bên ngoài xe và tuyến hình của xe bus King Long XMQ 6900G

được thể hiện ở Hình 1.1

Hình 1.1: Tuyến hình xe bus KING LONG XMQ 6900G

Xe bus KING LONG XMQ 6900G là sản phẩm của hãng xe KING LONGđến từ Trung Quốc Với xu thế phát triển phương tiện công cộng tại việt nam vàthay thế các phương tiện cũ không đảm bảo thì xe bus KING LONG XMQ 6900G

là một sự lựa chọn hoàn hảo Với thiết kế mẫu mã đẹp và tiện nghi, xe được trang

bị các hệ thống hiện đại như hệ thống điều hòa không khí, hệ thống âm nhạc MP3,

hệ thống phanh khí nén, hệ thống treo khí nén giúp cho nâng cao tính năng an toàn,

và tạo cảm giác thoải mái cho hành khách và người điều khiển Điều đặc biệt xe sửdụng động cơ Cummin ISDe210 31 thuộc loại động cơ Common rail được sản xuấttheo tiêu chuẩn khí thải EURO III giảm tác hại đến môi trường và tiết kiệm nhiênliệu hơn

Thông số kỹ thuật xe Bus King Long XMQ 6900G như trong bảng 1.1

Trang 4

Tải trọng phân bố cầu trước (KG) 28900

Tải trọng phân bố cầu sau (KG) 66100

Tải trọng phân bố cầu trước khi đầy tải (KG) 42000

Tải trọng phân bố cầu sau khi đầy tải (KG) 86000

Thông số hoạt động

Mức tiêu thụ nhiên liệu (L) 24.5 lít/100km

Đường kính quay vòng tối thiểu (m) ≤ 20

Giới thiệu một vài hình ảnh về xe

Bố trí không gian xe bus King Long XMQ 6900G như trong hình 1.2

Trang 5

Hình 1.2: Bố trí không gian ghế ngồi và hệ thống thanh bám cho hành khách đứng

Bố trí khoang lái trên xe bus King Long XMQ 6900G như hình 1.3

Hình 1.3: Bố trí các cơ cấu điều khiển khoang lái 1-Rãnh để nước; 2-Phanh tay; 3-Công tắc; 4-Cần gạt điều khiển ánh sáng; 5-Còi; 6-Vô lăng; 7-Bảng tổng hợp thông số điều khiển; 8-Cần gạt điều khiển gạt nước; 9-Công tắc; 10-Máy nghe nhạc; 11-Cần gạt điều khiển hộp số

Bố trí bảng điều khiển tap lô trên xe như hình 1.4

Trang 6

Hình 1.4: Cấu tạo bảng điều khiển 1-Áp suất không khí I; 2- Áp suất không khí II; 3-Công tơ mét; 4-Đèn chỉ báo tín hiệu; 5-Vị trí tay số; 6-Màn hình LCD; 7-Đồng hồ đo tốc độ quay động cơ; 8- Vôn mét; 9- Áp suất dầu bôi trơn; 10-Nhiệt độ nước làm mát.

1.2 Giới thiệu về động cơ ISDe210 31 trên xe XMQ 6900G.

Động cơ ISDe210 31 là loại động cơ diezel 4 kì, 6 xilanh xếp thẳng hàng, sửdụng hệ thống Comons rail với việc điều khiển kim phun bằng điện và lắp đạtthêm một số cảm biến, đây chính là điểm mới so với động cơ diezel thông thường Mặt trước động cơ ISDe210 31 như hình 1.5

Hình 1.5: Mặt trước động cơ.

Trang 7

1- Cửa nạp khí; 2- Bộ điều khiển điện tử; 3- Vị trí cảm biến tốc độ động cơ(trục cam); 4-Vị trí cảm biến tốc độ động cơ(trục khuỷu); 5-Lọc nhiên liệu; 6-Bộ chống rung động; 7-Bản hướng gió hoặc mặt bích gắn ổ đĩa; 8-Vị trí gắn bộ khởi động; 9-Đầu vào ống nước; 10-Bơm nước; 11-Bộ căng đai; 12-Máy phát điện; 13-Đầu

ra ống nước; 14-Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.

