1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thực trạng và giải pháp vấn đề tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam

22 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 84,57 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1. Mục tiêu chính 1 2.2. Mục tiêu phụ 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Phạm vi không gian 2 3.2. Phạm vi thời gian 2 3.3. Phạm vi nội dung 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1. Cở sở lý luận của đề tài 3 1.1.1.Tiền lương 3 1.1.2.Tiền công 3 1.1.3.Tiền lương danh nghĩa 3 1.1.4.Tiền lương thực tế 3 1.1.5.Chức năng của tiền lương 3 1.1.6.Tiền lương tối thiểu 3 1.1.7.Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu 3 1.1.8.Tiền lương tối thiểu vùng 4 1.1.9.Nhu cầu tối thiểu 4 1.1.10.Mức sống tối thiểu 4 1.1.11.Vai trò của tiền lương tối thiểu 4 1.1.12.Đặc trưng của tiền lương tối thiểu 4 1.1.13.Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu 5 1.1.14.Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu 5 1.1.15.Ý nghĩa của tiền lương 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6 2.1. Tổng quan tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam 6 2.2. Tình hình các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 6 2.3. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam hiện nay 6 2.3.1.Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2011 6 2.3.2.Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2012 8 2.3.3.Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2013 9 2.3.4.Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2014 10 2.3.5.Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2015 11 2.3.6.Tổng hợp sự thay đổi tiền lương tối thiểu giai đoạn 2011 – 2015 12 2.3.7.Tác động đến doanh nghiệp khi điều chỉnh lương tối thiểu 12 2.3.8.Tác động đối với nền kinh tế 13 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 14 3.1.Đối với nhà nước 14 3.2.Đối với doanh nghiệp 14 3.3.Đối với người lao động 15 PHẦN KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHỤ LỤC 18 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới không ngừng đổi thay, đất nước ta cũng có nhiều thay đổi. Xu thế của thế giới là hội nhập toàn cầu. Hòa chung xu thế ấy, Việt Nam cũng đang dần thay đổi, tạo điều kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu. Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nền kinh tế những năm qua không ngừng tăng trưởng, vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với thế giới. Xu thế hội nhập đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển, nhung bên cạnh những thuận lợi đó cũng không tránh khỏi những khó khan mà chúng ta gặp phả. So với thế giới, thu nhập là rất thấp. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động. Đó là điều bất lợi với nền kinh tế, kìm hãm rất nhiều sự phát triển kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn. Gây khó khan không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong nước. Mức thu nhập cũng là một nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trước tình hình ấy, để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nước và tình hình chung của thế giới, Đảng và Nhà nước đã không ngừng thay đổi và ban hành các quy định về tiền lương tối thiểu. Có thể nói, tiền lương tối thiểu là một trong những vấn đề quan trọng được các ngành, các cấp, các đoàn thể, người lao động và người sử dụng lao động trong cả nước quan tâm. Một chính sách tiền lương tối thiểu hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cũng như tiến trình hội nhập. Mỗi khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu, một trong những vấn đề làm đau đầu những nhà chức trách là làm sao để các doanh nghiệp có thể đủ khả năng chi trả cho người lao động khi tăng lương tối thiểu trong bối cảnh xã hội hiện tại. Nếu tăng lương tối thiểu vùng quá cao khiến các doanh nghiệp không đủ khả năng để chi trả thì sẽ dẫn đến các doanh nghiệp bị phá sản. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của đất nước.Là sinh viên ngành Quản trị Nhân lực, tôi nhận thức rất rõ về tính cấp thiết của vấn đề này. Trên nền tảng những kiến thức đã học tại trường kết hợp với sự tìm tòi nghiên cứu thời gian qua. Nay tôi chọn đề tài: “Sự tác động của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu bên vấn đề tiền lương tối thiểu vùng của Việt Nam hiện nay. Tôi mong bài tiểu luận này của tôi phần nào giải quyết được vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội thời gian qua. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chính Tìm hiểu Sự tác động của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Mục tiêu phụ Phân tích thực trạng của tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam hiện nay. Phân tích sự tác động của sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đề ra khuyến nghị cho Nhà nước về vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Đề ra khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp ứng phó trước vấn đề tăng lương tối thiểu. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi không gian Các doanh nghiệp ở Việt Nam. Người lao động ở Việt Nam 3.2. Phạm vi thời gian Sử dụng số liệu năm 2010 2015 Đề tài được thực hiện từ ngày 10122015 – 22122015. 3.3. Phạm vi nội dung Sự tác động của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Thống kê so sánh. Phân tích hệ thống. Điều tra thu thập số liệu. Phân tích tư liệu có sẵn. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cở sở lý luận của đề tài 1.1.1. Tiền lương Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường 1.1.2. Tiềncông Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường theo giờ), trong những hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động. 1.1.3. Tiền lương danh nghĩa Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp. 1.1.4. Tiền lương thực tế Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. 1.1.5. Chức năng của tiền lương Chức năng thước đo giá trị sức lao động. Chức năng tái sản xuất sức lao động. Chức năng kích thích. Chức năng bảo hiểm, tích lũy. Chức năng xã hội. 1.1.6. Tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu là số lượng tiền mà Nhà nước quy định để trả công cho lao động giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện lao động bình thường. Tiền lương tối thiểu được trả theo tháng hoặc theo ngày. Tiền lương tối thiểu phải phản ánh mức sống tối thiểu trong từng thời kỳ nhất định. 1.1.7. Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu Do một số doanh nghiệp bóc lột sức lao động, ép lương người lao động, trả lương quá thấp so với sức lao động mà người lao động bỏ ra.Việc trả lương giá rẻ được doanh nghiệp xem như là một yếu tố để cạnh tranh. Thậm chí có doanh nghiệp đề nghị không tăng lương tối thiểu để... không đánh mất lợi thế cạnh tranh Thực chất doanh nghiệp không muốn tăng lương tối thiểu để có cơ sở “siết” tối đa các quyền lợi của người lao động. Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người lao động, đồng thời bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động. Để ngăn chặn việc ăn chặn thuế từ công ty vì lương tối thiểu là lưới an toàn chung cho NLĐ, là cơ sở để tính mức đóng BHXH. 1.1.8. Tiền lương tối thiểu vùng Tiền lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ nhất định, căn cứ trên cơ sở mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu tố lao động đặc thù của vùng lãnh thổ đó. Mức lương tối thiểu vùng là mức lương người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo từng địa danh nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc các loại hình doanh nghiệp có sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường. 1.1.9. Nhu cầu tối thiểu Nhu cầu tối thiểu là nhu cầu thiết yếu, cơ bản tối thiểu về các ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, đồ dung, hưởng thụ văn hóa, giao tiếp xã hội, bảo hiểm và nuôi con nhằm duy trì cuộc sống và làm việc. 1.1.10. Mức sống tối thiểu Mức sống tối thiểu là mức độ thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu, trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể đó là mức sống chỉ đủ đảm bảo cho con người có một than thể khỏe mạnh và một nhu cầu văn hóa tối thiểu, dưới mức sống đó con người không đảm bảo nhân cách cá nhân. 1.1.11. Vai trò của tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ lao động, Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu như là một sự đảm bảo về mặt pháp lý đối với người lao động Tiền lương tối thiểu còn là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng cơ sở kinh tế. Tiền lương tối thiểu loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm công ăn lương trước sức ép của thị trường Tiền lương tối thiểu bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế khác. Tiền lương tối thiểu đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương đương, tiền lương tối thiểu ở một mức độ nào đó là sự điều hoà trong các nhóm người lao động mà ở đó thường không được tính đúng mức. Tiền lương tối thiểu là cơ sở tính các mức lương tiếp theo trong thang, bảng lương. Vì thế, ở những công việc tương đương người lao động sẽ được trả mức lương tương đương. Tiền lương tối thiểu phòng ngừa xung đột, tranh chấp lao động. Sự xác định thoả đáng các mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân gây nên xung đột giữa chủ và thợ để thúc đẩy kinh tế phát triển. 