1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ tái cơ cấu NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH THANH hóa HIỆN NAY

97 2,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chính vì vậy, để đáp ứng những đòi hỏi nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về: Phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa chú trọng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

1.1 Nông nghiệp và tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1.2 Quan niệm, nội dung và vai trò của tái cơ cấu ngành nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng

đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa2.2 Những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong tái cơ cấu

ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa2.3 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt

ra trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnhThanh Hóa

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

3.1 Quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa3.2 Giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng phát triển mạnh

mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng ở nước ta đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần phảigiải quyết Chính vì vậy, để đáp ứng những đòi hỏi nâng cao sức cạnh tranhcủa nền kinh tế, và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về: "Phát triển mạnh mẽLLSX, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từchủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng vàchiều sâu, vừa chú trọng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệuquả, tính bền vững Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lạicác ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng" [12, tr.107] Thì vấn đềTCCNNN được xem như là một bước đột phá chiến lược, mang tính kháchquan của thực tiễn sản xuất, là công cụ, biện pháp để thực hiện cuộc "cáchmạng" trong sản xuất, từng bước vực dậy nền nông nghiệp của Việt Namđang có dấu hiệu sa sút so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triểnnông nghiệp, trong những năm qua, nông nghiệp Thanh Hóa đã đạt đượcnhững kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Giai đoạn 2011- 2015,tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 4%/năm, sản lượng lương thực hàng nămđạt trên 1,6 triệu tấn [1, tr.7] Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyểndịch theo hướng tích cực; bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tậptrung, chuyên canh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chănnuôi phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp; lâm nghiệp từng bướcchuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế… góp phần

to lớn vào phát triển KT- XH và ổn định an ninh, chính trị

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hóa lớn của Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ những vấn đề bất cập, yếu kém: sảnxuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm bị phân tán, khả năng cạnh tranh thấp;

Trang 4

chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền trên địa bàn Tỉnh;quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cây trồng, vật nuôi diễn ra chậm; ứngdụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống, làm đất, chăm sóc, thuhoạch, bảo quản và chế biến còn hạn chế; năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp,phần lớn sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thựcphẩm Thực tế đó đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục làm sáng tỏ cả về

lý luận và thực tiễn để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cơ cấu lại ngành nôngnghiệp của địa phương, nhằm đem lại hiệu quả tích cực hơn

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: " Tái

cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", làm luận văn Thạc sỹ

chuyên ngành Kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã có nhiều công trình công bố dướicác góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu là:

* Các nghiên cứu về nông nghiệp

Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, "Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI",

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998 Trong nghiên cứu này, trên cơ sở luận giảinhững thách thức nghiêm trọng của thiên nhiên, những khó khăn tiềm ẩn về KT-

XH của nông nghiệp Việt Nam, các tác giả đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ,mục tiêu và một số giải pháp cơ bản để đưa nông nghiệp Việt Nam bước vào thế

kỷ XXI, trong đó xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, hiện đại và bền vữngđược tác giả luận bàn sâu và xem đó là điều cốt lõi để đưa nền nông nghiệp ViệtNam chuyển mình sang thiên niên kỷ thứ ba

Nguyễn Kế Tuấn, "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam - con đường và bước đi", Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2004.

Tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ đánh giá tác động của việc phát triểnnền nông nghiệp theo hướng bền vững đối với nền kinh tế Trên cơ sở đó, tácgiả đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nôngnghiệp và nông thôn nước ta

Trang 5

Vũ Văn Phúc, "Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012 Cuốn sách là tập hợp các bài viết

của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương, cácngành về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Bài báo:"Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững" của Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung, Tạp chí

Kinh tế và Phát triển số 196 (10/2013) Tác giả đã tập trung luận giải một sốthành tựu và thách thức đặt ra cho nước ta khi tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Từ đó, tác giả đưa ra những quan điểm

và định hướng cho phát triển nông nghiệp bền vững, đáng chú ý trong địnhhướng phát triển các tác giả nhấn mạnh đến: chiến lược quy hoạch nôngnghiệp dài hạn, bảo tồn quỹ đất nông nghiệp; tăng cường đầu tư cho nôngnghiệp và thu hút mạnh hơn đầu tư của toàn xã hội vào nông nghiệp, nôngthôn; gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường

* Các nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Luận án tiến sĩ:"Đổi mới hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp" của tác giả Nguyễn Tiến

Dũng, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2002 Trong luận án, tác giả đã phântích quá trình đổi mới chính sách kinh tế, tình hình triển khai thực hiện và sựtác động của chính sách đến sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồngthời đề xuất những phương hướng và giải pháp thích hợp để tiếp tục hoànthiện, đổi mới hệ thống chính sách thêm một bước mới, nhằm đẩy nhanh quátrình chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới

Đề tài:"Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam - Thông tin chung"

của Bùi Tất Thắng, Nxb Khoa học xã hội năm 2009 Trên cơ sở khái quát vấn

đề lý luận chung và những tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tácgiả đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam trongthời kỳ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế Trong đó, bao gồm cả quá trìnhchuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và trong nội bộ ngành; phân tích, khái

Trang 6

quát tác động của những nhân tố mới cả trên thế giới và trong nước với xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.

Luận văn thạc sỹ:"Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền núi Thanh Hóa hiện nay" của tác giả Phạm

Hữu Hùng, Học viện Chính trị, năm 2012 Luận văn đã tập trung làm rõ phạmtrù cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế từ đó đưa ra tính tất yếu phải chuyểndịch cơ cấu ngành trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở khu vực miền núiThanh Hóa Bên cạnh đó, thông qua luận giải, làm rõ thực trạng quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành, tác giả đưa ra một số quan điểm và hệ thống giảipháp cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chuyển dịch cơ cấu ngành theohướng tiến bộ, hiện đại

Luận văn thạc sỹ: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên", của tác giả Nguyễn Khắc Hải, Học viện Chính trị, năm 2015 Luận văn đã

làm rõ lý cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp Trên cơ sởđánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của cả thành tựu và hạn chế củaquá trình CDCCKT nông nghiệp (theo nghĩa hẹp: trồng trọt và chăn nuôi), tác giảđưa ra một số quan điểm và giải pháp để đẩy mạnh quá trình CDCCKT nôngnghiệp tỉnh Hưng Yên đi đúng hướng trong thời gian tới

* Các nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Bài tham luận: "Tái cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam" của

Đặng Kim Sơn, tại hội thảo tái cơ cấu đầu tư công ở Huế, năm 2011 Tác giả

đã khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế ViệtNam; làm rõ thực trạng đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư công Trên cơ sở

đó, tác giả đề xuất giải pháp phân bổ nguồn vốn nhà nước vào lĩnh vực nôngnghiệp, góp phần phát triển nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng

Đặng Kim Sơn, "Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị tăng cao", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012 Trong cuốn sách, tác giả đã làm

rõ những đóng góp của nông nghiệp Việt Nam cho quá trình đổi mới và công

Trang 7

trị cao và một số mô hình tổ chức sản xuất thành công trong nước; chỉ ra nhữngthách thức, khó khăn của nông nghiệp Việt Nam hiện tại và tương lai Trên cơ sở

đó đề xuất quan điểm, định hướng, nội dung tái cấu trúc ngành, vùng trong nôngnghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và các giải pháp chiến lược

Nguyễn Ngọc Toàn và Bùi Văn Huyền, "Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam nhìn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế", Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội 2013 Trong cuốn sách, trên cơ sở làm rõ khái niệm, công cụ và nộidung của tái cơ cấu kinh tế, kinh nghiệm tái cơ cấu của các nước trên thế giới,

từ đó các tác giả tập trung đi sâu phân tích cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấuthành phần kinh tế ở nước ta trong những năm gần đây; xác định quan điểm

và phương hướng tái cơ cấu ngành kinh tế và tái cơ cấu thành phần kinh tế

Thông tin chuyên đề:"Tái cơ cấu kinh tế: một năm nhìn lại" của Trung

tâm thông tin tư liệu - số 3/2013 do Viện Friedrich - Ebert - Stiftung (FES)xuất bản Trong thông tin chuyên đề này đã tập trung làm rõ một số vấn đềnhư: đưa ra quan niệm về tái cơ cấu kinh tế và bối cảnh tái cơ cấu kinh tế củaViệt Nam; thực trạng một năm triển khai tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam; đánhgiá chung sau một năm thực hiện tái cơ cấu và một số bài học rút ra

Thông tin phục vụ lãnh đạo số 8 (534): "Cơ hội và thách thức trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam", của tác giả La Thị Hường,

tháng 4/2014 Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã tập hợp, phân tích sốliệu qua một năm triển khai thực hiện đề án TCCNNN của Việt Nam, tác giả

đã đánh giá những cơ hội và thách thức đến từ cả trong và ngoài nước của quátrình tái cơ cấu Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp cần tập trungthực hiện nhằm khắc phục những hạn chế, những rào cản, để quá trìnhTCCNNN thành công