Mặt bên trái động cơ ISDe210 31 như hình 1.6

Hình 1.6: Bên trái động cơ 1-Van an toàn áp suất đường nhiên liệu; 2-Cảm biến áp suất đương ống nạp; 3- Đường ống làm mát máy nén khí; 4-Máy nén khí; 5-Tấm gắn bộ điều khiển điện tử; 6-Bơm nhiên liệu cao áp; 7-Hộp bánh đà động cơ; 8-Đầu nối đường ống xả nhiên liệu; 9-Đầu vào đường ống nhiên liệu; 10-Lọc nhiên liệu; 11-Nút xả dầu cácte; 12-Lỗ que thăm; 13-Bộ điều khiển điện tử; 14-Cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh; 15-Đầu vào không khí nạp; 16-Đầu ra ống nước; 17-Cảm biến áp suất đường nhiên liệu; 18-Đường nhiên liệu.

Mặt bên phải động cơ ISDe210 31 như hình 1.7

Trang 8

Hình 1.7: Bên phải động cơ 1-Đầu ra nước làm mát; 2-Máy phát điện; 3-Van điều áp; 4-Đầu vào nước làm mát; 5-Lọc dầu; 6-Nút xả dầu; 7-Đầu xả tăng áp; 8-Máy khởi động; 9-Hộp che bánh đà; 10-Đầu vào tăng áp.

Mặt sau động cơ ISDe210 31 như sau hình 1.7

Hình 1.8: Phía sau động cơ 1-Khớp nối ống nước làm mát cho máy nén khí; 2-Đầu ra máy nén tăng áp; 3-Đầu

ra máy nén tăng áp; 4-Bánh đà; 5-Hộp bánh đà; 6-Ống xả hơi các te; 7-Khớp nối kim phun nhiên liệu nắp máy; 8-Quai móc nâng động cơ.

Mặt bên trên động cơ ISDe210 31 như hình 1.9

Trang 9

Hình 1.9: Phía trên động cơ 1-Điều chỉnh tăng áp; 2-Đầu nối ống thông hơi; 3-Đầu nối ống dẫn khí nén; 4- Máy nén khí; 5-Cảm biến áp suất ống phân phối; 6-Đường ống cao áp cung cấp tới vòi phun; 7-Ống phân phối; 8-Đường cao áp(từ bơm tới ống phân phối); 9- Cảm biến áp suất đường ống nạp/ cảm biến nhiệt độ; 10-Nắp điền dầu;11-Vòng chỉ thị tốc độ trục khuỷu; 12-Puli; 13-Cảm biến nhiệt độ nước làm mát; 14-Đầu ra nước làm mát; 15-Ống xả

Thông số kỹ thuật động cơ ISDe210 31 như bảng 1.2

Bảng 1.2: Thông số kỹ thuật của động cơ ISDe210 31

T

T

3 Số xilanh, bố trí xilanh 6 xilanh xếp thẳng hàng

Trang 10

12 Hệ thống nhiên liệu Phun dầu diezel điều khiển điện tử

13 Hệ thống làm mát động cơ Bằng nước tuần hoàn cưỡng bức

14 Hệ thống bôi trơn Bôi trơn cưỡng bức

15 Hệ thống tăng áp Sử dụng tubor tăng áp

CHƯƠNG II: KHAI THÁC KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ COMMON RAIL TRÊN XE KING LONG (PHẦN HỆ THỐNG LÀM MÁT VÀ HỆ THỐNG

BÔI TRƠN).

2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát và hệ thống bôi trơn 2.1.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống làm mát.