1.1.12. Đặc trưng của tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề; Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhất, không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng, thần kinh, cơ bắp; Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với môi trường và điều kiện lao động bình thường, không có tác động xấu của các yếu tố điều kiện lao động; Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với nhu cầu tiêu dung ở mức tối thiểu; Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với giá cả các tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình của đất nước (vùng, ngành). 1.1.13. Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu GDP bình quân đầu người của địa phương đó so với toàn quốc. Tỉ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ gia đình của từng địa phương. Tiền lương bình quân của các loại hình doanh nghiệp địa phương so với toàn quốc. Tỉ lệ lao động làm công ăn lương. Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp. Chỉ số giá so sánh. Mức tiêu dung các loại hang hóa bình quân đầu người của từng địa phương. 1.1.14. Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu Dựa vào nhu cầu lao động và gia đình của họ. Mức lương trung bình đạt được. Mức lương thực tế của lao động không có trình độ tay nghề. Khả năng của nền kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm thế giới 1.1.15. Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế. Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải chú ý đến quyền lợi của người lao động. Do đó làm sao và làm cách nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Đó là vấn đề nan giải của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không những có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động mà còn có ý nghĩa giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất tức là hợp lý hoá chi phí giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi. Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tiền lương của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho những kì doanh thu tiếp theo. Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý công bằng chính xác. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tổng quan tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinh tế chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào, tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền lương cũng có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, các khu công nghiệp, các ngành nghề ngày càng thu hút nhiều lao động. Do đó, chính sách tiền lương đang được mọi người quan tâm tích cực. Cùng với việc thay đổi các chính sách kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Nhà Nước ta cũng có các thay đổi về chính sách tiền lương phù hợp với từng thời kì, phù hợp với các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên các nhu cầu tối thiểu của người lao động, nó cũng là một trong những công cụ bảo vệ người lao động. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tính toán mức lương tối thiểu cũng phải dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của nước mình. Tiền lương tối thiểu cao hay thấp đều gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa về lao động. Với giá cả các mặt hàng hóa ngày càng gia tăng, liệu mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay có đáp ứng được nhu cầu của người lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền lương này ảnh hưởngtới thị trường, người lao động, doanh nghiệp, cung cầu lao động tại Việt Nam. Chính vì vậy, sự cần thiết của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục để có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinh tế đặc biệt quan trọng này. 2.2. Tình hình các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Có thể thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong một giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế đến áp lực lớn từ các hiệp định thương mại tự do và từ hàng ngoại giá rẻ cho đến biến động tỷ giá đang diễn ra cùng các loại rào cản, nợ ngân hàng, gồng gánh thuế, …Với sự điều chỉnh liên tục của tiền lương tối thiểu chung dẫn đến sự tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có sự chung tay giúp sức của Nhà nước thì các doanh nghiệp mới có thể tồn tại được 2.3. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam hiện nay 2.3.1. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2011 Vùng Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Mức áp dụng năm 2010 (đồngtháng) Mức áp dụng năm 2011 (đồngtháng) Mức áp dụng năm 2010 (đồngtháng) Mức áp dụng năm 2011 (đồngtháng) I 980.000 1.350.000 1.340.000 1.550.000 II 880.000 1.200.000 1.190.000 1.350.000 III 810.000 1.050.000 1.040.000 1.170.000 IV 730.000 830.000 1.000.000 1.100.000 Bảng 1: Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2011 (Nguồn:https:vi.wikipedia.orgwikiL%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_NamN.C4.83m_2011 ) Ta thấy, tỷ lệ tăng lương tối thiểu của năm 2011 tăng gần 38% so với mức lương tối thiểu năm 2010 ở vùng 1, 36% ở vùng 2, gần 30% ở vùng 3, gần 14% ở vùng 4. Dựa vào phần trăm tăng giảm có thể thấy rằng mức sống và mức độ lạm phát của 3 vùng 1, 2 và 3 là khá cao so với vùng 4. Vì thế, tỷ lệ tăng lương tối thiểu của 3 vùng năm 2011 so với năm 2010 là cao. Còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu có tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao so với tỷ lệ tăng lương tối thiểu của doanh nghiệp trong nước. Với sự điều chỉnh mức lương tối thiểu này ảnh hưởng rất nhiều đến quỹ lương của các doanh nghiệp trong nước, đặc biết là 3 vùng 1, 2 và 3. Còn vùng 4 có tăng nhưng tỷ lệ tăng chỉ với 14% nên ảnh hưởng không nhiều đến các doanh nghiệp ở vùng này. Ngoài tác động đến quỹ lương của doanh nghiệp, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu có tác động không nhỏ đến cung – cầu thị trường lao động trên cả nước, giúp doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho tổ chức của mình. Theo Tổng cục thống kê thì lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (Năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 2,88%; 4,29%; 2,30%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%). Nhìn vào các con số ở trên cho ta thấy thị trường lao động của Việt Nam lúc này đang có những xu hướng tích cực hơn. Nguồn nhân lực dồi dào hơn dành cho các doanh nghiệp 2.3.2. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2012 Vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2011 Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2012 Tỷ lệ so với năm 2011 I 1.350.000 đồngtháng 2.000.000 đồngtháng 48% II 1.200.000 đồngtháng 1.780.000 đồngtháng 48% III 1.050.000 đồngtháng 1.550.000 đồngtháng 48% IV 830.000 đồngtháng 1.400.000 đồngtháng 69% Bảng 2: Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2012 (Nguồn:https:vi.wikipedia.orgwikiL%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_NamN.C4.83m_2012 ) Đối với các doanh nghiệp trong nước: Ta thấy, tỷ lệ tăng lương tối thiểu của năm 2012 tăng gần 48% so với mức lương tối thiểu năm 2011 ở vùng 1, vùng 2, vùng 3và tăng gần 69% vùng 4. Nếu tỷ lệ tăng lương tối thiểu của năm 2011 so với năm 2010 ở vùng 4 chỉ gần 14% thì ở lần này tỷ lệ tăng lương năm 2012 so với năm 2011 là cao hơn nhiều với 69%. Điều này cho thấy chính sách của Nhà nước đã chú trọng hơn đến người lao động ở vùng 4. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Năm 2012 là năm mà Nhà nước ta có sự thay đổi về chính sách lương tối thiểu. Sự thay đổi đó nằm ở chỗ lương tối thiểu của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được thống nhất một mức lương chung.Nguyên nhân của chính sách này là: Một là, Để đảm bảo cân bằng trong nền kinh tế, tạo ra một thị trường lao động lành mạnh, không có phân cách giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước như trước đây. Hai là,Nước ta gia nhập WTO vì vậy cần có những chính sách phù hợp với các điều khoản của WTO. Việc quy định lương tối thiểu khác nhau tức là gây khó cho nước ngoài thâm nhập và đầu tư trong nước như vậy vi phạm điều khoản trong WTO. Ba là,Việc quy định chung giúp dễ dàng thống nhất trong thống kê tính toán, giảm thiểu sự phức tạp. Bốn là,Theo quy luật mức tăng lương giữa hai khu vực thì mức lương hai khu vực ngày càng gần tới mức bằng nhau. Vì vậy, đây là cơ sở để quy định chung mức lương tối thiểu. Với sự điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp Nhà nước tăng lên với tỷ lệ cao so với năm 2011 để cân bằng với mức lương tối thiểu đối với doanh nghiệp có với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho các doanh nghiệp trong nước bấy giờ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về vấn đề chi trả lương cho người lao động. Không những gánh nặng về vấn đề trả lương mà các doanh nghiệp còn gánh nặng về vấn đề đóng các loại bảo hiểm cho Nhà nước. Trong thời điểm này có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ vững và đã tuyên bố phá sản. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào trụ vững được thì cũng dần dần vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển. Theo Tổng cục thống kê thì lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,95 triệu người, tăng 0,87%, trong đó nam chiếm 53,3%; nữ chiếm 46,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh. 2.3.3. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2013 Vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2012 Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2013 Tỷ lệ so với năm 2012 I 2.000.000 đồngtháng 2.350.000 đồngtháng 17% II 1.780.000 đồngtháng 2.100.000 đồngtháng 21% III 1.550.000 đồngtháng 1.800.000 đồngtháng 16% IV 1.400.000 đồngtháng 1.650.000 đồngtháng 18% Bảng 3: Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2013 (Nguồn:https:vi.wikipedia.orgwikiL%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_NamN.C4.83m_2013 ) Ta thấy, tỷ lệ tăng lương tối thiểu của năm 2013 so với 2012 khoảng hơn 17% vùng 1, gần 21% vùng 2, 16% vùng 3 và gần 18% vùng 4. Theo Tổng cục thống kê thì trong 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng lao động tăng 1,91% so với năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ 1,71% cùng kỳ năm 2012 lên mức 2,01%. Điều này cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã phá sản khi không đủ quỹ lương trả cho người lao động. Đây là một điều đáng lưu ý cho nền kinh tế của nước ta. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nói: Tình trạng các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm công suất, hoạt động cầm chừng vẫn kéo dài đến nay. Tổng số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động là 60.438 doanh nghiệp, cao gần bằng với khoảng 64.906 doanh nghiệp là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại vào trong 8 tháng đầu năm 2013. Các doanh nghiệp hiện đang hoạt động vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính trong quí 22013, số doanh nghiệp kê khai lỗ chiếm gần 66% tổng số doanh nghiệp nộp tờ khai với tổng số lỗ tăng 7,5% so với quí 12013 và tăng 11,9% so với bình quân quí của năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm có đến 79% doanh nghiệp kê khai thuế GTGT nhưng không phát sinh thuế phải nộp. Trích dẫn số lao động đăng ký thất nghiệp lên tới gần 283.000 người trong 7 tháng đầu năm nay, gần tương đương với 295.000 người cùng kỳ năm ngoái, ông Giàu nói: Có một số doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn mặc dù đã cầm cự được trong mấy năm vừa qua, nhưng đến nay vẫn phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản sẽ tác động tiêu cực hơn tới vấn đề lao động, việc làm và thu ngân sách nhà nước. 2.3.4. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2014 Vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2013 Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2014 Tỷ lệ so với năm 2013 I 2.350.000 đồngtháng 2.700.000 đồngtháng 15% II 2.100.000 đồngtháng 2.400.000 đồngtháng 14% III 1.800.000 đồngtháng 2.100.000 đồngtháng 17% IV 1.650.000 đồngtháng 1.900.000 đồngtháng 15% Bảng 4: Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2014 (Nguồn:https:vi.wikipedia.orgwikiL%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_NamN.C4.83m_2014 ) Ta thấy, sự điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2014 tăng không quá cao so với năm 2013. Nhìn vào sự tăng giảm đôi khi ta sẽ nghĩ sẽ không tác động nhiều đến các doanh nghiệp nhưng thật sự trong năm 2014 với tốc độ tăng trưởng chậm nên sự điều chỉnh lương tối thiểu này cũng tác động đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với sự điều chỉnh này đã làm thay đổi lực lượng lao động của nước ta trong năm 2014. Theo Tổng cục thống kê, lực lượng lao động quý I năm 2014 là 53.6 triệu người, giảm 118 nghìn người so với quý IV năm 2013. Tuy nhiên, tăng 592 nghìn người so với quý I năm 2013. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,4 triệu người (chiếm 88,4% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên), giảm 61,5 nghìn người (0,1%) so với quý IV năm 2013 và tăng 260 nghìn người (0,6%) so với quý I năm 2013; lao động trên độ tuổi lao động tăng 332 nghìn người (5,6%) so với quý I năm 2013, ở mức 6,2 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên quý I năm 2014 không thay đổi so với quý quý IV năm 2014 nhưng tăng nhẹ so với quý I năm 2013, từ 77,3% lên 77,5%. Quý I năm 2014, cả nước có 1.045,5 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với quý IV năm 2013, tuy nhiên đã giảm 22,2 nghìn người so với quý I năm 2013. Trong số người thất nghiệp, có là 493,0 nghìn người là nữ (chiếm 47,2%), 546,7 nghìn người ở thành thị (chiếm 52,3%). Về tỷ lệ, Quý I năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,21%, tăng so với quý IV năm 2013 (1,9%), tuy nhiên giảm nhẹ so với quý I năm 2013 (2,27%). Tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,25%, cao hơn năm (2,17%). Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn (1,53%). 2.3.5. Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2015 Vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2014 Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2015 Tỷ lệ so với năm 2014 I 2.700.000 đồngtháng 3.100.000 đồngtháng 15% II 2.400.000 đồngtháng 2.750.000 đồngtháng 15% III 2.100.000 đồngtháng 2.400.000 đồngtháng 14% IV 1.900.000 đồngtháng 2.150.000 đồngtháng 13% Bảng 5: Thực trạng của vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam năm 2015 (Nguồn:https:vi.wikipedia.orgwikiL%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_NamN.C4.83m_2015 ) Theo Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, ông đã nhận một số lời phàn nàn của doanh nghiệp về vấn đề tăng lương tối thiểu này. Các doanh nghiệp cũng thừa nhận việc tăng lương tối thiểu là cần thiết. Song trong bối cảnh này thì doanh nghiệp buộc phải tăng quỹ lương, đồng nghĩa tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Tăng lương thì giá thành sản xuất cũng phải tăng theo. Ðiều này khiến doanh nghiệp lo ngại sẽ giảm tính cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Tương tự, doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa cũng phải tăng giá bán vì giá thành tăng, khiến sức mua của thị trường ít nhiều đi xuống. Ngoài ra, tình trạng nợ đọng thuế, nợ bảo hiểm xã hội khả năng còn tiếp diễn và tình trạng thất nghiệp cũng là tình huống có thể xảy ra. Với một doanh nghiệp có gần 1.000 công nhân với mức lương hợp đồng khoảng 3,3 triệu đồng, thu nhập trung bình khoảng 45 triệu đồngtháng. Mặc dù quy định lương tối thiểu là để doanh nghiệp không trả lương cho người lao động dưới mức này, nhưng thực tế công nhân thấy Nhà nước điều chỉnh tăng bao nhiêu là yêu cầu doanh nghiệp tăng bấy nhiêu. Do đó, nếu tăng lương tối thiểu lên 3,4 triệu đồng, công ty sẽ phải tăng đồng loạt các bậc lương thêm 700.000 đồngtháng, mức lương hợp đồng theo đó sẽ tăng lên 4 triệu đồng. So với các doanh nghiệp lớn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã bất lợi trong lương thưởng để thu hút công nhân. Khi các doanh nghiệp lớn tăng lương theo đợt điều chỉnh lương tối thiểu thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải chạy theo. Ðiều này đồng nghĩa chi phí bù đắp tăng cao, doanh nghiệp chật vật xoay sở, chắc chắn lợi nhuận sẽ giảm sút. Thậm chí có doanh nghiệp đang lo sợ, nếu điều chỉnh tăng lương ngay lên mức 3,4 triệu đồng thì doanh nghiệp họ chỉ có thể gắng gượng trong vòng vài tháng và có nguy cơ phải đóng cửa. Thực tế cho thấy cả doanh nghiệp và người lao động đều có những lo lắng căn bản về mỗi lần có điều chỉnh tăng lương. Với sự điều chỉnh này đã làm thay đổi lực lượng lao động của nước ta trong năm 2015. Theo Tổng cục thống kê, so với cùng kỳ quý 1 năm 2014, lực lượng lao động tăng nhẹ, khoảng 63 nghìn người (hay 0,12%) và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động gần như không có sự khác biệt, 77,4% so với 77,5%. Số lao động có việc làm giảm không đáng kể, chỉ khoảng 99 nghìn người (hay 0,19%), với sự sụt giảm về tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm theo giờ giảm từ 2,78% xuống 2.43%. Tỷ lệ thất nghiệp độ tuổi tăng nhẹ, từ 2,21% tới 2,43% và tỷ lệ thất nghiệp thanh niên vẫn giữ nguyên ở mức 6,6%. 2.3.6. Tổng hợp sự thay đổi tiền lương tối thiểu giai đoạn 2011 – 2015 Biểu đồ 1: Sự thay đổi tiền lương tối thiểu giai đoạn 2011 – 2015 (Nguồn:https:vi.wikipedia.orgwikiL%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam ) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức thay đổi tiền lương tối thiểu vùng trong 5 năm là rất lớn. Vùng 1 tăng gần 130%, vùng 2 và 3 tăng 129% và vùng 4 tăng 159% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ mức độ lạm phát của nước ta rất cao. Với mức độ tăng lương như thế này ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài việc trả lương cho người lao động, doanh nghiệp còn phải đóng các khoản phí bảo hiểm và các khoản chế độ khác cao hơn rất nhiều. Việc tăng lương là áp lực lớn về tài chính trong sản xuất và sử dụng lao động cua doanh nghiệp. 