Bài báo: "Tái cơ cấu nông nghiệp – nhìn từ vựa lúa quốc gia" của tác giả

Trần Hữu Hiệp, Tạp chí Cộng sản, số 98 (2 - 2015) Theo tác giả vấn đềTCCNNN Vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất cần được xem xét từ thựctrạng, những lợi thế so sánh, nhu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng nôngnghiệp trên cơ sở liên kết vùng, từ đó định ra các khuyến nghị chính sách và

Trang 8

đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện

Bài báo:"Cần đột phá khâu trước và sau nông dân trong chuỗi sản xuất nông nghiệp" tác giả Nguyễn Thiện Nhân đăng trên, http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/ Can-dot-pha-khau-truoc-va-sau- nong-dan-trong-chuoi-san-xuat-nong-nghiep/201437.vgp Theo tác giả,

TCCNNN ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết, nhằm tháo gỡ nút thắtđối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Tuy nhiên, để thựchiện thành công đề án đó của Chính phủ, ngành nông nghiệp nước ta cần tậptrung làm tốt 2 giải pháp về quy hoạch, 5 giải pháp về đầu vào và 6 giảipháp về đầu ra, trong đó đáng chú ý như: đẩy nhanh nội địa hóa các yếu tốđầu vào cho nông nghiệp; phát triển các hình thức liên kết doanh nghiệp-nông dân; có chính sách hỗ trợ người nông dân xây dựng thương hiệu sảnphẩm, tăng sức cạnh tranh…

Bài báo:"Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: đâu là nút thắt của các nút thắt" của tác giả Trần Văn Việt đăng trên http://baodientu.chinhphu.vn/Bai-

cua-cac-nut-that/193889.vgp Trên cơ sở tập trung phân tích những khó khăn,rào cản trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay Từ đó tác giả đưa rakiến nghị: muốn gỡ nút thắt của mọi nút thắt trong TCCNNN là Chính phủphải tập trung giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để hợp tác xã củng cố và phát triển

toan-tai-co-cau-nong-nghiep/Tai-co-cau-nganh-Nong-nghiep-Dau-la-nut-that-Bài báo:"Tái cơ cấu nông nghiệp: 5 vấn đề chú ý" của Hồ Văn Hoành,

http://www.bacninhbusiness.gov.vn/Index.aspx?

new=356&item=19&ba=19&tai-co-cau-nong-nghiep 5-van-de-chu-y.html.Trong bài viết, trên cơ sở chỉ ra những tồn tại, yếu kém của sản xuất nôngnghiệp nước ta trong những năm gần đây, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải giáp:Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đội ngũ làm công tác quy hoạch;

tổ chức lại bộ máy quản lý nông nghiệp ở địa phương; đổi mới tư duy, cảithiện môi trường sống cho người nông dân; chuyển đổi cây trồng, vật nuôithích hợp theo hướng xuất khẩu; xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp

Trang 9

cho thích hợp với từng vùng: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hảiđảo.

Các công trình nghiên cứu nói trên, đều ít nhiều liên quan đến hướngnghiên cứu của đề tài theo nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, tác giả có thể kế

thừa, làm tài liệu tham khảo Tuy nhiên, đề tài: " Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", có hướng đi hoàn toàn độc lập, chưa có đề tài nàonghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện dưới góc độ kinh tế chính trị

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của TCCNNN trên địa bàn tỉnh ThanhHóa, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh TCCNNN trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá đúng thực trạng TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chỉ

ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đảm đẩy mạnh TCCNNN trên địabàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch để phân tích, luận giải cơ sở lý luận về TCCNNN,

từ đó đánh giá đúng thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp thực hiệnTCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học Kinh tế chínhtrị là chủ yếu, đó là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lô gíc vớilịch sử Đồng thời kết hợp, vận dung tổng hợp các phương pháp nghiên cứunhư: điều tra, thống kê, khảo sát thực tế, so sánh, phân tích, tổng hợp

6 Ý nghĩa của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp tài liệu tham khảo choquá trình TCCNNN của Tỉnh đi đúng hướng, đem lại hiệu quả cao

- Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy cho những ai quan tâm đến vấn đề này

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 1.1 Nông nghiệp và cơ cấu ngành nông nghiệp

1.1.1 Những vấn đề chung về nông nghiệp

* Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai

để trồng trọt và chăn nuôi; khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu và nguyênliệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu chocông nghiệp Hiện nay vẫn còn tồn tại hai quan niệm khác nhau về nông nghiệp:

Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm hai phân ngành chính là: trồng trọt

và chăn nuôi Trong trồng trọt được phân ra: cây lương thực, cây công nghiệplâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây dược liệu… thỏa mãn nhu cầu lươngthực, thực phẩm cho con người, gia súc, gia cầm và nguyên liệu cho công nghiệpchế biến Chăn nuôi bao gồm: gia súc, gia cầm, nuôi ong, nuôi tằm… đáp ứngnhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người; nguyên liệucho công nghiệp và một phần làm dược liệu bào chế thuốc chữa bệnh… Giữachúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trồng trọt cung cấp thức ăn cho chănnuôi, đảm bảo chăn nuôi phát triển, ngược lại chăn nuôi cung cấp phân bón, sứckéo để tăng sức sản xuất

Theo nghĩa rộng, nông nghiệp là tổ hợp các phân ngành sản xuất gắn liền

với các quá trình sinh học, bao gồm tất cả các ngành sản xuất có đối tượng tácđộng là cây trồng, vật nuôi gắn liền với yếu tố tự nhiên Như vậy, ngoài hai phânngành trồng trọt và chăn nuôi, nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâmnghiệp và thủy sản

Lâm nghiệp là ngành kinh tế được hình thành và hoạt động trên cơ sởvai trò chức năng và tác dụng của rừng, đất lâm nghiệp đối với đời sống

KT - XH trên cơ sở những phương thức sản xuất và tổ chức kinh tế nhất định

Trang 12

Bao gồm các ngành: trồng, chăm sóc bảo vệ rừng; khai thác rừng và dịch vụlâm nghiệp

Thủy sản là ngành kinh tế hình thành trên cở sở các hoạt động khai thác

và nuôi trồng thuỷ, hải sản Các ngành của thủy sản bao gồm: khai thác; nuôitrồng và dịch vụ thủy sản

Như vậy, quan niệm về nông nghiệp theo cách hiểu này có tác dụng làmcho sản xuất nông nghiệp không bị phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện Nhờ

đó mà nhiều tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta đượcđầu tư sản xuất, khai thác, sử dụng có hiệu quả Và trên cơ sở đó, trong luận văncủa mình tác giả cũng tiếp cận vấn đề nông nghiệp theo nghĩa rộng của nó

* Vai trò của nông nghiệp

Dưới góc độ là một lĩnh vực sản xuất vật chất trong cơ cấu nền kinh tếquốc dân, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất ra đời sớm nhất Là một tronghai ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp và côngnghiệp), nông nghiệp là ngành đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xãhội; thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chếbiến; hệ thống rừng còn có vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, giữđất, điều hòa dòng chảy… Ngoài ra, khi sản xuất nông nghiệp phát triển đến mộttrình độ nhất định, sẽ là tiền đề để cho các ngành kinh tế khác ra đời và pháttriển, C.Mác khẳng định: "Lao động nông nghiệp là cơ sở tự nhiên không phảichỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nôngnghiệp, mà còn là cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác thànhnhững ngành độc lập, và do đó nó là cái cơ sở tự nhiên cho giá trị thặng dưđược tạo ra ở các ngành đó" [28, tr.33]

Ngày nay các nước trên thế giới dù là nước phát triển hay đang pháttriển và chậm phát triển cũng đều quan tâm đến phát triển nông nhiệp vớinhững mức độ khác nhau Đối với những nước nền kinh tế còn lạc hậu khinạn đói và suy dinh dưỡng đang đe dọa đến sự tồn vong và phát triển củaquốc gia, dân tộc thì điều quan tâm hàng đầu của những nước này là phát triển

Trang 13

được từ một nền nông nghiệp chỉ đủ nuôi sống cho dân cư của đất nước ởmức độ không đói và đủ dự trữ tối thiểu Một nền nông nghiệp đem lại sựgiàu có trong thời hội nhập phải là một nền nông nghiệp hàng hóa đa canh,năng suất, chất lượng cao ở các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản trong cáclĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và phải hướng mạnh vào xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc gắn bóchặt chẽ, hữu cơ với nền văn minh nông nghiệp Do vậy, vai trò của kinh tếnông nghiệp rất quan trọng trong đời sống KT- XH Chủ tịch Hồ Chí Minhngười khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, rất coi trọng nôngnghiệp Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Người đã viết: "Việt Nam

là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làmgốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nôngdân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước tagiàu, nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh" [29, tr.215] Từ đó người khẳngđịnh: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấyviệc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính" [31, tr.180] Từ nhữngthành tựu cũng như những hạn chế của 30 năm đổi mới đất nước có thể rút

ra những những vấn đề sau đây: Thứ nhất, những tìm tòi và đột phá về phát

triển kinh tế ở Việt Nam trên thực tế phần lớn đều khởi phát từ nông

nghiệp; Thứ hai, muốn thoát nghèo đi lên không thể không bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn; Thứ ba, người nông dân chủ thể của nông nghiệp, cần