2.1.1.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

- Khi động cơ hoạt động sự nóng lên của các chi tiết trong động cơ diễn ra rấtnhanh, nếu không hạn chế sự nóng lên này động cơ sẽ hoạt động kém hiệu quả,tuổi thọ các chi tiết sẽ không cao do sự giãn nở vì nhiệt của các chi tiết kim loạinhu piston thành vách xilanh gây bó kẹt hệ thống rất nguy hiểm Do đó động cơcần được làm mát Hệ thống làm mát đảm bảo các vấn đề trên, nó còn giúp hệthống giữ nhiệt cho động cơ khi khởi động, giữ nhiệt độ động cơ ổn định ở mọi chế

độ tải trọng

- Trên xe XMQ 6900G sử dụng hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡngbức Bao gồm các chi tiết: két nước làm mát, bơm nước, quạt gió, van hằng nhiệt,các đường dẫn nước quanh thân máy và nắp máy, các đường ống bên ngoài, cảmbiến đo nhiệt độ nước, cảm biến mức nước

Trang 11

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống làm mát

- Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát: bơm nước tạo nên sự tuần hoàntrong hệ thống, nước trong áo nước động cơ bắt đầu nóng dần hi động cơ hoạtđộng với 3 mức nhiệt độ thấp, trung bình và cao ứng với 3 mức nhiệt độ làm việccủa van hằng nhiệt

+ Khi nhiêt độ nước từ áo nước động cơ ra thấp hơn nhiệt độ mở van hằng nhiệt(khi động cơ vừa khởi động), đường nước về két làm mát được đóng lại và đườngtắt về bơm nước được mở hoàn toàn để nước chảy thẳng về bơm nước vào động cơtiếp tục vòng tuần hoàn cho tới khi nhiệt độ nước từ động cơ xấp xỉ nhiệt độ mởvan hằng nhiệt Việc này giúp giữ nhiệt cho động cơ khi khởi động và giúp động

cơ nhanh chóng đạt tới nhiệt độ hoạt động

Nắp máyMáy nén khí

Quạt

Bơmnước

Két làm mát dầu

Trang 12

+ Khi nhiệt độ nước từ áo nước động cơ ra xấp xỉ giới hạn đã định, van hằngnhiệt mở cả đường nước về bơm và về két làm mát, điều này làm nhiệt độ động cơkhông tăng quá nhanh.

+ Khi nhiệt độ nước từ áo nước động cơ ra vượt mức cho phép, van hằng nhiệtđóng đường nước về bơm và mở hoàn toàn đường nước về két làm mát(toàn bộnước nóng chảy về két), điều này giúp nhiệt độ động cơ duy trì ở mức hoạt độnghiệu quả nhất Tại đây, nước được làm mát và quay trở lại bơm sau khi qua két làmmát dầu rồi vào làm mát động cơ

2.1.1.2 Kết cấu các chi tiết chính trong hệ thống.

(1) Van hằng nhiệt.

- Công dụng và yêu cầu: van hằng nhiệt có nhiệm vụ khống chế lượng nước làmmát qua két nước khi nhiệt độ động cơ chưa đạt tới giới hạn quy định Mặt khác,van hằng nhiệt rút ngắn thời gian chạy ấm máy Nếu không sử dụng van hằngnhiệt, thời gian làm nóng động cơ sẽ kéo dài, nhiệt lượng sẽ bị mất nhiều do nướclàm mát lấy đi, nhiên liệu bốc hơi kém và cháy không hoàn toàn, đồng thời hơinhiên liệu sẽ bám vào các chi tiết và thành vách xi lanh làm bôi trơn kém, kết quảlàm giảm công suất động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh Van hằng nhiệt phảiđảm bảo nhiệt độ nước làm mát đi vào két phải > 79C và nước có nhiệt độ thấphơn xấp xỉ 79C thì van sẽ đóng nước đi vào cửa hút của bơm nước

- Kết cấu và nguyên lý làm việc:

Hình 2.2: Van hằng nhiệt.

Trang 13

1: Van chính; 2: van tắt đi về bơm; 3: Xilanh; 4: Sáp; 5: van xả khí; 6: Chốt có

đầu côn.