2.3.7. Tác động đến doanh nghiệp khi điều chỉnh lương tối thiểu Người lao động sẽ yên tâm hơn khi có được thu nhập ổn định và khả năng nhảy việc sẽ ít đi rất nhiều. Như vậy, sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong việc đào tạo lại nhân công lành nghề. Trong khu vực doanh nghiệp, bước đầu đã quy định mức lương tối thiểu phù hợp tính chất và khả năng của từng loại doanh nghiệp. Trong đó, đối với công ty Nhà nước, hình thành cơ chế áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương theo cơ chế thị trường, gắn tăng tiền lương với tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hình thành được mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho người lao động và phù hợp với chênh lệch giá cả sinh hoạt, chi tiêu, mức sống dân cư giữa các vùng. Tăng lương tối thiểu làm biến phí của doanh nghiệp tăng, như vậy sẽ gây thêm khó khăn trong công tác dự báo và hoạch định chiến lược phát triển sản xuất, vốn sử dụng nhiều lao động và phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng. Khi lương tối thiểu tăng dẫn đến việc gia tăng chi phí, như vậy khi lượng đơn đặt hàng tăng thay vì thuê thêm nhân công thì doanh nghiệp có xu hướng tăng ca để bảo đảm sản xuất, ổn định mức giá để giữ được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, đình công ở một số khu công nghiệp một phần cũng từ nguyên nhân này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sản xuất. Đặc biệt, ngành dệt may vốn có lợi thế về nhân công giá rẻ, tăng lương tối thiểu có thể làm mất đi thế cạnh tranh vốn có. Như vậy, sẽ giảm đi sự hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng lương tối thiểu, do đó khi tăng lương tối thiểu đã làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp gia công như dệt may, da giày, thủy sản… chi phí có thể tăng cao hơn, gây nhiều sức ép lớn cho doanh nghiệp. Lương tối thiểu tăng đồng nghĩa với chi phí bảo hiểm của người lao động tăng. Hơn nữa, trước đây doanh nghiệp luôn có một khoản tiền thưởng vào cuối năm nhưng khi tiền lương tối thiểu tăng thì doanh nghiệp sẽ dùng khoản tiền bù đắp cho khoản chi phí tăng thêm. Như vậy quỹ thưởng của doanh nghiệp bị giảm đi sẽ làm mất đi sự khuyến khích đối với người lao động. Tăng lạm phát, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng chi phí lao động, sự giảm cầu về lao động và gia tăng thất nghiệp đối với những người lao động có thu nhập thấp. 2.3.8. Tác động đối với nền kinh tế Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu liên tục và ở mức cao, gắn với các khoản trích nộp theo lương cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm nguồn thu trực tiếp từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tác động gián tiếp là các doanh nghiệp trong nước không có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất tạo việc làm, tuyển dụng lao động để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, quản lý... sẽ dần lấn át các doanh nghiệp trong nước và tận dụng những lợi thế mà các hiệp định tự do thương mại mang lại. Doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 3.1. Đối với nhà nước Một là, xây dựng kế hoạch và cơ chế để tăng lương tối thiểu dựa trên mức độ tăng trưởng kinh tế xã hội. Tăng lương tối thiểu phải dựa trên khả năng chi trả của doanh nghiệp. Hai là, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tiền lương tối thiểu trong ký kết thỏa ước tập thể. Ba là, xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương nhất là tiền lương tối thiểu ở doanh nghiệp và ngành, thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động để có mức lương phù hợp với mong muốn của hai bên. Bốn là, phối hợp ở mỗi địa phương để bình ổn thị trường, kiểm soát giá: phải giữ được giá cả ổn định, giải quyết khó khăn nhà ở, nhà trẻ cho con của công nhân, đưa hàng bình ổn giá đến với người lao động, làm sao để người lao động các khu tập trung được hưởng tiền điện không phải lũy kế Năm là, tăng cường cải cách tiền lương phù hợp vơi sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của thị trường lao động nhằm đảm bảo sự vận động khách quan của tiền lương tối thiểu. Sáu là, có chính sách hỗ trợ với những ngành được coi là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tiền lương tối thiểu tăng, hỗ trợ kinh phí xúc tiến và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bảy là, Nhà nước cần chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng tiền lương tối thiểu trong thực tiễn như: phổ biến pháp luật, khuyến khích ký thỏa ước lao động tập thể, phổ biến ký kết hợp đồng lao động cá nhân, xác lập cơ chế hòa giải, nâng cao vai trò cua thanh tra lao động trong kiểm tra, giám sát thực hiện tiền lương tối thiểu. 3.2. Đối với doanh nghiệp Một là, tăng năng suất lao động và giảm chi phí kinh doanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Cần có những tính toán chi tiết, nâng cao chất lượng, trình độ lao động Hai là, để hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp tìm cách đối phó với việc tăng lương tối thiểu thì công đoàn các cấp tổ chức tăng cường giám sát việc điều chỉnh lương cũng như các khoản phụ cấp, trợ cấp của doanh nghiệp. Ba là, Đảm bảo không xảy ra tình trạng doanh nghiệp hạ bậc lương đang hưởng của người lao động, cắt giảm các trợ cấp, phí cấp, tiền thưởng…Đối với các doanh nghiệp đông công nhân thường hay xảy ra tranh chấp lao động thì cử cán bộ nắm tình hình hướng dẫn cho công đoàn cơ sở trong quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho phù hợp, không để xảy ra tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể. Bốn là, có những chính sách và bước đi hợp lý, dự trù kinh phí, biến phí, cân đối nguồn thu để ổn định hoạt động của doanh nghiệp, tránh dẫn đến thua lỗ và phá sản. PHỤ LỤC DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2015 Vùng Bao gồm I Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng; Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. II Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội; Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng; Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh; Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ; Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai; Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định; Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình; Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng; Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa; Các Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận; Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh; Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai; Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương; Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước; Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An; Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang; Các quận thuộc thành phố Cần Thơ; Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang; Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. III Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II); Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ; Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh; Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang; Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai; Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên; Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên; Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định; Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam; Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình; Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa; Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh; Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam; Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi; Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên; Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận; Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa; Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum; Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng; Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận; Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước; Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh; Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai; Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An; Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang; Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre; Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long; Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ; Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang; Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang; Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang; Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau. IV Địa bàn còn lại

