1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết minh Biện pháp thi công công trình Cầu, Đường, Cống thoát nước

49 3,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 549,5 KB
File đính kèm Thuyet minh BPTC Cong trinh Cau Duong.rar (114 KB)

Nội dung

Để thi công Công trình đạt hiệu quả cao, bảo đảm đúng thiết kế, bảo đảm chất lượng và kỹ thuật, mỹ thuật, vấn đề tổ chức nhân sự trong thi công là nhân tố quyết định khi thành lập Ban chỉ huy công trình. Ban chỉ huy Công trình có nhiệm vụ phối hợp điều hành mọi hoạt động của các đội thi công trên công trường đồng thời là đầu mối chịu sự kiểm tra giám sát, hỗ trợ nghiệp vụ của các phòng ban nghiệp vụ. Tổ chức điều hành thi công khoa học, hợp lý nhằm hoàn thành kế hoạch hiệu quả và đạt tiến độ, chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động...

Trang 1

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

- -GIỚI THIỆU CHUNG

I GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

1 Thông tin chung:

- Tên dự án: Nâng cấp đường Lương Định Của

- Tên gói thầu: Xây lắp 3 (Phần cầu Km1+183.46 đến Km1+382.88)

- Chủ đầu tư: Khu quản lý giao thông đô thị số 2

- Nguồn vốn: Ngân sách thành phố

- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới

- Quyết định số 4539/QĐ-SGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2014 cúa Sở Giao thôngVận tải TP HCM về việc phê duyệt dự án Nâng cấp đường Lương Định Của (đoạn từ TrầnNão đến Nguyễn Thị Định), Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định số 5028/QĐ-SGTVT về việc phê duyệt kế hoạch lựa chon nhà thầu dự

án Nâng cấp đường Lương Định Của (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định), Quận 2

2 Địa điểm xây dựng:

- Địa điểm xây dựng: Quận 2 - TP HCM

3 Quy mô xây dựng:

- Loại công trình: Đường trong đô thị – Đường chính khu vực

- Cấp công trình: Cấp II

Trang 2

PHẦN I: HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

I SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG VÀ SỰ LIÊN LẠC GIỮA CÁC BỘ PHẬN.

CÁC PHÒNG, BAN GIÚP VIỆC – TỔNG CÔNG TY 319

BAN GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY 319

BỘ HẬN KHKT – TIẾN ĐỘ

BỘ PHẬN VẬT TƯ – XE MÁY

BỘ PHẬN NGHIỆM THU – KCS –

T TOÁN

ĐỘI THI CÔNG CỌC ĐẤT

ĐỘI THI CÔNG CẦU

ĐỘI THI CÔNG CỐNG

ĐỘI THI CÔNG ĐƯỜNG

ĐỘI THI CÔNG CHIẾU SÁNG

ĐỘI THI CÔNG CÂY XANH

Trang 3

GHI CHÚ:

Mối quan hệ chỉ đạo

Phản hồi thông tin

Thông tin trao đổi

II MÔ TẢ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN TỪNG VỊ TRÍ TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Bộ máy tổ chức công trường được Nhà thầu thành lập theo như sơ đồ kèm theo Bộmáy này thể hiện rõ sự thống nhất quản lý công trường của TỔNG CÔNG TY 319 xuyênsuốt từ cấp lãnh đạo cao nhất là Ban Giám đốc, Ban Điều hành công trường đến đội ngũnhững người thợ, người lao động trực tiếp thực hiện các công tác thi công dưới sự hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc của một đội ngũ các trưởng bộ phận thi công, các cán bộ kỹ thuật,các đội trưởng đội sản xuất Tham gia gián tiếp vào công trường còn có các bộ phận kháccùng hỗ trợ, phối hợp với Ban Điều hành công trường về mặt tài chính, vật tư, nhân sự,

kỹ thuật, là các phòng ban của TỔNG CÔNG TY 319

Nhân sự bố trí cho công trường: Lực lượng thi công của Nhà thầu được bố trí làmviệc tại công trường là các cá nhân có nhiều kinh nghiệm thi công và đã thực hiện rấtnhiều công trình đạt chất lượng cao trên toàn quốc

b) Các phòng ban giúp việc:

Các bộ phận giúp việc có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban Giámđốc về các công tác tổ chức thi công tại công trường, tổ chức biên chế, lao động tiềnlương, công tác tài chính, kế toán, công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác thamgia quản lý kinh tế, thống kê; công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ đối với côngtrình

c) Ban chỉ huy công trường:

Để thi công Công trình đạt hiệu quả cao, bảo đảm đúng thiết kế, bảo đảm chất lượng

và kỹ thuật, mỹ thuật, vấn đề tổ chức nhân sự trong thi công là nhân tố quyết định khithành lập Ban chỉ huy công trình

Ban chỉ huy Công trình có nhiệm vụ phối hợp điều hành mọi hoạt động của các độithi công trên công trường đồng thời là đầu mối chịu sự kiểm tra giám sát, hỗ trợ nghiệp

vụ của các phòng ban nghiệp vụ

Trang 4

d) Bộ phận Hành chính – Kế toán, Kỹ thuật, Vật tư – Xe máy:

Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng về chuyên môn của mình, giúp Chỉ huytrưởng điều tiết sản xuất, mua sắm, quản lý vật tư thiết bị và nhân lực huy động cho côngtrình…

Chịu trách nhiệm đảm bảo vốn cho sản xuất, đảm bảo đầu xe máy, thiết bị và đội ngũ

kỹ thuật, công nhân các ngành nghề sử dụng trong thi công

e) Bộ phận KCS:

Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, thường xuyên, đúng đắn và trung thực công tácthí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi côngcông trình theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu

f)Bộ phận An toàn lao động, An ninh, vệ sinh môi trường:

Giúp Ban Giám đốc và Chỉ huy trưởng công trình về công tác ATLĐ, PCCN &VSMT trên toàn công trường và duyệt biện pháp thi công an toàn, quản lý thực hiệnnghiêm túc pháp lệch các nội quy về ATLĐ, PCCN & VSMT

Kiểm tra đôn đốc, chấp hành nội quy ATLĐ, PCCN & VSMT ở hiện trường, xử lýcác vụ việc vi phạm về ATLĐ, PCCN & VSMT Tổ chức mạng lưới an toàn viên, thamgia huấn luyện biện pháp an toàn đã được duyệt đặc biệt là các thiết bị thi công và côngtác phòng chống cháy nổ

g) Các tổ, đội thi công:

Dưới Ban chỉ huy công trường là các tổ, đội thi công theo từng chuyên ngành như:đội thi công hệ thống cọc, đội thi công kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới, đội thicông hệ thống đường, đội thi công cống, đội thi công hệ thống chiếu sáng, đội thi công hệthống cây xanh, đây là đội quân chủ lực của Nhà thầu được huy động tối đa để hoànthành công việc một cách tốt nhất

h) Trách nhiệm và thẩm quyền của Ban Chỉ huy công trường:

