Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH của nước ta hiện nay. Để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định và bền vững đòi hỏi phải xác định được một CCKT hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiệm vụ “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế” như là một giải pháp quan trọng để phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, để nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CDCCKTChuyển dịch cơ cấu lao động CDCCLĐCông nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp CCKTNN
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
1.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu
1.2 Quan niệm, tiêu chí và những nhân tố tác động đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
1.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của một số địa phương và bài học rút ra cho Hưng Yên 24
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên ảnh
hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 322.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt
ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI
3.1 Quan điểm cơ bản thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới 62
Trang 3là một giải pháp quan trọng để phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đểnâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Đại hội khẳngđịnh: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng,coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọngphát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức” [18, tr 98] Trong đóCDCCKT nông nghiệp luôn giữ vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phíaBắc, Hưng Yên là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng và lợi thế về
phát triển ngành nông nghiệp Từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, nông
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạtđược những kết quả khá toàn diện: Tốc độ tăng trưởng đạt 3,15% bình quânnăm, cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch tích cực theohướng tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng của chăn nuôi, thủy sản khôngngừng tăng Tuy nhiên, kết quả đó mới chỉ là bước đầu, chưa tương xứng vớitiềm năng lợi thế của Tỉnh Đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp còn chậm; đất đai còn nhỏ lẻ phân tán; chưa có nhiều vùng sản xuấtchuyên canh hàng hóa; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cònthấp; nông nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trang 4chưa hiệu quả; chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp… đó là những điểmnghẽn cản trở sự phát triển nông nghiệp bền vững…
Để thực hiện những mục tiêu phát triển nông nghiệp đã đề ra trong bốicảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung còn nhiều khókhăn, thách thức to lớn đòi hỏi ngành nông nghiệp Hưng Yên cần có nhữngđịnh hướng giải pháp cụ thể phù hợp Thực tế đó cho thấy, việc đánh giá thựctrạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chỉ ra những thành công, hạn chếcùng nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đềxuất những chính sách và giải pháp tiếp tục thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp củaTỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính cấp thiết
Hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về CDCCKT nông nghiệp nhưngchưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về CDCCKT nông nghiệp ởtỉnh Hưng Yên Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” với mong muốn
đóng góp vào việc đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm thúcđẩy CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã có nhiều công trình được công bốtrên các góc độ tiếp cận khác nhau:
* Nhóm các công trình nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế:
Trần Sáng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nền kinh tế thị trường ở thành phố Hải Phòng, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học kinh
tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1995 Tác giả đã phân tích thựctrạng cơ cấu kinh tế ngành và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongnền kinh tế thị trường hiện nay của Hải Phòng; phương hướng, điều kiện
và biện pháp cần thiết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành ở thànhphố Hải Phòng
Trang 5Tạ Đình Thi, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2007 Tác giả trình bày nhữngvấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quanđiểm phát triển bền vững, Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùngkinh tế trọng điểm Bắc bộ trên quan điểm phát triển bền vững Định hướng vàcác giải pháp bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế trọngđiểm Bắc bộ trên quan điểm phát triển bền vững
Đề tài, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam - Thông tin
chung” của PGS.TS Bùi Tất Thắng, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm
2009 Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành, những tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, đềtài đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời
kỳ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế Trong đó, bao gồm cả quá trìnhchuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và trong nội bộ các ngành Phân tích, kháiquát tác động của những nhân tố mới cả trên thế giới và trong nước đối với xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới
Bài báo, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Phan Ngọc Mai Hương, tạp
chí Kinh tế và Dự báo số 5, năm 2006 Bài báo đã tập trung trình bày về thựctrạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phân tích những ưu, khuyết điểm củaquá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên Trên cơ sởphân tích thực trạng, tác giả đưa ra bốn quan điểm có tính chất định hướngquá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên Các địnhhướng đề cập đến cơ sở và những yêu cầu thực hiện nhằm đảm bảo quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đúng hướng, đạt được những mục tiêu đãđịnh Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm hướng tới việc thực hiện thắng
Trang 6Bài báo “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra” của TS Trần Anh Phương, Tạp chí Cộng sản, số 1(169), năm 2009 Bài
báo khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường nhanh chóng đưanước ta ra khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển Khái quát nội dung chuyểndịch cơ cấu kinh tế, khái quát lại toàn bộ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tếsau hơn 20 năm đổi mới Đồng thời, tác giả chỉ rõ những mâu thuẫn trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kiến nghị năm giải pháp đẩy mạnh chuyểndịch cơ cấu kinh tế của đất nước trong thời kỳ mới
* Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Vũ Ngọc Kỳ, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình công nghiệp hiện đại hoá, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996 Tác giả đã chỉ rõ cơcấu kinh tế nông nghiệp và kinh nghiệm thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp; đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ở tỉnh Yên Bái và những quanđiểm giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Yên Bái
Lê Đình Thắng (chủ biên), Nguyễn Hữu Hải, Ngô Đức Cát, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội 1998 Nhóm Tác giả đã trình bày khái niệm, đặc trưng và cácloại cơ cấu kinh tế nông thôn; kinh nghiệm xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn
ở một số nước và vùng lãnh thổ Thực trạng, quan điểm, phương hướng, mụctiêu và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thônViệt Nam
Phạm Hùng, Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001 Tác giả đã trìnhbày hệ thống hóa cơ sở khoa học vấn đề về cơ cấu kinh tế nông thôn; thựctrạng cơ cấu nông thôn ở Đông Nam Bộ và các phương hướng, giải pháp cơ
Trang 7bản có tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm tới ở vùng này.
Lê Anh Vũ, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế
học, Hà Nội 2001 Tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cơ cấukinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng làm cơ sở vận dụngvào quá trình xem xét, phân tích chuyển dịch cơ cấu nông thôn Tây Bắc Thựctrạng chuyển dịch cơ cấu nông thôn Tây Bắc từ 1989 đến nay, phương hướng
và hệ quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc Một sốgiải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn Tây Bắc theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Nguyễn Đăng Bằng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung
bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sĩ khoa học kinh
tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội, 2001 Tác giả đã trìnhbày cơ sở lý luận, thực tiễn chuyển dịch cơ cấu nông thôn; đặc điểm tự nhiên,kinh tế, xã hội Bắc trung bộ có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấunông thôn Những giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiBắc Trung bộ gắn với tình hình đổi mới kinh tế đất nước
Nguyễn Đức Thăng, Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu
để chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm
2010, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội, 1996 Tác giả đã chỉ rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
ở nông thôn tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến nay Phương hướng và giải phápkinh tế về chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế (chủ yếu cơ cấu kinh tế nông
- lâm nghiệp) ở Lào Cai năm 2000 và 2010
Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sĩ
Trang 8vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đánh giá thực trạng chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn Nam Định về đặc điểm, tính chất, quy luật, xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; những cơ sở, điều kiện và những nhân tốtác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Nam Định Đềxuất quan điểm, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn NamĐịnh và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn Nam Định.
* Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hưng Yên
Nguyễn Huy Cường, Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên , Luận
án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân; Hà Nội 2009 Tác giả đãNghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn huy động và sử dụng vốn đầu tưcủa ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng huy động và
sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trênđịa bàn tỉnh Hưng Yên Đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát huy vaitrò huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơcấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Bài báo khoa học:
“Một số giải pháp phát triển thị trường nông thôn góp phần với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Võ Văn Đức, Tạp chí Nghiên cứu lý
luận, số 4/1996
“Để nông dân Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” Phạm Công Đoàn, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở, số 36/2009.