được bảo vệ và thụ hưởng lợi ích từ sự phát triển chứ không phải là đốitượng để ban phát từ thiện

1.1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp

Thực tiễn đã chứng minh, khi LLSX phát triển đến một trình độ nhấtđịnh sẽ dẫn đến sự PCLĐXH và ngược lại sự phân công lao động diễn ramạnh mẽ lại càng thúc đẩy LLSX phát triển Trên cơ sở phát triển của sảnxuất xã hội, tất yếu sẽ phân chia thành các ngành nghề, các lĩnh vực theo tínhchất sản phẩm Chính sự PCLĐXH và mối quan hệ tương tác giữa các ngành,các lĩnh vực là cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế

Trang 14

Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ khác nhau: cơ cấu ngànhkinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế Trong đó, cơ cấu

ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất Theo đó, Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế Nó phản ánh phần

nào trình độ PCLĐXH của nền kinh tế và trình độ phát triển chung củaLLSX Cơ cấu ngành phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu thể hiện sựchuyên môn hóa, xã hội hóa cao trong lao động Cơ cấu ngành kinh tế củamột quốc gia được chia ra thành 3 nhóm ngành chính:

Ngành nông nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Ngành công nghiệp và xây dựng

Ngành dịch vụ: thương mại, bưu điện, du lịch, ngân hàng

Các nhóm ngành trong cơ cấu của nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽvới nhau Khi LLSX chưa phát triển thì trong cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệpthường chiếm tỷ trọng cao, còn ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọngthấp Ngược lại khi nền khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành sản xuấtvật chất ngày càng giảm tỷ trọng để nhường chỗ cho ngành sản xuất phi vật chấtthì tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi đáng kể, thay thế vào đó là sự tăng tỷtrọng của ngành dịch vụ và công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế

Từ những phân tích về cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế trên đây

có thể rút ra quan niệm về cơ cấu ngành nông nghiệp như sau: Cơ cấu ngành nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất của các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; các mối quan hệ tương tác này không ngừng hoàn thiện và phát triển trong sự ổn định tương đối, tác động và tùy thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố, được xác định bằng các quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng.

Như vậy cơ cấu ngành nông nghiệp là một tổng thể bao gồm mối quan

hệ tương quan giữa các yếu tố của LLSX và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vựcnông, lâm nghiệp, thủy sản trong khoảng thời gian, không gian và điều kiện

Trang 15

Một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải là

cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp

và đáp ứng các điều kiện sau: phù hợp với quy luật khách quan; tạo ra khảnăng huy động, khai thác sử dụng cao nhất, có hiệu quả nhất các nguồn lực(vốn, lao động, công nghệ trong khu vực nông nghiệp), đáp ứng yêu cầu

mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế; trên cơ sở đó xây dựng một nền nôngnghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, phát triển bền vững gắn với bảo vệ

môi trường Theo đó, cần phải đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ giữa

hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trong việc xác lậpmột cơ cấu ngành nông nghiệp mới

Hiệu quả kinh tế Nó được thể hiện ở mức lợi nhuận thu được tính trên

một đồng vốn đầu tư đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp,hoặc mức thu nhập trên đồng vốn đầu tư của các hộ gia đình sản xuất nôngnghiệp Nếu xem xét trên tầm vĩ mô, hiệu quả kinh tế được thể hiện một cáchchung nhất ở tốc độ tăng trưởng hàng năm của sản xuất nông nghiệp Đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân luôn làmục đích đầu tiên của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệpnói riêng Vì vậy, mọi vấn đề về đổi mới sản xuất, công nghệ, thiết bị hoặcchuyển dịch cơ cấu đều phải quán triệt quan điểm lấy hiệu quả kinh tế làmthước đo đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp

Hiệu quả xã hội Được thể hiện ở mức độ giải quyết các vấn đề lao

động, việc làm, thu nhập của dân cư nông nghiệp, cũng như các vấn đề trật tự,

an toàn xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hoá và xác lập cơ cấu ngànhnông nghiệp một cách hợp lý Đô thị hoá nhanh gây căng thẳng về lao động

và việc làm do suy giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp Tác động củaviệc thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ làm cho một bộ phận nông dângiàu lên nhanh chóng nhưng cũng làm cho một bộ phận nông dân khác thấtnghiệp, nghèo đi hoặc vi phạm tệ nạn, kỷ cương pháp luật, tiềm ẩn nguy cơkém bền vững cho sự phát triển KT - XH Do vậy, một cơ cấu nông nghiệphợp lý, hiện đại phải gắn được hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Việc tạo

Trang 16

ra một môi trường xã hội tốt, ổn định, công bằng, lành mạnh sẽ góp phầnquan trọng phát huy ưu thế của các nông sản phẩm trên thị trường.

Hiệu quả môi trường Quá trình xác lập cơ cấu ngành nông nghiệp

cũng tạo ra một vấn đề nan giải cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư

là vấn đề ô nhiễm môi trường Việc các sản phẩm có năng suất và giá trị kinh

tế cao, người dân có việc làm, đời sống được cải thiện sẽ không có ý nghĩanhiều nếu kéo theo nó là sự tăng lên của số lượng chất thải, vấn đề ô nhiễm vàngộ độc thực phẩm Chính vì vậy, khi xem xét cơ cấu kinh tế nông nghiệp đó

có hợp lý, tiến bộ hay không cũng phải quán triệt quan điểm hiệu quả môitrường Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môitrường chính là nhằm thực hiện quan điểm trên Ngược lại, giải quyết tốt cácvấn đề về môi trường sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả

xã hội trong sản xuất nông nghiệp

1.2 Quan niệm, nội dung và vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1.2.1 Quan niệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

* Quan niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo quan điểm của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầutư- cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh

tế của cả nước (được UBND tỉnh Thanh Hóa trích dẫn), thì: Tái cơ cấu kinh tế

là quá trình thay đổi tỷ trọng, vị trí các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế vàhình thành các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Tái cơ cấukinh tế có thể được hình thành tự nhiên trong quá trình phát triển cũng có thểđược hoạch định để chuyển dịch theo một chiến lược được định trước Quátrình tác động để đạt mục tiêu này gọi là tái cơ cấu nền kinh tế [59, tr.1]

Để giải quyết những khó khăn và hạn chế của sản xuất nông nghiệp,thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững thì việc chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng, TCCNNN là một yêu cầu tất yếu và rất cần thiết đối với nước ta

Trang 17

nghiệp" hiện đang được sử dụng khá phổ biến và trở thành chủ đề nóng để đem

ra tìm hiểu, bàn luận trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng Xung quanhvấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, đó là:

Thứ nhất, TCCNNN được xem như là những thay đổi có tính bước

ngoặt về cơ chế, chính sách kinh tế để đạt được những mục tiêu KT - XH đặt ratrong sản xuất nông nghiệp Với quan niệm này, khái niệm TCCNNN có nghĩagần với khái niệm cải cách kinh tế hay đổi mới kinh tế Cũng theo đó, TCCNNNđược dùng để chỉ những thay đổi lớn về cơ chế, chính sách, không chỉ là nhữngđiều chỉnh chính sách kinh tế ở quy mô nhỏ mà chúng ta thường gặp

Thứ hai, TCCNNN là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan

hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định.Nghĩa là trên cơ sở các quy luật kinh tế khách quan, chủ thể kinh tế sử dụngcác công cụ và chính sách kinh tế để tác động, điều chỉnh nhịp độ phát triểnnền nông nghiệp sao cho đem lại hiệu quả cao nhất gắn với bảo vệ môi trườngtheo các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường đã đề ra trong phát triển nôngnghiệp Như vậy, quan niệm này cho rằng thực hiện TCCNNN không chỉ làmthay đổi quy mô, tỷ trọng giữa các bộ phận, mà còn làm thay đổi vị trí, vai trò

và mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận đó Quan niệm này mới chỉ đề cậpđược sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, mà chưa phân biệt được việcthực hiện TCCNNN

Thứ ba, TCCNNN chính là quá trình thực hiện việc chuyển dịch, quá

trình thay đổi của cơ cấu ngành nông nghiệp cũ bằng một cơ cấu kinh tế mới,phù hợp hơn Trên cơ sở lý luận rằng, phát triển kinh tế nông nghiệp là quátrình vận động liên tục, không ngừng của các bộ phận kinh tế và điều đó cũnglàm cho cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi hay là sự chuyển dịch của cơ cấungành nông nghiệp trong nền kinh tế Theo quan niệm này, TCCNNN sẽtrùng với quan niệm là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấungành kinh tế

Thứ tư, TCCNNN là qúa trình Chính phủ chủ động thực hiện chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đó là việc Chính phủ sử dụng chính sách

Trang 18

hay biện pháp quản lý tác động trực tiếp vào các yếu tố đầu vào của sản xuấtnông nghiệp (vốn, lao động, công nghệ) để có được một cơ cấu kinh tế mớiphù hợp hơn, vững chắc hơn.