Tổ chức điều hành thi công khoa học, hợp lý nhằm hoàn thành kế hoạch hiệu quả vàđạt tiến độ, chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm, năng suất laođộng

Thực hiện đầy đủ chế độ giám sát chất lượng công trình theo đúng quy định củaCông ty và của Nhà nước

Trực tiếp làm việc với TVGS và CĐT, TVTK về giải quyết kỹ thuật, nghiệm thucông việc xây dựng và xử lý kỹ thuật tại hiện trường

Quản lý về con người, xe máy trên công trường, thường xuyên đôn đốc nhắc nhởmọi người thực hiện công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Theo dõi bảo quản vật tư, nguyên vật liệu phục vụ thi công, tuyệt đối không để xảy rahiện tượng thất thoát, mất mát Lập kế hoạch sử dụng vật tư, xe máy báo cáo cho Công tycung cấp

Trang 5

Quan hệ chặt chẽ với mọi đơn vị liên quan trên cơng trường để đẩy nhanh tiến độ thicơng, khơng ngừng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả thi cơng

III MƠ TẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHỊNG BAN VÀ LÃNH ĐẠO NGỒI HIỆN TRƯỜNG

GHI CHÚ:

Mối quan hệ hợp đồng

Mối quan hệ chỉ đạo

Phản hồi thơng tin

Thơng tin trao đổi

Quan hệ hợp tác

1 Thuyết minh:

Nội bộ Ban chỉ huy cơng trình giao ban hàng ngày, kiểm điểm các cơng việc đã thựchiện và cơng việc tiếp theo qua bản theo dõi phân cơng cơng tác Bố trí điện thoại tại Banchỉ huy cơng trình để đảm bảo liên lạc với các bộ phận cĩ liên quan ngồi cơng trình,đảm bảo thơng tin thơng suốt với Cơng ty, kịp thời nắm thơng tin mới để phục vụ tốt chothi cơng

TƯ VẤN GIÁM SÁT

BAN ĐIỀU HÀNH CÔNG TRƯỜNG

Trang 6

Điện thoại: Bảng ghi số điện thoại của các phòng ban nghiệp vụ và cán bộ quản lý

2 Mối liên hệ giữa trụ sở chính và Ban Chỉ huy công trường:

Ban Chỉ huy công trường được giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất và điều hành mọi hoạtđộng trên công trường thông qua sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra chặt chẽ của Giám đốc thicông và Công ty về mọi mặt kỹ thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính kế toán và vật tư

Hằng tuần, tháng, quý, Công ty sẽ tổ chức kiểm tra công trường theo từng nội dungthực hiện hoặc tổng hợp, tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và điều phốinhiệm vụ, đánh giá mức độ hợp lý của công tác cung ứng vật tư, thiết vị, nhân lực nhằm

có sự điều chỉnh hợp lý và hiệu quả nhất

Công tác quản lý chất lượng, khối lượng được Phòng kỹ thuật kiểm tra thườngxuyên, công tác kiểm tra bảo dưỡng thiết bị do đội quản lý sữa chữa thiết bị đảm trách và

có mối liên hệ thường xuyên với công trường

Tất cả mọi hoạt động và đề xuất thi công đều được Chỉ huy trưởng công trường thôngbáo thường xuyên theo chế độ báo cáo sản xuất để Giám đốc thi công và các phòng bannghiệp vụ nắm bắt và xử lý kịp thời

Trang 7

PHẦN II: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO CÁC HẠNG MỤC CHỦ YẾU

I TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG

I.1 Bố trí tổng thể mặt bằng công trường:

Các công trình tạm (nhà Ban chỉ huy, kho, bãi, nhà vệ sinh, đường tạm, đường côngvụ….), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt được bố trí ở vị trí hợp lý, thuậntiện cho việc thi công, tập kết vật liệu và vệ sinh môi trường Đường công vụ, đường vậnchuyển vật tư – thiết bị, đường tạm được bố trí thoả mãn mục tiêu là tiết kiệm đường đi,không gây cản trở giao thông trong quá trình thi công, đảm bảo giao thông an toàn và vệsinh môi trường trong và ngoài khu vực thi công Đảm bảo các yêu cầu an toàn lao động,

an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và không ảnh hưởng đến các hộ dân dọc tuyến

I.2 Bố trí công trình tạm, kho bãi, lán trại

Bố trí mặt bằng công trường thi công nhánh trái và nhánh phải tương đương nhau, vàđược thi công theo từng giai đoạn, gồm các hạng mục cơ bản như sau:

Đường công vụ:

Do vị trí xây dựng cầu nằm trong khu vực đông dân cư, công trình nằm trên tuyếnđường trục chính nối Khu Thủ thêm với Đường Mai Chí Thọ, nên công tác vận chuyểnđường bộ thuận lợi, các vật tư, thiết bị tập trung vận chuyển bằng đường bộ vào côngtrình

Đường công vụ được bố trí trong mặt bằng công trường phía mố MA, MB nối từ đầutuyến và cuối tuyến đến phạm vi trí công trụ, bề rộng 4m với kết cấu (từ trên xuống) cụthể:

- Đá cấp phối đá dăm dày 30cm

- Vải địa kỹ thuật ngăn cách

- Nền cát dày 50cm

Vị trí Ban chỉ huy công trường:

Vị trí BCH được bố trí trong khu vực mặt bằng mố MB, nằm cạnh đường công vụdiện tích dự kiến 7x20m = 140m2

Ban chỉ huy công trình được bố trí gồm:

- Nhà văn phòng Ban chỉ công trường: 50m2

- Phòng thí nghiệm hiện trường: 40m2

- Phòng nghỉ của cán bộ chỉ huy công trình: 50m2

Trong khu Ban chỉ huy công trình bố trí 02 nhà vệ sinh: 1 phục vụ BCH, 1 phục vụcông nhân

Khu Ban chỉ huy công trường được bố trí đèn chiếu sáng

Bãi đúc cấu kiện:

Bố trí 2 bãi đúc cấu kiện tại khu vực thi công phía mố MA và phía mố MB, diện tíchbãi phía mố MA từ 180m2, diện tích bãi phía mố MB 200m2

Trang 8

Bãi tập kết vật tư và thiết bị:

Bố trí 2 bãi tập kết vật tư và thiết bị tại khu vực thi công phía mố MA và phía mố

MB, diện tích bãi phía mố MA từ 180m2, diện tích bãi phía mố MB 150-300m2

Kết cấu bãi đúc cấu kiện và tập kết vật tư (trình tự từ trên xuống):