“Vốn tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn vẫn còn nhiều rào cản”
Mai Hương, Báo Nông thôn ngày nay, số 196/2013
Trang 9Những bài viết trên của các tác giả nghiên cứu về nông nghiệp, chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuynhiên, ở phạm vi địa phương, theo nhận biết của tác giả, đến nay chưa có đềtài, công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên dưới dạng một luận văn khoa học kinh tế chínhtrị Để thực hiện đề tài này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết quảnghiên cứu đã được công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yênnhững năm qua để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hìnhthực tế của địa phương trên cơ sở đường lối, quan điểm, chủ trương, chínhsách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hưng Yên.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải phápthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yêntrong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh HưngYên trong thời gian qua
- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
*Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi) trên địa
Trang 10Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát, phân tích số liệu,
tư liệu từ khi tái thành lập tỉnh Hưng Yên (1997); đặc biệt là từ Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tếchính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phântích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài được thực hiện thành công góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa họccho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảonghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các nhàtrường trong và ngoài quân đội
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài kết cấu thành 3 chương (7 tiết)
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN
1.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
* Cơ cấu kinh tế
“Cơ cấu” là một thuật ngữ được dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỉ lệcác mối quan hệ hợp thành hệ thống và được biểu hiện như là một tập hợpmối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định CCKT là một khái niệm rộng, phức tạp Việc xác định đúng khái niệm
cơ cấu kinh tế sẽ góp phần làm rõ nội dung cơ cấu kinh tế và phương hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bàn về CCKT của nền kinh tế quốc dân trong tác phẩm “Góp phầnphê phán kinh tế chính trị học”, khi phân tích quá trình phân công laođộng xã hội C.Mác cho rằng: CCKT xã hội là toàn bộ những quan hệ sảnxuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vậtchất Sở dĩ như vậy, vì ở mỗi trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất sẽquyết định những quan hệ sản xuất khác nhau, mối quan hệ giữa các bộphận cấu thành cũng khác nhau, tạo thành CCKT khác nhau, đặc biệt là cơcấu ngành, bởi gắn với mỗi ngành sản xuất khác nhau sẽ có tư liệu sảnxuất khác nhau, tổ chức quản lý khác nhau…Các bộ phận này cấu thànhlực lượng sản xuất vật chất của một xã hội nhất định Bên cạnh đó, C.Máccòn nhấn mạnh: CCKT là một sự phân chia về chất và một tỷ lệ về sốlượng của những quá trình sản xuất xã hội Vì vậy, khi phân tích CCKTphải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng
Do cách tiếp cận, mục đích, đối tượng nghiên cứu khác nhau nên cũng
có những cách hiểu khác nhau về CCKT, nhưng xét cho cùng thì CCKT là
Trang 12một phạm trù kinh tế thể hiện các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thànhnền kinh tế quốc dân, đó là các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng,các thành phần kinh tế Mối quan hệ này phản ánh cả về mặt số lượng và chấtlượng của các yếu tố hợp thành Có thể thấy rằng nền kinh tế quốc dân là mộttổng thể phức tạp gồm nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều thànhphần Vì thế, CCKT có phạm vi rộng hẹp khác nhau, có cơ cấu kinh tế cảnước, có cơ cấu kinh tế ở từng vùng, từng địa phương, có cơ cấu ngành và cơcấu trong từng ngành
CCKT bao giờ cũng gắn với những điều kiện không gian và thời gian cụthể CCKT không cố định trong một thời gian dài mà có sự vận động chuyểndịch cần thiết, phù hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xãhội Sự duy trì quá lâu hoặc sự thay đổi quá nhanh chóng CCKT mà không phùhợp với những biến đổi của tự nhiên, KT - XH đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh Bởi vậy, việc duy trì hay thay đổi CCKTkhông phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triểnkinh tế CCKT trong quá trình vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không hoàntoàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc vào các điều kiện cầnthiết cho sự chuyển dịch
Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu ngành là quan trọng nhất Cơ cấungành được hình thành trên cơ sở phân công lao động theo ngành, là kếtquả của sự phân công lao động xã hội CCKT ngành là tổ hợp các ngànhhợp thành, là các nhân tố tạo thành ngành kinh tế, là quan hệ hữu cơ giữacác nhân tố tạo thành ngành kinh tế và trong nội bộ từng ngành đó Vềmặt số lượng, cơ cấu ngành biểu hiện quan hệ tỷ lệ giá trị, tỷ trọng ngành
đó với ngành khác trong nền kinh tế Quan hệ tỷ lệ về mặt giá trị của mộtngành nào đó trong cơ cấu ngành luôn luôn có sự thay đổi Về mặt chấtlượng, cơ cấu ngành biểu hiện sự tác động qua lại bên trong giữa cácngành với nhau
Trang 13Thông thường, các ngành trong CCKT được phân chia thành 3 nhóm:nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Trong từng nhóm ngành lại có sự phânchia thành những phân ngành nhỏ hơn.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: CCKT là mối quan hệ tỷ lệgiữa các nhân tố, các bộ phận cấu thành một chỉnh thể nhất định của nềnkinh tế; trong đó, tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có vịtrí, vai trò khác nhau, phụ thuộc lẫn nhau và có mối quan hệ tương hỗtương đối ổn định hợp thành
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, là một ngành kinh tếsinh học có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại Sản xuất nông nghiệp có đốitượng là những cơ thể sinh vật sống luôn tồn tại gắn với môi trường tự nhiên.Đối với hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển, ngành nông nghiệphiện vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản có vai trò to lớn, có chức năng cungcấp những tư liệu sinh hoạt tối cơ bản và cần thiết cho con người Cùng với sựphát triển của sản xuất và tiêu dùng, sự tăng lên của thu nhập phương thức thỏamãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người thay đổi cả về số lượng vàchất lượng, do vậy phương thức sản xuất ra sản phẩm và cách thức mà nôngnghiệp đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng thay đổi Đây chính
là cơ sở của việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế trong nông nghiệp Trong các loại cơ cấu kinh tế: CCKTNN, CCKT vùng, lãnh thổ và cơcấu thành phần kinh tế, CCKT ngành giữ vai trò quan trọng nhất và cũng là
bộ phận động nhất trong CCKT nói chung
Theo cách phân loại của Liên hợp quốc: nền kinh tế của mỗi quốc giađược chia làm 3 nhóm ngành (khu vực) lớn:
* Khu vực 1: là những ngành sản xuất sản phẩm sơ chế, có đầu vào từ
tự nhiên: nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp và công nghiệp khai thác
* Khu vực 2: Công nghiệp chế biến, xây dựng
Trang 14* Khu vực 3: Dịch vụ: sản xuất và phân phối điện nước, thương mại,ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế …
Như vậy, nông nghiệp là một ngành thuộc nhóm ngành 1 (khu vực 1)theo cách phân loại của Liên hợp quốc Nông nghiệp theo nghĩa rộng baogồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (thủy sản) Nếu theo nghĩa hẹp,nông nghiệp chỉ bao gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi Ngành trồngtrọt lại được chia thành các phân ngành (ngành nhỏ): cây lương thực có hạt;cây công nghiệp, rau, quả (trong phân ngành cây lương thực lại có thể đượcchia thành: lúa, ngô, đậu tương…); ngành chăn nuôi có thể được chia thành:chăn nuôi gia súc, gia cầm…hoặc cụ thể hơn nữa là chăn nuôi lợn, chăn nuôitrâu, bò, dê, chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng…
Như vậy, theo nghĩa hẹp có thể quan niệm: CCKTNN là tổng thể mối quan hệ gắn bó hữu cơ, vừa nương tựa vào nhau, vừa chế ước lẫn nhau giữa các ngành (trồng trọt và chăn nuôi) và các phân ngành cũng như trong nội bộ ngành và phân ngành.