Như vậy, trên mỗi góc độ tiếp cận cơ cấu ngành nông nghiệp đều có cácquan điểm khác nhau về thực hiện TCCNNN Tuy nhiên, theo tác giả có thể

hiểu: TCCNNN là quá trình cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hoạt động sản xuất, xác định lại mục tiêu, chiến lược, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực cần đạt được trong sản xuất nông nghiệp.

* Quan niệm TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Quan niệm TCCNNN đã trình bày ở trên là cái chung nhất, bao quátnhất ở tầm quốc gia Còn tùy theo điều kiện, đặc điểm của từng địa phươngthì quá trình TCCNNN được cụ thể hóa thành những nội dung phù hợp

Theo đó, TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là việc tổ chức, sắp xếp lại quá trình sản xuất nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chiều sâu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong xu hướng hội nhập hiện nay.

Từ quan niệm trên đã chỉ ra một số vấn đề sau:

Chủ thể tiến hành TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là Tỉnh ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tỉnh Thanh Hóa, các chủ thể kinh tế và các cơ quan có liên quan, trong

đó người nông dân có vai trò rất quan trọng, là người trực tiếp tham qua vàoqúa trình này

Mục đích tái cơ cấu là tổ chức, sắp xếp lại nền nông nghiệp củaThanh Hóa theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn trên tất cả các yếu

tố liên quan tác động đến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp, từ quyhoạch, cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến; tổ chức sản xuất, chuỗi cungứng dịch vụ sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ Trên cơ

sở đó, từng bước không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất và

Trang 19

TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không chỉ đơn thuần là việcthay đổi tỷ trọng giữa nông, lâm nghiệp, thủy sản hay giữa trồng trọt và chănnuôi mà bên cạnh đó còn tập trung đổi mới, cải cách mô hình sản xuất kinhdoanh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.Đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn đầu tư,KH&CN, lực lượng lao động Đó là những nội dung cốt lõi thực hiện mụctiêu TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để thực hiện thành công TCCNNN bao gồm nhiều biện pháp, trong đócần phải kể đến như: điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lại quá trình sản xuất, huyđộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tổ chức thực hiện đồng bộ,hiệu quả hệ thống biện pháp cụ thể

Cơ chế thực hiện tái cơ cấu: tuân theo cơ chế thị trường có quản lý củaNhà nước, gắn xây dựng nông thôn mới và chủ động hội nhập quốc tế

1.2.2 Nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

* Tái cơ cấu các phân ngành trong nông nghiệp

Đây là nội dung cốt lõi trong TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh hóa.Bởi lẽ, thực chất TCCNNN là việc tổ chức, sắp xếp lại quá trình sản xuất kinhdoanh các phân ngành trong nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tiễncủa địa phương và xu hướng phát triển chung của cả nước trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Nếu quá trình này diễn ra đúng hướng sẽ đem lại hiệuquả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện một bước đang kể đờisống người nông dân Cụ thể như sau:

Về trồng trọt Tái cơ cấu theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập

trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở pháthuy các sản phẩm lợi thế của Tỉnh Đồng thời, áp dụng các biện pháp thâm canhbền vững, đẩy mạnh ứng dụng KH& CN, đặc biệt là công nghệ cao, giống mớinhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu Tập

Trang 20

trung phát triển công nghệ sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổnthất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng có thế mạnhphát triển hàng hóa, phục vụ công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng củaTỉnh Bao gồm 07 sản phẩm trồng trọt có lợi thế như: cây lúa, cây ngô, rau antoàn, hoa và cây cảnh, cây mía, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi [58, tr.33]

Về chăn nuôi Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát

triển chăn nuôi tập trung công nghiệp, trang trại, gia trại, hỗ trợ chăn nuôinông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp

để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân Chuyển dần chăn nuôi từ vùngmật độ dân số cao (vùng đồng bằng: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn,

Hà Trung, Đông Sơn, Vĩnh Lộc…) đến nơi có mật độ dân số thấp (vùng trung

du, miền núi: Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành…),hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư Khuyến khích ápdụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâutrong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năngsuất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; giảm thiểu ô nhiễmmôi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngoài ra cần làm tốt công tác giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả,tăng cường dịch vụ thú y, áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giátrị, phát triển công nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm Tập trung phát triển 05sản phẩm chăn nuôi có lợi thế của Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chếbiến, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như:chăn nuôi bòsữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu và phát triển con nuôiđặc sản (lợn sữa xuất khẩu, gà ri, lợn mán, lợn rừng…) [58, tr.36]

Về lâm nghiệp Tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong

tổng diện tích rừng của Tỉnh, phát triển rừng sản xuất thành một hướng điquan trọng đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng;làm tốt công tác giao đất, giao rừng cho người dân Nâng cao hiệu quả kinh tế

Trang 21

sản phẩm từ khai thác gỗ non sản xuất dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạovùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ.

Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diệntích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bềnvững; điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theohướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu tạo điều kiện tăng thu nhập chongười làm nghề rừng

Bảo vệ diện tích rừng phòng hộ hiện có, tỉa sưa, trồng bổ sung hoặclàm giàu diện tích rừng trồng bằng cây bản địa tán rộng, ưu tiên đầu tưtrồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn, chăn sóng, lấn biển… Phát triển vàtăng cường quản lý rừng đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, bảo đảm đa dạng sinhhọc và các mô hình bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấpcác dịch vụ môi trường; khuyến khích phát triển mô hình kết hợp chănnuôi, trồng cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ với trồng rừng và khai thác rừngbền vững để tăng thu nhập

Về thủy sản Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực,

có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, rô phi, ngao, các loại cátrên hồ nước lớn Đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơhội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quytrình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành; ưu tiênđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở các huyện: Nga Sơn,Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia…

Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản gần bờ, khuyến khích hoạt độngđánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác các đối tượng có giá trịkinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt Từng bước chuyển từ khai thác bằng các tàu

có công xuất nhỏ, hoạt động gần bờ sang khai thác bằng tàu có công suất lớn, xa

bờ Tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, bảo quản, chếbiến nâng cao giá trị, giảm tổn thất và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 22

* Tái cơ cấu các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp

Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hànghóa có quy mô lớn và hiện đại Nhưng trên thực tế sản xuất nông nghiệp củaThanh Hóa vẫn còn manh mún, nhỏ lẽ, giá trị kinh tế thấp Chính điều này,đòi hỏi Tỉnh phải đẩy mạnh phát triển hơn nữa các mô hình sản xuất, kinhdoanh nông nghiệp thực sự có hiệu qủa Cụ thể:

Về phát triển mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ và hình thành chuỗi giá trị Cần đẩy nhanh công tác đổi điền,

dồn thửa, tạo cơ sở hành lang pháp lý để xây dựng các cánh đồng mẫu lớn,các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các trang trại quy mô lớn để cungcấp nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản ở địa phương.Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm đối tác, liên kết sản xuất giữanhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng và người nông dân tạo nên tính bềnvững trong sản xuất nông nghiệp

Về phát triển mô hình nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao Cần

được áp dụng nhanh chóng và đồng bộ những thành tựu của KH&CN, nhất làcông nghệ cao ở tất cả các khâu, trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâmnghiệp, thủy sản Theo đó, cần có những biện pháp thay thế các giống cây trồng,vật nuôi dài ngày, dễ nhiễm bệnh, năng suất, chất lượng thấp bằng các giống mới

có năng suất cao hơn, sức chịu đựng tốt hơn và đảm bảo nhu cầu của thị trường.Bên cạnh đó, cần từng bước đẩy mạnh việc cơ giới hóa vào sản xuất nôngnghiệp; đầu tư hệ thống tưới tiêu đầy đủ và đồng bộ; tăng cường công nghệ sauthu hoạch, bảo quản, chế biến gắn với phát triển các vùng nguyên liệu

Về phát triển mô hình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch và nông nghiệp thân thiện với môi trường Cần đẩy mạnh việc xây dựng mô hình sản

xuất nông, lâm ngiệp, thủy sản theo tiêu chuẩn ViêtGAP (ViêtGAP đượcbiên soạn dựa theo ASEAN GAP đề cập đến 4 hợp phần: (1) An toàn thựcphẩm; (2) Quản lý môi trường; (3) Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người laođộng; (4) Chất lượng sản phẩm), trong sản xuất các vùng rau an toàn; nuôi

Trang 23

trồng và đánh bắt thủy, hải sản; các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung,quy mô lớn, được đầu tư tốt đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về khoa học, kỹthuật và vệ sinh an toàn thực phẩm

* Tái cơ cấu các thành phần kinh tế trong phát triển nông nghiệp

Để quá trình TCCNNN trên địa bàn Tỉnh đi đến thành công, đạt đượcnhiều thành tựu đòi hỏi phải huy động, tổ chức, xắp xếp lại các thành phầnkinh tế tham gia trong sản xuất nông, lâm, nghư nghiệp một cách hợp lý, hiệuquả Theo đó, cần phải tập trung vào một số nội dung sau:

Chuyển dần từ trọng tâm phát triển kinh tế hộ trong sản xuất nôngnghiệp sang phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp đểnâng cao năng suất, chất lượng, tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp,

vừa bảo đảm khắc phục được tình trạng "được mùa rớt giá" vừa đảm bảo

đúng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch

Phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình từng bướcđổi mới tư duy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp cho nhân dân địa phương; pháttriển hợp xã kiểu mới; tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển về cả sốlượng và chất lượng; có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanhnghiệp tư nhân đầu từ vào trong lĩnh vực nông nghiệp

* Tái cơ cấu các nguồn lực trong phát triển nông nghiệp

Các nguồn lực có vai trò rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế nóichung, ngành nông nghiệp nói riêng Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu trongTCCNNN là tạo ra giá trị gia tăng cao cần phải huy động, phân bổ và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực (lực lượng lao động, vốn, khoa học và côngnghệ, ) cho phát triển nông nghiệp

Lực lượng lao động, cần tập trung vào các nhiệm vụ: đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến nghư; hướng dẫn,tập huấn nâng cao tay nghề cho người nông dân, để họ thực sự làm chủ khoahọc kỹ thuật, chủ động trong cả chu kỳ sản xuất: lựa chọn giống, chăm sóc,thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; từng bước chuyển lực lượng laođộng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn

Trang 24

Vốn đầu tư, trước mắt cần tập trung sử dụng tiết kiệm và có hiệu quảcác nguồn vốn đã và đang đầu tư vào nông nghiệp thông qua các dự án Tiếpđến cần có chính sách phù hợp để cấu trúc lại cơ cấu đầu tư từ nguồn ngânsách của nhà nước, mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực

xã hội như: vốn tập thể, vốn tư nhân Đồng thời điều chỉnh các dự án đầu tưvào các ngành hàng mà địa phương có lợi thế, khâu sau thu hoạch, chế biếnnhằm tạo ra giá trị giá tăng cao

Khoa học công nghệ, cần tập trung làm tốt công tác nghiên cứu, ứngdụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ nhất là công nghệsinh học trong tất cả các khâu của chuỗi sản xuất nông nghiệp

* Tái cơ cấu vùng sản xuất nông nghiệp

Do nằm ở vị trí địa lý khá đặc biệt so với các địa phương khác trong cảnước Thanh Hóa có kết cấu cả: vùng biển và ven biển; vùng đồng bằng; vùngtrung du và miền núi Do vậy, TCCNNN trên địa bàn Tỉnh phải nắm chắcđiều kiện riêng có này, để thiết kế, xây dựng và tổ chức TCCNNN theo vùngsản xuất cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nôngnghiệp Do đó, tái cơ cấu theo vùng sản xuất có thể phát triển theo hướng sau:

Vùng biển, hình thành các đội tàu có quy mô lớn để đánh bắt xa bờ,

ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác thủy hải sản; quản lý khai tháctheo kích cỡ, khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờnhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản

Vùng ven biển, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng nhân rộng mô hình

nuôi thương phẩm các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với thổnhưỡng và khí hậu; làm tốt công tác cung cấp giống đảm bảo chất lượng chonuôi trồng Mở rộng diện tích trồng cói

Vùng đồng bằng, thực hiện dồn điền, đổi thửa hình thành các cánh

đồng mẫu lớn trong sản xuất cây lúa Phát triển vùng chuyên canh các câycông nghiệp ngắn ngày: ngô, lạc, vùng rau an toàn, hoa, cây cảnh Chú trọng

Trang 25

và đẩy mạnh chăn nuôi: lợn hướng nạc, gà lông màu và con nuôi đặc sản (lợnsữa xuất khẩu, gà ri, vịt )

Trung du và miền núi, phát triển, mở rộng diện tích và nâng cao sản

lượng các vùng nguyên liệu: cây mía thâm canh; cây ăn quả; cây lâm nghiêp:tre, luồng, nứa Thu hút đầu tư để phát triển các dự án chăn nuôi: bò sữa, bòthịt chất lượng cao

1.2.3 Vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

* Cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả những tiềm năng vốn có, để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh

Thanh Hóa vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp Khu vực nông nghiệp,nông thôn là nơi chứa đựng tiềm năng to lớn về phát triển nông, lâm nghiệp,thủy sản (có diện tích đồng bằng đứng thứ ba cả nước; có kết cấu địa lý baogồm cả: vùng biển và ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi; dân số đôngtạo ra lực lượng lao động dồi rào và thị trường tiêu thụ rộng lớn…) Do vậy,việc thực hiện TCCNNN sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa lớn, hiện đại phát triển Trên cơ sở đó, tạo ra một khối lượnghàng hóa dồi dào, với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có giá trị kinh tế caophục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng về xuất khẩu để tăng thungân sách cho địa phương Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện ngànhnông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh TCCNNN sẽ góp phần phân công lạilao động trên địa bàn Tỉnh theo hướng ngày càng tăng lực lượng lao độngtrong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trong lĩnh vực nôngnghiêp Trong nông nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực chăn nuôi,lâm nghiệp, thủy sản và giảm lao động trong lĩnh vực trồng trọt Như vậychính quá trình TCCNNN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, khaithác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, cung ứng lao động, nguyên liệu,thị trường và tạo ra nguồn vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn trên địa bàn Tỉnh

Trang 26

* Góp phúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động và xóa đói, giảm nghèo nhất

là địa bàn trung du, miền núi

Mục tiêu TCCNNN của tỉnh Thanh hóa là hướng tới phát triển nhiềungành nghề trên địa bàn nông thôn như: công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủcông nghiệp (làm chiếu, mây, tre đan…), các ngành nghề phục vụ nông nghiệp(giống, phân bón, thuốc trừ sâu…), dịch vụ đánh bắt thủy hải sản (đóng tàu, dịch

vụ đường thủy), trồng và khai thác rừng… Với sự đa dạng này sẽ góp phần thúcđẩy LLSX trên địa bàn nông thôn phát triển, nâng cao năng xuất lao độngkhông chỉ riêng của kinh tế nông nghiệp mà còn kể đến các ngành nghề có liênquan đến nông nghiệp Từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng nhanh và

ổn định, người lao động sẽ có cơ hội lớn hơn trong tìm kiếm việc làm ngay trênđịa bàn nông thôn Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thanh Hóa làđịa phương có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, sẽ khắc phục được tìnhtrạng người lao động trong Tỉnh phải ra các thành phố lớn tìm kiếm việc làm.Khi kinh tế nông nghiệp phát triển đời sống người lao động ngày càng đượcnâng cao, các mục tiêu xóa đói giảm nghèo sẽ được thực hiện nhất là vùng sâu,vùng xa, những nơi mà tỷ lệ hộ đói nghèo còn chiếm tới gần 50% [16]

* Góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh

TCCNNN thực chất là cơ cấu lại, tổ chức lại quá trình sản xuất nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại giá trị gia tăng cao Và suy đếncùng, mục đích của nó không gì khác là là phát triển LLSX trên địa bàn nôngthôn chuyển từ lao động thủ công, truyền thống sang lao động có tay nghềcao, áp dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Khi LLSX pháttriển tất yếu dẫn tới sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nôngthôn cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX

Thực tế ở Thanh Hóa cho thấy sự phát triển của ngành nông nghiệp đã

có tác dụng to lớn trong việc lôi cuốn, dẫn dắt các hộ gia đình nông dân phát

Trang 27

triển sản xuất Trong quá trình TCCNNN, tất yếu sẽ nảy sinh các mối quan hệhợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh Từ sản xuất nguyên liệu, chếbiến, tiêu thụ sản phẩm đến cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ đềuxuất hiện những đòi hỏi khách quan, và điều kiện cụ thể để hình thành quan

hệ hợp tác và hợp tác xã Tuy nhiên, đó phải là mô hình hợp tác xã kiểu mớinhằm phục vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh ở các vùng nguyên liệu chuyêncanh và hộ gia đình nông dân Quá trình TCCNNN cũng đặt ra đòi hỏi sự kếthợp giữa hộ nông dân, nông trường, cơ sở chế biến, hợp tác xã nông nghiệpvới các trung tâm nghiên cứu khoa học trên địa bàn Tỉnh Chính vì vậy, xéttrên góc độ nào đó, những kết quả đạt được trong quá trình TCCNNN cũngchính là sự tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn

* Góp phần hạn chế những khó khăn, thách thức đối với nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là điều kiện hết sức thuận lợi chonền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa nói riêng pháttriển Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập của kinh tế nông nghiệp ThanhHóa cũng đặt ra những thách thức, đó là: hàng hóa nông sản sẽ khó cạnhtranh trên thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường thế giới; vấn đềgiải quyết việc làm cho người lao động càng trở lên bức thiết; sự phân hóagiàu nghèo ngày càng roãng ra, một bộ phận nhân dân thiếu tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhất là vùng sâu vùng xa, khuvực kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp Cùng với đó là các vấn

đề tiêu cực nảy sinh trên địa bàn nông thôn: tệ nạn xã hội, tham ô, thamnhũng liên quan đến đất đai… Chính vì vậy, đẩy mạnh phát triển ngànhnông nghiệp theo lộ trình tái cơ cấu mà địa phương đã xác định, một mặt sẽgóp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, tăng thu ngân sách cho địaphương, mặt khác hạn chế, đẩy lùi những tác động tiêu cực kể trên

Ngân sách địa phương tăng đó là điều kiện thúc đẩy đầu tư phúc lợi

xã hội như xây dựng trường học, trạm xá, xóa nhà tranh tre, xây dựng nhà

Trang 28

tình nghĩa, hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn phát triển kinh tế… Bên cạnh

đó TCCNNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng tiến bộ giải quyết việc làm cho người lao động, tập trung nguồn lựccho sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thônmới xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Tỉnh

*

* *

TCCNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đượcxem như là một liệu pháp tích cực nhằm từng bước vực dậy nền sản xuấtnông nghiệp đang có dấu hiệu sa sút Thực chất của TCCNNN là quátrình tổ chức, sắp xếp lại sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cho hợp lý

để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiệnđại và hội nhập

Thanh Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp.Chính vì vậy, TCCNNN có vai trò rất quan trọng, một mặt tạo điều kiện choviệc khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh về phát triểnnông nghiệp, mặt khác lại thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtiến bộ của Tỉnh hiện nay là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷtrọng của nông nghiệp; trong nông nghiệp tăng tỷ chăn nuôi, lâm nghiệp, thủysản, giảm tỷ trọng của trồng trọt…

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề liên quan đến nông nghiệp nói chung,

cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nội hàm của TCCNNN trên địa bàn tỉnh ThanhHóa, tác giả tập trung luận giải vai trò và nội dung của quá trình TCCNNN ởtỉnh Thanh Hóa bao gồm: tái cơ cấu phân ngành nông nghiệp; tái cơ cấu môhình sản xuất; tái cơ cấu theo thành phần kinh tế; tái cơ cấu các nguồn lực; tái

cơ cấu theo vùng sản xuất trong nông nghiệp Từ đó làm cơ sở để tác giả đánhgiá đúng thực trạng TCCNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ở chương 2

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

* Về vị trí, địa lý

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích 11.129,48 km2, dân số (năm 2015) xấp xỉ3,5 triệu người; thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ Đô Hà Nội khoảng 153

km về phía Nam theo quốc lộ 1A, có toạ độ: 19018 đến 200 00 vĩ độ Bắc,

104022 đến 106004 kinh độ Đông Ranh giới phía Bắc giáp tỉnh: Ninh Bình,Hoà Bình và Sơn La; phía Nam giáp Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn(Lào); phía Đông là Vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km [61, tr.5] Với

vị trị địa lý khá thuận lợi, sẽ tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư, lao động,chuyển giao KH& CN, phát triển các loại hình dịch vụ… tác động trực tiếpđến tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, TCCNNN trên địa bàn Tỉnh nói riêng

* Về địa hình

Thanh Hoá có xu thế thấp dần từ tây sang đông, chia thành ba vùng rõ rệt:Vùng núi và trung du, gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi TrườngSơn phía Nam Độ cao trung bình vùng núi từ 600 đến 700m so với mặt nướcbiển, độ dốc trên 250 Vùng trung du có độ cao trung bình 150 đến 200 m so vớimặt nước biển, độ dốc từ 150 đến 200 Mặc dù là vùng có địa hình phức tạp,nhiều núi cao chia cắt gây trở ngại cho phát triển kinh tế- xã hội, nhưng nơi đâylại có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng (có hơn 550 nghìn ha đất rừng),cây công nghiệp (mía, dứa, cao su ), chế biến nông, lâm sản và nhất là hìnhthành các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao…[61, tr.7]

Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, chủ yếu được bồi tụ bởi sông

Mã, sông Yên và một số sông khác Độ cao trung bình từ 5- 15m so với mặtnước biển, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập Một số nơi có địa

Trang 30

hình trũng, độ cao trung bình 0- 1m Có có sở hạ tầng khá tốt, vị trí địa lýthuận lợi giao lưu trong và ngoài tỉnh, có tiềm năng phát triển nông nghiệpvới đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tuy nhiên qũi đất ngày càng trở nên hạnchế do mật độ dân cư đang ngày càng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đếnkhâu quy hoạch phát triển nông nghiệp [61, tr.7].

Vùng ven biển có địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu là đất sa bồi và đấtcát, có độ cao trung bình từ 3 - 6m Bờ biển dài và tương đối bằng phẳng, cónhững vùng đất khá rộng lớn cho việc lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản (tôm,ngao…) Tuy nhiên, vùng ven biểu hiện đang chịu tác động nhiều từ các quátrình động lực biển như triều dâng, mặn hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến sảnxuất nông nghiệp

* Về khí hậu

Thanh Hoá nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùađông lạnh và có một thời kỳ gió Phơn tây nam (gió Lào) vào mùa hạ, gây bất lợicho sản xuất và đời sống Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23- 240c ở vùngđồng bằng và giảm dần khi lên vùng núi Lượng mưa phân bố không đều trêncác vùng lãnh thổ, trung bình hàng năm từ 1600- 2200mm, số ngày mưa từ 130-

150 ngày, các tháng có nhiều mưa lũ là từ tháng 8- 10, tập trung đến 60- 80%lượng mưa cả năm nên dễ gây ra lũ lụt [61, tr.8] Với đặc điểm khí hậu, thời tiếtnhư vậy là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Song việc tổ chức sảnxuất, bố trí cây trồng, vật nuôi trong thực hiện TCCNNN cũng phải chú ý đếncác hiện tượng bất lợi như: bão, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán…

* Về tài nguyên đất canh tác

Diện tích đất tự nhiên của Thanh Hoá là 1.112.948 ha Trong đó gồm

10 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau Các nhóm đất có diện tíchtương đối lớn bao gồm:

Đất đỏ vàng, diện tích khoảng 637.704 ha chiếm 57% diện tích đất tự

nhiên toàn Tỉnh, Nhóm này thường phân bố ở các huyện miền núi, trung dunhư Quan hoá, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch

Trang 31

nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày như: cao su, cà phê, che,cam, chanh, quế, luồng, nứa [61, tr.8].

Đất đỏ nâu, diện tích 87.000 ha, phân bố ở độ cao trên 700m so với mặt

nước biển ở các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân Nhóm nàythích hợp cho phát triển cây rừng [61, tr.8]

Đất phù sa bồi tụ, diện tích khoảng 142.371 ha, phân bố chủ yếu ở các

vùng đồng bằng, ven biển Nhóm này thích hợp cho trồng lúa, màu, cây côngnghiệp ngắn ngày [61, tr.9]

Đất bãi bồi đã ổn định, diện tích 12.792 ha (kể cả đất hoang hoá ven

sông, một số vùng bãi bồi ven biển), ngoài ra bãi bồi đang lấn biển (chưa quaiđê) cũng chiếm một diện tích không nhỏ Loại đất này nằm ở Nga Sơn, Hậu Lộc,Hoằng Hoá Tại đây đang có xu hướng lấn ra Hòn Nẹ với tốc độ nhanh Nếuđược quai đê, Thanh Hoá có khả năng mở rộng diện tích sản xuất khá lớn [61,tr.6]

* Về tài nguyên rừng

Từ trước đến nay, rừng và nghề rừng vốn là một thế mạnh của tỉnhThanh Hoá Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 771.902 ha rừng và đất rừng,chiếm 63,7% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên là 322.003

ha, rừng trồng: 83.742 ha Rừng ở Thanh Hóa chủ yếu là rừng lá rộng, có hệthực vật phong phú và đa dạng về họ, loài như: lát, pơ mu, luồng, nứa, vầu…Động vật trong rừng có các loại như: voi, bò tót, nai, hoẵng…cùng các loài bòsát như: trăn, rắn, rùa, tê tê… Nhìn chung rừng giàu và trung bình hiện naycòn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt- Lào, với độ cao trên 700-1200m Các vùng rừng ở độ cao dưới 700m, gần trục đường giao thông vàkhu dân cư thường là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức Đáng chú ý là vùngtre, nứa ở các huyện miền núi thấp là các nguồn nguyên liệu giấy, bao bì, cáttông… cần được khai thác, sử dụng thực sự hiệu quả [61, tr.11]

* Về tài nguyên biển

Thanh Hoá có 102 km bờ biển, chạy dài từ cửa Còn (Nga Sơn) đền

Hà Nẫm (Tĩnh Gia) Vùng lãnh hải của tỉnh cũng khá rộng với diện tích

Trang 32

1,7 vạn km2, chịu ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu nóng và lạnh, tạo thànhnhững bãi cá, bãi tôm có trữ lượng khá lớn so với các tỉnh phía Bắc Dọc

bờ biển có 5 cửa lạch lớn: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, LạchBạng, Lạch Ghép, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ vàtàu thuyền đánh cá ra vào Đồng thời đây còn là bến đậu, là tụ điểm giaolưu kinh tế và đang từng bước trở thành những cụm hoặc những trung tâmnghề cá của Tỉnh [61,tr.12]

Vùng biển Thanh Hóa có nhiều bãi cá, tôm trữ lượng khá lớn, có đầy đủthành phần các loài cá trong Vịnh Bắc Bộ (hơn 120 loài trong đó có 53 loài cá nổi,