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Thế giới không ngừng đổi thay, đất nước ta có nhiều thay đổi Xu thế giới hội nhập toàn cầu Hòa chung xu ấy, Việt Nam dần thay đổi, tạo điều kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu Thời hội nhập tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước Nền kinh tế năm qua không ngừng tăng trưởng, vượt tiêu đề Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật đất nước không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với giới Xu hội nhập tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển, nhung bên cạnh thuận lợi không tránh khỏi khó khan mà gặp phả So với giới, thu nhập thấp Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát tồn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sống người lao động Đó điều bất lợi với kinh tế, kìm hãm nhiều phát triển kinh tế đất nước Thêm vào đó, công ty nước đầu tư vào Việt Nam ngày nhiều Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa sách tiền lương hấp dẫn Gây khó khan không nhỏ cho sách lao động doanh nghiệp nước Mức thu nhập nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám năm vừa qua, vấn đề đau đầu với Đảng Nhà nước Việt Nam Trước tình hình ấy, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước tình hình chung giới, Đảng Nhà nước không ngừng thay đổi ban hành quy định tiền lương tối thiểu Có thể nói, tiền lương tối thiểu vấn đề quan trọng ngành, cấp, đoàn thể, người lao động người sử dụng lao động nước quan tâm Một sách tiền lương tối thiểu hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước, tiến trình hội nhập Mỗi điều chỉnh tiền lương tối thiểu, vấn đề làm đau đầu nhà chức trách để doanh nghiệp đủ khả chi trả cho người lao động tăng lương tối thiểu bối cảnh xã hội Nếu tăng lương tối thiểu vùng cao khiến doanh nghiệp không đủ khả để chi trả dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản Điều làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế đất nước Là sinh viên ngành Quản trị Nhân lực, nhận thức rõ tính cấp thiết vấn đề Trên tảng kiến thức học trường kết hợp với tìm tòi nghiên cứu thời gian qua Nay chọn đề tài: “Sự tác động vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến doanh nghiệp Việt Nam nay” Với mong muốn tìm hiểu nghiên cứu sâu bên vấn đề tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam Tôi mong tiểu luận phần giải vấn đề gây nhức nhối xã hội thời gian qua Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Tìm hiểu Sự tác động vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến doanh nghiệp Việt Nam 2.2 Mục tiêu phụ Phân tích thực trạng tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam Phân tích tác động điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến doanh nghiệp Việt Nam Đề khuyến nghị cho Nhà nước vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Đề khuyến nghị nhằm giúp doanh nghiệp ứng phó trước vấn đề tăng lương tối thiểu Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi không gian Các doanh nghiệp Việt Nam Người lao động Việt Nam 3.2 Phạm vi thời gian Sử dụng số liệu năm 2010 - 2015 Đề tài thực từ ngày 10/12/2015 – 22/12/2015 3.3 Phạm vi nội dung Sự tác động vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến doanh nghiệp Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Thống kê so sánh Phân tích hệ thống Điều tra thu thập số liệu Phân tích tư liệu có sẵn PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cở sở lý luận đề tài 1.1.1 Tiền lương Tiền lương giá sức lao động hình thành qua thỏa thuận người sử dụng sức lao động người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động kinh tế thị trường 1.1.2 Tiền công Tiền công số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực khối lượng công việc, trả cho thời gian làm việc (thường theo giờ), hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định pháp luật lao động pháp luật dân thuê mướn lao động 1.1.3 Tiền lương danh nghĩa Tiền lương danh nghĩa số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng chất lượng lao động mà họ đóng góp 1.1.4 Tiền lương thực tế Tiền lương thực tế số lượng tư liệu sinh hoạt dịch vụ mà người lao động trao đổi tiền lương danh nghĩa sau đóng khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định 1.1.5 Chức tiền lương Chức thước đo giá trị sức lao động Chức tái sản xuất sức lao động Chức kích thích Chức bảo hiểm, tích lũy Chức xã hội 1.1.6 Tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu số lượng tiền mà Nhà nước quy định để trả công cho lao động giản đơn xã hội điều kiện lao động bình thường Tiền lương tối thiểu trả theo tháng theo ngày Tiền lương tối thiểu phải phản ánh mức sống tối thiểu thời kỳ định 1.1.7 Nguyên nhân đặt mức lương tối thiểu Do số doanh nghiệp bóc lột sức lao động, ép lương người lao động, trả lương thấp so với sức lao động mà người lao động bỏ ra.Việc trả lương giá rẻ doanh nghiệp xem yếu tố để cạnh tranh Thậm chí có doanh nghiệp đề nghị không tăng lương tối thiểu để không đánh lợi cạnh tranh! Thực chất doanh nghiệp không muốn tăng lương tối thiểu để có sở “siết” tối đa quyền lợi người lao động Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người lao động, đồng thời bảo vệ quyền làm việc, lợi ích quyền khác người lao động Để ngăn chặn việc ăn chặn thuế từ công ty lương tối thiểu lưới an toàn chung cho NLĐ, sở để tính mức đóng BHXH Tiền lương tối thiểu vùng Tiền lương tối thiểu vùng mức lương tối thiểu áp dụng cho vùng lãnh thổ định, sở mức lương tối thiểu chung có tính đến yếu tố lao động đặc thù vùng lãnh thổ Mức lương tối thiểu vùng mức lương người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo địa danh nơi doanh nghiệp hoạt động loại hình doanh nghiệp có sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm công việc đơn giản điều kiện lao động bình thường 1.1.9 Nhu cầu tối thiểu Nhu cầu tối thiểu nhu cầu thiết yếu, tối thiểu ăn, mặc, ở, lại, học tập, đồ dung, hưởng thụ văn hóa, giao tiếp xã hội, bảo hiểm nuôi nhằm trì sống làm việc 1.1.10 Mức sống tối thiểu Mức sống tối thiểu mức độ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mức sống đủ đảm bảo cho người có than thể khỏe mạnh nhu cầu văn hóa tối thiểu, mức sống người không đảm bảo nhân cách cá nhân 1.1.11 Vai trò tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu đảm bảo có tính pháp lý Nhà nước người lao động ngành nghề, khu vực có tồn quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả kinh tế Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động tham gia quan hệ lao động, Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu đảm bảo mặt pháp lý người lao động Tiền lương tối thiểu công cụ điều tiết Nhà nước phạm vi toàn xã hội sở kinh tế Tiền lương tối thiểu loại bỏ bóc lột xảy người làm công ăn lương trước sức ép thị trường Tiền lương tối thiểu bảo vệ sức mua cho mức tiền lương trước gia tăng lạm phát yếu tố kinh tế khác Tiền lương tối thiểu đảm bảo trả lương tương đương cho công việc tương đương, tiền lương tối thiểu mức độ điều hoà nhóm người lao động mà thường không tính mức Tiền lương tối thiểu sở tính mức lương thang, bảng lương Vì thế, công việc tương đương người lao động trả mức lương tương đương Tiền lương tối thiểu phòng ngừa xung đột, tranh chấp lao động Sự xác định thoả đáng mức tiền lương tối thiểu xoá bỏ nguyên nhân gây nên xung đột chủ thợ để thúc đẩy kinh tế phát triển 1.1.12 Đặc trưng tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu tính tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề; Tiền lương tối thiểu tính tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhất, không đòi hỏi tiêu hao nhiều lượng, thần kinh, bắp; 1.1.8 Tiền lương tối thiểu tính tương ứng với môi trường điều kiện lao động bình thường, tác động xấu yếu tố điều kiện lao động; Tiền lương tối thiểu tính tương ứng với nhu cầu tiêu dung mức tối thiểu; Tiền lương tối thiểu tính tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu vùng có mức giá trung bình đất nước (vùng, ngành) 1.1.13 Các tiêu mức lương tối thiểu GDP bình quân đầu người địa phương so với toàn quốc Tỉ lệ hộ nghèo tổng số hộ gia đình địa phương Tiền lương bình quân loại hình doanh nghiệp địa phương so với toàn quốc Tỉ lệ lao động làm công ăn lương Doanh thu bình quân doanh nghiệp Chỉ số giá so sánh Mức tiêu dung loại hang hóa bình quân đầu người địa phương 1.1.14 Cơ sở đặt mức lương tối thiểu Dựa vào nhu cầu lao động gia đình họ Mức lương trung bình đạt Mức lương thực tế lao động trình độ tay nghề Khả kinh tế quốc dân Kinh nghiệm giới 1.1.15 Ý nghĩa tiền lương Tiền lương yếu tố để định thu nhập tăng hay giảm người lao động, định mức sống vật chất người lao động làm công ăn lương doanh nghiệp Vì để trả lương cách công xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tạo kích thích, quan tâm đắn người lao động đến kết cuối doanh nghiệp Có thể nói hạch toán xác đắn tiền lương đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích nhân tố tích cực người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm nhiệt tình người lao động tạo thành động lực quan trọng phát triển kinh tế Mặt khác, tiền lương chi phí doanh nghiệp lại chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể Mục tiêu doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận bên cạnh phải ý đến quyền lợi người lao động Do làm cách để vừa đảm bảo quyền lợi người lao động vừa đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp Đó vấn đề nan giải doanh nghiệp Vì hạch toán tiền lương khoản trích theo lương có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo người lao động mà có ý nghĩa giúp nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu tức hợp lý hoá chi phí giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi Cung cấp thông tin đầy đủ xác tiền lương doanh nghiệp, để từ doanh nghiệp có điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho kì doanh thu Tiền lương khoản trích theo lương nguồn thu nhập chính, thường xuyên người lao động, đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh công tác hạch toán tiền lương khoản trích theo lương hạch toán hợp lý công xác CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tổng