Cũng như các ngành khác, đặc điểm của CCKTNN là vừa mang tínhkhách quan, vừa mang tính lịch sử Tính khách quan của CCKTNN do trình
độ của lực lượng sản xuất quy định CCKTNN là một kết cấu kinh tế kháchquan, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, thích ứng với khả năng và nhucầu sản xuất sản phẩm do ngành nông nghiệp tạo ra Tính khách quan củaCCKTNN trước hết do phân công lao động xã hội, sự phân chia lao động xãhội thành những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác nhau để sảnxuất ra sản phẩm nông nghiệp có những công dụng khác nhau quy định.Chính sự phân công lao động xã hội dẫn đến việc xuất hiện các ngành, cáclĩnh vực, các bộ phận kinh tế gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất
và sẽ hình thành một CCKTNN với tỷ lệ cân đối tương ứng giữa các bộ phận,
tỷ lệ đó được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến kháchquan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng yêu cầu đó Như vậy, CCKT
Trang 15nói chung và CCKTNN nói riêng, trước hết tùy thuộc vào trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Song lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất nông nghiệp là hai mặt thống nhất Thực chất của quan hệsản xuất trong nông nghiệp cũng được biểu hiện trên ba mặt: Quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lý hay trao đổi hoạt động laođộng cho nhau và quan hệ về phân phối sản phẩm
Tính lịch sử của CCKTNN thể hiện ở chỗ CCKTNN thường xuyên vậnđộng biến đổi làm cho số lượng và tỷ trọng các ngành, phân ngành nông nghiệpthay đổi Sở dĩ như vậy vì gắn với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lựclượng sản xuất, của phân công lao động, có quan hệ sản xuất khác nhau tạo nên
sự biến đổi số lượng, tỷ trọng và vai trò khác nhau của các ngành nghề Hơn thế,quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt thống nhất trong một phươngthức sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung là yếu tố động nhất, cáchmạng nhất, lực lượng sản xuất luôn vận động và biến đổi; quan hệ sản xuất phảivận động và biến đổi theo nó Do vậy, CCKT nói chung và CCKTNN thay đổi
là một điều tất yếu
Một CCKTNN hợp lý, hiện đại là cơ cấu có khả năng tạo ra quátrình tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp và đáp ứng các điều kiện:phù hợp các quy luật khách quan; tạo ra khả năng huy động, khai thác sửdụng cao nhất, có hiệu quả nhất mọi nguồn lực (trước hết là nguồn lực củanông thôn, nông dân), đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, nhằmxây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, phát triểnbền vững; phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CDCCKT nông nghiệp luôn được coi là nhiệm vụ trọng yếu, một nộidung cơ bản lâu dài trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước
ta nói chung và ở tỉnh Hưng Yên nói riêng Nếu xác định phương hướng, giảipháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả KT - XH cao trong quá trình phát
Trang 16triển Ngược lại, nếu kết quả CDCCKT nói chung và CDCCKT nông nghiệp nóiriêng không theo đúng mục tiêu, yêu cầu của quá trình CNH, HĐH thì cái giáphải trả cho những sự phát triển về sau sẽ là rất lớn và khôn lường.
Từ quan niệm về CCKTNN đã nêu ở trên, có thể thấy: CCKTNN làmột phạm trù động, CCKTNN luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ pháttriển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định Quá trình thay đổicủa CCKTNN từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiệnhơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển chính là sựCDCCKT nông nghiệp
Do đó, theo tác giả: CDCCKT nông nghiệp là sự thay đổi về số lượng, vai trò, vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa các ngành, phân ngành của lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
1.2 Quan niệm, tiêu chí và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
1.2.1 Quan niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên là quá trình hoạt động có chủ đích, có định hướng nhằm tạo ra sự thay đổi về số lượng, vai trò, vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa các ngành (trồng trọt, chăn nuôi), phân ngành (cây lương thực có hạt, rau củ…) của lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
Chủ thể của quá trình CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên là cấp
ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành liên quan và các tầng lớpnhân dân trên địa bàn Tỉnh, trong đó giai cấp nông dân giữ vai trò nòngcốt, quyết định
Mục đích của CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh là nhằm xâydựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội
Trang 17nhập kinh tế quốc tế, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của người lao động và góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên không chỉ đơn thuần là sựthay đổi về tỷ trọng giữa ngành trồng trọt - chăn nuôi và các phân ngành(cây lương thực; cây công nghiệp, rau quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm…)
mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ giữa các ngành,phân ngành của lĩnh vực nông nghiệp Việc CDCCKT nông nghiệp phảidựa trên cơ sở của một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch làcải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến,hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mớihiện đại và phù hợp hơn
Quá trình CDCCKT nông nghiệp là một quá trình diễn ra liên tục và gắnliền với sự phát triển kinh tế Ngược lại nhịp độ phát triển, tính chất bền vữngcủa quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế lại phụ thuộc vào khả năngCDCCKT nói chung và CDCCKT nông nghiệp nói riêng linh hoạt, phù hợp vớinhững điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế so sánh tương đối của nềnkinh tế Là một nước nông nghiệp, mối quan hệ giữa CDCCKT nông nghiệp và
sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là
cả một động thái về phân bổ nguồn lực có hạn của quốc gia nói chung và của tỉnhHưng Yên nói riêng trong những thời điểm nhất định Chính vì vậy, kết quả củaquá trình CDCCKT nông nghiệp còn là thước đo thể hiện tính hiệu quả của việcphân bố các nguồn lực
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thìviệc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý thể hiện được các lợi thế tương đối vàkhả năng cạnh tranh của một quốc gia và của Tỉnh trong nền kinh tế toàn cầu,
là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi
Trang 18CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên không những là sự thay đổi
về số lượng, vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ giữa các ngành (phân ngành)
mà còn là sự biến đổi về lượng và chất trong nội bộ các ngành (phânngành), sự thay đổi về năng lực nội sinh của từng ngành trồng trọt, chănnuôi Quá trình CDCCKT nông nghiệp đồng thời cũng là quá trình diễn ra
sự chuyển dịch mạnh mẽ về lực lượng lao động giữa các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ và trong nội bộ từng ngành trồng trọt, chănnuôi
CDCCKT nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH phải góp phần tạo
ra một CCKTNN theo hướng hiện đại Để có được một CCKTNN như vậy,quá trình CDCCKT nông nghiệp cần phải tuân theo những yêu cầu sau:
một là: CDCCKT nông nghiệp phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển KT - XH của đất nước cũng như điều kiện, đặc điểm, tiềm
năng, thế mạnh của Tỉnh; hai là: CDCCKT nông nghiệp phải phù hợp với
xu thế tiến bộ của khoa học công nghệ, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa,
mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực; ba là: CDCCKT nông nghiệp phải
