ĐỀ THI KẾT THÚC, CHỨNG CHỈ CHỮA RĂNG, NỘI NHA
Trang 1ĐỀ THI KẾT THÚC CHỨNG CHỈ CHỮA RĂNG- NỘI NHA
01-12-2014 10:15:16
Lớp CK2 RHM (Khóa 2) năm học 2008 - 2009 (Thời gian làm bài 60 phút)
ĐỀ THI KẾT THÚC CHỨNG CHỈ
CHỮA RĂNG- NỘI NHA
Lớp CK 2 RHM (Khóa 2) năm học 2008 - 2009
(Thời gian làm bài 60 phút)
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất và bôi đen vào ô tương ứng
1 Đầu thế kỷ XX, sâu răng được coi là một bệnh:
A Hoại tử
B Nhiễm trùng
C Xảy ra ở mức độ phân tử
D Được chẩn đoán dựa trên triệu chứng của bệnh nhân
E Cần được điều trị bằng phẫu thuật xâm lấn
2 Định nghĩa: Sâu răng là một bệnh:
A Phối hợp gây ra do sự xáo trộn trong cân bằng sinh lý giữa khoáng chất của răng và dịch trong màng sinh
học
B Mãn tính do nhiều yếu tố căn nguyên và có thể hoàn nguyên
C Xảy ra như một sự tác động giữa lớp màng sinh học và bề mặt răng, tổn thương sâu răng biểu hiện ở giai đoạn cuối của tiến trình
D Không thể ngừng hoặc đảo ngược tiến trình bệnh
E Xảy ra khi mất khoáng hoàn toàn
3 Theo quan niệm mới, Streptococcus Mutans là:
A Vi khuẩn được chú trọng vào nửa đầu thế kỷ trước
B Tác nhân duy nhất gây sâu răng
C Có mối liên quan không tuyệt đối với sâu răng
D ? Tác nhân gây sâu răng khi tỷ lệ trong mảng bám >2%
E Tiêu chuẩn để giải thích sâu răng ở cộng đồng
4 Sự tái khoáng hoá tổn thương sâu răng tương ứng với việc tái kết tủa tại chỗ của:
A Các ion calcium D Các ion Fluor
B Các ion calcium và phosphate E Các ion Alcalin và Fluor
C Các ion alcalins
5 Trong bệnh sâu răng, Streptococcus Mutans giữ vai trò:
A Cung cấp glucan cần thiết cho sự bám dính của màng bám
B Dự đoán cho sự gia tăng sâu răng trong tương lai của trẻ
C Phân huỷ glucose tạo thành acid lactic
D Giải thích sự khác nhau về mức độ bệnh sâu răng đã trải qua
E Cân bằng trong màng sinh học răng
6 Màng sinh học là một hay cộng đồng các trong một khung polymer ngoại bào, khung này bám dính trên một hay một giao diện có khả năng đổi mới:
A Màng - vi khuẩn - bề mặt
B Quần thể - vi khuẩn - bề mặt
C Vi khuẩn - khoáng chất - răng
D Vi khuẩn nội sinh - vi khuẩn – răng
E Màng - quần thể - bề mặt
7 Cấu trúc của màng sinh học:
A Đồng nhất
B Dạng hình phểu
C Phần trên cùng chứa những tế bào sống ít oxy
D Phần dưới sâu chứa có ít tế bào chết
E.? Là nơi dự trữ năng lượng, diễn ra các phản ứng trao đổi ion và chất liệu di truyền.
8 Sự hình thành mảng bám răng ở dạng màng sinh học diễn ra theo ba giai đoạn:
A Bám dính, xâm thực, phát triển.
B Xâm thực, bám dính, phát triển
C Phát triển, xâm thực, bám dính
D Xâm thực, phát triển, bám dính
E Phát triển, bám dính, xâm thực
9 Sự cân bằng sinh lý giữa răng và màng sinh học có thể bị phá vỡ dẫn đến sự mất khoáng bởi:
Trang 2A Thay đổi môi trường miệng D Kinh tế, thu nhập.
B Hành vi, thái độ E Tầng lớp xã hội
C Giáo dục, kiến thức
10 Những yếu tố nào có thể làm thay đổi môi trường miệng:
A Bia rượu D Loại vôi răng
B Hút thuốc lá E Tình trạng kinh tế.