quan tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam Trong xã hội, lĩnh vực kinh tế - trị xã hội quốc gia nào, tiền lương yếu tố quan trọng vô nhạy cảm Tiền lương hiểu giá sức lao động người đo lường số tiền lương cụ thể Nó có ý nghĩa thiết yếu người bán sức lao động, xác định tình hình vật chất người lao động gia đình họ Đối với người mua sức lao động, tiền lương có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp tác động nhân - đến lợi nhuận doanh nghiệp Cùng với chuyển biến không ngừng kinh tế Việt Nam, khu công nghiệp, ngành nghề ngày thu hút nhiều lao động Do đó, sách tiền lương người quan tâm tích cực Cùng với việc thay đổi sách kinh tế xã hội phù hợp với phát triển đất nước Nhà Nước ta có thay đổi sách tiền lương phù hợp với thời kì, phù hợp với quan hệ lao động kinh tế thị trường.Tiền lương tối thiểu tính toán dựa nhu cầu tối thiểu người lao động, công cụ bảo vệ người lao động Bất kỳ quốc gia giới muốn tính toán mức lương tối thiểu phải dựa điều kiện kinh tế xã hội nước Tiền lương tối thiểu cao hay thấp gây thiếu hụt hay dư thừa lao động Với giá mặt hàng hóa ngày gia tăng, liệu mức lương tối thiểu Việt Nam có đáp ứng nhu cầu người lao động hay không? Đó câu hỏi khó cho người lao động lẫn quan chức trách Chính sách tiền lương ảnh hưởng tới thị trường, người lao động, doanh nghiệp, cung cầu lao động Việt Nam Chính vậy, cần thiết việc nghiên cứu tiền lương tiền lương tối thiểu phải luôn xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên liên tục để giúp nhà hoạch định sách nhà chức trách có nhìn đầy đủ, toàn diện, xác sâu sắc “đòn bẩy” kinh tế đặc biệt quan trọng 2.2 Tình hình doanh nghiệp Việt Nam Có thể thấy, doanh nghiệp nhỏ vừa giai đoạn khó khăn chung kinh tế đến áp lực lớn từ hiệp định thương mại tự từ hàng ngoại giá rẻ biến động tỷ giá diễn loại rào cản, nợ ngân hàng, gồng gánh thuế, …Với điều chỉnh liên tục tiền lương tối thiểu chung dẫn đến tác động không nhỏ đến doanh nghiệp Việt Nam Để giải vấn đề cần phải có chung tay giúp sức Nhà nước doanh nghiệp tồn 2.3 Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam 2.3.1 Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2011 Mức lương tối thiểu vùng đối Mức lương tối thiểu vùng với doanh nghiệp có vốn đầu doanh nghiệp nước tư nước Mức áp Vùng Mức áp Mức áp Mức áp dụng dụng dụng năm dụng năm năm 2010 năm 2011 2010 2011 (đồng/tháng) (đồng/tháng) (đồng/tháng) (đồng/tháng) I 980.000 1.350.000 1.340.000 1.550.000 II 880.000 1.200.000 1.190.000 1.350.000 III 810.000 1.050.000 1.040.000 1.170.000 IV 730.000 830.000 1.000.000 1.100.000 Bảng 1: Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2011 (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB %91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB %87t_Nam#N.C4.83m_2011 ) Ta thấy, tỷ lệ tăng lương tối thiểu năm 2011 tăng gần 38% so với mức lương tối thiểu năm 2010 vùng 1, 36% vùng 2, gần 30% vùng 3, gần 14% vùng Dựa vào phần trăm tăng giảm thấy mức sống mức độ lạm phát vùng 1, cao so với vùng Vì thế, tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng năm 2011 so với năm 2010 cao Còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu có tăng tỷ lệ tăng không cao so với tỷ lệ tăng lương tối thiểu doanh nghiệp nước Với điều chỉnh mức lương tối thiểu ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương doanh nghiệp nước, đặc biết vùng 1, Còn vùng có tăng tỷ lệ tăng với 14% nên ảnh hưởng không nhiều đến doanh nghiệp vùng Ngoài tác động đến quỹ lương doanh nghiệp, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu có tác động không nhỏ đến cung – cầu thị trường lao động nước, giúp doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi phục vụ cho tổ chức Theo Tổng cục thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010 Lực lượng lao động độ tuổi lao động 46,48 triệu người, tăng 0,12% Tỷ lệ thất nghiệp lao động độ tuổi năm 2011 2,27%, khu vực thành thị 3,6%, khu vực nông thôn 1,71% (Năm 2010 tỷ lệ tương ứng là: 2,88%; 4,29%; 2,30%) Tỷ lệ thiếu việc làm lao động độ tuổi năm 2011 3,34%, khu vực thành thị 1,82%, khu vực nông thôn 3,96% (Năm 2010 tỷ lệ tương ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%) Nhìn vào số cho ta thấy thị trường lao động Việt Nam lúc có xu hướng tích cực Nguồn nhân lực dồi dành cho doanh nghiệp 2.3.2 Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2012 Vùng Mức lương tối thiểuMức lương tối thiểuTỷ lệ so với năm vùng áp dụng năm 2011 vùng áp dụng năm 2012 2011 I 1.350.000 đồng/tháng 2.000.000 đồng/tháng 48% II 1.200.000 đồng/tháng 1.780.000 đồng/tháng 48% III 1.050.000 đồng/tháng 1.550.000 đồng/tháng 48% IV 830.000 đồng/tháng 1.400.000 đồng/tháng 69% Bảng 2: Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2012 (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB %91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB %87t_Nam#N.C4.83m_2012 ) Đối với doanh nghiệp nước: Ta thấy, tỷ lệ tăng lương tối thiểu năm 2012 tăng gần 48% so với mức lương tối thiểu năm 2011 vùng 1, vùng 2, vùng tăng gần 69% vùng Nếu tỷ lệ tăng lương tối thiểu năm 2011 so với năm 2010 vùng gần 14% lần tỷ lệ tăng lương năm 2012 so với năm 2011 cao nhiều với 69% Điều cho thấy sách Nhà nước trọng đến người lao động vùng Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Năm 2012 năm mà Nhà nước ta có thay đổi sách lương tối thiểu Sự thay đổi nằm chỗ lương tối thiểu doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp có vốn đầu tư nước (FDI) thống mức lương chung Nguyên nhân sách là: Một là, Để đảm bảo cân kinh tế, tạo thị trường lao động lành mạnh, phân cách doanh nghiệp nước doanh nghiệp nước trước Hai là, Nước ta gia nhập WTO cần có sách phù hợp với điều khoản WTO Việc quy định lương tối thiểu khác tức gây khó cho nước thâm nhập đầu tư nước vi phạm điều khoản WTO Ba là, Việc quy định chung giúp dễ dàng thống thống kê tính toán, giảm thiểu phức tạp Bốn là, Theo quy luật mức tăng lương hai khu vực mức lương hai khu vực ngày gần tới mức Vì vậy, sở để quy định chung mức lương tối thiểu Với điều chỉnh mức lương tối thiểu doanh nghiệp Nhà nước tăng lên với tỷ lệ cao so với năm 2011 để cân với mức lương tối thiểu doanh nghiệp có với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước làm cho doanh nghiệp nước lâm vào tình trạng khó khăn vấn đề chi trả lương cho người lao động Không gánh nặng vấn đề trả lương mà doanh nghiệp gánh nặng vấn đề đóng loại bảo hiểm cho Nhà nước Trong thời điểm có nhiều doanh nghiệp trụ vững tuyên bố phá sản Điều làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế đất nước Tuy nhiên, doanh nghiệp trụ vững vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển Theo Tổng cục thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7% Lực lượng lao động độ tuổi lao động 46,95 triệu người, tăng 0,87%, nam chiếm 53,3%; nữ chiếm 46,7% Lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc năm 2012 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011 Tỷ lệ thất nghiệp lao động độ tuổi năm 2012 1,99%, khu vực thành thị 3,25%, khu vực nông thôn 1,42% (Năm 2011 tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%) Tỷ lệ thiếu việc làm lao động độ tuổi năm 2012 2,8%, khu vực thành thị 1,58%, khu vực nông thôn 3,35% (Năm 2011 tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%) Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với tỷ lệ tương ứng năm 2011 tỷ lệ lao động phi thức năm 2012 tăng so với số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 36,6% năm 2012 Điều cho thấy mức sống người dân thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm công việc không ổn định với mức thu nhập thấp bấp bênh 2.3.3 Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2013 Vùng Mức lương tối thiểuMức lương tối thiểuTỷ lệ so với năm vùng áp dụng nămvùng áp dụng năm 20132012 2012 I 2.000.000 đồng/tháng 2.350.000 đồng/tháng 17% II 1.780.000 đồng/tháng 2.100.000 đồng/tháng 21% III 1.550.000 đồng/tháng 1.800.000 đồng/tháng 16% IV 1.400.000 đồng/tháng 1.650.000 đồng/tháng 18% Bảng 3: Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2013 (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB %91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB %87t_Nam#N.C4.83m_2013 ) Ta thấy, tỷ lệ tăng lương tối thiểu năm 2013 so với 2012 khoảng 17% vùng 1, gần 21% vùng 2, 16% vùng gần 18% vùng Theo Tổng cục thống kê tháng đầu năm 2013, lực lượng lao động tăng 1,91% so với năm 2012 Tỷ lệ thất nghiệp chung Việt Nam tăng nhẹ từ 1,71% kỳ năm 2012 lên mức 2,01% Điều cho thấy có nhiều doanh nghiệp phá sản không đủ quỹ lương trả cho người lao động Đây điều đáng lưu ý cho kinh tế nước ta 10 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nói: "Tình trạng doanh nghiệp buộc phải cắt giảm công suất, hoạt động cầm chừng kéo dài đến nay" Tổng số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động 60.438 doanh nghiệp, cao gần với khoảng 64.906 doanh nghiệp số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại vào tháng đầu năm 2013 Các doanh nghiệp hoạt động đối mặt với nhiều khó khăn Theo báo cáo Bộ Tài quí 2-2013, số doanh nghiệp kê khai lỗ chiếm gần 66% tổng số doanh nghiệp nộp tờ khai với tổng số lỗ tăng 7,5% so với quí 1-2013 tăng 11,9% so với bình quân quí năm 2012 Trong tháng đầu năm có đến 79% doanh nghiệp kê khai thuế GTGT không phát sinh thuế phải nộp Trích dẫn số lao động đăng ký thất nghiệp lên tới gần 283.000 người tháng đầu năm nay, gần tương đương với 295.000 người kỳ năm ngoái, ông Giàu nói: "Có số doanh nghiệp quy mô trung bình lớn cầm cự năm vừa qua, đến phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tác động tiêu cực tới vấn đề lao động, việc làm thu ngân sách nhà nước" 2.3.4 Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2014 Vùng Mức lương tối thiểuMức lương tối thiểuTỷ lệ so với năm vùng áp dụng nămvùng áp dụng năm 2014 2013 2013 I 2.350.000 đồng/tháng 2.700.000 đồng/tháng 15% II 2.100.000 đồng/tháng 2.400.000 đồng/tháng 14% III 1.800.000 đồng/tháng 2.100.000 đồng/tháng 17% IV 1.650.000 đồng/tháng 1.900.000 đồng/tháng 15% Bảng 4: Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2014 (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB %91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB %87t_Nam#N.C4.83m_2014 ) Ta thấy, điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2014 tăng không cao so với năm 2013 Nhìn vào tăng giảm ta nghĩ không tác động nhiều đến doanh nghiệp thật năm 2014 với tốc độ tăng trưởng chậm nên điều chỉnh lương tối thiểu tác động đến doanh nghiệp vừa nhỏ Với điều chỉnh làm thay đổi lực lượng lao động nước ta năm 2014 Theo Tổng cục thống kê, lực lượng lao động quý I năm 2014 53.6 triệu người, giảm 118 nghìn người so với quý IV năm 2013 Tuy nhiên, tăng 592 nghìn người so với quý I năm 2013 Lực lượng lao động độ tuổi lao động 47,4 triệu người (chiếm 88,4% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên), giảm 61,5 nghìn 11 người (0,1%) so với quý IV năm 2013 tăng 260 nghìn người (0,6%) so với quý I năm 2013; lao động độ tuổi lao động tăng 332 nghìn người (5,6%) so với quý I năm 2013, mức 6,2 triệu người Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động dân số từ 15 tuổi trở lên quý I năm 2014 không thay đổi so với quý quý IV năm 2014 tăng nhẹ so với quý I năm 2013, từ 77,3% lên 77,5% Quý I năm 2014, nước có 1.045,5 nghìn người độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với quý IV năm 2013, nhiên giảm 22,2 nghìn người so với quý I năm 2013 Trong số người thất nghiệp, có 493,0 nghìn người nữ (chiếm 47,2%), 546,7 nghìn người thành thị (chiếm 52,3%) Về tỷ lệ, Quý I năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp chung 2,21%, tăng so với quý IV năm 2013 (1,9%), nhiên giảm nhẹ so với quý I năm 2013 (2,27%) Tỷ lệ thất nghiệp nữ 2,25%, cao năm (2,17%) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn (1,53%) 2.3.5 Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2015 Vùng Mức lương tối thiểuMức lương tối thiểuTỷ lệ so với năm vùng áp dụng nămvùng áp dụng năm 2015 2014 2014 I 2.700.000 đồng/tháng 3.100.000 đồng/tháng 15% II 2.400.000 đồng/tháng 2.750.000 đồng/tháng 15% III 2.100.000 đồng/tháng 2.400.000 đồng/tháng 14% IV 1.900.000 đồng/tháng 2.150.000 đồng/tháng 13% Bảng 5: Thực trạng vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng Việt Nam năm 2015 (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB %91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB %87t_Nam#N.C4.83m_2015 ) Theo Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, ông nhận số lời phàn nàn doanh nghiệp vấn đề tăng lương tối thiểu Các doanh nghiệp thừa nhận việc tăng lương tối thiểu cần thiết Song bối cảnh doanh nghiệp buộc phải tăng quỹ lương, đồng nghĩa tăng chi phí, giảm lợi nhuận Tăng lương giá thành sản xuất phải tăng theo Ðiều khiến doanh nghiệp lo ngại giảm tính cạnh tranh doanh nghiệp thị trường quốc tế Tương tự, doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa phải tăng giá bán giá thành tăng, khiến sức mua thị trường nhiều xuống Ngoài ra, tình trạng nợ đọng thuế, nợ bảo hiểm xã hội khả tiếp diễn tình trạng thất nghiệp tình xảy Với doanh nghiệp có gần 1.000 công nhân với mức lương hợp đồng khoảng 3,3 triệu đồng, thu nhập trung bình khoảng 4-5 triệu đồng/tháng Mặc dù quy định lương tối thiểu để doanh nghiệp không trả lương cho người lao động mức này, 12 thực tế công nhân thấy Nhà nước điều chỉnh tăng yêu cầu doanh nghiệp tăng nhiêu Do đó, tăng lương tối thiểu lên 3,4 triệu đồng, công ty phải tăng đồng loạt bậc lương thêm 700.000 đồng/tháng, mức lương hợp đồng theo tăng lên triệu đồng So với doanh nghiệp lớn doanh nghiệp vừa nhỏ vốn bất lợi lương thưởng để thu hút công nhân Khi doanh nghiệp lớn tăng lương theo đợt điều chỉnh lương tối thiểu doanh nghiệp vừa nhỏ phải chạy theo Ðiều đồng nghĩa chi phí bù đắp tăng cao, doanh nghiệp chật vật xoay sở, chắn lợi nhuận giảm sút Thậm chí có doanh nghiệp lo sợ, điều chỉnh tăng lương lên mức 3,4 triệu đồng doanh nghiệp họ gắng gượng vòng vài tháng có nguy phải đóng cửa Thực tế cho thấy doanh nghiệp người lao động có lo lắng lần có điều chỉnh tăng lương Với điều chỉnh làm thay đổi lực lượng lao động nước ta năm 2015 Theo Tổng cục thống kê, so với kỳ quý năm 2014, lực lượng lao động tăng nhẹ, khoảng 63 nghìn người (hay 0,12%) tỷ lệ tham gia lực lượng lao động gần khác biệt, 77,4% so với 77,5% Số lao động có việc làm giảm không đáng kể, khoảng 99 nghìn người (hay -0,19%), với sụt giảm tỷ trọng lao động ngành nông lâm nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm theo giảm từ 2,78% xuống 2.43% Tỷ lệ thất nghiệp độ tuổi tăng nhẹ, từ 2,21% tới 2,43% tỷ lệ thất nghiệp niên giữ nguyên mức 6,6% 2.3.6 Tổng hợp thay đổi tiền lương tối thiểu giai đoạn 2011 – 2015 Biểu đồ 1: Sự thay đổi tiền lương tối thiểu giai đoạn 2011 – 2015 (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB %91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam ) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức thay đổi tiền lương tối thiểu vùng năm lớn Vùng tăng gần 130%, vùng tăng 129% vùng tăng 159% so với năm 2011 Điều chứng tỏ mức độ lạm phát nước ta cao Với mức độ tăng lương ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp vừa nhỏ Ngoài việc trả lương cho người lao động, doanh nghiệp phải đóng khoản phí bảo hiểm khoản chế độ khác cao nhiều Việc tăng lương áp lực lớn tài sản xuất sử dụng lao động cua doanh nghiệp 2.3.7 Tác động đến doanh nghiệp điều chỉnh lương tối thiểu Người lao động yên tâm có thu nhập ổn định khả nhảy việc nhiều Như vậy, có lợi cho doanh nghiệp việc đào tạo lại nhân công lành nghề Trong khu vực doanh nghiệp, bước đầu quy định mức lương tối thiểu phù hợp tính chất khả loại doanh nghiệp Trong đó, công ty Nhà nước, hình thành chế áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối 13 thiểu chung, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương theo chế thị trường, gắn tăng tiền lương với tăng suất lao động, hiệu sản xuất, kinh doanh Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hình thành mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho người lao động phù hợp với chênh lệch giá sinh hoạt, chi tiêu, mức sống dân cư vùng Tăng lương tối thiểu làm biến phí doanh nghiệp tăng, gây thêm khó khăn công tác dự báo hoạch định chiến lược phát triển sản xuất, vốn sử dụng nhiều lao động phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng Khi lương tối thiểu tăng dẫn đến việc gia tăng chi phí, lượng đơn đặt hàng tăng thay thuê thêm nhân công doanh nghiệp có xu hướng tăng ca để bảo đảm sản xuất, ổn định mức giá để giữ khả cạnh tranh thị trường Trên thực tế, đình công số khu công nghiệp phần từ nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường sản xuất Đặc biệt, ngành dệt may vốn có lợi nhân công giá rẻ, tăng lương tối thiểu làm cạnh tranh vốn có Như vậy, giảm hấp dẫn việc thu hút vốn đầu tư nước Doanh nghiệp đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng lương tối thiểu, tăng lương tối thiểu làm tăng chi phí đầu vào doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp gia công dệt may, da giày, thủy sản… chi phí tăng cao hơn, gây nhiều sức ép lớn cho doanh nghiệp Lương tối thiểu tăng đồng nghĩa với chi phí bảo hiểm người lao động tăng Hơn nữa, trước doanh nghiệp có khoản tiền thưởng vào cuối năm tiền lương tối thiểu tăng doanh nghiệp dùng khoản tiền bù đắp cho khoản chi phí tăng thêm Như quỹ thưởng doanh nghiệp bị giảm làm khuyến khích người lao động Tăng lạm phát, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp Bên cạnh đó, tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng chi phí lao động, giảm cầu lao động gia tăng thất nghiệp người lao động có thu nhập thấp 2.3.8 Tác động kinh tế Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu liên tục mức cao, gắn với khoản trích nộp theo lương cao làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp giảm nguồn thu trực tiếp từ thuế thu nhập doanh nghiệp Tác động gián tiếp doanh nghiệp nước khả đầu tư mở rộng sản xuất tạo việc làm, tuyển dụng lao động để góp phần chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trong đó, nhà đầu tư nước với ưu vốn, công nghệ, quản lý dần lấn át doanh nghiệp nước tận dụng lợi mà hiệp định tự thương mại mang lại Doanh nghiệp nước khó cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 3.1 Đối với nhà nước Một là, xây dựng kế hoạch chế để tăng lương tối thiểu dựa mức độ tăng trưởng kinh tế xã hội Tăng lương tối thiểu phải dựa khả chi trả doanh nghiệp 14 Hai là, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tiền lương tối thiểu ký kết thỏa ước tập thể Ba là, xây dựng chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận tiền lương tiền lương tối thiểu doanh nghiệp ngành, thỏa thuận doanh nghiệp người lao động để có mức lương phù hợp với mong muốn hai bên Bốn là, phối hợp địa phương để bình ổn thị trường, kiểm soát giá: phải giữ giá ổn định, giải khó khăn nhà ở, nhà trẻ cho công nhân, đưa hàng bình ổn giá đến với người lao động, để người lao động khu tập trung hưởng tiền điện lũy kế Năm là, tăng cường cải cách tiền lương phù hợp vơi phát triển kinh tế thị trường, hoạt động thị trường lao động nhằm đảm bảo vận động khách quan tiền lương tối thiểu Sáu là, có sách hỗ trợ với ngành coi chịu ảnh hưởng nặng nề tiền lương tối thiểu tăng, hỗ trợ kinh phí xúc tiến mở rộng thị trường xuất Bảy là, Nhà nước cần trọng thực biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu áp dụng tiền lương tối thiểu thực tiễn như: phổ biến pháp luật, khuyến khích ký thỏa ước lao động tập thể, phổ biến ký kết hợp đồng lao động cá nhân, xác lập chế hòa giải, nâng cao vai trò cua tra lao động kiểm tra, giám sát thực tiền lương tối thiểu 3.2 Đối với doanh nghiệp Một là, tăng suất lao động giảm chi phí kinh doanh ưu tiên hàng đầu doanh nghiệp Cần có tính toán chi tiết, nâng cao chất lượng, trình độ lao động Hai là, để hạn chế tình trạng số doanh nghiệp tìm cách đối phó với việc tăng lương tối thiểu công đoàn cấp tổ chức tăng cường giám sát việc điều chỉnh lương khoản phụ cấp, trợ cấp doanh nghiệp Ba là, Đảm bảo không xảy tình trạng doanh nghiệp hạ bậc lương hưởng người lao động, cắt giảm trợ cấp, phí cấp, tiền thưởng…Đối với doanh nghiệp đông công nhân thường hay xảy tranh chấp lao động cử cán nắm tình hình hướng dẫn cho công đoàn sở trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho phù hợp, không để xảy tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể Bốn là, có sách bước hợp lý, dự trù kinh phí, biến phí, cân đối nguồn thu để ổn định hoạt động doanh nghiệp, tránh dẫn đến thua lỗ phá sản Năm là, có sách cắt giảm biên chế nhân công cách hợp lý, phù hợp quy mô lực sản xuất doanh nghiệp Vấn đề cần xem xét đánh giá cách cụ thể, xác lợi – hại, lâu dài việc cát giảm nhân công gây thất nghiệp gây nên tác động xấu mặt kinh tế - xã hội Sáu là, doanh nghiệp vào bảng lương theo mức tối thiểu nhà nước nhân với hệ số bậc lao động ( tùy thâm niên, tay nghề) để đóng bảo hiểm xã hội Vì lương tối thiểu tăng doanh nghiệp xếp lại bậc lao động cho hợp lý hơn, theo thực tế công việc không theo thâm niên để giảm phần hệ số, bậc lương, qua giảm phần số tiền đóng bảo hiểm 15 3.3 Đối với người lao động Người lao động cần tìm hiểu kĩ quy định Nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu Hiểu rõ doanh nghiệp mà chuẩn bị làm việc Cần chủ động học hỏi, nâng cao tay nghề, trình độ, tiếp thu khoa học kỹ thuật đại, làm giàu vốn kiến thức cho thân doanh nghiệp PHẦN KẾT LUẬN Điều chỉnh tiền lương tối thiểu việc cần làm xã hội Có thể việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tác động nhiều đến doanh nghiệp doanh nghiệp phải sẵn sàng để ứng phó trước tình xảy từ vấn đề tăng lương tối thiểu Bài nghiên cứu với mong muốn giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ tầm quan trọng mức độ 16 ảnh hưởng vấn đề tăng lương tối thiểu vùng tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiêp TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Tiệp, (2007), Giáo trình Tiền lương –tiền công, Nhà xuất Lao động-Xã hội, Hà Nội PGS.TS Trần Kim Dung, (2015), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 17 TS Trương Văn Cẩm, (2015), Tác động ba chiều tăng lương tối thiểu vùng Được lấy từ: http://news.zing.vn/Tac-dong-ba-chieu-cua-tangluong-toi-thieu-vung-post573936.html Vũ Quỳnh, (2015), Tăng lương tối thiểu, người lao động chịu thiệt Được lấy từ: http://vneconomy.vn/thoi-su/tang-luong-toi-thieu-nguoi-lao-dongse-chiu-thiet-20151016030335275.htm VN Economy, (2013), Việt Nam có 53 triệu lao động Được lấy từ: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/chinhtri_xahoi/27034/news.htm Thanh Thanh, (2015), Tăng lương tối thiểu năm 2015: “Doanh nghiệp chịu đựng được” Được lấy từ: http://dantri.com.vn/viec-lam/tangluong-toi-thieu-nam-2015-doanh-nghiep-co-the-chiu-dung-duoc1408609421.htm Tư Hoàng, (2013), Những góc nhìn khác tình trạng doanh nghiệp Được lấy từ: http://www.thesaigontimes.vn/104455/Nhung-goc-nhinkhac-nhau-ve-tinh-trang-doanh-nghiep.html PHỤ LỤC DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2015 Vùng Bao gồm 18 I II - Các quận huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; - Các quận huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng; - Các quận huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh; - Thành phố Biên Hòa huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; - Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; - Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Các huyện lại thuộc thành phố Hà Nội; - Các huyện lại thuộc thành phố Hải Phòng; - Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; - Thành phố Hưng Yên huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; - Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; - Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh; - Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; - Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên; - Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ; - Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai; - Thành phố Nam Định huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định; - Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình; - Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; - Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng; - Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa; - Các Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; - Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận; - Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh; - Thành phố Tây Ninh huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh; - Thị xã Long Khánh huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai; - Các huyện lại thuộc tỉnh Bình Dương; - Thị xã Đồng Xoài huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước; - Thành phố Bà Rịa huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng 19 Tàu; - Thành phố Tân An huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An; - Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang; - Các quận thuộc thành phố Cần Thơ; - Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; - Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang; - Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau III - Các thành phố trực thuộc tỉnh lại (trừ thành phố trực thuộc tỉnh nêu vùng I, vùng II); - Thị xã Chí Linh huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; - Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; - Thị xã Phú Thọ huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ; - Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh; - Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang; - Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; - Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai; - Các huyện lại thuộc tỉnh Hưng Yên; - Thị xã Sông Công huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên; - Các huyện lại thuộc tỉnh Nam Định; - Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam; - Thị xã Tam Điệp huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình; - Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; - Thị xã Bỉm Sơn huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa; - Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh; - Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; - Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam; - Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi; - Thị xã Sông Cầu huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên; - Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận; - Thị xã Ninh Hòa huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa; - Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum; 20 - Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng; - Thị xã La Gi huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận; - Các thị xã Phước Long, Bình Long huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước; - Các huyện lại thuộc tỉnh Tây Ninh; - Các huyện lại thuộc tỉnh Đồng Nai; - Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; - Thị xã Kiến Tường huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An; - Thị xã Gò Công huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang; - Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre; - Thị xã Bình Minh huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long; - Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ; - Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang; - Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang; - Thị xã Ngã Bảy huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang; - Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau IV Địa bàn lại 21

Ngày đăng: 03/10/2016, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w