+ Về cấu tạo đa số các chi tiết được làm bằng đồng Van hằng nhiệt được lắpgiữa đường nước từ nắp máy ra với đường nước tới két làm mát Trên động cơISDe210 31 có đường nối tắt từ đường nước ra khỏi động cơ nối tắt về bơm, đườngnày luôn thông nhưng nhỏ hơn đường nước về két làm mát và van hằng nhiệt chỉđóng mở đường nước về két làm mát để điều chỉnh nước làm mát

Nhiệt độ mở van hằng nhiệt:

+ Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt là dựa vào sự thay đổi nhiệt độ nướclàm mát để điều chỉnh lượng nước qua két làm mát Do hiên tượng giãn nở vì nhiệtcủa chất Wax( chất giống như sáp đèn cầy) được đặt trong thân van để điều khiểnđóng mở van Khi động cơ vừa khởi động nhiệt độ nước làm mát còn thấp, dướitác dụng của lò xo van van được đóng chặt, không cho nước về két làm mát mà

Trang 14

chảy về bơm nước Nhiệt độ tăng lên nhanh chóng Khi nhiệt độ tăng đến gần 79Cchất sáp trong van bắt đầu giãn nở làm xi lanh chuyển động theo hướng ra chốt (6)làm cho van chính mở để nước về két làm mát.

nó có kết cấu tương đối phức tạp, dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được

Trang 15

điều hòa, ổn định và còn có tác dụng biến một phần động năng của dòng chảythành áp năng cần thiết.

- Nguyên lý làm việc: lợi dụng tác dụng của lực ly tâm nằm giữa các cánh đểdồn nước từ trong ra ngoài rồi đi làm mát

Bơm ly tâm có tính cấp nước đồng đều, kích thước khối lượng nhỏ, không ồn vàhiệu suất cao Nhược điểm của bơm là không tạo ra được vùng áp suất thấp đủ khihút nước, do đó khi khởi động phải nạp đầy nước vào ống hút và bơm đồng thời xảhết không khí ra ngoài

(3) Két làm mát

- Két làm mát có tác dụng chứa nước, tản nhiệt từ nước ra không khí để hạ nhiệt

độ của nước, cung cấp nước nguội cho động cơ làm việc ổn định Do đó yêu cầukét phải hấp thụ và tản nhiệt nhanh Để đảm bảo yêu cầu đó thì bộ phận tản nhiệtcủa két thường được làm bằng đồng thau do vật liệu này có hệ số tản nhiệt cao

- Kết cấu: Két làm mát trên xe XMQ 6900G là loại gồm 3 phần, ngăn trên chứanước nóng từ động cơ ra, ngăn dưới chứa nước nguội để vào làm mát động cơ, nốigiữa ngăn trên ngăn dưới là giàn ống truyền nhiệt Giàn ống truyền nhiệt là bộphận quan trọng nhất của két làm mát

Hình 2.4: Két làm mát.

Để tăng cường khả năng tản nhiệt, vật liệu làm két thường là nhôm, đồng vìchúng có hệ số dẫn nhiệt cao Thông thường két làm mát được làm bằng các ống

Trang 16

dẹt trong đó cắm sâu các lá bằng đồng thau, các ống tản nhiệt có chiều dày là(0.13-0.20 mm) tiết diện ngang (1320) (24 mm), còn các lá tản nhiệt có chiều dàykhoảng (0.08-0.12 mm) Các ống được bố trí so le, kiểu bố trí này tốt hơn nhiều vàđược dùng phổ biến so với loại bố trí song song.

- Nguyên lý làm việc: khi động cơ làm việc nước làm mát động cơ nóng dần lên.Dưới áp lực của bơm nước, nước nóng dân được đẩy vào phần trên của két nước.Nước nóng chảy trong các ống tản nhiệt ra thành ống truyền theo lá tản nhiệt rồitruyền ra môi trường Nước sau khi trao đổi nhiệt nhiệt độ được giảm xuống Nướcnguội chảy xuống phần bên dưới của két(nơi chứa nước nguội) rồi chảy vào đườngống đi vào làm mát động cơ và các chi tiết

(4) Nắp két nước

- Công dụng nắp két nước là làm kín và duy trì áp suất trong hệ thống làm mátcao hơn áp suất không khí, nhằm nâng nhiệt độ sôi cao hơn bình thường Cho phépđộng cơ làm việc với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường mà không bị sôi tràogây hao hụt nước làm mát

a: Van áp suất mở; 1: Van áp suất; 2: Van không khí; 3: Lò xo lá; 4: Lò xo van áp

suất; b: Van không không khí mở.

- Kết cấu:

+ Giữa nắp két và miệng két có tấm đệm cao su hoặc lò xo lá kim loại để làmkín

Trang 17

+ Trên nắp có 2 van: Van áp suất và van chân không Lò van áp suất luôn ép đĩavan và đậy kín miệng thắt của khoang chân không Van chân không luôn đậy kín

lò xo van

- Nguyên lý làm việc: Van áp suất duy trì áp suất trong hệ thống ổn định ở chế

độ nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ làm mát tối đa quy định của động cơ khi làmviệc, còn van không khí đảm bảo áp suất bên trong không thấp hơn quá so với bênngoài khi động cơ nguội Khi áp suất trong két nằm ngoài giới hạn thì 1 trong 2van mở để hơi nước thoát bớt ra ngoài hoặc hút khí vào Do đó, hai van này cũng

có tác dụng hạn chế sự thất thoát nước làm mát

5 Quạt làm mát

- Quạt dùng để tạo dòng khí đi qua dàn ống và cánh tản nhiệt của két làm mát đểtăng khả năng tản nhiệt cho két làm mát Quạt làm tăng tốc độ lưu lượng gió khiếnhiệu quả làm mát cao hơn

- Kết cấu và nguyên lý làm việc: quạt sử dụng trên động cơ ISDe210 31 có kếtcấu đơn giản Quạt có 10 cánh, các cánh được làm bằng nhựa và được đúc liền vớibầu quạt Quạt gió được dẫn động bằng đai từ trục khuỷu động cơ và được lắpcứng với trục của nó Trên trục 1đầu gắn quạt 1 đầu gắn puly dẫn động, trên puly

có lắp dây đai để truyền động từ trục khuỷu tới quạt

2.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn.

2.1.2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

- Việc bôi trơn động cơ và các chi tiết rất quan trọng, nó bôi trơn tốt các bề mặt

ma sát, bảo vệ cho bề mặt kim loại, rửa đi các hạt kim loại bong ra trong quá trình

ma sát, nhằm giúp làm kín giữa các piston và xilanh ngoài ra còn tạo chêm dầu giữacác bề mặt ma sát để tránh mài mòn và tránh va đập trong động cơ khi động cơ làmviệc và làm mát động cơ, giúp cho động cơ làm việc tốt hơn và đảm bảo cho động

cơ làm việc ở nhiệt độ cho phép Nhiệt độ dầu bôi trơn khoảng 80-160C nếu lớnhơn nhiệt độ trên dầu sẽ bốc cháy Nhưng nếu cần dầu bôi trơn làm mát quá nhiềuthì sẽ làm mất hiệu suất nhiệt của động cơ Yêu cầu công suất động cơ hệ thống

Trang 18

bôi trơn không được vượt quá 3-5%, dầu bôi trơn dễ tìm, dễ thay thế, thời gian sửdụng lâu dài.

Hệ thống bôi trơn động cơ được thể hiện ở sơ đồ hệ thống được thể hiện ở Hình 2.6 bên dưới:

``

Hình 2.6: Hệ thống bôi trơn.

- Nguyên lý làm việc: Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu Dầu trong cáctedầu được hút vào bơm dầu(loại bánh răng ăn khớp ngoài) Từ đường dầu chính,dầu đi bôi trơn turbo tăng áp, trục cam, máy nén khí Dầu từ đường dầu chính tớipiston làm mát vòi phun, cũng từ đường dầu chính dầu đi lên nắp máy bôi trơn cơ

Đường dầu chính

duytrì ápsuất

Lọcdầu

Máy

nén

khí

Nắpmáy

Trụccam

Turbotăngáp

Cổtrụckhuỷu

Bộlàmmátdầu

Cơcấuphốikhí

Vòng

bithanh

truyền

Bơmdầu

VanantoànCácte dầu

Trang 19

cấu phối khí(cò mổ, đũa đẩy và xupap) và từ đường dầu chính dầu tới bôi trơn cổtrục khuỷu rồi tới vòng bi thanh truyền rồi từ lỗ thoát dầu trở về cácte