- Mặt bêtông đá 1x2, M150, dày 10cm

- Lớp lót đá 0x4, dày 10cm

- Đắp cát nền đường, dày 50cm

- Đào vét hữu cơ, dày 30cm và đắp đất tận dụng làm bờ bao nền đường

I.3 Bố trí cổng ra vào, rào chắn, biển báo

Bố trí 2 cổng ra vào công trường tại 2 đầu đường tạm nối với 2khu vực thi công tại

mố MA, mố MB

Tại vị trí đầu tuyến (đường đầu cầu phía mố MA) và cuối tuyến (đường đầu cầu phía

mố MB) bố trí Barrie chắn xe và hàng rào thi công bằng tôn che chắn công trường vớichiều dài 200m (từ điểm đầu tuyến đến điểm cuối tuyến)

Tại đầu các vị trí hàng rào che chắn công trường bố trí đèn báo hiệu ban đêm, biểncấm, biển hình chử nhật chỉ hướng, biển đường hẹp và biển công trường đang thi công

I.4 Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, liên lạc trong quá trình thi công

a) Giải pháp cấp điện, cấp nước phục vụ thi công:

Cấp điện:

Nguồn điện nhà thầu sẽ làm việc với Ban quản lý dự án và điện lực địa phương xin

hạ đồng hồ điện để dẫn nguồn điện về vị trí xây dựng

Nguồn điện dự phòng: nhà thầu bố trí 1 máy phát điện lưu động thường trực tại vị tríthi công để dự phòng mất nguồn cung cấp điện lướI

Cấp nước:

Nguồn nước: Nhà thầu dùng nước máy hoặc nguồn nước tại chỗ và tiến hành phântích chất lượng nguồn nước tại khu vực thi công hoặc tiến hành khoan giếng lấy nước đểphục vụ sinh hoạt và thi công

Tại khu lán trại nhà thầu sẽ bố trí 1 bồn nước trên cao 1500 lít và 01 container (hoặcxây bể chứa) phục vụ sinh hoạt và thi công

b) Thoát nước công trường:

Trước khi đào đất hố móng, khuôn đường nhà thầu sẽ xây dựng hệ thống tiêu nước,trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, ), ngăn không cho chảy vào hố móngcông trình, tránh để ngập úng, xói lở đất vào công trình

Nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy thì phải đặt trạm bơm tiêu nước

Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng Biện pháp tiêu nước được xử lý như sau:

Trang 9

Trong khu vực thi công tồn tại nhiều hệ thống thoát nước hiện hữu trong quá trính thicông nhà thầu tận dụng các hệ thống này để thoát nước mặt trên công trường với tiêu chínước thoát ra hệ thống không bị ô nhiễm

Dọc hố đào bố trí hệ thống rãnh tiêu nước tạm có chiều rộng bình quân 0.4m sâu0.3m có độ dốc nghiêng về vị trí các giếng thu, bố trí hệ thống giếng thu nước tạmkhoảng cách các giếng thu bình quân 30m, tại các giếng thu bố trí máy bơm di động vàtrạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình

Tại các vị trí hầm ga bố trí máy bơm di động để bơm thoát nước trong qua trình thicông

Tại các vị trí cửa xả sau khi đắp đê quai ngăn nước đặt trạm bơm tiêu nước cố địnhtrong quá trình thi công cho đến khi hoàn thành hạng mục công trình

c) Phân luồn giao thông:

Kế hoạch thi công cầu Ông Tranh tiến hành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thi công phía bêntrái trước, để đảm bảo giao thông phân luồn giao thông phía bên phải tuyến theo đườnghiện hữu và cầu hiện hữu Sau khi thi công hoàn thiện lớp BTN lớp 1 phía trái tuyến,phân luồn giao thông phía bên trái tuyến trên mặt đường nhựa đã hoàn thiện lớp 1 đểphục vụ thi công phía bên phải tuyến

Việc phân luồn giao thông được đơn vị thi công chủ động lập và trình lên CĐT,TVGS và các cơ quan ban ngành có liên quan thống nhất và phê duyện phương án trướckhi triển khai

d) Liên lạc trong qua trình thi công:

Tại ban chỉ huy công trường nhà thầu bố trí đầy đủ các trang tiết bị liên lạc như mạnginternet, 3G, máy in, máy fax, điện loại bàn, bộ đàm,… Đảm bảo các thông tinh vềcông việc được thường xuyên cập nhật và báo cáo kịp thời đến các đơn vị liên quanthực hiện dự án

Chế độ hợp và báo cáo theo định của nhà thầu và của Chủ đầu tư nhằm cập nhật

và xử lý kịp thời các công việc trên công trường

II CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

1 Giải pháp định vị các kết cấu công trình trong quá trình thi công:

Sau khi Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng, Nhà thầu sẽ tổ chức ngay một đội khảo sátvới các thiết bị và nhân lực cần thiết để thực hiện công tác nhận tuyến với đơn vị Thiết kế

và Chủ đầu tư Đồng thời trong suốt quá trình thi công đội khảo sát của Nhà thầu sẽ tiếnhành công tác đo đạc phục vụ thi công và thu thập số liệu với sự kiểm tra và hướng dẫncủa kỹ sư Tư vấn giám sát theo đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra

Căn cứ vào hệ thống cọc mốc định vị và cao độ của của Chủ đầu tư giao sẽ tiến hànhkiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế, xác định các sai lệch (nếu có) về tọa độ, cao độ giữa hồ sơ

và thực tế để kịp thời cùng các đơn vị liên quan điều chỉnh trước khi tiến hành thi công

Trang 10

Lập hệ cọc phụ phục vụ thi công:

- Lập hệ thống cọc dấu tại các vị trí cố định ngoài phạm vi thi công để thuận tiệnkiểm tra khi thi công

- Lập bảng sơ đồ cọc để theo dõi kiểm tra quá trình thi công

- Có biện pháp bảo vệ và khôi phục các cọc trong quá trình thi công

- Căn cứ vào các mốc tọa độ và cao độ của Chủ đầu tư giao, Nhà thầu sẽ xây dựng

và bảo vệ hệ thống mốc cao trình và mốc định vị tham chiếu gần địa điểm thi công vàthỏa thuận với kỹ sư tư vấn để làm cơ sở phục vụ công tác nghiệm thu và kiểm tra trongsuốt quá trình thi công

Công tác đo đạc trong quá trình thi công:

- Xác định lại giới hạn thi công, lên ga phóng tuyến trước khi thi công

- Đo đạc khống chế cao độ, đào đắp từng lớp cát, đá …kiểm tra cao độ, tọa độtrong quá trình thi công mỗi hạng mục

- Đo đạc theo yêu cầu kỹ sư tư vấn trong quá trình kiểm tra nghiệm thu chuyểnbước thi công

- Với mỗi hạng mục hoàn thành sẽ tiến hành công tác đo đạc thu thập số liệu phục

vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, thanh toán khối lượng

- Việc đo đạc được tiến hành tại các vị trí mặt cắt ngang có trong bản vẽ thi công.Nếu có yêu cầu Nhà thầu sẽ đo đạc kiểm tra tại các vị trí theo yêu cầu của kỹ sư Tư vấn

và Chủ đầu tư, để đảm bảo khối lượng được tính toán chính xác

2 Giải pháp quan trắc lún công trình:

a) Yêu cầu kỹ thuật:

Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các qui trình kỹ thuật hiện hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3972-1985: công tác trắc địa trong xây dựng

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 271-2002: Qui trình kỹ thuật xác định độlún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 309-2004: Công tác trác địa trong xâydựng công trình và yêu cầu chung

b) Độ chính xác:

Đo cao độ mốc cơ sở bằng phương pháp đo cao hình học hạng III

Đo cao độ các mốc quan trắc lún bằng phương pháp đo cao hình học hạng IV

- Sai số khép cho đường chuyền cao độ các mốc cơ sở:

Trang 11

c) Qui trình quan trắc:

Đo cao độ lúc đặt bàn lún và đo lún mỗi ngày 1 lần trong quá trình đắp nền, nếuchiều cao đắp làm nhiều đợt thì mỗi đợt điều phải quan trắc hàng ngày, mức độ chính xácyêu cầu đếm mm

Hàng ngày tiến hành đo chuyển vị ngang của chốt đánh dấu trên đỉnh tất cả các cọcquan trắc di động ngang bằng máy kinh vĩ chính xác theo phương tam giác với 2 đỉnhđịnh vị cố định nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của tải trọng đắp Đồng thời phải đo đượccao độ đỉnh cọc để theo dõi bề mặt đất yếu có thể bị đẩy trồi lên không Độ chính xác củamáy kinh vĩ phải đảm bảo sai số về cự ly đo ±0.5mm, về góc đo ±0.2giây

Nếu kết quà quan trắc là:

- Lún <=10mm/ngày đêm

- Chuyển vị ngang <=5mm/ngày đêm

- Thì tiếp tục thi công các lớp tiếp theo

Nếu kết quả lún và chuyển vị quá tiêu chuẩn trên thì tạm dừng đắp để theo dõi, nếubiến dạng không tiếp tục tăng nữa thì tiếp tục thi công

Khi ngừng đắp, hàng tuần tiếp tục quan trắc cho đến khi thấy rõ nền đường đã ổnđịnh (trong 2 tháng sau khi đắp) và tiếp tục qua trắc hàng tháng cho đến khi hết thời gianthi công công trình

Công tác quan trắc được ghi chép và xử lý số liệu theo đúng quy trình hiện hành Nếu hiện tượng lún và ổn định không đạt như thiết kế đề ra báo cáo Tư vấn giám sát,

Tư vấn thiết kế để có biện pháp xử lý

IV THI CÔNG PHẦN HỆ THỐNG CỐNG THOÁT NƯỚC

1 Biện pháp thi công chủ đạo:

- Cắm cọc định vị phạm vi hố đào hoặc phạm vị đóng cừ Larsen

- Với các hố móng đào sâu hoặc mặt bằng hạn chế thì tiến hành đống vòng vây cừLarsen để ổn định hố đào

- Đào đất hố móng

- Đóng cừ tràm gia cố móng Cừ tràm phải được thi công theo đúng yêu cầu trong

hồ sơ thiết kế về chất lượng, số lượng,

Trang 12

- Thi công cửa xả, hố ga.

- Nhổ cừ Larsen, đắp đất lưng cống từng lớp đối xứng, đầm lèn chặt theo quy định

2 Một số yêu cầu kỹ thuật thi công:

Thi công lắp đặt cống được tiến hành bằng máy và nhân công

Trước khi lắp đặt, các cấu kiện đúc sẵn phải được kiểm tra và đồng ý của Kỹ sư Tưvấn

Xe cẩu vận chuyển cống tập kết tại công trường theo vị trí qui định Công tác vậnchuyển được thao tác nhẹ nhàng, thiết bị nâng phải có đủ diện tích tiếp xúc để đề phòng

hư hại do lực tập trung

Công tác đặt cống được tiến hành bằng xe cẩu và nhân công, ống được đặt cẩn thậnđúng hướng, đúng độ dốc và cao độ đã chỉ ra trong các bản vẽ thiết kế chi tiết, ống cốngđặt sao cho tim cống phải trùng nhau, thẳng ngay hợp lý Mối nối cống phải được lắp jontcao su và trát kín theo hồ sơ thiết kế, mối nối giữa cống và giếng thu phải được trát kínbằng vữa xi măng

Cống đúc sẵn có kích thước và kết cấu như trong bản vẽ Tuyệt đối không được sửdụng kết cấu khác thiết kế và bị nứt bể

Vật liệu trong mối nối phải được nhét chặt

Công tác đổ bê tông tại chỗ phải được sử dụng máy trộn bêtông và tuân theo đúngquy trình kỹ thuật 443–95–BXD

Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong khi thi công

3 Công tác nghiệm thu:

Kiểm tra vật liệu cống tập kết tại công trường

Kiểm tra kích thước hình học móng cống

Kiểm tra, lấy mẫu bê tông móng cống (độ, sụt, cường độ)

Kiểm tra cao độ đáy, độ dốc dọc

Kiểm tra độ kín khít mối nối

V THI CÔNG PHẦN HÀO KỸ THUẬT

Công tác đo đạc định vị được tiến hành trong suốt thời gian thi công nhằm đảm bảođúng vị trí của công trình Nhà thầu sẽ cắm các vị trí cọc để định vị đường trục dọc làm

cơ sở cho việc kiểm tra trong suốt quá trình thi công

Thi công rãnh tạm để đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công (nếu cần)

Làm bờ vây ngăn nước, dùng máy bơm để bơm toàn bộ nước trong phạm vi bờ vây

Trang 13

đảm bảo móng luôn được khô ráo trong quá trình thi công

Đào móng: Sử dụng máy đào kết hợp thủ công đào đất hố móng, khối lượng đất đàolên sẽ được vận chuyển bằng ô tô tự đổ tới vị trí quy định Hố móng đào và hoàn thiệnphải đảm bảo đúng cao độ, độ dốc và các kích thước hình học như đã nêu trong hồ sơthiết kế Đáy móng được đầm chặt bằng đầm cóc hoặc sửa sang, theo đúng độ chặt vàyêu cầu kỹ thuật

Thi công móng : Tuỳ theo từng vị trí hào kỹ thuật theo thiết kế nhà thầu sẽ lập biệnpháp thi công trình tư vấn phê duyệt trước khi tiến hành thi công

Dùng nhân công hoàn thiện tạo phẳng bề mặt đáy hào bằng vật liệu phù hợp theođúng cao độ, kích thước, độ bằng phẳng quy định trong bản vẽ được duyệt