góp phần khai thác tối đa, hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là của nông
dân, nông thôn; bốn là: CDCCKT nông nghiệp phải đáp ứng thực hiện tốt
sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng quốc tế hóa sản xuất và đời
sống; năm là: CDCCKT nông nghiệp phải gắn liền với quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực
1.2.2 Tiêu chí đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CCKT nói chung và CCKTN nói riêng phản ánh cả về mặt lượng vàchất mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành của cơ cấu đó nên khiđánh giá kết quả quá trình CDCCKT nói chung và CDCCKT nông nghiệp nóiriêng, cần chú ý cả những quan hệ tỷ lệ về mặt lượng cũng như phân tích sự
Trang 19thay đổi về chất của các mối tương quan ấy Theo đó, những tiêu chí cơ bản
có thể sử dụng để đánh giá kết quả CDCCKT nông nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm địa
phương (GRDP) của Tỉnh
Đây là tiêu chí đầu tiên, quan trọng để đánh giá kết quả CDCCKT nôngnghiệp Theo đó, trong cơ cấu GRDP tỷ trọng của ngành nông nghiệp luôn có xuhướng giảm Thậm chí ở những địa phương có điều kiện thuận lợi, tỷ lệ của ngànhnông nghiệp trong cơ cấu GRDP thường giảm rất nhanh Mặt khác, trong so sánhtương quan giữa ngành nông nghiệp với các ngành công nghiệp, dịch vụ, quá trìnhCDCCKT nông nghiệp sẽ cho kết quả là: tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ tăng Thời kỳ kết thúc CNH, HĐH tỷ trọng nông nghiệp giảmvới tốc độ rất nhanh đạt tới mức tối ưu, trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp tăngchậm (thậm chí có xu hướng giảm) còn tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng với tốc
độ cao và trở thành ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế
Bên cạnh đó, cùng với quá trình CDCCKT nông nghiệp, mặc dù tỷtrọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GRDP giảm nhưng giá trị sản xuất củangành nông nghiệp thường vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng Đây chính làkết quả của việc áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nôngnghiệp góp phần tăng năng suất lao động của ngành
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành (phân ngành) trồng trọt và
chăn nuôi và trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi
Quá trình CDCCKT nông nghiệp đồng thời còn là quá trình chuyểndịch cơ cấu của ngành trồng trọt và chăn nuôi theo hướng: tỷ lệ của ngànhtrồng trọt giảm dần, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên Trong khi đó, giá trịsản xuất của cả ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có xu hướng tăng và duy trìđược tốc độ tăng trưởng
Trong nội bộ các ngành: tỷ trọng của lĩnh vực trồng cây lương thực có
Trang 20Trong cây lương thực, diện tích trồng lúa cũng dần có xu hướng thu hẹp trên
cơ sở nghiên cứu sử dụng loại giống lúa tốt, có năng suất, giá trị gia tăng vàkhả năng tiêu thụ, xuất khẩu cao Với ngành chăn nuôi, xu hướng chung là sốlượng các vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế, xuất khẩu cao được quan tâmtăng đàn, tăng số lượng (thí dụ: lợn siêu nạc, gia cầm chất lượng cao…) trongkhi đó số lượng vật nuôi kém năng suất và chất lượng sẽ giảm
Thứ ba, CDCCLĐ giữa các ngành ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
và trong nội bộ ngành nông nghiệp
Trong quá trình CNH, HĐH, kết quả của quá trình CDCCKT nông nghiệpcòn được đánh giá qua một tiêu chí rất quan trọng là: lực lượng lao động nôngnghiệp sẽ dịch chuyển và được phân bố như thế nào vào các ngành, các lĩnh vựcsản xuất khác nhau Cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong các ngànhkinh tế của nền kinh tế quốc dân nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêngđược đánh giá cao, được coi là “tấm gương” phản chiếu một cách tương đối kháchquan và chính xác kết quả và mức độ thành công của CDCCKT nói chung vàCDCCKT nông nghiệp nói riêng
Cùng với thành công của quá trình CDCCKT nông nghiệp, tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp ngày càng tăng, ngược lại tỷ lệ lao động nông nghiệpngày càng giảm Nếu so sánh giữa các ngành kinh tế lớn, quá trình CDCCKTnông nghiệp sẽ góp phần làm tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ lệ laođộng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng Thời kỳ hậu CNH, HĐH tỷ lệlao động nông nghiệp sẽ giảm nhanh xuống dần tới tỷ lệ tối thiểu, tỷ lệ laođộng công nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm dần và tỷ lệ lao động trong ngànhdịch vụ sẽ có xu hướng tăng với tốc độ lớn
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, lao động trồng trọt sẽ giảm, trong khi laođộng trong lĩnh vực chăn nuôi tăng lên Trong ngành trồng trọt, lao động trồngcây lương thực (đặc biệt là trồng lúa) giảm, còn lao động trồng cây công nghiệp,dược liệu, hoa, rau, quả… sẽ có xu hướng tăng mạnh Đặc biệt, quá trình
Trang 21CDCCKT nông nghiệp sẽ là quá trình giảm nhanh lao động thuần nông và hộ giađình có thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
1.2.3 Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
Một là, tiến bộ khoa học - công nghệ
Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển nhanh như vũbão Tiến bộ khoa học và công nghệ diễn ra trên thế giới và trong nước cóảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế Trước hết nó làm thay đổi
vị trí của các ngành kinh tế quốc dân Sự phát triển của khoa học - công nghệkhông những làm thay đổi các công cụ sản xuất, tạo điều kiện nâng cao năngsuất lao động, hiệu quả sản xuất, mà nó còn làm thay đổi cả phương thức laođộng, tạo khả năng đổi mới khoa học - công nghệ trong các ngành kinh tế Từ
đó làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao, tạo ra khả năng mở rộngsản xuất của các ngành truyền thống; đồng thời hình thành nên các ngành sảnxuất kinh doanh mới Sự thay đổi về tốc độ phát triển của các ngành cũng như
hệ thống các ngành mới chính là sự CDCCKT nông nghiệp nói riêng dưới tácđộng của khoa học và công nghệ
Trong kinh tế nông nghiệp, khoa học, kỹ thuật có những tác động với
cơ giới hóa, thủy lợi hóa, cách mạng về sinh học Do đó trong nông nghiệphàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớntừng bước được đưa vào sản xuất Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết
là lương thực đã được đáp ứng Ở nước ta hiện nay, vai trò của nhân tố khoahọc với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào 2 nhân tố:Chính sách khoa học - công nghệ của Đảng và Nhà nước; Sự lạc hậu của công
cụ lao động, trình độ tay nghề của người lao động và khả năng hạn hẹp về vốnđầu tư cho đổi mới khoa học - công nghệ
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt ở các vùng kinh tế nông
Trang 22thuật và công nghệ lạc hậu; phá thế độc canh cây lúa, một số vùng đưacông nghệ sinh học để nâng cao năng suất lao động Mặc dù mức độ và khảnăng khác nhau, nhưng bất cứ quy mô nào cũng đều có nhu cầu về khoahọc - công nghệ Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế nước ta đòi hỏi phải cónhững loại hàng hóa nông thủy sản có chất lượng cao, đa dạng phong phú.Nhu cầu đó không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ranước ngoài Khi đưa những tiến bộ kỹ thuật vào sử dụng thì cần phải phântích và lựa chọn những loại kỹ thuật có trình độ phù hợp với nhu cầu vàkhả năng của từng vùng Tránh tình trạng đưa những công nghệ được coi làmới của ta nhưng quá lạc hậu đối với các nước khác, hoặc là hiện đại đếnmức chúng ta sử dụng không hiệu quả Thực tiễn cho chúng ta thấy phảikết hợp ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại với khaithác triệt để kinh nghiệm truyền thống công cụ cải tiến trong nông nghiệp.