69 loài cá đáy, tôm biển12 loài) với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cámú,…) Hiện tại, trữ lượng hải sản đang có xu hướng giảm dần, tổng trữ lượngkhoảng 140- 165 nghìn tấn, khả năng cho khai thác hàng năm khoảng 60 - 70nghìn tấn, trong đó cá nổi chiếm 60%, cá đáy chiếm 40% [61, tr.12]

Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủysản Tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha ở Nga Sơn, HậuLộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương có thể phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sảngắn với chế biến quy mô lớn Hiện đã có trên 8.000 ha nuôi trồng thủy sảnmặn, lợ (tôm sú, tôm he chân trắng, cua, cá, rau câu) Ngoài ra, còn có hơn5.000 ha mặt nước mặn quanh đảo Mê, đảo Nẹ có thể nuôi thủy sản theo hìnhthức lồng bè với các loài hải sản giá trị kinh tế cao (cá song, cá mú, cá hồng

Trang 33

theo hướng tích cực, tính đến thời điểm tháng 12/2014 cơ cấu kinh tế của Tỉnh

đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ: công nghiệp- xây dựng: 54,28%, dịch vụ:27,19%, nông nghiệp: 18,53% [7, tr 37] Bên cạnh đó, trình độ KH& CN khôngngừng được nâng cao, khả năng huy động vốn cho nền kinh tế ngày càng lớn

đã tác động tích cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong Tỉnh Tạo điềukiện để đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất nông nghiệp, tăng sức mua của thị trường,

áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất Đem lại tiền đề rất thuận lợi cho quá trình cơcấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nói chung, quá trình TCCNNNtrên địa bàn nông nghiệp, nông thôn của Thanh Hóa nói riêng

* Dân số và nguồn nhân lực

Dân số Thanh Hóa hiện nay khoảng 3.496 nghìn người, trong đó dân sốnông thôn là 2.982,2 nghìn người (chiếm 85,3% dân số toàn tỉnh) Lực lượng laodộng từ 15 tuổi trở lên là 2.209,5 nghìn người (chiếm 63,2% tổng dân số), trong

đó phân bố ở nông thôn là 1.929,7 nghìn người (chiếm 55,2% tổng dân số; chiếm87,3% tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên) [7] Dân số đông, một mặttạo ra thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn, mặt khác nó cũng cung cấp cho sảnxuất nông nghiệp của Tỉnh lực lượng lao động dồi dào

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng lên Tỷ lệhọc sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm luôn đạt trên 99%; tỷ lệ học sinh

đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt khoảng 35%; giữ vững vị trítrong tốp các địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế Giáo dục chuyênnghiệp, dạy nghề phát triển nhanh, gắn với nhu cầu xã hội Toàn tỉnh hiện có 5trường cao đẳng nghề (3 trường ngoài công lập) và 17 trường trung cấp nghề(4 trường ngoài công lập); hàng năm, các trường đào tạo nghề tuyển sinh khoảng15.000 học sinh cũng là điều kiện rất thuận lợi để Thanh Hóa phát triển nôngnghiệp và thực hiện TCCNNN [61, tr 36,37] Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạotrong nông nghiệp còn quá thấp, đây thực sự là một trở ngại không nhỏ đến qúatrình chuyển dịch cơ cấu cấy trồng, vật nuôi, thực hiện TCCNNN trên địa bàn Tỉnh

* Hệ thống giao thông và thủy lợi

Trang 34

Về hạ tầng giao thông Hệ thống giao thông của Tỉnh rất phát triển Với

một sân bay Thọ Xuân đi vào hoạt động năm 2013; 22.631 km đường bộ; 92

km đường sắt Bắc- Nam, (hiện có 9 ga đang hoạt động, năng lực thông quatrên tuyến đạt 18 đôi tàu/ngày đêm); 693,5 km đường sông; Hệ thống cảng

biển: cảng Nghi Sơn đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các bến số

1, 2, 3, 4, tiếp nhận được tàu trọng tải 30.000 DWT; năng lực xếp dỡ đạt 6triệu tấn/năm Cảng Lễ Môn tiếp nhận tàu tải trọng 1.000 DWT, hiện đanghoạt động với công suất 300.000 tấn/năm Đây là điều kiện rất thuận lợi để

mở rộng giao thương, phát triển nông nghiệp giữa các địa phương trong Tỉnhcũng như với các tỉnh khác trong cả nước [61]

Về hệ thống thủy lợi Hệ thống thủy lợi được đầu tư phát triển đến

nay đã có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó: 610 hồ chứa; 1.023đập dâng; 891 trạm bơm tưới, tiêu các loại Giai đoạn 2011 - 2014, nănglực tưới tăng thêm 17.000 ha và năng lực tiêu tăng thêm 6.200 ha; tổngnăng lực tưới trên địa bàn tỉnh đạt 265.000 ha và tổng năng lực tiêu đạt75.500 ha; hoàn thành cải tạo và nâng cấp 820 km đê biển và các tuyến đêsông Mã, sông Lèn, sông Lạch Trường, sông Yên, sông Bạng, sông Hoạt.Với hệ thống thủy lợi phát triển như vậy đã cơ bản đáp ứng được yêu cầutưới, tiêu của sản xuất nông nghiệp, phòng chống lụt bão nhất là khu vựcđồng bằng ven biển Tuy nhiên, vẫn còn một số diện tích lúa vùng ven biểnhuyện Nga Sơn, Hậu Lộc và khu vực miền núi, việc cấp nước tưới còn khókhăn, đặc biệt là vào mùa khô [61]

* Về yếu tố chính trị, văn hóa xã hội

Cộng đồng dân cư trong tỉnh hiện có 28 dân tộc anh em, gồm: Dântộc Kinh có 2.858,9 nghìn người (chiếm 81,73% dân số), Dân tộc Mường

có 372,2 nghìn người (10,64% dân số), Dân tộc Thái 227,7 nghìn người(6,51% dân số), Dân tộc Mông 15 nghìn người (0,43% dân số), Dân tộcThổ 11,9 nghìn người (0,34% dân số) và 23 dân tộc thiểu số khác cókhoảng trên 11 nghìn người Trên địa bàn Thanh Hóa hiện có 4 tôn giáo

Trang 35

đã được công nhận về tổ chức gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Caođài với số lượng chức sắc, tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 6,4% dân sốtoàn tỉnh [61, tr.14,15]

Như vậy, có thể thấy cộng đồng dân cư đa dạng với các dân tộc, tôn giáo,phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến cách nghĩ, cáchlàm, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa mới còn chưa đồng đềutrong đồng bào các dân tộc, tôn giáo Nhưng nhìn chung trong những năm gầnđây, tình hình chính trị- xã hội trên địa bàn tương đối ổn định; cư dân chungsống đoàn kết, hòa hợp với nhau, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao;chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu, đã tác động tíchcực đến tâm tư, nguyện vọng của nhân dân… tạo ra những điều kiện rất thuậnlợi cho phát triển kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng

2.2 Những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trang 36

trong đó: nông nghiệp tăng 4,3% (trồng trọt tăng 3,2%/năm, chăn nuôi tăng 7,3%/năm), lâm nghiệp tăng 17,9%/năm, thủy sản tăng 5,7%/năm [62].

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản phát triển theo hướngsản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầuthị trường, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng Trong nội bộ ngànhđang có xu hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, giảm trồngtrọt Năm 2010, trồng trọt chiếm 59,9%, đến năm 2015 giảm xuống 52,3%;chăn nuôi 21,9% tăng lên 25,8%; lâm nghiệp 4,3% tăng lên 5,9%; thủy sản13,9% tăng lên 16% [61, tr.4]

Trong nông nghiệp Cơ cấu giá trị trồng trọt giảm từ 70,7% năm 2011

xuống 64,1% năm 2014; chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 32,5%; dịch vụ nôngnghiệp có xu hướng tăng nhẹ, từ 2,7% lên 3,4% (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp

ĐVT: %

trọt Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

Đối với trồng trọt, số liệu từ bảng 2.2 cho thấy: quá trình sản xuất đã

chuyển từ cây trồng có hiệu quả thấp sang các cây trồng có hiệu quả cao hơn.Lúa chiếm tỷ trọng cao nhất và giảm từ 56,4% năm 2010 xuống 50,5% năm

2014, ngô giảm từ 7,9% xuống 7%; các cây trồng có xu hướng tăng như: mía

từ 8,2% lên 10,4%, rau các loại từ 7,8% lên 8,7%, cao su từ 1,3% lên 2%, đậutương từ 0,9% lên 1,2%

Bảng 2.2: cơ cấu giá trị sản xuất một số cây trồng chủ yếu của Tỉnh

Trang 37

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2015), Niêm giám thống kê 2014

Bên cạnh đó, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh hàng hoá tập trungquy mô lớn: vùng lúa thâm canh, vùng nguyên liệu mía, vùng nguyên liệusắn; vùng sản xuất cao su, vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1… theo hướngnâng cao chất lượng, hiệu quả, gắn với thị trường tiêu thụ Cụ thể:

Cây lúa đã hình thành và phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chấtlượng, hiệu quả cao khoảng 59,5 nghìn ha, chiếm 37% diện tích lúa, năng suất65,7 tạ/ha/vụ, tăng 10 tạ/ha so với sản xuất đại trà; vùng sản xuất hạt giốnglúa lai F1 đạt 600-700 ha, sản lượng lúa giống F1 đạt 1,2-1,5 nghìn tấn; vùngsản xuất lúa thuần đạt 2 nghìn ha, sản lượng 10 nghìn tấn; đã xây dựng môhình cánh đồng mẫu lớn trên 9,5 nghìn ha [63, tr.4]

Cây ngô đến năm 2015 diện tích gieo trồng đạt 58 nghìn ha, năng suất45,5 tạ/ha, sản lượng 264 nghìn tấn Vùng chuyên canh ngô khoảng 7.000 ha.Hình thành vùng sản xuất ngô giống F1 theo hình thức cánh đồng mẫu lớn đạt

285 ha [63, tr.4]

Sản xuất rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 53,63

ha, diện tích được chứng nhận VietGAP là 41,5 ha Sản phẩm chủ yếu đượctiêu thụ tại các chợ nội địa chiếm khoảng 60-70% tổng sản lượng rau các loại;bán buôn và bán theo hợp đồng thoả thuận trước giữa người sản xuất và đơn

vị thu mua chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng rau các loại [58, tr.12]…

Đối với chăn nuôi, sản xuất phát triển tương đối ổn định, sản lượng thịt

hơi liên tục tăng; chất lượng đàn gia súc, gia cầm chuyển biến theo hướng tích

Trang 38

cực, tỷ trọng đàn bò lai, bò sữa, đàn lợn nạc tăng so với tổng đàn Chăn nuôitheo mô hình trang trại, gia trại phát triển mạnh ở cả vùng đồng bằng và trung

du miền núi; hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hìnhchăn nuôi nhỏ lẻ ở gia đình Cụ thể đối với các vật nuôi chính như sau:

Đàn bò giảm từ 244,8 nghìn con năm 2010 xuống 216 nghìn con năm

2014 và 235 nghìn con năm 2015; tồng đàn tuy giảm nhưng đã được cải thiện

về chất lượng, tỷ trọng bò lai tăng từ 30,1% lên 60,2%, bò sữa tăng từ 750con lên 5.000 con, sản lượng sữa tăng từ 925 tấn lên 2.198 tấn [62, tr.4]

Đàn lợn tăng từ 874,5 nghìn con năm 2010 lên 888 nghìn con năm 2014

và đạt 1.000 nghìn con năm 2015, tỷ trọng lợn hướng nạc tăng từ 13,2% lên30%; sản lượng thịt hơi tăng từ 130,4 nghìn tấn lên 145 nghìn tấn [63, tr.5]

Đàn gia cầm tăng đều qua các năm, từ 16,7 triệu con năm 2010 lên 17,7triệu con năm 2014 và đạt 19 triệu con năm 2015 Đàn gà chiếm khoảng 60%tổng đàn gia cầm, trong đó: gà lông màu chiếm khoảng 70% [63, tr.5]

Trong lâm nghiệp Nhìn vào bảng 2.3, chúng ta thấy trong cơ cấu

giá trị sản xuất lâm nghiệp tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng giảm từ 30,2%năm 2011 xuống 8,0% năm 2014; khai thác lâm sản và thu nhặt sản phẩm

từ rừng tăng từ 68,5% lên 85,7%; dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệpkhác tăng từ 1,3% lên 6,3%

Bên cạnh đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt bình quân 14,8%/năm.Lĩnh vực lâm nghiệp đã chuyển biến căn bản theo xu hướng xã hội hóa, từkhai thác, lợi dụng rừng tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, khoanhnuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng; phát triển rừng gỗ lớn thay thế rừng gỗ nhỏ,phục tráng rừng luồng thâm canh; tình hình an ninh rừng trên địa bàn toàntỉnh tiếp tục ổn định theo hướng bền vững [58, tr.9]

Trang 39

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành lâm nghiệp

(Đơn vị: %)

sóc rừng

Khai thác lâm sản

Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp

Trong thủy sản Cơ cấu giá trị khai thác ổn định trên 60%, nuôi trồng

giảm từ 37% Năm 2011 xuống 35,6% năm 2014, dịch vụ tăng từ 2,7% lên3,6% Sản xuất thuỷ sản phát triển cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cầnnghề cá; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt bình quân 5,7%/năm (bảng 2.4)

Bảng 2.4: cơ cấu giá trị sản xuất của nội bộ ngành thủy sản

Về nuôi trồng thủy sản đã có sự phát triển đúng hướng, tập trung vào phát

triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao Ví như: nuôi cá rô phi xuất khẩu: Năm

2014, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hoá nuôi thâm canh 15

ha, sản lượng trên 400 tấn; năm 2015 Công ty đã mở rộng diện tích nuôi thâmcanh lên 25 ha và nuôi quảng canh 300 ha trên các hồ, sản lượng 2.000 tấn, lợi

Trang 40

nhuận 90-110 triệu đồng/ha/vụ Đây là đối tượng có tiềm năng phát triển do cóthị trường xuất khẩu và là đối tượng dễ nuôi, ít dịch bệnh [63, tr.7].

Về khai thác thủy sản chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ,

sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại nhằm tăng hiệu quả sản xuất;khai thác biển tăng từ 95,7% năm 2015 lên 96,6% năm 2015, trong đó: Khaithác xa bờ tăng từ 32,2% lên 58,3%, khai thác gần bờ giảm từ 63,5% xuống38,3%; khai thác nội địa giảm từ 4,3% xuống 3,4% [59, tr.10]

Cơ cấu tàu thuyền và năng lực tàu thuyền đã có sự thay đổi tích cực.Tổng tàu cá tuy có giảm từ 8.611 chiếc xuống 7.543 chiếc nhưng tổng công suấtlại tăng lên từ 273.000 mã lựclên 376.000mã lực, công suất bình quân tăng từ 32

mã lực/tàu lên 50 mã lực/tàu Số lượng tàu cá khai thác xa bờ tăng từ 760 tàu lên1.142 tàu, tỷ trọng tương ứng là 8,8% và 15,1% [59, tr.10]

Cơ cấu nghề khai thác được tổ chức lại theo hướng tăng nghề có hiệu quả,giảm nghề kém hiệu quả và gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản; đến năm 2014

cơ cấu nghề lưới rê chiếm 35,4%, nghề lưới kéo chiếm 16,2%, nghề lưới vâychiếm 1,7%, nghề câu và chụp mực chiếm 7,5%, nghề khác (vó mành, te, bẩy,xăm moi, vớt sứa, ) chiếm 37,6%, tàu dịch vụ thu mua chiếm 1,6% [59, tr.11]

Thứ hai, đã và đang hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững

- Về mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ và hình thành chuỗi giá trị

Đối với trồng trọt Đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo hình thức

cánh đồng lớn, tập trung, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ; liên kếtchuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, đóng góp khoảng 15% giá trị sảnxuất trồng trọt [58, tr.12] Cụ thể như:

Nhiều huyện tập trung chỉ đạo, quy hoạch vùng sản xuất, tìm kiếm đốitác, liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm chonông dân theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, điển hình như Yên Định 4.654 ha,Hậu Lộc 2.000 ha, Hoằng Hóa 300 ha,…Bên cạnh đó, đã xuất hiện các mô

Ngày đăng: 01/10/2016, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo cáo về tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011- 2015, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tổng kết 5 năm thực hiệnChương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh ThanhHóa, giai đoạn 2011- 2015
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa
Năm: 2015
2. Ban tư tưởng- văn hoá Trung ương (2007), Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam – WTO những camkết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp
Tác giả: Ban tư tưởng- văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
4. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), "Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 196 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam: Nhữngthách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững
Tác giả: Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung
Năm: 2013
8. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Đổi mới hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hoàn thiện một số chính sách nhằmđẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2002
9. Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa, Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, Nxb Thanh Hóa, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII
Nhà XB: NxbThanh Hóa
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội nghị Trung ương 7 Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXII
14. Nguyễn Điền, Bùi Huy Đáp,(1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam bước vào thếkỷ XX
Tác giả: Nguyễn Điền, Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
18. Phạm Hữu Hùng (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền núi Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong côngnghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền núi Thanh Hóa
Tác giả: Phạm Hữu Hùng
Năm: 2012
19. Vương Đình Huệ (2013), "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản, số 854 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta hiệnnay
Tác giả: Vương Đình Huệ
Năm: 2013
20. Nguyễn Thị Lan Hương (2007), "Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác động của chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2007
23. Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triểnbền vững ở Việt nam
Tác giả: Phạm Thị Khanh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
24. Vũ Ngọc Kỳ (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Báitrong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Vũ Ngọc Kỳ
Năm: 1996
25. Đào Ngọc Lâm (2005) "Cơ cấu ngành kinh tế: mục tiêu, tiến độ và cảnh báo", Tạp chí cộng sản, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu ngành kinh tế: mục tiêu, tiến độ và cảnhbáo
27. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
28. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 26, phần 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
35. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới- Những vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Vũ Văn Phúc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
36. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011- 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hìnhtăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011- 2020
Tác giả: Nguyễn Thị Tố Quyên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w