Lắp đặt hào kỹ thuật: Trước khi lắp đặt tiến hành việc kiểm tra tu sửa độ dốc móngcho phù hợp thiết kế, đồng thời vệ sinh sạch sẽ Dùng cẩu đưa các cấu kiện xuống vị trílắp đặt, thủ công căn chỉnh vào vị trí lắp ghép Dùng máy kiểm tra độ chính xác việc đặtcống sao cho tim cống phải thẳng như đã định vị Các cấu kiện lắp ghép xong được Tưvấn giám sát nghiệm thu trước khi chuyển bước thi công

Sau khi đặt xong các cấu kiện tiến hành làm mối nối theo bản vẽ được duyệt

Sử dụng nhân công tiến hành thi công bê tông phần còn lại của hố ga theo thiết kế.Bảo dưỡng khối bê tông và hoàn thiện Khối bê tông được bảo vệ, che nắng và giữluôn ẩm trong thời gian ít nhất 7 ngày sau khi hoàn thành ngoại trừ trường hợp đặc biệttheo chỉ dẫn của Tư vấn

Bảo quản và vận chuyển cấu kiện đúc sẵn: Toàn bộ số lượng đúc hào kỹ thuật đượcđúc tại bãi đúc và vận chuyển bằng ô tô từ bãi đúc tới vị trí lắp đặt, trong quá trình nâng

hạ ống cống thực hiện bằng ô tô cẩu kết hợp với thủ công, cấu kiện được bảo quản cẩnthận trong quá trình vận chuyển cũng như lúc nâng hạ Chất lượng của từng cấu kiện sẽđược Tư vấn giám sát kiểm tra chặt chẽ trước khi lắp đặt

Công tác đắp được thực hiện hết sức thận trọng, để đảm bảo cho cấu kiện không bịlực đẩy ngang làm thay đổi vị trí trong qúa trình thi công và sử dụng sau này

Khi đã đắp và đầm nén bằng đầm cóc được một lớp cao hơn điểm cao nhất của cấukiện tối thiểu 0,5m trở lên thì mới cho phép dùng cơ giới để thi công, trong quá trình đầmcũng cần hạn chế tốc độ của máy tránh làm ảnh hưởng đến cống ở phía dưới

Kiểm tra, nghiệm thu:

Quá trình kiểm tra nghiệm thu cống theo các nội dung sau:

Kiểm tra cao độ, kích thước và địa chất đáy móng phù hợp với hồ sơ thiết kế và được

sự đồng ý của Tư vấn giám sát bằng văn bản mới được phép thi công các công việc tiếptheo

Đốt cấu kiện hào kỹ thuật được đúc tại bãi hoặc mua ở nhà máy đưa đến công trườngđược Tư vấn giám sát kiểm tra giám sát và chấp thuận bằng văn bản nghiệm thu mới đưa

Trang 14

vào thi công.

Cấu kiện đúc sẵn đặt xong đảm bảo thẳng tim trục, đúng cao độ và độ dốc thiết kế

Độ chặt của từng lớp đắp hố móng, hai bên mang hào và trên đỉnh phải được kiểm trathường xuyên trước khi đắp lớp tiếp theo

VI BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO GIAO THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG.

Trong quá trình thi công, Nhà thầu phải đảm bảo sự lưu thông bình thường của cácphương tiện giao thông đường bộ trên tuyến đường Lương Định Của Do vậy, việc điềutiết giao thông, bố trí các biển báo ATGT được Nhà thầu hết sức chú trọng

Các loại biển báo, đèn tín hiệu, kẻ vạch sơn đường, được Nhà thầu lắp đặt đầy đủtheo quy định

Dọc công trường ngăn cách với đường giao thông bằng hệ thống hàng rào bằng tole,

có gắn đèn chớp để cảnh báo

Tại mỗi đầu công trường đều bố trí người để điều tiêt giao thông

1 An toàn giao thông:

- Khi thi công các đoạn nền đào thì tiến hành đào một nữa đường , một nữa còn lại thìtiến hành thi công sau khi đã đắp hoàn thiện nữa kia để đảm bảo lưu thông

- Tại khu vực thi công phải bố trí các loại biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc

độ, biển báo nguy hiểm đúng tiêu chuẩn, đặt đúng nơi quy định theo quy định của BộGTVT trong điều lệ biển báo đường bộ

- Bố trí rào chắn, chiếu sáng và các thiết bị khác tại những vị trí mà thi công gây trởngại cho việc sử dụng bình thường con đường như thi công hệ thống thoát nước,… Cácbiển báo phải sơn phản quang, các thiết bị an toàn khác phải có chiếu sáng đảm bảo nhìnthấy chúng về ban đêm

- Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm cho khu vực thi công

- Nhà thầu phải đảm bảo giao thông trong suốt quá trình thi công, không được đổ vậtliệu thi công bừa bãi làm cản trở giao thông Khối lượng và vị trí đổ vật liệu thi công phảihoàn toàn phù hợp với tiến độ thi công được lập trước

- Trong trường hợp cần thiết nhà thầu sẽ bố trí người hướng dẫn, điều khiển giaothông bằng cờ hiệu ở những chỗ mà việc thi công gây trở ngại cho giao thông như cácđoạn đường hẹp, xe chỉ đi lại một chiều, điều khiển giao thông trong giờ cao điểm, trongtrường hợp thời tiết xấu

- Bố trí quá trình thi công để sau một ngày làm việc các công việc thi công sơ bộđược hoàn thiện gọn gàng để tránh xảy ra tai nạn về đêm

2 Biện pháp tổ chức giao thông tại vị trí nút giao:

Nhà thầu sẽ lập phương án phân luồng giao thông chi tiết và đệ trình CĐT, TVGS đểphê duyệt trước khi triển khai thi công

Mọi khu vực thi công sẽ được bao quanh bằng hàng rào tôn lượn sóng cô lập theo các

Trang 15

quy định của Sở Giao thông Vận tải Hàng rào sẽ được sơn phía ngoài màu xanh và cócổng kiểm tra có thể khóa được cho nhân viên và xe cộ đi vào công trường.