+ Van an toàn có tác dụng trả dầu về phía trước bơm khi động cơ làm việc ở tốc

độ cao Bảo đảm áp suất dầu trong hệ thống không đổi ở mọi tốc độ làm việc củađộng cơ

+ Khi bầu lọc bị tắc, van qua lọc dầu sẽ mở, dầu bôi trơn vẫn lên được đườngống chính Bảo đảm cung cấp lượng dầu đầy đủ để bôi trơn các bề mặt ma sát

- Nguyên lý làm việc: Bánh răng chủ động 4 được dẫn động từ trục khủyu haytrục cam Khi cặp bánh răng quay, dầu bôi trơn từ đường dầu áp suất thấp được lùasang đường dầu áp suất cao theo chiều mũi tên Để tránh hiện tượng chèn dầu giữacác răng khi vào khớp, trên mặt dầu của nắp bơm có phay rãnh gỉam áp 3 Van an

Trang 20

toàn gồm lò xo 10 và bi cầu 11 Khi áp suất trên đường ra vượt quá giá trị chophép, áp lực dầu thắng sức căng lò xo mở bi cầu 11 để tạo ra dòng dầu chảy ngược

về đường dầu áp suất thấp

(2) Lọc dầu.

Hình 2.8: Bộ lọc dầu

- Kết cấu và nguyên lý làm việc: Kết cấu bộ lọc như ta đã thấy trên hình 2.8 vớiphần tử lọc bằng giấy, 1 van an toàn và 1 van 1 chiều lắp ở cửa của bầu lọc ngănkhông cho chất bẩn tích tụ ở phần ngoại vi của phần tử lọc quay trở lại động cơ,khi động cơ dừng lại Toàn bộ lượng dầu dược bơm lên đều đi qua bộ lọc dầu, ởđây, các mạt kim loại và muội than được lọc ra Dầu đi qua van 1 chiều, vào phầntrung tâm phần tử lọc, tại đây dầu được lọc, sau đo dầu chảy vào trung tâm phần tửlọc và chảy ra ngoài Nếu phần tử lọc bị tắc, chênh lệch áp suất giữa phần bênngoài và phần bên trong sẽ tăng lên Khi mức chênh lệch này đạt tới mức địnhtrước, van an toàn sẽ mở, lúc nầy dầu sẽ không đi qua phần tử lọc mà vào phầntrung tâm rồi ra ngoài tới các bộ phận bôi trơn Điều này cho phép tránh được hiệntượng thiếu dầu bôi trơn khi phần tử lọc bị bẩn

Trang 21

Tuy nhiên các phần tử lọc cầ được thay thế định kì để tránh bôi trơn bằng dầu bẩn.

(3) Két làm mát dầu.

Hình 2.9: Két làm mát dầu

- Kết cấu và nguyên lý làm việc: Két làm mát có tác dụng giữ nhiệt độ dầu bôitrơn không quá cao, nếu nhiệt độ dầu vượt quá 125 độ C thì các đặc tính bôi trơncủa dầu sẽ bị hỏng, do đó két làm mát có tác dụng làm mát, duy trì được đặc tínhbôi trơn của dầu bôi trơn Thông thường, toàn bộ dầu đều chảy qua bộ làm mát rồisau đó đi tới các bộ phận của động cơ Ở nhiệt độ thấp, dầu có độ nhớt cao hơn và

có khuynh hướng tạo ra áp suất dầu cao hơn Khi chênh lệch giữa áp suất đầu vào

và đầu ra vượt quá một trị số nhất định, van an toàn sẽ mở ra và dầu sẽ không quakét làm mát mà tới thẳng các chi tiết của động cơ, nhờ đó tránh được sự cố

2.2 Các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Bảng 2.1: Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ thống làm mát.

Ngày đăng: 04/10/2016, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w