C Trình độ văn hoá
11 Sơ đồ bên: Vòng trong của sơ đồ biểu thị mối liên quan:
A Vi khuẩn - răng
B Chế độ ăn - khả năng đệm
C Yếu tố bệnh căn, lớp lắng vi khuẩn, răng và các thành phần sinh học.
D Nước bọt - vôi răng
E Vi khuẩn - răng - thời gian
12.Vòng ngoài biểu thị ảnh hưởng đến sự hình thành sang thương ở mức độ:
A Cá nhân
B Cộng đồng
C Phá hủy
D Cá nhân và cộng đồng
E Phá hủy của cá nhân
13 Quá trình tái khoáng lệ thuộc:
A Loại carbohydrate
B Thời gian carbohydrate ở trong miệng
C Số lượng carbohydrate
D Tính chất của carbohydrate
E Tất cả đều đúng
14 Đường tự do (đường thực phẩm chính) gồm có:
A Lactose (đường trong sữa) D Xilitol
B Đường trong trái cây và rau E Mannitol
C Sucrose
15 Sâu răng liên hệ chặt chẽ với đường trong chế độ ăn vì nó:
A Là chất nền để tổng hợp glucan
B Làm thay đổi hệ sinh thái trong mảng bám
C Làm tăng độ rỗng của mảng bám
D Sinh ra các sản phẩm acid
E.Tất các đều đúng
16 Yếu tố quyết định gây sâu răng của tinh bột là:
A Đặc tính dính D Sự phối hợp với sữa
B Sự thuỷ phân E Phương pháp chế biến
C Sự phối hợp với đường
17 Theo quan niệm hiện nay, mối liên quan giữa sự tiêu thụ đường và sâu răng cần phải:
A Giảm số lượng đường tiêu thụ
B Giảm số lần ăn đường
C Xem cách phối hợp thức ăn
D Xem cách ăn
E Xem cách ăn lẫn cách phối hợp thức ăn
18 Loại đường nào có gốc cồn:
A Xilitol D Saccharose
B Fructose E Lactose
C Maltose
19 Yếu tố răng miệng tại chỗ nào sau đây có thể làm thay đổi mạnh mẽ hoạt độ sâu răng:
A Vi khuẩn D Chức năng nước bọt
B Mảnh vụn thức ăn E Cao răng
C Ngậm thức ăn
20 Tác dụng làm sạch của nước bọt lệ thuộc vào:
A Tính chất của nước bọt D Hoạt động của cơ
B Lưu lượng nước bọt E Lượng mucin
C pH của nước bọt
21 Khả năng đệm của nước bọt nhờ chất:
A Ion Calcium và ion phosphate
B Ion phosphate và Fluor
C Fluor và ion calcium
D Ion carbonate và acid carbonic
Trang 3E Urea và ammonia
22 Trong nước bọt Lysozyme có tác dụng kháng khuẩn nhờ:
A Ức chế sự phát triển của vi khuẩn
B Giảm sự thành lập của mảng bám
C Giảm sự thuỷ phân của glucose
D Ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn
E Làm vỡ thành tế bào của vi khuẩn
23 Lactoperoxidase có tác dụng làm giảm sự thành lập mảng bám nhờ nó làm giảm sự thuỷ phân glucose:
A.? Đúng
B Sai
24 Sự hấp thu Fluor có thể chậm lại nếu dùng:
A.? Sữa D Ipecae syrup
B Café E Tất cả đều sai
C Magné
25 Loại chất ngọt nào không gây sâu răng:
A Lactose D Fructose
B Trái cây E Maltose
C Xilitol
26 Loại đường nào là thủ phạm gây sâu răng:
A Đường có gốc cồn D Đường trong sữa
B Đường tự do E Đường trong trái cây
C Đường liên kết
27 Khi ăn các thực phẩm chứa carbohydrate, pH trong mảng bám giảm sau:
A.? 20 phút D 2 giờ
B 30 phút E 4 phút
C 45 phút
28 Theo Mount và Hume, tổn thương sâu răng ở hố rãnh lan rộng làm yếu cấu trúc của răng thuộc vị trí và giai đoạn (kích thước) nào:
A 1-2 B 2-3 C 1-3 D 2-2 E 3-4
29 Phân loại tổn thương sâu răng theo Mount và Hume dựa vào:
A Vị trí và giai đoạn tổn thương D Hình dạng tổn thương
B Vị trí tổn thương E Sự mất chất của tổn thương
C Giai đoạn (kích thước) tổn thương
30 Tổn thương sâu răng giai đoạn 1 tương ứng với:
A Sâu men D Sâu cement
B Sâu ngà nông E Tất cả đều sai
C Sâu ngà sâu
31 Bệnh nhân thuộc diện nguy cơ sâu răng cao khi:
A Có hai tổn thương sâu răng càng ngày càng to
B Có nhiều miếng trám
C Có lỗ sâu nhưng không tiến triển
D Khả năng bảo vệ của nước bọt yếu
E Nhiều mảng bám răng và hơn hai tổn thương trong 2 năm trước khi khám
32 Sang thương sâu răng sớm:
A.? Mất khoáng nhẹ bên dưới bề mặt men răng
B Bề mặt men răng gồ ghề, dạng phấn
C Men răng đổi màu nhẹ sang vàng
D Lớp men bị sụp tạo lỗ sâu
E Tất cả đều đúng
33 Vai trò tái khoáng hoá của nước bọt có giá trị ở giai đoạn nào của sâu răng:
A Xuất hiện đốm trắng đục D Xâm nhập qua bề mặt men
B Mất chất cơ bản nâng đỡ E Men răng đổi màu nhẹ sang vàng
C Mất khoáng nhẹ bên dưới bề mặt
34 Sang thương "chỉ ở men" của răng sữa sẽ tiến triển vào ngà sau:
A.2 năm B.1 năm C.3 năm D.4 năm E.Vài tháng
35 Để chẩn đoán sang thương sâu răng sớm ở mặt bên dùng phương tiện nào tốt nhất:
A Phim cắn cánh D Thun tách kẻ
B Thám trâm số 17 E Khám lâm sàng
C Tia X kỹ thuật số
36 Trong chẩn đoán sâu răng, laser huỳnh quang dựa trên nguyên lý:
A Lượng nước ở sang thương sâu nhiều hơn so với men răng lành mạnh
Trang 4B Mô răng bị sâu giàu chất hữu cơ hơn mô lành
C Men răng bị mất khoáng có độ dẫn điện tăng
D Lượng nước ở sang thương sâu ít hơn so với men răng lành
E Mô răng lành giàu chất hữu cơ hơn mô răng bị sâu
37 Phương pháp "nhuộm màu" cho chẩn đoán tin cậy đối với sâu men:
A Đúng B Sai
38 Chẩn đoán sâu răng theo phân loại sang thương SISTA của Mount và Hume 2,3 là:
A Hố rãnh - Trung bình D.? Mặt bên - Lớn
B Hố rãnh - Lớn E Cổ răng - Lớn
C Mặt bên - Trung bình
39 Tiêu chuẩn 3 (Điểm số 3) đánh giá bắng quan sát lâm sàng trong chẩn đoán sâu răng của Cortes là:
A Men răng đổi màu, lộ ngà răng
B Mất liên tục trên một vùng men răng đục và ngà bên dưới có màu xám
C Men răng đổi màu thấy rõ mà không cần làm khô bề mặt
D Men răng đục sau khi làm khô bề mặt
E Men răng không thay đổi sau khi thổi khô
40 Để quyết định điều trị, việc chẩn đoán sâu răng nào được coi là quan trọng:
A Đánh giá mức độ của sang thương
B Đánh giá yếu tố nguy cơ
C Đánh giá hoạt động của sang thương
D Đánh giá vị trí của sang thương
E Đánh giá phản ứng của tuỷ
41 Đánh giá nguy cơ sâu răng, yếu tố nguy cơ của ký chủ là:
A Vi khuẩn D Chỉ số SMT
B Nước bọt E Vệ sinh răng miệng
C Chế độ ăn
42 Nguy cơ sâu răng khi lưu lưọng nước bọt là:
A 1ml/phút D 0,7ml/phút
B 2ml/phút E 0,1ml/phút
C 0,5ml/phút
43 Xét nghiệm vi khuẩn S Mutans và Lactobacillus, kết quả chỉ thị:
A Số lượng vi khuẩn trong nước bọt
B Mức độ đóng khúm của vi khuẩn trên răng
C Số lượng vi khuẩn trên mảng bám
D Khả năng sinh acid của vi khuẩn
E Tất ca đều đúng
44 Để kết xét nghiệm vi khuẩn S mutans và Lactobacillus được chính xác, nếu dùng nước súc miệng kháng khuẩn, phải chờ một thời gian bao lâu:
A 12 giờ D 1 tuần
B 2 tuần E 24 giờ
C Vài giờ
45 Kết quả xét nghiệm S Mutans và Lactobacillus bình thường khi:
A SM>100.000 CFU và Lacto < 10.000 CFU
B SM<10.000 CFU và Lacto < 100.000 CFU
C SM<100.000 CFU và Lacto < 10.000 CFU
D SM<100.000 CFU và Lacto > 10.000 CFU
E SM>10.000 CFU và Lacto < 100.000 CFU
46 Đánh giá bệnh nhân có nguy cơ sâu răng trung bình khi:
A.? Có sang thương mới không có lỗ và có chế độ ăn đường
B Có sang thương mới không có lỗ và có chế độ ăn ít đường
C Có sang thương mới có lỗ và có chế độ ăn đường
D Có sang thương mới không có lỗ và có chế độ ăn ít đường
E Có sang thương mới không có lỗ và không có chế độ ăn đường
47 Đời sống gia đình nghề nghiệp không ổn định ảnh hưởng đến nguy cơ sâu răng cao:
A Đúng B Sai
48 Trong thế kỷ XX, để điều trị sâu răng phương pháp nào hiệu quả nhất:
A Trám răng D Bôi Verni
B Trám bít hố rãnh E Nhổ răng
C Bôi Flour
49 Theo quan niệm mới, trong lần khám đầu tiên, bệnh nhân có sang thương sâu răng cần trì hoản việc tạo xoang càng lâu càng tốt
A Đúng B.sai
Trang 550 Trong thế kỷ XXI, việc tạo xoang chỉ thực hiện sau khi:
A Đưa bệnh nhân về tình trạng nguy cơ thấp
B Ốn định hoạt động sâu răng
C Phục hồi các di chứng
D Ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng
E Xác định các vị trí nguy cơ cao
51 Trong mô hình điều trị nội khoa phòng bệnh, giai đoạn nào quan trọng nhất:
A Nâng đỡ D Phục hồi
B Phòng bệnh E Chăm sóc dự phòng ại nhà
C.? Chẩn đoán
52 Giai đoạn phòng bệnh là giai đoạn:
A Duy trì D Đưa bệnh nhân về mối nguy cơ thấp
B Đánh giá nguy cơ sâu răng E Ngăn ngừa tái phát
C Đối phó với căn bệnh bằng biện pháp phục hồi
53 Xoang trung bình (tới 1/3 giữa ngà, còn múi răng) việc điều trị thích hợp là:
A Bôi vẹc ni Fluor
B Mở xoang tối thiểu
C.? Trám hoặc phục hồi dán trực tiếp
D Trám hoặc phục hồi dán gián tiếp
E Phục hồi gián tiếp
54 Sâu răng ở vị trí 2, có bao nhiêu kỹ thuật tạo xoang
a 1 b 2 c 3 d 4 e 5
55 Bệnh nhân có sâu răng đang hoạt động, không có lỗ sâu, nhưng có tổn thương mất khoáng, cần điều trị:
a Nội khoa dự phòng rồi điều trị phẫu thuật phục hồi
b Nội khoa dự phòng, vệ sinh phòng bệnh và theo dõi
c Không điều trị, chỉ hướng dẫn chăm sóc dự phòng tại nhà
d Phẫu thuật phục hồi và biện pháp phòng bệnh
e Trám dự phòng
56 Bệnh nhân đến khám lần đầu, với mô hình điều trị nội khoa dự phòng cần phải:
a Trám ngay tất cả tổn thương
b Điều trị tái khoáng hóa các tổn thương men chưa tạo lỗ
c Chẩn đoán tạm và đánh giá nguy cơ sâu răng
d Chỉ tổn thương tạo lỗ được trám ngay
e Sửa chữa các miếng trám cũ bị khiếm khuyết
57 Vật liệu trám tiêu chuẩn của mô hình điều trị nôi khoa dự phòng là:
a Không dán dính, không nhìn thấy
b Dán dính, không nhìn thấy
c Dán dính, trơ
d Không dán dính, có tính chất sinh học
e Không dán dính, không thẩm mỹ
58 Phòng ngừa sự xuất hiện các tổn thương mới bằng cách:
A Thay đổi thói quen sinh hoạt
B Đặt Flour
C Trám tất cả các rãnh mặt nhai
D Súc miệng bằng dung dịch Clorhexydine
E Tất cả đều đúng
59 Ở giai đoạn nâng đỡ, khám kiểm tra định kỳ 1 – 4 lần/1 năm thường người ta dựa vào:
A Nguy cơ sâu răng D Sâu răng đang hoạt động
B Tuổi E Nguy cơ sâu răng và tuổi
C Có nhiều miếng trám
60 Theo quan niệm mới về sâu răng, việc phục hồi các tổn thương sâu răng có tạo lỗ là kết thúc quá trình điều trị:
A Đúng B Sai
61 Để điều trị nội khoa trong sâu răng, cần phải:
A Khám lâm sàng
B Tiếp xúc và trao đổi với bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân sâu răng
C Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng
D Sử dụng dung dịch clorhexidine để tiêu diệt vi khuẩn trong miệng
E Tất cả đều sai
62 Theo quan niệm mới, kỹ thuật tạo xoang ở vị trí 2 gần cổ răng, tổn thương nhỏ:
A Tạo xoang hình hộp
B Tạo xoang theo “đường hầm”
C Tạo xoang đơn mở từ mặt ngoài hoặc mặt trong
Trang 6D Tạo xoang kép
E Tất cả đều đúng
63 Phương tiện tạo xoang nào không xâm phạm răng kế cận khi tạo xoang ở vị trí 2:
A Mũi khoan đường kính <1mm D Mài mòn bằng siêu âm
B Hóa học hòa tan E Tất cả đều đúng
C Mài mòn bằng hơi
64 Theo kỹ thuật điều trị sâu răng hiện đại, hình dạng lỗ trám (xoang) do tổn thương sâu răng quy định:
A Đúng B Sai
65 Theo quan niệm mới về sâu răng, điều trị sâu răng có thể dựa vào:
A Vật liệu có tính bám dính cao và thẩm mỹ
B Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh
C Phẫu thuật can thiệp xâm lấn
D Mức độ tổn thương sâu răng
E Hoạt động của sâu răng
66 Điều trị nội khoa của sâu răng dựa trên:
A Chẩn đoán về hoạt động của sâu răng D Mức độ tổn thương của sâu răng
B Số lượng tổn thương của sâu răng E Xét nghiệm cận lâm sàng
C Vị trí tổn thương của sâu răng
67 Điều trị nội khoa sâu răng nhằm:
A Phục hồi lại hình thể giải phẫu răng
B Phục hồi lại thẩm mỹ cho răng
C Bảo vệ sự toàn vẹn của răng
E Ức chế hoạt động sâu răng sau khi có tổn thương
68 Trong kế hoạch điều trị nội khoa dự phòng, giai đoạn nào là quan trọng nhất:
A Chẩn đoán D Phục hồi tổn thương
B Phòng bệnh E Duy trì
C Nâng đỡ
69 Lượng men răng bị mất khoáng tùy thuộc vào:
a Lượng vi khuẩn ở mảng bám
b Thời gian thức ăn, mảng bám tồn tại trong miệng
c Chất lượng nước bọt sinh ra
d Số lượng nước bọt sinh ra
e Tất cả đều đúng
70 Chiến lược nào sau đây KHÔNG làm thay đổi tốc độ tấn công của sâu răng:
a Vệ sinh răng miệng d Trám bít hố rãnh
b Fluor e Chế độ ăn uống
c Calcium
71 Vệ sinh răng miệng (chải răng) có thể lấy sach mảng bám ở tất cả mọi nơi của răng
a Đúng b Sai
72 Thức ăn được giữ lại trong miệng càng lâu thì:
a Lượng mất khoáng càng lớn
b Thời gian tạo ra acid càng nhanh
c Lượng vi khuẩn càng nhiều
d Nước bọt sinh ra càng nhiều
e Tất cả đều đúng
73 Mảng bám được tạo thành sau 24 giờ, cần bao nhiêu thời gian để nước bọt sửa chữa các tổn thương:
a 4 giờ d 10 phút
b > 4 giờ e > 10 phút
c >10 giờ
74 Cần bao nhiêu thời gian để nước bọt trung hòa câc mảng bám mới thành lập:
a 10 phút d > 15 phút
b >20 phút e 30 phút c 5 phút
75 “Tái khoáng hóa liệu pháp” được chỉ định khi:
a Có tổn thương mất koáng
b Có tổn thương sâu men
c Đã kiểm soát chặt chẽ nguy cơ sâu răng
d Nghi ngờ tổn thương sâu thứ phát
e Nghi ngờ có tổn thương sâu răng
76 Đối với bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao, lời khuyên nào quan trọng nhất:
a Vệ sinh răng miệng d Sử dụng Fluor
b Chế độ ăn e Tất cả lời khuyên trên
c Trám bít hố rãnh
Trang 777 Điều trị sâu răng bằng tái khoáng hóa, có thể sử dụng biện pháp nào:
a Fluor tại chỗ
b Súc miệng với dung dịch chlorhexidine
c Nhai kẹo xylitol
d Sử dụng ozone
e Tất cả các biện pháp
78 Trong vai trò bảo vệ, lượng nước bọt có vai trò:
a Tăng lượng vi khuẩn
b Tăng khả năng đệm
c Tăng thời gian thưc ăn lưu lại trong miệng
d Tăng các ion calci, phosphte
e Tăng các kháng thể
79 Nguyên tắc tỷ lệ vàng biểu hiện sự cân đối đẹp của con người là:
a 1 / 1.618 d 1 / 1.186
b 1 / 1.816 e 1 / 1.168
c 1 / 1.861
80 Khoảng hở giữa 2 răng cửa được chỉ định lấp kín bằng composite khi có độ hở:
a 4 mm d < 3 mm
b > 4 mm e 5 mm
c > 3 mm
81 Trong kỹ thuật trám răng không sang chấn, loại GIC nào thường được dùng:
a Fuji IX GP, ChemFlex d Fuji III, Vitremer tri-cure
b Fuji IX, Fuji VIII e Fuji IX, Fuji VII
c Fuji II LC, Fuji IX GP FAST
82 Fuji III dùng để:
a Trám thẩm mỹ, chịu lực d Trám dự phòng
b Trám cổ răng e Trám răng không sang chấn
c Trám lót
83 G-COAT PLUS là vật liệu dùng để
a Trám thẩm mỹ, chịu lực d Trám dự phòng
b Trám cổ răng e Phủ bề mặt miếng trám
c Trám lót
84 Phải sử dụng acid etch trước khi trám GIC để giảm vi kẻ
a Đúng b Sai
85 Sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước xuống, đầu tiên phải:
A Lấy tủy D Sửa soạn 1/3 chóp
B Sửa soạn 1/3 giữa E Sửa soạn 1/3 cổ
C Đo chiều dài
86 Sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước lùi là:
A Đầu tiên sửa soạn ở 1/3 cổ
B Sửa soạn theo một chiều dài duy nhất cho tất cả các cây trâm
C Sửa soạn theo chiều dài ngắn dần 1mm kể từ cây trâm 30 trở lên
D.Sửa soạn theo chiều dài tăng dần 1mm kể từ cây trâm 30 trở xuống
E Đầu tiên sửa soạn ở 1/3 giữa
87 Sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước lùi không khắc phục được nhược điểm nào sau :
A Tạo nấc D Làm lỗ chóp mở rộng
B Thông thương ống tủy E Chiều dài làm việc bị ngắn dần
C Đưa chất cặn bã qua chóp
88 Để sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước xuống, có mấy loại trâm:
A 2 B 4 C 6 D 3 E 5
89 Sửa soạn ống tủy bằng Profil, cây nào được dùng để sửa soạn ở 1/3 cổ:
A Cây O.S được nhận biết nhờ 3 vạch trên cán
B Cây O.S được nhận biết nhờ 2 vạch trên cán
C Cây 06 được nhận biết nhờ 3 vạch trên cán
D Cây 06 được nhận biết nhờ 2 vạch trên cán
E Tất cả đều sai
90 Sửa soạn ống tủy rộng bằng Profil thường sử dụng 6 cây theo thứ tự sau:
A 2 vạch xanh, 2 vạch đỏ, 1 vạch xanh, 1 vạch đỏ, 2 vạch vàng, 1 vạch vàng
B 3x, 3đ, 2x, 2đ, 1x, 1đ
C 3 x, 2x, 1x, 3đ, 2đ, 1đ
D 3đ, 3v, 2đ, 2v, 1đ, 1v
E 3v, 2đ, 1x, 2v, 1đ, 1v
Trang 891 Sửa soạn ống tủy bằng Profil, việc xác định chiều dài ống tủy được thực hiện khi sử dụng xong cây:
A 04/25 B 04/20 C 06/20 D 06/25 E O.S 2
92 Sửa soạn ống tủy bằng Protaper, cây nào sau đây dùng để sửa soạn 1/3 cổ:
A Sx B S1 C F1 D F2 E F3
93 Sửa soạn ống tủy bằng Protaper Đo chiều dài làm việc sau khi sử dụng cây:
A S1 B S2 C F1 D F2 E F3
94 Để làm sạch ống tủy, tốt nhất hiện nay ta dùng:
A Dung dịch H2 O2 10 thể tích
B Dung dịch NaOCl 2,5% + Metronidazol
C Dung dịch NaOCl 9‰ + Kháng sinh
D Dung dịch NaOCl 2,5% + EDTA
E Dung dịch H2 O2 10 thể tích + Dung dịch NaOCl 2,5%
95 Hóa chất được sử dụng để băng thuốc tốt nhất hiện nay là:
a Ca(OH)2 d Tricresol Formaline
b Osomol e Kháng sinh + Corticoide
c CMC
96 Gutta percha tan hòan tòan trong:
a Cồn 96 độ d Eugénol
b Chloroform e Acrylic
c Eucalyptol
97 Trám bít ống tủy bằng lentulo và cement là phương pháp trám:
a Bít kín ống tủy theo 3 chiều d Luôn luôn bị gãy dụng cụ
b Bít được các ống tủy phụ e Không kín theo 3 chiều
c Không cần tuân thủ kỹ thuật
98 Trám bít ống tủy với kỹ thuật lèn ngang, côn gutta chính đưa vào:
a Hết chiều dài làm việc
b Ngắn hơn chiều dài làm việc 1mm
c Ngắn hơn chiều dài làm việc 1,5mm
d Ngắn hơn chiều dài làm việc 2mm
e Qua khỏi điểm thắt 0,5mm
99 Trám bít ống tủy với kỹ thuật lèn dọc, đầu tiên sử dụng cây nào?
a Cây lèn ở 1/3 chóp d Cây truyền nhiệt
b Cây lèn ở 1/3 cổ e Cây trâm thông suốt
c Cây lèn ở 1/3 giữa
100 Trám bít ống tủy tốt nhất nên:
a Trám quá chóp 1mm d Cách điểm thắt chóp 1mm
b Trám ngang chóp chân răng e Cách điểm thắt chóp 0,5mm
c Trám ngang điểm thắt chóp
Trang 9ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA RĂNG HÀM MẶT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI KẾT THÚC CHỨNG CHỈ
CHỮA RĂNG- NỘI NHA
Lớp CK 2 RHM năm học 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 60 phút)
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất và bôi đen vào ô tương ứng
1 Về mặt tương hợp sinh học, vật liệu nha khoa cần đạt được yêu cầu nào sau đây:
A Có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với mọi người
B Có độ dãn nở thứ phát
C Không có các yếu tố dễ gây phản ứng dị ứng
D Không bị mài mòn trong môi trường miệng
E Dính vào thành răng
2 Theo nghĩa rộng, có thể định nghĩa: “Vật liệu sinh học là một ……được sử dụng để điều trị, bổ sung, hoặc thay thế một phần mô, cơ quan, hoặc chức năng nào đó của cơ thể”
A Loại thuốc D Loại mô
B Chất E Tất cả đều sai
C Sản phẩm
3 Thử nghiệm đánh giá tính tương hợp sinh học cấp 1 nhằm đánh giá độc tính của vật liệu đối với:
A Tế bào D Da
B Gen E Toàn thân
C Đường hô hấp
4 LD 50 là một thử nghiệm đánh giá độc tính:
A Tế bào D Da
B Gen E Toàn thân
C Đường hô hấp
5 Thử nghiệm đánh giá tính tương hợp sinh học cấp 2 nhằm đánh giá độc tính của vật liệu đối với:
A Toàn thân, tế bào, da D Da, gen, tế bào
B Gen, hô hấp, tế bào E Gen, toàn thân, hô hấp
C Đường hô hấp, toàn thân, da
6 Để đánh giá phản ứng da, người ta dùng chuột bạch đã cạo lông và đặt vật liệu trong da ở vùng:
A Mông D Vai
B Cổ E Bụng
C Lưng
7 Định nghĩa: Theo quan niệm mới sâu răng là một bệnh:
A Phức hợp gây ra do sự xáo trộn trong cân bằng sinh lý giữa khoáng chất của răng và dịch trong màng sinh học
B Mãn tính do nhiều yếu tố căn nguyên và có thể hoàn nguyên
C Xảy ra như một sự tác động giữa lớp màng sinh học và bề mặt răng, tổn thương sâu răng biểu hiện ở giai
Trang 10đoạn cuối của tiến trình
D Không thể ngừng hoặc đảo ngược tiến trình bệnh
E Xảy ra khi mất khoáng hoàn toàn
8 Sự tái khoáng hoá tổn thương sâu răng tương ứng với việc tái kết tủa tại chỗ của:
A Các ion calcium
B Các ion calcium và phosphate
C Các ion alcalins
D Các ion Fluor
E Các ion Alcalin và Fluor
9 Màng sinh học là một hay cộng đồng các trong một khung polymer ngoại bào, khung này bám dính trên một hay một giao diện có khả năng đổi mới:
A Màng - vi khuẩn - bề mặt
B Quần thể - vi khuẩn - bề mặt
C Vi khuẩn - khoáng chất - răng
D Vi khuẩn nội sinh - vi khuẩn - răng
E Màng - quần thể - bề mặt
10 Sự cân bằng sinh lý giữa răng và màng sinh học có thể bị phá vỡ dẫn đến sự mất khoáng bởi:
A Thay đổi môi trường miệng
B Hành vi, thái độ
C Giáo dục, kiến thức
D Kinh tế, thu nhập
E Tầng lớp xã hội
11 Hình vẽ
Vòng trong của sơ đồ biểu thị mối liên quan:
A Vi khuẩn - răng
B Chế độ ăn - khả năng đệm
C Yếu tố bệnh căn, lớp lắng vi khuẩn, răng và các thành phần sinh học
D Nước bọt - vôi răng
E Vi khuẩn - răng - thời gian
12.Vòng ngoài biểu thị ảnh hưởng đến sự hình thành sang thương ở mức độ:
A Cá nhân D Cá nhân và cộng đồng
B Cộng đồng E Phá hủy của cá nhân
C Phá hủy
13 Tác dụng làm sạch của nước bọt lệ thuộc vào:
A Tính chất của nước bọt D Hoạt động của cơ
B Lưu lượng nước bọt E Lượng mucin
C pH của nước bọt
14 Khả năng đệm của nước bọt nhờ :
A Ion Calcium và ion phosphate
B Ion phosphate và Fluor
C Fluor và ion calcium
D Ion carbonate và ion phosphate
E Urea và ammonia
15 Phân loại tổn thương sâu răng của Mount và Hume, vị trí 3 tương ứng với phân loại nào của Black:
A Loại I B Loại II C Loại III D Loại IV E Loại V
16 Tổn thương sâu răng giai đoạn 1 tương ứng với:
A Sâu men D Sâu cement
B Sâu ngà nông E Tất cả đều sai
C Sâu ngà sâu