Nhà thầu thi công sẽ hạn chế mọi công việc ở mọi thời điểm bên trong giới hạn hàngrào công trường đã được phê duyệt

Thi công từng đoạn xen kẽ và so le nhau, tái lập cát và cấp phối đá dăm đảm bảo chogiao thông và đề phòng khi trong khu vực có hỏa hoạn hay sự cố có đường cho xe cứuhỏa vào chữa cháy

Khi thi công đơn vị sẽ phải vạch ra biện pháp thi công thuận tiện nhất, an toàn nhất,trực tiếp trên công trường Tính toán bố trí khu vực máy móc và nhân lực làm việc hợp lýthuận tiện, khoa học

Bố trí người cầm cờ hiệu để phân luồng giao thông khi cần thiết

VII CÔNG TÁC THI CÔNG ÉP CỌC

1 Công tác chuẩn bị:

Trước khi tiến hành ép cọc, Nhà thầu sẽ trình Tư vấn phê duyệt biện pháp thi côngbao gồm:

Chi tiết về các thiết bị thi công

Phương pháp và trình tự lắp ráp cọc gồm các phương pháp để tránh gây hư hại chocác cọc, các kết cấu và các công trình tiện ích xung quanh

Phương pháp nối và gia cường cọc

Chi tiết về các cọc thử bao gồm việc tính toán độ chối cuối cùng, phương pháp thử tảitrọng tĩnh

Bố trí thí nghiệm tải trọng đứng và tính nguyên trạng của cọc

Nhà thầu phải đệ trình Kỹ sư và Chủ đầu tư danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp

mà Nhà thầu kiến nghị sử dụng vật liệu của họ cho các hạng mục công trình kèm theomẫu vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thật, chứng chỉ chất lượng Tất cả các vật liệu đưa vào côngtrình đều được kiểm tra, thí nghiệm và phải được Kỹ sư tư vấn chấp thuận

Trang 16

Ván khuôn dùng cho cọc bê tông đúc sẵn phải tuân thủ các yêu cầu chung của vánkhuôn bê tông được mô tả yêu cầu kỹ thuật

Ván khuôn phải có đủ khoảng trống để tiến hành đầm bê tông

Ván khuôn phải không thấm nước và không được phép dỡ bỏ ít nhất 24h sau khi đổ

bê tông

d) Đúc cọc, bảo dưỡng

Các cọc phải được đúc theo phương nằm ngang

Phải đặc biệt quan tâm khi tiến hành đổ bê tông để tránh tạo ra các lỗ hổng khôngkhí, rỗ tổ ong hay các khiếm khuyết khác

Bê tông phải được đổ liên tục và phải được đầm bằng máy đầm rung hoặc bằng cáccông cụ khác được Tư vấn chấp thuận

Ván khuôn dùng cho các cọc phải được thi công hoàn thiện, tuân thủ các yêu cầuđược chỉ định trên bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật Sau khi tháo ván khuôn, bề mặt bê tôngcọc phải phẳng, mịn không bị khiếm khuyết và giữ nguyên kích thước được qui địnhtrong bản vẽ

Công tác bảo dưỡng cọc bê tông phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật

e) Vận chuyển

Khi nâng hay vận chuyển các cọc bê tông đúc sẵn, Nhà thầu phải cung cấp dây treo

và các thiết bị cần thiết để cọc không bị uốn và bê tông cọc không bị nứt

Không được nâng cọc bê tông bằng cách nào khác ngoài phương pháp kéo dây, vị tríkéo dây phải được nộp trình để Tư vấn phê chuẩn

Các cọc bị hư hại trong quá trình vận chuyển hay đóng cọc phải được thay thế Cáccọc bê tông phải được vận chuyển sao cho tránh gây vỡ hay sứt mẻ các cạnh bê tông

3 Thi công ép cọc

a) Yêu cầu kỹ thuật

Các cọc phải được ép như qui định trong bản vẽ thiết kế hoặc đề cương ép cọc doTVTK lập và do Tư vấn chỉ dẫn

Sai số cho phép theo quy trình thi công và nghiệm thu và được Tư vấn chấp thuận Tất cả các cọc bị trồi lên do việc đóng các cọc xung quanh hay do các nguyên nhânkhác sẽ phải được đóng lại

Nhà thầu đệ trình để Tư vấn chấp thuận các chi tiết đầy đủ về các thiết bị ép cọc vàcác phương pháp thi công trước khi bắt đầu triển khai

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về trọng lượng đầy đủ và hiệu năng của giàn ép cọc

để cọc được ép tới chiều sâu và có khả năng chịu lực theo yêu cầu

Nhà thầu phải tuân thủ các yêu cầu của TVTK về các lực ép đầu cọc, tải trọng (đốitrọng) và điều kiện đất nền

Trước khi tiến hành ép cọc, Nhà thầu phải nộp trình để Tư vấn chấp thuận các kế

Trang 17

hoạch của Nhà thầu bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

- Phương pháp sử dụng để định vị chính xác vị trí cọc (thiết bị và phương phápđịnh vị) tuân thủ các chi tiết bản vẽ

- Sơ đồ ép cọc theo thiết kế được chấp thuận của TVTK

- Vị trí, phạm vi của các công trình tạm thời cần thiết như đường, cầu để vậnchuyển vật liệu và thiết bị tới công trường thi công ép cọc

Khi kế hoạch của Nhà thầu chưa được Tư vấn chấp thuận thì không được phép tiếnhành thi công Nhà thầu phải cung cấp các bản photo của các tính toán thiết kế để Tư vấnxem xét lại và phê chuẩn

Tư vấn giám sát phải kiểm tra tất cả các kết cấu, thiết bị và phương tiện trước khi đưavào sử dụng Nhà thầu phải cung cấp các dịch vụ duy tu và sửa chữa để duy trì điều kiện

an toàn và sử dụng

Nhà thầu phải cho tạm dừng việc ép cọc và báo cáo cho Tư vấn biết về nguyên nhân

và cách khôi phục trong các tình huống như sau:

- Có sự thay đổi đột ngột về độ lún của các cọc

- Các cọc bị nghiêng hoặc bị độ lún một cách đột ngột

- Đỉnh mũ cọc bị hư hại nghiêm trọng

Khi tiến hành ép cọc, các cọc phải được trụ giữ theo đúng hướng và được giữ đúng vịtrí bằng thanh gông nhằm giữ ổn định cọc trong quá trình ép Thanh dẫn hướng phải có

đủ chiều dài để tận dụng đệm đầu cọc Khi ép cọc có thể không dùng đệm cọc nếu thấykhông cần thiết và phải có văn bản cho phép của TVTK

Phương pháp sử dụng đệm cọc không được gây ra hiện tượng làm vỡ hay phá vỡ bêtông Việc điều chỉnh cọc cho đúng vị trí, nếu Tư vấn thấy lệch quá mức cho phép sẽkhông được tiến hành

Các đầu cọc phải được bảo vệ bằng miếng đệm theo kiến nghị của nhà sản xuất vàđạt yêu cầu của Tư vấn

Các đoạn nối cọc khi được phép phải tuân thủ hồ sơ thiết kế Tất cả các cọc phảiđược ép liên tục, trừ khi được Tư vấn cho phép hay qui định khác

Cọc phải được ngàm vào móng bê tông như được chỉ định trong bản vẽ Sự ngàm sâutrong bệ cọc sẽ phải cắt cọc khoảng 150mm thừa mà không làm hư hại bệ cọc Các cốtthép dọc của cọc phải được ngàm chặt vào kết cấu phía trên chiều dài được chỉ ra trongbản vẽ

b) Kiểm tra chất lượng cọc

Kiểm tra tại bãi đúc cọc gồm các khâu sau đây:

Vật liệu:

Cấp phối cốt liệu cát, đá, xi măng, nước

Đường kính và số lượng cốt thép chịu lực

Trang 18

Đường kính, bước và số lượng cốt đaI.

Lưới tăng cường (nếu có) và mặt bích đầu đoạn cọc

Cường độ các loại thép

Mác bê tông và cường độ kháng ép bê tông

Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ

Kích thước hình học:

Hình dáng và kích thước tiết diện

Độ thẳng góc giữa trục với hai tiết diện đầu đoạn cọc

Độ chụm đều đặn của mũi cọc

Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc

Kiểm tra tại hiện trường trước khi đóng:

Kiểm tra cường độ bê tông

Kiểm tra độ sai lệch cho phép về kích thước cọc (xem bảng)

Kiểm tra phát hiện các vết nứt

Các đoạn cọc trước khi cho đóng phải có đầy đủ chứng chỉ xuất xưởng

Không đóng các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0.2mm

Không đóng các đoạn cọc có cường độ bê tông chưa đủ 100% mác thiết kế

Không đóng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước hình học vượt quá quy định

c) Kiểm tra thiết bị ép cọc

Thiết bị ép cọc phải dùng loại có tính năng phù hợp với loại cọc ép và cấu tạo địachất tại khu vực công trình, bảo đảm việc ép cọc đạt yêu cầu kỹ thuật thiết kế và tiến độyêu cầu của công trình

Thiết bị ép cọc phải có các chứng chỉ: lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quanthẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị

Đối với thiết bị ép cọc bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:

- Lưu lượng bơm dầu

- Áp lực bơm dầu lớn nhất

- Diện tích đáy pittông

- Hành trình hữu hiệu của pittông

- Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ quan cóthẩm quyền cấp

Thiết bị ép cọc được lựa chọn để sử dụng vào công trình phải thoả mãn các yêu cầusau:

- Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất (Pep)max tácđộng lên cọc do thiết kế quy định

- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh hoặc tácdụng đều trên các mặt bên cọc khi ép ôm

Trang 19

- Quá trình ép không gây ra lực ngang tác động vào cọc

- Chuyển động của pittông kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc độ épcọc

- Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo

- Thiết bị ép cọc phải có van giữ được áp lực khi tắt máy

- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành theo đúng các quy định về antoàn lao động khi thi công

Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc.Chỉ nên huy động khoảng 0,7 – 0,8 khả năng tối đa của thiết bị

Chọn máy ép cọc:

- Để đảm bảo cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thoả mãn điềukiện: Pep min > 1.5 P (sức chịu tải của cọc)

- Trọng lượng đối trọng của mỗi bên dàn ép: Pep > Pep min/ 2

- Dùng các khối bêtông có kích thước 1.0 x 1.0 x 2.0 (m) có trọng lượng 5 (T) làmđối trọng

Trước khi ép cọc phải có đầy đủ các thủ tục sau:

Phiếu kiểm định chất lượng giàn ép cọc

Phiếu kiểm định chất lượng thiết bị cẩu lắp

Phiếu kiểm định xác nhận hiệu suất của thiết bị do cơ quan có thẩm quyền cấp

d) Tiến trình ép cọc

Các công việc chuẩn bị cho ép cọc gồm có:

Báo cáo khảo sát địa chất công trình, sơ đồ công trình ngầm, kết quả xuyên phát hiện

dị vật

Mặt bằng bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực thi công

Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc

Kết quả thí nghiệm nén mẫu

Hồ sơ kỹ thuật về thiết bị ép cọc

Văn bản về các chỉ tiêu kỹ thuật của cọc đóng do tư vấn thiết kế đưa ra (bao gồm: sơ

đồ đóng cọc, cao độ mũi cọc, độ chối, tổ hợp đốt cọc)

Kiểm tra sự cân bằng ổn định của thiết bị ép cọc gồm các khâu:

Chuẩn bị mặt bằng, dọn dẹp và san phẳng các chướng ngại vật

Phương nén của thiết bị đóng phải vuông góc với mặt phẳng công tác Độ nghiêngkhông quá 0.5%

Chạy thử máy để kiểm tra tính ổn định và an toàn máy

Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng

Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định vàphẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc

Trang 20

Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.

Chất đối trọng lên khung đế

Cẩu lắp giá ép vào khung đế, định vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng

Quá trình thi công ép cọc:

Bước 1: ép đoạn cọc đầu tiên, cẩu dựng cọc vào giá ép, điều chỉnh mũi cọc vào đúng

vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng

Đầu trên của cọc phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy Nếu máykhông có thanh định hướng thì đáy kích (hoặc đầu pittong) phải có thanh định hướng.Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng

Khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt với mặt bên của cọc thì điều khiển van tăng dần áplực Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn cọc cắm sâu dần vào đất mộtcách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s

Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay

Bước 2: Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế

Khi đã ép đoạn cọc đầu tiên xuống độ sâu thi công thì tiến hành lắp nối và ép cácđoạn cọc còn lại

Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn cọc nối, sửa chữa cho thật phẳng

Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và tiến hành hàn nối các đoạn theo yêu cầu kỹthuật

Tiến hành ép các đoạn cọc tiếp theo Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời giancần thiết tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyểnđộng

Thời điểm đầu đoạn cọc đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.Khi đoạn đoạn cọc chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyênkhông quá 2 cm/s

Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp lớp đất cứng hơn (hoặc gặp dị vậtcục bộ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn (hoặc phảikiểm tra dị vật để xử lý) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép

Trong quá trình ép cọc, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quátrình gia tăng lực ép

Sau khi ép xong cọc đầu tiên, trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để éptiếp các cọc khác

Trang 21

PHẦN IV: BIỆN PHÁP, QUI TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG

sẽ được thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo của Dự án

Khả năng cung cấp vật liệu xây dựng của địa phương là rất ít; Nên vật liệu chủ yếulấy từ các địa phương lân cận vận chuyển tới công trình Các vật liệu chính phục vụ Dự

án bao gồm: cát các loại, đất đắp nền, đá… được vận chuyển từ các địa phương khác tớI

a) Mỏ cát:

Nguồn cát được khai thác trên sông Tiền, Tân Châu, Cao Lãnh, thượng lưu cầu MỹThuận khoảng 2Km Chất lượng cát tại các nguồn này tương đối ổn định và đã đượcdùng cho nhiều công trình ở trong khu vực, vận chuyển bằng đường thủy thuận lợi

Tại khu vực thi công có nhiều địa điểm tập kết bán buôn cát, tiện lợi để cung cấp chocông trình

b) Mỏ đất:

Một số mỏ đất có thể sử dụng cho Dự án bao gồm: mỏ đất ở khu vực Vĩnh Tân, BiênHòa và Nhơn Trạch (Đồng Nai) có trữ lượng lớn, vận chuyển bằng đường thủy đến cácbến bãi gần công trường, sau đó tập kết đến công trường bằng đường bộ

c) Mỏ đá:

Đá xây dựng được lấy từ các mỏ thuộc địa bàn của các tỉnh lân cận như: mỏ đá Hóa

An, Thường Tân (tỉnh Bình Dương), Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) Việc vận chuyển tươngđối dễ dàng

2 Các qui trình kiểm tra chất lượng vật tư

Các vật liệu và sản phẩm bán thành phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảochất lượng và tiến độ thực hiện Do đó nhà thầu sẽ liên hệ ký kết hợp đồng với các nhàcung cấp uy tín đảm bảo sản phẩm có số lượng đầy đủ, chất lượng tốt và đảm bảo tiến độgiao hàng như thời gian đã cam kết

Tất cả các loại vật liệu trước khi cung ứng sẽ được kiểm tra chất lượng theo đúngnhư trong Hợp đồng đảm bảo Tiêu chuẩn kĩ thuật của Dự án và Tiêu chuẩn Việt Nam Tất cả các vật liệu hoặc sản phầm chế tạo sẵn để xây dựng công trình phải được trìnhnộp cho TVGS và cơ quan thẩm quyền phê duyệt với các tiêu chí: Nguồn gốc, xuất xứ,nhà cung cấp, quy cách, đặc tính kỹ thuật, giấy chứng nhận kiểm định chất lượng sảnxuất, tần suất thí nghiệm kiểm tra, cách thức vận chuyển và lưu trữ

Công tác thí nghiệm đánh giá chất lượng vật liệu đầu vào để xây dựng công trình,

Trang 22

phục vụ công tác nghiệm thu phải thỏa mãn các điều kiện trong hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật vàqui trình thi công hiện hành cụ thể:

chiếu

1 Xi măng:

Yêu cầu chung vê phương pháp thử cơ lý

- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

- Đô mịn

- Khối lượng riêng

- Đô dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và

tính ổn định thể tích

- Xác định độ bền uốn và nén của xi măng

- Nhiệt thủy hóa xi măng

1/ mẫu1/ mẫu1/ mẫu1/ mẫuTheo yêu cầu TK

TCVN 4029:85TCVN

4787:2009TCVN4030:2003TCVN 4031:85TCVN 6017:95

TCVN 4032:85TCVN

4070:2005TCVN 3736:82TCVN

6068:2004TCVN 141:2008

2 Bê tông:

- Lấy mẫu hiện trường, đợt đổ >=1 000m3

- Lấy mẫu hiện trường, đợt đổ <=1 000m3

- Lấy mẫu hiện trường móng >=100m3

- Lấy mẫu hiêntrường 100m3>móng>50m3

- Lấy mẫu hiện trường, cột, dầm, bản, vòm

- Lấy mẫu hiện trường, KC đơn chiếc

- Lấy mẫu hiện trường, nền mặt đường

- Lấy mẫu hiện trường, chống thấm

- Kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông

- Độ cứng Vebe

- Khối lượng thể tích của hỗn hợp

- Độ tách nước, tách vữa

- Phân tích thành phần hỗn hợp bê tông

- Hàm lượng bọt khí vữa bê tông

- Khối lượng riêng

TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 4453:95TCVN 3061:93TCVN 3107:93TCVN 3108:93TCVN 3109:93TCVN 3110:93TCVN 3111:93TCVN 3112:93TCVN 3113:93

Trang 23

- Giới hạn bền khi kéo uốn mẫu đầm

- Giới hạn bền kéo uốn dọc trục khi bửa

- Cường độ lăng trụ và modun đàn hồi nén

tĩnh

- Lấy mẫu TN cường độ bằng khoan từ cấu

kiện

- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và

đường kính cốt thép tronh bê tông

1/ thiết kế mẫu1/ thiết kế mẫu1/ thiết kế mẫu1/ thiết kế mẫu1/ mẫu hiện trườngTheo yêu cầu TKTheo yêu cầu TK1/ thiết kế mẫuTheoyêucầu TVGSTheoyêucầu TVGS

TCVN 3114:93TCVN 3115:93TCVN 3116:93TCVN 3117:93TCVN 3118:93TCVN 3119:93TCVN 3120:93TCVN 5726:93TCVN 3105:93TCVN 240:2000

đoạn

TCVN4055:1985

6 Cấu kiện thép hàn

- Vật liệu thép hàn

- Phân tích thành phần hóa học

- Thử các tính chất khác

- Thứ kéo mối hàn kim loại (siêu âm)

- Yêu cầu kiểm tra mối hàn trước khi lắp

- Kéo tĩnh: mối hàn giáp mép

- Kéo tĩnh: mối hàn giáp mép hàn gó, mối

hàn chữ T

- Độ dài va đập kim loại mối hàn giáp mép

và khu vự lân cận mối hàn theo đường nóng

chảy

- Uỗn tĩnh mối hàn giáp mép

Bảng 2Theoyêucầu Bảng2Theoyêucầu Bảng2Theoyêucầu Bảng2Theoyêucầu Bảng3

TCXD 170:1989TCXD 170:1989TCXD 170:1989

Trang 24

- Kiểm tra chất lượng hàn ống

- Mối hàn Phương pháp thử uốn

% mối hàn

% mối hàn

% mối hàn1/lô hàng/cấu kiện

TCVN 4394:86TCVN 4395:86TCVN 5402:91TCVN 5401:91

7 Vữa xây dựng

- Các tính chất cơ lý

- Độ dính bám trên nền

- Độ chảy, độ xèo của vữa tự chảy không co

- Độ co, nở tách nước của vữa tự chảy

không co

1/ mác vữa TK1/ mác vữa TK1/ mác vữa TK1/ mác vữa TK

TCVN3121:2003TCVN 236:99ASTM C939ASTM C940

8 Cát xây dựng

- Phương thức lấy mẫu

- Xác định thành phần khoán vật

- Khối lượng riêng của cát

- Khối lượng thể tích và độ xốp của cát

- Độ ẩm của cát

- Thành phần hạt và modun độ lớn của cát

- Hàm lượng chung bụi sét của cát

- Hàm lượng sét của cát

- Tạp chất hữu cơ của cát

- Hàm lượng Sunfat, sunfit

- Hàm lượng mi ca của cát

1 mẫu (40kg)/500T(350m3)

1 / nguồn cung cấp

TCVN 337:86TCVN 338:86TCVN 339:86TCVN 340:86TCVN 341:86TCVN 342:86TCVN 343:86TCVN 344:86TCVN 345:86TCVN 346:86TCVN 4376:86

1 /mẫu

1 /mẫu

TCVN 1772:87TCVN 6211:97

10 Phụ gia bê tông

- Phụ gia hóa học cho bê tông

ASTM C494-92

Ngày đăng: 04/10/2016, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w