Hai là, nguồn vốn
Nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung và CDCCKTnông nghiệp nói riêng đặt ra nhu cầu về vốn sẽ rất lớn Cơ sở hạ tầng như giaothông, thông tin liên lạc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, vậnchuyển và tiêu thụ sản phẩm, phát sinh nhu cầu mới từ khu vực lân cận nhằmphát huy các tiềm năng tự nhiên, khai thác các lợi thế mới của vùng, tạo điềukiện phát triển các ngành nghề kinh doanh mới Đồng thời, đầu tư vốn giúp chongười nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, các giốngcây trồng vật nuôi cho năng suất cao, vượt khỏi khả năng tích lũy của họ
Do đó, cần có một giải pháp về vốn phù hợp sẽ thúc đẩy quá trìnhchuyển dịch cơ cấu diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn
Ba là, thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất
và tiêu dùng, do đó luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và đặc biệt
nó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi giữa các ngành
Trang 23kinh tế, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con người cần được thỏamãn thông qua thị trường Hơn nữa ở nước ta lượng dân cư tương đối lớn tậptrung ở vùng nông thôn nên nó đã tạo ra một thị trường sôi động với các hànghóa nông sản có giá trị kinh tế cao, rất gần gũi và quen thuộc đối với đời sốnghàng ngày của con người, nếu mức thu nhập của nhân dân cao tạo sức mualớn thị trường nông thôn; đồng thời cũng phụ thuộc vào việc nền kinh tế xâydựng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Và điều hết sức quantrọng là phải giải quyết được vấn đề cơ bản của thị trường: sản xuất cái gì, sảnxuất như thế nào và sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Vấn đề cơ bản kinh tếnhất phải lựa chọn là sản xuất những loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng baonhiêu, chất lượng ra sao để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường Muốnvậy, phải nắm bắt được nhu cầu trong nước và ngoài nước, nhu cầu về chủngloại, về số lượng, chất lượng, về thời gian cung ứng, xác định nhu cầu thịtrường không thể tìm ngay trong quan hệ cung cầu hàng hóa, mà phải thôngqua giá cả thị trường
Thực tiễn phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đây cho thấyrằng ngành sản xuất nào, địa phương nào, biết lựa chọn hàng hóa nào thịtrường cần thì họ sẽ tồn tại và phát triển trong cạnh tranh và ngược lại
Sản xuất như thế nào? Sau khi đã lựa chọn được sản xuất cái gì là tối
ưu thì công việc tiếp theo là tổ chức công việc đó như thế nào để sản xuấtnhanh nhất, nhiều nhất với chất lượng tốt nhất và rẻ nhất Để làm được điều
đó trước hết phải lựa chọn được các yếu tố đầu vào một cách thích hợp cả vềchủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian Vấn đề quan trọng tiếp theophải giải quyết là tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào để sảnxuất ra hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp
Sản xuất cho ai? Những hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ theo giá cảthị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường Như vậy thị trường đầu ra và
Trang 24đầu vào có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu kinh tế trong một hệ thống, mốiquan hệ này càng hoàn hảo bao nhiêu thì cơ cấu kinh tế càng hợp lý bấynhiêu Việc CDCCKT nông nghiệp theo hướng là tăng tỷ trọng chăn nuôi;thủy sản, rau quả, dịch vụ và giảm tỷ trọng lương thực
Bốn là, yếu tố kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng sự hình thành và chuyểnđổi nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý lại do sự tác động chủ quancủa con người Hay nói cách khác nhân tố con người có ý nghĩa quyết địnhđến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Dân số, lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh
tế, sự tác động này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tếđược xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
Kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học - côngnghệ mới là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, là nhân tố thúcđẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất của các ngành kinh tế nóichung và sản xuất nông nghiệp nói riêng
Quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớnđến quy mô và cơ cấu của nhu cầu thị trường Vì vậy, việc nâng cao trình độdân trí, đào tạo nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách bởi lẽ nếu không có độingũ các nhà khoa học có trình độ cao làm đầu tàu trong nghiên cứu, ứngdụng, triển khai công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc lựclượng lao động trong nông nghiệp không được đào tạo, chuyển giao côngnghệ thì không thể nói đến tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
1.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một
số địa phương và bài học rút ra cho Hưng Yên
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Trang 25Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Từ ngàn xưa nơiđây đã là lá chắn cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long Trải quabao biến thiên của lịch sử, đất và người Hải Dương luôn kiên cường trong đấutranh, cần cù và sáng tạo trong lao động, góp phần xứng đáng vào việc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí
có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quantrọng làm cầu nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố
du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn thamgia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thànhphố, các tỉnh trong vùng và cả nước; do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là mộttrong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trongcạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế Trong triểnvọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển côngnghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thànhphố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng
Trong quá trình triển khai thực hiện CDCCKT nông nghiệp, Tỉnh ủy HảiDương đã đề ra một số chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp, được các cấpchính quyền tích cực hưởng ứng, thực hiện, tạo khí thế sôi nổi trong nôngnghiệp, nông thôn như:
- Chính sách trợ giá giống cây, con: Nghị quyết đã nêu rõ: Hỗ trợ 50%giá đối với giống cây, con mới Trong kế hoạch của Tỉnh đối với hộ áp dụnglần đầu, tiếp tục thực hiện hỗ trợ chi phí phối giống, thụ tinh giống bò ngoại
và lợn nái ngoại
- Chính sách trợ giá thuốc phòng cho đàn gia súc: Hỗ trợ 50% tiền thuốctiêm phòng, đối với các hộ nông dân tiêm phòng định kỳ cho trâu, bò, lợn.Riêng đối với các hộ thuộc diện nghèo hỗ trợ 100% đối với việc tiêm phòngdịch bệnh phát sinh, ngân sách hỗ trợ 100% tiền thuốc
Trang 26- Chính sách miễn giảm thủy lợi phí: Thực hiện giảm 30% tiền nước tạonguồn, trong đó miễn 100% đối với cây vụ đông, mỗi năm ngân sách Tỉnh chicho việc miễn giảm này từ 8 - 9 tỷ đồng Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho ngànhnông nghiệp, công nghiệp, giao thông, lao động
- Thương binh và xã hội xây dựng các dự án liên quan đến phát triểnnông nghiệp như: Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt giátrị sản xuất 36 triệu đồng/1 ha đất nông nghiệp vào năm 2005; dự án hướngdẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn; dự ánphát triển chăn nuôi thủy sản đến năm 2000 Sau khi các dự án được phêduyệt, UBND tỉnh ra quyết định thành lập các ban dự án, các dự án đã có tácdụng thúc đẩy nông nghiệp của Tỉnh phát triển mạnh, vững chắc và ngàycàng có hiệu quả cao
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam
Vốn là vùng “chiêm khê, mùa úng”, nhưng Hà Nam đã biết phát huy lợithế, tiềm năng để phát triển nông nghiệp Đặc biệt, việc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ độc canh cây lúa chuyển sang sảnxuất đa canh đã góp phần hình thành nền nông nghiệp đa dạng với đủ loại sảnphẩm, vừa đem lại thu nhập cao cho người dân, vừa tạo động lực đẩy nhanhtiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trong nhữngnăm gần đây, nhờ chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
cơ cấu mùa vụ, Hà Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trongphát triển nông nghiệp Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản đã cóchuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 23,80%(năm 1997) lên 31,30% (năm 2005) Năng suất, chất lượng sản phẩm nôngnghiệp từng bước được nâng cao, hiệu quả kinh tế và thu nhập của ngườinông dân cũng tăng lên đáng kể
Với diện tích tự nhiên hơn 851,7 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm61,10%, đất đai màu mỡ, có bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, Hà Nam có
Trang 27lợi thế để phát triển nhiều loại cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, cây ănquả, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi và mặt nước nuôi trồng thuỷ đặcsản Ngoài ra, nguồn lao động tương đối dồi dào là nguồn lực quan trọngtrong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Được quan tâm đầu tư đúng mức theo phương châm "Nhà nước và nhândân cùng làm", hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nông nghiệp của Hà Nam
đã được xây dựng khá hoàn chỉnh Các công trình thuỷ lợi như kênh, mương,trạm bơm phục vụ cho ngành nông nghiệp được đầu tư thoả đáng Đây lànhững điều kiện thuận lợi để Hà Nam khai thác hiệu quả các thế mạnh trongphát triển nông nghiệp
Bên cạnh đó, những chủ trương, chính sách đúng đắn trong phát triểnkinh tế nông nghiệp, nông thôn của các cấp uỷ đảng, chính quyền địaphương cũng là lợi thế để Hà Nam đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa Điển hình là Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 21-5-
2001 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Kế hoạch số 365/KH-UB ngày 6-2001 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn với những chương trình,
12-dự án cụ thể mà trọng tâm là 10 chương trình kinh tế trọng điểm Trong đó
có chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trũng; chươngtrình sản xuất giống lúa chất lượng cao; chương trình chăn nuôi lợn hướngnạc xuất khẩu; chương trình sind hoá đàn bò; chương trình nuôi bò sữa vàchương trình trồng dâu, nuôi tằm… Cùng với chuyển đổi cơ cấu giống, cơcấu mùa vụ, ngành đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quytrình công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật tới từng
hộ nông dân, xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế trang trại Ngành đãchuyển 2.000 ha đất trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang sản xuất đa canh, nuôitrồng thuỷ sản, kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao Đồng ruộngđược cải tạo theo hướng một vụ trồng lúa - một vụ nuôi trồng thuỷ sản (cá
Trang 28chim trắng, tôm càng xanh, cá trắm, cá chép, ) Nhiều mô hình sản xuất đacanh đã bước đầu thành công, cho thu nhập 45 - 50 triệu đồng/ha.
Trong chăn nuôi, hàng loạt giống vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuấtnhư: lợn siêu nạc, bò lai sind, ngan Pháp, gà Tam hoàng, gà Quế Lâm, đemlại hiệu quả kinh tế cao Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởngngành chăn nuôi bình quân đạt 6,71%/năm, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôităng từ 25,50% (năm 2001) lên 31,30% (năm 2005) Thực hiện chươngtrình trọng điểm phát triển chăn nuôi bò sữa, toàn Tỉnh đã hình thành 3cụm chăn nuôi bò sữa là Khả Phong - Ba Sao (huyện Kim Bảng), Thành Hà(Thanh Liêm), Mộc Bắc - Chuyên Ngoại (Duy Tiên), cung cấp cho Nhàmáy sữa Hà Nội trên 1 tấn sản phẩm/ngày
Với những bước chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ đúng hướng,mặc dù tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm tương đối trong cơ cấu kinh tế,nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng bình quân 4,10%/năm (đạt 38triệu đồng/ha canh tác năm 2014) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăngnhanh và cao so với trồng trọt, năm 2014 đạt 31,30%
Những thành quả đạt được tuy còn khiêm tốn, nhưng đã khẳng địnhhướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Hà Nam trong quá trình chuyểndịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời tạo nền tảngvững chắc cho những bước tiến nhanh, mạnh và vững chắc hơn nữa trongtiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp Sảnxuất nông nghiệp của Tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi tương đối toàn diện
cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, góp phần quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội Sau mỗi bước đột phá, kinh tế nông nghiệp lại đặt
ra những mục tiêu cao hơn về giá trị sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường
Trang 29Thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh đã có sự chuyểndịch theo hướng tích cực Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổngsản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đã giảm dần, từ 42,27% (năm 2005)xuống còn 34,96% (năm 2014) Ðiều này là phù hợp với yêu cầu chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do quá trìnhcông nghiệp hóa và sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp đã làm
cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sử dụng hiệuquả hơn tài nguyên đất đai, như chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệuquả sang các mô hình sản xuất nông nghiệp khác hoặc thay đổi cơ cấugiống cây trồng kết hợp các tiêu chuẩn trồng trọt tiên tiến cho năng suấtcao hơn, chất lượng tốt hơn, tập trung trồng cây lương thực (cây lúa) Bêncạnh trồng trọt, sự phát triển của các nghề trồng nấm, trồng hoa, cây cảnhphục vụ nhu cầu thị trường và làm đa dạng thêm cơ cấu cây trồng củangành Nông nghiệp Tỉnh nhà
Ðối với ngành chăn nuôi, cơ cấu giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn làgia súc và gia cầm Trong nội bộ lĩnh vực thủy sản cũng diễn ra sự chuyểndịch theo hướng tích cực, tập trung ở hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải Từnăm 2007 đến nay, tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản giảm tỷ trọngkhai thác, tăng nhanh tỷ trọng nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thủy sản cũngtăng theo Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ tăngchậm, trong khi đó diện tích nước ngọt tăng mạnh hơn, tập trung nuôi cánước ngọt Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh có mức độchuyển dịch nhanh do có nhiều thay đổi trong cơ chế phân cấp của trungương đối với Tỉnh, gia tăng quyền tự chủ của Tỉnh trong việc bố trí ngânsách đầu tư, ban hành chính sách phát triển kinh tế địa phương Như vậy,
về cơ bản, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như trong nội bộ khu vực nôngnghiệp, nông thôn bước đầu đã có chuyển biến tích cực Mục tiêu chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tỉnh đến năm 2020: tỷ trọng giá trị sảnxuất nông nghiệp 77%, lâm nghiệp 3%, thủy sản 20%; tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2015 -
2020 đạt 2,5%/năm; tăng tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư cho nông dân từ 20
Trang 30-30% Giải pháp đặt ra là cần xây dựng, ban hành cơ chế ưu đãi về tíndụng đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt làcông tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường nhằmkhuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển cơ giới hóa, cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nôngsản trước thu hoạch và thực hiện theo đúng hợp đồng ký kết
Ðây là giải pháp rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp hiện nay nhằmphát triển chuỗi giá trị nông sản, nâng cao tỷ lệ lợi nhuận cho nông dân.Bên cạnh đó, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, kinh phí đầu tư sản xuấtthử nghiệm cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và giá trị kinh tế cao,được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tư vấn thiết kế, xây dựng, quảng
bá, chứng nhận thương hiệu giống; tạo động lực phát triển đa dạng cơ cấugiống cây trồng, vật nuôi của Tỉnh; hình thành các vùng sản xuất nôngnghiệp tập trung mẫu, tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân thamgia sản xuất và cơ chế ưu đãi phát triển cho từng vùng Trong đó, cần chútrọng công tác dồn điền đổi thửa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuấtnông nghiệp nhằm tạo mô hình mẫu tác động đến các vùng sản xuất kháctrên địa bàn Tỉnh
Triển khai nhanh và đồng bộ các chính sách khuyến khích ngư dânchuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác theo hướng vươn khơi bám biển, hỗtrợ về mặt pháp lý đối với hình thức khai thác theo tổ, đội, phát triển dịch vụhậu cần biển Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến trong sản xuất nôngnghiệp, chú trọng công tác thu hồi ý kiến phản hồi từ phía người dân để hoànthiện các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.3.2 Một số bài học rút ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
Từ thực tiễn CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, Hà Nam vàThái Bình có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo vớiHưng Yên như sau:
Thứ nhất, cần ưu tiên đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt; ưu tiên phát
triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định
Thứ hai, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tương xứng với tiềm năng;
Trang 31hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình dự án.
Thứ ba, đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp
Thứ tư, tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ
nông sản cho nông dân
Thứ năm, phát triển mạnh kinh tế hộ, đổi mới kinh tế tập thể nhằm phát
huy vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế hộ phát triển
*
* *CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay có vai trò vị trí đặcbiệt quan trọng, sự chuyển dịch này một mặt vừa đảm bảo cho việc khai thác
có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh mặt khác, lại vừa đảm bảocho sự hợp lý cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung hiện nay là tăng tỷtrọng công nghiệp, giảm tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ
Từ việc phân tích cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể hiểu:CDCCKT nông nghiệp là quá trình làm biến đổi các yếu tố trong cấu trúc vàmối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành trong lĩnh vực nông nghiệp theo mộtchủ đích và phương hướng xác định
Tiêu chí để đánh giá kết quả CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên baogồm những tiêu chí cơ bản: trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp ngàycàng giảm so với ngành công nghiệp và dịch vụ; trong nội bộ ngành Nôngnghiệp: trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpgắn với chuyển dịch lao động
CDCCKTNN ở Hưng Yên chịu sự tác động bởi các nhân tố: tiến bộkhoa học - công nghệ; nguồn vốn; thị trường và trình độ phát triển của kinh tếthị trường; kinh tế - xã hội
Từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh HảiDương, Hà Nam và Thái Bình có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý
nghĩa tham khảo với Hưng Yên như sau: cần ưu tiên đầu tư phát triển chăn
nuôi, trồng trọt; ưu tiên phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cóthị trường tiêu thụ ổn định; đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tương xứng vớitiềm năng; hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình dự án; đẩy mạnhchuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp;
Trang 32tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản chonông dân; phát triển mạnh kinh tế hộ, đổi mới kinh tế tập thể nhằm phát huyvai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế hộ phát triển
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Là một địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùngđồng bằng Bắc bộ, tỉnh Hưng Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển
KT - XH nói chung và CDCCKT nông nghiệp nói riêng Đặc biệt là từ ngàytái lập (ngày 01/01/1997, sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương), từmột Tỉnh với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,Hưng Yên đã chủ trương tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp(năm 1996 cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là60% - 15% - 25%; đến năm 2005 cơ cấu là 30,50% - 38% - 31,50%) nhằmphát triển nhanh và mạnh nền kinh tế của Tỉnh và nâng cao mức sống chongười dân Với vị trí địa lý thuận lợi giáp Hà Nội trung tâm chính trị - vănhóa - xã hội của cả nước, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hưng Yên có điềukiện khai thác những tiềm năng, lợi thế vốn có của mình để phát triển kinh
tế - xã hội tạo nên sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế côngnghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của Tỉnh nhà Nhờ vậy, trong thời gian vừaqua tốc độ GDP/người của Tỉnh liên tục tăng, góp phần quan trọng vàoviệc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
* Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp 5 tỉnh, thànhphố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình, và với một hệthống giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển, Hưng Yên luôn là mộtđiểm đến đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Trang 34- Về tài nguyên đất đai:
Hưng Yên mang đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi,địa hình tương đối bằng phẳng Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2003, đấtnông nghiệp là 62.602,89 ha, chiếm 67,82% tổng diện tích đất tự nhiên củatỉnh, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88,31% đấtnông nghiệp); đất vườn tạp là 2.207,05 ha; Đất trồng cây lâu năm là1.020,95 ha; đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.092,73 ha Tuy nhiên,thời gian gần đây, quá trình đô thị hoá cùng việc phát triển các khu côngnghiệp trên địa bàn Tỉnh đã làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp.Theo tính toán từ nay đến năm 2015, trên địa bàn Tỉnh sẽ có thêm xấp xỉ5.000 ha đất xây dựng công nghiệp Dự báo đến năm 2020 con số này sẽ là7.000 ha, chiếm 7,60% diện tích đất tự nhiên và 14% đất nông nghiệp
- Về tài nguyên nước:
Tỉnh Hưng Yên có nguồn tài nguyên nước quan trọng, bao gồm nướcmặt và nước ngầm Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất vàđời sống qua các hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷnông Bắc - Hưng - Hải Đặc biệt, Hưng Yên có nguồn nước ngầm có chấtlượng thuộc loại tốt nhất khu vực đồng bằng sông Hồng Nguồn nướcngầm ở Hưng Yên hết sức phong phú Trong địa phận Hưng Yên cónhững mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ NhưQuỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn cho yêu cầu phát triển côngnghiệp, đô thị và đời sống của nhân dân trong Tỉnh mà còn có thể cungcấp cho các khu vực lân cận
- Về tài nguyên khoáng sản:
Nguồn tài nguyên khoáng sản chính của tỉnh Hưng Yên hiện nay lànguồn cát đen với trữ lượng lớn, chủ yếu nằm ven sông Hồng, sông Luộc,
có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùnglân cận Hưng Yên cũng có nguồn đất sét để làm gạch, ngói Ngoài ra
Trang 35còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng được đánhgiá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn), nhưng nằm ở độ sâu dưới 1000m,việc khai thác phức tạp.
* Đặc điểm về dân số - lao động - văn hoá
Hưng Yên là một trong ba tỉnh nhỏ nhất Việt Nam với tổng diện tíchchưa đến 1.000 km2 nhưng về dân số Hưng Yên đứng thứ 33 trên 63 tỉnh,thành phố, đặc biệt mật độ dân số của Hưng Yên cao gấp gần 5 lần mật độdân số chung của cả nước
ra hàng năm Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiếnlâu đời, nhân dân cần cù lao động; từ xưa đã có nhiều tiến sỹ, danh y; trong lịch
sử hiện đại có nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc
* Đặc điểm về hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hưng Yên thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ, gần các sân bayNội Bài, Cát Bi, gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, có tuyến đường quantrọng 5A chạy qua, và sắp tới sẽ mở tuyến cao tốc 5B (Hà Nội - Hải Phòng) đi quađịa phận của Tỉnh, cầu Thanh Trì, Yên Lệnh, Triều Dương được xây dựng tạo lêngiao thông của Tỉnh đi các tỉnh khác và quốc tế rất thuận tiện Bên cạnh đó hệthống giao thông nội Tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu về giaothông của nhân dân và nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn
Nhìn chung, xét về điều kiện tự nhiên, KT - XH tỉnh Hưng Yên chothấy, nông nghiệp và nông thôn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và
Trang 36vẫn tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của Tỉnh Vấn đề đặt ra là cần có chính sách, giải pháp phù hợp nhằmkhơi dậy các tiềm năng, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế cho đầu tư pháttriển, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong quá trình xâydựng nông thôn mới của Tỉnh.
2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
2.2.1 Thành tựu và hạn chế
* Thành tựu
Thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân,
cả hệ thống chính trị của tỉnh Hưng Yên xác định xây dựng nông thôn mới là mộtchương trình lớn, toàn diện, tổng thể, trong đó tập trung phát triển mạnh nôngnghiệp toàn diện, đẩy nhanh CDCCKT nông nghiệp Các cấp ủy, chính quyền vàban ngành trong Tỉnh đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình nhằmthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp như: chương trình chuyển đổi cơ cấunông nghiệp và nông thôn để nhân rộng mô hình 100 triệu đồng/ha canh tác và
mô hình doanh thu từ 100 - 200 triệu đồng/hộ/năm, Đề án phát triển kinh tế vùngbãi, Đề án xây dựng trung tâm giống và nông nghiệp công nghệ cao…Đồng thời,
đề ra các chính sách, giải pháp cụ thể như: xây dựng quy hoạch phát triển nôngnghiệp; phát triển đa dạng các hình thức sản xuất trong nông nghiệp, phát triểnkinh tế trang trại; chú trọng đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật;đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông; tăng cường chính sách tíndụng cho phát triển nông nghiệp…Thời gian qua, nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toànĐảng, toàn dân, toàn quân, quá trình CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh đã thu HưngYên được những kết quả, thành tựu hết sức quan trọng:
Một là, cơ cấu ngành nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và trong nội bộtừng ngành (trồng trọt, chăn nuôi) cũng có sự chuyển dịch tích cực
Trang 37Những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (bao gồmtrồng trọt và chăn nuôi) của tỉnh Hưng yên đã có sự chuyển dịch tương đốitích cực theo hướng tăng tỷ lệ chăn nuôi, giảm tỷ lệ trồng trọt Cụ thể, bảngthống kê dưới cho thấy: Nếu năm 1997 (thời điểm tái thành lập Tỉnh), tỷ lệtrồng trọt trên địa bàn Tỉnh còn chiếm tỷ lệ 71%, tỷ lệ chăn nuôi chỉ chiếm29%, thì đến năm 2005, tỷ lệ trồng trọt đã giảm xuống còn 60,50% và tỷ lệchăn nuôi đã tăng lên bằng 39,50% Năm 2010, tỷ lệ ngành trồng trọt củaTỉnh tiếp tục giảm xuống còn 54%, tỷ lệ ngành chăn nuôi chiếm 46% Đặcbiệt, năm 2014, tỷ lệ ngành trồng trọt tiếp tục giảm mạnh xuống còn43,95% và tỷ lệ ngành chăn nuôi đã tăng lên 56,05%.
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa ngành trồng trọt và chănnuôi, nội bộ ngành trồng trọt của Tỉnh cũng đã và đang có sự dịch chuyểntương đối khả quan theo hướng: giảm tỷ lệ cây lương thực, tăng tỷ lệ câycông nghiệp và cây ăn quả Kết quả đó được thể hiện ở bảng thống kê dưới:Năm 1997, tỷ lệ trồng cây lương thực của Tỉnh còn chiếm 67,60% trong cơcấu chung của ngành trồng trọt thì đến năm 2005, tỷ lệ này là 51,70%; năm
2010 còn 44,40% và đến năm 2014, tỷ lệ trồng cây lương thực của Tỉnhgiảm xuống chỉ còn chiếm 42,20%, Cùng thời gian đó, tỷ lệ cây côngnghiệp, cây ăn quả đã tăng mạnh: từ 32,40% năm 1997, tăng lên 48,30%năm 2010 và đến năm 2014 đã đạt mốc 57,80%
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT
Trang 38Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của Tỉnh cũng có sự chuyển dịchtheo hướng tăng tỷ trọng của những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường như
bò thịt, thịt lợn các loại gia cầm và trứng, giảm tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò vàcác loại gia súc khác như ngựa, dê Thành tựu nổi bật trong chuyển dịch cơ cấungành chăn nuôi thời gian qua trên địa bàn Tỉnh là tốc độ tăng trưởng về sốlượng và giá trị của đàn lợn và gia cầm đều đạt mức khả quan
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nóiriêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đónggóp vào sự phát triển kinh tế địa phương Ngày càng có nhiều hộ nông dânnhờ chăn nuôi mà thoát nghèo, làm giàu Hình thức chăn nuôi trên địa bànTỉnh hiện nay đang phát triển là nuôi lợn thịt, lợn sinh sản, gia cầm thịt và đẻtrứng, bò thịt và bò sữa ở lĩnh vực nào cũng có những mô hình cho hiệu quảkinh tế cao, giúp nông hộ cải thiện cuộc sống Theo số liệu thống kê của SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, hiện nay trên địa bàn toànTỉnh có khoảng 560.000 con lợn, trong đó, chăn nuôi nông hộ chiếm 70%,chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại chiếm 30% Trong chăn nuôi, cùngvới quy hoạch, Tỉnh có cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triểntheo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, chăn nuôi theo hướng
an toàn sinh học; cơ cấu giống đàn gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướngtăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững gắn với an toàn dịch bệnh
Trang 39Nhiều mô hình liên kết, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng bao tiêusản phẩm được hình thành, như mô hình chăn nuôi bò sữa ở các huyện KhoáiChâu, Văn Giang được Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty
cổ phần sữa quốc tế (IDP) ký kết với các hộ chăn nuôi bao tiêu toàn bộ sản
phẩm sữa, đã gỡ được “thế bí” cho người chăn nuôi Chăn nuôi lợn: Phát triển
nhanh cả số lượng và chất lượng đàn, năm 2013 đạt 619.271 con, tăng 7,13%
so với năm 2008; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 99.340 tấn, tăng 31,97%
so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 5,12%/năm Cơ cấu con giống từngbước được cải tạo, tỷ lệ lợn nạc tăng từ 57% (năm 2008) lên 75% (năm 2013).Chăn nuôi theo qui mô trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Mỹ,Khoái Châu, Văn Giang, Tiên Lữ
Chăn nuôi bò, trâu: Tổng đàn bò có xu hướng giảm, năm 2013 có 37.930con (năm 2008: 46.869 con) Do chuyển đổi phương thức chăn nuôi, sử dụng cácgiống có năng suất cao nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng có xu hướng tăng; năm
2013 sản lượng đạt 2.500 tấn, tăng 19,27% so với năm 2008, bình quân mỗi nămtăng 3,60%/năm; tỷ lệ bò chất lượng cao (bò lai 3 máu) đạt tỷ lệ 20 - 22%; tỷ lệ
bò lai sind tăng từ 83% (năm 2008) lên 95% (năm 2013) Đàn bò tập trung chủyếu ở các huyện: Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu và thành phốHưng Yên Tổng đàn trâu có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, từ2.034 con (năm 2008) lên 2.730 con (năm 2013) Đàn trâu được nuôi chủ yếu tạicác huyện Mỹ Hào, Ân Thi,…
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm có xu hướng tăng, từ 6,297 triệu con
(năm 2008) tăng lên 8,303 triệu con (năm 2013) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm
2013 đạt 23.240 tấn, tăng 5.480 tấn so với năm 2008, hàng năm tăng bình quân5,53%; sản lượng trứng gia cầm năm 2013 đạt 227 triệu quả, tăng 3,18%/năm Tỷ lệđàn gà Đông Tảo, Đông Tảo lai còn thấp (khoảng 6% tổng đàn)
TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY LƯƠNG THỰC - CÂY CÔNG
NGHIỆP, RAU QUẢ - CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN
Trang 40TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Đơn vị tính: %
NĂM Cây lương thực Cây công
nghiệp, rau quả
Chăn nuôi, thuỷ sản
Bảng số liệu trên cho thấy sự dịch chuyển về cơ cấu giá trị sản xuất câylương thực; cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh thờigian qua: Theo đó, giá trị sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, rau quảliên tục giảm và đến năm 2014 tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực củatỉnh chỉ còn chiếm 23,10%, tỷ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp, rau quả
là 27,09% Trong khi đó, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trongtổng giá trị của ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh liên tục tăng: nếu năm
2005, tỷ lệ này mới đạt 39,50%, thì đến năm 2008 đã là 42,70%; năm 2012đạt 46% và cán mốc 49,81% vào năm 2014
Hai là, CDCCKT nông nghiệp trực tiếp giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp, góp phần quan trọng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ,trong khi tổng giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên
Bảng dưới đây cho thấy: nếu năm 1996, tỷ trọng của ngành nôngnghiệp của tỉnh Hưng Yên còn chiếm 60% trong tổng sản phẩm địaphương (GRDP) thì năm 2000 còn 41,50%; năm 2005 xuống còn30,50%; năm 2010 là 25%; năm 2013 còn 17,05% và đến năm 2014 tỷ lệnày chỉ còn là 14,86%
Bên cạnh đó, kết quả CDCCKT nông nghiệp những năm qua trên địabàn Tỉnh cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu