Tỷ số giới tính khi sinhTỷ số giới tính khi sinh còn gọi là tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh phản ánh sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong một thời kỳ thường là một năm
Trang 1Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh (còn gọi là tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh ) phản ánh
sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong một thời kỳ (thường là một năm lịch) Chỉ số này được coi là bình thường trong khoảng 103-107 nam/100 nữ và ổn định theo thời gian và không gian Bất kỳ sự thay đổi của tỷ số này chệch khỏi mức dao động bình thường đều phản ánh sự can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên, đe doạ sự mất ổn định dân
số Và Tỷ số giới tính khi sinh được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới
Khái niệm: Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là số bé trai tính bình quân trên
100 bé gái mới được sinh ra trong kỳ, thường là một năm lịch
Công thức tính:
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh = (Tổng số bé trai mới sinh trong kỳ) x 100 (Tổng số số bé gái mới sinh trong kỳ)
Tỷ số giới tính khi sinh hiện tại ở Việt Nam
Bảng 1: Ước lượng tỷ số giới tính theo nguồn số liệu
Bản chất số liệu TSGTKS Giai đoạn Số ca
sinh sống
Nguồn số liệu
Tổng điều tra dân số
2009: số sinh trong
12 tháng trước khi
điều tra
110,6 4/2008-3/2009 247.603 Mẫu Tổng
điều tra dân số 2009
Số sinh tại các cơ sở
y tế
Điều tra hằng năm:
số sinh trong năm
trước
112 4/2007-3/2008 23.475 Điều tra biến
động dân số 2008 Tổng điều tra dân số
2009: trẻ em dưới 12
tháng tuổi
112,6 4/2008-3/2009 262.272 Mẫu Tổng
điều tra dân số 2009
Trang 2Ước lượng TSGTKS 111 2007 Nhiều nguồn
khác nhau
UNFPA (2009)
Số liệu mẫu của Tổng điều tra dân số cho phép ước lượng trực tiếp TSGTKS dựa trên số ca sinh trong thời gian 12 tháng trước thời điểm điều tra 1/4/2009 Dựa trên tổng số sinh 247.603 do các bà mẹ báo cáo trong mẫu TĐTDS, TSGTKS của Việt Nam là 110,6 tính cho giai đoạn 1 năm từ 4/2008 đến 3/2009 Khi xem xét khoảng biến thiên của TSGTKS theo cỡ mẫu cho thấy TSGTKS thực tế dao động trong khoảng từ 109,7 đến 111,5
Như trình bày trong Bảng 1, TSGTKS này tương tự những ước lượng trước đây được rút ra từ các nguồn số liệu khác Đặc biệt, TSGTKS gần như tương đương với mức 110,8 rút ra từ số liệu của Bộ Y tế dựa trên số sinh tại các cơ sở y tế trên cả nước năm 2008 Ước lượng này dựa trên cỡ mẫu lớn hơn, nhưng chỉ hạn chế ở số
ca sinh tại các cơ sở y tế, vì vậy kết quả có thể bị sai số do báo cáo thiếu hoặc sai
số chọn mẫu Mức 110,6 cũng gần với mức 111 ước lượng cho năm 2007 đã công
bố trong một nghiên cứu trước đây (UNFPA 2009) Ước lượng dựa trên số liệu điều tra Biến động dân số hàng năm cũng cho giá trị tương tự, mặc dù số sinh được báo cáo nhỏ hơn nhiều So với hai nguồn số liệu trên, số liệu mẫu của Tổng điều tra dân số cung cấp ước lượng mang tính đại diện hơn
Rõ ràng, theo Bảng , mức TSGTKS hiện nay của Việt Nam là 110,6 cao hơn đáng
kể so với mức chuẩn sinh học bình thường là 105 Khoảng cách giữa giá trị tính toán được và mức chuẩn sinh học là 5,6 trẻ em trai cho 100 trẻ em gái, tương
đương với 2,6% tổng số sinh hay 5,3% tổng số trẻ em trai Điều này hàm ý rằng một sự thay đổi nhỏ của số trẻ em trai sinh ra cũng làm thay đổi đáng kể TSGTKS Với mức TSGTKS như hiện nay, cơ cấu giới tính của dân số Việt Nam vẫn chưa bị mất cân bằng như ở các quốc gia Châu Á khác Tuy vậy, nếu TSGTKS này giữ nguyên hoặc tiếp tục tăng sau năm 2010, cơ cấu giới tính của dân số sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt Đoàn hệ của những bé trai được sinh ra sau năm 2005 và bước vào tuổi lập gia đình vào năm 2030 sẽ dư thừa so với số phụ nữ cùng lứa tuổi Đến năm
Trang 32035, mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ chiếm 10% tổng số nam giới và thậm chí còn cao hơn nếu TSGTKS không trở lại mức bình thường trong vòng 20 năm tới
So sánh TSGTKS của Việt Nam với các quốc gia và khu vực khác cho thấy các quốc gia châu Á có TSGTKS cao hơn đáng kể so với Việt Nam, cao nhất là Trung Quốc với TSGTKS ở mức 121 cho năm 2008 theo Tổng cục Thống kê Trung
Quốc Kết quả mẫu điều tra 1% dân số năm 2005 của Trung Quốc đã chỉ ra một số tỉnh có TSGTKS trên mức 130 Việt Nam có TSGTKS tương đương với tỷ số ước lượng gần nhất của Ấn Độ dựa trên mẫu điều tra dân cư
Nguyên nhân
- Phong tục tập quán, tâm lý xã hội truyền thống, tư tưởng nho giáo phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, do tính chất công việc phải đòi hỏi lao động cơ bắp của con trai, trụ cột về lao động đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Do chế độ an sinh chưa đảm bảo, hiện nay có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn không có lương hưu bảo hiểm tuổi già, họ cần con trai để phụng dưỡng chăm sóc Trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai vì họ sẽ cảm thấy lo lắng và không
an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai Do chính sách đối với nữ giới chưa thoả đáng, bình đẳng giới có mặt chưa được quan tâm đầy đủ
- Ảnh hưởng từ việc giảm sinh và tác động của các yếu tố kinh tế, phúc lợi xã hội
Áp lực giảm sinh với khuyến cáo mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đến 2 con cũng là nguyên nhân gián tiếp tác động đến thực trạng này Ðể sinh ít con mà vẫn đảm bảo
có con trai như mong muốn, các cặp vợ chồng không thể áp dụng "quy luật dừng",
mà sinh đến khi nào có con trai mới thôi, nên họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh nhằm đáp ứng được cả hai mục tiêu nói trên
- Sự phát triển của các dịch vụ y tế hiện đại, các điều kiện chẩn đoán giới tính trước sinh và phá thai chọn lọc giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như
Trang 4chế độ ăn uống; ngày phóng noãn, trong thụ thai chọn thời điểm phóng noãn; chọn phương pháp thụ tinh; siêu âm bắt mạch; chọc hút dịch ối, nạo phá thai
Hệ lụy sâu sắc:
- Việc lựa chọn giới tính trước sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc.Việc gia tăng TSGTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, mua bán phụ nữ sẽ gia tăng, Vì thế TSGTKS được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới
- Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ, và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời Sẽ diễn ra tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân Ðiều này sẽ tác động ngược lại truyền thống gia đình phụ hệ (theo họ cha) trong tương lai Một tỷ lệ lớn nam giới độc thân sẽ
không thể duy trì gia đình phụ hệ như trước đây Nếu không có can thiệp hiệu quả
để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì sau 20 năm nữa Việt Nam sẽ có 4,3 triệu thanh niên ít có cơ hội lấy được vợ trong nước Dù làm tốt can thiệp để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì con số đó cũng còn tới 2,3 triệu
Giải pháp:
Ðể làm giảm tình trạng mất cân bằng TSGTKS, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp từ truyền thông chuyển đổi hành vi trong đó có việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân thấy hết được nguy cơ của việc mất cân bằng TSGTKS để mọi người tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn trước sinh mới thật sự mang lại hiệu quả bền vững; các giải pháp về kinh tế
Trang 5như chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, bảo đảm an sinh xã hội, đến việc xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật